Parallel worlds
|
Đôi bờ Vỹ tuyến
|
|
Simon Cox
The economist.
Oct 26th 2013
|
Simon Cox
The economist.
Oct 26th 2013
|
|
|
The 38th parallel,
separating north and south, is Korea’s most important dividing line. But it
is only one of many, says Simon Cox
|
Vĩ tuyến 38, phân
cách bắc nam, là đường phân chia quan trọng nhất của Triều Tiên. Nhưng nó chỉ
là một trong nhiều đường như vậy, Simon Cox nói.
|
ON A RESTLESS night in April 1970, Lee Jae-geun, one of 27
South Korean fishermen aboard a trawler in the Yellow Sea, awoke from a
nightmare. He had dreamt that Korea was struck by three titanic waves, each
stronger than the last. The final wave swept aside mountains, deluged the
country and left the land divided. It was, he thought, a bad omen.
|
Vào một đêm xao động hồi tháng 4 năm 1970, ông Lee Jae-
geun, một trong số 27 ngư dân Hàn Quốc trên một tàu đánh cá trong biển Hoàng
Hải, đã chợt tỉnh sau một cơn mộng mị. Ông nằm mơ thấy rằng Triều Tiên bị ba
đợt sóng khổng lồ ập vào, đợt sau mạnh hơn đợt trước. Đợt sóng cuối cùng quét
dạt núi, làm xứ sở chìm trong nước và đất đai bị chia cắt. Ông nghĩ đó là một
điềm xấu.
|
And so it proved. A few nights later a North Korean patrol
intercepted his trawler about 50 miles south of the Northern Limit Line, a
disputed maritime border between the two Koreas. Armed patrolmen boarded the
trawler and abducted its crew. Most of them were repatriated later that year,
but the North Koreans had grander designs for Mr Lee, hoping to train him as
a spy. It was three decades before he escaped.
|
Và điều đó đã chứng minh. Vài đêm sau, một tàu tuần tra
của Bắc Triều Tiên chặn tàu đánh cá của họ khoảng 50 dặm về phía nam của
đường giới hạn phía Bắc, biên giới biển còn tranh chấp giữa hai nước Triều
Tiên. Nhân viên tuần tra vũ trang đã lên tàu đánh cá và bắt cóc hết số người
trên tàu. Hầu hết số người này sau đó đã được trả về trong năm đó, nhưng Bắc
Triều Tiên đã có một mưu đồ lớn lao hơn đối với ông Lee, hi vọng sẽ đào tạo
ông ta thành một gián điệp. Chuyện đó xảy ra ba thập niên trước khi ông trốn
thoát.
|
The division between north and south remains Korea’s
enduring tragedy. It was imposed in 1945 by the Allied powers that liberated
the country from 35 years of cruel Japanese rule. In 1950 it was almost
erased by a wave of North Korean troops that swept down the peninsula under
the command of Kim Il Sung, a Soviet-backed ruler who outlasted the Soviet
Union itself. Another wave of troops, mostly American but fighting under the
United Nations banner, then reversed the North Korean tide. Eventually the UN
forces succumbed to a third wave of Chinese troops which drove them back to
the 38th parallel, a latitudinal reference line that still divides the two
Koreas. Everybody ended up roughly where they had started.
|
Sự chia cắt bắc – nam vẫn còn là bi kịch lâu dài của Triều
Tiên. Sự chia cắt này do các cường quốc Đồng minh, giải phóng đất nước này
thoát khỏi ách thống trị tàn bạo kéo dài 35 năm của Nhật Bản, áp đặt vào năm
1945. Năm 1950 nó đã gần như bị xóa bởi một đợt sóng quân đội Bắc Triều Tiên
quét xuống bán đảo này dưới sự chỉ huy của Kim Il Sung (Kim Nhật Thành), một
nhà lãnh đạo được Liên Xô hậu thuẫn tồn tại lâu hơn chính đất nước Liên Xô. Rồi
thì một làn sóng quân đội khác, chủ yếu là Mỹ nhưng chiến đấu dưới ngọn cờ
Liên Hiệp Quốc, đảo ngược dòng lũ Bắc Triều Tiên. Cuối cùng các lực lượng của
Liên Hiệp Quốc không chống đỡ nổi làn sóng thứ ba của quân đội Trung Quốc đẩy
họ lùi trở lại vĩ tuyến 38, đường vĩ tuyến quy chiếu đến nay vẫn còn chia cắt
hai nước Triều Tiên. Rốt cuộc tất cả mọi người gần như ai ở đâu ở đó.
|
On land the dividing line is painstakingly demarcated and
heavily fortified. But at sea the border is both physically and legally indistinct,
dogged by disputes, incursions and abductions. The South Korean government
knows of over 500 of its citizens abducted since 1955 who are still missing.
|
Trên đất liền đường ranh giới được phân định cẩn thận và
bảo vệ nghiêm ngặt. Nhưng trên biển biên giới không phân biệt được cả trên
thực tế lẫn pháp lý, vướng víu vào các tranh chấp, xâm lấn và bắt cóc. Chính
phủ Hàn Quốc biết có hơn 500 công dân nước này bị bắt cóc từ năm 1955 vẫn còn
trong tình trạng mất tích.
|
Mr Lee is no longer one of them, but the country to which
he escaped is not the one he left behind decades ago. Its economy, politics
and culture have all changed beyond recognition. As a teenager Mr Lee had
served as an errand boy for Seoul’s police and knew every nook and cranny of
the city. But in the vast metropolis he returned to 30 years later, he
“couldn’t tell left from right”, he says.
|
Ông Lee không còn là một trong số những người đó, nhưng
đất nước mà ông thoát ra không phải là đất nước mà ông đã bỏ đi nhiều thập
niên trước đây. Kinh tế, chính trị và văn hóa tất cả đều đã thay đổi tới mức
không còn nhận ra được nữa. Khi còn thiếu niên, ông Lee đã từng là một cậu bé
chạy việc cho cảnh sát Seoul và biết mọi ngóc ngách của thành phố. Nhưng
trong đô thị mênh mông mà ông trở lại sau 30 năm, ông “không biết nổi trái
phải là phía nào”, ông nói.
|
When he was abducted, South Korea’s income per person was
about $2,000 a year (at purchasing-power parity), roughly equal to North
Korea’s at the time. As a fisherman, Mr Lee counted as comfortably middle-class.
By the time he returned in 2000, South Korea’s income per person had grown
almost tenfold (see chart). In 2010 the country became one of only 15 in the
world with a GDP of over $1 trillion.
|
Khi ông bị bắt, thu nhập đầu người của Hàn Quốc khoảng
2.000 USD một năm (tính theo sức mua), ngang ngửa với Bắc Triều Tiên vào thời
điểm đó. Là một ngư dân, ông Lee dễ dàng được kể vào tầng lớp trung lưu. Vào
thời điểm ông trở về hồi năm 2000, thu nhập đầu người của Hàn Quốc đã tăng
gần mười lần (xem biểu đồ trong ảnh). Trong năm 2010, đất nước này đã trở
thành một trong số 15 nước trên thế giới với GDP hơn 1 nghìn tỉ USD.
|
Two years after Mr Lee’s capture, Hyundai began work on a
shipyard in Ulsan, Mr Lee’s southern home town. The yard is now the biggest
in the world. Its red Goliath cranes hoist walls of steel measuring 20m by
40m in nine dry docks, making vast container ships and sophisticated drilling
vessels for customers from 48 countries. Internationally competitive
industries like these have helped make South Korea the world’s
seventh-biggest exporter of goods.
|
Hai năm sau khi ông Lee bị bắt, Hyundai bắt đầu đưa vào
hoạt động một xưởng đóng tàu ở thành phố Ulsan, phía Nam thị trấn quê của ông
Lee. Xưởng này bây giờ là xưởng đóng tàu lớn nhất trên thế giới. Các cần cẩu
Goliath đỏ câu những tấm thép kích thước 20 m × 40 m ở chín phân xưởng cạn,
đóng các con tàu container lớn và các con tàu tinh xảo cho khách hàng từ 48
quốc gia. Các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh quốc tế như thế này đã
giúp cho Hàn Quốc thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ bảy trên thế giới.
|
And not only goods. Instead of the waves that haunted Mr
Lee’s dreams, a Korean wave of films, music and soap operas has inundated
Asia and begun to spread beyond. South Korea, so long subject to foreign
influence, is now influencing others. One of its diplomats heads the United
Nations. Lady Gaga wears its fashions. The South Korean rapper Psy created
the most-watched YouTube clip ever. Even in Pyongyang, North Korea’s capital,
South Korean music and drama circulates widely, if furtively, on memory
sticks and DVDs. Youngsters are wearing their hair styled like their Southern
cousins.
|
Và không chỉ có hàng hóa. Thay cho những đợt sóng ám ảnh
giấc mơ của ông Lee, một đợt sóng phim ảnh, âm nhạc và phim kịch Hàn Quốc đã
tràn ngập châu Á và bắt đầu lan tràn ra xa hơn. Hàn Quốc, từ lâu là chủ thể
chịu ảnh hưởng của nước ngoài, bây giờ đang ảnh hưởng lại những nước khác.
Một trong những nhà ngoại giao của họ đang đứng đầu Liên Hiệp Quốc. Lady Gaga
mặc thời trang của họ. Ca sĩ nhạc rap Hàn Quốc Psy đã tạo ra clip trên
YouTube clip được xem nhiều nhất cho tới nay. Thậm chí ở Bình Nhưỡng, thủ đô
của Bắc Triều Tiên, âm nhạc và kịch Hàn Quốc lan truyền rộng rãi, dù lén lút,
trên các thẻ nhớ và đĩa DVD. Giới trẻ đang diện tóc theo kiểu như anh em miền
Nam của họ.
|
Back in 1970 South Korea was ruled by Park Chung-hee,
whose daughter, Park Geun-hye, now holds the presidency. But in the
intervening years the polity she heads has travelled almost as far as the
economy. Her father came to power in a coup in 1961, then in 1972 dissolved
the National Assembly and introduced a newly authoritarian constitution. His
daughter, by contrast, won the presidency last December in a free and fair
election, South Korea’s sixth since 1987. She racked up the highest share of
the vote since her father’s victory in 1971.
|
Hồi năm 1970 Hàn Quốc do Park Chung-hee (Phác Chánh Hi)
cầm quyền, con gái ông là Park Geun –hye (Phác Cận Huệ), bây giờ thành Tổng
thống. Nhưng trong những năm qua nền chính trị mà bà đứng đầu đã tiến xa gần
như nền kinh tế. Cha bà lên nắm quyền
trong một cuộc đảo chính vào năm 1961, sau đó đã giải tán Quốc hội và đưa ra
một hiến pháp mới độc tài vào năm 1972. Con gái của ông, ngược lại, thắng cử
tổng thống tháng 12 năm ngoái trong một cuộc bầu cử tự do và công bằng, thành
Tổng thống thứ sáu của Hàn Quốc tính
từ năm 1987. Bà giành được tỉ lệ cao nhất của cuộc bầu cử tính từ chiến thắng
của cha bà vào năm 1971.
|
Poignant reminder
If South Koreans want to remind themselves of the progress
they have enjoyed, they need only look north, where men on average measure up
to 8cm less and die 12 years sooner. North Korea’s Kim dynasty is now in its
third generation, with power passing in 2011 to Kim Jong Un, who may not yet
be 30 (no one is quite sure) but models his gestures and embraces on those of
his grandfather, Kim Il Sung. The country’s output of cereals, which
collapsed in the mid-1990s, has only just regained the level it reached in
1982. A visiting NGO hoping to improve yields on a collective farm had to
dust off agricultural techniques that had not been used in the south for
decades. To help its electrical equipment cope with the north’s wild swings
in current, it had to order a voltage stabiliser not seen in the south since
the 1980s.
|
Nhắc nhở buốt nhói
Nếu người Hàn Quốc muốn nhắc nhở chính mình về sự tiến bộ
mà họ đã được hưởng, họ chỉ cần nhìn về phía bắc, nơi người dân có chiều cao
trung bình thấp hơn đến 8cm và tuổi thọ kém hơn 12 năm. Triều đại họ Kim của
Bắc Triều Tiên hiện đang ở thế hệ thứ ba, với
việc chuyển giao quyền lực năm 2011 cho Kim Jong Un (Kim Chính Vân),
có thể chưa đầy 30 tuổi (không ai biết chắc) nhưng làm kiểu làm cách cử chỉ
của mình và bắt chước cử chỉ của ông nội Kim Il Sung. Sản lượng ngũ cốc đất
nước này, bị suy sụp vào giữa thập niên 1990, chỉ mới lấy lại mức có được hồi
năm 1982. Một tổ chức phi chính phủ đến thăm hi vọng để cải thiện năng suất
một nông trại tập thể đã phải dùng lại kỹ thuật nông nghiệp không còn được sử
dụng ở miền Nam trong nhiều thập niên. Để giúp các thiết bị điện của họ đối
phó với những sự trồi sụt về điện thế của miền Bắc, họ đã phải đặt mua một
máy ổn áp không còn thấy ở miền nam từ thập niên 1980.
|
In escaping to the south, Mr Lee achieved a personal
reunification that still eludes his country as a whole. But he did not find
it easy. In the north he had been a mechanic, making ships’ engines, but when
he looked for similar work in the south he found that it was now done by
machines. Still, his predicament is shared by many older South Koreans who
have not managed to keep up with a now much more sophisticated economy.
|
Khi thoát về miền nam, ông Lee đã đạt được sự đoàn tụ cá
nhân mà cả nước ông vẫn còn né tránh. Nhưng ông không thấy việc này dễ dàng.
Ở miền Bắc, ông đã từng là một thợ cơ khí, làm động cơ tàu thủy, nhưng khi
ông tìm việc làm tương tự ở miền Nam, ông thấy rằng công việc đó bây giờ đã
được thực hiện bằng máy. Tuy nhiên, tình trạng khó khăn của ông, nhiều người
Hàn Quốc lớn tuổi cũng đang gặp phải ,do họ không xoay xở để theo kịp với một
nền kinh tế hiện phức tạp hơn nhiều.
|
|
South Korea does not make best use of these older workers,
who constitute a growing proportion of the country’s population. It forces
many of them to retire prematurely instead of retraining and re-educating
them. By contrast, it overeducates its young, who toil away in expensive
crammers and devote years to preparing for the university entrance exam.
Families compete with each other in an educational arms race that is almost
as ruinous as the military competition with the north. Extra qualifications
are a ticket to the best jobs, and the best jobs are still concentrated in
the government, the banks and the chaebol (the big family-owned
conglomerates).
|
Hàn Quốc không sử dụng tốt nhất các công nhân lớn tuổi,
hiện đang chiếm một tỉ lệ ngày càng tăng trong dân số cả nước. Nhiều người bị
buộc phải nghỉ hưu sớm thay vì được đào tạo hay huấn luyện lại. Ngược lại,
giới trẻ có học vấn quá mức, họ túi bụi trong các lớp luyện thi đắt tiền và
dành nhiều năm để chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Các gia đình cạnh tranh với
nhau trong một cuộc chạy đua giáo dục cũng tàn hại giống như cạnh tranh quân
sự với miền bắc. Thêm nhiều mãnh bằng là một vé để được việc làm tốt nhất, và
các việc làm tốt nhất vẫn tập trung vào chính phủ, các ngân hàng và các
chaebol (các tập đoàn lớn thuộc sở hữu gia đình).
|
South Korea’s working-age generation faces a triple
burden. It must take care of older people, who are growing in number, younger
people, who are expensive to educate, and perhaps eventually North Koreans,
who will have to be integrated into the economy if the two Koreas are ever
reunified. Daunted by these burdens, many South Korean women are delaying
childbirth and having fewer children. The country’s fertility rate has fallen
further and faster than in almost any other country. Its population, which
surpassed 50m last year, is projected to fall below that number again by
2045.
|
Thế hệ trong độ tuổi lao động của Hàn Quốc phải đối mặt
với một gánh nặng gấp ba lần. Họ phải chăm sóc người già – đang ngày càng
tăng về số lượng, chăm sóc giới trẻ – nuôi ăn học rất đắt tiền, và sau cùng,
có lẽ là lo cho người Bắc Triều Tiên – sẽ hội nhập vào nền kinh tế nếu hai
miền Triều Tiên thống nhất vào lúc nào đó. Nản chí vì những gánh nặng này,
nhiều phụ nữ Hàn Quốc đang hoãn việc sinh con và có ít con hơn. Sinh suất
quốc gia đã giảm xa hơn và nhanh hơn so với hầu hết các nước khác. Dân số, đã
vượt quá 50 triệu năm ngoái, dự kiến sẽ giảm xuống dưới con số đó lần nữa vào
khoảng năm 2045.
|
|
Many young South Koreans are trying to forget their ties
to the north. Their grandfathers and great-grandfathers were preoccupied with
the communist enemy, their fear and loathing kept alive by heavy propaganda
during the years of dictatorship. The generation born in the 1960s, known as
the 386 generation in homage to the Intel 386 microchip, was equally focused
on the north, arguing that anti-communist fervour was making reconciliation
and reunification impossible. Today’s southern youngsters, by contrast, feel
little connection with the people on the other side of the 38th parallel.
They are secretly relieved that for now reunification seems only a distant
possibility. They do not burn with hatred for the north, nor do they
romanticise it, as some older leftists used to do. They simply want to ignore
it. But the north does not allow itself to be ignored.
|
Nhiều thanh niên Hàn Quốc đang cố quên đi mối quan hệ của
họ với miền bắc. Lớp ông bà và cố của họ bận rộn với kẻ thù cộng sản, sự sợ
hãi căm ghét của hai lớp này vẫn chưa nguôi do bị tuyên truyền mạnh bạo trong
những năm dưới sự cai trị độc tài. Thế hệ sinh ra trong thập niên 1960, được
gọi là thế hệ 386 trong mối liên tưởng tới vi mạch 386 của Intel, đều dồn sự
chú ý tới miền Bắc, cho rằng sự nhiệt tình chống cộng đã làm cho hòa giải và
thống nhất đất nước thành bất khả. Ngược lại, thanh niên miền nam ngày nay,
cảm thấy ít gắn bó với những người ở phía bên kia vĩ tuyến 38. Họ đang kín
đáo trấn an rằng bây giờ việc thống nhất đất nước dường như chỉ là một khả
năng xa xôi. Họ không cháy bỏng với lòng căm thù miền Bắc, họ cũng không lãng
mạn hoá nó, như một số người cánh tả lớn tuổi thường làm như vậy. Họ chỉ việc
phớt lờ nó. Nhưng miền Bắc không cho phép mình bị phớt lờ.
|
|
|
|
Translated by Huỳnh Phan
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn