MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, September 8, 2017

VENEZUELA’S UNPRECEDENTED COLLAPSE Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela



VENEZUELA’S UNPRECEDENTED COLLAPSE


Sự sụp đổ chưa có tiền lệ của Venezuela

RICARDO HAUSMANN
RICARDO HAUSMANN

Ricardo Hausmann, a former minister of planning of Venezuela and former Chief Economist of the Inter-American Development Bank, is Director of the Center for International Development at Harvard University and a professor of economics at the Harvard Kennedy School.
Ricardo Hausmann, cựu Bộ trưởng Kế hoạch của Venezuela và cựu Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, là Giám đốc Trung tâm Phát triển Quốc tế tại Đại học Harvard và là giáo sư kinh tế tại Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard.
CAMBRIDGE – In a hastily organized plebiscite on July 16, held under the auspices of the opposition-controlled National Assembly to reject President Nicolás Maduro’s call for a National Constituent Assembly, more than 720,000 Venezuelans voted abroad. In the 2013 presidential election, only 62,311 did. Four days before the referendum, 2,117 aspirants took Chile’s medical licensing exam, of which almost 800 were Venezuelans. And on July 22, when the border with Colombia was reopened, 35,000 Venezuelans crossed the narrow bridge between the two countries to buy food and medicines.

CAMBRIDGE – Trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vội vã hôm 16 tháng 7 dưới sự bảo hộ của phe đối lập kiểm soát Quốc hội để phản đối lời kêu gọi thành lập Hội đồng Lập hiến Quốc gia của Tổng thống Nicolás Maduro, hơn 720.000 công dân Venezuela đã bỏ phiếu ở nước ngoài. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2013 chỉ có 62.311 người bỏ phiếu như vậy. Bốn ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, 2.117 thí sinh đã tham gia cuộc sát hạch giấy phép hành nghề y tế của Chile, trong đó có gần 800 người Venezuela. Và ngày 22 tháng 7, khi biên giới với Colombia được mở lại, 35.000 người Venezuela đã băng qua cây cầu hẹp giữa hai nước để mua thực phẩm và thuốc men.

Venezuelans clearly want out – and it’s not hard to see why. Media worldwide have been reporting on Venezuela, documenting truly horrible situations, with images of starvation, hopelessness, and rage. The cover of The Economist’s July 29 issue summed it up: “Venezuela in chaos.”

Người dân Venezuela rõ ràng muốn rời đi – và không khó để biết được lý do tại sao. Truyền thông trên khắp thế giới đã đưa tin về Venezuela, miêu tả những tình cảnh thực sự khốn cùng, với những hình ảnh về sự đói khát, tuyệt vọng, và giận dữ. Trang bìa của tờ The Economist số ngày 29 tháng 7 đã tóm gọn tất cả trong một câu: “Venezuela trong cơn hỗn loạn”.


But is this just another bad run-of-the-mill recession or something more serious?

Nhưng đó chỉ là một cuộc suy thoái thông thường hay còn điều gì khác nghiêm trọng hơn?

The most frequently used indicator to compare recessions is GDP. According to the International Monetary Fund, Venezuela’s GDP in 2017 is 35% below 2013 levels, or 40% in per capita terms. That is a significantly sharper contraction than during the 1929-1933 Great Depression in the United States, when US GDP is estimated to have fallen 28%. It is slightly bigger than the decline in Russia (1990-1994), Cuba (1989-1993), and Albania (1989-1993), but smaller than that experienced by other former Soviet States at the time of transition, such as Georgia, Tajikistan, Azerbaijan, Armenia, and Ukraine, or war-torn countries such as Liberia (1993), Libya (2011), Rwanda (1994), Iran (1981), and, most recently, South Sudan.
Chỉ số được sử dụng thường xuyên nhất để so sánh các cuộc suy thoái là GDP. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP của Venezuela năm 2017 giảm 35% so với năm 2013, hay 40% tính theo đầu người. Đó là sự sụt giảm đáng kể, lớn hơn cả Đại Suy thoái 1929–1933 ở Mỹ, khi GDP của Mỹ ước tính giảm 28%. Nó cũng lớn hơn một chút so với sự sụt giảm tại Nga (1990–1994), Cuba (1989–1993), và Albania (1989–1993), nhưng nhỏ hơn so với các nước Xô viết cũ trong giai đoạn chuyển đổi, như Gruzia, Tajikistan, Azerbaijan, Armenia, và Ukraine, hay các nước chìm trong chiến tranh như Liberia (1993), Lybia (2011), Rwanda (1994), Iran (1981), và gần đây nhất là Nam Sudan.


Put another way, Venezuela’s economic catastrophe dwarfs any in the history of the US, Western Europe, or the rest of Latin America. And yet these numbers grossly understate the magnitude of the collapse, as ongoing work with Miguel Angel Santos, Ricardo Villasmil, Douglas Barrios, Frank Muci, and Jose Ramón Morales at Harvard’s Center for International Development is revealing.

Nói cách khác, thảm họa kinh tế tại Venezuela lớn hơn bất kỳ thảm họa nào trong lịch sử của Mỹ, Tây Âu, và phần còn lại của Mỹ Latinh. Thế nhưng những con số đó vẫn còn đánh giá khá dè dặt về quy mô của sự sụp đổ, như công trình mà tôi đang tiến hành cùng Miguel Angel Santos, Ricardo Villasmil, Douglas Barrios, Frank Muci, và Jose Ramón Morales tại Trung tâm Phát triển Quốc tế tại Đại học Harvard tiết lộ.

Clearly, a 40% decline in per capita GDP is a very rare event. But several factors make the situation in Venezuela even bleaker. For starters, while Venezuela’s GDP contraction (in constant prices) from 2013 to 2017 includes a 17% decline in oil production, it excludes the 55% plunge in oil prices during that period. Oil exports fell by $2,200 per capita from 2012 to 2016, of which $1,500 was due to the decline in oil prices.

Rõ ràng, sự sụt giảm 40% GDP đầu người là sự kiện hiếm khi xảy ra. Nhưng một vài nhân tố khác đang làm cho tình trạng tại Venezuela ảm đạm hơn. Đầu tiên, dù sự sụt giảm GDP Venezuela (theo giá cố định) từ năm 2013 đến năm 2017 bao gồm sự sụt giảm 17% sản lượng dầu mỏ, nó lại không tính tới mức giảm giá dầu tới 55% trong giai đoạn đó. Xuất khẩu dầu giảm 2.200 USD trên mỗi đầu người từ năm 2012 đến năm 2016, trong đó 1.500 USD là do giảm giá dầu.

These are huge numbers, given that Venezuela’s per capita income in 2017 is less than $4,000. In other words, while per capita GDP fell by 40%, national income, inclusive of the price effect, fell by 51%.

Đó là những con số khổng lồ, khi mà thu nhập bình quân đầu người của Venezuela năm 2017 chưa đến 4.000 USD. Nói cách khác, trong khi GDP đầu người giảm 40%, thu nhập quốc gia, bao gồm ảnh hưởng của giá cả, giảm tới 51%.

Countries typically cushion such negative price shocks by putting aside some money in good times and borrowing or using those savings in bad times, so that imports need not decline by as much as exports. But Venezuela could not do that, because it had used the oil boom to sextuple the foreign debt. Profligacy in good times left few assets to liquidate in bad times, and markets were unwilling to lend to an over-indebted borrower.

Các nước thường đề phòng những cú sốc giá âm như vậy bằng cách để dành một khoản tiền lúc thuận lợi và vay mượn hoặc sử dụng những khoản tiết kiệm đó khi gặp khó khăn, để nhập khẩu không cần suy giảm nhiều như xuất khẩu. Nhưng Venezuela đã không thể làm như vậy, bởi vì nước này đã dùng cuộc bùng nổ giá dầu để tăng gấp sáu lần nợ nước ngoài. Sự hoang phí trong lúc thuận lợi đã không để lại nhiều tài sản thanh toán được trong lúc khó khăn, và các thị trường đã không sẵn lòng cho một nước “nợ như chúa Chổm” vay thêm tiền.

They were right: Venezuela is now the world’s most indebted country. No country has a larger public external debt as a share of GDP or of exports, or faces higher debt service as a share of exports.

Thị trường đã đúng: Venezuela hiện là nước vay nợ nhiều nhất thế giới. Không nước nào có khoản nợ công nước ngoài lớn hơn Venezuela tính theo tỷ lệ GDP hoặc theo tỷ lệ xuất khẩu, hay phải đối mặt khoản tiền lãi lớn hơn nước này tính theo tỷ lệ xuất khẩu.

But, like Romania under Nicolae Ceauşescu in the 1980s, the government decided to cut imports while remaining current on foreign-debt service, repeatedly surprising the market, which was expecting a restructuring. As a consequence, imports of goods and services per capita fell by 75% in real (inflation-adjusted) terms between 2012 and 2016, with a further decline in 2017.

Tuy nhiên, như Romania thời Nicolae Ceauşescu những năm 1980, chính phủ Venezuela đã quyết định cắt giảm nhập khẩu trong khi vẫn đang phải trả lãi nợ nước ngoài, liên tục làm bất ngờ thị trường, vốn đang mong chờ một sự tái cơ cấu. Hệ quả là nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tính theo đầu người đã giảm 75% trên thực tế (đã điều chỉnh lạm phát) trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, và giảm sâu hơn nữa trong năm 2017.

Such a collapse is comparable only to that of Mongolia (1988-1992) and Nigeria (1982-1986) and bigger than all other four-year import collapses worldwide since 1960. In fact, the Venezuelan numbers show no cushioning whatsoever: the decline in imports was almost equal to the decline in exports.

Sự sụp đổ đó chỉ có thể so sánh được với Mông Cổ (1988–1992) và Nigeria (1982–1986) và lớn hơn mọi sự sụt giảm nhập khẩu tính trong bốn năm trên toàn thế giới kể từ năm 1960. Trên thực tế, các con số của Venezuela không hề cho thấy có sự giảm nhẹ: sự sụt giảm trong nhập khẩu gần như tương đương với sự sụt giảm trong xuất khẩu.

Moreover, because this administratively imposed import decline created shortages of raw material and intermediate inputs, the collapse in agriculture and manufacturing was even larger than that of overall GDP, slashing almost another $1,000 per capita in locally produced consumer goods.

Hơn nữa, do việc áp đặt hạn chế nhập khẩu của chính quyền đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô và đầu vào trung gian, sự sụp đổ trong nông nghiệp và công nghiệp chế tạo thậm chí còn lớn hơn sự sụp đổ của tổng GDP, cắt giảm thêm gần 1.000 USD bình quân đầu người trong các mặt hàng tiêu dùng sản xuất trong nước.

Other statistics corroborate this dire picture. Non-oil tax revenues declined by 70% in real terms between 2012 and 2016. And accelerating inflation caused a 79% real decline in the banking system’s monetary liabilities in the same period. Measured at the black-market exchange rate, the decline was 92%, from $41 billion to just $3.3 billion.

Các số liệu thống kê khác cũng chứng thực cho bức tranh thảm khốc này. Doanh thu thuế ngoài dầu mỏ đã giảm tới 70% trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. Và lạm phát gia tăng đã kéo theo sự sụt giảm thực tế 79% trong ngân quỹ của hệ thống ngân hàng trong cùng kỳ. Tính theo tỷ giá thị trường chợ đen, mức giảm lên đến 92%, từ 41 tỷ USD xuống còn 3,3 tỷ USD.

Inevitably, living standards have collapsed as well. The minimum wage – which in Venezuela is also the income of the median worker, owing to the large share of minimum-wage earners – declined by 75% (in constant prices) from May 2012 to May 2017. Measured in dollars at the black-market exchange rate, it declined by 88%, from $295 per month to just $36.

Tất yếu mức sống cũng đã sụp đổ. Mức lương tối thiểu – cũng là thu nhập của người lao động trung bình tại Venezuela do tỷ lệ người có thu nhập tối thiểu lớn – đã giảm 75% (theo giá cố định) từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2017. Tính theo đô la Mỹ theo tỷ giá thị trường chợ đen thì mức lương đó đã giảm 88%, từ 295 đô la Mỹ một tháng xuống còn 36 đô la Mỹ.

Measured in the cheapest available calorie, the minimum wage declined from 52,854 calories per day to just 7,005 during the same period, a decline of 86.7% and insufficient to feed a family of five, assuming that all the income is spent to buy the cheapest calorie. With their minimum wage, Venezuelans could buy less than a fifth of the food that traditionally poorer Colombians could buy with theirs.

Tính theo đơn vị calo rẻ nhất có thể, mức lương tối thiểu đã giảm từ 52.854 calo/ngày xuống còn 7.005 calo/ngày trong cùng giai đoạn, tương đương 86,7% và không đủ để nuôi sống một gia đình năm người, giả sử tất cả thu nhập đều dùng để mua thực phẩm đem lại mức calo rẻ nhất. Với mức lương tối thiểu đó, người dân Venezuela không mua được 1/5 lượng thực phẩm mà người Colombia vốn nghèo hơn trước đây có thể mua được với thu nhập tối thiểu của họ.

Income poverty increased from 48% in 2014 to 82% in 2016, according to a survey conducted by Venezuela’s three most prestigious universities. The same study found that 74% of Venezuelans involuntarily lost an average of 8.6 kilos (19 pounds) in weight. The Venezuelan Health Observatory reports a ten-fold increase in in-patient mortality and a 100-fold increase in the death of newborns in hospitals in 2016. And yet President Nicolás Maduro’s government has repeatedly turned down offers of humanitarian assistance.

Tình trạng nghèo về thu nhập đã tăng từ 48% năm 2014 lên 82% năm 2016, theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi ba trường đại học danh giá nhất tại Venezuela. Cũng nghiên cứu này cho thấy 74% người dân Venezuela bị sút cân trung bình 8,6 kg. Cơ quan theo dõi sức khỏe Venezuela báo cáo tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tăng 10 lần và ở trẻ sơ sinh tăng 100 lần tại các bệnh viện trong năm 2016. Thế nhưng chính quyền Tổng thống Nicolás Maduro vẫn liên tục bác bỏ các đề xuất hỗ trợ nhân đạo.

The Maduro government’s all-out attack on liberty and democracy is deservedly attracting greater international attention. The Organization of American States and the European Union have issued scathing reports, and the US recently announced new sanctions.
Cuộc tấn công công khai của chính quyền Maduro vào tự do và dân chủ xứng đáng nhận được sự quan tâm lớn hơn từ cộng đồng quốc tế. Tổ chức các nước châu Mỹ và Liên minh Châu Âu đã đưa ra các báo cáo phê phán gay gắt, và Hoa Kỳ gần đây đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới.

But Venezuela’s problems are not just political. Addressing the unprecedented economic catastrophe that the government has caused will also require the concerted support of the international community.
Nhưng các vấn đề của Venezuela không chỉ là về chính trị. Việc giải quyết thảm họa kinh tế chưa từng có mà chính phủ gây ra cũng sẽ đòi hỏi sự hỗ trợ đồng bộ từ cộng đồng quốc tế.






Translated by Trịnh Ngọc Thao
Edited by Nguyễn Huy Hoàng


https://www.project-syndicate.org/commentary/venezuela-unprecedented-economic-collapse-by-ricardo-hausmann-2017-07



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn