MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, March 23, 2015

CAN PUTIN SURVIVE? Liệu Putin Có Thể Tồn Tại?



CAN PUTIN SURVIVE?

Liệu Putin Có Thể Tồn Tại?

By George Friedman
George Friedman
Stratfor
Geopolitical Weekly MARCH 17, 2015
Stratfor
Geopolitical Weekly 17/3/2015

Editor's Note: This week, we revisit a Geopolitical Weekly first published in July 2014 that explored whether Russian President Vladimir Putin could hold on to power despite his miscalculations in Ukraine, a topic that returned to prominence with his recent temporary absence from public view. While Putin has since reappeared, the issues highlighted by his disappearing act persist.

Lời Toà Soạn: Tuần này, chúng tôi mở lại bài viết trong Geopolitical Weekly được viết đầu tiên hồi tháng Bảy năm 2014 trong đó nêu ra là liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể duy trì được quyền lực hay không, dù ông đã tính toán sai lầm ở Ukraine, chủ đề này trở nên nổi bật với sự vắng mặt tạm thời gần đây của ông trước công chúng. Trong khi Putin đã xuất hiện trở lại, các vấn đề nổi lên do hành động biến mất của ông vẫn còn tồn tại.


There is a general view that Vladimir Putin governs the Russian Federation as a dictator, that he has defeated and intimidated his opponents and that he has marshaled a powerful threat to surrounding countries. This is a reasonable view, but perhaps it should be re-evaluated in the context of recent events.

Có một quan điểm chung cho rằng ông Vladimir Putin cai trị Liên bang Nga như là một nhà độc tài, rằng ông đã đánh bại và đe dọa các đối thủ của ông, và rằng ông đã gây đe dọa mạnh mẽ đến các nước xung quanh. Đây là một quan điểm hợp lý, nhưng có lẽ nó nên được đánh giá lại trong bối cảnh của các sự kiện gần đây.

Ukraine and the Bid to Reverse Russia's Decline

Ukraine is, of course, the place to start. The country is vital to Russia as a buffer against the West and as a route for delivering energy to Europe, which is the foundation of the Russian economy. On Jan. 1, Ukraine's president was Viktor Yanukovich, generally regarded as favorably inclined to Russia. Given the complexity of Ukrainian society and politics, it would be unreasonable to say Ukraine under him was merely a Russian puppet. But it is fair to say that under Yanukovich and his supporters, fundamental Russian interests in Ukraine were secure.

Ukraine và nổ lực để đảo ngược sự suy sụp của Nga

Dĩ nhiên, Ukraine là nơi để khởi đầu câu chuyện. Đất nước này hết sức quan trọng đối với Nga trong việc làm trái đệm chống lại phương Tây và cũng là tuyến đường để cung cấp năng lượng cho châu Âu, nền tảng của nền kinh tế Nga. Ngày 1/1/2014, Tổng thống Ukraine là ông Viktor Yanukovich, nhìn chung được coi là thân Nga. Do sự phức tạp xã hội và chính trị của Ukraine, sẽ là vô lý khi nói rằng Ukraine do ông lãnh đạo chỉ là một con rối của Nga. Nhưng công bằng để nói rằng dưới triều của ông Yanukovich và những người ủng hộ ông, những lợi ích căn bản của Nga ở Ukraine được an toàn.

This was extremely important to Putin. Part of the reason Putin had replaced Boris Yeltsin in 2000 was Yeltsin's performance during the Kosovo war. Russia was allied with the Serbs and had not wanted NATO to launch a war against Serbia. Russian wishes were disregarded. The Russian views simply didn't matter to the West. Still, when the air war failed to force Belgrade's capitulation, the Russians negotiated a settlement that allowed U.S. and other NATO troops to enter and administer Kosovo. As part of that settlement, Russian troops were promised a significant part in peacekeeping in Kosovo. But the Russians were never allowed to take up that role, and Yeltsin proved unable to respond to the insult.

Điều này cực kỳ quan trọng đối với ông Putin. Một phần của lý do là vì ông Putin thay ông Boris Yeltsin năm 2000 vì ông Yeltsin quá kém trong chiến tranh Kosovo. Nga đã liên minh với những người Serbs và không muốn NATO khởi động một cuộc chiến tranh chống lại Serbia. Mong muốn của Nga đã bị bỏ qua. Các quan điểm của Nga đơn giản được coi là không quan trọng đối với phương Tây. Dù vậy, khi cuộc chiến trên không thất bại để buộc Belgrade đầu hàng, người Nga đã đàm phán một thỏa hiệp cho phép quân đội Mỹ và NATO xâm nhập và quản lý Kosovo. Một phần của giải pháp đó, là quân đội Nga hiện diện đáng kể trong lực luợng gìn giữ hòa bình ở Kosovo. Nhưng người Nga đã không bao giờ có được vai trò đó, và ông Yeltsin đã tỏ ra không đáp ứng lại được sự sỉ nhục này.

Putin also replaced Yeltsin because of the disastrous state of the Russian economy. Though Russia had always been poor, there was a pervasive sense that it been a force to be reckoned with in international affairs. Under Yeltsin, however, Russia had become even poorer and was now held in contempt in international affairs. Putin had to deal with both issues. He took a long time before moving to recreate Russian power, though he said early on that the fall of the Soviet Union had been the greatest geopolitical disaster of the 20th century. This did not mean he wanted to resurrect the Soviet Union in its failed form, but rather that he wanted Russian power to be taken seriously again, and he wanted to protect and enhance Russian national interests.

Putin cũng thay ông Yeltsin vì tình trạng thảm hại của nền kinh tế Nga. Mặc dù Nga luôn luôn nghèo, nhưng quan niệm chung được hiểu, nó là một sức mạnh không thể được xem thuờng trong các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, duới triều Yeltsin, Nga đã chẳng những trở nên nghèo hơn mà còn bị khinh thường trong các vấn đề quốc tế. Putin đã phải đối phó với cả hai vấn đề này. Ông đã mất một thời gian dài trước khi đưa nó về hướng hồi phục lại sức mạnh của Nga. Dù truớc đó ông nói rằng sự sụp đổ của Liên Xô được xem là thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ 20. Nhưng điều này không có nghĩa là ông muốn làm sống lại Liên Xô ở cái dạng thất bại của nó, mà đúng hơn là ông muốn quyền lực của Nga được thế giới nghiêm túc nể trọng lại, và ông muốn bảo vệ cũng như cũng cố lợi ích quốc gia Nga.

The breaking point came in Ukraine during the Orange Revolution of 2004. Yanukovich was elected president that year under dubious circumstances, but demonstrators forced him to submit to a second election. He lost, and a pro-Western government took office. At that time, Putin accused the CIA and other Western intelligence agencies of having organized the demonstrations. Fairly publicly, this was the point when Putin became convinced that the West intended to destroy the Russian Federation, sending it the way of the Soviet Union. For him, Ukraine's importance to Russia was self-evident. He therefore believed that the CIA organized the demonstration to put Russia in a dangerous position, and that the only reason for this was the overarching desire to cripple or destroy Russia. Following the Kosovo affair, Putin publicly moved from suspicion to hostility to the West.

Khởi điểm của sự thất bại đến từ Ukraine trong cuộc Cách mạng Cam năm 2004. Yanukovich đã được bầu làm tổng thống năm đó trong những điều kiện đáng nghi ngờ, và những người biểu tình đã buộc ông phải tổ chức một cuộc bầu cử thứ hai. Ông thua, và một chính phủ thân phương Tây lên nắm quyền. Tại thời điểm đó, ông Putin đã cáo buộc CIA và các cơ quan tình báo phương Tây đã tổ chức các cuộc biểu tình. Gần như công khai, đây là thời điểm mà ông Putin tin rằng phương Tây muốn phá hủy Liên bang Nga, muốn nó đi theo đường sụp đổ của Liên Xô. Đối với ông, tầm quan trọng của Ukraine cho nước Nga là hiển nhiên. Do đó, ông tin rằng CIA tổ chức các cuộc biểu tình để đưa Nga vào vị trí nguy hiểm, và lý do duy nhất cho điều này là ý muốn làm tê liệt hoặc tiêu diệt Nga. Sau vụ Kosovo, Putin công khai chuyển từ thái độ nghi ngờ sang sự thù địch với phương Tây.

The Russians worked from 2004 to 2010 to undo the Orange Revolution. They worked to rebuild the Russian military, focus their intelligence apparatus and use whatever economic influence they had to reshape their relationship with Ukraine. If they couldn't control Ukraine, they did not want it to be controlled by the United States and Europe. This was, of course, not their only international interest, but it was the pivotal one.

Người Nga ra sức làm việc từ năm 2004-2010 để đảo ngược cuộc Cách mạng Cam. Họ ra sức xây dựng lại quân đội Nga, tập trung điểm nhấn rõ hơn trong bộ máy tình báo của họ, và sử dụng bất cứ ảnh hưởng kinh tế nào mà họ có để định hình lại mối quan hệ của họ với Ukraine. Nếu họ không thể kiểm soát Ukraine, họ không muốn nó được kiểm soát bởi Hoa Kỳ và Châu Âu. Điều này, tất nhiên, không chỉ là quan tâm quốc tế duy nhất, mà còn là then chốt.

Russia's invasion of Georgia had more to do with Ukraine than it had to do with the Caucasus. At the time, the United States was still bogged down in Iraq and Afghanistan. While Washington had no formal obligation to Georgia, there were close ties and implicit guarantees. The invasion of Georgia was designed to do two things. The first was to show the region that the Russian military, which had been in shambles in 2000, was able to act decisively in 2008. The second was to demonstrate to the region, and particularly to Kiev, that American guarantees, explicit or implicit, had no value. In 2010, Yanukovich was elected president of Ukraine, reversing the Orange Revolution and limiting Western influence in the country.

Cuộc xâm chiếm Georgia của Nga nhằm phục vụ mục tiêu Ukraine nhiều hơn là nhằm vào vùng Caucasus. Vào thời điểm đó, Mỹ vẫn còn sa lầy ở Iraq và Afghanistan. Trong khi Washington không có nghĩa vụ chính thức để bảo vệ Georgia, nhưng có các quan hệ chặt chẽ và các bảo đảm mặc thị. Cuộc xâm lăng Georgia được thiết kế để phục vụ hai mục tiêu. Đầu tiên là để chứng tỏ cho khu vực thấy rằng quân đội Nga, vốn ở trong tình trạng bệ rạc năm 2000, đã có thể hành động một cách cương quyết trong năm 2008. Thứ hai là để chứng minh cho khu vực này thấy rằng, đặc biệt là Kiev, sự đảm bảo của Mỹ, dù minh thị hay mặc thị, cũng đều không có giá trị. Năm 2010, Yanukovich được bầu làm tổng thống Ukraine, đảo chiều cuộc Cách mạng Cam và hạn chế ảnh hưởng của phương Tây vào nước này.

Recognizing the rift that was developing with Russia and the general trend against the United States in the region, the Obama administration tried to recreate older models of relationships when Hillary Clinton presented Putin with a "reset" button in 2009. But Washington wanted to restore the relationship in place during what Putin regarded as the "bad old days." He naturally had no interest in such a reset. Instead, he saw the United States as having adopted a defensive posture, and he intended to exploit his advantage.

Nhận thức được sự rạn nứt đang xảy ra với Nga và xu hướng chung của khu vực là chống lại Hoa Kỳ, chính quyền Obama đã cố gắng tái tạo lại mô hình bang giao cũ của các mối quan hệ, khi Hillary Clinton tặng Putin nút “khởi động lại”/reset năm 2009. Nhưng Washington muốn khôi phục lại mối quan hệ cũ ở thời điểm của những gì mà Putin coi là “ngày xưa xấu xí.” Dĩ nhiên là ông Putin không quan tâm đến sự khởi động lại như vậy. Thay vào đó, ông nhìn thấy rằng Hoa Kỳ đang lui về thế thủ, và ông muốn khai thác nó cho lợi thế của ông.

One place he did so was in Europe, using EU dependence on Russian energy to grow closer to the Continent, particularly Germany. But his high point came during the Syrian affair, when the Obama administration threatened airstrikes after Damascus used chemical weapons only to back off from its threat. The Russians aggressively opposed Obama's move, proposing a process of negotiations instead. The Russians emerged from the crisis appearing decisive and capable, the United States indecisive and feckless. Russian power accordingly appeared on the rise, and in spite of a weakening economy, this boosted Putin's standing.


Một trong những nơi ông muốn làm như vậy là châu Âu, lợi dụng sự lệ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga để phát triển gần gũi hơn với các nước ở lục địa này, đặc biệt là Đức. Cao điểm của ông là trong vụ Syria, khi chính quyền Obama đe dọa không kích Damascus vì ông Assad đã sử dụng vũ khí hóa học, rồi sau đó lại thối bộ lui. Nga đã phản đối mạnh mẽ hành động của Obama, và đề xuất một quá trình đàm phán để thay thế. Qua cuộc khủng hoảng này, phía Nga nổi bật là có năng lực và có quyết định, phía Mỹ tỏ ra thiếu quyết đoán và yếu ớt. Quyền lực của Nga vì vậy mà gia tăng, mặc dù Nga có một nền kinh tế yếu, điều này làm tăng vị thế của Putin.

The Tide Turns Against Putin

Events in Ukraine this year, by contrast, have proved devastating to Putin. In January, Russia dominated Ukraine. By February, Yanukovich had fled the country and a pro-Western government had taken power. The general uprising against Kiev that Putin had been expecting in eastern Ukraine after Yanukovich's ouster never happened. Meanwhile, the Kiev government, with Western advisers, implanted itself more firmly. By July, the Russians controlled only small parts of Ukraine. These included Crimea, where the Russians had always held overwhelming military force by virtue of treaty, and a triangle of territory from Donetsk to Luhansk to Severodonetsk, where a small number of insurgents apparently supported by Russian special operations forces controlled a dozen or so towns.

Dòng nuớc nguợc cho Putin

Những biến cố xảy ra trong năm 2014 ở Ukraine thì ngược lại, nó đã tàn phá ông Putin. Vào tháng Giêng 2014, Nga thống trị Ukraine. Qua tháng Hai, ông Yanukovich trốn khỏi đất nước này và một chính phủ thân phương Tây nắm quyền. Các cuộc nổi dậy chống Kiev mà ông Putin mong đợi ở miền đông Ukraine sau khi ông Yanukovich bị lật đổ đã không hề xảy ra. Trong khi đó, chính phủ Kiev, với các cố vấn phương Tây, đã tự bắt rễ vững chắc hơn. Đến tháng Bảy, người Nga kiểm soát chỉ vài mãnh nhỏ của Ukraine. Nó bao gồm Crimea, nơi mà người Nga luôn có căn cứ quân sự áp đảo do bởi sự cho phép của hiệp ước, và một khu tam giác lãnh thổ từ Donetsk đến Luhansk đến Severodonetsk, nơi mà một lượng nhỏ các phần tử nổi dậy được hỗ trợ bởi lực lượng đặc biệt của Nga kiểm soát chừng một chục thị trấn.

If no Ukrainian uprising occurred, Putin's strategy was to allow the government in Kiev to unravel of its own accord and to split the United States from Europe by exploiting Russia's strong trade and energy ties with the Continent. And this is where the crash of the Malaysia Airlines jet is crucial. If it turns out — as appears to be the case — that Russia supplied air defense systems to the separatists and sent crews to man them (since operating those systems requires extensive training), Russia could be held responsible for shooting down the plane. And this means Moscow's ability to divide the Europeans from the Americans would decline. Putin then moves from being an effective, sophisticated ruler who ruthlessly uses power to being a dangerous incompetent supporting a hopeless insurrection with wholly inappropriate weapons. And the West, no matter how opposed some countries might be to a split with Putin, must come to grips with how effective and rational he really is.

Nếu không có cuộc nổi dậy đòi dân chủ của người Ukraine xảy ra, thì chiến lược của ông Putin đã cho phép chính quyền Kiev tự tách ra khỏi phuơng tây theo cách riêng của mình và chia rẽ Hoa Kỳ với châu Âu bằng cách tận dụng mối quan hệ thương mại và năng lượng mạnh mẽ của Nga với lục địa này. Và đây là lý do tại sao vụ tai nạn máy bay Malaysia Airlines bị bắn rơi rất là nghiệt ngã. Nếu nó được biết đến – như có vẽ trong trường hợp này – là Nga cung cấp các hệ thống phòng không cho lực lượng ly khai và gửi chuyên viên đến điều hành (vì điều khiển các hệ thống này đòi hỏi một sự huấn luyện rất lâu và kỹ), Nga có thể bị kết án là phải chịu trách nhiệm trong việc bắn hạ máy bay. Và điều này có nghĩa là khả năng của Moscow để phân hóa châu Âu và Mỹ sẽ giảm. Ông Putin sau đó sẽ được xem, thay vì là một nhà cai trị tinh vi và hiệu quả, thì lại là một kẻ bất tài nguy hiểm, sử dụng quyền lực một cách tàn nhẫn để hỗ trợ một cuộc nổi loạn vô vọng với các vũ khí hoàn toàn không phù hợp. Và phương Tây, cho dù một số nuớc không muốn có sự chia rẽ với Putin, cũng phải đương đầu với việc thẩm định xem liệu ông ta có thực sự hiệu quả và hợp lý hay không.

Meanwhile, Putin must consider the fate of his predecessors. Nikita Khrushchev returned from vacation in October 1964 to find himself replaced by his protege, Leonid Brezhnev, and facing charges of, among other things, "harebrained scheming." Khrushchev had recently been humiliated in the Cuban missile crisis. This plus his failure to move the economy forward after about a decade in power saw his closest colleagues "retire" him. A massive setback in foreign affairs and economic failures had resulted in an apparently unassailable figure being deposed.

Trong khi đó, Tổng thống Putin phải ngẫm nghĩ về số phận của những người tiền nhiệm truớc ông. Ông Nikita Khrushchev khi đi nghỉ hè trở về tháng 10 năm 1964, thấy mình bị thay thế bởi nguời cận thần là ông Leonid Brezhnev, và phải đối mặt với các cáo buộc, cùng với những thứ khác, bằng một “âm mưu nguỵ tạo”. Khrushchev vừa bị nhục trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Điều này cộng với sự thất bại của ông ta để đưa nền kinh tế đi tới, sau khoảng một thập niên cầm quyền, để thấy đồng chí thân cận nhất của ông cho ông về “nghỉ hưu”. Một thất bại lớn trong đối ngoại cộng với những thất bại kinh tế, nó đưa đến hậu quả là một khuôn mặt tuởng chừng như không thể công kích được, bị lật đổ.

Russia's economic situation is nowhere near as catastrophic as it was under Khrushchev or Yeltsin, but it has deteriorated substantially recently, and perhaps more important, has failed to meet expectations. After recovering from the 2008 crisis, Russia has seen several years of declining gross domestic product growth rates, and its central bank is forecasting zero growth this year. Given current pressures, we would guess the Russian economy will slide into recession sometime in 2014. The debt levels of regional governments have doubled in the past four years, and several regions are close to bankruptcy. Moreover, some metals and mining firms are facing bankruptcy. The Ukrainian crisis has made things worse. Capital flight from Russia in the first six months stood at $76 billion, compared to $63 billion for all of 2013. Foreign direct investment fell 50 percent in the first half of 2014 compared to the same period in 2013. And all this happened in spite of oil prices remaining higher than $100 per barrel.


Tình hình kinh tế Nga không đến nỗi thảm khốc như nó đã xảy ra duới thời Khrushchev hay Yeltsin, nhưng nó đã trở nên xấu đi đáng kể trong thời gian gần đây, và có lẽ quan trọng hơn, là nó đã không đáp ứng được kỳ vọng. Sau khi hồi phục từ cuộc khủng hoảng năm 2008, Nga đã bị suy giảm tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội trong nhiều năm, và ngân hàng trung ương dự báo là không có tăng trưởng (số không) trong năm 2014. Do nhiều áp lực hiện nay, ta có thể đoán là nền kinh tế Nga sẽ đi vào suy thoái ở thời điểm của năm 2014. Các mức nợ của những chính quyền địa phương đã tăng gấp đôi trong vòng bốn năm qua, và nhiều vùng gần như phá sản. Hơn nữa, một số các công ty kim loại và khai thác mỏ đang phải đối mặt với sự phá sản. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Chảy máu vốn từ Nga ra ngoài trong 6 tháng đầu 2014 ở mức $76 tỷ đôla, so với 63 tỷ cho cả năm 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào/FDI đã giảm 50% trong nửa đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Và tất cả các điều này xảy ra mặc dù giá dầu vẫn còn cao hơn $100/một thùng.


Putin's popularity at home soared after the successful Sochi Winter Olympics and after the Western media made him look like the aggressor in Crimea. He has, after all, built his reputation on being tough and aggressive. But as the reality of the situation in Ukraine becomes more obvious, the great victory will be seen as covering a retreat coming at a time of serious economic problems. For many leaders, the events in Ukraine would not represent such an immense challenge. But Putin has built his image on a tough foreign policy, and the economy meant his ratings were not very high before Ukraine.

Dư luận dân chúng ủng hộ ông Putin tăng vọt sau khi tổ chức thành công Thế vận hội mùa đông ở Sochi và sau khi các phương tiện truyền thông phương Tây làm ông nổi bật như là một kẻ xâm lăng Crimea. Ông đã, với tất cả những gì cho thấy, xây dựng danh tiếng của ông như là một lãnh tụ cứng rắn và luôn ở thế công. Tuy nhiên, khi tình hình thực tế Ukraine trở nên rõ ràng hơn, thì sự chiến thắng lớn được xem như là để bao che cho một sự thối lui ở thời điểm mà các vấn đề kinh tế đang nghiêm trọng. Đối với nhiều nhà lãnh đạo khác, các sự kiện ở Ukraine sẽ không tiêu biểu cho thách thức quá lớn như vậy. Nhưng ông Putin đã xây dựng hình ảnh của mình trên một chính sách đối ngoại cứng rắn, và nền kinh tế Nga cho thấy là ông không được xếp hạng quá cao dù trước khi có vụ Ukraine.


Imagining Russia After Putin

In the sort of regime that Putin has helped craft, the democratic process may not be the key to understanding what will happen next. Putin has restored Soviet elements to the structure of the government, even using the term "Politburo" for his inner Cabinets. These are all men of his choosing, of course, and so one might assume they would be loyal to him. But in the Soviet-style Politburo, close colleagues were frequently the most feared.

Tưởng tượng về Nga hậu Putin

Trong loại chế độ mà ông Putin đã dựng ra, thì tiến trình dân chủ không phải là chìa khóa để hiểu những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Putin đã khôi phục lại các yếu tố của Liên Xô vào trong cấu trúc của chính quyền, thậm chí còn sử dụng thuật ngữ “Bộ Chính Trị” để gọi vòng tròn trong chung quanh ông ta. Dĩ nhiên, đây là tất cả những người do ông ta lựa chọn, và vì vậy người ta có thể cho rằng họ sẽ trung thành với ông ta. Nhưng trong Bộ Chính Trị kiểu Liên Xô, đồng chí gần sát cạnh thường xuyên là người đáng sợ nhất.

The Politburo model is designed for a leader to build coalitions among factions. Putin has been very good at doing that, but then he has been very successful at all the things he has done until now. His ability to hold things together declines as trust in his abilities declines and various factions concerned about the consequences of remaining closely tied to a failing leader start to maneuver. Like Khrushchev, who was failing in economic and foreign policy, Putin could have his colleagues remove him.


Mô hình Bộ Chính Trị được thiết kế để cho lãnh tụ xây dựng liên minh giữa các phe phái. Putin đã rất giỏi trong việc này, ông đã rất thành công ở tất cả mọi việc ông làm cho đến bây giờ. Nay thì khả năng của ông để giữ mọi thứ ăn khớp nhau đã suy giảm, khi mà niềm tin vào năng lực của ông đã bị suy sụp và các phe phái khác nhau bắt đầu nghĩ về hậu quả của sự gắn bó với một nhà lãnh đạo thất bại, họ bắt đầu quyền biến. Giống như Khrushchev, đã thất bại trong chính sách kinh tế và đối ngoại, Putin có thể bị những người cộng sự của ông loại bỏ.

It is difficult to know how a succession crisis would play out, given that the constitutional process of succession exists alongside the informal government Putin has created. From a democratic standpoint, Defense Minister Sergei Shoigu and Moscow Mayor Sergei Sobyanin are as popular as Putin is, and I suspect they both will become more popular in time. In a Soviet-style struggle, Chief of Staff Sergei Ivanov and Security Council Chief Nicolai Patryushev would be possible contenders. But there are others. Who, after all, expected the emergence of Mikhail Gorbachev?

Thật là khó để biết việc khủng hoảng tiếp nối lãnh đạo sẽ diễn ra như thế nào, khi mà tiến trình tiếp nối do hiến pháp đề ra, lại nằm song song với sự hiện hữu của một chính quyền không chính thức do Putin lập ra. Đứng từ góc nhìn dân chủ, thì Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin nổi tiếng cũng ngang như Putin, và tôi nghĩ rằng cả hai càng ngày càng nổi tiếng hơn theo thời gian. Nhưng trong tranh chấp quyền lực kiểu Liên Xô, thì Chánh Văn Phòng Sergei Ivanov và Chủ tịch Hội đồng An ninh Nicolai Patryushev sẽ là những ứng viên tiềm năng. Nhưng cũng còn có những người khác nữa. Cuối cùng thì ai? Mong đợi sẽ xuất hiện như là Mikhail Gorbachev?

Ultimately, politicians who miscalculate and mismanage tend not to survive. Putin miscalculated in Ukraine, failing to anticipate the fall of an ally, failing to respond effectively and then stumbling badly in trying to recoup. His management of the economy has not been exemplary of late either, to say the least. He has colleagues who believe they could do a better job, and now there are important people in Europe who would be glad to see him go. He must reverse this tide rapidly, or he may be replaced.

Cuối cùng, những chính khách tính toán sai và quản trị kém có xu hướng không tồn tại. Putin đã tính sai ở Ukraine, thất bại trong việc tiên liệu sự rớt đài của một đồng minh, thất bại trong việc đáp ứng một cách hiệu quả và sau đó vuớng vấp tệ hại trong cố gắng để gỡ lại. Ông quản lý nền kinh tế duới tiêu chuẩn trong thời gian vừa qua, để nói một cách khiêm nhuờng. Ông có những đồng nghiệp mà họ tin rằng họ có thể làm công việc tốt hơn, và bây giờ có những nhân vật quan trọng ở châu Âu, những người này sẽ vui mừng khi thấy ông ta ra đi. Ông ta phải đảo ngược dòng chảy này thật nhanh, hay ông ta có thể bị thay thế.


Putin is far from finished. But he has governed for 14 years counting the time Dmitri Medvedev was officially in charge, and that is a long time. He may well regain his footing, but as things stand at the moment, I would expect quiet thoughts to be stirring in his colleagues' minds. Putin himself must be re-examining his options daily. Retreating in the face of the West and accepting the status quo in Ukraine would be difficult, given that the Kosovo issue that helped propel him to power and given what he has said about Ukraine over the years. But the current situation cannot sustain itself. The wild card in this situation is that if Putin finds himself in serious political trouble, he might become more rather than less aggressive. Whether Putin is in real trouble is not something I can be certain of, but too many things have gone wrong for him lately for me not to consider the possibility. And as in any political crisis, more and more extreme options are contemplated if the situation deteriorates.

Ông Putin vẫn còn chưa bị chấm hết. Nhưng ông đã cai trị 14 năm, kể luôn thời gian Dmitri Medvedev chính thức trên danh nghĩa, và đó là một thời gian dài. Ông cũng có thể khôi phục lại vị thế của mình, nhưng với những gì đã hiện ra ở thời điểm này, tôi cho rằng có những tính toán âm thầm đang được khơi động lên trong đầu của những đồng nghiệp của ông. Chính ông Putin cũng phải tái thẩm định những lựa chọn của ông hàng ngày. Thoái lui trong sự đối mặt với phương Tây và chấp nhận tình trạng tĩnh/status quo hiện tại ở Ukraine sẽ là chọn lựa khó khăn, vì rằng vấn đề Kosovo đã giúp đẩy ông lên nắm quyền và ông đã nói những gì về Ukraine trong những năm qua. Nhưng tình hình hiện nay không thể nào tự nó đứng vững được. Con bài không thể biết trong tình huống này là, nếu ông Putin bị nguy khốn chính trị trầm trọng, ông có thể trở nên hung hăng hơn thay vì ít hơn. Ông Putin có đang thực sự gặp khó khăn hay không là một điều mà tôi không thể biết chắc, nhưng có quá nhiều việc không hay đã xảy ra cho ông gần đây để tôi xem là không có. Và như trong bất kỳ cuộc khủng hoảng chính trị nào, càng lúc càng có nhiều lựa chọn hơn, và cực đoan hơn, được dự tính nếu tình hình xấu đi.

Those who think that Putin is both the most repressive and aggressive Russian leader imaginable should bear in mind that this is far from the case. Lenin, for example, was fearsome. But Stalin was much worse. There may similarly come a time when the world looks at the Putin era as a time of liberality. For if the struggle by Putin to survive, and by his challengers to displace him, becomes more intense, the willingness of all to become more brutal might well increase.

Những ai nghĩ rằng Putin là một nhà lãnh đạo vừa hà khắc nhất và vừa hung hăng nhất của Nga thì nên nhớ rằng trường hợp của ông ta cũng còn khá xa những người khác. Thí dụ như, Lenin rất đáng sợ. Nhưng Stalin còn tồi tệ hơn nhiều. Tuơng tự, có thể đến một thời điểm nào đó khi thế giới nhìn vào thời đại Putin là khoảng thời gian dễ thở. Vì nếu cuộc đấu tranh của Putin để tồn tại, và vì các đối thủ của ông để thay thế ông, trở nên mãnh liệt hơn, sự sẵn sàng của tất cả các bên để trở thành tàn bạo hơn cũng có thể vì thế mà nhanh chóng gia tăng.







translated by Lê Minh Nguyên




https://www.stratfor.com/weekly/can-putin-survive?utm_source=freelist-f&utm_medium=email&utm_term=article&utm_campaign=20150317&mc_cid=ff3163b0c6&mc_eid=45c959bcbc




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn