|
China’s Real and
Present Danger
|
Trung Quốc: mối nguy hiện thực
|
Now Is the Time for Washington to Worry
|
Đây là lúc Washington phải lo lắng
|
Avery Goldstein
Foreign Affairs,
September/October 2013
|
Avery Goldstein,
Foreign Affairs,
Tháng 9-10 2013
|
AVERY GOLDSTEIN is
David M. Knott Professor of Global Politics and International Relations and
Director of the Center for the Study of Contemporary China at the University
of Pennsylvania. This essay is adapted from his article “First Things First:
The Pressing Danger of Crisis Instability in U.S.-China Relations,”
International Security, Spring 2013.
|
Avery Goldstein là
Giáo sư Chính trị Toàn cầu và Bang giao Quốc tế [ngạch giáo sư để vinh danh
David M. Knott] và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại tại
Đại học Pennsylvania. Bài tiểu luận này dựa vào bài báo của ông nhan đề
“Những ưu tiên hàng đầu cần phải đưa lên hàng đầu: Mối nguy bức bách do sự
bất ổn có khả năng đưa đến khủng hoảng trong các quan hệ Mỹ-Trung”,
International Security, mùa Xuân 2013
|
Much of the debate about China’s rise in recent years has
focused on the potential dangers China could pose as an eventual peer
competitor to the United States bent on challenging the existing
international order. But another issue is far more pressing. For at least the
next decade, while China remains relatively weak compared to the United
States, there is a real danger that Beijing and Washington will find
themselves in a crisis that could quickly escalate to military conflict.
Unlike a long-term great-power strategic rivalry that might or might not
develop down the road, the danger of a crisis involving the two nuclear-armed
countries is a tangible, near-term concern -- and the events of the past few
years suggest the risk might be increasing.
|
Phần lớn cuộc tranh luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc
trong những năm gần đây đã tập trung vào nguy cơ tiềm năng là cuối cùng Trung
Quốc có thể trở thành một đối thủ ngang hàng với Mỹ, có quyết tâm thách thức
trật tự quốc tế hiện hữu. Ít ra trong vòng một thập niên tới, mặc dù Trung
Quốc còn tương đối yếu kém so với Mỹ, nhưng có một mối nguy thực sự là Bắc
Kinh và Washington sẽ tự dẫn mình vào một cuộc khủng hoảng có thể nhanh chóng
leo thang thành một cuộc xung đột quân sự. Khác hẳn với một cuộc cạnh tranh
đại cường dài hạn có thể hoặc không có thể phát triển ở cuối đường, nguy cơ
về một khủng hoảng có sự tham dự của hai cường quốc nguyên tử này là một mối
lo ngại rõ nét trong tương lai gần – và những biến cố trong vài năm qua cho
thấy rủi ro này có thể đang gia tăng.
|
Since the end of the Cold War, Beijing and Washington have
managed to avoid perilous showdowns on several occasions: in 1995–96, when
the United States responded to Chinese missile tests intended to warn
Taiwanese voters about the danger of pushing for independence; in 1999, when
U.S. warplanes accidentally bombed the Chinese embassy in Belgrade during the
NATO air assault on Serbia; and in 2001, when a U.S. spy plane collided with
a Chinese fighter jet, leading to the death of the Chinese pilot and
Beijing’s detention of the U.S. plane and crew. But the lack of serious
escalation during those episodes should not breed complacency. None of them
met the definition of a genuine crisis: a confrontation that threatens vital
interests on both sides and thus sharply increases the risk of war. If
Beijing and Washington were to find themselves in that sort of showdown in
the near future, they would both have strong incentives to resort to force.
Moreover, the temptations and pressures to escalate would likely be highest
in the early stages of the face-off, making it harder for diplomacy to prevent
war.
|
Kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, Bắc Kinh và
Washington đã tránh né được những đối đầu nguy hiểm trong một số trường hợp
sau đây: vào những năm 1995-96, khi Mỹ phản ứng lại các vụ thử tên lửa của
Trung Quốc để cảnh báo cử tri Đài Loan về mối nguy trong việc họ đòi độc lập;
vào năm 1999, khi máy bay Mỹ dội bom lầm Sứ quán Trung Quốc trong một cuộc
không kích của NATO tại Serbia; và vào năm 2001, khi một máy may thám thính
của Mỹ đụng phải một phản lực cơ chiến đấu của Trung Quốc, đưa đến cái chết
của viên phi công Trung Quốc và việc Bắc Kinh bắt giữ chiếc máy bay Mỹ và phi
hành đoàn. Nhưng dù những vụ việc trên không đưa đến leo thang nghiêm trọng,
chúng ta cũng không nên có thái độ tự mãn. Vì không một biến cố nào nói trên
hội đủ định nghĩa của một cuộc khủng hoảng đích thực, tức là một cuộc đối đầu
đe dọa lợi ích sinh tử [vital interests] của cả hai phía và do đó nhanh chóng
gia tăng rủi ro chiến tranh. [Nhưng với tình hình hiện nay], nếu Bắc Kinh và
Washington bị đẩy đến những biến cố tương tự trong một tương lai gần, thì cả
hai Chính quyền đều có động lực mạnh mẽ để dùng tới vũ lực. Hơn nữa, những
cám dỗ và sức ép leo thang xung đột sẽ có khả năng xảy ra cao nhất trong
những giai đoạn đầu của cuộc đối đầu, khiến việc thực hiện nỗ lực ngoại giao
để ngăn ngừa chiến tranh trở nên khó khăn hơn.
|
THIN RED LINES
It might seem that the prospects for a crisis of this sort
in U.S.-Chinese relations have diminished in recent years as tensions over
Taiwan have cooled, defusing the powder keg that has driven much Chinese and
U.S. military planning in East Asia since the mid-1990s. But other potential
flash points have emerged. As China and its neighbors squabble over islands
and maritime rights in the East China and South China seas, the United States
has reiterated its treaty commitments to defend two of the countries that are
contesting China’s claims (Japan and the Philippines) and has nurtured
increasingly close ties with a third (Vietnam). Moreover, the Obama
administration’s “pivot,” or “rebalancing,” to Asia, a diplomatic turn
matched by planned military redeployments, has signaled that Washington is
prepared to get involved in the event of a regional conflict.
|
Giới tuyến mong manh
Những viễn cảnh cho một cuộc khủng hoảng thuộc loại này
trong quan hệ Mỹ-Trung có vẻ đã giảm thiểu khi những căng thẳng về đảo quốc
Đài Loan lắng dịu, lấy mất ngòi nổ của thùng thuốc súng đã từng thúc đẩy phần
lớn việc làm kế hoạch quân sự của Trung Quốc và Mỹ tại Đông Á kể từ giữa thập
niên 1990. Nhưng những mồi lửa chiến tranh khác lại bắt đầu xuất hiện. Khi
Trung Quốc và các nước láng giềng tranh cãi về chủ quyền biển đảo tại các
biển Hoa Đông và Hoa Nam [Biển Đông Việt Nam], Mỹ đã lặp lại những cam kết
bảo vệ hai trong số những nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc (Nhật
Bản và Philippines) và nuôi dưỡng những quan hệ ngày càng thân thiết với một
nước thứ ba (Việt Nam). Hơn thế nữa, chiến lược “xoay trục”, hoặc “tái quân
bình lực lượng” hướng về châu Á, một động thái ngoại giao được đi kèm với các
kế hoạch triển khai quân sự, đã báo hiệu rằng Washington sẵn sàng can thiệp
trong trường hợp có xung đột vũ trang ở khu vực này.
|
Also, the United States insists that international law
affords it freedom of navigation in international waters and airspace, defined
as lying beyond a country’s 12-mile territorial limit. China, by contrast,
asserts that other countries’ military vessels and aircraft are not free to
enter its roughly 200-mile-wide “exclusive economic zone” without express
permission -- a prohibition that, given Beijing’s territorial claims, could
place much of the South China Sea and the airspace above it off-limits to
U.S. military ships and planes. Disputes over freedom of navigation have
already caused confrontations between China and the United States, and they
remain a possible trigger for a serious crisis.
|
Mỹ còn nhấn mạnh rằng luật pháp quốc tế cho phép mình có
quyền tự do thông thương trên vùng trời và vùng biển quốc tế, được định nghĩa
nằm ngoài giới hạn 12 hải lý của một nước. Trái lại, Trung Quốc quyết đoán
rằng tàu và máy bay quân sự của nước khác không được phép đi vào “khu đặc
quyền kinh tế” cách bờ biển của mình 200 hải lý mà không được Trung Quốc cho
phép – một sự cấm đoán, nếu dựa vào các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh, sẽ
đặt phần lớn biển Hoa Nam [biển Đông Việt Nam] và vùng trời trên đó ra ngoài
phạm vi hoạt động của tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ. Những tranh chấp về tự
do thông thương đã tạo ra những đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ, và chúng vẫn
còn là một ngòi nổ tiềm năng cho một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
|
It is true that China and the United States are not
currently adversaries -- certainly not in the way that the Soviet Union and
the United States were during the Cold War. But the risk of a U.S.-Chinese
crisis might actually be greater than it would be if Beijing and Washington
were locked in a zero-sum, life-and-death struggle. As armed adversaries on
hair-trigger alert, the Soviet Union and the United States understood that
their fundamentally opposed interests might bring about a war. After going
through several nerve-racking confrontations over Berlin and Cuba, they
gained an understanding of each other’s vital interests -- not to be
challenged without risking a crisis -- and developed mechanisms to avoid
escalation. China and the United States have yet to reach a similar shared
understanding about vital interests or to develop reliable means for crisis
management.
|
Đúng là, hiện nay Trung Quốc và Mỹ không phải là những
nước thù địch – chắc chắn không phải là thù địch theo cung cách của Liên Xô
và Mỹ trong Chiến tranh lạnh trước đây. Nhưng nguy cơ về một cuộc khủng hoảng
Mỹ-Trung có thể thực sự nghiêm trọng hơn người ta tưởng nếu Bắc Kinh và
Washington lâm vào một cuộc chiến đấu sinh tử, một còn một mất. Là hai địch
thủ có vũ trang ở trong tình trạng báo động đường tơ kẽ tóc về chiến tranh
hạt nhân [hair-trigger alert], Liên Xô và Mỹ đều hiểu rằng những lợi ích xung
khắc nhau từ cơ bản của hai nước có thể đưa đến chiến tranh. Sau khi trải qua
những cuộc đối đầu căng thẳng ở Berlin và Cuba, hai nước mới hiểu được lợi
ích sinh tử của nhau – những lợi ích không thể bị thách đố mà không có nguy
cơ đưa đến một cuộc khủng hoảng – và xây dựng được những cơ chế để tránh leo
thang. Trung Quốc và Mỹ cho đến nay vẫn chưa đạt được một sự hiểu biết tương
tự về lợi ích sinh tử của nhau hoặc phát triển được các phương tiện đáng tin
cậy để quản lý khủng hoảng.
|
Neither China nor the United States has clearly defined
its vital interests across broad areas of the western Pacific. In recent
years, China has issued various unofficial statements about its “core
interests” that have sometimes gone beyond simply ensuring the territorial
and political integrity of the mainland and its claim to sovereignty over
Taiwan. Beijing has suggested, for example, that it might consider the
disputed areas of the East China and South China seas to be core interests.
|
Cả Trung Quốc lẫn Mỹ vẫn chưa định nghĩa rõ ràng lợi ích
sinh tử của mình trên những vùng rộng lớn của Tây Thái Bình Dương. Những năm
gần đây, Trung Quốc đã đưa ra nhiều tuyên bố không chính thức về “lợi ích cốt
lõi” [core interests] của mình, đôi khi đi ra ngoài việc đơn thuần là đảm bảo
sự vẹn toàn lãnh thổ và chính trị của lục địa và tuyên bố chủ quyền của Trung
Quốc về Đài Loan. Bắc Kinh đã gợi ý, chẳng hạn, Trung Quốc có thể coi những
vùng tranh chấp tại biển Hoa Đông và biển Hoa Nam [Biển Đông Việt Nam] là lợi
ích cốt lõi.
|
Washington has also been vague about what it sees as its
vital interests in the region. The United States hedges on the question of
whether Taiwan falls under a U.S. security umbrella. And the United States’
stance on the maritime disputes involving China and its neighbors is somewhat
confusing: Washington has remained neutral on the rival sovereignty claims
and insisted that the disputes be resolved peacefully but has also reaffirmed
its commitment to stand by its allies in the event that a conflict erupts.
Such Chinese and U.S. ambiguity about the “redlines” that cannot be crossed
without risking conflict increases the chances that either side could take
steps that it believes are safe but that turn out to be unexpectedly
provocative.
|
Washington cũng thiếu rõ ràng về những gì mà Mỹ coi là lợi
ích sinh tử ở trong khu vực. Mỹ không trả lời thẳng thắn câu hỏi là liệu Đài
Loan có nằm dưới chiếc dù an ninh của Mỹ hay không. Và lập trường của Mỹ về
các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng có
phần khó hiểu: Washington duy trì thái độ trung lập đối với các tuyên bố chủ
quyền của các phe tranh chấp và nhấn mạnh rằng các tranh chấp này phải được
giải quyết bằng đường lối hòa bình, nhưng đồng thời Mỹ cũng tái khẳng định
cam kết là sẽ đứng bên cạnh đồng minh của mình trong trường hợp một cuộc xung
đột vũ trang nổ ra. Thái độ hàm hồ này của Trung Quốc và của Mỹ, về “các giới
tuyến” [red lines] không thể vượt qua mà không gây ra nguy cơ xung đột, sẽ
làm tăng thêm các rủi ro là, hai bên có thể dùng những biện pháp mà họ tưởng
là an toàn nhưng hóa ra là có tính khiêu khích bất ngờ.
|
MORE DANGEROUS THAN THE COLD WAR?
Uncertainty about what could lead either Beijing or
Washington to risk war makes a crisis far more likely, since neither side
knows when, where, or just how hard it can push without the other side
pushing back. This situation bears some resemblance to that of the early Cold
War, when it took a number of serious crises for the two sides to feel each
other out and learn the rules of the road. But today’s environment might be
even more dangerous.
|
Nguy hiểm hơn chiến tranh lạnh?
Tình trạng thiếu rõ ràng về các động lực có thể dẫn Bắc
Kinh hoặc Washington đến chỗ liều lĩnh gây chiến khiến một cuộc khủng hoảng
dễ dàng diễn ra hơn nhiều, vì cả hai bên đều không biết chắc khi nào, ở đâu,
hay với cường độ nào họ có thể lấn tới mà không bị bên kia đẩy lui. Tình hình
này có phần tương tự như tình hình trong giai đoạn đầu của Chiến tranh lạnh,
khi mà cả hai bên phải kinh qua một số khủng hoảng nghiêm trọng để thăm dò ý
đồ của nhau và biết được luật đi đường [để tránh leo thang xung đột]. Nhưng
bối cảnh quốc tế ngày nay thậm chí còn nguy hiểm hơn.
|
The balance of nuclear and conventional military power
between China and the United States, for example, is much more lopsided than
the one that existed between the Soviet Union and the United States. Should
Beijing and Washington find themselves in a conflict, the huge U.S. advantage
in conventional forces would increase the temptation for Washington to
threaten to or actually use force. Recognizing the temptation facing
Washington, Beijing might in turn feel pressure to use its conventional
forces before they are destroyed. Although China could not reverse the military
imbalance, it might believe that quickly imposing high costs on the United
States would be the best way to get it to back off.
|
Ví dụ, cán cân lực lượng quân sự hạt nhân và qui ước giữa
Trung Quốc và Mỹ là nghiêng lệch hơn nhiều so với cán cân lực lượng giữa Liên
Xô và Mỹ trước đây. Nếu Bắc Kinh và Washington bất đắc dĩ lâm vào một cuộc
xung đột, lợi thế khổng lồ của Mỹ trong các lực lượng qui ước sẽ tăng thêm sự
cám dỗ khiến Washington có thể đe dọa sử dụng hoặc thực sự sử dụng vũ lực.
Nhận thấy Washington đứng trước cám dỗ này, về phần mình Bắc Kinh có thể cảm
thấy một sức ép là phải tức khắc sử dụng các lực lượng qui ước của mình trước
khi chúng bị đối phương tiêu hủy. Mặc dù Trung Quốc không thể đảo ngược tình
trạng bất quân bình lực lượng quân sự, nhưng Bắc Kinh có thể tin tưởng rằng
nhanh chóng áp đặt những tổn thất to lớn cho Mỹ sẽ là phương thức tối ưu để
buộc đối phương phải xuống nước.
|
The fact that both sides have nuclear arsenals would help
keep the situation in check, because both sides would want to avoid actions
that would invite nuclear retaliation. Indeed, if only nuclear considerations
mattered, U.S.-Chinese crises would be very stable and not worth worrying
about too much. But the two sides’ conventional forces complicate matters and
undermine the stability provided by nuclear deterrence. During a crisis,
either side might believe that using its conventional forces would confer
bargaining leverage, manipulating the other side’s fear of escalation through
what the economist Thomas Schelling calls a “competition in risk-taking.” In
a crisis, China or the United States might believe that it valued what was at
stake more than the other and would therefore be willing to tolerate a higher
level of risk. But because using conventional forces would be only the first
step in an unpredictable process subject to misperception, missteps, and
miscalculation, there is no guarantee that brinkmanship would end before it
led to an unanticipated nuclear catastrophe.
|
Sự thể cả hai bên đều có những kho vũ khí hạt nhân sẽ giúp
cho tình hình được chế ngự, vì cả hai bên đều muốn tránh những hành động có
thể rước lấy một cuộc trả đũa hạt nhân. Thật vậy, nếu chỉ có những cân nhắc
về vũ khí hạt nhân là đáng kể, thì những khủng hoảng Mỹ-Trung sẽ rất bình ổn
và không đáng lo ngại quá nhiều. Nhưng các lực lượng qui ước của hai bên sẽ
làm phức tạp vấn đề và phá hoại sự ổn định được cung ứng bởi sự ngăn ngừa sử
dụng vũ khí hạt nhân [nuclear deterrence]. Trong một cuộc khủng hoảng, cả hai
bên có thể tin tưởng rằng việc sử dụng các lực lượng qui ước sẽ đem lại lợi
thế mặc cả cho mình, bằng cách thao túng sự sợ hãi leo thang chiến tranh của
đối phương, thông qua điều mà nhà kinh tế Thomas Schelling gọi là một “cuộc
thi đua làm liều” [competition in risk-taking]. Trong một cuộc khủng hoảng,
Trung Quốc hoặc Mỹ có thể tin tưởng rằng mình đánh giá quyền lợi đang tranh
chấp cao hơn cách đánh giá của đối phương nên sẽ sẵn sàng chấp nhận một mức
độ rủi ro cao hơn. Nhưng bởi vì việc sử dụng các lực lượng qui ước mới chỉ là
bước đầu trong một tiến trình không thể tiên liệu – một tiến trình chịu nhiều
rủi ro do những nhận thức sai lầm, những biện pháp lệch lạc, và tính toán sai
lầm – nên không có gì đảm bảo rằng hành động tháu cáy bên miệng hố chiến
tranh [brinkmanship] sẽ chấm dứt kịp thời trước khi nó dẫn đến một đại họa
hạt nhân ngoài dự kiến mọi người.
|
China, moreover, apparently believes that nuclear deterrence
opens the door to the safe use of conventional force. Since both countries
would fear a potential nuclear exchange, the Chinese seem to think that
neither they nor the Americans would allow a military conflict to escalate
too far. Soviet leaders, by contrast, indicated that they would use whatever
military means were necessary if war came -- which is one reason why war
never came. In addition, China’s official “no first use” nuclear policy,
which guides the Chinese military’s preparation and training for conflict,
might reinforce Beijing’s confidence that limited war with the United States
would not mean courting nuclear escalation. As a result of its beliefs,
Beijing might be less cautious about taking steps that would risk triggering
a crisis. And if a crisis ensued, China might also be less cautious about
firing the first shot.
|
Hơn nữa, Trung Quốc rõ ràng tin tưởng rằng sự ngăn ngừa sử
dụng vũ khí hạt nhân [nuclear deterrence] sẽ mở cửa cho việc sử dụng an toàn
các lực lượng qui ước. Vì cả hai nước đều sợ tiềm năng một cuộc pháo kích lẫn
nhau bằng đầu đạn hạt nhân, phía Trung Quốc có vẻ tin tưởng rằng cả họ lẫn
người Mỹ sẽ không cho phép một cuộc xung đột vũ trang leo thang quá xa. Trái
lại, các lãnh đạo Xô viết trước đây cho thấy họ sẽ dùng bất cứ phương tiện
quân sự cần thiết nào nếu chiến tranh xảy đến – đấy là lý do vì sao chiến
tranh Nga-Mỹ không bao giờ diễn ra. Ngoài ra, chính sách công khai “không sử
dụng hạt nhân trước” của Trung Quốc, một chính sách chỉ đạo việc chuẩn bị và
huấn luyện quân đội Trung Quốc nhằm đối phó các cuộc xung đột, có thể tăng
cường sự tin tưởng của Bắc Kinh là một cuộc chiến tranh giới hạn với Mỹ sẽ
không dẫn đến một cuộc leo thang bằng vũ khí hạt nhân. Do những tin tưởng
này, Bắc Kinh có thể ít thận trọng hơn về việc sử dụng những biện pháp có
nguy cơ gây khủng hoảng. Và nếu một cuộc khủng hoảng diễn ra sau đó, Trung
Quốc cũng có thể ít thận trọng hơn về việc bắn phát đạn hạt nhân đầu tiên.
|
Such beliefs are particularly worrisome given recent
developments in technology that have dramatically improved the precision and
effectiveness of conventional military capabilities. Their lethality might
confer a dramatic advantage to the side that attacks first, something that
was generally not true of conventional military operations in the main
European theater of U.S.-Soviet confrontation. Moreover, because the sophisticated
computer and satellite systems that guide contemporary weapons are highly
vulnerable to conventional military strikes or cyberattacks, today’s more
precise weapons might be effective only if they are used before an adversary
has struck or adopted countermeasures. If peacetime restraint were to give
way to a search for advantage in a crisis, neither China nor the United
States could be confident about the durability of the systems managing its
advanced conventional weapons.
|
Những tin tưởng này là đặc biệt đáng lo ngại, căn cứ vào
những phát triển công nghệ gần đây đã nhanh chóng hoàn thiện độ chính xác và
sự hữu hiệu của các vũ khí qui ước. Sức tàn phá của chúng có thể mang lại một
lợi thế ngoạn mục cho bên nào tấn công trước, một điều nói chung là khác với
các hoạt động quân sự qui ước tại địa bàn chính ở châu Âu trong cuộc đối đầu
Mỹ-Liên Xô. Hơn nữa, những hệ thống điện toán và vệ tinh dùng để điều khiển
các vũ khí đương đại rất dễ trở thành mục tiêu của các cuộc đánh phá quân sự
qui ước hay các cuộc tấn công xi-be [cyberattack = tấn công mạng], do đó
những vũ khí ngày nay với độ chính xác cao có thể hữu hiệu chỉ với điều kiện
chúng được sử dụng trước khi đối phương ra tay hoặc có những biện pháp chống
trả. Nếu sự tự chế trong thời bình phải nhường bước cho nỗ lực tìm kiếm lợi
thế trong một cuộc khủng hoảng, thì cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều không thể
tin tưởng vào sự vững vàng của các hệ thống quản lý vũ khí qui ước tiên tiến
của mình.
|
Under such circumstances, both Beijing and Washington
would have incentives to initiate an attack. China would feel particularly
strong pressure, since its advanced conventional weapons are more fully
dependent on vulnerable computer networks, fixed radar sites, and satellites.
The effectiveness of U.S. advanced forces is less dependent on these most
vulnerable systems. The advantage held by the United States, however, might
increase its temptation to strike first, especially against China’s
satellites, since it would be able to cope with Chinese retaliation in kind.
|
Trong hoàn cảnh như vậy, cả Bắc Kinh lẫn Washington sẽ có
động lực tấn công trước. Trung Quốc sẽ cảm thấy sức ép đặc biệt năng nề, vì
các vũ khí qui ước tiên tiến của nước này hoàn toàn lệ thuộc vào các mạng
lưới vi tính dễ bị tấn công, vào các đài ra-đa cố định, và các vệ tinh, hơn
cả đối phương. Sự hữu hiệu của các lực lượng quân sự tiên tiến của Mỹ ít lệ
thuộc vào những hệ thống rất dễ bị tấn công này. Tuy nhiên, cái lợi thế mà Mỹ
nắm giữ có thể sẽ gia tăng cám dỗ để Mỹ tấn công trước, đặc biệt đánh vào các
vệ tinh Trung Quốc, vì Mỹ sẽ đủ sức đối phó một cuộc trả đũa tương tự của
Trung Quốc.
|
COMMUNICATION
BREAKDOWN
A U.S.-Chinese crisis might also be more dangerous than
Cold War showdowns because of the unreliability of the existing channels of
communication between Beijing and Washington. After the Cuban missile crisis,
the Soviet Union and the United States recognized the importance of direct
communication between their top leaders and set up the Moscow–Washington hot
line. In 1998, China and the United States also set up a hot line for direct
communication between their presidents. But despite the hot line’s
availability, the White House was not able to contact China’s top leaders in
a timely fashion following the 1999 Belgrade embassy bombing or the 2001
spy-plane incident. China’s failure to use the hot line as intended might
have reflected the reluctance of its leaders to respond until they had
reached an internal consensus or until they had consulted widely with their
military. The delay might also have reflected China’s difficulties in
coordinating policy, since China lacks a dependable counterpart to the U.S.
National Security Council. Whatever the reason, experience suggests that
frustrating delays in direct communication are likely during what would be
the crucial early moments of an unfolding U.S.-Chinese crisis.
|
Truyền thông bị gián
đoạn
Một cuộc khủng hoảng Mỹ-Trung cũng có thể nguy hiểm hơn
những cuộc đối đầu Chiến tranh lạnh vì tính cách bấp bênh của các kênh truyền
thông hiện có giữa Bắc Kinh và Washington. Sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba,
Liên Xô và Mỹ đã nhìn nhận tầm quan trọng của việc truyền thông trực tiếp
giữa các lãnh đạo cao nhất của hai nước và đã thiết lập đường dây nóng
Moscow-Washington. Năm 1998, Trung Quốc và Mỹ cũng thiết lập một đường dây
nóng cho việc truyền thông trực tiếp giữa Chủ tịch nước và Tổng thống của hai
nước. Nhưng dù đã có đường dây nóng, Nhà Trắng vẫn không thể tiếp xúc kịp
thời các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sau vụ dội bom Sứ quán [Trung Quốc]
tại Belgrade năm 1999 hoặc vụ máy bay thám thính năm 2001. Việc Trung Quốc
không sử dụng đường dây nóng có lẽ đã phản ánh sự ngần ngại của giới lãnh đạo
Trung Quốc, không dám trả lời trước khi đạt được một sự đồng thuận trong nội
bộ Đảng hay trước khi tham khảo ý kiến rộng rãi với giới quân sự. Sự trì hoãn
có lẽ cũng phản ánh những khó khăn của Trung Quốc trong việc phối hợp chính
sách, vì Trung Quốc thiếu một cơ quan tương đương đáng tin cậy như Hội đồng
An ninh Quốc gia của Mỹ [the U.S. National Security Council]. Dù với bất cứ
lý do gì, kinh nghiệm cho thấy rằng những trì hoãn đáng thất vọng trong kênh
truyền thông trực tiếp có thể xảy ra trong thời gian được coi là những giờ
phút nghiêm trọng đầu tiên khi một cuộc khủng hoảng Mỹ-Trung đang diễn ra.
|
Instead, communication between the two countries might
initially be limited to either public statements or tacit signals sent
through actions. But public statements are aimed at multiple audiences, and
nationalist passions in either China or the United States, as well as
pressure from allies, might force either side to take a more aggressive
public stance than it actually felt was warranted. Absent direct and
confidential communication, the two countries might be unable to discuss
politically sensitive proposals. They might also be unable to share
information that could help head off a disastrous escalation, such as
classified details about military capabilities or military maneuvers already
under way.
|
Thay vì trực tiếp trao đổi, truyền thông giữa lãnh đạo hai
nước trong giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng có thể chỉ giới hạn vào
những tuyên bố công khai hay những tín hiệu ngầm thông qua hành động. Nhưng
những tuyên bố công khai lại được nhắm vào nhiều khối thính giả khác nhau, và
tình cảm yêu nước của người Trung Quốc hay của người Mỹ, cũng như sức ép từ
các đồng minh, có thể buộc cả hai bên chọn một lập trường công khai hiếu
chiến hơn lập trường mà lẽ ra họ thực sự cảm thấy chính đáng. Vì thiếu một
kênh truyền thông trực tiếp và bảo mật, hai nước sẽ không thể bàn bạc những
đề xuất nhạy cảm về mặt chính trị. Hai nước cũng không thể chia sẻ những
thông tin có thể giúp chặn đứng một cuộc leo thang nguy hiểm, như những chi
tiết bí mật về các khả năng quân sự hay các cuộc điều quân đã được tiến hành.
|
Communicating through actions is also problematic, with
many possibilities for distortion in sending messages and for
misinterpretation in receiving them. Chinese analysts seem to overestimate
how easy it is to send signals through military actions and underestimate the
risks of escalation resulting from miscommunication. For example, the
analysts Andrew Erickson and David Yang have drawn attention to Chinese
military writings that propose using China’s antiship ballistic missile
system, designed for targeting U.S. aircraft carriers, to convey Beijing’s
resolve during a crisis. Some Chinese military thinkers have suggested that
China could send a signal by firing warning shots intended to land near a
moving U.S. aircraft carrier or even by carefully aiming strikes at the
command tower of the U.S. carrier while sparing the rest of the vessel. But
as the political scientist Owen Coté has noted, even a very accurate antiship
ballistic missile system will inevitably have some margin of error.
Consequently, even the smallest salvo of this kind would entail a risk of
inadvertent serious damage and thus unintended escalation.
|
Truyền thông xuyên qua hành động cũng rất rắc rối, với
nhiều khả năng các thông điệp bị bóp méo khi gửi đi và giải thích sai lạc khi
nhận được. Các nhà phân tích Trung Quốc có xu thế đánh giá quá cao sự dễ dàng
trong việc gửi tín hiệu xuyên qua các hành động quân sự và đánh giá quá thấp
những rủi ro đưa đến leo thang xung đột do truyền thông sai lạc
[miscommunication]. Chẳng hạn, các học giả Andrew Erickson và David Yang đã
dẫn chứng một số báo chí quân sự Trung Quốc từng đề nghị sử dụng hệ thống tên
lửa đạn đạo chống chiến hạm của Trung Quốc, vốn được thiết kế để pháo kích
các tàu sân bay của Mỹ, vào mục đích truyền đạt quyết tâm của Bắc Kinh trong
một cuộc khủng hoảng. Một số học giả quân sự Trung Quốc từng đề nghị rằng
Trung Quốc có thể gửi một tín hiệu bằng cách bắn đạn pháo cảnh báo nhắm vào
vị trí gần một tàu sân bay Mỹ đang di chuyển hay thậm chí bằng cách cẩn thận
đánh ngay vào tháp chỉ huy của tàu sân bay đó trong khi không đụng đến phần
còn lại của chiếc tàu. Nhưng như nhà nghiên cứu chính trị Owen Coté đã nhận
xét, ngay cả một hệ thống tên lửa đạn đạo rất chính xác chắc chắn cũng sẽ có
một biên lỗi [magin of error] nào đó. Vì vậy, ngay cả một loạt đạn khiêm tốn
nhất của loại vũ khí này cũng có thể vô tình gây ra nguy cơ tổn thất nghiêm
trọng và đưa đến việc leo thang xung đột ngoài ý muốn.
|
A final important factor that could make a U.S.-Chinese
crisis more dangerous than those during the Cold War is geography. The focus
of Cold War confrontations was primarily on land, especially in central
Europe, whereas a future confrontation between China and the United States
would almost certainly begin at sea. This difference would shape a
U.S.-Chinese crisis in a number of ways, especially by requiring both sides
to make some fateful choices early on. China’s small fleet of nuclear-armed
ballistic missile submarines (SSBNs) and its much larger fleet of
conventionally armed attack submarines are most secure when they remain in
the shallow waters near the Chinese mainland, where poor acoustics compromise
the effectiveness of U.S. undersea antisubmarine operations. Their proximity
to Chinese land-based aircraft and air defenses also limits Washington’s
ability to rely on its airpower and surface ships to counter them. For
China’s submarine forces to play a role in a showdown with the United States,
however, they would have to move out of those safer waters.
|
Một yếu tố quan trọng sau cùng có thể làm cho một cuộc
khủng hoảng Mỹ-Trung nguy hiểm hơn những cuộc khủng hoảng thời Chiến tranh
lạnh là địa lý. Trung tâm của những cuộc đối đầu Chiến tranh lạnh chủ yếu nằm
trên đất liền, nhất là tại Trung Âu, trong khi một cuộc đối đầu trong tương
lai giữa Trung Quốc và Mỹ gần như chắc chắn sẽ bắt đầu ngoài biển. Sự khác
biệt này sẽ ảnh hưởng sâu sắc lên một cuộc khủng hoảng Mỹ-Trung trong một số
cung cách, đặc biệt do việc hai bên bị thúc bách phải làm một số lựa chọn bấp
bênh vào lúc đầu. Đội tàu ngầm nhỏ bé trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân
(SSBN) và đội tàu ngầm to lớn hơn trang bị vũ khí tấn công qui ước của Trung
Quốc được an toàn nhất khi chúng ở trong vùng biển cạn gần lục địa Trung Hoa,
nơi mà độ truyền âm yếu ớt [poor acoustics] sẽ làm giảm hiệu năng các hoạt
động chống tàu ngầm dưới biển của Mỹ. Việc các đội tàu ngầm này ở gần các sân
bay và hệ thống phòng không trên đất liền Trung Quốc cũng giảm bớt khả năng
của Washington trong việc dùng không lực và tàu chiến Mỹ để chống lại chúng.
Nhưng, nếu muốn giữ được một vai trò trong một cuộc đối đầu với Mỹ, các lực
lượng tàu ngầm của Trung Quốc phải rời khỏi các vùng biển an toàn nói trên.
|
The prospect of China’s submarines breaking out would
dramatically increase the instability of a crisis. Although U.S. antisubmarine
warfare technology would be more effective against China’s submarines
operating in less noisy open waters (where the United States also enjoys air
superiority), it would not be perfect: some U.S. naval assets that came
within range of surviving Chinese submarines would be at risk. Early in a
crisis, therefore, the United States would be tempted to minimize this risk
by sinking Chinese attack submarines as they tried to leave their home
waters. Especially because there are only a few narrow routes through which
Chinese submarines can reach deeper waters, the United States would be
tempted to strike early rather than accept an increased risk to U.S. naval
forces. Regardless of the U.S. decision, any Chinese attack submarines that
managed to reach distant deeper waters would face a “use them or lose them”
dilemma, thanks to their greater vulnerability to U.S. antisubmarine forces
-- one more potential trigger for escalation.
|
Viễn cảnh các đội tàu ngầm Trung Quốc được triển khai ra
vùng biển sâu sẽ nhanh chóng gia tăng tính bất ổn của một cuộc khủng hoảng.
Mặc dù công nghệ chiến tranh chống tàu ngầm của Mỹ sẽ có hiệu quả hơn trong
việc chống các tàu ngầm Trung Quốc hoạt động trong vùng biển ít tiếng động ở
ngoài khơi (cũng là nơi Mỹ giữ ưu thế không quân), nhưng một số chiến cụ của
hải quân Mỹ vẫn có thể gặp rủi ro nếu đi vào trong tầm ngắm của những tàu
ngầm còn sống sót của Trung Quốc. Vì thế, ngay từ buổi đầu của một cuộc khủng
hoảng, Mỹ sẽ bị cám dỗ phải giảm thiểu rủi ro này bằng cách đánh chìm những
tàu ngầm tấn công [attack submarines] Trung Quốc khi chúng cố gắng rời ao
nhà. Nhất là vì chỉ có vài tuyến đường nhỏ hẹp để tàu ngầm Trung Quốc có thể
ra vùng nước sâu, Mỹ sẽ bị cám dỗ phải tấn công trước thay vì chấp nhận một
rủi ro lớn hơn cho các lực lượng hải quân của mình. Bất chấp quyết định này
của Mỹ, bất cứ tàu ngầm tấn công nào của Trung Quốc tìm cách ra được vùng
biển sâu xa bờ cũng phải đối diện một tình trạng nan giải là “cần phải được
sử dụng hay sẽ bị tiêu diệt” [use them or lose them], vì chúng rất dễ bị tấn
công bởi các lực lượng chống tàu ngầm của Mỹ – đây là một cú hích tiềm năng
cho việc leo thang chiến tranh.
|
China’s nuclear-armed SSBNs present other risks. Under its
no-first-use policy, China has clearly stated that any attack on its
strategic nuclear forces would justify nuclear retaliation, making a U.S.
strike against its SSBNs seem unlikely. Early in a crisis, therefore, Beijing
would probably believe that it could safely deploy its SSBNs to distant,
deeper waters, where they would be best positioned to execute their launch
orders. Such a deep-water deployment, however, would introduce new dangers.
One is the possibility that U.S. naval forces might mistake a Chinese SSBN
for a conventional attack submarine and fire on it, inviting Chinese nuclear
retaliation. Another is the danger that a Chinese SSBN could escalate the
conflict without explicit orders from Beijing, owing to the limited
communication such submarines maintain with the mainland in order to avoid
detection.
|
Các tàu SSBN [tàu ngầm được trang bị vũ khí hạt nhân] của
Trung Quốc còn đặt ra nhiều rủi ro khác. Theo chính sách không sử dụng vũ khí
hạt nhân trước của mình, Trung Quốc rõ ràng đã tuyên bố rằng bất cứ một cuộc
tấn công nào nhắm vào các lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc đều biện
minh cho một cuộc trả đũa bằng hạt nhân, khiến cho việc Mỹ tấn công vào các
tàu SSBN của Trung Quốc gần như không thể xảy ra. Do đó, vào giai đoạn đầu
của một cuộc khủng hoảng, gần như chắc chắn Bắc Kinh sẽ tin tưởng rằng Trung
Quốc có thể triển khai an toàn các tàu SSBN của mình vào vùng biển sâu xa bờ,
ở đó chúng sẽ giữ được vị trí tối ưu để thi hành lệnh bắn. Nhưng, một cuộc
triển khai tàu ngầm vào vùng nước sâu như thế sẽ đặt ra nhiều rủi ro mới. Một
nguy cơ là khả năng các lực lượng hải quân Mỹ có thể nhầm một tàu SSBN Trung
Quốc với một tàu ngầm tấn công qui ước [conventional attack submarine] và nổ
súng tấn công nó, đưa đến việc Trung Quốc trả đũa bằng vũ khí hạt nhân. Một
nguy cơ khác là, một tàu SSBN Trung Quốc có thể tự mình leo thang xung đột mà
không cần có lệnh rõ ràng từ Bắc Kinh, do truyền thông hạn chế mà các tàu
ngầm này cần phải duy trì với đất liền nhằm tránh bị phát hiện.
|
MANAGING THE RISK
The chances of a U.S.-Chinese crisis in the coming years
are low, but they are not negligible, and they are made more troubling by the
risk of such a confrontation escalating. The most important steps Beijing and
Washington can take are those that might help prevent crises from developing
in the first place. Since uncertainty about the scope of each side’s vital
interests would be a trigger for such crises, the two countries should deepen
political and military exchanges that focus closely on this problem. Even if
they cannot achieve full clarity, discussions can help draw attention to what
each side believes poses the greatest risks.
|
Quản lý rủi ro
Các khả năng đưa đến một cuộc khủng hoảng Mỹ-Trung trong
những năm tới là thấp, nhưng không thể bỏ qua, và chúng đã trở nên đáng lo
ngại hơn vì rủi ro về một cuộc đối đầu như thế đang ngày một gia tăng. Những
bước quan trọng nhất mà Bắc Kinh và Washington có thể thực hiện là những biện
pháp có thể giúp ngăn chặn không cho các khủng hoảng diễn ra ngay từ đầu. Vì
thái độ thiếu rõ ràng về phạm vi lợi ích sinh tử của mỗi bên có thể châm ngòi
cho các cuộc khủng hoảng này, nên hai nước cần phải đẩy mạnh các trao đổi
chính trị và quân sự tập trung vào vấn đề này. Ngay cả nếu hai bên không thể
đạt được một một sự quán triệt hoàn toàn, thì các cuộc thảo thuận cũng có thể
giúp nêu bật những gì mà mỗi bên cho là đã đặt ra những rủi ro lớn nhất.
|
Although it will be difficult to eliminate the possibility
of U.S.-Chinese confrontations, both countries can do more to address the
sources of potential instability and improve their ability to manage the
risks they would face during a crisis. Leaders in Washington could share
their rich experience in crisis management with their Chinese counterparts,
emphasizing the importance of policy coordination. In addition, the United
States should stress the need for China to use the existing hot line for
prompt, direct communication between the countries’ top leaders during a
crisis.
|
Mặc dù triệt tiêu các khả năng đối đầu Mỹ-Trung sẽ là một
điều khó khăn, nhưng hai nước có thể nỗ lực hơn nữa để đối phó những nguồn
gốc có tiềm năng đưa đến bất ổn định và cải thiện khả năng quản lý những rủi
ro mà hai nước sẽ gặp phải trong một cuộc khủng hoảng. Các lãnh đạo tại
Washington có thể chia sẻ kinh nghiệm phong phú của mình trong việc quản lý
khủng hoảng với các lãnh đạo Trung Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
phối hợp chính sách. Thêm vào đó, Mỹ cần phải nhấn mạnh nhu cầu là Trung Quốc
cần phải sử dụng đường dây nóng hiện có cho việc truyền thông trực tiếp và
kịp thời giữa các lãnh đạo chóp bu của hai nước trong một cuộc khủng hoảng.
|
China and the United States should also deepen their
currently modest military-to-military exchanges. Without compromising
essential secrets, increasing familiarity with each other’s military systems
and practices would reduce the risk of inadvertent escalation during a
showdown. Both sides would be wise to foster greater personal familiarity
among the two countries’ commanding officers, which, in the event of a
crisis, would establish a modicum of trust that would be helpful if political
leaders sought to de-escalate the conflict.
|
Trung Quốc và Mỹ cũng phải tăng cường các trao đổi hiện
còn rất khiêm nhượng giữa hai quân đội [military-to-military exchanges]. Với
điều kiện là không gây thiệt hại cho các bí mật quan trọng, việc hai nước
tăng cường tìm hiểu các hệ thống và các thủ tục quân sự của nhau sẽ làm giảm
bớt rủi ro về việc vô tình leo thang trong một cuộc đối đầu. Hai bên sẽ có đủ
khôn ngoan, nếu nuôi dưỡng được một sự quen biết thân thiện giữa các sĩ quan
tham mưu của hai nước – một sự quen biết mà khi khi khủng hoảng xảy ra, có
thể tạo được một chút niềm tin hữu ích nếu các lãnh đạo chính trị muốn tìm
cách xuống thang xung đột.
|
Getting Beijing and Washington to tackle the difficult
task of containing a future crisis will not be easy. In the end, it might
take the experience of living through a terrifying showdown of the kind that
defined the early Cold War. But it should not have to come to that.
|
Thúc đẩy Bắc Kinh và Washington đối phó với nhiệm vụ khó
khăn trong việc ngăn ngừa một khủng hoảng tương lai sẽ không dễ dàng. Rốt
cuộc, có lẽ phải cần đến kinh nghiệm sống qua một cuộc đối đầu hãi hùng ở
dạng thức đã từng đánh dấu buổi đầu của Chiến tranh lạnh. Nhưng không nên để
cho tình hình đi đến chỗ đó.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Translated by Trần Ngọc Cư
|
|
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn