|
|
International
Covenant on Economic, Social and Cultural Rights
|
CÔNG ƯỚC QUỐC VỀ CÁC
QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
|
Adopted and opened
for signature, ratification and accession by General Assembly resolution
2200A (XXI) of 16 December 1966 entry into force 3 January 1976, in
accordance with article 27
|
Được thông qua và để
ngỏ cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 2200A (XXI)
ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Có hiệu lực từ ngày
3/01/1976, căn cứ theo Điều 27.
|
Preamble
The States Parties to the present Covenant,
Considering that, in accordance with the principles
proclaimed in the Charter of the United Nations, recognition of the inherent
dignity and of the equal and inalienable rights of all members of the human
family is the foundation of freedom, justice and peace in the world,
|
LỜI NÓI ĐẦU
Các quốc gia thành viên Công ước này,
Xét rằng, theo những nguyên tắc nêu trong Hiến chương Liên
Hợp Quốc, việc thừa nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng, không thể
chuyển nhưîng của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự
do, công lý và hoà bình trên thế giới;
|
Recognizing that these rights derive from the inherent
dignity of the human person,
Recognizing that, in accordance with the Universal
Declaration of Human Rights, the ideal of free human beings enjoying freedom
from fear and want can only be achieved if conditions are created whereby
everyone may enjoy his economic, social and cultural rights, as well as his
civil and political rights,
|
Thừa nhận rằng, những quyền này bắt nguồn từ phẩm giá vốn
có của con người;
Thừa nhận rằng, theo Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con
người thì chỉ có thể đạt được lý tưởng về con người tự do, không phải chịu
nỗi sợ hãi và thiếu thốn, nếu tạo được những điều kiện để mọi người đều có
thể hưởng các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cũng như các quyền dân sự,
chính trị của mình;
|
Considering the obligation of States under the Charter of
the United Nations to promote universal respect for, and observance of, human
rights and freedoms,
Realizing that the individual, having duties to other
individuals and to the community to which he belongs, is under a
responsibility to strive for the promotion and observance of the rights
recognized in the present Covenant,
Agree upon the following articles:
|
Xét rằng, theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quốc gia có
nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do của con
người.
Nhận thấy rằng, mỗi cá nhân, trong khi có nghĩa vụ đối với
các cá nhân khác và đối với cộng đồng mình, phải có trách nhiệm phấn đấu cho
việc thúc đẩy và tuân thủ các quyền đã được thừa nhận trong Công ước;
Đã nhất trí những điều khoản sau đây:
|
PART I
Article 1
1. All peoples have the right of self-determination. By
virtue of that right they freely determine their political status and freely
pursue their economic, social and cultural development.
|
PHẦN I
Điều 1.
1. Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền
đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát
triển kinh tế, xã hội và văn hoá.
|
2. All peoples may, for their own ends, freely dispose of
their natural wealth and resources without prejudice to any obligations
arising out of international economic co-operation, based upon the principle
of mutual benefit, and international law. In no case may a people be deprived
of its own means of subsistence.
3. The States Parties to the present Covenant, including
those having responsibility for the administration of Non-Self-Governing and
Trust Territories, shall promote the realization of the right of
self-determination, and shall respect that right, in conformity with the
provisions of the Charter of the United Nations.
|
2. Vì lợi ích của mình, các dân tộc đều có quyền tự do
định đoạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình miễn là không
làm phương hại đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế quốc tế, mà dựa
trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được phép tước đi những phương tiện
sinh tồn của một dân tộc.
3. Các quốc gia thành viên Công ước này, kể cả các quốc
gia có trách nhiệm quản lý các Lãnh thổ Uỷ trị và các Lãnh thổ Quản thác,
phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết và phải tôn trọng quyền đó phù
hợp với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
|
PART II
Article 2
1. Each State Party to the present Covenant undertakes to
take steps, individually and through international assistance and
co-operation, especially economic and technical, to the maximum of its
available resources, with a view to achieving progressively the full
realization of the rights recognized in the present Covenant by all
appropriate means, including particularly the adoption of legislative
measures.
|
PHẦN II
Điều 2.
1. Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết sẽ tiến
hành các biện pháp, một cách riêng rẽ và thông qua sự hợp tác giúp đỡ quốc
tế, đặc biệt là các biện pháp kinh tế và kỹ thuật, sử dụng tới mức tối đa các
tài nguyên sẵn có của mình, nhằm đạt được việc bảo đảm ngày càng đầy đủ các
quyền được thừa nhận trong Công ước này bằng mọi biện pháp thích hợp, đặc
biệt kể cả việc thông qua những biện pháp lập pháp.
|
2. The States Parties to the present Covenant undertake to
guarantee that the rights enunciated in the present Covenant will be
exercised without discrimination of any kind as to race, colour, sex,
language, religion, political or other opinion, national or social origin,
property, birth or other status.
3. Developing countries, with due regard to human rights
and their national economy, may determine to what extent they would guarantee
the economic rights recognized in the present Covenant to non-nationals.
|
2. Các quốc gia thành viên
cam kết bảo đảm rằng các quyền được nêu trong Công ước này sẽ được
thực hiện không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới
tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc các quan điểm khác, nguồn
gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị khác.
3. Các quốc gia đang phát triển có thể quyết định mức độ
đảm bảo các quyền kinh tế mà đã được ghi nhận trong Công ước này cho những
người không phải là công dân của họ, có xem xét thích đáng đến các quyền con
người và nền kinh tế quốc dân của mình.
|
Article 3
The States Parties to the present Covenant undertake to
ensure the equal right of men and women to the enjoyment of all economic,
social and cultural rights set forth in the present Covenant.
|
Điều 3.
Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo quyền bình đẳng
giữa nam và nữ đối với mọi quyền kinh tế, xã hội và văn hoá mà Công ước này
quy định.
|
Article 4
The States Parties to the present Covenant recognize that,
in the enjoyment of those rights provided by the State in conformity with the
present Covenant, the State may subject such rights only to such limitations
as are determined by law only in so far as this may be compatible with the
nature of these rights and solely for the purpose of promoting the general
welfare in a democratic society.
|
Điều 4.
Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng, trong khi ấn định
các quyền mà mỗi cá nhân được hưởng phù hợp với các quy định của Công ước
này, mỗi quốc gia chỉ có thể đặt ra những hạn chế bằng các quy định pháp luật
trong chừng mực những hạn chế ấy không trái với bản chất của các quyền nói
trên và hoàn toàn vì mục đích thúc đẩy phúc lợi chung trong một xã hội dân
chủ.
|
Article 5
1. Nothing in the present Covenant may be interpreted as
implying for any State, group or person any right to engage in any activity
or to perform any act aimed at the destruction of any of the rights or
freedoms recognized herein, or at their limitation to a greater extent than
is provided for in the present Covenant.
|
Điều 5.
1. Không một quy định nào trong Công ước này có thể được
giải thích với hàm ý cho phép bất kỳ một quốc gia, nhóm người, hoặc cá nhân
nào được quyền tham gia hoặc tiến hành bất kỳ hành động nào nhằm phá hoại các
quyền hoặc tự do được Công ước này ghi nhận, hoặc nhằm giới hạn các quyền đó
quá mức Công ước này quy định.
|
2. No restriction upon or derogation from any of the
fundamental human rights recognized or existing in any country in virtue of
law, conventions, regulations or custom shall be admitted on the pretext that
the present Covenant does not recognize such rights or that it recognizes
them to a lesser extent.
|
2. Không được hạn chế hoặc giảm bất kỳ quyền cơ bản nào
của con người ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này mà đã được
công nhận hay tồn tại ở các nước đó dưới hình thức luật, công ước, các quy
tắc hoặc tập quán, với lý do là Công ước này không công nhận các quyền đó
hoặc công nhận chúng ở mức thấp hơn.
|
PART III
Article 6
1. The States Parties to the present Covenant recognize
the right to work, which includes the right of everyone to the opportunity to
gain his living by work which he freely chooses or accepts, and will take
appropriate steps to safeguard this right.
|
PHẦN III
Điều 6.
1. Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền
làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống
bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp nhận, và các quốc gia phải thi
hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền này.
|
2. The steps to be taken by a State Party to the present
Covenant to achieve the full realization of this right shall include
technical and vocational guidance and training programmes, policies and
techniques to achieve steady economic, social and cultural development and
full and productive employment under conditions safeguarding fundamental
political and economic freedoms to the individual.
|
2. Các quốc gia
thành viên Công ước phải tiến hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền
này, bao gồm triển khai các chương trình đào tạo kỹ thuật và hướng nghiệp,
các chính sách và biện pháp kỹ thuật nhằm đạt tới sự phát triển vững chắc về
kinh tế, xã hội và văn hoá, tạo công ăn việc làm đầy đủ và hữu ích với điều
kiện đảm bảo các quyền tự do cơ bản về chính trị và kinh tế của từng cá nhân.
|
Article 7
The States Parties to the present Covenant recognize the
right of everyone to the enjoyment of just and favourable conditions of work
which ensure, in particular:
|
Điều 7.
Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi
người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, đặc biệt
đảm bảo:
|
(a) Remuneration which provides all workers, as a minimum,
with:
(i) Fair wages and equal remuneration for work of equal
value without distinction of any kind, in particular women being guaranteed
conditions of work not inferior to those enjoyed by men, with equal pay for
equal work;
(ii) A decent living for themselves and their families in
accordance with the provisions of the present Covenant;
|
a. Thù lao cho tất cả mọi người làm công tối thiểu phải đảm bảo:
(i) Tiền lương thoả đáng và tiền công bằng nhau cho những
công việc có giá trị như nhau, không có sự phân biệt đối xử nào; đặc biệt,
phụ nữ phải được đảm bảo những điều kiện làm việc không kém hơn đàn ông, được
trả công ngang nhau đối với những công việc giống nhau;
(ii) Một cuộc sống
tương đối đầy đủ cho họ và gia đình họ phù hợp với các quy định của Công ước
này.
|
(b) Safe and healthy working conditions;
(c) Equal opportunity for everyone to be promoted in his
employment to an appropriate higher level, subject to no considerations other
than those of seniority and competence;
(d ) Rest, leisure and reasonable limitation of working
hours and periodic holidays with pay, as well as remuneration for public
holidays
|
b) Những điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh,
c) Cơ hội ngang nhau cho mọi người trong việc được đề bạt lên
chức vụ thích hợp cao hơn, chỉ cần xét tới thâm niên và năng lực làm việc;
d) Sự nghỉ ngơi, thời gian rảnh rỗi, giới hạn hợp lý số
giờ làm việc, những ngày nghỉ thường kỳ được hưởng lương cũng như thù lao cho
những ngày nghỉ lễ.
|
Article 8
1. The States Parties to the present Covenant undertake to
ensure:
(a) The right of everyone to form trade unions and join
the trade union of his choice, subject only to the rules of the organization
concerned, for the promotion and protection of his economic and social
interests. No restrictions may be placed on the exercise of this right other
than those prescribed by law and which are necessary in a democratic society
in the interests of national security or public order or for the protection
of the rights and freedoms of others;
|
Điều 8.
1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết bảo đảm:
a) Quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công
đoàn do mình lựa chọn, theo quy chế của tổ chức đó, để thúc đẩy và bảo vệ các
lợi ích kinh tế và xã hội của mình. Việc thực hiện quyền này chỉ bị những hạn
chế quy định trong pháp pháp luật và là cần thiết đối với một xã hội dân chủ,
vì lợi ích của an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc vì mục đích bảo vệ
các quyền và tự do của những người khác;
|
(b) The right of trade unions to establish national
federations or confederations and the right of the latter to form or join
international trade-union organizations;
(c) The right of trade unions to function freely subject
to no limitations other than those prescribed by law and which are necessary
in a democratic society in the interests of national security or public order
or for the protection of the rights and freedoms of others;
(d) The right to strike, provided that it is exercised in
conformity with the laws of the particular country.
|
b) Quyền của các tổ chức công đoàn được thành lập các liên
hiệp công đoàn quốc gia và quyền của
các liên hiệp công đoàn quốc gia được thành lập hay gia nhập các tổ chức công
đoàn quốc tế;
c) Quyền của các công đoàn được hoạt động tự do, không bị
bất kỳ sự hạn chế nào ngoài những hạn chế do pháp luật luật quy định và là
cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia và trật tự
công cộng, hoặc nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do của người khác;
d) Quyền đình công với điều kiện là quyền này phải được
thực hiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước.
|
2. This article shall not prevent the imposition of lawful
restrictions on the exercise of these rights by members of the armed forces
or of the police or of the administration of the State.
3. Nothing in this article shall authorize States Parties
to the International Labour Organisation Convention of 1948 concerning
Freedom of Association and Protection of the Right to Organize to take
legislative measures which would prejudice, or apply the law in such a manner
as would prejudice, the guarantees provided for in that Convention.
|
2. Điều khoản này không ngăn cản việc áp đặt những hạn chế
hợp pháp trong việc thi hành những quyền nói trên đối với những nhân viên
phục vụ trong các lực lượng vũ trang, cảnh sát hoặc bộ máy chính quyền.
3. Không quy định nào trong điều này cho phép các quốc gia
thành viên của Công ước về tự do lập hội và bảo vệ quyền được lập hội năm
1948 của Tổ chức Lao động quốc tế được sử dụng các biện pháp lập pháp hoặc
hành pháp mà có thể làm tổn hại đến các bảo đảm nêu trong Công ước đó.
|
Article 9
The States Parties to the present Covenant recognize the
right of everyone to social security, including social insurance.
|
Điều 9.
Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền của
mọi người được hưởng an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội.
|
Article 10
The States Parties to the present Covenant recognize that:
1. The widest possible protection and assistance should be
accorded to the family, which is the natural and fundamental group unit of
society, particularly for its establishment and while it is responsible for
the care and education of dependent children. Marriage must be entered into
with the free consent of the intending spouses.
|
Điều 10.
Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận rằng:
1. Cần dành sự giúp đỡ và bảo hộ tới mức tối đa có thể
được cho gia đình - tế bào cơ bản và tự nhiên của xã hội - nhất là đối
với việc tạo lập gia đình và trong khi gia đình chịu trách nhiệm chăm sóc và
giáo dục trẻ em đang sống lệ thuộc. Việc kết hôn phải được cặp vợ chồng tương
lai chấp thuận tự do.
|
2. Special protection should be accorded to mothers during
a reasonable period before and after childbirth. During such period working
mothers should be accorded paid leave or leave with adequate social security
benefits.
3. Special measures of protection and assistance should be
taken on behalf of all children and young persons without any discrimination
for reasons of parentage or other conditions. Children and young persons
should be protected from economic and social exploitation. Their employment
in work harmful to their morals or health or dangerous to life or likely to
hamper their normal development should be punishable by law. States should
also set age limits below which the paid employment of child labour should be
prohibited and punishable by law.
|
2. Cần dành sự bảo hộ đặc biệt cho các bà mẹ trong một
khoảng thời gian thích đáng trước và sau khi sinh con. Trong khoảng thời gian
đó, các bà mẹ cần được nghỉ có lương hoặc nghỉ với đầy đủ các phúc lợi an
sinh xã hội.
3. Cần áp dụng những biện pháp bảo vệ và trợ giúp đặc biệt
đối với mọi trẻ em và thanh thiếu niên mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử
nào vì các lý do xuất thân hoặc các điều kiện khác. Trẻ em và thanh thiếu
niên cần được bảo vệ để không bị bóc lột về kinh tế và xã hội. Việc thuê trẻ
em và thanh thiếu niên làm các công việc có hại cho tinh thần, sức khoẻ hoặc
nguy hiểm tới tính mạng, hay có hại tới sự phát triển bình thường của các em
phải bị trừng trị theo pháp luật. Các quốc gia cần định ra những giới hạn về
độ tuổi mà việc thuê lao động trẻ em dưới hạn tuổi đó phải bị pháp luật
nghiêm cấm và trừng phạt.
|
Article 11
1. The States Parties to the present Covenant recognize
the right of everyone to an adequate standard of living for himself and his
family, including adequate food, clothing and housing, and to the continuous
improvement of living conditions. The States Parties will take appropriate
steps to ensure the realization of this right, recognizing to this effect the
essential importance of international co-operation based on free consent.
|
Điều 11.
1. Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền
của mọi người được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình,
bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, nhà
ở, và được không ngừng cải thiện điều kiện sống. Các quốc gia thành viên phải
thi hành những biện pháp thích hợp để bảo đảm việc thực hiện quyền này, và vì
mục đích đó, thừa nhận tầm quan trọng thiết yếu của hợp tác quốc tế dựa trên
sự tự do chấp thuận.
|
2. The States Parties to the present Covenant, recognizing
the fundamental right of everyone to be free from hunger, shall take,
individually and through international co-operation, the measures, including specific
programmes, which are needed:
|
2. Trên cơ sở thừa nhận quyền cơ bản của mọi người là
không bị đói, các quốc gia thành viên Công ước sẽ thực hiện, tự mình và thông
qua hợp tác quốc tế, các biện pháp, kể cả các chương trình cụ thể cần thiết,
nhằm:
|
(a) To improve methods of production, conservation and
distribution of food by making full use of technical and scientific
knowledge, by disseminating knowledge of the principles of nutrition and by developing
or reforming agrarian systems in such a way as to achieve the most efficient
development and utilization of natural resources;
(b) Taking into account the problems of both
food-importing and food-exporting countries, to ensure an equitable
distribution of world food supplies in relation to need.
|
a) Cải thiện các phương pháp sản xuất, bảo quản và phân
phối lương thực, thực phẩm bằng cách vận dụng các kiến thức khoa học kỹ
thuật; bằng cách phổ biến kiến thức về các nguyên tắc dinh dưỡng, bằng cách
phát triển và cải tổ lại hệ thống đất trồng trọt sao cho có thể phát triển và
sử dụng các tài nguyên thiên nhiên này một cách hiệu quả nhất;
b) Bảo đảm phân phối công bằng các nguồn lương thực, thực
phẩm của thế giới dựa theo nhu cầu, có tính đến các vấn đề của những nước
xuất khẩu và những nước nhập khẩu lương thực, thực phẩm.
|
Article 12
1. The States Parties to the present Covenant recognize
the right of everyone to the enjoyment of the highest attainable standard of
physical and mental health.
2. The steps to be taken by the States Parties to the
present Covenant to achieve the full realization of this right shall include
those necessary for:
|
Điều 12.
1. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của
mọi người được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức
cao nhất có thể được.
2. Các biện pháp mà một quốc gia thành viên Công ước cần
thi hành để thực hiện đầy đủ quyền này
bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm :
|
(a) The provision for the reduction of the stillbirth-rate
and of infant mortality and for the healthy development of the child;
(b) The improvement of all aspects of environmental and
industrial hygiene;
(c) The prevention, treatment and control of epidemic,
endemic, occupational and other diseases;
(d) The creation of conditions which would assure to all
medical service and medical attention in the event of sickness.
|
a) Giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em, và
nhằm đạt được sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
b) Cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp;
c) Ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài
da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác;
d) Tạo các điều kiện để bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc
y tế khi đau yếu.
|
Article 13
1. The States Parties to the present Covenant recognize
the right of everyone to education. They agree that education shall be
directed to the full development of the human personality and the sense of
its dignity, and shall strengthen the respect for human rights and
fundamental freedoms. They further agree that education shall enable all
persons to participate effectively in a free society, promote understanding,
tolerance and friendship among all nations and all racial, ethnic or
religious groups, and further the activities of the United Nations for the
maintenance of peace.
|
Điều 13.
1. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của
mọi người được học tập. Các quốc gia nhất trí rằng giáo dục phải hướng vào
việc phát triển đầy đủ nhân cách và ý thức về nhân phẩm, và phải nhằm tăng
cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người. Các quốc gia cũng
nhất trí rằng giáo dục cần phải giúp mọi người tham gia hiệu quả vào xã hội
tự do, thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc và
các nhóm về chủng tộc, sắc tộc hoặc tôn giáo, cũng như nhằm đẩy mạnh hơn nữa
các hoạt động duy trì hoà bình của Liên Hợp Quốc.
|
2. The States Parties to the present Covenant recognize
that, with a view to achieving the full realization of this right:
|
2. Nhằm thực hiện đầy đủ quyền này, các quốc gia thành
viên Công ước thừa nhận rằng:
|
(a) Primary education shall be compulsory and available
free to all;
(b) Secondary education in its different forms, including
technical and vocational secondary education, shall be made generally
available and accessible to all by every appropriate means, and in particular
by the progressive introduction of free education;
|
a) Giáo dục tiểu học là phổ cập và miễn phí với mọi người;
b) Bằng mọi biện pháp thích hợp, cụ thể là từng bước áp
dụng giáo dục miễn phí, phải làm cho giáo dục trung học dưới nhiều hình thức
khác nhau, kể cả giáo dục trung học kỹ thuật và dạy nghề, trở nên sẵn có và
đến được với mọi người.
|
(c) Higher education shall be made equally accessible to
all, on the basis of capacity, by every appropriate means, and in particular
by the progressive introduction of free education;
(d) Fundamental education shall be encouraged or
intensified as far as possible for those persons who have not received or
completed the whole period of their primary education;
|
c) Bằng mọi biện pháp thích hợp, cụ thể là từng bước áp
dụng giáo dục miễn phí, phải làm cho giáo dục đại học trở thành nơi mọi người
có thể tiếp cận một cách bình đẳng trên cơ sở năng lực của mỗi người;
d) Giáo dục cơ bản phải được khuyến khích hoặc tăng cường
tới mức cao nhất có thể được cho những người chưa tiếp cận hoặc chưa hoàn
thành toàn bộ chương trình giáo dục tiểu học.
|
(e) The development of a system of schools at all levels
shall be actively pursued, an adequate fellowship system shall be
established, and the material conditions of teaching staff shall be
continuously improved.
|
e) Việc phát triển một hệ thống trường học ở tất cả các cấp phải được thực
hiện tích cực, một chế độ học bổng thích đáng phải được thiết lập và những
điều kiện vật chất cho đội ngũ giáo viên phải được cải thiện không ngừng.
|
3. The States Parties to the present Covenant undertake to
have respect for the liberty of parents and, when applicable, legal guardians
to choose for their children schools, other than those established by the
public authorities, which conform to such minimum educational standards as
may be laid down or approved by the State and to ensure the religious and
moral education of their children in conformity with their own convictions.
|
3. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng
quyền tự do của các bậc cha mẹ và của những người giám hộ hợp pháp (nếu có)
trong việc lựa chọn trường cho con cái
họ, ngoài những trường do chính quyền lập ra, mà đáp ứng được các
tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu do nhà nước quy định hoặc thông qua, cũng như
trong việc bảo đảm giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý
nguyện riêng của họ.
|
4. No part of this article shall be construed so as to interfere
with the liberty of individuals and bodies to establish and direct
educational institutions, subject always to the observance of the principles
set forth in paragraph I of this article and to the requirement that the
education given in such institutions shall conform to such minimum standards
as may be laid down by the State.
|
4. Không một quy định nào trong điều này được giải thích
nhằm làm phương hại đến quyền của các cá nhân và tổ chức được tự do thành lập
và điều hành các cơ sở giáo dục, với điều kiện các cơ sở giáo dục đó luôn
tuân thủ các nguyên tắc được nêu trong khoản 1 của điều này và đáp ứng yêu
cầu về tiêu chuẩn tối thiểu mà nhà nước quy định.
|
Article 14
Each State Party to the present Covenant which, at the
time of becoming a Party, has not been able to secure in its metropolitan
territory or other territories under its jurisdiction compulsory primary
education, free of charge, undertakes, within two years, to work out and
adopt a detailed plan of action for the progressive implementation, within a
reasonable number of years, to be fixed in the plan, of the principle of
compulsory education free of charge for all.
|
Điều 14.
Mỗi quốc gia thành viên Công ước mà vào lúc trở thành
thành viên chưa thể bảo đảm thực hiện được việc giáo dục tiểu học phổ cập và
miễn phí trong phạm vi lãnh thổ nước mình hoặc các vùng lãnh thổ khác thuộc
quyền tài phán của nước mình, cam kết, trong vòng hai năm sẽ lập ra và thông
qua một kế hoạch hành động chi tiết, nhằm thực hiện từng bước nguyên tắc giáo
dục tiểu học phổ cập và miễn phí cho mọi người trong một khoảng thời gian hợp
lý đã được ấn định trong kế hoạch đó.
|
Article 15
1. The States Parties to the present Covenant recognize
the right of everyone:
(a) To take part in cultural life;
(b) To enjoy the benefits of scientific progress and its
applications;
(c) To benefit from the protection of the moral and
material interests resulting from any scientific, literary or artistic
production of which he is the author.
|
Điều 15.
1. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận mọi người
đều có quyền:
a) Được tham gia vào đời sống văn hoá;
b) Được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và các ứng
dụng của nó;
c) Được bảo hộ các quyền lợi tinh thần và vật chất phát
sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học nghệ thuật nào của mình.
|
2. The steps to be taken by the States Parties to the
present Covenant to achieve the full realization of this right shall include
those necessary for the conservation, the development and the diffusion of
science and culture.
3. The States Parties to the present Covenant undertake to
respect the freedom indispensable for scientific research and creative
activity.
|
2. Các biện pháp mà các quốc gia thành viên Công ước sẽ
tiến hành nhằm thực hiện đầy đủ quyền này phải bao gồm các biện pháp cần
thiết để bảo tồn, phát triển và phổ biến khoa học và văn hoá.
3. Các thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do
không thể thiếu được đối với nghiên cứu khoa học và các hoạt động sáng tạo.
|
4. The States Parties to the present Covenant recognize
the benefits to be derived from the encouragement and development of
international contacts and co-operation in the scientific and cultural
fields.
|
4. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận lợi ích của
việc khuyến khích và phát triển các mối quan hệ và hợp tác quốc tế trong các
lĩnh vực khoa học và văn hoá.
|
PART IV
Article 16
1. The States Parties to the present Covenant undertake to
submit in conformity with this part of the Covenant reports on the measures
which they have adopted and the progress made in achieving the observance of
the rights recognized herein.
|
PHẦN IV
Điều 16.
1. Các quốc gia thành viên, phù hợp với phần này của Công
ước, cam kết đệ trình báo cáo về những biện pháp mà mình đã thông qua và
những tiến bộ đã đạt được trong việc tuân thủ các quyền được công nhận trong
Công ước.
|
2.
(a) All reports shall be submitted to the
Secretary-General of the United Nations, who shall transmit copies to the
Economic and Social Council for consideration in accordance with the
provisions of the present Covenant;
|
2.
a) Tất cả các báo cáo sẽ được đệ trình lên Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc; Tổng thư ký sẽ gửi các bản sao cho Hội đồng Kinh tế và Xã hội
để xem xét theo quy định của Công ước.
|
(b) The Secretary-General of the United Nations shall also
transmit to the specialized agencies copies of the reports, or any relevant
parts therefrom, from States Parties to the present Covenant which are also
members of these specialized agencies in so far as these reports, or parts
therefrom, relate to any matters which fall within the responsibilities of the
said agencies in accordance with their constitutional instruments.
|
b) Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng sẽ gửi cho các cơ quan
chuyên môn các bản sao báo cáo, hoặc bất kỳ phần trích nào thích hợp trong
báo cáo của các quốc gia thành viên Công ước mà đồng thời cũng là thành viên
của các cơ quan chuyên môn này, trong chừng mực những báo cáo đó hoặc các
phần của chúng có liên quan đến những vấn đề thuộc trách nhiệm của những cơ
quan nói trên, phù hợp với văn kiện thành lập của các cơ quan đó.
|
Article 17
1. The States Parties to the present Covenant shall
furnish their reports in stages, in accordance with a programme to be
established by the Economic and Social Council within one year of the entry
into force of the present Covenant after consultation with the States Parties
and the specialized agencies concerned.
2. Reports may indicate factors and difficulties affecting
the degree of fulfilment of obligations under the present Covenant.
|
Điều 17.
1. Các quốc gia thành viên Công ước phải cung cấp báo cáo
thường kỳ của mình phù hợp với chương trình mà Hội đồng Kinh tế và Xã hội sẽ
lập ra trong vòng một năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực, sau khi tham khảo
ý kiến của các quốc gia thành viên và các tổ chức chuyên môn có liên quan.
2. Các báo cáo có thể nêu ra những nhân tố và khó khăn làm
ảnh hưởng tới mức độ hoàn thành những nghĩa vụ mà Công ước đã quy định.
|
3. Where relevant information has previously been
furnished to the United Nations or to any specialized agency by any State
Party to the present Covenant, it will not be necessary to reproduce that
information, but a precise reference to the information so furnished will
suffice.
|
3. trường hợp một
quốc gia thành viên Công ước trước đó đã cung cấp những thông tin tương tự
cho Liên Hợp Quốc hoặc cho bất kỳ một cơ quan chuyên môn nào, quốc gia đó
không cần gửi lại những thông tin đó mà chỉ cần viện dẫn chính xác tới thông
tin đã cung cấp là đủ.
|
Article 18
Pursuant to its responsibilities under the Charter of the
United Nations in the field of human rights and fundamental freedoms, the
Economic and Social Council may make arrangements with the specialized agencies
in respect of their reporting to it on the progress made in achieving the
observance of the provisions of the present Covenant falling within the scope
of their activities. These reports may include particulars of decisions and
recommendations on such implementation adopted by their competent organs.
|
Điều 18.
Căn cứ vào trách nhiệm trong việc thúc đẩy quyền con người
và các tự do cơ bản được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng
Kinh tế và Xã hội có thể thoả thuận với các tổ chức chuyên môn về việc các tổ
chức này báo cáo với Hội đồng về những tiến bộ trong việc tuân thủ những quy
định của Công ước thuộc phạm vi hoạt động của các tổ chức chuyên môn đó. Các
báo cáo này có thể bao gồm chi tiết của các quyết định và các khuyến nghị có
liên quan đến việc thực hiện Công ước do cơ quan có thẩm quyền của những tổ
chức này thông qua.
|
Article 19
The Economic and Social Council may transmit to the
Commission on Human Rights for study and general recommendation or, as
appropriate, for information the reports concerning human rights submitted by
States in accordance with articles 16 and 17, and those concerning human
rights submitted by the specialized agencies in accordance with article 18.
|
Điều 19.
Hội đồng Kinh tế và Xã hội có thể chuyển cho Uỷ ban quyền
con người các báo cáo liên quan đến các quyền con người do các quốc gia gửi
lên theo các điều 16, 17 và những báo cáo do các cơ quan chuyên môn gửi lên
theo điều 18 để Uỷ ban quyền con người nghiên cứu và ra khuyến nghị chung,
hoặc để biết, nếu cần thiết.
|
Article 20
The States Parties to the present Covenant and the
specialized agencies concerned may submit comments to the Economic and Social
Council on any general recommendation under article 19 or reference to such
general recommendation in any report of the Commission on Human Rights or any
documentation referred to therein.
|
Điều 20.
Các quốc gia thành viên Công ước và các cơ quan chuyên môn
liên quan có thể gửi lên Hội đồng Kinh tế và Xã hội những nhận xét của mình
về bất kỳ khuyến nghị chung nào nêu trong điều 19, hoặc về việc tham khảo các
khuyến nghị chung đó trong bất kỳ báo cáo nào của Uỷ ban quyền con người,
hoặc bất kỳ tài liệu nào mà báo cáo đó đề cập đến.
|
Article 21
The Economic and Social Council may submit from time to
time to the General Assembly reports with recommendations of a general nature
and a summary of the information received from the States Parties to the
present Covenant and the specialized agencies on the measures taken and the
progress made in achieving general observance of the rights recognized in the
present Covenant.
|
Điều 21.
Hội đồng Kinh tế và Xã hội, có thể gửi lên Đại hội đồng
các báo cáo kèm theo khuyến nghị có tính chất chung và một bản tóm tắt những
thông tin nhận được từ các quốc gia thành viên Công ước này và các tổ chức
chuyên môn về những biện pháp đã được tiến hành và những tiến bộ đạt được
trong việc tuân thủ chung các quyền được công nhận trong Công ước này.
|
Article 22
The Economic and Social Council may bring to the attention
of other organs of the United Nations, their subsidiary organs and specialized
agencies concerned with furnishing technical assistance any matters arising
out of the reports referred to in this part of the present Covenant which may
assist such bodies in deciding, each within its field of competence, on the
advisability of international measures likely to contribute to the effective
progressive implementation of the present Covenant.
|
Điều 22.
Hội đồng Kinh tế và Xã hội có thể lưu ý các cơ quan khác
của Liên Hợp Quốc, các cơ quan bổ trợ và các tổ chức chuyên môn liên quan đến
việc trợ giúp kỹ thuật về bất kỳ vấn đề gì nảy sinh từ các báo cáo nêu trong
phần này của Công ước mà có thể giúp các cơ quan này quyết định, trong phạm vi
thẩm quyền của mình, những biện pháp quốc tế thích hợp nhằm góp phần thực
hiện ngày càng có hiệu quả Công ước này.
|
Article 23
The States Parties to the present Covenant agree that
international action for the achievement of the rights recognized in the
present Covenant includes such methods as the conclusion of conventions, the
adoption of recommendations, the furnishing of technical assistance and the
holding of regional meetings and technical meetings for the purpose of
consultation and study organized in conjunction with the Governments
concerned.
|
Điều 23.
Các quốc gia thành viên Công ước nhất trí rằng, những biện
pháp có tính chất quốc tế nhằm thực hiện các quyền đã được Công ước ghi nhận
bao gồm những biện pháp như ký kết các điều ước, thông qua các khuyến nghị,
trợ giúp về kỹ thuật, tổ chức các hội nghị khu vực và hội nghị chuyên đề nhằm
mục đích trao đổi ý kiến và nghiên cứu cùng với các chính phủ hữu quan.
|
Article 24
Nothing in the present Covenant shall be interpreted as
impairing the provisions of the Charter of the United Nations and of the
constitutions of the specialized agencies which define the respective responsibilities
of the various organs of the United Nations and of the specialized agencies
in regard to the matters dealt with in the present Covenant.
|
Điều 24.
Không một quy định nào của Công ước này được giải thích
làm phương hại đến những quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc và điều lệ
của các tổ chức chuyên môn mà ấn định trách nhiệm của các cơ quan và các tổ
chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc liên quan đếncác vấn đề được đề cập trong Công
ước này.
|
Article 25
Nothing in the present Covenant shall be interpreted as
impairing the inherent right of all peoples to enjoy and utilize fully and
freely their natural wealth and resources.
|
Điều 25.
Không một quy định nào của Công ước này được giải thích
làm phương hại đến quyền đương nhiên của mọi dân tộc được hưởng và sử dụng
một cách đầy đủ và tự do mọi nguồn của cải và tài nguyên thiên nhiên của họ.
|
PART V
Article 26
1. The present Covenant is open for signature by any State
Member of the United Nations or member of any of its specialized agencies, by
any State Party to the Statute of the International Court of Justice, and by
any other State which has been invited by the General Assembly of the United
Nations to become a party to the present Covenant.
|
PHẦN V
Điều 26.
1. Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia thành viên Liên
Hợp Quốc, hoặc thành viên của bất kỳ tổ chức chuyên môn nào của Liên Hợp
Quốc, hoặc các nước tham gia Quy chế
Toà án Công lý quốc tế, cũng như bất kỳ quốc gia nào khác mà được Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc mời tham gia Công ước này, ký kết.
|
2. The present Covenant is subject to ratification.
Instruments of ratification shall be deposited with the Secretary-General of
the United Nations.
3. The present Covenant shall be open to accession by any
State referred to in paragraph 1 of this article.
|
2. Công ước này đòi hỏi phải phê chuẩn. Các văn kiện phê
chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc .
3. Công ước này để ngỏ cho tất cả các nước nêu ở khoản 1
điều này gia nhập.
|
4. Accession shall be effected by the deposit of an
instrument of accession with the Secretary-General of the United Nations.
5. The Secretary-General of the United Nations shall
inform all States which have signed the present Covenant or acceded to it of
the deposit of each instrument of ratification or accession.
|
4. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi văn kiện gia nhập được
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lưu chiểu.
5. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các
quốc gia đã ký hoặc gia nhập Công ước
này về việc nộp lưu chiểu của từng văn kiện phê chuẩn hay gia nhập.
|
Article 27
1. The present Covenant shall enter into force three
months after the date of the deposit with the Secretary-General of the United
Nations of the thirty-fifth instrument of ratification or instrument of
accession.
2. For each State ratifying the present Covenant or
acceding to it after the deposit of the thirty-fifth instrument of
ratification or instrument of accession, the present Covenant shall enter
into force three months after the date of the deposit of its own instrument
of ratification or instrument of accession.
|
Điều 27.
1. Công ước này sẽ có hiệu lực 3 tháng sau ngày văn kiện
phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc.
2. Đối với quốc gia nào phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước
này sau khi văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 đã được nộp lưu
chiểu, thì Công ước này sẽ có hiệu lực sau 3 tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu
văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập của quốc gia đó.
|
Article 28
The provisions of the present Covenant shall extend to all
parts of federal States without any limitations or exceptions.
|
Điều 28.
Những quy định của Công ước này được áp dụng đối với mọi
bộ phận cấu thành của các quốc gia liên bang mà không có bất kỳ hạn chế hoặc
ngoại lệ nào.
|
Article 29
1. Any State Party to the present Covenant may propose an
amendment and file it with the Secretary-General of the United Nations. The
Secretary-General shall thereupon communicate any proposed amendments to the
States Parties to the present Covenant with a request that they notify him
whether they favour a conference of States Parties for the purpose of
considering and voting upon the proposals. In the event that at least one
third of the States Parties favours such a conference, the Secretary-General
shall convene the conference under the auspices of the United Nations. Any
amendment adopted by a majority of the States Parties present and voting at
the conference shall be submitted to the General Assembly of the United
Nations for approval.
|
Điều 29.
1. Các quốc gia thành viên Công ước có thể đề xuất sửa đổi
và phải gửi đề xuất sửa đổi đó đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc sẽ chuyển mọi đề xuất sửa đổi cho các quốc gia thành viên Công
ước, cùng với một yêu cầu các quốc gia cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc biết
liệu họ có muốn triệu tập một hội nghị các quốc gia thành viên để xem xét và
thông qua những đề xuất đó hay không.
Nếu như có tối thiểu 1/3 số quốc gia thành viên tuyên bố tán thành triệu tập
hội nghị nói trên thì Tổng thư ký sẽ triệu tập hội nghị dưới sự bảo trợ của
Liên Hợp Quốc. Mọi sửa đổi được thông qua với đa số các quốc gia có mặt và bỏ
phiếu tại hội nghị sẽ được trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để chuẩn y.
|
2. Amendments shall come into force when they have been
approved by the General Assembly of the United Nations and accepted by a
two-thirds majority of the States Parties to the present Covenant in
accordance with their respective constitutional processes.
3. When amendments come into force they shall be binding
on those States Parties which have accepted them, other States Parties still
being bound by the provisions of the present Covenant and any earlier
amendment which they have accepted.
|
2. Những sửa đổi sẽ có hiệu lực khi được Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc chuẩn y và được 2/3 số quốc gia thành viên Công ước chấp nhận theo
thủ tục pháp luật của mình.
3. Khi có hiệu lực, những sửa đổi sẽ chỉ ràng buộc các
quốc gia chấp nhận những sửa đổi đó. Các quốc gia thành viên khác chỉ bị ràng
buộc bởi những quy định của Công ước này và bất kỳ sửa đổi nào mà trước đó họ
đã chấp nhận.
|
Article 30
Irrespective of the notifications made under article 26,
paragraph 5, the Secretary-General of the United Nations shall inform all
States referred to in paragraph I of the same article of the following
particulars:
|
Điều 30.
Mặc dù đã có những thông báo nêu trong khoản 5 điều 26,
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vẫn thông báo cho tất cả các nước nêu ở khoản 1
điều 26 những thông tin sau:
|
(a) Signatures, ratifications and accessions under article
26;
(b) The date of the entry into force of the present
Covenant under article 27 and the date of the entry into force of any
amendments under article 29.
|
a. Việc ký, phê chuẩn và gia nhập Công ước theo điều 26;
b. Ngày Công ước có hiệu lực theo điều 27 và ngày các điều
bổ sung có hiệu lực theo điều 29.
|
Article 31
1. The present Covenant, of which the Chinese, English,
French, Russian and Spanish texts are equally authentic, shall be deposited
in the archives of the United Nations.
2. The Secretary-General of the United Nations shall
transmit certified copies of the present Covenant to all States referred to
in article 26.
|
Điều 31.
1.Công ước này ®îc làm bằng tiếng A-rập, tiếng Trung,
tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, các văn bản đều có giá
trị như nhau và sẽ được tại Kho Lưu trữ của Liên Hợp Quốc.
2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển các bản sao có
chứng thực của Công ước này tới tất cả các nước nêu trong điều 26.
|
Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982
|
|
http://www.unhcr.org/refworld/docid/3ae6b36c0.html
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, March 28, 2013
International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights CÔNG ƯỚC QUỐC VỀ CÁC QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
Labels:
CIVICS-CÔNG DÂN,
LAW-LUẬT PHÁP
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn