Image: “A Romanian
T-55 Tank sends a blast downrange as it takes part in a live-fire exercise
during Platinum Lynx 16-4 aboard Babadag Training Area, Romania, April 21,
2016. The purpose behind Platinum Lynx is to improve readiness and increase
Marines’ ability to work seamlessly with other NATO and partner nations
around the world. (U.S. Marine Corps photo by Cpl. Immanuel M.
Johnson/Released).”
|
H1Một xe tăng T-55
Rumani phát ra luồng lửa khi tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật Platinum
Lynx 16-4 ở khu vực huấn luyện Babadag, Romania, ngày 21-4-2016. Mục đích
đằng sau Platinum Lynx là cải thiện sự sẵn sàng và tăng cường khả năng làm
việc liên tục với NATO và các nước đối tác khác trên thế giới (Ảnh: TQLC Mỹ/
Cpl. Immanuel M. Johnson).
|
WHEN CHINA AND VIETNAM WENT TO WAR: FOUR LESSONS FOR
HISTORY
|
Khi Trung Quốc và
Việt Nam đánh nhau: Bốn bài học Lịch sử
|
Beijing and Hanoi have tangled before.
|
Bắc Kinh và Hà Nội đã từng bất hoà với nhau trước đây
|
Matthew Pennekamp
National Interest
June 21, 2016
|
Matthew Pennekamp
National Interest
21/7/2016
|
Last month, during President Barack Obama’s recent
barnstorm through East and Southeast Asia, he announced in a joint press
conference with his Vietnamese counterpart Tran Dai Quang that the embargo on
weapon sales to Vietnam was to be lifted. Though the White House had hitherto
reassured human-rights watchers that any negation of this Cold War–era policy
would be directly tethered to Hanoi’s record of improvement on issues of
freedom of conscience (admittedly described by Obama as “modest”), what ended
up proving more important in the eyes of Washington officialdom was what
Harold Macmillan once described as the primary determining factor in
politics: “Events, dear boy, events!”
|
Trong chuyến đi vòng quanh tới Đông và Đông Nam Á gần đây
của Tổng thống Barack Obama hồi tháng trước, tại một cuộc họp báo chung với
ông Trần Đại Quang, Chủ Tịch nước Việt Nam, ông [Obama] đã thông báo rằng,
lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam đã được dỡ bỏ. Mặc dù cho đến nay Nhà Trắng
vẫn trấn an những nhà quan sát nhân quyền rằng, bất kỳ sự bãi bỏ chính sách
nào thời chiến tranh lạnh này sẽ ràng buộc trực tiếp với hồ sơ cải thiện các vấn
đề tự do về ý thức của Hà Nội (phải thừa nhận rằng mô tả của Obama là “khiêm
tốn”), điều mà rốt cuộc chứng minh là quan trọng hơn trong con mắt của giới
chức Washington là điều mà Harold Macmillan có lần mô tả như là yếu tố quyết
định chính trong chính trị: “sự kiện, bạn quý ơi, sự kiện!”
|
For Obama, the event foremost in mind is the frightening
potential for a hollowing-out of the ambitious Pivot to Asia he christened
seven and a half years ago. While the president has allowed his
foreign-policy focus to be distracted by the Middle Eastern maelstrom as well
as a revanchist Russia, he is not entirely to blame; indeed, both the
Democratic and Republican presidential nominees have done nothing to massage
Pacific Rim interests. Despite much of the language of the Trans Pacific
Partnership (TPP) having been crafted and negotiated in Secretary Hillary
Clinton’s State Department, Candidate Clinton, sensing a rising gale coming
in from her left, wrenched her campaign’s tiller sharply to port, tacking
with the wind of Bernie Sanders’ “Revolution.” She survived the tempest, but
her ability to swing back toward a pro-TPP position is effectively nil—to
paraphrase yet another British prime minister, Winston Churchill, politicians
can easily rat; it’s the re-ratting that comes far harder. And of course,
Donald Trump’s rhetoric regarding the Japanese and South Korean alliances has
caused its share of tremors.
|
Đối với Obama, sự kiện quan trọng nhất trong đầu là tiềm
năng đáng sợ đối với một sự rỗng ruột của công cuộc chuyển trục sang châu Á
đầy tham vọng mà ông đã khai sinh bảy năm rưỡi trước đây. Trong khi tổng
thống đã cho phép chú tâm trong chính sách đối ngoại của mình bị phân tán bởi
cơn xoáy Trung Đông cũng như một nước Nga có đầu óc phục hồi lãnh thổ cũ,
thật sự không phải lỗi về ông hoàn toàn; cả hai ứng cử viên tổng thống đảng
Dân chủ và đảng Cộng hòa đã chẳng làm gì để xoa nắn lợi ích vùng Vành đai Thái
Bình Dương. Mặc dù phần lớn ngôn ngữ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) đã được thảo ra và đàm phán ở Bộ Ngoại giao thời bà Hillary
Clinton làm Ngoại trưởng, ứng viên Clinton, cảm nhận một cơn gió mạnh nổi lên
từ cánh trái, đã xoay mạnh lái chiến dịch vận động tranh cử của mình về phía
cảng, đương đầu với luồng gió “Cách mạng” của
Bernie Sanders. Bà đã sống sót sau cơn bão, nhưng khả năng bà đảo trở
lại về vị thế ủng hộ TPP là không hiệu quả—nói theo cách của một thủ tướng
Anh khác, Winston Churchill, các nhà chính trị có thể dễ dàng phản bội; chính
sự phản bội lần nữa càng trở nên tệ hại hơn. Và tất nhiên, lời to tiếng của
Donald Trump liên quan tới các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc đã gây ra sự
rúng động chung của nó.
|
For the Vietnamese, however, the “event” is not so much a
single pinpoint in time as eons of accrued mistrust toward their northern
neighbor. The first recorded Chinese invasion of Vietnam was back in the
second century BC, when Emperor Qin Shi Huang expanded his newly united China
into the reaches of northern Vietnam. This state of affairs, with the Chinese
more or less exercising suzerainty over a Vietnamese client kingdom, lasted
until 1884 when the French became the new colonial masters in Southeast Asia.
It was ultimately Washington’s desire to buttress France’s status in Vietnam
that in fact led to the first American involvement under President Truman.
Yet all the while, Ho Chi Minh kept in mind who the more ominous foe was,
actually working with the French to get the Chinese Nationalists out of
northern Vietnam after World War II.
|
Tuy nhiên, đối với người Việt, “sự kiện” không phải chỉ
thoáng qua vì sự mất tin cậy với láng giềng phương bắc đã chồng chất đời đời
kiếp kiếp. Cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam có ghi chép đầu tiên
xảy ra vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, khi Tần Thủy Hoàng mở rộng Trung
Quốc mới thống nhất tới các dải đất miền bắc Việt Nam. Tình trạng này, với
việc Trung Quốc thực hiện ít nhiều quyền bá chủ trên vương quốc phiên thuộc
Việt Nam, kéo dài cho đến năm 1884 khi người Pháp trở thành những ông chủ
thực dân mới ở Đông Nam Á. Chính mong muốn tối hậu của Washington trong việc
củng cố địa vị của Pháp tại Việt Nam mà trên thực tế đã dẫn đến sự can dự đầu
tiên của Mỹ dưới thời Tổng thống Truman. Tuy nhiên, suốt toàn bộ thời gian,
Hồ Chí Minh giữ trong đầu ai mới là kẻ thù đáng lo ngại hơn, qua việc thật sự
cộng tác với Pháp để đẩy quân Quốc dân Đảng Trung Quốc ra khỏi miền bắc Việt
Nam sau Thế chiến thứ II.
|
In 1979, ten years after Ho’s own life had come to an end,
his suspicion was tested, with two hundred thousand soldiers of the People’s
Liberation Army amassed on Vietnam’s northern border ready to invade. Their
failure to make a substantive dent in the guerilla tactics that had served
the Vietnamese so well against the French and Americans is an obvious
takeaway. But in the larger realm of history, there are further lessons to be
gleaned. Here are four others:
|
Năm 1979, mười năm sau khi Hồ Chí Minh mất, nghi ngờ của
ông đã được kiểm nghiệm. Với hai trăm ngàn quân Trung Quốc tụ tập ở biên giới
phía Bắc Việt Nam, sẵn sàng tiến sang xâm phạm. Thất bại của họ tạo ra một
vết lõm sâu rộng trong chiến thuật du kích vốn đã phục vụ Việt Nam rất tốt
chống lại Pháp và người Mỹ là một điểm then chốt hiển nhiên cần nắm. Nhưng
trong lĩnh vực lịch sử rộng lớn hơn có những bài học sâu xa hơn cần được lượm
lặt. Đây là bốn bài học khác:
|
1. America’s
involvement in Vietnam was founded on a faulty premise, and the
Sino-Vietnamese War proved it.
Ever since President Eisenhower had employed the metaphor
of dominos toppling one after another to explain the threat of Communism to
the nations of Southeast Asia in the aftermath of Mao’s 1949 victory in the
Chinese Civil War, this notion served as shorthand for the prevailing wisdom
dictating American Cold War policy. The advance of Communism must be stopped
in its tracks, the theory went, because the nations that had already turned
red were in lock-step and had abandoned historical grievances in pursuit of
the overriding common goal of spreading Marxist ideology. This was the logic
that led Washington policymakers to defend South Vietnam for nearly two
decades. But viewing the Communist threat as a monolith could have been
prevented as early as the late 1950s when rumors of the Sino-Soviet split
were starting to emerge (ironically, the only State Department veterans
capable of analyzing such a development, the fabled China Hands, had seen
their careers hammered by McCarthyist scare-mongering). In playing the 1972
opening to China off the pursuit of détente with Brezhnev’s Soviet Union, the
Nixon/Kissinger duo signaled their appreciation for these intra-Communist
fault lines.
|
1. Việc Mỹ can dự
vào Việt Nam được đặt nền móng trên một tiền đề sai, và Chiến tranh
Trung-Việt đã cho thấy điều đó.
Kể từ khi Tổng thống Eisenhower sử dụng cách ví von về sự
đổ nhào dây chuyền của các con cờ Domino để giải thích mối đe dọa của Chủ
nghĩa Cộng sản tới các nước Đông Nam Á sau chiến thắng năm1949 của Mao trong
cuộc nội chiến Trung Quốc, khái niệm này phục vụ như là một nền tảng tri thức
chiếm ưu thế quyết định chính sách chiến tranh lạnh của Mỹ. Thuyết này đòi
hỏi bước tiến của chủ nghĩa cộng sản trên các nẽo đường của nó phải được chặn
lại, vì các quốc gia đã chuyển thành đỏ, sát cánh đi với nhau và đã gạt bỏ
các bất bình trong lịch sử để cùng theo đuổi mục tiêu chung là truyền bá tư
tưởng Mác-xít. Đó là logic dẫn dắt các nhà hoạch định chính sách Washington
bảo vệ miền Nam Việt Nam trong gần hai thập kỷ. Nhưng việc xem mối đe dọa
Cộng sản vững như một hòn đá tảng đáng lẽ có thể đã được ngăn chặn ít ra là
vào cuối thập niên 1950 khi những tin đồn về sự chia rẽ Trung-Xô đã bắt đầu
xuất hiện (trớ trêu thay, các cựu giới chức Bộ Ngoại giao duy nhất có khả
năng phân tích một sự phát triển như vậy, nhóm China Hands huyền thoại [nhóm
chuyên gia về TQ], lại nhìn thấy sự nghiệp của họ bị việc hù doạ của McCarthy
ngăn lại). Trong việc chơi trò mở cửa cho Trung Quốc năm 1972 bên ngoài việc
theo đuổi hòa hoãn với Liên Xô thời Brezhnev, bộ đôi Nixon / Kissinger đã đưa
ra tín hiệu đánh giá cao các rạn nứt trong nội bộ Cộng sản.
|
It was the Sino-Vietnamese War that made these fault lines
plain for all to see. In 1978, Vietnam, tiring of the instability caused on
the Vietnamese/Cambodian border by the Khmer Rouge government in power since
1975, launched an offensive into Cambodia and took Phnom Penh. However, in
the great game of Moscow/Beijing rivalry, this was interpreted (correctly) as
a Moscow-aligned nation making war on a Beijing-allied nation. In a minuet
somewhat reminiscent of August 1914, China, which could not allow this
affront to its ally to go unanswered, intervened against Vietnam, staging the
invasion that led to the Sino-Vietnamese War. It is interesting to note as
well that before it was clear the Vietnamese would hold their own against the
PLA, the Soviet Union was supplying Hanoi with materiel and had already
dispatched naval support to the South China Sea to assist in
intelligence-gathering.
|
Chính cuộc chiến tranh Trung-Việt đã làm cho các rạn nứt
đó tỏ rõ cho mọi người đều thấy. Năm 1978, Việt Nam, mệt mỏi về sự bất ổn ở
biên giới Campuchia – Việt Nam, do chính quyền Khmer Đỏ cầm quyền từ năm 1975
gây ra, đã phát động một cuộc tấn công vào Campuchia và chiếm lấy Phnom Penh.
Tuy nhiên, trong ván bài cạnh tranh lớn Moscow – Bắc Kinh, điều này được diễn
giải (một cách chính xác) là một quốc gia liên kết với Moscow gây chiến với
một quốc gia liên minh với Bắc Kinh. Trong một màn luân vũ, phần nào gợi nhớ
đến tháng 8 năm 1914 [thời gian khởi đầu thế chiến thứ nhất], Trung Quốc,
không thể cho phép sự sỉ nhục này được bỏ qua không lời đáp trả cho đồng minh
của mình, đã can thiệp chống lại Việt Nam, dàn dựng cuộc xâm lược dẫn đến
chiến tranh Trung-Việt. Cũng thú vị khi lưu ý là trước khi tỏ rõ Việt Nam sẽ
tự mình chống lại quân đội Trung Quốc, Liên Xô đã cung cấp trang thiết bị
quân sự cho Hà Nội và đã phái tàu hải quân yểm trợ đến biển Đông để trợ giúp
cho việc thu thập tin tức.
|
2. Beware a new
leader who needs to prove his strength. He might just lash outward.
By 1979, the diminutive Deng Xiaoping was newly ensconced
in power, having seen off the rival threat posed by the ultra-Maoist Gang of
Four (headed by Mao’s fourth wife, Jiang Qing). Deng intended for his leadership to be
disruptive and a break from Maoist orthodoxy. However, the lurch toward
economic liberalization that defined the Chinese experience after the 1980s
could not have occurred without Deng first consolidating power and proving his
capacity for leadership (the old imperial concept of the Mandate of Heaven,
while no longer formalized, has never really exited the Chinese imagination).
Unsurprisingly, waging war against a historic and long-standing enemy was the
surest means to achieve both.
Additionally, for a Chinese leader to ascent to the summa
of paramount leader, his power must rest on an effective tripod: control of
the state, control of the Communist Party, and control of the military. In
choosing to fight where—and more importantly, when—he did, Deng may have
bought himself precious time in his first full year in charge to cement his
own power in Beijing while the PLA was too distracted by an active campaign
to throw up any hurdles.
|
2. Hãy coi chừng một
nhà lãnh đạo mới cần chứng tỏ sức mạnh của mình. Ông ta có thể chỉ tấn công
ra ngoài.
Vào năm 1979, nhà lãnh đạo nhỏ thó Đặng Tiểu Bình mới xác
lập được quyền lực, thấy được mối đe dọa thù địch do bè lũ 4 tên cuồng Mao
(do Giang Thanh, vợ thứ tư của Mao cầm đầu) đặt ra. Đặng có ý muốn cho thấy
cách lãnh đạo của mình phá vỡ và tách biệt với cách chính thống của Mao. Tuy
nhiên, các bước đi chệnh choạng về phía tự do hóa kinh tế vốn xác định kinh
nghiệm của Trung Quốc sau thập niên 1980 không thể xảy ra nếu trước hết Đặng
không củng cố quyền lực và chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình (khái niệm về
Thiên mệnh đế vương xưa cũ, dù không còn chính thức, vẫn chưa bao giờ thật sự
thoát ra khỏi tâm trí của người Trung Quốc). Không ngạc nhiên là việc tiến
hành cuộc chiến tranh chống lại một kẻ thù lịch sử lâu dài là cách chắc chắn
nhất để đạt được cả hai điều đó.
Ngoài ra, đối với một nhà lãnh đạo Trung Quốc, để thăng
lên vị trí lãnh đạo tối cao, quyền lực của ông ta phải dựa trên ba trụ cột
hiệu quả: điều khiển nhà nước, điều khiển Đảng Cộng sản, và điều khiển quân
đội. Trong việc lựa chọn chỗ nào—và quan trọng lúc nào—để đánh như ông ta đã
làm, Đặng Tiểu Bình có thể mua thời gian quý báu cho mình trong năm đầu tiên
nắm quyền để củng cố quyền lực của chính mình ở Bắc Kinh, trong khi quân đội
Trung Quốc bị quá phân tâm bởi một chiến dịch sôi động có nhiều trở ngại phải
vượt qua.
|
3. The ethnic
minority as a readily available excuse.
Whether it be Hitler’s insistence that Sudeten Germans
were being marginalized in Czechoslovakia, Putin’s belief in Russia’s role as
the protector of ethnic Russians beyond its borders, Milosevic’s and
Tudjman’s divvying-up of Bosnia on behalf of its respective Serb and Croat
populations or, indeed, Western support for the Bosnian Muslims and Kosovar
Albanians in the same conflict, the use of the supposedly mistreated ethnic
minority as a casus belli is a tried and tested tactic. This proved to be
true in the case of the Sino-Vietnamese War, with Beijing accusing Hanoi of
mistreating the ethnic Han Hoa population within Vietnam. Like many instances
of this excuse, the actual mistreatment was hyperbolized; indeed, agents
provocateurs from the Chinese embassy leaned on the Hoa press to print
anti-Soviet (and, with the chess match of the Sino-Soviet split in mind, implicitly
anti-Vietnamese) tracts. Nor was Hanoi’s treatment punitive—it was focused on
trying to assimilate them more deeply into Vietnamese culture. Hoa
sufferings, to the extent they existed, were a pretext.
|
3. Dân thiểu số như
một cái cớ có sẵn
Cho dù đó là việc Hitler khăng khăng cho rằng người Đức
Sudeten đã bị gạt ra bên lề ở Tiệp Khắc, việc Putin tin vào vai trò của Nga
là kẻ bảo vệ người sắc tộc Nga bên ngoài biên giới của mình, việc Milosevic
và Tudman xẻ chia Bosnia nhân danh dân tộc Serbia và Croat, quả thật, việc
phương Tây trợ giúp cho những người Hồi giáo Bosnia và Albania trong cùng cuộc xung đột đó, việc
sử dụng dân thiểu số được cho là bị đối xử tệ hai như một cái cớ gây chiến
(casus belli) là một chiến thuật thăm dò và kiểm nghiệm. Điều này cho thấy
đúng trong trường hợp chiến tranh Trung-Việt, với Bắc Kinh cáo buộc Hà Nội
đối xử tệ với những người Hoa ở Việt Nam. Giống như nhiều trường hợp nại lý
do này, sự đối xử tệ hại thực tế đã bị phóng đại; quả thật, những nhân viên
kích động từ đại sứ quán Trung Quốc đã dựa vào việc đàn áp người Hoa để ca
bài chống Liên Xô (và với cuộc cờ về sự chia rẽ Trung-Xô trong đầu, cũng ngầm
chống Việt Nam). Cũng không phải việc đối xử của Hà Nội có tính trừng phạt—nó
tập trung vào việc cố gắng đồng hóa họ sâu đậm hơn vào văn hóa Việt. Những
nỗi khổ mà người Hoa gánh chịu, trong chừng mực mà chúng tồn tại, chỉ là một
cái cớ.
|
4. Redefining the
objective if the original no longer works.
Most of the Washington foreign-policy establishment knows
a slight of hand when it sees one. When Barack Obama announced in August 2012
that the deployment and use of chemical weapons by Syrian forces still loyal
to Bashar al-Assad would constitute the crossing of a “red line,” the phrase
was suitably ambiguous for the president to fill in at a later date a precise
explanation of what would occur if the line were crossed—though most
(including Obama, according to Jeffrey Goldberg’s study of the president’s
decision-making) assumed it would involve airstrikes. When that proved to be
politically infeasible, John Kerry, in taking a reporter’s question regarding
whether commandeering Assad’s existing chemical weapons stockpile with
Russian assistance would fulfil the action necessitated by having drawn the
red line in the first place, suddenly found his out. This was the
foreign-policy equivalent of moving the goalpost and claiming the match.
|
4. Xác định lại mục
tiêu nếu mục tiêu ban đầu không còn hiệu lực
Hầu hết các cơ quan chính sách ngoại giao Washington đều
biết trò xảo thuật khi thấy nó. Vào tháng 8 năm 2012, khi Barack Obama công
bố rằng việc triển khai và sử dụng vũ khí hóa học của lực lượng Syria vẫn còn
trung thành với Bashar al-Assad tạo thành việc vượt quá “lằn ranh đỏ”, cụm từ
này mơ hồ một cách thích hợp để sau này tổng thống thêm vào lời giải thích
chính xác về điều gì sẽ xảy ra nếu lằn ranh bị vượt— dù hầu hết (kể cả Obama,
theo nghiên cứu của Jeffrey Goldberg về việc ra quyết định của tổng thống)
đều cho rằng nó sẽ dính dáng đến các cuộc không kích. Khi điều đó được cho
thấy là không khả thi về mặt chính trị, John Kerry, khi nhận câu hỏi của
phóng viên về việc liệu chuyện tước lấy kho vũ khí hoá học hiện có của Assad
với sự trợ giúp của Nga là hoàn thành hành động cần phải có do đã vẽ lằn ranh
đỏ ngay lúc đầu, bất ngờ thấy mình không đúng. Điều này trong chính sách đối
ngoại, tương đương với việc dời khung thành rồi tuyên bố thắng.
|
The Chinese had to use the same move once they discovered
just how intractable their Vietnamese adversaries were. With two hundred thousand
troops were committed to the venture, a further million mobilized, and Deng
personally seeking Jimmy Carter’s assurance that the United States would not
interfere in the forthcoming war, there was every indication that Beijing had
far more ambitious goals in mind. China’s admission that it was intervening
in order to aid its Cambodian ally would lead one to believe that it intended
to fight on until actionable progress had been made on the Cambodian front.
Yet three weeks later, once it was established that the Vietnamese would
neither quit Hanoi nor remove any forces from Cambodia to counter the
northern threat, Beijing began to hedge its rhetoric, claiming that proving
the Soviet Union incapable of defending its ally was a victory in itself.
|
Trung Quốc đã từng sử dụng trò này khi họ phát hiện ra đối
thủ Việt Nam của họ khó trị như thế nào. Với hai trăm ngàn quân dành cho hành
động phiêu lưu đó, nửa triệu được huy động thêm, và chính bản thân Đặng cũng
tìm kiếm sự bảo đảm của Jimmy Carter, rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào cuộc
chiến tranh sắp tới, có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có nhiều mục tiêu tham
vọng hơn trong đầu. Việc Trung Quốc thừa nhận rằng, họ can thiệp để giúp đồng
minh Campuchia, khiến người ta tin rằng họ có ý định đánh cho đến khi có tiến
bộ thấy được trên mặt trận Campuchia. Tuy nhiên, ba tuần sau đó, khi đã xác
định được rằng Việt Nam sẽ không rời bỏ Hà Nội hay chuyển bất kỳ lực lượng
nào từ Campuchia về để chống lại mối đe doạ ở phía Bắc, Bắc Kinh bắt đầu rào
đón bằng cách nói rằng việc chứng minh Liên Xô không có khả năng bảo vệ đồng
minh, tự nó đã là một thắng lợi.
|
With tension rising in the South China Sea and the U.S.
arms restrictions dialling back, the Sino-Vietnamese War deserves another
look.
|
Với căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Hoa Kỳ rút lại lệnh
hạn chế vũ khí, chiến tranh Trung-Việt đáng xem lại lần nữa.
|
Matthew Pennekamp is
a resident junior fellow at the Center for the National Interest.
|
Matthew Pennekamp là một nhà
nghiên cứu thường trực tại Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia (Center For the
National Interest).
|
Translated by Song Phan
|
|
http://nationalinterest.org/feature/when-china-vietnam-went-war-four-lessons-history-16675?page=show
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Tuesday, August 2, 2016
WHEN CHINA AND VIETNAM WENT TO WAR: FOUR LESSONS FOR HISTORY Khi Trung Quốc và Việt Nam đánh nhau: Bốn bài học Lịch sử
Labels:
CHINA2-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn