MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, September 18, 2013

The Consequences of the Syrian Conflict in Asia-Pacific Hệ lụy của cuộc xung đột Syria ở Châu Á – Thái Bình Dương



The Consequences of the Syrian Conflict in Asia-Pacific 
Hệ lụy của cuộc xung đột Syria ở Châu Á – Thái Bình Dương

by Khanh Vu Duc           
Asia sentinel
FRIDAY, 30 AUGUST 2013

Vũ Đức Khanh,
Asia Sentinel
30-8-2013
How the US reacts won't be much different from how it would react should war break out in the South China Sea.

Cách phản ứng của Mỹ sẽ không khác nhiều so với cách nó phản ứng nếu cuộc chiến tranh xảy ra ở biển Đông.
The Syrian civil war might be out of mind and out of sight for the leaders of Asian-Pacific states. However, make no mistake, this conflict and its outcome will have a direct impact on those living here.

Các nhà lãnh đạo của các nước Châu Á – Thái Bình Dương có thể không suy nghĩ gì nhiều và không nhìn thấy gì ở cuộc nội chiến Syria; tuy nhiên, xin đừng mắc sai lầm, cuộc xung đột này và kết cục của nó sẽ tác động trực tiếp đến những ai đang sống ở Châu Á – Thái Bình Dương.


There is no doubt that any US intervention in Syria would delay Washington's pivot to Asia-Pacific, to the satisfaction of China but to the concern of America's regional allies. With China's increasing assertiveness, especially in the South China Sea, there are those who believe that any US intervention in Syria is an unnecessary distraction and would allow the Chinese to expand their reach in the region.

Không còn nghi ngờ gì nữa, bất kỳ sự can thiệp nào của Hoa Kỳ vào Syria cũng sẽ trì hoãn chính sách “xoay trục” sang Châu Á – Thái Bình Dương của họ, trước sự hài lòng của Trung Quốc và sự lo ngại của các đồng minh Hoa Kỳ trong khu vực. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán, đặc biệt là trên Biển Đông, có những người tin rằng bất kỳ sự can thiệp nào của Mỹ vào Syria cũng là một sự đánh lạc hướng chú ý không cần thiết, và sẽ cho phép Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Those critics in favor of non-intervention, believing the US should wash its hands of the Middle East once and for all, and focus instead its attention on Asia-Pacific would do well to look at the big picture. Syria is Asia-Pacific.


Những người chỉ trích nào vẫn ủng hộ sự “không can thiệp”, với niềm tin rằng Hoa Kỳ nên dứt khoát từ bỏ Trung Đông và thay vì thế, hướng sự chú ý vào Châu Á – Thái Bình Dương, hãy nên nhìn vào bức tranh toàn cảnh. Syria cũng là Châu Á – Thái Bình Dương.

One can extrapolate Washington's actions and reactions to imagine a possible US intervention, particularly in response to the South China Sea maritime and territorial disputes. Just as in Syria, should war break out, the US would inevitably find itself drawn in. Although the particularities may be different, the politics in Washington remain the same.

Khi xem xét sự can thiệp quân sự tiềm tàng của Hoa Kỳ ở Syria, người ta có thể suy diễn từ những hành động và phản ứng của Washington để hình dung ra một cuộc can thiệp khả dĩ của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là nhằm ứng phó với những tranh chấp biển đảo trên Biển Đông. Như ở Syria, một khi chiến sự nổ ra trên Biển Đông, Hoa Kỳ cũng không khỏi thấy mình bị cuốn vào. Mặc dù những điểm đặc thù có thể khác nhau, song bầu không khí chính trị ở Washington thì vẫn vậy.



The politics of intervention
There is an unquestionable moral imperative for the US and its allies to intervene in Syria and remove President Assad from power. The use of chemical weapons against its people constitutes a heinous act that cannot be tolerated under any circumstance, and under most circumstances, if not for the obstruction of Russia and China in the UN Security Council, legal authority would have already been given for the US and its allies to intervene.

Câu chuyện chính trị của cuộc can thiệp
Hoa Kỳ và đồng minh của họ đang đứng trước một sự thúc bách đạo đức bất khả nghi là can thiệp và lật đổ Tổng thống Al-Assad ra khỏi quyền lực. Sử dụng vũ khí hoá học chống lại nhân dân là một hành động tàn ác và không thể dung thứ ở bất kỳ hoàn cảnh nào; và trong phần lớn trường hợp, nếu không có sự phản đối của Nga và Trung Quốc trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ), quyền lực pháp lý lẽ ra đã phải được trao cho Hoa Kỳ và đồng minh để họ tiến hành hành động can thiệp.

Given this, it is not legal justification that has preoccupied President Obama. With or without the permission of the UN, the US would act. To do nothing, to turn a blind eye to the crimes currently being perpetuated is equally criminal. The US may not receive legal authority by the UN to intervene; however, it has a moral responsibility to do so. There is an international coalition ready and willing, and there is a demand by the Syrian people. All that is now required is for someone to lead.

Như vậy, cơ sở pháp lý không phải là điều khiến Tổng thống Obama phải bận tâm. Hoa Kỳ vẫn sẽ hành động, bất kể có được phép của LHQ hay không. Không hành động, nhắm mắt trước những tội ác mà những kẻ thủ ác đang gây ra ở Syria cũng đồng nghĩa với tội ác. Hoa Kỳ có thể không nhận được sự ủy thác pháp lý từ LHQ để can thiệp; tuy nhiên, họ có trách nhiệm đạo đức để làm điều đó. Ở đây đã có một liên minh quốc tế sẵn sàng và sẵn lòng, và đã có sự đòi hỏi từ nhân dân Syria. Tất cả những gì cần thiết hiện nay là một ai đó đứng ra lãnh đạo.

The question thus far has been the extent of US military action. How far would President Obama be willing to go in assisting the Syrian opposition? Airstrikes, drone strikes, and missile strikes may weaken government forces, but it is not enough to win the war. Planes and ships, after all, cannot hold ground; and surely this long war has weakened the strength of the Syrian opposition's ground forces.

Câu hỏi cho đến nay là quy mô hành động quân sự của Mỹ. Tổng thống Obama sẽ sẵn lòng đi xa đến đâu trong việc hỗ trợ lực lượng đối lập ở Syria? Oanh kích, tấn công bằng máy bay không người lái và tấn công bằng tên lửa có thể làm suy yếu lực lượng chính phủ, nhưng chừng đó là chưa đủ để giành chiến thắng trong cuộc chiến. Máy bay và tàu chiến, rốt cuộc, không thể giữ được địa bàn; và chắc chắn cuộc chiến kéo dài này đã làm suy yếu sức mạnh của lực lượng mặt đất của phe đối lập ở Syria.

The thought of sending US troops into the fray is undoubtedly one that has crossed the mind of President Obama. However, the sight of any American flag-draped coffin would be sure to cost a congressman or woman, or senator, his or her seat come next election. As such, congressional support and approval would be hard to find, to say nothing of the President's reservations. Still lingering in the mind of every elected official in Washington is Iraq and Afghanistan, and the financial and human cost it left.

Không còn nghi ngờ gì, ý nghĩ gửi quân Mỹ tham gia cuộc chiến đã thoáng qua đầu Tổng thống Obma; tuy nhiên, chắc chắn rằng bất kỳ một chiếc quan tài phủ cờ Mỹ nào cũng là cảnh tượng sẽ khiến một Hạ Nghị sỹ hay Thượng Nghị sỹ nào đó phải trả giá bằng chiếc ghế của mình trong kỳ bầu cử tới. Vì thế, sự ủng hộ và chuẩn thuận của Quốc hội là điều khó khăn, ấy là còn chưa nói tới thái độ dè dặt của Tổng thống. Mọi quan chức dân cử ở Washington vẫn còn bị ám ảnh bởi Iraq và Afghanistan, cũng như cái giá tài chính và sinh mạng mà nước Mỹ đã phải gánh chịu.

Yet, as long as Assad remains in power, the US will be unable to focus on its commitments elsewhere. There is a very real concern that Syria's weapons stockpile would find itself in the wrong hands, such as Al Qaeda and Hezbollah. Moreover, there remain suspicions in Washington on just who comprises the Syrian opposition, and whether these forces, should they assume power, would not then turn their attention against the US.

Dù vậy, chừng nào cuộc nội chiến ở Syria còn tiếp diễn, chừng nào Al-Assad vẫn còn nắm quyền lực, chừng đó Hoa Kỳ vẫn không thể chú tâm vào những cam kết ở nơi khác của họ. Ở đây có một sự lo ngại rất thực là kho vũ khí của Syria sẽ rơi vào tay những đối tượng bất hảo, chẳng hạn như Al-Qaeda và Hezbollah. Hơn thế, Washington vẫn còn nghi ngại về thành phần của các lực lượng đối lập ở Syria, và liệu những lực lượng này, một khi tiếp quản quyền lực, có chuyển hướng chống lại Hoa Kỳ hay không?

Airstrikes alone will not defeat Assad; however, they could level the playing field and allow the Syrian opposition the chance they need to defeat Assad's forces. Conversely, there is no guarantee that the Syrian opposition, should they succeed, would not sell whatever chemical weapons or weapons of mass destruction to America's enemies. It is a question of control, and without direct control -- undoubtedly an option of last resort -- Syria will continue to plague the US long after the war is over.

Chỉ các cuộc không kích không thôi thì sẽ không đánh bại được Al-Assad; tuy nhiên, chúng có thể san phẳng chiến trường và đem lại cơ hội mà phe đối lập Syria cần để đánh bại các lực lượng của Al-Assad. Ngược lại, ở đây không có gì đảm bảo rằng lực lượng đối lập Syria, nếu thành công, sẽ không bán bất kỳ thứ vũ khí hoá học hay vũ khí huỷ diệt hàng loạt nào cho kẻ thù của Mỹ. Đây là vấn đề kiểm soát, và nếu thiếu sự kiểm soát trực tiếp – chắc chắn là lựa chọn cuối cùng cho Tổng thống Obama – Syria sẽ còn tiếp tục quấy rầy Mỹ dài dài sau khi chiến cuộc kết thúc.

Short of Assad stepping down, there does not appear to be a diplomatic solution at this time. Instead, what can be hoped is that a decisive and overwhelming military strike against the Syrian government by the US and its allies would encourage Russia to negotiate a deal to restore order in the country. Russia would surely be agreeable to any new government it can do business with rather than a government it can't.

Nếu Al-Assad không từ bỏ quyền lực thì dường như không có giải pháp ngoại giao nào cho cuộc nội chiến Syria ở thời điểm này cả. Thay vì thế, điều mà người ta có thể hy vọng là một cuộc tấn công quân sự quyết định và áp đảo của Mỹ và đồng minh nhằm vào chính phủ Syria sẽ khuyến khích Nga ngồi vào bàn để đàm phán về một thoả thuận nhằm khôi phục trật tự ở đất nước này. Nga chắc chắn là sẽ đồng ý với bất kỳ một tân chính phủ nào mà họ có thể làm ăn chung được thay vì một chính phủ mà họ không thể.

US intervention in the South China Sea
Thus, to what extent does Syria represent Asia-Pacific? In many respects, a South China Sea conflict would pose a similar set of problems for the US as Syria. It is unlikely that the president at the time would find much support among the public to intervene in a foreign conflict far away from its shores.

Sự can thiệp của Mỹ ở Biển Đông
Vậy Syria đại diện cho Châu Á – Thái Bình Dương tới mức độ nào? Trên nhiều phương diện, một cuộc xung đột trên Biển Đông sẽ đặt ra cho Hoa Kỳ một loạt vấn đề tương tự như cuộc nội chiến ở Syria. Lúc đó, Tổng thống Obama sẽ khó mà nhận được nhiều sự ủng hộ của công chúng để can thiệp vào một cuộc xung đột ở nước ngoài và cách xa biên giới của họ.

Nevertheless, regardless of the American public's reluctant appetite for war and their leaders' hesitance to send troops abroad, the US will and must intervene, if only to preserve its regional interests. The question, again, is how much and how far would the US be willing to go? Whereas the Syrian civil war is restricted to within its borders, any war in the South China Sea would span across Southeast Asia and perhaps all of Asia-Pacific. The human toll could prove prohibitive.


Tuy nhiên, bất chấp thái độ chán ngán của công chúng Mỹ đối với chiến tranh và sự do dự của giới lãnh đạo khi gửi quân ra nước ngoài, Hoa Kỳ sẽ và phải can thiệp, nếu chỉ để bảo vệ những lợi ích trong khu vực của họ. Một lần nữa, vấn đề nằm ở chỗ là người Mỹ sẽ sẵn sàng tới đâu và sẽ đi xa đến đâu? Trong khi cuộc nội chiến ở Syria bị giới hạn trong biên giới của nó thì bất kỳ cuộc chiến nào trên Biển Đông cũng sẽ lan ra khắp Đông Nam Á và có lẽ là toàn bộ Châu Á – Thái Bình Dương. Mức độ thương vong có thể sẽ khiến người ta nhụt chí.

Asian-Pacific leaders, keeping this fact in mind, would do well to curry favor with the US, to reinforce their importance to American foreign policy. It is merely a matter of quid pro quo. Just as some Southeast Asian countries are concerned with China's increasing assertiveness, so too is the US.


Khắc ghi thực tế trên trong tâm trí, các nhà lãnh đạo Châu Á – Thái Bình Dương tốt hơn hết là nên ve vãn Hoa Kỳ, nên củng cố vai trò quan trọng của họ trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Đây đơn giản chỉ là chuyện đổi chác. Như một số quốc gia Đông Nam Á, Hoa Kỳ cũng tỏ ra quan ngại trước thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.

Yet, why should the US take these countries' concerns into consideration if they are unwilling to assist the US abroad? It would only be too easy for the US to do what it wants and how it wants without input from regional countries, unless Washington has reason not to.

Dù vậy, tại sao Hoa Kỳ lại nên cân nhắc quan ngại của những nước đó nếu chính họ lại không sẵn lòng hỗ trợ Hoa Kỳ bên ngoài biên giới nước này? Đối với người Mỹ, họ sẽ chỉ cảm thấy quá dễ dàng khi làm những gì mình muốn và theo cách mình muốn nếu không có sự đóng góp của các nước trong khu vực, trừ phi Washington có lý do để không làm thế.

Rather than urging the US to withdraw from the Syrian conflict, Asian-Pacific states should instead be ready to assist any US/NATO operation against the Assad regime, for if the Syrian people are of no importance to the US, then of what importance are the people of Asia-Pacific?
Thay vì hối thúc Hoa Kỳ rút lui khỏi cuộc xung đột ở Syria, các nước Châu Á – Thái Bình Dương nên sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ hoạt động nào của Mỹ/NATO nhằm chống lại chế độ của Tổng thống Bashar Al-Assad, bởi lẽ nếu người Syria không quan trọng với Hoa Kỳ thì liệu người Châu Á – Thái Bình Dương quan trọng đến đâu với họ?

(Khanh Vu Duc is a lawyer and part-time professor at the University of Ottawa's Civil Law Section; and researches on Vietnamese politics, international relations and international law. He is a frequent contributor to Asia Sentinel.)
(Khanh Vũ Đức là một luật sư và giáo sư thỉnh giảng tại Phần ban Luật dân sự Đại học Ottawa, và nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế. Ông là cộng tác viên thường xuyên cho Asia Sentinel..)


Translated by Nguyễn Việt Nam




http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5674&Itemid=31

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn