MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, November 20, 2013

Vietnam, India issue joint statement Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ

Vietnam, India issue joint statement

Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ


Vietnam and India on November 20 issued a Joint Statement on the occasion of General Secretary of the Communist Party of Vietnam Nguyen Phu Trong’s State visit to India.
Việt Nam và Ấn Độ ngày 20 đã đưa ra một Tuyên bố chung nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng 


1. At the invitation of H.E. Dr. Manmohan Singh, Prime Minister of the Republic of India , H.E. Mr. Nguyen Phu Trong, General Secretary of the Communist Party of the Socialist Republic of Vietnam paid a State visit to India from 19-22 November, 2013.

1. Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ, Tiến sỹ Manmohan Singh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 11 năm 2013.



2. The General Secretary called on the President of India H.E. Shri Pranab Mukherjee and met Vice President H.E. Shri Hamid Ansari and Speaker of the Lok Sabha H.E. Smt Meera Kumar. Prime Minister held talks with the General Secretary and hosted a banquet in his honour. External Affairs Minister H.E. Shri Salman Khurshid and leaders of Indian political parties met the General Secretary separately. The General Secretary was accorded a ceremonial reception at the Rashtrapati Bhawan and he laid a wreath at the memorial of Mahatma Gandhi at Rajghat.


2 . Tổng Bí thư đã hội kiến với Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, Phó Tổng thống Shri Hamid Ansari và Chủ tịch Hạ viện Meira Kumar. Thủ tướng  Mamonhan Singh đã hội đàm và chiêu đãi trọng thể Tổng Bí thư. Bộ trưởng Ngoại giao Salman Khurshid và Lãnh đạo một số chính đảng ở Ấn Độ đã gặp Tổng Bí thư. Lễ đón chính thức Tổng Bí thư đã diễn ra tại Phủ Tổng thống, Tổng Bí thư đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Mahatma Gandhi ở Rajghat. Tổng Bí thư và Thủ tướng Ấn Độ chứng kiến lễ ký Hiệp định Vận chuyển Hàng không giữa Việt Nam và Ấn Độ




3. The General Secretary also visited Mumbai where he met the Governor of the state of Maharashtra and interacted with the Indian business community.


3. Tổng Bí thư thăm thành phố Mumbai, hội kiến với Thống đốc bang Maharashtra và gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Ấn Độ.


4. The leaders noted that India and Vietnam had common objectives of inclusive growth and socio-economic development and affirmed that they shared a common vision to meet the aspirations of the peoples of both countries. They also noted that both countries faced similar challenges posed by global economic recession, the menace of terrorism and other issues confronting the international system. The Prime Minister reaffirmed that Vietnam was a pillar of India 's Look East Policy, which was supported by the General Secretary. They envisaged a more active role for India in the regional and international arena.


4. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh Việt Nam và Ấn Độ có những mục tiêu chung về tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và khẳng định cùng có một tầm nhìn đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng ghi nhận hai quốc gia đều phải đối diện với những thách thức giống nhau do suy thoái kinh tế toàn cầu, các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề khác quốc tế khác. Thủ tướng nhắc lại Việt Nam là trụ cột trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ; điều này cũng nhận được sự nhất trí của Tổng Bí thư. Hai nhà lãnh đạo mong muốn Ấn Độ có vai trò tích cực hơn ở khu vực và trên trường quốc tế.


5. The leaders recalled the great contributions of Prime Minister Jawaharlal Nehru and President Ho Chi Minh to the development of India - Vietnam friendship, which was further nurtured by subsequent generations of leaders and peoples of both countries. They expressed satisfaction that regular consultations at all levels had helped consolidate and expand bilateral ties.


5. Hai nhà lãnh đạo nhắc lại những đóng góp to lớn của cố Thủ tướng Jawaharlal Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ, mối quan hệ đó đã được các thế hệ lãnh đạo hai nước gìn giữ và vun đắp; bày tỏ hài lòng đối với các cuộc tham vấn thường xuyên ở tất cả các cấp, điều này đã giúp củng cố và mở rộng mối quan hệ song phương.


6. The leaders expressed satisfaction at the success of the "India - Vietnam Friendship Year" held in 2012 that celebrated the 40th anniversary of establishment of full diplomatic relations and the 5th anniversary of the Strategic Partnership between the two countries. The numerous events organized by both countries raised awareness among the people of both countries about the civilisational linkages between India and Vietnam and the scope for future collaboration in the contemporary world.


6. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về thành công của “Năm Hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ 2012” và cũng là dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ và kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước. Nhiều sự kiện đã được tổ chức ở hai nước nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân hai nước về mối liên hệ giữa các nền văn minh Việt Nam và Ấn Độ và phạm vi hợp tác giữa hai nước trong thế giới đương đại.

7. The leaders emphasized that India - Vietnam relationship was a time tested friendship, characterised by shared interests, mutual trust and multi-dimensional cooperation. In view of the convergence on strategic interests, they agreed to further strengthen and deepen the Strategic Partnership between the two countries. This would contribute to peace, stability and prosperity in the Asia Pacific region and beyond.


7. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng quan hệ hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian, với lợi ích chung, tin cậy lẫn nhau và hợp tác nhiều mặt. Về lợi ích chiến lược, hai bên nhất trí tăng cường và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Điều này sẽ góp phần vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và rộng lớn hơn.


Strategic engagement

8. High level visits in recent years by the Indian President in 2008, Vice President in 2013, Prime Minister in 2010 and Speaker of Lok Sabha in 2011, and the Vietnamese President in 2011, Vice President in 2009, Chairman of National Assembly in 2010 and Prime Minister in 2012 reflected the importance attached to the strengthening of bilateral ties by both sides. The leaders decided to reinforce high level political interactions by enhancing the frequency of bilateral visits and meetings in the margins of regional and multilateral events.


Cam kết chiến lược

8. Các chuyến thăm cấp cao gần đây của Tổng thống Ấn Độ năm 2008, Phó Tổng thống năm 2013, Thủ tướng năm 2010 và Chủ tịch Hạ viện năm 2011; Chủ tịch nước Việt Nam năm 2011, Phó Chủ tịch nước năm 2009, Chủ tịch Quốc hội năm 2010 và Thủ tướng Chính phủ năm 2012 đã phản ánh tầm quan trọng đối với việc tăng cường mối quan hệ song phương. Hai nhà lãnh đạo quyết định tăng cường các cuộc trao đổi chính trị cấp cao bằng việc thúc đẩy các chuyến thăm và các cuộc gặp gỡ song phương bên lề các sự kiện khu vực và đa phương.


9. The leaders welcomed the agreements and the substantive Action Plan adopted at the 15th Joint Commission Meeting in New Delhi on 11 July, 2013 and commended the important contributions made by other existing bilateral mechanisms for consolidating and expanding the relationship.

9. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những kết quả và Kế hoạch Hành động đã được thông qua tại cuộc họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ 15 tại New Dehli ngày 11 tháng 7 năm 2013 và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các cơ chế song phương hiện có nhằm củng cố và mở rộng mối quan hệ song phương hiện nay.


10. The leaders welcomed the decision to establish exchange of visits under the Distinguished Visitors Programme between the Ministry of External Affairs of India and the Commission for External Relations of the Communist Party of Vietnam to strengthen mutual understanding in the fields of governance, public policy, challenges of development and inclusive growth.


10. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh quyết định thực hiện trao đổi đoàn hàng năm theo “Chương trình Khách quý” giữa Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tăng cường hiểu biết, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trên các lĩnh vực quản trị, chính sách công, thách thức đối với phát triển và vấn đề tăng trưởng kinh tế.


11. The leaders agreed that defence cooperation was a significant pillar of the strategic partnership between the two countries. The leaders welcomed the regular defence dialogue, training, exercises, Navy and Coast Guard ship visits, capacity building, exchange of think tanks and other exchanges between relevant agencies of the two countries in recent years. The utilization of the Line of Credit in the field of defence would further strengthen defence cooperation. The leaders recommended that both sides continue to work closely on suitable terms and conditions for the Line of Credit of US$100 million in the field of defense to augment the momentum already created. Both sides welcomed the signing and implementation of the Arrangement on Protection of Classified Information between the two countries and the understanding on training of naval and air force personnel of Vietnam , currently under implementation.


11. Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác quốc phòng đã trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thường xuyên tiến hành đối thoại quốc phòng, huấn luyện, tập trận, tầu Hải quân và Cảnh sát biển thăm viếng lẫn nhau, nâng cao năng lực, trao đổi các cố vấn và giao lưu giữa các cơ quan liên quan của hai nước những năm gần đây. Việc sử dụng khoản tín dụng trong lĩnh vực quốc phòng giúp tăng cường hợp tác quốc phòng. Hai nhà lãnh đạo đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi về các điều khoản của khoản tín dụng 100 triệu USD trong lĩnh vực quốc phòng để tạo thêm động lực cho sự hợp tác sẵn có này. Hai bên hoan nghênh việc ký Thỏa thuận về Bảo vệ Tương hỗ đối với Trao đổi Thông tin mật và Biên bản ghi nhớ hiện đang được triển khai về đào tạo sỹ quan hải quân và không quân Việt Nam.


12. The leaders reiterated their desire and determination to work together to maintain peace, stability, growth and prosperity in Asia . They agreed that freedom of navigation in the East Sea/South China Sea should not be impeded and called the parties concerned to exercise restraint, avoid threat or use of force and resolve disputes through peaceful means in accordance with universally recognized principles of international law, including the UNCLOS. They also welcomed the collective commitment of the concerned parties to abide by and implement the 2002 Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea and to work towards the adoption of a Code of Conduct in the South China Sea on the basis of consensus. They called for cooperation in ensuring security of sea-lanes, maritime security, combating piracy and conducting search and rescue operations.


12. Hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn và quyết tâm hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở Châu Á; nhất trí cho rằng tự do hàng hải ở Biển Đông không nên bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hai nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh các cam kết chung của các bên liên quan về việc tuân thủ và thực hiện Tuyên bố ứng xử của các Bên liên quan ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận. Hai nhà lãnh đạo kêu gọi hợp tác trong việc đảm bảo an ninh các tuyến đường biển, an ninh hàng hải, chống cướp biển và tiến hành các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn.


13. The leaders noted that cooperation had strengthened on security and law enforcement issues. They welcomed the signing of the Treaty on Transfer of Sentenced Prisoners. They also welcomed the entry into force of the Extradition Treaty signed between the two countries. They instructed relevant departments on both sides to focus on sharing of information and experience in combating organized crime, illicit arms and drug trafficking. They welcomed the signing of the MoU on establishment of the India-Gandhi High-tech Crime Laboratory in Hanoi , Vietnam and called for early realisation of the project. The Indian side agreed to continue assisting Vietnam in its efforts at training and capacity building and modernization efforts of the Vietnamese Police.


13. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng hợp tác giữa hai bên đã được tăng cường trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc ký Hiệp định về Chuyển giao Người bị kết án tù; hoan nghênh việc Hiệp định Dẫn độ giữa hai nước bắt đầu có hiệu lực; chỉ đạo các cơ quan liên quan hai nước tập trung vào việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, buôn bán vũ khí trái phép và buôn bán ma túy. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc ký Biên bản thỏa thuận về việc thành lập Phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử Indira Ghandi tại Hà Nội và đề nghị hai bên thúc đẩy để dự án sớm đi vào hoạt động. Phía Ấn Độ nhất trí tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo, nâng cao năng lực và hiện đại hóa cho lực lượng Cảnh sát Việt Nam.


14. The leaders strongly condemned terrorism in all its forms and agreed to increase cooperation in the fight against this global scourge. Both sides also agreed to further strengthen cooperation for an early conclusion of the Comprehensive Convention on International Terrorism, for which India had presented a draft at the United Nations.


14. Hai nhà lãnh đạo lên án mạnh mẽ chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và quyết tâm tăng cường hợp tác nhằm ngăn chặn hiểm họa này một cách toàn diện. Hai bên cũng nhất trí hợp tác chặt chẽ để sớm hoàn thiện Công ước Toàn diện về Khủng bố Quốc tế mà Ấn Độ đã trình dự thảo tại Liên Hợp Quốc.


15. The leaders agreed to strengthen cooperation and coordination to effectively address the challenges posed by non-traditional security threats such as climate change, environmental degradation, energy security, food and water security, HIV/AIDS and avian influenza.


15. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác để đối phó hiệu quả các hiểm họa an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh năng lượng, HIV/AIDS và các dịch bệnh.


16. The leaders decided to broaden bilateral cooperation in areas such as space technology, natural resource management and use, disaster management and mitigation, weather forecasting, oceanography, hydrology, meteorology, nanotechnology and civil nuclear cooperation. They instructed relevant authorities on both sides to work towards early completion of the project to establish a satellite tracking, data reception and processing centre in Ho Chi Minh city under India-ASEAN Cooperation and agreed that both sides will explore new areas such as launching of Vietnamese satellites using Indian launch vehicles and assistance in setting up of earth observation centre in Vietnam.

16. Hai nhà lãnh đạo quyết định mở rộng hợp tác song phương trên các lĩnh vực như công nghệ vũ trụ, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn và ứng phó với thiên tai, dự báo thời tiết, khoa học và công nghệ biển, thủy văn, khí tượng học, công nghệ nano và hợp tác hạt nhân dân sự. Hai nhà lãnh đạo nhất trí đề nghị các cơ quan liên quan hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ để sớm hoàn tất dự án thành lập Trung tâm theo dõi và tiếp nhận dữ liệu vệ tinh tại Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Hợp tác ASEAN-Ấn Độ và nhất trí cho rằng hai bên sẽ tiếp tục tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác mới nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương như việc Việt Nam phóng vệ tinh sử dụng tên lửa đẩy của Ấn Độ và hỗ trợ việc thành lập trung tâm quan sát trái đất tại Việt Nam.


Economic partnership

17. The leaders agreed that enhancing the economic partnership was one of the main components of the strategic partnership between the two countries. They welcomed the outcome of the first meeting of the India - Vietnam Sub-Commission on Trade held in New Delhi on 18 November, 2013. They noted with satisfaction the steady growth in bilateral trade, which on way to meet the target of 7 billion USD by 2015. They noted that favourable conditions should be created for further boosting bilateral trade to 15 billion USD by 2020 and for promoting mutual investments especially in the areas of education, infrastructure, hydrocarbons, power generation, new and renewable energy, agriculture, textiles, information technology, and pharmaceuticals. The leaders also agreed to work for the early signing and implementation of the India-ASEAN FTA in Services and Investments to build on the momentum created by India-ASEAN FTA in Goods. They also agreed work together for early realisation of RCEP so as to facilitate India 's integration into the ASEAN Economic Community.


Quan hệ Đối tác Kinh tế

17. Hai nhà lãnh đạo nhất trí nâng quan hệ đối tác kinh tế trở thành một trong những nội dung chính của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh kết quả cuộc họp lần thứ nhất Tiểu ban Hợp tác Thương mại tổ chức ngày 18/11/2013 tại New Delhi và bày tỏ hài lòng về sự tăng trưởng ổn định của thương mại song phương hướng tới mục tiêu 7 tỉ USD vào năm 2015. Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng thương mại song phương lên 15 tỉ USD vào năm 2020 và thúc đẩy đầu tư giữa hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như giáo dục, cơ sở hạ tầng, dầu khí, năng lượng, năng lượng mới và năng lượng tái tạo, nông nghiệp, dệt, công nghệ thông tin và dược. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí hợp tác sớm triển khai Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ trong các ngành dịch vụ và đầu tư nhằm phát triển hơn nữa dựa trên động lực từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ trong lĩnh vực hàng hóa. Hai bên cũng nhất trí hợp tác sớm thực hiện Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm hỗ trợ Ấn Độ hội nhập vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN.


18. The Vietnamese side welcomed new investments by Indian companies in oil and gas upstream and downstream projects in Vietnam . The leaders noted with satisfaction that Vietnam 's Oil and Gas Group (PetroVietnam) has offered new areas to India for oil and gas exploration.


18. Phía Việt Nam hoan nghênh các dự án đầu tư mới của các công ty Ấn Độ trong các dự án thượng nguồn và hạ nguồn dầu khí ở Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo tỏ hài lòng rằng Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam đã ưu tiên giới thiệu cho Ấn Độ diện tích thăm dò và khai thác dầu khí mới.


19. Both sides welcomed and committed to facilitate the opening of branch offices by their commercial banks in each others' countries, in accordance with the laws of the host country, universally recognized principles of international trade as well as bilateral commitments. They expressed satisfaction with the cooperation between the Ministries of Finance and Customs Departments of the two countries.


19. Hai bên hoan nghênh và cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở các văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại nước này tại nước kia, theo quy định của nước sở tại, phù hợp với nguyên tắc thương mại quốc tế đa phương và các cam kết song phương.

20. The leaders encouraged cooperation between the private sectors of both countries and reaffirmed their support to the Vietnam-India Business Forum and the activities of the chambers of commerce and industry of both countries. The Vietnamese side also agreed to actively support the "ASEAN - India Business Council".


20. Hai nhà lãnh đạo khuyến khích sự hợp tác của khu vực tư nhân của hai nước và khẳng định sự hỗ trợ của khu vực này đối với Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ và hoạt động của phòng thương mại công nghiệp của hai nước. Phía Việt Nam cũng nhất trí hỗ trợ tích cực “Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ”.


21. The leaders welcomed and supported Tata Power to participate as the developer of the 1320 MW Long Phu 2 power project. This would be the largest Indian investment in Vietnam and would act as a forerunner towards greater investment flows from India.


21. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh và ủng hộ việc giới thiệu Tập đoàn Tata tham gia làm nhà thầu của Dự án Nhiệt điện Long Phú 2 công suất 1200 MW. Đây là dự án đầu tư lớn nhất của Ấn Độ tại Việt Nam và sẽ là dự án tiên phong nhằm kích thích dòng đầu tư lớn hơn từ Ấn Độ.


22. The leaders decided to strengthen physical connectivity through land, sea & air transport between India and Vietnam . They welcomed the signing of the Air Services Agreement that would promote cooperation in the civil aviation sector. They welcomed the signing of the bilateral Maritime Shipping Agreement and proposed to initiate discussions, at the official level, on a sub-regional shipping agreement between India and CLMV countries. They highlighted the importance of extension of the road connectivity between India and Vietnam and welcomed India 's suggestion to discuss soft infrastructure requirements to facilitate seamless movement of goods and services across economic corridors and initiation of discussions on an ASEAN-India Transit Transport Agreement (AITTA), to be concluded by end 2015.

22. Hai nhà lãnh đạo quyết định tăng cường sự kết nối giữa Việt Nam và Ấn Độ về vận tải mặt đất, đường biển và đường không. Hai bên hoan nghênh việc ký kết Hiệp định Vận chuyển Hàng không nhằm thúc đẩy hợp tác trong ngành hàng không dân dụng; hoan nghênh việc ký kết Hiệp định Vận tải biển và đề xuất khởi động việc đàm phán chính thức về hiệp định vận tải tiểu khu vực giữa Ấn Độ và các nước CLMV. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao tầm quan trọng của việc mở rộng kết nối đường bộ giữa Việt Nam và Ấn Độ và hoan nghênh đề nghị của Ấn Độ tiến hành thảo luận các yêu cầu về hạ tầng cơ sở mềm nhằm tạo sự thông suốt cho hàng hóa dịch vụ qua các hành lang kinh tế và khởi động đàm phán về Hiệp định Vận tải Quá cảnh ASEAN-Ấn Độ (AITTA), dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2015.


23. The leaders highlighted the important contribution of capacity building and development partnership projects such as the establishment of a Vietnam-India English Language, IT training Centre at the National Defence Academy in Hanoi , the Vocational Training Centre in Ho Chi Minh City and the operationalization of the High Performance Computing Facility at Hanoi University of Science and Technology. They also agreed to expedite new projects involving Lines of Credit from India . The Vietnamese side welcomed the establishment of the India-CLMV Quick Impact Projects (QIPs) Fund under which short gestation projects would be undertaken with grant assistance from India , to directly benefit local communities in a visible and immediate manner in areas such as education, health, sanitation and community development.

23. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của các dự án đối tác phát triển và nâng cao năng lực như thành lập một Trung tâm Đào tạo Công nghệ Thông tin và tiếng Anh ở Học viện Quốc phòng Việt Nam ở Hà Nội, Trung tâm Đào tạo nghề ở thành phố Hồ Chí Minh và đưa vào hoạt động “Trung tâm tính toán hiệu năng cao” tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Hai bên cũng nhất trí xúc tiến các dự án mới trong gói tín dụng của Ấn Độ. Phía Việt Nam cũng hoan nghênh việc thành lập Quỹ các Dự án quy mô nhỏ, hiệu quả nhanh trong đó Ấn Độ sẽ hỗ trợ các dự án thiết thực nhằm phục vụ kịp thời lợi ích của người dân địa phương trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, vệ sinh và phát triển cộng đồng.


24. The leaders noted the strong cooperation in agriculture and related fields and agreed to further deepening of cooperation in research and development in agriculture, fisheries, aquaculture, animal husbandry and dairy. They called for an early convening of the India-Vietnam conference on Agriculture between the Indian Council for Agricultural Research (ICAR) and the Vietnam Academy of Agriculture Sciences (VAAS) and highlighted the immense scope for further collaborations. They welcomed the establishment of a Pangasius breeding farm in India in cooperation with Vietnam . They agreed to promote information exchange and research in Early Mortality Syndrome in shrimp industry.


24. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận sự hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan và nhất trí làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác nghiên cứu và phát triển trong nông nghiệp, nghề cá, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và sản xuất bơ sữa. Hai nhà lãnh đạo đề nghị hai bên sớm tổ chức Hội nghị Việt Nam-Ấn Độ về Nông nghiệp giữa Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) và nhấn mạnh tiềm năng hợp tác to lớn nữa giữa hai bên. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc Việt Nam hợp tác thành lập trang trại nuôi cá tra ở Ấn Độ; nhất trí thúc đẩy nghiên cứu và trao đổi thông tin về Hội chứng tôm chết sớm trong ngành nuôi tôm.

25. The leaders noted with satisfaction the signing of the Programme of Cooperation in Science and Technology for 2013-14. Both sides also welcomed the Program of Cooperation between the Ministry of Science and Technology of Vietnam and the Department of Biotechnology of India.

25. Hai nhà lãnh đạo tỏ hài lòng về việc ký kết Chương trình Hợp tác trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ giai đoạn 2013-2014. Hai bên cũng hoan nghênh Chương trình Hợp tác giữa Bộ Khoa học-Công nghệ Việt Nam và Cục Công nghệ sinh học Ấn Độ.


Cultural and people-to-people contacts

26. The leaders agreed to deepen friendly exchanges, people to people contacts and cooperation in the fields of culture, archaeology, conservation, museology, tourism, public health, sports, education and media. They welcomed early establishment of sister-city relations between Mumbai and Ho Chi Minh City . The Vietnam side welcomed the decision to open an Indian Culture Centre in Hanoi to promote exchange of artists and troupes, holding of film festivals, exchanges between the youth and other cultural activities.

Văn hóa và giao lưu nhân dân

26. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường giao lưu hữu nghị, giao lưu nhân dân và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, khảo cổ học, bảo tồn, khoa học bảo tàng, du lịch, y tế công cộng, thể thao, giáo dục và truyền thông; hoan nghênh việc lập quan hệ kết nghĩa giữa thành phố Mumbai và thành phố Hồ Chí Minh. Phía Việt Nam hoan nghênh quyết định mở Trung tâm Văn hóa Ấn Độ tại Hà Nội nhằm thúc đẩy giao lưu giữa các nghệ sĩ và đoàn nghệ thuật hai nước, tổ chức các liên hoan phim, giao lưu giữa thanh niên và các hoạt động văn hóa khác.


27. The leaders called for early signing of the MoU on Conservation and Restoration of Cham monuments by the Archaeological Survey of India at My Son heritage site in Vietnam.

27. Hai nhà lãnh đạo nhất trí đề nghị hai nước sớm ký kết Bản ghi nhớ về Bảo tồn và trùng tu Tháp Chàm do Cục Điều tra Khảo cổ học Ấn Độ tài trợ tại Khu di tích Mỹ Sơn ở Việt Nam.

28. The leaders noted with satisfaction outcome of the 2nd meeting of the Joint Working Group on Educational Exchange for cooperation between universities and academia, in particular the proposal for introduction of the Indian Central Board of Secondary Education (CBSE) curriculum in Vietnamese schools.

28. Hai nhà lãnh đạo tỏ hài lòng về kết quả cuộc họp lần thứ hai Nhóm Công tác Chung Giao lưu Giáo dục về sự hợp tác giữa các trường đại học và viện nghiên cứu, đặc biệt là đề xuất giới thiệu bộ giáo trình của Ủy ban Quốc gia về Giáo dục Trung học (CBSE) Ấn Độ tại các trường học của Việt Nam.

Cooperation in regional and international fora

29. The leaders noted the growing role of both countries in regional affairs and agreed to further strengthen cooperation at regional and international fora, especially in the ASEAN, the East Asia Summit (EAS), the ASEAN Regional Forum (ARF), the ASEAN Defence Ministers' Meeting Plus (ADMM+), the Expanded ASEAN Maritime Forum (EAMF), the Asia-Europe Meeting (ASEM), the Mekong-Ganga Cooperation (MGC), the World Trade Organization (WTO), the United Nations and the Non-aligned Movement. The leaders highlighted that their cooperation was in keeping with the common desire and determination of both sides to work together for peace, prosperity and stability in the region and the world.

Hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế

29. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao vai trò ngày càng tăng của hai nước trong các vấn đề khu vực và nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt ở ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Hàng hải ASEAN Mở rộng (EAMF), Hội nghị Á-Âu (ASEM), Hợp tác Mekong – Sông Hằng (MGC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên Hợp Quốc và Phong trào Không Liên kết. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng quan hệ hợp tác giữa hai nước phù hợp với nguyện vọng và ý chí của hai bên nhằm cùng nhau hướng tới hòa bình, thịnh vượng và ổn định trong khu vực và thế giới. 


30. India expressed its appreciation for Vietnam 's continued support for India 's permanent membership in an expanded UN Security Council. The Indian side reaffirmed its support for Vietnam 's candidature for the United Nations Security Council non-permanent membership for the term 2020-21 and the Vietnamese side expressed reciprocal support for India 's candidature for the United Nations Security Council non-permanent membership for a subsequent term. Vietnam also expressed support for India 's membership of the Human Rights Council for the term 2015-17. The Vietnamese side expressed its appreciation for India 's support to its application for membership of the International Hydrographic Organization. The Indian side expressed appreciation for Vietnam 's support for its re-election to category-II seat in the International Civil Aviation Organization (ICAO) Council.

30. Ấn Độ bày tỏ đánh giá cao việc Việt Nam tiếp tục ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng. Phía Ấn Độ khẳng định ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và phía Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ có đi có lại đối với việc Ấn Độ ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc nhiệm kỳ tiếp theo. Việt Nam cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Ấn Độ trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2015-2017. Phía Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ của Ấn Độ đối với việc Việt Nam nộp hồ sơ làm thành viên Tổ chức Thủy đạc Quốc tế. Phía Ấn Độ đánh giá cao sự ủng hộ của Việt Nam đối với việc Ấn Độ tái cử vào Nhóm II của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).


31. The leaders welcomed the signing of a number of bilateral agreements and MoUs during the visit and called on relevant departments to initiate steps for early implementation of these agreements fully. The documents signed during the visit included: Air Service Agreement, MOU for setting up of the Indira Gandhi Hightech Crime Lab in Hanoi, Agreement on Protection of Classified Information, MoU between two Ministries of Finance, Cooperation Agreement between Hanoi National University and Indian Council for Scientific and Industrial Research, MoU on Cooperation between India Institute of Management (IIM) Bangalore and HCM National Academy of Public Administration, MoU between Vietnam Oil and Gas Group and ONGC Videsh Limited (OVL), and MOU between Vietnam Ministry of Industry and Trade and Tata Power Ltd. on development of Long Phu 2 Thermal Power Project in Soc Trang, Vietnam.

31. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc ký kết một số thỏa thuận và Bản ghi nhớ song phương trong chuyến thăm và đề nghị các cơ quan hữu quan khởi động các bước nhằm sớm triển khai các thỏa thuận này một cách đầy đủ. Các văn kiện được ký kết trong chuyến thăm bao gồm: Hiệp định Vận chuyển Hàng không, Bản ghi nhớ về thành lập Phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử Indira Gandhi tại Hà Nội, Thỏa thuận về bảo vệ tương hỗ trao đổi thông tin mật, Bản ghi nhớ giữa hai Bộ Tài chính, Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Hội đồng Nghiên cứu và Công nghiệp Ấn Độ, Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Quản lý Ấn Độ, Bangalore, Bản Ghi nhớ hợp tác Dầu Khí giữa PetroVietnam và Công ty OVL Ấn Độ, Bản ghi nhớ về Dự án nhiệt điện Long Phú II giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Tập đoàn Tata.


32. The interaction between the two leaders was warm, cordial and friendly. General Secretary Nguyen Phu Trong expressed his gratitude to the Government and the friendly people of India for the warm reception and hospitality accorded to him and the accompanying delegation during his State visit to the Republic of India . General Secretary Nguyen Phu Trong extended an invitation to Prime Minister Dr. Manmohan Singh to visit Vietnam at a mutually convenient date. The Prime Minister accepted the invitation with pleasure. The dates of the visit will be finalised through diplomatic channels.
32. Hai nhà lãnh đạo hai nước đã có các cuộc trao đổi trong không khí thân mật, nồng ấm và hữu nghị. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Ấn Độ về lòng mến khách và sự đón tiếp nồng hậu dành cho Tổng Bí thư và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Ấn Độ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mời Thủ tướng Manmohan Singh thăm Việt Nam vào thời gian thuận tiện cho cả hai bên. Thủ tướng đã vui vẻ nhận lời, thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao.




No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn