MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, January 18, 2012

Interdependency Theory China, India and the west Thuyết phụ thuộc hổ tương - Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây


Interdependency Theory

China, India and the west

Thuyết phụ thuộc hổ tương - Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây

Simon Tay, Foreign Affairs

Simon Tay, Foreign Affairs

In the aftermath of the global financial crisis, the economies of North America and Europe remain fragile while those of Asia continue to grow. This is especially true in the cases of China and India, which both boast near double-digit rates of growth and have therefore inspired confidence around the region. But too many commentators discuss China and India with breathless admiration -- extrapolating, for example, that growth will continue at a breakneck pace for decades. In doing so, they treat emerging economies as if they were already world powers, echoing the hubris that preceded the Asian currency crisis of 1997-98.

Trong hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Bắc Mỹ và châu Âu vẫn còn mong manh trong khi những nền kinh tế của châu Á tiếp tục phát triển. Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ, cả hai cùng huênh hoang đạt phát triển gần mức hai con số khiến đã tạo cảm hứng tin tưởng khắp trong khu vực. Nhưng có vô số những nhà bình luận thảo luận với lời lẽ ngưỡng mộ không ngớt Trung Quốc và Ấn Độ – suy diễn rằng, ví dụ, sự phát triển sẽ tiếp tục tăng với nhịp độ rất nhanh trong nhiều thập kỷ nữa. Trong lúc hành xử như thế, họ xem những nền kinh tế đang nổi lên nầy như thể chúng đã là những cường quốc thế giới rồi vậy, khiến làm vang vọng cái âm hưởng xấc xược ngạo mạn vào thời trước khi cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á xảy ra năm 1997-98.

Pranab Bardhan's Awakening Giants, Feet of Clay: Assessing the Economic Rise of China and India is a welcome corrective to that view. It succinctly summarizes the challenges facing China and India, including environmental degradation, unfavorable demographics, poor infrastructure, and social inequality -- threats that the leaders of China and India understand. Even as others have lavished praise on China, and Chinese citizens have grown stridently nationalistic, Chinese President Hu Jintao and others in the current leadership have been cautionary. As Chinese Premier Wen Jiabao said in 2007, the country's development is "unsteady, unbalanced, uncoordinated, and unsustainable." In India, meanwhile, although the government has orchestrated campaigns to highlight the country's growth and reform, its plans to develop roads and other infrastructure are a prominent and expensive recognition of the country's enduring gaps.

Tác phẩm Những gã khổng lồ thức dậy, chân đất sét: Đánh giá sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ của Pranab Bardhan là lời cải chỉnh đáng hoan nghênh cho quan điểm trên. Tác phẩm nầy tóm tắt cô động những thách thức Trung Quốc và Ấn Độ phải đối mặt, bao gồm vấn nạn môi trường xuống cấp, nhiều thành phần dân chúng bị bạc đãi, cơ sở hạ tầng yếu kém, và bất công xã hội – những mối đe dọa mà những nhà lãnh đạo cả ở Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều hiểu rõ. Ngay cả khi những nhà bình luận khác không ngớt tung hê hậu hĩ về Trung Quốc, và công dân Trung Hoa ngày càng oang oang về quốc gia dân tộc chủ nghĩa, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và những nhà lãnh đạo đương chức khác đã phải tỏ ra cảnh giác. Như thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng phải thốt lên vào năm 2007 rằng, sự phát triển của quốc gia là “không đều đặn, mất quân bình, không kết hợp đồng bộ, và không bền vững.” Trong khi đó, bên Ấn Độ, mặc dù chính phủ đã chỉ đạo nhiều chiến dịch làm tôn vinh những chương trình cải cách và sự phát triển của đất nước, những kế hoạch phát triển đường sá và những cơ sở hạ tầng khác là sự thừa nhận đắt giá và nổi bật của những hố ngăn cách kéo dài của quốc gia.

A more contentious claim offered by Bardhan is that internal reform -- not the global market -- has been the key driver of both countries' growth. Rather than focusing on India's information technology sector or China's export-led industrialization, Bardhan highlights less glamorous domestic sectors. Examining the rural economy -- in which a majority of Chinese and Indians work -- he concludes that growth is driven from below. He shows, for example, how China's steepest reductions in poverty had already happened by the mid-1980s, before the country began attracting sizable foreign trade and investment. The main causes of China's decline in poverty, Bardhan argues, were investments in infrastructure and reforms to town and village enterprises, which are predominantly agricultural.

Một luận điểm có thể gây tranh cãi nhiều hơn mà Bardhan nêu lên trong tác phẩm của mình đó là chính chính sách cải cách trong nước – chứ không phải là thị trường toàn cầu – là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng cho cả hai quốc gia. Thay vì tập trung vào thành phần kinh tế công nghệ thông tin ở Ấn Độ hoặc nền kỹ nghệ hóa phụ thuộc chính vào xuất khẩu của Trung Quốc, Bardhan lại chú trọng vào những thành phần thuộc nội địa kém tươi sáng hơn. Xem xét nền khinh tế nông thôn – môi trường lao động của tuyệt đại đa số dân chúng Trung Quốc và Ấn Độ– Bardhan kết luận rằng sự tăng trưởng được thúc đẩy từ bên dưới. Thí dụ, Bardhan đã chỉ ra rằng Trung Quốc thành công đẩy lùi mức nghèo đói rất nhanh trước giữa thập niên 1980, trước thời gian đất nước thu hút được một khối lượng đáng kể đầu tư và thương mại nước ngoài. Bardhan biện giải những nguyên nhân chính dẫn đến giảm thiểu nhanh nạn nghèo đói ở Trung Quốc là do những chương trình cải cách và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho những xí nghiệp ở những thôn làng và thị trấn, mà đa phần nặng về nông nghiệp.

The book thus suggests that the fates of China and India are in their own hands -- and do not depend on the West, as many assume. If that is correct, then these giants can continue to grow despite the global economic crisis, towing much of Asia along with them. This would have great implications for geopolitics and economics. To the contrary, however, neither China nor India can ignore external conditions.

Do vậy, tác phẩm gợi ý rằng số phận của Trung Quốc và Ấn Độ là hoàn toàn tùy thuộc tự thân họ - và không phụ thuộc vào phương Tây như nhiều người vẫn tưởng. Nếu điều đó đúng, thì những gã khổng lồ nầy còn có thể tiếp tục phát triển bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và còn kéo theo sau phần lớn châu Á. Điều nầy có ý nghĩa trọng đại đối với các bộ môn kinh tế và địa chính trị học. Để chứng tỏ điều ngược lại, cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng không thể lảng tránh những điều kiện đến từ bên ngoài.

GIANT FEUDS

One of the external circumstances affecting both China and India is their bilateral relationship -- and whether it will develop in a healthy or an antagonistic way. Although China and India cooperate in various intergovernmental bodies and trade more than ever -- Chinese-Indian trade increased from $3 billion in 2001 to $40 billion in 2007 -- there are various ways in which Asia's awakening giants might step on each other's feet of clay. Bardhan's book does not address this topic.

NHỮNG CỪU HẬN VĨ ĐẠI

Một trong những điều kiện ngoại lai tác động đến cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đó chính là mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia – bất chấp mối quan hệ đó có phát triển lành mạnh hay đối địch thế nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ đã thiết lập quan hệ hợp tác thương mại và có liên kết nhiều cơ quan liên chính phủ khác nhau hơn từ trước đến nay – mậu dịch giữa Trung Hoa và Ấn Độ tăng từ 3 tỷ USD trong năm 2001 lên tới 40 tỷ USD vào năm 2007 – có nhiều cách khác nhau qua đó những gã khổng lồ châu Á mới thức dậy này có thể giẫm lên chân đất sét của nhau. Cuốn sách của Bardhan không đề cập gì đến chủ đề này.

The nadir of Chinese-Indian relations was the brief, one-sided war between the two countries in 1962, which resulted in a humiliating defeat (and the loss of more than 3,000 troops) for India. Relations have improved since then, but elements of cooperation coexist with competition and suspicion. Various geostrategic disputes separate Beijing and New Delhi, including a number of sensitive disagreements about areas along their 2,200-mile border. Tibet shares a long border with India, and when the region is restive, as it has been in recent years, China suspects Indian instigation. This makes disputes over remote Himalayan points -- such as Arunachal Pradesh, an Indian state claimed by Beijing -- loom large, as does China's recently intensified criticism of Indian actions in and around Kashmir.

Điểm chùng thấp nhất trong quan hệ Trung-Ấn là cuộc chiến đơn phương ngắn ngủi giữa hai quốc gia xảy ra vào năm 1962, mà kết quả là Ấn Độ bị bại thảm hại (với thiệt hại hơn 3,000 binh sĩ). Kể từ sau đó, mối quan hệ được dần cải thiện, nhưng những yếu tố hợp tác luôn tồn tại song hành với sự cạnh tranh và hoài nghi. Nhiều cuộc tranh chấp địa chiến lược làm chia rẽ Bắc Kinh và Tân Delhi, bao gồm một số bất đồng nhạy cảm về những khu vực nằm dọc theo biên giới dài 2,200 dặm giữa hai quốc gia. Tây Tạng chia sẻ chung đường biên giới dài với Ấn Độ, và khi khu vực này trở nên bất ổn như trong những năm gần đây, Trung Quốc hoài nghi Ấn Độ xúi giục. Điều nầy khiến những tranh chấp các điểm trên dãy Himalaya xa xôi – chẳng hạn như vùng Arunachal Pradesh, một tiểu bang thuộc Ấn Độ bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền – trở nên nghiêm trọng hơn, cũng như gần đây Trung Quốc tăng cường chỉ trích những hành động của Ấn Độ bên trong và xung quanh vùng Kashmir.

There are also newer sources of tension, including competition over Indian Ocean sea-lanes and the exploration of outer space. There is even tension over the very trade ties that increasingly link the two countries economically. In 2009, India hiked tariffs on telecommunications imports from China by as much as 200 percent in order to limit the flow of Chinese goods into that sector, which New Delhi considers both economically and strategically important.

Bên cạnh đó còn có những nguồn gây căng thẳng mới khác, kể cả sự cạnh tranh trên những tuyến đường biển trong vùng Ấn Độ Dương và trong lãnh vực khám phá vũ trụ. Thậm chí có cả căng thẳng ngay chính trong những quan hệ thương mại mà càng ngày càng liên kết hai quốc gia với nhau về mặt kinh tế. Năm 2009, Ấn Độ tăng cao thuế nhập khẩu lên 200% đối với những mặt hàng viễn thông nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm để hạn chế lại dòng hàng nhập này từ quốc gia này, mà Tân Delhi cho là quan trọng cả trong khía cạnh kinh tế lẫn chiến lược.

Underlying these tensions is a power gap. Rising simultaneously, the two Asian giants compete for markets, natural resources, commercial investment, and political influence in Asia and worldwide. Depending on how one measures, China's economy is three or four times as large as India's. And whereas China is India's largest trading partner, India ranks only tenth among China's trading partners. Yet in government ministries in New Delhi and corporate towers in Mumbai, Indian elites typically refuse to concede India's status as number two.

Tiềm tàng bên dưới những căng thẳng này là một hố cách biệt về quyền lực. Cùng trỗi lên đồng thời, hai quốc gia châu Á khổng lồ này cạnh tranh lẫn nhau từ thị trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đầu tư thương mại, đến ảnh hưởng chính trị khắp trong vùng châu Á và trên toàn thế giới. Tùy thuộc vào cách lượng định của mỗi cá nhân, nền kinh tế của Trung Quốc lớn gấp ba hay bốn lần nền kinh tế của Ấn Độ. Và trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, Ấn Độ được xếp ở hạng thứ mười trong số những đối tác thương mại của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những bộ ngành của chính phủ ở Tân Delhi và trong những tòa tháp của các đại công ty ở Mumbai, giới ưu tú Ấn Độ luôn luôn từ chối thừa nhận vị thế đứng hàng thứ nhì của quốc gia mình.

Of course, there are forces -- especially the Association of Southeast Asian Nations -- that seek to promote Asian regional cooperation and weaken the appeal of competition between Asian states. But although it hosts regional summits that include officials from China and India as well as officials from its member states, ASEAN is an association of only small and medium-sized economies, so it lacks the economic heft to direct regional integration. Therefore, although China and India may make shows of solidarity in the ASEAN forum and elsewhere, they will continue to compete economically, politically, and otherwise.

Hiển nhiên, còn những lực lượng khác – đặc biệt là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ra sức thúc đẩy cho sự hợp tác cấp khu vực châu Á và làm yếu đi hấp lực cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên. Và mặc dầu đích thân đăng đàn chủ tế những hội nghị thượng đỉnh cấp khu vực bao gồm cả các giới chức từ Trung Quốc và Ấn Độ cũng như từ các quốc gia thành viên, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng chỉ là hiệp hội của những nền kinh tế trung bình và nhỏ, vì thế nó không có đủ trọng lượng kinh tế để định hướng cho sự hội nhập cấp khu vực. Do vậy, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ có thể phô diễn sự đoàn kết tại diễn đàn ASEAN hoặc bất kỳ nơi nào khác, hai quốc gia này vẫn phải tiếp tục cạnh tranh với nhau trên các lãnh vực kinh tế, chính trị, và theo những cách khác.

ASIAN LODESTAR

A major factor in the Chinese-Indian competition -- and in its perceived significance for the wider world -- is that the two countries have such different political systems. Their trajectories, therefore, offer insights into the prospects for development under authoritarianism and under democracy. In addressing this point, Bardhan rightly cautions against the simplistic conclusion that authoritarianism is superior to democracy with regard to growth. Yet he echoes simplistic characterizations of the subject, writing, for example, "India's experience suggests that democracy can also hinder development in a number of ways" and "in China, there is more decisive policy initiative and execution than in India." The real debate, especially in the wake of the recent crisis, is over what mix of democratic jockeying and authoritarian decisiveness makes economies most robust.

SAO BẮC ĐẨU CỦA CHÂU Á

Yếu tố chính trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ - và trong tầm ảnh hưởng mà thế giới bên ngoài có thể tiếp nhận được – là hai quốc gia có hai hệ thống chính trị rất khác biệt. Quĩ đạo của mỗi quốc gia, do vậy, dẫn dắt mỗi cách hiểu khác nhau về triển vọng phát triển của mỗi quốc gia, một theo đường hướng toàn trị một theo thể chế dân chủ. Bàn về điểm này, Bardhan thành thực đưa ra cảnh báo chống lại lối kết luận ấu trĩ cho rằng thể chế toàn trị là siêu vượt hơn thể chế dân chủ xét trên khía cạnh tăng trưởng. Tuy nhiên, ông lập lại tiến trình tính cách hóa quá giản đơn của chủ đề và viết như thế này, “Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy rằng thể chế dân chủ cũng có thể cản trở tốc độ phát triển theo một số cách” và “ở Trung Quốc, có nhiều sự chủ động và thực thi những chính sách mang tính quyết định hơn ở Ấn Độ.” Chủ đề tranh luận thực thụ, đặc biệt trong đợt khủng hoảng mới đây, là về cái trộn lẫn giữa mánh khóe thủ đoạn dân chủ với tính quyết đoán độc tài làm cho các nền kinh tế này bùng phát mạnh mẽ nhất.

The challenge for Beijing and New Delhi is to combine power and legitimacy. Only then can the Chinese and Indian governments take measures that may be unpopular in the short run or damaging to some politically connected sectors but necessary for long-term progress: stimulating job growth, alleviating poverty, protecting the environment, or other vital tasks.

Thách thức cho cả Bắc Kinh lẫn Tân Delhi là làm thế nào để kết hợp được quyền lực với tính hợp pháp. Chỉ bằng cách đó hai chính quyền Trung Quốc và Ấn Độ mới có thể thực thi được những giải pháp mà xem ra khác thường trong đoản kỳ hoặc có thể làm phương hại một số thành phần liên kết với nhau trên mặt chính trị nhưng lại thiết yếu cho sự tiến bộ trong trường kỳ như: kích thích tăng trưởng việc làm, xóa bỏ đói nghèo, bảo vệ môi trường, hoặc nhiều nhiệm vụ trọng yếu khác.

One hears often of a "Beijing consensus" but rarely, if ever, of any Indian model of governance. Indeed, India's case appears to be sui generis, especially since the modern Indian state was born a democracy -- unlike other postcolonial states, such as South Korea, which were or remain autocratic. Moreover, New Delhi has not traditionally sought to influence the political practices of other Asian states (lest its own domestic issues become vulnerable to intervention by foreigners). Asia therefore lacks a strong homegrown exemplar of successful economic development under democracy. Indonesia might become such a model, as it has been transitioning to democracy since Suharto's fall in 1998 and now has annual growth rates of four to six percent. But, for now, autocratic China remains Asia's lodestar.

Nhiều người thường nghe nói tới “sự đồng thuận Bắc Kinh” nhưng ít ai nghe nói tới điều gì về lối cai trị theo mô hình Ấn Độ. Quả thực, trường hợp của Ấn Độ là độc nhất vô nhị, đặc biệt từ khi nhà nước Ấn Độ hiện đại đã sản sinh ra một nền dân chủ - không giống bất kỳ nhà nước hậu thuộc địa nào khác, chẳng hạn như Nam Hàn, mà đã hoặc vẫn còn độc tài. Hơn thế nữa, Tân Delhi không có truyền thống tìm cách gây ảnh hưởng lên thiết chế chính trị cho bất kỳ quốc gia châu Á nào khác (vì sợ rằng những vấn đề nội bộ của mình trở nên dễ thương tổn trước sự can thiệp của người ngoại quốc). Châu Á do vậy thiếu vắng gương điển hình cây nhà lá vườn cho mô hình phát triển kinh tế thành công dưới thể chế dân chủ. Indonesia có thể trở thành một mô hình như thế, trong khi nó đang chuyển dịch theo chính thể dân chủ kể từ khi triều đại Suharto sụp đổ năm 1998 và hiện thời có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ bốn đến sáu phần trăm. Nhưng, cho đến giờ phút này, Trung Quốc độc tài vẫn là ngôi sao Bắc Đẩu của châu Á.

This concerns many in the West who warn against China's model of state capitalism, criticize its human rights abuses and censorship, suspect Beijing of pursuing a manipulative currency policy, and generally see China as a risen dragon seeking domination. According to this view, China's economy has opened and globalized but its politics remain frozen around the Communist Party. This, in turn, suggests that the Chinese state will remain radically different from, and even opposed to, the liberal states of the West.

Điều này gây quan ngại cho nhiều người ở phương Tây lên tiếng cảnh báo mô hình tư bản nhà nước của Trung Quốc, chỉ trích Trung Quốc vi phạm nhân quyền và chế độ kiểm duyệt, nghi ngờ Bắc Kinh theo đuổi chính sách kiểm soát tiền tệ, và đại để xem Trung Quốc như một con rồng đang vươn lên tìm cách bành trướng thống trị. Dưới cái nhìn của quan điểm này, nền kinh tế của Trung Quốc đã được mở cửa và toàn cầu hóa nhưng hệ thống chính trị của nó vẫn còn đông cứng xung quanh Đảng Cộng sản. Thực tế này, đến phiên nó, cho thấy rằng nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục tồn tại khác biệt từ trong căn bản, và thậm chí đối nghịch với, những nhà nước tự do của phương Tây.

WESTERN RULES

Edward Steinfeld's book Playing Our Game: Why China's Rise Doesn't Threaten the West offers a different perspective on China's rise. The changes in China's economic and political systems are not contradictory, Steinfeld argues, but are more or less in sync. This, he argues, is because of "institutional outsourcing" from the global system: globalization brings with it commercial discipline and requires states to institute rules in order to foster change and anchor progress.

LUẬT LỆ PHƯƠNG TÂY

Tác phẩm Chơi trò chơi của ta: Tại sao sự trỗi dậy của Trung Quốc không đe dọa phương Tây của Edward Steinfeld cung cấp một góc độ nhìn khác về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Steinfield lập luận rằng hệ thống chính trị và kinh tế của Trung Quốc không đối chọi nhau, mà trái lại không nhiều thì ít đồng bộ với nhau. Luận điểm này, được ông lập luận, là bởi vì khuynh hướng “vươn ra ngoài để tìm kiếm nguồn lực theo thông lệ” (institutional outsourcing) của hệ thống toàn cầu: toàn cầu hóa mang theo mình những qui tắc thương mại và đòi hỏi mọi quốc gia phải thiết lập luật lệ để nâng đỡ sự thay đổi và giữ vững tiến bộ.

Having been influenced by foreign investors and experts, the Chinese government and business community have deliberately altered China's commercial environment, especially with regard to legal institutions and industrial-labor relations. For example, in 2007, the National People's Congress enacted a labor contract law that provides individual workers with far more job security than they had under the preexisting laws, which dated back to 1994. China remains a far cry from having the sort of labor unions and collective bargaining that are taken for granted elsewhere, but, as Steinfeld correctly argues, Chinese labor practices are moving away from their revolutionary roots and are increasingly consonant with Western standards.

Dưới ảnh hưởng của giới chuyên gia và những nhà đầu tư ngoại quốc, chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc đã chủ động điều chỉnh môi trường thương mại, đặc biệt là lãnh vực liên quan sự thiết lập pháp chế và quan hệ lao động công nghiệp. Ví dụ, năm 2007, Quốc hội Nhân dân Quốc gia Trung Quốc ban hành bộ luật hợp đồng lao động qua đó từng cá thể lao động được hưởng nhiều quyền về an ninh việc làm hơn rất nhiều so với trước đây thời còn bộ luật cũ từ năm 1994. Trung Quốc còn lâu nữa mới có được hình thức tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể mà đã trở thành thông lệ hiển nhiên ở nhiều nơi khác, nhưng, như Steinfeld đích thực chỉ ra, hoạt động lao động của Trung Quốc đang xa rời cội rễ cách mạng của chúng và ngày càng tiến sát gần với những chuẩn mực phương Tây.

Meanwhile, argues Steinfeld, the role of the Communist Party within China's political system has changed radically in recent decades. Today, politics are primarily determined not by contests for power between the party and different segments of society but by partnerships between government forces and reform elements outside the party. Ordinary Chinese people, Steinfeld argues, have gone from being mere subjects to being citizens. Because of this, the Chinese government has to proceed cautiously: to preserve the party's central role, officials must find allies outside the party, including among activists and civil-society elements, that could otherwise threaten the party's monopoly on official power. To Steinfeld, this means that China is evolving in much the same way that other modernizing nations did, including not just South Korea and Taiwan but also the United Kingdom and the United States. Increasingly liberal politics are ahead, he argues, even if the Communist Party will remain central and there will be ebbs and flows along the way.

Trong lúc đó, theo lập luận của Steinfeld, vai trò của Đảng Cộng sản bên trong hệ thống chính trị của Trung Quốc đã thay đổi tận căn gốc trong vài thập niên gần đây. Ngày ngay, quyền lực chính trị được quyết định chính yếu không phải bằng những cuộc tranh đua quyền lực giữa một bên là đảng với những thành phần khác nhau của xã hội mà bằng chính sự cộng tác, liên minh giữa những thế lực trong chính quyền và những thành phần cải cách bên ngoài đảng. Người dân thường Trung Quốc, theo Steinfeld, đã chuyển đổi từ chỗ thuần túy chỉ là chủ thể để trở thành những công dân thực thụ. Bởi vì lý do này, chính quyền Trung Quốc buộc phải hành động một cách cẩn trọng: để bảo toàn vai trò trung tâm của đảng, cán bộ phải tìm đồng minh ở bên ngoài đảng, kể cả trong số những nhà hoạt động và những thành phần xã hội dân sự, mà nếu không làm như thế có thể đe dọa nguy hiểm cho vai trò độc tôn của đảng đối với quyền chính. Đối với Steinfeld, điều này có nghĩa là Trung Quốc đang tiến hóa rất giống với cách thức những quốc gia đang hiện đại hóa đã trải qua, kể cả không chỉ Nam Hàn và Đài Loan mà còn cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Rõ ràng là nền chính trị tự do đang chờ đón ở phía trước, Steinfeld bày tỏ, ngay cả khi Đảng Cộng sản vẫn còn nắm vai trò trung tâm và hẵn nhiên sẽ có lắm thăng trầm trên con đường trước mặt.

"China today is growing not by writing its own rules… It is playing our game," Steinfeld writes. That game is globalization, and its dominant rules are set predominately by the West. If this is correct, China will increasingly become a responsible stakeholder in the existing global order. The country, then, does not need to be contained; globalization will take care of that.

“Trung Quốc ngày nay đang phát triển không phải do tự mình đặt ra luật lệ riêng cho mình . . . Trung Quốc đang chơi trò chơi của chúng ta,” Steinfeld viết như thế trong sách. Trò chơi đó chính là cuộc toàn cầu hóa, và những luật lệ thống trị của nó đã được phương Tây thiết định chiếm ưu thế. Nếu quả đúng như thế, Trung Quốc sẽ càng ngày càng trở nên có trách nhiệm hơn trong vai trò là một bên tham gia trong cái trật tự toàn cầu đang hiện hữu này. Đất nước này, do vậy, không cần thiết phải bị kềm chế; cuộc toàn cầu hóa sẽ làm lấy cái phần vụ đó.

Such analysis may breed complacency. First, China may not follow established rules. Beijing has had high-profile difficulties with Google over the past months, and the CEO of General Electric, Jeffrey Immelt, recently commented that although his company had ramped up investments in China, he was not sure that Chinese officials "want any of us to win or any of us to be successful." Furthermore, established rules might be unable to accommodate some of the unprecedented issues raised by Chinese growth. Take monetary policy: What China has done in accumulating massive financial reserves is similar to what other Asian states did during their development, but those states had far smaller economies. China's accumulation of reserves might threaten the crisis-plagued global financial system, especially given the complex matter of whether Beijing sets policy based on political reasons as much as economic ones.

Những phân tích như thế có thể sản sinh ra sự tự mãn. Trước tiên, Trung Quốc có thể không tuân thủ những luật lệ đã được thiết lập. Bắc Kinh gặp nhiều khó khăn trước công luận khắp nơi trong vụ Google cách nay mấy tháng, và mới đây tổng giám đốc điều hành công ty General Electric, ông Jeffrey Immelt, bình luận rằng mặc dù công ty của ông đã tăng đầu tư vào Trung Quốc, ông vẫn không chắc là giới chức Trung Quốc “muốn ai trong chúng ta chiến thắng hoặc ai trong cúng ta đạt được thành công.” Bên cạnh đó, những luật lệ hiện hữu có thể không phù hợp với một số những vấn đề chưa có tiền lệ nổi lên do sự phát triển của Trung Quốc tạo ra. Hãy xem xét chính sách tiền tệ: Những gì Trung Quốc đã và đang làm để tích trữ những nguồn dự trữ tài chánh khổng lồ thì cũng giống như những quốc gia châu Á khác đã làm trong quá trình phát triển, nhưng tất cả những quốc gia đó đều có nền kinh tế nhỏ hơn rất nhiều. Sự gia tăng tích trữ nguồn dự trữ của Trung Quốc có thể đe dọa hệ thống tài cánh đã bị nhiễm khủng hoảng toàn cầu, đặc biệt trong điều kiện của vấn đề phức tạp không rõ Bắc Kinh hoạch định chính sách dựa trên cơ sở chính trị ngang bằng với trên cơ sở kinh tế hay không.

The state's decisive role in the Chinese economy allowed it to respond bluntly and effectively to the recent global financial crisis. But, as the financier George Soros and others have rightly warned, there are substantial dangers that China's brand of state capitalism may give too little regard to the market and to humanistic values. Steinfeld regards such concerns as throwbacks to a past era, before China began acting as an authoritarian liberalizer in the mold of other East Asian states. He argues, for example, that the attempt of the China National Offshore Oil Corporation to purchase U.S.-based Unocal in 2005 -- which some critics in the United States argued was motivated by a strategic effort to secure Chinese access to energy -- was merely a corporate decision aimed at modernizing a major business. CNOOC, he points out, was publicly listed in Hong Kong and had been working with Western consultants to achieve global scale and standing.

Vai trò quyết định của nhà nước trong nền kinh tế Trung Quốc cho phép nó phản ứng thẳng thừng và hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu mới đây. Nhưng, như nhà tài phiệt George Soros và những người khác đã cảnh báo rất đích đáng rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước có nhãn hiệu “made in China” có thể không chú trọng gì mấy đến những giá trị thị trường và giá trị nhân bản. Steinfeld đề cập đến những lo ngại đó trong khi ngoái nhìn lại một thời đã qua, trước khi Trung Quốc bắt đầu thủ vai kẻ tự do hóa toàn trị trong khuôn khổ của những nhà nước Đông Á khác. Steinfeld lý luận, ví dụ, nỗ lực của Công ty dầu hỏa xa bờ quốc gia Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation – CNOOC) để mua lại công ty Unocal có trụ sở đóng ở Mỹ năm 2005 – mà theo một số nhà phê bình từ Hoa Kỳ cho rằng nó được thúc đẩy bởi nỗ lực chiến lược nhằm đảm bảo nguồn vào năng lượng cho Trung Quốc – là chỉ thuần túy quyết định của công ty nhằm mục đích hiện đại hóa một lãnh vực kinh doanh quan trọng. CNOOC, ông chỉ ra, là công ty niêm yết công khai ở Hồng Kông và đã và đang làm việc với những nhà tư vấn phương Tây nhằm nâng vị thế và tầm mức của công ty lên cấp độ toàn cầu.

These insights are useful, but perceptions matter, and many U.S. policymakers viewed CNOOC's actions as a case of Chinese leaders using corporate cover for their pursuit of national security goals. This is one reason why China's rise continues to trigger suspicion in Asia, the United States, and elsewhere.

Những cách hiểu thấu đáo này rất hữu ích, nhưng cách thức nhận thức mới trở thành đáng chú ý, và nhiều nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ vẫn nhìn nhận những hoạt động của CNOOC như một trường hợp giới lãnh đạo Trung Quốc muốn sử dụng cái vỏ bộc công ty để theo đuổi những mục đích an ninh quốc gia của họ. Đây chính là lý do gải thích tại sao sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp tục tạo hoài nghi cho châu Á, Hoa Kỳ, và nhiều khu vực khác.

THE INDISPENSABLE NATION

Many Americans are concerned that in a "post-American world," as the Newsweek editor Fareed Zakaria put it, a rising Asia and a worried and weary United States will ignore each other or interact acrimoniously. But, as Steinfeld argues, Asia's fate is tied by globalization to the West.

MỘT QUỐC GIA KHÔNG THỂ THIẾU

Nhiều người Mỹ lo ngại rằng trong “thế giới hậu-Hoa Kỳ,” theo cách gọi của ông Fareed Zakaria biên tập viên tờ Newsweek, một châu Á đang nổi lên và một Hoa Kỳ đang mệt mỏi và lo âu sẽ làm ngơ nhau hoặc đối chọi nhau gay gắt. Nhưng, theo quan điểm của Steinfeld, số phận của châu Á đã gắn chặt với phương Tây qua công cuộc toàn cầu hóa.

Before the economic crisis, there seemed a reasonable case to be made that Asia could decouple from the West -- that increased economic integration among Asian states could keep the region growing even if U.S. consumers stopped buying Asian goods. As the crisis mounted in 2008, however, it became clear that Asia and the West are not decoupling: when U.S. demand fell sharply, it immediately hurt production across Asia, especially in China.

Trước cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra, dường như có một trường hợp xem ra hợp lý cần ghi nhận đó là châu Á có thể tách rời khỏi phương Tây – có nghĩa là hòa nhập kinh tế giữa những quốc gia châu Á với nhau ngày càng tăng có thể duy trì cả khu vực phát triển cho dù ngay cả khi người tiêu thụ Mỹ ngừng mua sắm hàng hóa từ châu Á. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng dâng cao vào năm 2008, tình hình cho thấy rõ rằng châu Á và phương Tây không thể tách rời nhau được: khi mức cầu của Mỹ giảm sút mạnh, ngay lập tức nền sản xuất khắp vùng châu Á bị tổn thưởng, đặc biệt là ở Trung Quốc.

But some efforts are already under way to limit Asian economies' reliance on U.S. markets by increasing Asian states' own domestic consumption and developing new financial mechanisms to keep Asian savings in Asia and away from the U.S. Treasury. For example, under the recently enacted Chiang Mai Initiative, Asian governments (including the members of ASEAN, plus China, Japan, and South Korea) pledged over $120 billion for currency swaps aimed at ensuring currency stability across the continent. And as of this year, ASEAN and China are united in a free-trade zone that is the world's largest combined market, with over 1.8 billion people. (In addition, various bilateral trade agreements have crisscrossed Asia for years.)

Nhưng một số những nỗ lực đã được thực hiện để làm hạn chế sự lệ thuộc của các nền kinh tế châu Á vào thị trường Hoa Kỳ bằng cách gia tăng tiêu thụ nội địa chính tại các quốc gia châu Á và phát triển những cơ chế tài chánh mới nhằm nắm giữ nguồn tiền tiết kiệm của họ lại ngay tại châu Á để tránh không cho chúng chảy về trong Ngân khố Hoa Kỳ. Ví dụ, dưới Sáng kiến Chiang Mai vừa được ban hành mới đây, các chính phủ châu Á (kể cả những thành viên của ASEAN, cộng thêm Trung Quốc, Nhật Bản, và Nam Hàn) đã cam kết hứa đóng góp 120 tỷ USD cho những gói trao đổi tiền tệ nhằm để đảm bảo ổn định tiền tệ lưu thông cho toàn khắp lục địa này. Và vừa trong năn nay, ASEAN và Trung Quốc đã kết hợp thành một khu vực tự do mậu dịch, một thị trường liên kết lớn nhất trên thế giới với số dân hơn 1.8 tỷ người. (Thêm vào đó, nhiều thỏa thuận thương mại song phương khác nhau đã được kí kết chồng chéo giữa các quốc gia châu Á trong nhiều năm qua.)

Steinfeld's book explains why even such reforms separate Asian economies from Western ones only marginally. As China has captured the central role in global production networks, Steinfeld points out, its economic growth has unleashed great innovative capacity in U.S. companies. To be sure, the economic crisis has made some U.S. actors, such as labor unions, increasingly critical of globalization, but major U.S. companies have long recognized that trade and investment in Asia are essential to their ability to innovate and stay ahead.

Tác phẩm của Syeinfeld giải thích lí do tai sao những cải tổ như thế làm phân chia những nền kinh tế châu Á khỏi phương Tây chỉ với biên độ nhỏ. Khi Trung Quốc chiếm lấy vai trò trung tâm trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, Steinfeld chỉ ra, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã làm giải phóng khả năng đổi mới to lớn của những công ty Hoa Kỳ. Để củng cố cho chắc chắn, cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến một số diễn viên Hoa Kỳ, chẳng hạn như những liên đoàn lao động, càng tỏ ra phê phán cuộc toàn cầu hóa, nhưng những công ty lớn của Hoa Kỳ đã từ lâu thừa nhận rằng giao thương và đầu tư ở châu Á rất quan trọng cho khả năng cải tổ và duy trì vị trí hàng đầu của họ.

There are many additional factors outside the scope of Steinfeld's book that also demonstrate the interdependence of Asia and the West -- especially in terms of regional security. The United States remains essential to a range of issues in the region, including the stability of the Korean Peninsula and the Taiwan Strait, disputes over control of the South China Sea and over human rights in countries such as Myanmar (also known as Burma), and the future of Afghanistan and Pakistan. Asia currently has no local substitute for U.S. influence, and indeed, old and unsettled Asian rivalries could reignite if any one power tried to assert itself too forcefully. The rise of Asia is far from a truly continental affair; the region is not united. Policymakers in Washington and across Asia, therefore, should continue to welcome strong U.S. influence in the region.

Còn nhiều những yếu tố hỗ trợ nằm ngoài phạm vi đề cập của tác phẩm của Steinfeld mà cũng minh họa cho sự phụ thuộc hổ tương của châu Á và phương Tây – đặc biệt trên khía cạnh an ninh khu vực. Hoa Kỳ vẫn còn rất quan trọng trong một loạt những vấn đề trong khu vực, kể cả sự ổn định của bán đảo Triều tiên và vùng eo biển Đại Hàn, những tranh chấp quyền kiểm soát Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam) và cả vấn đề nhân quyền tại nhiều quốc gia chẳng hạn như Myanmar (còn được biết là Burma), và tương lai của Afghanistan và Pakistan. Châu Á hiện tại không có nguồn lực thay thế cho ảnh hưởng của Hoa Kỳ, và quả đúng như thế, những đối thủ châu Á cũ và không ổn định có thể sẽ kích nổ trở lại nếu bất kỳ cường quốc nào cố gắng khẳng định vị thế mình quá mạnh mẽ. Sự trỗi dậy của châu Á còn lâu mới thực thụ là vấn đề toàn lục địa; khu vực này không đoàn kết. Cho nên, những nhà hoạch định chính sách ở Washington và khắp châu Á nên tiếp tục hoan nghênh mức ảnh hưởng mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong khu vực.




Translated by Hoang Quan



http://www.foreignaffairs.com/articles/66595/simon-tay/interdependency-theory?page=show

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn