|
Seeking Peace in the
South China Sea
|
Tìm kiếm hòa bình
trên Biển Đông
|
by Khanh Vu Duc
Asia Sentinel
THURSDAY, 29 AUGUST 2013
|
Vũ Đức Khanh,
Asia Sentinel
29-8-2013
|
Any conflict in the
region would involve the US. Would the US take part?
|
Bất kỳ cuộc xung đột
nào trong khu vực này đều có liên quan đến Mỹ. Liệu Mỹ sẽ tham gia?
|
With evidence of chemical weapons being used by President
Bashar Assad's regime in Syria piling up, it is quite clear that US President
Barack Obama's "red line" has long since been crossed.
|
Bằng chứng về vũ khí hóa học được sử dụng bởi chế độ Tổng
thống Bashar Assad ở Syria đang chồng chất, khá rõ ràng rằng "giới hạn
đỏ" mà Tổng thống Mỹ Barack Obama định ra đã từ lâu bị vượt qua.
|
Yet, near the other side of the world in Southeast Asia,
another conflict continues to brew and demand American attention. The
long-running maritime and territorial disputes in the South China Sea, if
allowed to degenerate into a conflict, would necessarily require US
intervention, if not only to contain the conflict then most certainly to
respect its commitments to regional allies. However, as the Syrian civil war
has demonstrated, an American war-weary public may not be so eager to find
itself embroiled in another foreign dispute.
|
Tuy nhiên, gần nửa bên kia của thế giới, ở Đông Nam Á, một
cuộc xung đột khác vẫn tiếp tục diễn ra âm ỉ và đòi hỏi sự chú ý của Hoa Kỳ.
Những tranh chấp biển đảo kéo dài trên Biển Đông, nếu được phép biến thành
một cuộc xung đột, sẽ nhất thiết đòi hỏi sự can thiệp của Hoa Kỳ, nếu không
chỉ để ngăn chặn cuộc xung đột thì chắc chắn nhất cũng nhằm tôn trọng cam kết
của họ với các đồng minh ở khu vực. Tuy nhiên, như cuộc nội chiến ở Syria đã
cho thấy, một công chúng mệt mỏi với chiến tranh ở Mỹ có thể sẽ không háo hức
đến vậy để thấy mình bị cuốn vào một cuộc xung đột khác ở nước ngoài.
|
First and foremost, would the US intervene militarily
should war break out in the South China Sea? The White House, whether under
the administration of President Obama or someone else, would be unlikely to
commit resources to a conflict without public and political support.
Afghanistan and Iraq have long since sapped America's appetite for foreign
intervention, and will continue to influence successive administrations with
regards to sending troops into battle, as shown by America's response to
Libya and Syria.
|
Đầu tiên và quan trong nhất, liệu Hoa Kỳ có muốn can thiệp
quân sự một khi chiến tranh nổ ra trên Biển Đông hay không? Tòa Bạch Ốc, bất
kể là dưới chính quyền của Tổng thống Obama hay một ai khác, cũng sẽ không
thể cam kết các nguồn lực cho một cuộc xung đột nếu thiếu sự ủng hộ của công
chúng cũng như sự hậu thuẫn chính trị của Quốc hội. Afghanistan và Iraq từ
lâu đã khiến người Mỹ mất đi cảm giác thèm muốn can thiệp ở nước ngoài, và sẽ
tiếp tục ảnh hưởng đến chính phủ của các tổng thống kế tiếp trong việc gửi
quân tham chiến, như đã chỉ ra qua phản ứng của Hoa Kỳ trước những diễn biến
ở Libya và Syria.
|
Nevertheless, could the US intervene in the South China
Sea if required? Given the nearby US military base in Okinawa, Japan, as well
as its regional partnerships with Australia and the Philippines, the US would
be well-positioned to deploy its forces to the Spratly or Paracel islands if
ordered.
|
Tuy nhiên, liệu Hoa Kỳ có thể can thiệp vào tình hình ở
Biển Đông nếu được yêu cầu hay không? Với căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật
Bản) kế bên, cũng như mối quan hệ đối tác của họ với Australia và
Philippines, Hoa Kỳ sẽ ở vào vị trí thuận lợi để triển khai lực lượng tới
Trường Sa hay Hoàng Sa nếu được lệnh.
|
Lastly, should the US intervene in the event of a war? If
the US hopes to play in sort of role in the region, then the answer is a
decisive yes. With commitments to preserve, the US can't expect to sit out
from any conflict involving its allies. Unlike Syria, in which the rebels
fighting against the Assad regime are unknown in their allegiance, the
primary participants in any potential South China Sea conflict are already
known.
|
Cuối cùng, liệu Hoa Kỳ có nên can thiệp khi chiến sự nổ
ra? Nếu Hoa Kỳ hy vọng đóng một vai trò nào đó trong khu vực thì câu trả lời
ở đây là một từ “có” quyết đoán. Với những cam kết phải thực hiện, Hoa Kỳ
không thể kỳ vọng là đứng ngoài bất kỳ cuộc xung đột nào liên quan đến đồng
minh của mình. Không giống như Syria, nơi mà những kẻ nổi loạn chiến đấu
chống lại chế độ Al-Assad là vô danh trong mối quan hệ trung thành với Hoa
Kỳ, những thành viên hàng đầu trong bất kỳ cuộc xung đột Biển Đông tiềm tàng
nào cũng đều đã được điểm mặt chỉ tên.
|
Any conflict in the region would surely pit China against
those countries in opposition to Beijing's claim to South China Sea and the
disputed territories. Among those who may stand against China include a
long-standing American ally, the Philippines, with whom the US shares a
Mutual Defense Treaty; in addition to partner states such as Indonesia and
Malaysia. Even Vietnam, whose dispute with China extends beyond the Spratlys
to include the Paracel Islands, will also want an American intervention.
|
Bất kỳ cuộc xung đột nào trong khu vực chắc chắn cũng đặt
Trung Quốc vào thế đối đầu với những nước vẫn phản đối yêu sách của họ đối
với Biển Đông và các lãnh thổ tranh chấp. Trong số những nước có thể chống
lại Trung Quốc có một đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ – Philippines – quốc gia
mà Hoa Kỳ chia sẻ Hiệp ước Quốc phòng Song phương, chưa kể những nước đối tác
như Indonesia và Malaysia. Ngay cả Việt Nam, một nước có tranh chấp với Trung
Quốc không chỉ ở quần đảo Trường Sa mà cả ở quần đảo Hoàng Sa, cũng sẽ muốn
Hoa Kỳ can thiệp.
|
For the US, failure to intervene would cause irreparable
damage to American credibility in the region and elsewhere. The American
pivot to Asia-Pacific will have proven to be an empty gesture. If not to
prevent the conflict from spreading out across East Asia, which could draw in
Japan and South Korea and their disputes with one another and China, the US
must intervene if it wishes to remain relevant in the Asia-Pacific. However,
politics and public sentiment would ultimately determine whether the US would
commit any military force to a South China Sea conflict.
|
Đối với Hoa Kỳ, thất bại trong việc can thiệp vào một cuộc
xung đột trên Biển Đông sẽ gây ra những tổn hại không thể khắc phục về mức độ
tin cậy trong khu vực cũng như ở những nơi khác. Chính sách xoay trục của Mỹ
sang Châu Á – Thái Bình Dương sẽ cho thấy là một cử chỉ rỗng tuếch. Nếu không
ngăn chặn để cuộc xung đột khỏi lan sang khắp Đông Á, một nguy cơ có thể kéo
Nhật Bản và Hàn Quốc cùng những tranh chấp giữa hai nước này với nhau và giữa
họ với Trung Quốc vào cuộc, Hoa Kỳ phải can thiệp nếu muốn tiếp tục đóng một
vai trò nào đó ở Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chính trị và cảm tính
của công chúng rốt cuộc sẽ định đoạt việc Hoa Kỳ liệu có điều bất cứ lực
lượng quân sự nào tham gia vào cuộc xung đột trên Biển Đông hay không.
|
Taking preventative
measures
Given that war is undesirable for all parties involved,
including China, the question then is what can be done to prevent such
outcome. What preventative measures can the United States hope for in
resolving the disputes?
|
Thực hiện các biện
pháp ngăn ngừa
Chiến tranh là điều không đáng mong đợi đối với tất cả các
bên liên quan, kể cả Trung Quốc, vì thế vấn đề ở đây là có thể làm những gì
để ngăn ngừa một kết cục như vậy. Những biện pháp ngăn ngừa nào mà Hoa Kỳ có
thể hy vọng trong việc giải quyết những tranh chấp này?
|
At the heart of the South China Sea dispute is the
question of sovereignty over the sea and the islands within it. Perfectly
representative of the complex nature of the conflict are the Spratly Islands,
which are claimed by Brunei, China, Malaysia, the Philippines, Taiwan, and
Vietnam. Each has laid claim to some or all of the islands, overlapping one
another. Although the US has so far refused to intervene directly in the
disputes, it has lent its support towards a multilateral resolution, much to
the annoyance of China.
|
Tâm điểm của cuộc tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề chủ
quyền đối với vùng biển và các quần đảo trong vùng biển đó. Tiêu biểu cho bản
chất phức tạp của cuộc xung đột là quần đảo Trường Sa, quần đảo mà cả Brunei,
Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đều đòi chủ quyền.
Mỗi quốc gia đưa ra yêu sách đối với một số hoặc toàn bộ quần đảo, chồng lấn
lên nhau. Mặc dù Hoa Kỳ đến nay vẫn từ chối can thiệp trực tiếp vào các cuộc
tranh chấp, song họ lại ủng hộ một giải pháp đa phương, trước thái độ khó
chịu của Trung Quốc.
|
Outside the Spratlys, other disputes include the
previously mentioned Paracel Islands between Vietnam and China; and the
Scarborough Shoal dispute between the Philippines and China, which saw the
former withdraw from the area last year following a standoff between the two
countries.
|
Ngoài Trường Sa, trong số những vụ tranh chấp giữa các bên
có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, và
tranh chấp Bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc, mà sau vụ bế
tắc ngoại giao năm ngoái giữa hai nước, Philippines đã rút khỏi khu vực.
|
Due to the sensitivity over the question of sovereignty,
the South China Sea disputes can't be resolved without first addressing this
salient point. On the other hand, focusing too hard on it, as is the current
case, could accelerate the path to conflict. China may not desire war, but it
should not be assumed that Beijing wouldn't exercise a degree of force to
achieve its goals. This being said, China understands full well that any use
of force, even if limited, would serve to invite a much larger American
presence in the South China Sea, which Beijing has sought to avoid. A
compromise is thus required.
|
Do tính chất nhạy cảm về vấn đề chủ quyền, những tranh
chấp trên Biển Đông không thể giải quyết được nếu người ta không xử lý điểm
nổi cộm này đầu tiên. Ngược lại, việc chú trọng quá mức vào điểm này, như
thực tế hiện nay, có thể lại thúc đẩy xung đột. Trung Quốc có thể không mong
muốn chiến tranh, song không nên cho rằng Bắc Kinh sẽ không tiến hành một
cuộc chiến ở một quy mô nhất định nào đó để đạt được mục đích. Trung Quốc
hiểu rất rõ rằng bất kỳ việc sử dụng vũ lực nào, dù là hạn chế, cũng sẽ mở
đường cho sự hiện diện lớn hơn rất nhiều của Mỹ trên Biển Đông, điều mà Trung
Quốc vẫn tìm cách né tránh. Một sự thoả hiệp ở đây vì thế là điều cần thiết.
|
As an interim measure, the question of sovereignty should
be set aside in acceptance of a modus vivendi, or agreement to disagree,
particularly with regards to the Spratly Islands dispute given its multinational
dimension. The nature of this particularly dispute will require all claimant
states to work together towards finding an acceptable solution.
|
Như một biện pháp tạm thời, vấn đề tranh chấp lãnh thổ,
lãnh hải nên được đặt sang một bên để chấp nhận một giải pháp tạm thời (modus
vivendi), tức là một thỏa thuận “nhất trí về sự không nhất trí”, nhất là liên
quan đến quần đảo Trường Sa, nếu xét đến chiều kích đa phương của nó. Bản
chất của cuộc tranh chấp đặc thù này sẽ đòi hỏi tất cả các bên đưa ra yêu sách
phải hợp tác với nhau để đi đến một giải pháp khả dĩ chấp nhận được.
|
Joint development of resources might not be accepted by
all those states involved. However, it would be a solid step forward to
reducing tension in the region. Efforts to resolve this dispute through
international arbitration, as is being conducted by the Philippines against
China, will do little in the long run due to the difficulties inherent with
international law and justice. China is far too big to be restrained by the
International Tribunal for the Law of the Sea.
|
Hợp tác cùng khai thác tài nguyên có thể là hình thức
không nhận được sự chấp nhận của tất cả các quốc gia liên quan; tuy nhiên,
đây lại là một bước đi chắc chắn để tiến tới giảm căng thẳng trong khu vực.
Nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua tài phán quốc tế, như Philippines đang
tiến hành để chống lại Trung Quốc, sẽ ít hữu dụng trong dài hạn vì những khó
khăn cố hữu trong luật pháp quốc tế. Trung Quốc thì quá lớn để cho Toà án
Quốc tế về Luật Biển đủ sức kiềm tỏa.
|
The US can't tell China what to do, but it can convince
its partners involved in the disputes to consider an
internationally-supervised joint development program. International law
cannot be trusted to secure peace, even if in the short-term; whereas a multilateral
solution in the form of a joint development and exploration of resources,
although difficult to implement, is a probable and potentially workable
solution. For those concerned states unwilling to participate, the US should
make clear to them that this is not a permanent solution but a stopgap
measure to prevent, or at least reduce, the possibility of hostile
confrontation.
|
Hoa Kỳ không thể bảo Trung Quốc phải làm gì, song họ lại
có thể thuyết phục các bên liên quan trong cuộc tranh chấp cân nhắc một
chương trình phát triển chung dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Không
thể trông cậy luật pháp quốc tế để đảm bảo cho hoà bình, ngay cả trong ngắn
hạn; trong khi đó một giải pháp đa phương dưới hình thức một dự án phát triển
và khai thác tài nguyên, cho dù khó thực hiện, lại là một giải pháp khả dĩ.
Đối với những nước không sẵn sàng tham gia, Hoa Kỳ cần nêu rõ với họ rằng đây
không phải là một giải pháp vĩnh viễn, mà chỉ là một biện pháp tạm thời để
ngăn ngừa, hay chí ít là giảm bớt, khả năng của sự đối đầu thù địch.
|
Although a modus vivendi would table the question of
sovereignty, the question remains an obstacle to long-lasting peace in
Asia-Pacific. Eventually, if not this generation then the next, China and the
claimant states must reach a settlement on the sovereignty of those disputed
territories in the South China Sea. Such an agreement to disagree, however,
would at least give peace a chance and buy time to find a more permanent
solution.
|
Mặc dù một giải pháp tạm thời sẽ tạm gác vấn đề chủ quyền,
vấn đề này vẫn tiếp tục là một trở ngại đối với nền hoà bình lâu dài ở Châu Á
– Thái Bình Dương. Rốt cuộc, nếu không phải thế hệ này thì thế hệ kế tiếp,
Trung Quốc và các nước tranh chấp phải đạt được một giải pháp về chủ quyền
đối với các lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông. Dù vậy, một sự nhất trí về sự
không nhất trí như thế chí ít cũng đem lại cho hoà bình một cơ hội và để có
thêm thời gian cho một giải pháp lâu bền hơn.
|
(Khanh Vu Duc is a
lawyer and part-time professor at the University of Ottawa's Civil Law
Section; and researches on Vietnamese politics, international relations and
international law. He is a frequent contributor to Asia Sentinel)
|
(Khanh Vũ Đức là một
luật sư và giáo sư thỉnh giảng tại Phần ban Luật dân sự Đại học Ottawa, và
nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế và luật pháp quốc tế. Ông
là cộng tác viên thường xuyên cho Asia Sentinel..)
|
|
|
|
|
|
Translated by Nguyễn Việt Nam
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn