HUMAN RIGHTS IN
BRIEF
|
TÓM TẮT VỀ NHÂN QUYỀN
|
|
|
|
Introduction to Human Rights in Brief Publication
Centuries of Progress
Human Rights as an International Issue
Contributions by the United States
International Monitoring, Implementation Practices for
Human Rights
Nongovernmental Organizations and States: Contrasting
Roles
Recent Developments in Human Rights
|
Giới thiệu
Tiến bộ qua các thế kỷ
Nhân quyền là một vấn đề quốc tế
Những đóng góp của Mỹ
Giám sát quốc tế và cơ chế thị thực
Cơ chế thực hiện và giám sát quốc tế
Các tổ chức phi chính phủ và các quốc gia: những vai trò
đối lập nhau
Những phát triển gần đây về nhân quyền
|
|
British philosopher
John Locke personified the 17th century Enlightenment. He was
one of the first to
suggest that individuals have “natural” rights, and that government
should serve the
public good.
|
Triết gia người Anh
John Locke là đại diện cho Phong trào Khai sáng của thế kỷ XVII. (© Print
Collector/ Heritage-Imagestate, UK)
|
In all civilized
nations, attempts are made to define and buttress human rights. The core of
the concept is the same everywhere: Human rights are the rights that one has
simply because one is human. They are universal and equal.
|
Trong tất cả các
quốc gia văn minh, nỗ lực được thực hiện để xác định và củng cố nhân quyền
Cốt lõi của khái niệm này là như nhau ở khắp mọi nơi: Nhân quyền là những quyền mà người ta có
được đơn giản chỉ vì một họ là con người Nhân quyền là phổ quát và bình đẳng.
|
HUMAN RIGHTS IN
BRIEF
Deep in the mind and spirit of human beings lies the
conviction that each and every person has rights, including a right to
freedom from oppression, freedom to make reasonable choices, and freedom from
cruelty. Nearly everybody feels this way, instinctively, even if they do not
believe such rights are easy to obtain.
|
TÓM TẮT PHỔ QUÁT VỀ
QUYỀN CON NGƯỜI
Sâu thẳm trong tư duy và tâm hồn của nhân loại là niềm tin
chắc chắn rằng mỗi người và tất cả mọi người đều có các quyền, trong đó có
quyền tự do không bị áp bức, quyền tự do lựa chọn và không phải chịu những
hành vi tàn bạo. Theo bản năng, hầu hết mọi người đều cảm nhận như vậy, ngay
cả khi họ không tin là có thể dễ dàng giành được những quyền đó.
|
Most societies throughout history granted rights only to
the lucky few. In the 18th century, in Europe, there arose the concept of
“natural law”—based on a universal order — that outlined such rights for all.
This philosophy had an enormous effect on the American Revolution of 1776,
and on the concepts embedded in the U.S. Constitution, which is still the
document that governs all American law.
|
Trong suốt chiều dài lịch sử, hầu hết các xã hội chỉ trao
những quyền đó cho một số ít người may mắn. Châu Âu thế kỷ XVIII xuất hiện
khái niệm “luật tự nhiên” - dựa trên một trật tự chung - trao những quyền đó
cho tất cả mọi người. Triết lý đó có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc Cách mạng Mỹ
năm 1776, và những khái niệm trong Hiến pháp Mỹ, một văn kiện cho đến nay vẫn
điều chỉnh mọi bộ luật của Mỹ.
|
In all civilized nations, attempts are made to define and
buttress human rights. The core of the concept is the same everywhere: Human
rights are the rights that one has simply because one is human. They are
universal and equal. Human rights are also inalienable. They may be
suspended, rightly or wrongly, at various places and times, but the idea of
inherent rights cannot be taken away. One can no more lose these rights than
one can stop being a human being.
|
Tất cả các quốc gia văn minh đều nỗ lực xác định và ủng hộ
nhân quyền. Ở đâu cũng vậy, cốt lõi của khái niệm này là giống nhau, đó là:
nhân quyền là các quyền mà mỗi con người đều có đơn giản là vì họ là con
người. Nhân quyền là của mọi người và bình đẳng cho mọi người. Nhân quyền
cũng là những quyền bất khả xâm phạm. Các quyền này có thể bị trì hoãn - một
cách chính đáng hay sai trái, ở nhiều nơi nhiều lúc - song ý tưởng về các
quyền cố hữu không thể bị phủ nhận. Nếu mất đi những quyền này, con người sẽ không
còn là con người nữa.
|
CENTURIES OF
PROGRESS
|
TIẾN BỘ QUA CÁC THẾ
KỶ
|
|
Locke’s essay
asserted the importance of the subjective self. (Special Collections, © 2006
University of Leeds Library)
|
Luận văn của Locke
khẳng định tầm quan trọng của cái tôi. (© 2006 Thư viện Đại học Leeds)
|
Development of human
rights theory began with British philosopher John Locke
|
Phát triển của lý
thuyết nhân quyền bắt đầu với nhà triết học người Anh John Locke
|
Traditionally, all groups of humans, from clans of forest
dwellers to urban sophisticates, have had notions of justice, fairness,
dignity, and respect. However, the notion that all human beings, simply
because they are human, have certain inalienable rights they may use to
protect themselves against society and its rulers was a minority view in the
era before the 1500s.
|
Theo truyền thống, tất cả các nhóm người từ các bộ lạc
sinh sống nơi núi rừng tới người dân thành thị đều có các quan niệm về công
lý, sự bình đẳng, phẩm giá và sự tôn trọng. Tuy nhiên, quan niệm rằng con
người - đơn giản bởi vì họ là con người - có những quyền bất khả xâm phạm
nhất định, có thể dùng để bảo vệ bản thân họ trong xã hội và trước những kẻ
cai trị vẫn là quan niệm của thiểu số trong kỷ nguyên trước năm 1500.
|
Many pre-modern societies believed that rulers had an
obligation to govern wisely and for everyone’s benefit. However, this
obligation was believed to come from divine commandment or from tradition. It
did not rest on a concept of personal human rights that ordinary people could
call on to defend themselves against unjust rulers.
|
Nhiều xã hội tiền hiện đại cho rằng người cai trị có nghĩa
vụ cai quản một cách hợp lý và vì lợi ích của mọi người. Tuy nhiên, người ta
cho rằng nghĩa vụ này xuất phát từ mệnh lệnh của Đấng Tối cao hoặc xuất phát
từ truyền thống, chứ không dựa trên khái niệm các quyền của cá nhân mà người
dân thường có thể dựa vào để bảo vệ bản thân trước những kẻ cai trị bất công.
|
A Theory for Some
The first person credited with developing a comprehensive
theory of human rights was British philosopher John Locke (1632-1704). Locke
wrote that people form societies, and societies establish governments, in
order to assure the enjoyment of “natural” rights. Locke defined government
as a “social contract” between rulers and ruled. Citizens, he believed, are
obliged to give allegiance only to a government that protects their human
rights. Those rights may even have precedence over the claims and interests
of the government. Government can only be legitimate when it systematically
honors and protects the human rights of its citizens.
|
Lý thuyết dành cho
một số người
Người đầu tiên được cho là đã phát triển một lý thuyết
toàn diện về nhân quyền là triết gia người Anh John Locke (1632-1704). Locke
cho rằng người dân hình thành nên các xã hội, các xã hội hình thành nên các
chính phủ để đảm bảo quyền được hưởng các quyền “tự nhiên”. Locke định nghĩa
chính phủ là một “khế ước xã hội” giữa kẻ cai trị và người bị trị. Ông cho
rằng công dân chỉ có nghĩa vụ trung thành với những chính phủ bảo vệ các
quyền của họ. Thậm chí những quyền này có thể được ưu tiên hơn so với những
đòi hỏi và lợi ích khác của chính phủ. Tính hợp pháp của chính phủ chỉ có
được nếu tôn trọng và bảo vệ một cách có hệ thống các quyền của công dân.
|
However, there were limitations to Locke’s theory. He did
not consider the claims of all people, even though the language of his
writing speaks in universal terms. His actual focus was the protection of the
rights of European men who owned property. Women, along with indigenous
peoples, servants, and wage laborers, were not recognized as full
rights-holders. Nevertheless, the thinking of Locke and others of his time
was an important breakthrough.
|
Tuy nhiên, lý thuyết của Locke cũng có những hạn chế. Mặc
dù cách viết của ông hàm ý các quyền này có tính phổ quát, nhưng thực ra ông
không xét tới quyền của tất cả mọi người. Trọng tâm thực sự của ông là bảo vệ
quyền của nam giới châu Âu, những người có sở hữu tài sản. Trong khi đó, phụ
nữ, những người bản địa, người hầu, lao động được trả lương không được công
nhận là những người được hưởng đầy đủ các quyền. Dù vậy, những tư tưởng của
Locke và những người khác cùng thời với ông là một bước đột phá quan trọng.
|
Expanding Rights
Many of the great political struggles of the past two
centuries have revolved around expanding the range of protected rights. This
has included extending the right to vote to all citizens, permitting working
people to lobby for improved pay and working conditions, and eliminating
discrimination based on race and gender.
|
Mở rộng các quyền
con người
Rất nhiều cuộc đấu tranh chính trị lớn trong hai thế kỷ
qua liên quan đến việc mở rộng một loạt quyền được bảo vệ. Xu hướng này bao gồm
mở rộng quyền bầu cử cho mọi công dân, cho phép người lao động được đấu tranh
đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc, và xóa bỏ tình trạng phân
biệt đối xử vì giới tính và chủng tộc.
|
In all of these situations, dispossessed groups used their
limited freedoms to press for legal recognition of the fundamental rights
still denied. In each case, the essence of the argument was that “we,” no
less than “you,” are human beings. As such, we are all entitled to the same
basic rights as well as to equal concern and respect from the state. The
acceptance of such arguments has led to radical social and political changes
throughout the world.
|
Trong tất cả các cuộc đấu tranh này, các nhóm bị áp bức đã
sử dụng các quyền tự do hạn chế của họ để đấu tranh đòi sự công nhận pháp lý
đối với các quyền cơ bản vẫn bị phủ nhận. Trong mỗi cuộc đấu tranh, cốt lõi
của lập luận đưa ra là “chúng ta” chứ không chỉ “các anh” mới là con người.
Điều đó có nghĩa là tất cả chúng ta đều có các quyền cơ bản giống nhau, được
nhà nước tôn trọng và quan tâm như nhau. Việc những lập luận này được chấp
nhận đã dẫn tới những thay đổi chính trị xã hội cấp tiến trên toàn thế giới.
|
Across the globe, regimes that denied basic human rights
to their citizens have lacked long-term stability. A significant cause of the
collapse of the Soviet Union was the growing unwillingness of citizens in the
Communist-bloc countries to accept the systematic denial of internationally
recognized human rights. In South America and Central America, repressive
military governments fell throughout the 1980s. In Asia and Africa,
liberalization and democratization have been more irregular but nevertheless
real. South Korea and South Africa, for example, are two outstanding examples
of human rights progress.
|
Trên toàn cầu, chế độ nào phủ nhận các quyền con người cơ
bản của công dân, chế độ đó sẽ không ổn định lâu dài. Một nguyên nhân quan
trọng dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô chính là công dân ở khối các nước cộng
sản càng ngày càng không thể chấp nhận thực tế là các quyền con người được
quốc tế công nhận bị phủ nhận một cách có hệ thống. Ở Nam và Trung Mỹ, các
chính quyền quân sự áp bức đã sụp đổ trong những năm 1980. Ở châu Á và châu
Phi, tự do hóa và dân chủ hóa diễn ra không suôn sẻ nhưng đó là một thực tế.
Ví dụ Hàn Quốc và Nam Phi là hai quốc gia điển hình đã đạt được những tiến bộ
về nhân quyền.
|
The lesson of the recent past is that, wherever people are
given the chance to choose, they choose internationally recognized human
rights. And despite shortcomings, we live in a world in which fewer
governments dare to deny their people that free choice.
|
Bài học trong thời gian qua cho thấy ở đâu người dân có cơ
hội lựa chọn, ở đó họ chọn các quyền con người được quốc tế công nhận. Mặc dù
còn khó khăn, trở ngại, nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới mà ngày
càng ít các chính phủ dám tước bỏ của người dân quyền tự do lựa chọn đó.
|
HUMAN RIGHTS AS AN
INTERNATIONAL ISSUE
|
NHÂN QUYỀN LÀ MỘT
VẤN ĐỀ QUỐC TẾ
|
|
Eleanor Roosevelt,
widow of President Franklin D. Roosevelt, holds the United Nations Universal
Declaration of Human Rights. (UN photo)
|
Eleanor Roosevelt,
góa phụ của Tổng thống Franklin D. Roosevelt, đang cầm trên tay Tuyên ngôn
Nhân quyền Toàn cầu của Liên Hợp Quốc. (Ảnh của UN)
|
End of Cold War
strengthened international human rights efforts
|
Kết thúc chiến tranh
lạnh tăng cường những nỗ lực nhân quyền quốc tế
|
Today, nearly all states in all regions of the world, at
all levels of development, proclaim their commitment to human rights. A
government that engages in a consistent pattern of gross human rights
violations is widely considered to be illegitimate.
|
Ngày nay, hầu hết các quốc gia ở mọi khu vực trên thế
giới, ở mọi trình độ phát triển, đều khẳng định cam kết về nhân quyền. Chính
phủ nào liên tục gây ra các vụ vi phạm nhân quyền trắng trợn đều bị coi là
bất hợp pháp.
|
This was not always the case. A nation’s progress on human
rights — or lack of it — has been an established subject of international
relations for only about half a century. Prior to World War II, massacres of
ethnic groups within a country were met with little more than polite
statements of disapproval. Less flagrant violations were not even considered
a fit subject for diplomatic conversation.
How a government treated its own citizens in its own
territory was considered to be a matter of its sovereignty — that is, the
supreme power it had over its internal affairs. In fact, other states and the
international community were considered to be under an international legal
obligation not to intervene in such matters.
|
Nhưng không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Tiến bộ
hay thiếu tiến bộ về nhân quyền của một quốc gia mới trở thành một chủ đề
quan hệ quốc tế trong khoảng một nửa thế kỷ nay. Trước Chiến tranh Thế giới
Thứ hai, phản ứng trước những vụ tàn sát các nhóm thiểu số trong phạm vi một
quốc gia chỉ được thể hiện dưới hình thức các tuyên bố lịch sự là không ủng
hộ. Thậm chí những vụ vi phạm bớt trắng trợn hơn không được coi là chủ đề
thích hợp để có thể đối thoại ngoại giao.
Việc một chính phủ đối xử như thế nào với công dân trong
phạm vi lãnh thổ của họ được coi là vấn đề thuộc chủ quyền - nghĩa là quyền
lực tối cao của chính phủ đó đối với các vấn đề nội bộ. Trên thực tế, các
nước khác và cộng đồng quốc tế được cho là có nghĩa vụ pháp lý quốc tế không
can thiệp vào các vấn đề đó.
|
Shock of Holocaust
In the Holocaust during World War Two, Nazi Germany and
its collaborators systematically murdered millions — European Jews, Roma,
homosexuals — including men, women, and children. The revulsion at this
inconceivable brutality caused an extraordinary intellectual change. The
sense of responsibility for the Holocaust generated the pledge that its
cruelties should never be repeated. Human rights entered the mainstream of
international relations. Prior to the Holocaust some countries had used the
excuse that a state’s treatment of its own citizens was a domestic affair.
The massacre of one’s own citizens was not an established international legal
offense.
|
Cú sốc của cuộc tàn
sát người Do Thái
Trong cuộc thảm sát người Do Thái hồi Chiến tranh Thế giới
Thứ hai, phát-xít Đức và những kẻ đồng lõa đã giết hại một cách có hệ thống
hàng triệu người - người Do Thái châu Âu, người La Mã, những người đồng tính
- bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Ý thức trách nhiệm trước cuộc thảm sát
người Do Thái đã dẫn đến cam kết rằng những hành vi tàn bạo của cuộc thảm sát
sẽ không được phép tái diễn. Nhân quyền đã trở thành dòng chảy chính của quan
hệ quốc tế. Trước khi xảy ra cuộc thảm sát người Do Thái một số nước biện
minh rằng việc nhà nước đối xử như thế nào đối với công dân của họ là vấn đề
nội bộ. Do vậy, việc tàn sát công dân của một nước không phải là một tội danh
được quy định theo luật pháp quốc tế.
|
The Nuremberg War Crimes Trials in 1945 helped to change
the situation. The trials, at which high-level Nazis were held to account for
their actions, introduced the idea of crimes against humanity. For the first
time, officials were held legally accountable to the international community
for offenses against individual citizens. It was in the United Nations,
however, that human rights really emerged as a subject of international
relations. Human rights have a prominent place in the U.N. Charter adopted in
1945. On December 10, 1948, the U.N. General Assembly adopted the Universal
Declaration of Human Rights. This comprehensive list of rights declared that
the way in which states treat their own citizens is a matter of legitimate
international concern and subject to international standards.
|
Tòa án Xét xử Tội phạm Chiến tranh Nuremberg năm 1945 đã
giúp thay đổi thực tiễn này. Các phiên tòa xét xử - trong đó những tướng lĩnh
phát-xít cấp cao đã phải chịu bản án vì những hành vi của mình - đã cho ra
đời khái niệm về tội ác chống lại nhân loại. Lần đầu tiên, các quan chức phải
chịu trách nhiệm pháp lý trước cộng đồng quốc tế về những tội danh chống lại
cá nhân công dân. Tuy nhiên, tại Liên Hợp Quốc, nhân quyền mới thực sự trở
thành một chủ đề của quan hệ quốc tế. Nhân quyền chiếm một vị trí nổi trội
trong Hiến chương Liên Hợp Quốc đưa ra năm 1945. Ngày 10/12/1948, Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn
cầu. Tuyên ngôn này khẳng định cách thức các nhà nước đối
xử với công dân họ là vấn đề quốc tế chính đáng cần quan tâm và phải tuân
theo các chuẩn mực quốc tế.
|
Effect of the Cold
War
However, not everything proceeded smoothly. In the years
following World War II, an intense ideological struggle broke out between
Communist and capitalist nations, which had repercussions around the world.
The “Cold War” lasted until the collapse of the Soviet Union in 1991. Just as
the United States was sometimes willing to ignore human rights lapses in
“friendly” anti-Communist regimes, the Soviet Union was ready to use force
when necessary to assure “friendly” totalitarian regimes in its sphere of
influence.
|
Tác động của Chiến
tranh Lạnh
Tuy nhiên, không phải mọi việc đều diễn ra suôn sẻ. Trong
những năm sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, một cuộc chiến ý thức hệ căng
thẳng đã nổ ra giữa các nước cộng sản và các nước tư bản có tác động tới toàn
thế giới. “Chiến tranh Lạnh” kéo dài cho đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Giống như Mỹ đôi lúc sẵn sàng bỏ qua những vụ vi phạm nhân quyền ở các chế độ
chống cộng sản “thân thiện” thì Liên Xô sẵn sàng sử dụng vũ lực khi cần thiết
để đảm bảo các chế độ độc tài “thân thiện” ở trong vòng ảnh hưởng của mình.
|
Furthermore, few states were willing to allow even
multilateral monitoring of national human rights practices, let alone
international implementation or enforcement. The United Nations is not a
world government. It can do nothing that its members — sovereign states — do
not authorize. During the first two decades of the Cold War, neither bloc was
willing to allow the United Nations to do much at all in the field of human
rights.
|
Hơn thế nữa, một số quốc gia sẵn sàng chấp nhận sự kiểm
soát đa phương đối với các thực tiễn nhân quyền của họ, nói gì đến việc thực
thi nhân quyền ở cấp quốc tế. Liên Hợp Quốc không phải là một chính phủ thế
giới.
Tổ chức này không thể làm gì nếu thành viên của nó - các
quốc gia có chủ quyền - không cho phép. Rốt cuộc thì trong hai thập kỷ đầu
của Chiến tranh Lạnh, không khối nước nào sẵn sàng cho phép Liên Hợp Quốc
được làm gì nhiều trong lĩnh vực nhân quyền.
|
By the mid-1960s, though, the Afro-Asian bloc had become
the largest group in the United Nations. These countries, which had suffered
under colonial rule, had a special interest in human rights. They found a
sympathetic hearing from the Soviet bloc and some countries in Europe and the
Americas, including the United States. The United Nations thus once again
began to attend to human rights.
|
Tuy nhiên, vào giữa những năm 1960 khối Á-Phi đã trở thành
nhóm lớn nhất tại Liên Hợp Quốc. Những nước này - từng chịu sự cai trị của
chế độ thực dân - có mối quan tâm đặc biệt về nhân quyền. Họ nhận thấy sự cảm
thông từ khối các nước Xô-viết, một số nước ở châu Âu và châu Mỹ, trong đó có
Mỹ. Do vậy, Mỹ lại một lần nữa bắt đầu chú ý tới nhân quyền.
|
This led, most significantly, to completion of the
International Human Rights Covenants in December 1966. Along with the
Universal Declaration, these treaties provide an authoritative statement of
internationally recognized human rights.
|
Điều quan trọng nhất là thực tế này đã dẫn đến sự hoàn
thành các Công ước Quốc tế về Nhân quyền vào năm 1966. Cùng với Tuyên ngôn
Nhân quyền Toàn cầu, những công ước này là sự khẳng định mạnh mẽ nhất về các
quyền con người được quốc tế công nhận.
|
The comprehensiveness of the Covenants, however, demanded
that the United Nations shift its human rights work from setting standards to
monitoring how states actually follow those standards. This was an area where
the organization had made virtually no headway in its first two decades.
|
Tuy nhiên, tính toàn diện của các Công ước đòi hỏi Liên
Hợp Quốc phải chuyển hoạt động vì nhân quyền của tổ chức này từ việc định ra
các tiêu chuẩn sang giám sát việc các quốc gia tuân thủ những tiêu chuẩn này
như thế nào. Đây là lĩnh vực mà Liên Hợp Quốc đã không đạt được tiến bộ nào
trong hai thập kỷ đầu tiên.
|
Although the core concepts of human rights norms were
clarified by the mid-1960s, implementation of those norms remained almost
entirely up to the will of individual national governments.
|
Mặc dù những khái niệm trụ cột về các chuẩn mực nhân quyền
đã được làm rõ vào giữa những năm 1960, nhưng việc thực hiện những chuẩn mực
này về cơ bản vẫn phụ thuộc vào thiện chí của từng chính phủ.
|
The Carter Revival
|
Sự hồi sinh của nhân
quyền dưới thời Carter
|
|
President Jimmy
Carter and Nobel Peace Prize laureate Desmond M. Tutu in 1986. (© AP Images)
|
Tổng thống Jimmy
Carter và người đoạt giải Nobel Hòa bình Desmond M. Tutu năm 1986. (T. Cambre
Pierce/Ảnh của AP)
|
When Jimmy Carter became president of the United States in
1977, he raised the profile of human rights as an international issue. Carter
made the theme of universal rights a priority for American foreign policy,
encouraging the advocates of human rights throughout the world.
|
Khi Jimmy Carter trở thành Tổng thống Mỹ năm 1977, ông đã
đưa nhân quyền trở thành một vấn đề quốc tế. Carter đã biến các quyền phổ
quát trở thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và khuyến khích
những người ủng hộ nhân quyền trên toàn thế giới.
|
Carter attempted to disentangle international human rights
from the East-West politics of the Cold War and from North-South arguments
between the industrialized and nonindustrialized countries over economic
matters. This gave new momentum and increased legitimacy to human rights
organizations everywhere.
|
Carter cố gắng tách nhân quyền quốc tế khỏi nền chính trị
Đông-Tây của Chiến tranh Lạnh và cuộc tranh luận Bắc-Nam giữa các nước công
nghiệp và các nước phi công nghiệp về các vấn đề kinh tế. Cố gắng này đã mang
đến động lực mới và làm gia tăng tính hợp pháp của các tổ chức nhân quyền ở
khắp mọi nơi.
|
The Helsinki Process
The mid-1970s also saw the introduction of human rights
into the mainstream of multilateral and bilateral foreign policy. The United
States and European countries began to consider human rights practices in
their aid policies. And the Helsinki Final Act of 1975 explicitly introduced
human rights into the mainstream of U.S.-Soviet relations.
|
Tiến trình Helsinki
Thời kỳ giữa thập kỷ 1970 chứng kiến việc đưa nhân quyền
trở thành nội dung chính trong chính sách đối ngoại song phương và đa phương.
Mỹ và các nước châu Âu bắt đầu xem xét các thực tiễn nhân quyền trong các
chính sách viện trợ của họ. Và Đạo luật Cuối cùng Helsinki năm 1975 công khai
đưa nhân quyền vào nội dung quan hệ Mỹ-Liên Xô.
|
The Conference on Security and Cooperation in Europe
(CSCE) began in the early 1970s as a series of talks involving the United
States, Canada, the Soviet Union, and almost all the countries of Europe.
Discussions focused on resolving issues between the Communist East and
democratic West. The CSCE’s final act, reached in 1975 in Helsinki, Finland,
and signed by 35 countries, became known as the Helsinki Accords. The accords
cited 10 specific principles, including respect for human rights and fundamental
freedoms such as freedom of thought, conscience, religion, and belief. Many
experts credit the Helsinki process with helping to bring about the fall of
Communist dictatorships in the Soviet Union and in Eastern Europe.
|
Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu (CSCE) bắt đầu vào đầu
những năm 1970 với một loạt đàm phán trong đó có sự tham gia của Mỹ,
Ca-na-đa, Liên Xô và hầu hết các nước châu Âu. Các cuộc bàn thảo tập trung
vào việc giải quyết các vấn đề giữa phương Đông Cộng sản và phương Tây dân
chủ.
Đạo luật cuối cùng của CSCE, đạt được năm 1975 tại
Helsinki, Phần Lan và được 35 nước ký kết được gọi là Thỏa ước Helsinki. Thỏa
ước này nêu ra 10 nguyên tắc cụ thể, trong đó có tôn trọng nhân quyền và các
quyền tự do cơ bản như tự do tư tưởng, tự do lương tri, tự do tôn giáo và tín
ngưỡng. Nhiều chuyên gia cho rằng tiến trình Helsinki khiến các chế độ độc
tài cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
|
By the end of the 1980s the Cold War had come to an end,
and on December 25, 1991, the Soviet flag was lowered from the Kremlin. The
CSCE, which up to this point had convened meetings and conferences, now took
on a greater role—managing the historic change taking place in Europe. Its
name changed to the Organization for Security and Cooperation in Europe
(OSCE). It is now the largest regional security organization in the world,
comprising 56 countries from Europe, Central Asia, and North America. It also
has partner states in Asia and the Mediterranean region. Many people see the
OSCE as a prototype for other regional cooperative efforts to forge greater
respect for human rights in other parts of the world. The Copenhagen
Declaration and the Paris Principles of the OSCE have become enormously
influential as a measure for human rights performance, including the record
of democratic states.
|
Cuối những năm 1980, Chiến tranh Lạnh kết thúc và ngày
25/12/1991 không còn lá cờ Xô Viết tại điện Kremlin. CSCE ở thời điểm đó tổ
chức các hội nghị và hội thảo, nhưng giờ đây đã có vai trò lớn hơn đó là quản
lý những thay đổi lịch sử đang diễn ra ở châu Âu. Tên của nó được đổi thành
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Hiện nay OSCE là tổ chức an ninh
khu vực lớn nhất trên thế giới, với 56 nước thành viên ở châu Âu, Trung Á và
Bắc Mỹ. Tổ chức này cũng có các đối tác ở châu Á và khu vực Địa Trung Hải.
Nhiều người coi OSCE là điển hình cho các nỗ lực hợp tác ở các khu vực khác
nhằm thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền ở các nơi khác trên thế giới. Tuyên bố
Copenhagen và những Nguyên tắc Paris của OSCE có ảnh hưởng lớn bởi chúng là
thước đo thực hiện nhân quyền, trong đó có thành tích của các quốc gia dân
chủ.
|
Within the United Nations, a revitalized Commission on
Human Rights, led by Canada, The Netherlands, and others, formulated new
treaties on women’s rights (1979), torture (1984), and the rights of the
child (1989). Experts were appointed to study and report on human rights
violations in a growing number of countries.
|
Trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, Ủy ban Nhân quyền được hồi
sinh, đứng đầu là Ca-na-đa, Hà Lan và các nước khác, đã xây dựng những công
ước mới về Quyền Phụ nữ (1979), công ước Chống tra tấn (1984) và công ước về
Quyền Trẻ em (1989). Các chuyên gia đã được chỉ định để nghiên cứu và báo cáo
về các vụ vi phạm nhân quyền ở ngày càng nhiều quốc gia.
|
By the mid-1980s, most Western countries agreed that human
rights should be an active concern of foreign policy, and turned to the
issues of monitoring and enforcement.
|
Vào giữa những năm 1980, hầu hết các nước phương Tây nhất
trí rằng nhân quyền phải là ưu tiên trong chính sách đối ngoại, và hướng tới
vấn đề giám sát và thực thi nhân quyền.
|
The 1970s was also the decade in which nongovernmental
organizations (NGOs) concerned with human rights emerged as a notable
international political force. This was symbolized by the award of the Nobel
Peace Prize to Amnesty International in 1977 for its assistance to political
prisoners. By 1980, there were some 200 NGOs in the United States that dealt
with human rights, and about the same number in Great Britain. The emergence
of NGOs in the countries of Africa, Asia, and Latin America has been an
equally important development. These groups, in addition to their advocacy
for victims of human rights abuses, have been important in influencing
national and international human rights policies.
|
Thập kỷ 1970 là giai đoạn trong đó các tổ chức phi chính
phủ (NGO) hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền xuất hiện với tư cách là một lực
lượng chính trị quốc tế nổi bật. Điển hình là giải thưởng Nobel Hòa bình dành
cho Tổ chức Ân xá Quốc tế năm 1977 vì đã giúp đỡ các tù nhân chính trị. Năm
1980, có khoảng 200 tổ chức phi chính phủ ở Mỹ hoạt động trong lĩnh vực nhân
quyền và ở Anh cũng có số lượng như vậy. Sự xuất hiện của các tổ chức phi
chính phủ ở các nước châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh cũng là một diễn biến quan
trọng không kém. Những tổ chức này, bên cạnh việc ủng hộ nạn nhân các vụ lạm
dụng nhân quyền, còn có ảnh hưởng quan trọng đối với các chính sách nhân
quyền quốc gia và quốc tế.
|
The Post-Cold War
Environment
Since the end of the Cold War, international efforts to
promote human rights have been further strengthened. An example is the
creation of a U.N. High Commissioner for Human Rights, bringing about
increased international monitoring. In most countries, the nature and
boundaries of human rights have become more deeply entrenched on the national
agenda. As liberal economic ideas have spread through globalization, so have
other ideas. Nongovernmental human rights organizations and advocates have
become increasingly influential worldwide.
|
Môi trường hậu Chiến
tranh Lạnh
Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nỗ lực quốc tế thúc đẩy
nhân quyền được tăng cường hơn nữa mà điển hình là sự ra đời của Ủy ban Nhân
quyền Liên Hợp Quốc nhằm tăng cường hoạt động giám sát quốc tế. Ở hầu hết các
nước, bản chất và giới hạn của nhân quyền thể hiện rõ hơn trong chương trình
nghị sự quốc gia. Cũng như những ý tưởng tự do kinh tế lan rộng thông qua quá
trình toàn cầu hóa, các ý tưởng khác cũng vậy. Các tổ chức nhân quyền phi
chính phủ và những người ủng hộ cho nhân quyền ngày càng có ảnh hưởng trên
toàn thế giới.
|
To be sure, raising human rights issues is sometimes still
resented by states, as illustrated by the strained relations between China
and its major trading partners in the years following the 1989 Tiananmen
Square massacre of Chinese citizens. And most states still refuse to press
international human rights concerns strongly enough to satisfy many human
rights NGOs.
|
Chắc chắn, việc nêu ra các vấn đề nhân quyền đôi khi vẫn
bị các nước phản ứng, điển hình là mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và
các đối tác thương mại lớn của nước này trong những năm sau sự kiện Thiên An
Môn năm 1989. Hầu hết các nước vẫn không giải quyết hiệu quả các mối quan
ngại nhân quyền quốc tế theo yêu cầu của các tổ chức nhân quyền phi chính
phủ.
|
There are still regimes in power—in Cuba, Burma, North
Korea, and elsewhere—that engage in systematic violation of internationally
recognized human rights. And, as documented in the reports of the U.S.
Department of State and various NGOs, most countries of the world still have
significant human rights problems.
|
Vẫn còn các chế độ cầm quyền - ở Cuba, Bắc Triều Tiên, và
những nơi khác - tiếp tục vi phạm có hệ thống các quyền con người được quốc
tế công nhận. Như trong các báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ và rất nhiều tổ chức
phi chính phủ, hầu hết các nước trên thế giới vẫn có những vấn đề nhân quyền
nghiêm trọng.
|
Nonetheless, there is a new willingness within the
international community to tackle systematic human rights violations. It is
regrettable that, in 1994, the United Nations failed to respond to stop the
genocide in Rwanda with military intervention. But in El Salvador, U.N. human
rights monitors played an important role in reaching a political settlement
and demilitarizing the country after a decade-long civil war. In Somalia,
when the country descended into warlord politics, multilateral military
forces intervened to save thousands of civilians from starvation. In
Cambodia, a massive U.N. peacekeeping operation helped contain the Khmer Rouge, promoting a freely elected government. In
Bosnia, the international community, led by the United States, used military
force to bring an end to the bloody civil war that had killed some 200,000
people and forced two million others from their homes through systematic
“ethnic cleansing.”
|
Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế đã sẵn sàng giải quyết các vụ
vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đáng tiếc là năm 1994 Liên Hợp Quốc đã không
can thiệp quân sự để chặn đứng được cuộc diệt chủng ở Ru-an-đa. Tuy nhiên ở
El Salvador, các nhà giám sát nhân quyền của Liên Hợp Quốc đóng vai trò quan
trọng trong việc đạt được một giải pháp chính trị và phi quân sự hóa quốc gia
này sau một thập kỷ nội chiến. Ở Sô-ma-li, khi quốc gia này bị rơi vào cuộc
chính biến, các lực lượng quân sự đa phương đã can thiệp để cứu hàng nghìn
dân khỏi bị nạn đói. Ở Căm-pu-chia, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp
Quốc đã giúp kiềm chế Khơ-me Đỏ, thúc đẩy việc
hình thành một chính phủ được bầu lên tự do. Ở Bosnia, cộng đồng quốc tế dưới
sự lãnh đạo của Mỹ, đã sử dụng sức mạnh quân sự để chấm dứt cuộc nội chiến
đẫm máu khiến 200.000 người bị giết hại và đẩy hai triệu người khác vào cảnh
nhà tan bằng cuộc “thanh lọc sắc tộc” có hệ thống.
|
Despite the importance of human rights and humanitarian
politics, the world community was struggling in the early 2000s to halt
vicious, tribal-based strife in the western Darfur province of Sudan. The
conflict, characterized as genocide by the United States and many human
rights organizations, has taken tens of thousands of lives and forced more
than two million people into refugee camps.
|
Bất chấp tầm quan trọng của nhân quyền và nền chính trị
nhân đạo, những năm đầu thế kỷ 21, cộng đồng quốc tế đang đấu tranh để ngăn
chặn cuộc xung đột sắc tộc kéo dài ở tỉnh miền tây Darfur của Su-đăng. Cuộc
xung đột này mà Liên Hợp Quốc và các tổ chức nhân quyền coi là diệt chủng đã
cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và đẩy hơn hai triệu người khác phải
sống trong các trại tị nạn.
|
African Union Mission troops have been unable to stop the
widespread killing and rape, and the United States has urged the United
Nations to deploy a large peacekeeping force in the country. At the same
time, the international community, including human rights NGOs, has been
engaged in responding to the sharp rise in international terrorism
highlighted by the September 11, 2001, attacks in the United States and by
other al Qaeda attacks around the world, from Indonesia to Spain. These same
observers have also critiqued the responses to terrorism taken by national
governments.
|
Lực lượng của Liên minh châu Phi không thể ngăn chặn được
tình trạng giết chóc, cưỡng hiếp tùy tiện và Mỹ đã phải kêu gọi Liên Hợp Quốc
triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình lớn ở nước này. Đồng thời, cộng
đồng quốc tế, trong đó có các tổ chức nhân quyền phi chính phủ, đã tham gia
đối phó với phong trào khủng bố quốc tế tăng mạnh điển hình là các cuộc tấn
công khủng bố ở Mỹ ngày 11/9/2001 và các cuộc tấn công khủng bố khác của al
Qaeda trên thế giới, từ In-đô-nê-xi-a tới Tây Ban Nha. Cũng chính những quan
sát viên này đã lên tiếng chỉ trích phản ứng của các chính phủ đối với chủ
nghĩa khủng bố.
|
CONTRIBUTIONS BY THE
UNITED STATES
|
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA
MỸ
|
|
In this painting,
Thomas Jefferson presents the Declaration of Independence at the Continental.
(Prints and Photographs Division, LOC)
|
Trong bức tranh này,
Thomas Jefferson trình Tuyên ngôn Độc lập tại Đại hội Lục địa. (Phòng In ấn
và Ảnh, Thư viện Quốc hội Mỹ)
|
The United States has played a special role in the
development and support of human rights ideas and practices. The Declaration
of Independence, by which the American colonies severed their allegiance to
the British Crown in 1776, proclaimed that “all men are created equal.” No
less important, the declaration asserted the right of a people to dissolve
political bonds that had come to be oppressive.
|
Mỹ đóng vai trò đặc biệt trong việc phát triển và ủng hộ
các ý tưởng và thực tiễn về nhân quyền. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 theo đó
các thuộc địa Mỹ tuyên bố tách khỏi nước Anh, khẳng định rằng “mọi người sinh
ra đều có quyền bình đẳng”. Quan trọng không kém, Tuyên ngôn Độc lập còn
khẳng định quyền của người dân được phá bỏ những ràng buộc chính trị áp bức.
|
With the U.S. Constitution and Bill of Rights, the world
witnessed the first practical experiment in creating a government that would
be judged by the extent to which it respected and protected the rights of its
citizens. Rights, thus, are often seen by Americans as a defining feature of
their national heritage. The earliest Americans did not speak of “human
rights” per se, but they did speak of freedom and liberties. Many of the
first colonists came to the New World seeking religious freedom denied to
them in 17th century Europe. In forming their communities, they developed
over time a sense of religious tolerance as well as a passion for
self-government. When the time came for the American colonists to break away
from Britain, they had a well-established body of law and custom that
recognized freedom of speech, freedom of religious worship, and freedom of
assembly. To petition government, to have a jury trial, and to have a say in
governing their own affairs were other cherished rights.
|
Với Hiến pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền của Mỹ, thế giới
lần đầu tiên chứng kiến thử nghiệm trên thực tế việc xây dựng một chính phủ
mà sự vận hành của nó được đánh giá dựa trên mức độ tôn trọng và bảo vệ các
quyền của người dân. Do vậy, các quyền được người Mỹ coi là một đặc điểm
trong di sản quốc gia của họ. Những
người Mỹ đầu tiên không nói đến “nhân quyền” mà nói đến tự do và các quyền tự
do. Rất nhiều trong số những người dân thuộc địa đầu tiên đến Tân Thế giới để
tìm kiếm quyền tự do tôn giáo của họ đã bị tước bỏ ở châu Âu thế kỷ XVII. Khi
hình thành các cộng đồng, qua thời gian họ đã phát triển ý thức về sự khoan
dung tôn giáo và mong muốn xây dựng chính quyền tự trị. Khi thời gian đã chín
muồi để những người dân thuộc địa Mỹ tách khỏi nước Anh thì lúc đó họ đã xây
dựng được luật và các tập quán công nhận quyền tự do ngôn luận, tự do hành
đạo và tự do lập hội. Quyền kiến nghị chính phủ, quyền có bồi thẩm đoàn và có
tiếng nói trong việc quản lý những vấn đề của chính họ là những quyền khác mà
họ đã nuôi dưỡng, ấp ủ.
|
These were all among the values underlying the Declaration
of Independence—an excerpt of which appears below—in 1776. Its principal
author, Thomas Jefferson, later became the third president of the United
States.
|
Tât cả những quyền này là những giá trị trụ cột trong
Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, một đoạn sẽ được trích dưới đây. Tác giả chính
của Tuyên ngôn Độc lập, Thomas Jefferson, sau này trở thành tổng thống thứ ba
của nước Mỹ.
|
We hold these truths to be self-evident, that all men are
created equal, that they are endowed by their Creator with certain
unalienable [inalienable] Rights, that among these are Life, Liberty, and the
Pursuit of Happiness. That to secure these Rights, Governments are instituted
among Men, deriving their just powers from the consent of the governed. That
whenever any Form of Government becomes destructive of these ends, it is the
Right of the People to alter or abolish it, and to institute new Government,
laying its foundation on such principles and organizing its Powers in such
form, as to them shall seem most likely to effect their Safety and Happiness.
|
Sự thật hiển nhiên là mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong đó
có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền
này, các chính phủ phải do dân bầu ra, quyền lực là quyền lực của nhân dân.
Nếu chính phủ nào hủy hoại những mục tiêu này thì người dân có quyền thay đổi
hoặc lật đổ chính phủ và hình thành nên chính phủ mới, dựa trên những nguyên
tắc và tổ chức quyền lực theo hình thức mà người dân cho là chắc chắn sẽ đảm
bảo được sự an toàn và hạnh phúc của họ.
|
The Bill of Rights
In 1787, representatives of 12 of the original 13 American
states met in Philadelphia, Pennsylvania, to begin drafting the U.S.
Constitution. They crafted a document of compromise and representative
democracy that has adapted well to changing circumstances for more than 200
years.
|
Tuyên ngôn nhân
quyền
Năm 1787, đại diện của 12 trong số 13 bang đầu tiên đã gặp
nhau ở Philadelphia, bang Pennsylvania, để soạn thảo Hiến pháp Mỹ. Họ đã soạn
thảo một văn kiện về nền dân chủ thỏa hiệp và đại diện, phù hợp với những
thay đổi trong suốt hơn 200 năm.
|
There were many who opposed the new Constitution in the
beginning. Their consent to the document came only with the promise that a
series of amendments would be added guaranteeing civil liberties—liberties
that already were part of most state constitutions. Thus, the 10 amendments
below, known collectively as the Bill of Rights, were added to the
Constitution in 1791. Since the adoption of the Bill of Rights, only 17
additional amendments have been made part of the Constitution.
|
Rất nhiều người lúc đầu phản đối Hiến pháp mới. Họ chỉ
chấp thuận văn kiện này nếu một loạt điều bổ sung đảm bảo các quyền tự do dân
sự - những quyền tự do đã được quy định trong hầu hết hiến pháp các nước -
được thêm vào Hiến pháp. Do vậy, 10 điều bổ sung dưới đây, được gọi là Tuyên
ngôn Nhân quyền, đã được đưa vào Hiến pháp năm 1791. Kể từ khi Tuyên ngôn
Nhân quyền được đưa ra, Hiến pháp Mỹ chỉ có thêm 17 điều sửa đổi bổ sung nữa.
|
Amendment I - Congress shall make no law respecting an
establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof; or
abridging the freedom of speech, or of the press, or the right of the people
peaceably to assemble, and to petition the Government for a redress of
grievances.
|
Điều bổ sung sửa đổi I - Quốc hội sẽ không ban hành một
đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do
ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị chính phủ
sửa chữa những điều gây bất bình.
|
Amendment II - A well regulated Militia, being necessary
to the security of a free State, the right of the people to keep and bear
Arms, shall not be infringed.
|
Điều bổ sung sửa đổi II - Xét thấy lực lượng dự bị có tổ
chức nghiêm chỉnh là rất cần thiết cho nền an ninh của một quốc gia tự do,
quyền của dân chúng được giữ và sử dụng vũ khí sẽ không bị vi phạm.
|
Amendment III - No Soldier shall, in time of peace, be
quartered in any house, without the consent of the Owner, nor in time of war,
but in a manner to be prescribed by law.
|
Điều bổ sung sửa đổi III - Không một quân nhân nào trong
thời bình được đóng quân trong bất cứ nhà dân nào nếu không được sự đồng ý
của chủ nhà, và ngay trong thời chiến cũng chỉ theo qui định của luật pháp.
|
Amendment IV - The right of the people to be secure in
their persons, houses, papers, and effects, against unreasonable searches and
seizures, shall not be violated...
|
Điều bổ sung sửa đổi IV - Quyền của con người được đảm bảo
về cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và tài sản khỏi mọi sự khám xét và bắt giam,
quyền này sẽ không được vi phạm. Không một lệnh, trát nào được cấp nếu không
có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác nhận, đặc biệt cần
miêu tả chính xác địa điểm khám xét, người và đồ vật bắt giữ.
|
Amendment V - No person shall be held to answer for a
capital, or otherwise infamous crime, unless on a presentment or indictment
of a Grand Jury ... nor shall any person be subject for the same offence to
be twice put in jeopardy of life or limb; nor shall be compelled in any
criminal case to be a witness against himself, nor be deprived of life,
liberty, or property, without due process of law; nor shall private property
be taken for public use, without just compensation.
|
Điều bổ sung sửa đổi V - Không một ai bị buộc phải chịu
trách nhiệm về một tội nghiêm trọng hay một tội xấu xa khác nếu không có sự
tường trình và cáo trạng của Bồi thẩm đoàn, trừ những trường hợp xảy ra trong
lục quân, hải quân hoặc trong lực lượng dự bị, khi đang thi hành công vụ
trong thời chiến hoặc trong tình trạng xã hội gặp hiểm nguy. Không một ai sẽ
bị kết án hai lần về cùng một tội có nguy hại đến tính mạng và thân thể;
không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lại bản thân mình trong một vụ
án hình sự và bị tước đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản, nếu không qua một
quá trình xét xử theo đúng luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng
vào việc công mà không được bồi thường thích đáng.
|
|
Abraham Lincoln, who
freed the slaves, at the Antietam Civil War battleground. (Prints and
Photographs Division, LOC)
|
Tổng thống Abraham
Lincoln người giải phóng nô lệ tại chiến trường Antietam (Phòng In ấn và Ảnh,
Thư viện Quốc hội Mỹ)
|
Amendment VI - In all criminal prosecutions, the accused
shall enjoy the right to a speedy and public trial, by an impartial jury of
the State and district wherein the crime shall have been committed, which
district shall have been previously ascertained by law, and to be informed of
the nature and cause of the accusation; to be confronted with the witnesses
against him; to have compulsory process for obtaining witnesses in his favor,
and to have the Assistance of Counsel for his defence.
|
Điều bổ sung sửa đổi VI - Trong mọi trường hợp truy tố
hình sự, bị cáo có quyền được xét xử một cách nhanh chóng và công khai bởi
một Bồi thẩm đoàn công bằng của bang hoặc khu vực nơi tội trạng xảy ra, nơi
đã được pháp luật chỉ định trước; bị cáo phải được thông báo về tính chất và
lý do buộc tội, được đối chất với các nhân chứng chống lại mình, được quyền
triệu tập những nhân chứng để biện minh và được sự giúp đỡ của luật sư bào
chữa.
|
Amendment VII - In Suits at common law, where the value in
controversy shall exceed twenty dollars, the right of trial by jury shall be
preserved. ...
Amendment VIII - Excessive bail shall not be required, nor
excessive fines imposed, nor cruel and unusual punishments inflicted.
|
Điều bổ sung sửa đổi VII - Trong những vụ kiện tụng theo
thông luật, nếu giá trị tranh chấp quá 20 đôla, thì quyền được xét xử bởi Bồi
thẩm đoàn sẽ được tôn trọng…*
Điều bổ sung sửa đổi VIII - Không đòi hỏi những khoản tiền
bảo lãnh quá cao, không áp đặt những khoản tiền phạt quá mức và không áp dụng
những hình phạt dã man và khác thường.
|
|
* và không một vụ
việc nào đã được Bồi thẩm đoàn xét xử lại phải xem xét lại lần nữa ở bất cứ
tòa án nào của Hoa Kỳ, mà phải căn cứ theo các quy tắc của thông luật.
|
Amendment IX - The enumeration in the Constitution, of
certain rights, shall not be construed to deny or disparage others retained
by the people.
Amendment X - The powers not delegated to the United
States by the Constitution, nor prohibited by it to the States, are reserved
to the States respectively, or to the people.
|
Điều bổ sung sửa đổi IX - Việc liệt kê một số quyền trong
Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp những quyền khác của người
dân.
Điều bổ sung sửa đổi thứ X - Những quyền lực không được
Hiến pháp trao cho Liên bang và không bị ngăn cấm đối với các bang, thì thuộc
về các bang cụ thể hoặc nhân dân.
|
Human Rights
Problems
There are, of course, less attractive sides to the U.S.
heritage. Slavery was an accepted practice in the southern states during the
first 75 years of the American republic, and racial discrimination in
schools, public accommodations, and social practices was the norm for much of
its second century. The American Indians, as they were then called, were
forced to move westward, losing their homes, their lands, and often their
lives. Women were denied the right to vote in elections, the right to serve
on juries, and even the right to hold property as a wife. But one of the
features of American democracy is that self-correcting mechanisms like
elections and courts tend to remedy the mistakes of earlier eras. The simple
power of the idea of equality has also helped to correct social ills.
|
Các vấn đề về nhân
quyền
Dĩ nhiên trong di sản Mỹ cũng có những mảng tối. Chế độ nô
lệ được chấp nhận ở các bang miền Nam trong suốt 75 năm đầu tiên của nền Cộng
hòa Mỹ. Tình trạng phân biệt chủng tộc tại các trường học, các khu công cộng
và định kiến xã hội là những vấn đề nổi cộm trong suốt thế kỷ thứ hai. Người
Mỹ bản địa bị buộc phải di chuyển về phía Tây.
Họ bị mất nhà cửa, đất đai và nhiều khi còn mất mạng. Phụ
nữ không được quyền bầu cử, không được tham gia bồi thẩm đoàn, thậm chí không
có quyền sở hữu tài sản trong vai trò người vợ. Tuy nhiên, một trong những
đặc điểm của nền dân chủ Mỹ là các cơ chế tự điều chỉnh bầu cử và các tòa án
đều có xu hướng sửa chữa những sai lầm của những thời kỳ trước. Riêng ý tưởng
bình đẳng cũng đã giúp giải quyết các tệ nạn xã hội.
|
During the Cold War, the United States supported some
brutal military dictatorships, providing them with financial and military
support so long as they supported U.S. economic and geopolitical interests.
More recently, the United States has been criticized in the wake of 9/11 for
its treatment of some suspected terrorists, as well as for isolated instances
of prisoner abuse by the U.S. military during the Iraq War. The boundaries of
rights in instances of conflicts involving terrorists — who, after all, are
out to destroy everybody’s rights — are still being debated in civilized
societies.
|
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã ủng hộ một số chế độ
quân sự độc tài tàn bạo thông qua hỗ trợ tài chính và quân sự miễn là họ ủng
hộ các lợi ích kinh tế và địa chính trị của Mỹ. Gần đây sau sự kiện 11/9, Mỹ
bị chỉ trích về việc đối xử với những kẻ bị tình nghi khủng bố và một số vụ
lạm dụng tù nhân của quân đội Mỹ trong chiến tranh I-rắc. Ranh giới các quyền
trong các trường hợp xung đột liên quan đến khủng bố - những kẻ rút cục chỉ
cố gắng để phá hoại quyền của mọi người - vẫn đang được tranh luận ở các xã
hội văn minh.
|
There are concerns in some quarters about the use of the
death penalty and the adequacy of legal representation in death penalty
cases, as well as the number of minority males incarcerated in prisons for
criminal offenses. There are debates about the disenfranchisement of
convicted felons after they have served their sentence, and discussions about
the rights of sexual minorities. Again, one sees that the power of an idea,
such as equality, generates a continuing debate.
|
Một số nhóm bày tỏ quan ngại về hình phạt tử hình, sự hiện
diện pháp lý đầy đủ trong các vụ án tử hình, cũng như số lượng nam giới là
người thiểu số bị tù vì các tội hình sự. Đã có các tranh luận về việc những
người bị kết án sau khi mãn hạn tù bị tước quyền công dân, và có cả các cuộc
thảo luận về những nhóm sắc tộc thiểu số. Một lần nữa người ta lại nhận thấy
sức mạnh của một ý tưởng - ví dụ ý tưởng về sự bình đẳng - tạo ra một cuộc
tranh luận không ngừng.
|
Positive Actions
But the United States also has a long record of positive
international action on behalf of human rights. After World War I, U.S.
President Woodrow Wilson championed national self-determination and
protection of minorities by the international community. After World War II,
the United States devoted considerable effort and money to sustaining and
rebuilding democracy in Europe and to establishing democracy in Japan. The
United States was a leader in decolonization, granting independence to the
Philippines in 1946. And with the end of the Cold War, the United States has
emerged as a leader in multilateral human rights and humanitarian initiatives
in Somalia, Sudan, Haiti, Bosnia, and other countries.
|
Những hành động tích
cực
Mặc dù vậy, Mỹ cũng có nhiều thành tích về những hành động
quốc tế tích cực nhân danh nhân quyền. Sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất,
Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đấu tranh cho quyền tự quyết dân tộc và bảo vệ
người thiểu số của cộng đồng quốc tế. Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Mỹ đổ
nhiều công sức, tiền của để duy trì và tái thiết nền dân chủ ở châu Âu và xây
dựng nền dân chủ ở Nhật Bản. Mỹ đi tiên phong trong quá trình phi thực dân
hóa, trao trả độc lập cho Phi-líp-pin năm 1946. Cùng với sự kết thúc của
Chiến tranh Lạnh, Mỹ nổi lên là nước đi đầu trong các sáng iến đa phương về
nhân đạo và nhân quyền ở Xô-ma-li, Su-đăng, Hai-i-ti, Bosnia và nhiều quốc
gia khác.
|
Keeping Congress
Informed
The U.S. State Department is required by law each year to
submit several comprehensive reports on human rights to Congress. They
include:
• Country Reports on Human Rights Practices, a detailed
assessment of the situation in countries around the world;
• Supporting Human Rights and Democracy, descriptions of
what the U.S. government is doing to address the abuses noted in the country
reports;
• International Religious Freedom Report, an examination
of the degree to which people are free to worship as they please;
• Trafficking in Persons Report, a survey of modern-day
slavery. When completed, these reports are delivered to Congress and placed
on the Internet for dissemination worldwide.
|
Báo cáo Quốc hội
Theo luật, Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm phải trình lên Quốc
hội một số báo
cáo tổng hợp về tình hình nhân quyền như sau:
· Báo cáo tình hình
nhân quyền các nước đánh giá chi tiết tình hình nhân quyền ở các nước trên
thế giới.
· Ủng hộ Nhân quyền
và Dân chủ mô tả những việc mà Chính phủ Mỹ đang làm để giải quyết các vụ vi
phạm nhân quyền nêu trong báo cáo tình hình nhân quyền các nước.
· Báo cáo Tự do Tôn
giáo Quốc tế đánh giá mức độ tự do hành đạo của người dân.
· Báo cáo về nạn
Buôn người điều tra hình thức nô lệ thời hiện đại. Sau khi hoàn thiện, các
báo cáo này được trình lên Quốc hội và đưa lên Internet phổ biến trên khắp
thế giới.
|
Abroad, American self-righteousness and an American willingness
to act unilaterally have provoked occasional resentment, even among those who
have shared the values underlying American policies. It is not difficult to
point out where the United States falls short of its ideals. Nonetheless, the
United States today, as two centuries ago, is a world leader in the ongoing
struggle for human rights. And, while the ideas are widely accepted, the
struggle to implement them continues globally.
|
Ở bên ngoài, việc Mỹ sẵn sàng hành động đơn phương và luôn
cho mình là đúng đôi khi gây nên oán giận, ngay cả ở những nước chia sẻ những
giá trị trụ cột trong các chính sách của Mỹ. Không khó để chỉ ra nơi mà những
lý tưởng của Mỹ thất bại. Tuy nhiên, nước Mỹ ngày nay cũng như trong hai thế
kỷ trước vẫn là nước lãnh đạo thế giới trong cuộc đấu tranh vì nhân quyền
đang tiếp diễn. Mặc dù được chấp nhận rộng rãi, nhưng cuộc đấu tranh để thực
hiện những ý tưởng đó vẫn đang diễn ra trên toàn cầu.
|
INTERNATIONAL
MONITORING AND IMPLEMENTATION MECHANISMS
At least theoretically, states are increasingly
accountable to the international community for their human rights practices.
More than three-fourths of the countries of the world have ratified the
International Human Rights Covenants.
|
GIÁM SÁT QUỐC TẾ VÀ
CƠ CHẾ THỰC THI
Ít nhất về mặt lý thuyết, các quốc gia ngày càng có trách
nhiệm trước cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền của họ. Hơn 3/4 quốc
gia trên thế giới đã phê chuẩn các Công ước Quốc tế về Nhân quyền.
|
The United Nation’s International Covenant on Civil and
Political Rights established a supervisory committee of independent
experts—the Human Rights Committee—the principal function of which is to
review periodic reports submitted by states. Similar committees have been
created by international human rights treaties on racial discrimination,
women’s rights, torture, and the rights of the child, as well as new treaties
on the rights of the handicapped and migrant workers.
|
Công ước Quốc tế của Liên Hợp Quốc về các Quyền Dân sự và
Chính trị đã thành lập một ủy ban giám sát gồm các chuyên gia độc lập - gọi
là Ủy ban Nhân quyền.
Chức năng chính của Ủy ban này là xem xét các báo cáo định
kỳ mà các nước trình lên. Các ủy ban tương tự cũng đã được thành lập thông
qua các Công ước Nhân quyền Quốc tế về phân biệt chủng tộc, quyền của phụ nữ,
chống tra tấn, quyền trẻ em cũng như các Công ước mới về quyền của người tàn
tật và lao động di cư.
|
Incentives for
Improvement
Monitoring and reporting cannot force states to alter
their practices. There are, however, other incentives for states seeking to
improve or safeguard their human rights records. The process of preparing a
report may uncover areas where improvement may be needed. This can be a
reminder to officials of their international legal obligations.
|
Động lực cải thiện
tình hình nhân quyền
Giám sát và báo cáo không thể buộc các quốc gia thay đổi
thực tiễn nhân quyền của họ. Tuy nhiên, còn có những động lực khác đối với
những nước muốn cải thiện hoặc bảo vệ thành tích nhân quyền của họ. Trong quá
trình chuẩn bị báo cáo, họ có thể phát hiện ra những lĩnh vực cần phải được
cải thiện. Điều này có thể là một nhắc nhở đối với các quan chức về nghĩa vụ
pháp lý quốc tế của họ.
|
The European Commission on Human Rights, which existed
within the Council of Europe, had a stronger complaint system. And its
successor body, the European Court of Human Rights, has made legally binding
decisions in hundreds of cases dealing with a variety of issues, including
sensitive questions such as public emergencies. In the European system there
has been a partial transfer of authority for implementing human rights from
states to a larger, regional political community.
|
Ủy ban Nhân quyền châu Âu thuộc Hội đồng châu Âu có một hệ
thống khiếu nại rất mạnh. Ủy ban này sau đó chuyển thành Tòa án Nhân quyền châu
Âu đã đưa ra những quyết định ràng buộc về pháp lý trong hàng trăm vụ kiện
liên quan đến hàng loạt vấn đề, trong đó có những vấn đề nhạy cảm như tình
trạng khẩn cấp. Trong hệ thống châu Âu, các quốc gia đã trao một phần thẩm
quyền thực thi nhân quyền cho một cộng đồng chính trị khu vực lớn hơn.
|
Regional arrangements in the Americas and Africa have had
less success in this regard. The Arab world and Asia do not yet have regional
human rights commissions, although the Asia Pacific Forum was created in 1996
with a mission to support regional cooperation in the “establishment and
development of national institutions in order to protect and promote the
human rights of the peoples of the region.” There are also plans for a new
ASEAN human rights commission and a new African Court of Human Rights. The
strength and scope of international monitoring procedures rests on the
willingness of states to use and participate in them. This situation remains
a serious and persistent problem.
|
Trong lĩnh vực này các tổ chức khu vực ở châu Mỹ và châu
Phi không mấy thành công. Thế giới A-rập và châu Á vẫn chưa có các ủy ban
nhân quyền khu vực, mặc dù Diễn đàn châu Á Thái Bình Dương được thành lập năm
1996 với sứ mệnh ủng hộ nỗ lực hợp tác khu vực để “thành lập và phát triển các
thể chế quốc gia nhằm bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trong khu vực”. Cũng đã
có kế hoạch thành lập Ủy ban Nhân quyền ASEAN mới và một Tòa án Nhân quyền
châu Phi mới. Sức mạnh và phạm vi áp dụng các biện pháp giám sát quốc tế phụ
thuộc vào việc các nước sẵn sàng sử dụng và tham gia thực hiện các biện pháp
đó. Tình trạng này vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và dai dẳng.
|
Investigative
Reporting and Advocacy
Another set of multilateral human rights monitoring
mechanisms involves investigative reporting and advocacy. The pioneer in this
area is the Inter-American Commission on Human Rights. Its reports on Chile
in the 1970s and 1980s were an important element in exposing human rights
abuses of the Pinochet government, and its 1978 report on Nicaragua appears to
have contributed significantly to the end of the Somoza government.
|
Báo cáo điều tra và
ủng hộ
Một loại hình cơ chế giám sát nhân quyền đa phương khác là
báo cáo điều tra và ủng hộ. Đi tiên phong trong lĩnh vực này là Ủy ban Nhân
quyền liên Mỹ. Những báo cáo về Chi-lê của tổ chức này trong những năm 1970
và 1980 là một nhân tố quan trọng trong việc phơi bày những vụ vi phạm nhân
quyền của chính phủ Pinochet. Báo cáo của tổ chức này về Nicaragua năm 1978
đã đóng góp quan trọng đưa chính phủ Somoza đến hồi kết.
|
|
Opening ceremony at
the United Nations World Conference on Human Rights, Vienna, 1993. (© AP
Images)
|
Lễ khai mạc Hội thảo
Nhân quyền Thế giới của Liên Hợp Quốc tại Viên, 1993. (Ảnh của AP)
|
Over the past two decades, the U.N. Commission on Human
Rights has devoted considerable effort to country studies, including such
politically prominent countries as Guatemala, Iran, and Burma. Typically, the
commission worked through a so-called “special rapporteur”— an independent
expert and investigator. The special rapporteur, in addition to reporting
formally to the commission, typically attempts to maintain a continuing
dialogue with the government in question in order to establish a sustained
presence and channel for influence. The U.N. Commission on Human Rights also
created rapporteurs or working groups to investigate disappearances,
arbitrary executions, arbitrary detentions, religious intolerance, human
rights violations by mercenaries, and racism.
|
Trong hai thập kỷ qua, Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã
nỗ lực đáng kể trong việc nghiên cứu tình hình các nước, trong đó có những
nước tình hình chính trị đáng quan tâm như Guatemala, I-ran và My-an-ma. Cụ
thể, ủy ban đã hoạt động thông qua “báo cáo viên đặc biệt” - một chuyên gia
độc lập kiêm điều tra viên. “Báo cáo viên đặc biệt” này bên cạnh nhiệm vụ
việc báo cáo chính thức cho ủy ban còn cố gắng duy trì đối thoại liên tục với
các chính phủ đang bị điều tra nhằm duy trì sự hiện diện lâu dài và thiết lập
một kênh ảnh hưởng. Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng cử ra các báo cáo
viên hoặc thành lập các nhóm làm việc để điều tra các vụ mất tích, giết hại
và giam giữ tuỳ tiện, không khoan dung tôn giáo, các vụ vi phạm nhân quyền vì
toan tính vụ lợi và phân biệt chủng tộc.
|
|
The Dalai Lama, the
spiritual leader of Tibet, speaks at a human rights conference in New Delhi,
India. (© AP Images)
|
Đạt Lai Lạt Ma, nhà
lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, phát biểu tại Hội nghị Nhân quyền ở New Đê-li, Ấn Độ. (Ảnh của AP)
|
In 2006, the Human Rights Commission was abolished in
favor of a smaller Human Rights Council. The new Council has had a difficult
start. It has been criticized for abolishing special rapporteurs for
countries such as Belarus and Cuba without apparent reason. In addition, the
Human Rights Council has perpetuated the discriminatory practice of having a
permanent agenda item for only one country, namely, Israel, in relation to
the Palestinian situation. The new human rights machinery in Geneva also has
diminished the role of NGOs in the Council’s formal sessions, and continues
to exclude Israel from membership in any of the regional groups that organize
the work in Geneva. There is some hope that so-called “universal periodic
review” can serve as an incentive for Council members to improve their own
human rights practices. Clearly, the moral standing of any rights
|
Năm 2006, Ủy ban Nhân quyền đã bị giải tán để thành lập
một Hội đồng Nhân quyền nhỏ hơn. Hội đồng Nhân quyền mới này có sự khởi đầu
đầy khó khăn. Hội đồng bị chỉ trích vì bỏ các báo cáo viên đặc biệt ở các
nước như Belarus và Cuba mà không có lý do rõ ràng. Hơn nữa, Hội đồng còn duy
trì tình trạng phân biệt đối xử khi xây dựng chương trình nghị sự lâu dài cho
riêng một nước, đó là Israel liên quan tới tình hình Palestin. Cơ chế nhân
quyền mới ở Geneva cũng khiến vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong các
phiên họp chính thức của Hội đồng bị suy giảm và tiếp tục loại Israel ra khỏi
bất cứ nhóm khu vực nào hoạt động ở Geneva. Cũng có hy
vọng rằng cái gọi là “đánh giá định kỳ tình hình toàn cầu”
có thể là một động lực để các thành viên Hội đồng để cải thiện thực tiễn nhân
quyền của họ. Rõ ràng là uy tín đạo lý của mỗi cơ chế nhân quyền phần lớn
phải phụ thuộc vào sự công bằng của nó.
|
NONGOVERNMENTAL
ORGANIZATIONS AND STATES: CONTRASTING ROLES
|
CÁC TỔ CHỨC PHI
CHÍNH PHỦ VÀ CÁC QUỐC
GIA: NHỮNG VAI TRÒ
ĐỐI LẬP NHAU
|
The activities of nongovernmental organizations are also
important to the politics of international human rights. Amnesty
International, Americas Watch, the American Civil Liberties Union, and
several other organizations were important in the debates about Central
American policy in the 1980s. And in both North America and Europe, NGOs
played a major role in national debates over sanctions against South Africa
during the 1980s.
|
Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ cũng rất quan trọng
đối với nền chính trị nhân quyền quốc tế. Các tổ chức Ân xá Quốc tế, Americas
Watch, Liên minh các quyền Tự do Dân sự Mỹ và một số tổ chức khác đóng vai
trò quan trọng trong các cuộc tranh luận về chính sách Trung Mỹ những năm 1980.
Ở cả Bắc Mỹ và châu Âu, các tổ chức phi chính phủ đóng một vai trò lớn trong
các cuộc tranh luận quốc gia về lệnh cấm vận đối với Nam Phi trong những năm
1980.
|
Because of their private status, NGOs often can operate
free of the political control of states. And because they do not have broader
foreign policy ambitions that may conflict with human rights objectives, NGOs
often are better able to press human rights concerns. Being narrowly focused
and generally nonpartisan, NGOs can sometimes raise human rights issues
within a country that others cannot. This is particularly the case where
independent political activity is repressed and civil society is weak.
|
Các tổ chức phi chính phủ - với tư cách tư nhân - có thể
hoạt động mà không chịu sự kiểm soát chính trị của chính phủ. Hơn nữa, do
không có những tham vọng chính trị lớn có thể xung đột với các mục tiêu nhân
quyền nên các tổ chức phi chính phủ thường ở vị trí thuận lợi hơn khi nêu ra
những quan ngại về nhân quyền. Do tính chất phi đảng phái và hoạt động có
tiêu điểm, nên đôi khi các tổ chức phi chính phủ có thể nêu lên những vấn đề
nhân quyền trong phạm vi một quốc gia mà các tổ chức khác không làm được,
điển hình ở những quốc gia mà hoạt động chính trị độc lập bị đàn áp và xã hội
dân sự yếu.
|
|
|
|
Members of rights
groups cheer in the Argentine Congress following a vote against human rights
abusers. (© AP Images)
|
Thành viên các nhóm
nhân quyền vui mừng tại Quốc hội Argentina sau cuộc bỏ phiểu chống lại những
người vi phạm nhân quyền. (Ảnh của AP)
|
Strengths and
Weaknesses
However, the power of NGOs is limited. They must rely on
the power of publicity and persuasion. Many states have used their powers of
coercion against local members of human them into new victims. Some countries
have forbidden external funding of NGOs, or have used onerous registration
procedures to hobble their work.
Sovereign states have almost the opposite strengths and
weaknesses of NGOs. States must accommodate a wide range of interests in
their foreign policies. Governments tend to formulate foreign policy in their
national interest, and this means that human rights advocacy may be limited
by other objectives. But when states do choose to pursue human rights issues,
they typically possess resources, channels of influence, and even publicity
capabilities that are unavailable to NGOs.
|
Những điểm mạnh và yếu
Tuy nhiên, sức mạnh của các tổ chức phi chính phủ có giới
hạn. Họ phải dựa vào sức mạnh của việc công khai các vụ vi phạm và tính
thuyết phục. Rất nhiều quốc gia đã sử dụng quyền hạn để ép thành viên các
nhóm nhân quyền địa phương thành những nạn nhân mới. Một số quốc gia cấm tài
trợ bên ngoài cho các tổ chức phi chính phủ, hoặc đặt ra những quy định đăng
ký hoạt động phiền phức nhằm cản trở công việc của họ.
Các quốc gia có chủ quyền có hầu hết những điểm mạnh và
điểm yếu giống các tổ chức phi chính phủ. Các quốc gia phải điều hòa nhiều
lợi ích khác nhau trong chính sách đối ngoại của họ. Các chính phủ có xu
hướng xây dựng chính sách đối ngoại trên cơ sở lợi ích quốc gia của họ, và
điều này có nghĩa là việc ủng hộ nhân quyền có thể bị hạn chế để ưu tiên cho
các mục tiêu khác.Tuy nhiên, khi các quốc gia quyết định
theo đuổi các mục tiêu nhân quyền, họ sẽ sở hữu các nguồn lực, các kênh ảnh
hưởng lớn và cả khả năng công khai mà các tổ chức phi chính phủ không có.
|
Recent Developments
in Human Rights
The 1993 Vienna World Conference Rights helped refocus
international attention on human rights in the post-Cold War world. The war
crimes tribunals for the former Yugoslavia and Rwanda, established by the
U.N. Security Council in 1993 and 1994, have developed the law of armed
conflict and international humanitarian law, seeking to protect civilians and
noncombatants in those civil war conflicts. Special tribunals were
established for Sierra Leone in 2002 and Cambodia in 2003 to prosecute
military and political leaders responsible for atrocities during times of war
and genocide. In addition, although the United States has not joined as a
treaty party, and has expressed certain reservations about its scope, the
International Criminal Court was established in 1998 by the Rome treaty, and
has been tasked by the U.N. Security Council to prosecute human rights
violations in the Darfur conflict in Sudan.
|
NHỮNG PHÁT TRIỂN GẦN
ĐÂY VỀ NHÂN QUYỀN
Hội nghị Quốc tế về Nhân quyền ở Viên năm 1993 giúp thu
hút lại sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề nhân quyền trên thế giới thời
kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập các tòa
án xét xử tội phạm chiến tranh ở Nam Tư cũ và Ru-an-đa năm 1993 và 1994 dẫn
tới sự hình thành Luật về xung đột vũ trang và Luật nhân đạo quốc tế nhằm bảo
vệ dân thường và những người không tham chiến trong các cuộc nội chiến này.
Các tòa án đặc biệt cũng thành lập ở Sierra Leone năm 2002 và Căm-pu-chia năm
2003 để truy tố các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự vì những hành vi tàn
bạo trong thời kỳ chiến tranh và diệt chủng. Mặc dù Mỹ không tham gia Hiệp
ước Rome và tỏ ra e dè về phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước, nhưng Tòa án Hình
sự Quốc tế đã được thành lập năm 1998 theo Hiệp ước này và được Hội đồng Bảo
an ủy nhiệm truy tố các vụ vi phạm nhân quyền trong cuộc xung đột Darfur,
Su-đăng.
|
The 1995 United Nations Fourth World Conference on Women
in Beijing attempted to place women’s issues within the mainstream of
international human rights discussions. With its emphasis on “good
governance,” the World Bank highlights important human rights issues. The
Council of Europe and the European Union have stressed that countries seeking
to join the political structures of Europe must have policies that protect
human rights. In 2002, the United States established the Millennium Challenge
Corporation to provide economic assistance to countries that govern
democratically, invest in their people, and encourage economic freedom.
|
Hội nghị Phụ nữ Thế giới lần thứ 4 của Liên Hợp Quốc tại
Bắc Kinh năm 1995 đã cố gắng đưa các vấn đề của phụ nữ vào nội dung chính của
các cuộc thảo luận về nhân quyền quốc tế. Ngân hàng Thế giới với việc nhấn
mạnh “quản lý hiệu quả” đã nêu bật những vấn đề nhân quyền quan trọng.
Ủy ban châu Âu và Liên minh châu Âu nhấn mạnh quốc gia nào
muốn gia nhập các cơ cấu chính trị của châu Âu đều phải có chính sách bảo vệ
nhân quyền. Năm 2002, Mỹ đã thành lập Quỹ đối phó với các Thách thức Thiên
niên kỷ nhằm hỗ trợ kinh tế cho các nước quản lý đất nước một cách dân chủ,
đầu tư cho người dân và khuyến khích tự do kinh tế.
|
|
The United Nations
criminal tribunal for the former Yugoslavia The United Nations criminal
tribunal for the former Yugoslavia, The Hague, 1995. (© AP Images)
|
Tòa án hình sự của
Liên Hợp Quốc xét xử vụ Nam Tư cũ tại La Hay, 1995. (Ảnh của AP)
|
Embarrassing
Publicity
Another positive development is the light of embarrassing
international publicity that is increasingly focused on persistent human
rights violators. Global, regional, and national groups have created a web of
pressures that make it almost impossible today for states to avoid being held
accountable publicly for their human rights practices.
The value of publicizing violations and trying to shame
states into better behavior should not be underestimated. Even vicious
governments may care about their international reputations. For example, in
the late 1970s and early 1980s, the Argentine military regime devoted
considerable diplomatic effort to thwart the investigations of the U.N.
Commission on Human Rights. Furthermore, publicity often helps at least a few
of the more prominent victims of repression regain a measure of freedom and
even sometimes avoid execution. The World Wide Web has made it easier for
human rights groups to link up and publicize issues.
|
Công khai hóa các vụ
vi phạm
Một phát triển tích cực khác nữa là cộng đồng quốc tế ngày
càng tập trung lên án những kẻ vi phạm nhân quyền. Các tổ chức ở cấp độ quốc
gia, khu vực và toàn cầu đã tạo áp lực lớn khiến các quốc gia không thể không
có trách nhiệm công khai về thực tiễn nhân quyền của họ.
Chúng ta không nên đánh giá thấp giá trị của việc công
khai các vụ vi phạm khiến các quốc gia phải thấy hổ thẹn mà có những hành vi
tốt hơn. Ngay cả những chính phủ hà khắc cũng quan tâm đến uy tín quốc tế của
họ.
Ví dụ, cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, chính
quyền quân sự Argentina đã có những nỗ lực ngoại giao đáng kể nhằm ngăn chặn
các cuộc điều tra của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Hơn nữa, việc công khai các vụ vi phạm ít nhất cũng giúp
được một vài trong số rất nhiều nạn nhân nổi bật bị đàn áp giành lại được một
mức độ tự do nào đó, thậm chí đôi khi còn tránh được hình phạt. Internet tạo
điều kiện dễ dàng hơn để các nhóm nhân quyền liên kết với nhau và công khai
hóa các vụ vi phạm nhân quyền.
|
|
A women’s group in
ex-Soviet Georgia. (Maria
Steen/Moment/Redux)
|
Một nhóm phụ nữ ở
nước Cộng hòa Gru-zi-a thuộc
Liên Xô cũ. (Maria
Steen/Moment/Redux)
|
National and international norms and expectations are
being altered for the better. The idea of human rights has a moral force and
mobilizing power that is hard to resist in today’s world. And as more and
more citizens throughout the world come to think of themselves as endowed
with inalienable rights, the demand for human rights continues to cause
dictators to flee and their governments to crumble.
The sword may prove mightier than the word in the short
run. But the task of human rights advocates, wherever they may be, is the
ancient and noble one of speaking the truth of justice to power. And one of
the most heartening lessons of much recent history is that truth can triumph.
|
Những kỳ vọng và các chuẩn mực quốc gia và quốc tế đang
được thay đổi theo hướng tốt hơn. Trong thế giới ngày nay, ý tưởng nhân quyền
có sức mạnh đạo lý và khả năng huy động khó có thể kháng cự được. Và khi ngày
càng nhiều người dân trên thế giới ý thức được bản thân họ có những quyền bất
khả xâm phạm, thì đòi hỏi về nhân quyền khiến những kẻ độc
tài phải trốn chạy, còn chính phủ của họ sẽ tan thành mây
khói.
Về ngắn hạn, thanh gươm có thể mạnh hơn lời nói. Nhưng
nhiệm vụ của những người ủng hộ nhân quyền - dù ở bất cứ đâu - là một nhiệm
vụ lâu dài và cao cả, đó là nói lên sự thật. Và một trong những bài học tâm
huyết nhất trong lịch sử hiện đại của chúng ta là sự thật sẽ chiến thắng.
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn