|
What America’s
Economy Needs from Trump
|
Nền kinh tế của nước
Mỹ cần gì nơi Trump?
|
JOSEPH E. STIGLITZ
Project Syndicate
NOV 13, 2016 100
|
JOSEPH E. STIGLITZ
Project Syndicate
NOV 13/11/2016
|
NEW YORK – Donald Trump’s astonishing victory in the United
States presidential election has made one thing abundantly clear: too many
Americans – particularly white male Americans – feel left behind. It is not
just a feeling; many Americans really have been left behind. It can be seen
in the data no less clearly than in their anger. And, as I have argued
repeatedly, an economic system that doesn’t “deliver” for large parts of the
population is a failed economic system. So what should President-elect Trump
do about it?
|
NEW YORK – Chiến thắng đầy ngạc nhiên của Donald Trump
trong cuộc bầu cử tổng thống tại nước Mỹ đã tạo ra một điều rất rõ ràng là
nhiều người Mỹ có cảm giác mình bị bỏ rơi, đặc biệt nhất là những người Mỹ
nam giới da trắng. Đó không chỉ là một cảm giác; nhiều người Mỹ đã bị thực sự
bỏ rơi. Cảm giác này có thể ít được nhìn thấy rõ nét trong các dữ liệu như
trong sự tức giận của họ. Như tôi đã lập luận nhiều lần, một hệ thống kinh tế
không “cung ứng” được cho đa số dân chúng là một hệ thống kinh tế thất bại.
Vậy Tổng thống mới đắc cử Trump nên làm gì cho hệ thống này?
|
Over the last third of a century, the rules of America’s
economic system have been rewritten in ways that serve a few at the top,
while harming the economy as a whole, and especially the bottom 80%. The irony
of Trump’s victory is that it was the Republican Party he now leads that
pushed for extreme globalization and against the policy frameworks that would
have mitigated the trauma associated it. But history matters: China and India
are now integrated into the global economy. Besides, technology has been
advancing so fast that the number of jobs globally in manufacturing is
declining.
|
Hơn 30 năm cuối của thế kỷ qua, các luật lệ trong hệ thống
kinh tế của nước Mỹ đã được tu chỉnh theo những cách nhằm phục vụ cho một
thiểu số ở thượng tầng, trong khi nó làm tổn hại cho toàn thể nền kinh tế và
đặc biệt là 80% của giới hạ tầng. Trớ trêu thay cho việc thắng cử của Trump,
đó là đảng Cộng Hòa mà hiện nay do Trump lãnh đạo. Đảng này thúc đẩy cho trào
lưu toàn cầu hóa cực đoan và chống lại các khuôn khổ chính sách mà nó có thể
đã làm giảm nhẹ đi những thương tổn liên quan đến trào lưu này. Nhưng lịch sử
tạo thành vấn đề: Hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ hội nhập vào nền kinh tế toàn
cầu. Bên cạnh đó, công nghệ đã được thăng tiến quá nhanh đến độ mà một số
lượng việc làm trên toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất đang sút giảm.
|
The implication is that there is no way Trump can bring a
significant number of well-paying manufacturing jobs back to the US. He can
bring manufacturing back, through advanced manufacturing, but there will be
few jobs. And he can bring jobs back, but they will be low-wage jobs, not the
high-paying jobs of the 1950’s.
|
Hậu quả là Trump không có cách nào khác để có thể mang lại
cho nước Mỹ một số lượng đáng kể các công việc với lương hậu trong lĩnh vực
chế biến. Trump có thể hồi phục việc sản xuất, nhưng thông qua kỹ thuật sản
xuất tiên tiến sẽ có ít việc làm. Ông có thể mang lại việc làm, nhưng những
công việc này sẽ có mức lương thấp, không phải là các công việc có lương cao
như trong những năm 1950.
|
If Trump is serious about tackling inequality, he must
rewrite the rules yet again, in a way that serves all of society, not just
people like him.
The first order of business is to boost investment,
thereby restoring robust long-term growth. Specifically, Trump should
emphasize spending on infrastructure and research. Shockingly for a country
whose economic success is based on technological innovation, the GDP share of
investment in basic research is lower today than it was a half-century ago.
|
Nếu Trump nghiêm túc để giải quyết tình trạng bất bình
đẳng, ông phải làm lại các luật lệ một lần nữa, theo cách mà luật pháp phục
vụ cho toàn xã hội, không chỉ dành cho những người như Trump.
Trình tự đầu tiên của kinh doanh là để thúc đẩy đầu tư,
qua đó khôi phục sự tăng trưởng mạnh mẽ trong dài hạn. Cụ thể là Trump cần
nhấn mạnh đến kinh phí cho cơ sở hạ tầng và nghiên cứu. Khi sự thành công
kinh tế dựa vào canh tân công nghệ, thì thật là kinh hoàng cho một đất nước
mà tỷ trọng đầu tư về nghiên cứu cơ bản chiếm dụng trong GDP hiện nay là thấp
hơn so với nửa thế kỷ trước.
|
Improved infrastructure would enhance the returns from
private investment, which has been lagging as well. Ensuring greater
financial access for small and medium-size enterprises, including those
headed by women, would also stimulate private investment. A carbon tax would
provide a welfare trifecta: higher growth as firms retrofit to reflect the
increased costs of carbon dioxide emissions; a cleaner environment; and
revenue that could be used to finance infrastructure and direct efforts to
narrow America’s economic divide. But, given Trump’s position as a climate
change denier, he is unlikely to take advantage of this (which could also
induce the world to start imposing tariffs against US products made in ways
that violate global climate-change rules).
|
Cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ nâng cao doanh thu trong các
đầu tư tư nhân, mà nó đang bị tụt hậu. Tạo đảm bảo tiếp cận tài chính lớn hơn
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả những doanh nghiệp mà doanh nhân
lãnh đạo là phụ nữ, nó cũng sẽ thúc đẩy cho đầu tư tư nhân. Thuế đánh trên
lượng khí thải carbon sẽ tạo phúc lợi theo ba khía cạnh: có được tăng trưởng
cao hơn khi các doanh nghiệp trang bị thêm để đáp ứng được các chi phí gia
tăng cho khí thải carbon dioxide; có được một môi trường sạch hơn; và có được
doanh thu khả dụng để tài trợ cho cơ sở hạ tầng và những nỗ lực trực tiếp
nhằm thu hẹp các dị biệt trong nền kinh tế của nước Mỹ. Nhưng, với quan điểm
của Trump, khi ông là một người phủ nhận vấn đề biến đổi khí hậu, ông sẽ
không thể tận dụng các lợi thế của việc này (mà nó cũng có thể tạo cho thế
giới khởi đầu việc áp đặt thuế quan đối với sản phẩm của Mỹ sản xuất theo các
cách mà Mỹ vi phạm các lệ luật biến đổi khí hậu toàn cầu).
|
A comprehensive approach is also needed to improve
America’s income distribution, which is one of the worst among advanced
economies. While Trump has promised to raise the minimum wage, he is unlikely
to undertake other critical changes, like strengthening workers’
collective-bargaining rights and negotiating power, and restraining CEO
compensation and financialization.
Regulatory reform must move beyond limiting the damage
that the financial sector can do and ensure that the sector genuinely serves
society.
|
Một phương sách toàn diện cũng cần thiết để cải thiện tình
trạng phân phối thu nhập của nước Mỹ, mà đó cũng là một trong những vấn đề
tồi tệ nhất trong các nền kinh tế tiên tiến. Trong khi Trump đã hứa sẽ tăng
lương tối thiểu, ông sẽ không thực hiện những thay đổi quan trọng khác, như
tăng cường các yêu sách của công nhân để thương lượng tập thể, quyền thương
thảo và giảm bớt các biện pháp bồi thường và tài trợ cho giới lãnh đạo doanh
nghiệp.
Cải cách về lập quy phải vượt qua giới hạn thiệt hại mà
lĩnh vực tài chính có thể gây ra và phải đảm bảo rằng ngành này là phục vụ
thực sự cho xã hội.
|
In April, President Barack Obama’s Council of Economic
Advisers released a brief showing increasing market concentration in many
sectors. That means less competition and higher prices – as sure a way to
lower real incomes as lowering wages directly. The US needs to tackle these
concentrations of market power, including the newest manifestations in the
so-called sharing economy.
|
Vào tháng Tư, Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Tổng thống
Barack Obama phổ biến một bản đúc kết nhằm trình bày về trình trạng tập trung
thị trường ngày càng tăng lên trong một vài lĩnh vực. Điều đó có nghĩa là ít
cạnh tranh hơn và giá cả cao hơn – như vậy chắc chắn đó là một cách để giảm
thu nhập thực tế khi giảm lương một cách trực tiếp. Nước Mỹ cần giải quyết
những tình trạng tập trung quyền lực thị trường này, nó bao gồm các biểu hiện
mới nhất trong cái gọi là nền kinh tế chia sẻ.
|
America’s regressive tax system – which fuels inequality
by helping the rich (but no one else) get richer – must also be reformed. An
obvious target should be to eliminate the special treatment of capital gains
and dividends. Another is to ensure that companies pay taxes – perhaps by
lowering the corporate-tax rate for companies that invest and create jobs in
America, and raising it for those that do not. As a major beneficiary of this
system, however, Trump’s pledges to pursue reforms that benefit ordinary
Americans are not credible; as usual with Republicans, tax changes will
largely benefit the rich.
|
Hệ thống thuế lũy thoái của nước Mỹ – trong đó nó làm tăng
thêm tình trạng bất bình đẳng bằng cách giúp những người giàu (nhưng không
còn có ai khác) được giàu hơn – việc này cũng phải được cải cách. Một mục
tiêu hiển nhiên là cần phải loại trừ các biện pháp ưu đải đặc biệt về các
doanh thu tư bản và tiển lãi cổ phần. Một mục tiêu khác là phải đảm bảo rằng
các doanh nghiệp phải trả thuế – có lẽ bằng cách hạ thấp tỷ lệ thuế doanh
nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư và tạo việc làm ở nước Mỹ, và tăng thuế
cho những doanh nghiệp nào không làm được như vậy. Tuy nhiên, Trump là người
thụ hưởng chính của hệ thống này, những cam kết của Trump để theo đuổi những
cải cách làm lợi cho người Mỹ bình thường là không đáng tin cậy; đó là chuyện
thường lệ đối với Đảng Cộng Hòa, thuế thay đổi sẽ cho làm lợi cho phần lớn
những người giàu.
|
Trump will probably also fall short on enhancing equality
of opportunity. Ensuring preschool education for all and investing more in
public schools is essential if the US is to avoid becoming a neo-feudal
country where advantages and disadvantages are passed on from one generation
to the next. But Trump has been virtually silent on this topic.
|
Có lẽ Trump sẽ thất bại trong việc tăng cường các biện
pháp bình đẳng trong cơ hội. Đảm bảo giáo dục mầm non cho tất cả và đầu tư
nhiều hơn cho các trường công là chủ yếu, nếu nước Mỹ phải tránh trở thành
một quốc gia phong kiến kiểu mới, một nơi mà các lợi thế và bất lợi được
chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng Trump đã hầu như im lặng về
chủ đề này.
|
Restoring shared prosperity would require policies that
expand access to affordable housing and medical care, secure retirement with
a modicum of dignity, and allow every American, regardless of family wealth,
to afford a post-secondary education commensurate with his or her abilities
and interests. But while I could see Trump, a real-estate magnate, supporting
a massive housing program (with most of the benefits going to developers like
himself), his promised repeal of the Affordable Care Act (Obamacare) would
leave millions of Americans without health insurance. (Soon after the
election, he suggested he may move cautiously in this area.)
|
Khôi phục sự thịnh vượng chung sẽ đòi hỏi các chính sách
mở rộng cách mua nhà và dịch vụ chăm sóc y tế với một cái giá phải chăng và đảm bảo một chế độ hưu bổng
với ít nhiều cho phù hợp nhân phẩm, và nó cho phép mọi người Mỹ, không cần
cứu xét tới tài sản gia đình là bao, họ có quyền có được một loại giáo dục
hậu trung học tương xứng với khả năng và sở thích. Nhưng trong khi tôi có thể
nhìn thấy nơi ông Trump, một đại gia trong lĩnh vực bất động sản, hỗ trợ cho
một chương trình gia cư đại chúng (với hầu hết các lợi ích sẽ đem về cho
người khai dựng chương trình như chính ông ta), ông hứa bãi bỏ về luật bảo
hiểm sức khoẻ Obamacare, nó sẽ làm cho hàng triệu người Mỹ không có bảo hiểm.
(Ngay sau cuộc bầu cử, ông đề nghị là ông có thể thay đổi một cách thận trọng
trong lĩnh vực này.)
|
The problems posed by the disaffected Americans –
resulting from decades of neglect – will not be solved quickly or by
conventional tools. An effective strategy will need to consider more
unconventional solutions, which Republican corporate interests are unlikely
to favor. For example, individuals could be allowed to increase their
retirement security by putting more money into their Social Security
accounts, with commensurate increases in pension benefits. And comprehensive
family and sick leave policies would help Americans achieve a less stressful
work/life balance.
|
Những vấn đề được đặt ra bởi những người Mỹ bất mãn – là
kết quả từ nhiều thập niên mà không ai quan tâm – sẽ không được giải quyết
một cách nhanh chóng hoặc bằng các phương cách ước lệ. Một chiến lược hữu
hiệu sẽ cần phải xem xét các giải pháp độc đáo hơn, mà lợi ích của doanh
nghiệp thuộc Đảng Cộng Hòa dường như không ủng hộ. Ví dụ như các cá nhân có
thể được phép điều chỉnh tăng mức an sinh trong hưu bổng bằng cách đóng thêm
tiền cho Qũy an sinh xã hội của họ, với sự gia tăng tương xứng trong các trợ
cấp hưu bổng. Các chính sách toàn diện về gia đình và nghỉ ốm sẽ giúp cho
người Mỹ đạt được một sự cân bằng giữa công việc và đời sống, làm họ ít bị
căng thẳng hơn.
|
Likewise, a public option for housing finance could entitle
anyone who has paid taxes regularly to a 20% down-payment mortgage,
commensurate with their ability to service the debt, at an interest rate
slightly higher than that at which the government can borrow and service its
own debt. Payments would be channeled through the income-tax system.
|
Tương tự như vậy, một biện pháp lựa chọn của chính quyền
cho việc tài trợ gia cư có thể cho phép bất cứ ai đã nộp thuế đều đặn, họ có
quyền trả 20% tiền ứng trước cho tiền thế chấp, cho tương xứng với khả năng
của họ để trả nợ, với lãi suất cao hơn một chút mà chính phủ có thể vay và
cho vay nợ. Các khoản thanh toán sẽ được chuyển qua hệ thống thuế thu nhập.
|
Much has changed since President Ronald Reagan began
hollowing out the middle class and skewing the benefits of growth to those at
the top, and US policies and institutions have not kept pace. From the role
of women in the workforce to the rise of the Internet to increasing cultural
diversity, twenty-first century America is fundamentally different from the
America of the 1980s.
|
Có nhiều thay đổi kể từ khi Tổng thống Ronald Reagan bắt
đầu khoét sâu trong tầng lớp trung lưu và làm lệch đi các lợi ích của tăng
trưởng cho những người ở thượng tầng, và các chính sách và định chế của nước
Mỹ đã không theo kịp. Từ vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động cho đến
sự phát triển của Internet để đa dạng văn hóa ngày càng tăng, thế kỷ XXI của
nước Mỹ về cơ bản là khác hẳn so với nước Mỹ trong những năm 1980.
|
If Trump actually wants to help those who have been left
behind, he must go beyond the ideological battles of the past. The agenda I
have just sketched is not only about the economy: it is about nurturing a
dynamic, open, and just society that fulfills the promise of Americans’ most
cherished values. But while it is, in some ways, somewhat consistent with
Trump’s campaign promises, in many other ways, it is the antithesis of them.
|
Nếu Trump thực sự muốn giúp những người đã bị bỏ rơi,
Trump phải vượt qua những trận chiến ý thức hệ của quá khứ. Chương trình nghị
sự mà tôi vừa phác hoạ không chỉ về mặt kinh tế, đó là cách nuôi dưỡng một xã
hội công bình, cởi mở và năng động, nó đáp ứng được các lời hứa về các giá
trị đáng quý nhất của người Mỹ. Nhưng trong khi đó, bằng các cách này, có một
cái gì đó khác phù hợp với những lời hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử của
Trump, hoặc bằng nhiều cách khác, đó là một sự tương phản với các lời hứa.
|
My very cloudy crystal ball shows a rewriting of the rules,
but not to correct the grave mistakes of the Reagan revolution, a milestone
on the sordid journey that left so many behind. Rather, the new rules will
make the situation worse, excluding even more people from the American dream.
|
Trái bóng bằng thủy tinh thể vẫn đục của tôi cho thấy việc
tu chỉnh luật pháp không phải để sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng trong
cuộc cách mạng của Reagan, nó đánh dấu một cột mốc quan trọng trên hành trình
bẩn thỉu mà nó đã bỏ rơi nhiều người. Thay vào đó, các luật lệ mới sẽ làm cho
tình hình tồi tệ hơn, thậm chí nó còn loại bỏ nhiều người hơn ra khỏi giấc mơ
của nước Mỹ.
|
|
|
|
|
|
|
Joseph E. Stiglitz,
recipient of the Nobel Memorial Prize in Economic Sciences in 2001, is University Professor at Columbia University, chair of the US
president’s Council of Economic Advisers under Bill Clinton, a former senior vice president
and chief economist of the World Bank. His most recent
book is The Euro: How a Common Currency Threatens the Future of Europe.
|
Joseph E. Stiglitz
đoạt giải Nobel về Kinh tế học
2001, Giáo sư Đại học Columbia, Chủ tịch Hội đồng Tư
vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông là Phó Chủ tịch và Kinh tế
Trưởng của Ngân hàng Thế giới. Tác phẩm mới nhất là The Euro: How a Common
Currency Threatens the Future of Europe.
|
|
|
|
Translated
by Đỗ Kim Thêm
|
|
|
https://www.project-syndicate.org/commentary/trump-agenda-america-economy-by-joseph-e--stiglitz-2016-11
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn