|
|
INTERNATIONAL
COVENANT ON CIVIL AND POLITICAL RIGHTS
|
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ
CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
|
Adopted and opened
for signature, ratification and accession by General Assembly resolution
2200A (XXI) of 16 December 1966 entry into force 23 March 1976, in accordance
with Article 49
|
|
PREAMBLE
The States Parties to the present Covenant,
Considering that, in accordance with the principles
proclaimed in the Charter of the United Nations, recognition of the inherent
dignity and of the equal and inalienable rights of all members of the human
family is the foundation of freedom, justice and peace in the world,
Recognizing that these rights derive from the inherent
dignity of the human person,
Recognizing that, in accordance with the Universal
Declaration of Human Rights, the ideal of free human beings enjoying civil
and political freedom and freedom from fear and want can only be achieved if
conditions are created whereby everyone may enjoy his civil and political
rights, as well as his economic, social and cultural rights,
|
LỜI NÓI ĐẦU
Các quốc gia thành viên Công ước này,
Xét rằng, theo những nguyên tắc nêu trong Hiến chương Liên
Hợp Quốc, việc công nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng và bất di
dịch của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công
lý và hoà bình trên thế giới;
Thừa nhận rằng, những quyền này bắt nguồn từ phẩm giá vốn
có của con người;
Thừa nhận rằng, theo Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con
người thì chỉ có thể đạt được lý tưởng về con người tự do không phải chịu sợ
hãi và thiếu thốn, nếu tạo được những điều kiện để mỗi người có thể hưởng các
quyền dân sự và chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội văn hoá của
mình;
|
Considering the obligation of States under the Charter of
the United Nations to promote universal respect for, and observance of, human
rights and freedoms,
Realizing that the individual, having duties to other
individuals and to the community to which he belongs, is under a
responsibility to strive for the promotion and observance of the rights
recognized in the present Covenant,
Agree upon the following articles:
|
Xét rằng, theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quốc gia có
nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do của con
người;
Nhận thấy rằng, mỗi cá nhân, trong khi có nghĩa vụ đối với
người khác và đối với cộng đồng của mình, phải có trách nhiệm phấn đấu cho
việc thúc đẩy và tôn trọng các quyền đã được thừa nhận trong Công ước này;
Đã nhất trí những điều khoản sau đây:
|
PART I
Article 1
1. All peoples have the right of self-determination. By
virtue of that right they freely determine their political status and freely
pursue their economic, social and cultural development.
2. All peoples may, for their own ends, freely dispose of
their natural wealth and resources without prejudice to any obligations
arising out of international economic co-operation, based upon the principle
of mutual benefit, and international law. In no case may a people be deprived
of its own means of subsistence.
3. The States Parties to the present Covenant, including
those having responsibility for the administration of Non-Self-Governing and
Trust Territories, shall promote the realization of the right of
self-determination, and shall respect that right, in conformity with the
provisions of the Charter of the United Nations.
|
PHẦN I
Điều 1.
1. Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền
đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát
triển kinh tế, xã hội và văn hoá.
2. Vì lợi ích của mình, mọi dân tộc đều có thể tự do định
đoạt tài nguyên thiên nhiên và của cải của mình, miễn là không làm phương hại
đến các nghĩa vụ phát sinh từ hợp tác kinh tế quốc tế mà dựa trên nguyên tắc
các bên cùng có lợi và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Trong bất kỳ
hoàn cảnh nào cũng không được phép tước đi những phương tiện sinh tồn của một
dân tộc.
3. Các quốc gia thành viên Công ước này, kể cả các quốc
gia có trách nhiệm quản lý các Lãnh thổ uỷ trị và các Lãnh thổ Quản thác,
phải thúc đẩy việc thực hiện quyền tự quyết dân tộc và phải tôn trọng quyền
đó phù hợp với các quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
|
PART II
Article 2
1. Each State Party to the present Covenant undertakes to
respect and to ensure to all individuals within its territory and subject to
its jurisdiction the rights recognized in the present Covenant, without
distinction of any kind, such as race, colour, sex, language, religion,
political or other opinion, national or social origin, property, birth or
other status.
2. Where not already provided for by existing legislative
or other measures, each State Party to the present Covenant undertakes to
take the necessary steps, in accordance with its constitutional processes and
with the provisions of the present Covenant, to adopt such laws or other
measures as may be necessary to give effect to the rights recognized in the present
Covenant.
3. Each State Party to the present Covenant undertakes:
(a) To ensure that any person whose rights or freedoms as
herein recognized are violated shall have an effective remedy,
notwithstanding that the violation has been committed by persons acting in an
official capacity;
(b) To ensure that any person claiming such a remedy shall
have his right thereto determined by competent judicial, administrative or
legislative authorities, or by any other competent authority provided for by
the legal system of the State, and to develop the possibilities of judicial
remedy;
(c) To ensure that the competent authorities shall enforce
such remedies when granted.
|
PHẦN II
Điều 2.
1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và
bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình
các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không có bất kỳ sự phân biệt
nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị
hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất
thân hoặc địa vị khác.
2. Trong trường hợp quy định trên đây chưa được thể hiện
bằng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác, thì mỗi quốc gia thành
viên Công ước cam kết sẽ tiến hành các bước cần thiết, phù hợp với trình tự
pháp luật nước mình và những quy định của Công ước này, để ban hành pháp luật
và những biện pháp cần thiết khác nhằm thực hiện các quyền được công nhận
trong Công ước này.
3. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết:
a) Bảo đảm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm các quyền và
tự do như được công nhận trong Công ước này đều nhận được các biện pháp khắc
phục hiệu quả, cho dù sự xâm phạm này là do hành vi của những người thừa hành
công vụ gây ra;
b) Bảo đảm rằng bất kỳ người nào có yêu cầu về các biện
pháp khắc phục sẽ được các cơ quan tư pháp, hành pháp hoặc lập pháp có thẩm
quyền hoặc bất kỳ cơ quan nào khác có thẩm quyền do hệ thống pháp luật của
quốc gia quy định, xác định quyền lợi cho họ và sẽ mở rộng khả năng áp dụng
các biện pháp khắc phục mang tính tư pháp;
c) Đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ thi hành các
biện pháp khắc phục đã được đề ra.
|
Article 3
The States Parties to the present Covenant undertake to
ensure the equal right of men and women to the enjoyment of all civil and
political rights set forth in the present Covenant.
Article 4
1 . In time of public emergency which threatens the life
of the nation and the existence of which is officially proclaimed, the States
Parties to the present Covenant may take measures derogating from their
obligations under the present Covenant to the extent strictly required by the
exigencies of the situation, provided that such measures are not inconsistent
with their other obligations under international law and do not involve
discrimination solely on the ground of race, colour, sex, language, religion
or social origin.
2. No derogation from articles 6, 7, 8 (paragraphs I and
2), 11, 15, 16 and 18 may be made under this provision.
3. Any State Party to the present Covenant availing itself
of the right of derogation shall immediately inform the other States Parties
to the present Covenant, through the intermediary of the Secretary-General of
the United Nations, of the provisions from which it has derogated and of the
reasons by which it was actuated. A further communication shall be made,
through the same intermediary, on the date on which it terminates such
derogation.
|
Điều 3.
Các quốc gia thành viên Công ước này cam kết đảm bảo quyền
bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tất cả các quyền dân sự và
chính trị mà Công ước đã quy định.
Điều 4.
1. Trong thời gian có tình trạng khẩn cấp xảy ra đe doạ sự
sống còn của quốc gia và đã được chính thức công bố, các quốc gia thành viên
có thể áp dụng những biện pháp hạn chế các quyền nêu ra trong Công ước này,
trong chừng mực do nhu cầu khẩn cấp của tình hình, với điều kiện những biện
pháp này không trái với những nghĩa vụ khác của quốc gia đó xuất phát từ luật
pháp quốc tế và không chứa đựng bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc,
màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc nguồn gốc xã hội.
2. Điều này không được áp dụng để hạn chế các quyền quy
định trong điều 6, 7, 8 (các khoản 1 và 2), 11, 15, 16 và 18.
3. Bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước này khi sử
dụng quyền được hạn chế nêu trong điều này đều phải thông báo ngay cho các
quốc gia thành viên khác, thông qua trung gian là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc,
về những quy định mà quốc gia đó đã hạn chế áp dụng và lý do của việc đó.
Việc thông báo tiếp theo sẽ được thực hiện, cũng thông qua trung gian trên,
vào thời điểm quốc gia chấm dứt việc áp dụng sự hạn chế đó.
|
Article 5
1. Nothing in the present Covenant may be interpreted as
implying for any State, group or person any right to engage in any activity
or perform any act aimed at the destruction of any of the rights and freedoms
recognized herein or at their limitation to a greater extent than is provided
for in the present Covenant.
2. There shall be no restriction upon or derogation from
any of the fundamental human rights recognized or existing in any State Party
to the present Covenant pursuant to law, conventions, regulations or custom
on the pretext that the present Covenant does not recognize such rights or
that it recognizes them to a lesser extent.
PART III
Article 6
1. Every human being has the inherent right to life. This
right shall be protected by law. No one shall be arbitrarily deprived of his
life.
2. In countries which have not abolished the death
penalty, sentence of death may be imposed only for the most serious crimes in
accordance with the law in force at the time of the commission of the crime
and not contrary to the provisions of the present Covenant and to the
Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide. This
penalty can only be carried out pursuant to a final judgement rendered by a
competent court.
3. When deprivation of life constitutes the crime of
genocide, it is understood that nothing in this article shall authorize any
State Party to the present Covenant to derogate in any way from any
obligation assumed under the provisions of the Convention on the Prevention
and Punishment of the Crime of Genocide.
4. Anyone sentenced to death shall have the right to seek
pardon or commutation of the sentence. Amnesty, pardon or commutation of the
sentence of death may be granted in all cases.
5. Sentence of death shall not be imposed for crimes
committed by persons below eighteen years of age and shall not be carried out
on pregnant women.
6. Nothing in this article shall be invoked to delay or to
prevent the abolition of capital punishment by any State Party to the present
Covenant.
|
Điều 5.
1. Không một quy định nào trong Công ước này có thể được
giải thích với hàm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào
được quyền tham gia hay tiến hành bất kỳ hành động nào nhằm phá hoạt bất kỳ
quyền và tự do nào được Công ước này thừa nhận hoặc nhằm giới hạn những quyền
và tự do đó quá mức Công ước này quy định.
2. Không được hạn chế hoặc huỷ bỏ bất kỳ quyền cơ bản nào
của con người mà đã được công nhận hoặc hiện đang tồn tại ở bất kỳ quốc gia
thành viên nào của Công ước này trên cơ sở luật, điều ước, các quy định pháp
luật hoặc tập quán, với lý do là Công ước này không công nhận những quyền ấy
hoặc công nhận ở một mức độ thấp hơn.
PHẦN III
Điều 6.
1. Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này
phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ
tiện.
2. Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xoá bỏ thì
chỉ được phép áp dụng án tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn
cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và không
được trái với những quy định của Công ước này và của Công ước về ngăn ngừa và
trừng trị tội diệt chủng. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản
án đã có hiệu lực pháp luật, do một toà án có thẩm quyền phán quyết.
3. Khi việc tước mạng sống của con người cấu thành tội
diệt chủng, cần hiểu rằng không một quy định nào của điều này cho phép bất kỳ
quốc gia thành viên nào của Công ước này, bằng bất kỳ cách nào, được giảm nhẹ
bất kỳ nghĩa vụ nào mà họ phải thực hiện theo quy định của Công ước về ngăn
ngừa và trừng trị tội diệt chủng.
4. Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân
giảm hoặc xin thay đổi mức hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi
hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với mọi trường hợp.
5. Không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội
dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai.
6. Không một quy định nào trong điều này có thể được viện
dẫn để trì hoãn hoặc ngăn cản việc xoá bỏ hình phạt tử hình tại bất kỳ quốc
gia thành viên nào của Công ước.
|
Article 7
No one shall be subjected to torture or to cruel, inhuman
or degrading treatment or punishment. In particular, no one shall be
subjected without his free consent to medical or scientific experimentation.
Article 8
1. No one shall be held in slavery; slavery and the
slave-trade in all their forms shall be prohibited.
2. No one shall be held in servitude.
3.
(a) No one shall be required to perform forced or
compulsory labour;
(b) Paragraph 3 (a) shall not be held to preclude, in
countries where imprisonment with hard labour may be imposed as a punishment
for a crime, the performance of hard labour in pursuance of a sentence to
such punishment by a competent court;
(c) For the purpose of this paragraph the term "forced
or compulsory labour" shall not include:
(i) Any work or service, not referred to in subparagraph
(b), normally required of a person who is under detention in consequence of a
lawful order of a court, or of a person during conditional release from such
detention;
(ii) Any service of a military character and, in countries
where conscientious objection is recognized, any national service required by
law of conscientious objectors;
(iii) Any service exacted in cases of emergency or
calamity threatening the life or well-being of the community;
(iv) Any work or service which forms part of normal civil
obligations.
|
Điều 7.
Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một
cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị
sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện
của người đó.
Điều 8.
1. Không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn
bán nô lệ đều bị cấm.
2. Không ai bị bắt làm nô dịch.
3.
a) Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng
bức;
b) Mục a, khoản 3 điều này không cản trở việc thực hiện
lao động cưỡng bức theo bản án của một tòa án có thẩm quyền ở những nước còn
áp dụng hình phạt tù kèm lao động cưỡng bức như một hình phạt đối với tội
phạm.
c) Theo nghĩa của khoản này, thuật ngữ "lao động bắt
buộc hoặc cưỡng bức" không bao gồm:
i) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào không được nói tại
điểm b, mà thông thường đòi hỏi một người đang bị giam giữ theo quyết định
hợp pháp của toà án hoặc một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm;
ii) Bất kỳ sự phục vụ nào mang tính chất quân sự và bất kỳ
sự phục vụ quốc gia nào do luật pháp của một nước quy định đối với những
người từ chối làm nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm, trong trường hợp quốc
gia đó cho phép từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm;
iii) Bất kỳ sự phục vụ nào được yêu cầu trong trường hợp
khẩn cấp hoặc thiên tai đe doạ đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng;
iv) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào là một phần của
các nghĩa vụ dân sự thông thường.
|
Article 9
1. Everyone has the right to liberty and security of
person. No one shall be subjected to arbitrary arrest or detention. No one
shall be deprived of his liberty except on such grounds and in accordance
with such procedure as are established by law.
2. Anyone who is arrested shall be informed, at the time
of arrest, of the reasons for his arrest and shall be promptly informed of
any charges against him.
3. Anyone arrested or detained on a criminal charge shall
be brought promptly before a judge or other officer authorized by law to
exercise judicial power and shall be entitled to trial within a reasonable
time or to release. It shall not be the general rule that persons awaiting
trial shall be detained in custody, but release may be subject to guarantees
to appear for trial, at any other stage of the judicial proceedings, and,
should occasion arise, for execution of the judgement.
4. Anyone who is deprived of his liberty by arrest or
detention shall be entitled to take proceedings before a court, in order that
that court may decide without delay on the lawfulness of his detention and
order his release if the detention is not lawful.
5. Anyone who has been the victim of unlawful arrest or
detention shall have an enforceable right to compensation.
|
Điều 9.
1. Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân.
Không ai bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ
trường hợp việc tước quyền đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật
pháp đã quy định.
2. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào
lúc bị bắt về những lý do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về
sự buộc tội đối với họ.
3. Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội
hình sự phải được sớm đưa ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền
thực hiện chức năng tư pháp và phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc
được trả tự do. Việc tạm giam một người trong thời gian chờ xét xử không được
đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự do cho họ có thể kèm theo những
điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử vào bất cứ khi nào và
để thi hành án nếu bị kết tội.
4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự
do đều có quyền yêu cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó
có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra
lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc giam giữ là bất hợp pháp.
5. Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt
hoặc bị giam giữ bất hợp pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường.
|
Article 10
1. All persons deprived of their liberty shall be treated
with humanity and with respect for the inherent dignity of the human person.
2.
(a) Accused persons shall, save in exceptional
circumstances, be segregated from convicted persons and shall be subject to
separate treatment appropriate to their status as unconvicted persons;
(b) Accused juvenile persons shall be separated from
adults and brought as speedily as possible for adjudication.
3. The penitentiary system shall comprise treatment of
prisoners the essential aim of which shall be their reformation and social
rehabilitation. Juvenile offenders shall be segregated from adults and be
accorded treatment appropriate to their age and legal status.
|
Điều 10.
1. Những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với
sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người.
2.a) Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải
được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo
chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam;
b) Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách
riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt.
3. Việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm
mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội. Những phạm nhân vị
thành niên phải được tách riêng khỏi người lớn và phải được đối xử phù hợp
với lứa tuổi và tư cách pháp lý của họ.
|
Article 11
No one shall be imprisoned merely on the ground of
inability to fulfil a contractual obligation.
Article 12
1. Everyone lawfully within the territory of a State
shall, within that territory, have the right to liberty of movement and
freedom to choose his residence.
2. Everyone shall be free to leave any country, including
his own.
3. The above-mentioned rights shall not be subject to any
restrictions except those which are provided by law, are necessary to protect
national security, public order (ordre public), public health or morals or
the rights and freedoms of others, and are consistent with the other rights
recognized in the present Covenant.
4. No one shall be arbitrarily deprived of the right to
enter his own country.
|
Điều 11.
Không ai bị bỏ tù chỉ vì lý do không có khả năng hoàn
thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
Điều 12.
1. Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc
gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia đó.
2. Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào,
kể cả nước mình .
3.Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế
nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của
người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận.
4. Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở
về nước mình
|
Article 13
An alien lawfully in the territory of a State Party to the
present Covenant may be expelled therefrom only in pursuance of a decision
reached in accordance with law and shall, except where compelling reasons of
national security otherwise require, be allowed to submit the reasons against
his expulsion and to have his case reviewed by, and be represented for the
purpose before, the competent authority or a person or persons especially
designated by the competent authority.
|
Điều 13.
Một người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ một
quốc gia thành viên Công ước chỉ có thể bị trục xuất khỏi nước đó theo quyết
định phù hợp pháp luật, và trừ trường hợp có yêu cầu khác xuất phát từ lý do
chính đáng về an ninh quốc gia; người bị trục xuất phải được phép đệ trình
những lý lẽ phản đối việc trục xuất, được yêu cầu nhà chức trách có thẩm
quyền, hoặc một người hoặc những người mà nhà chức trách có thẩm quyền đặc
biệt cử ra, xem xét lại trường hợp của mình, và được có đại diện khi trường
hợp của mình được xem xét lại.
|
Article 14
1. All persons shall be equal before the courts and
tribunals. In the determination of any criminal charge against him, or of his
rights and obligations in a suit at law, everyone shall be entitled to a fair
and public hearing by a competent, independent and impartial tribunal
established by law. The press and the public may be excluded from all or part
of a trial for reasons of morals, public order (ordre public) or national
security in a democratic society, or when the interest of the private lives
of the parties so requires, or to the extent strictly necessary in the
opinion of the court in special circumstances where publicity would prejudice
the interests of justice; but any judgement rendered in a criminal case or in
a suit at law shall be made public except where the interest of juvenile
persons otherwise requires or the proceedings concern matrimonial disputes or
the guardianship of children.
2. Everyone charged with a criminal offence shall have the
right to be presumed innocent until proved guilty according to law.
3. In the determination of any criminal charge against
him, everyone shall be entitled to the following minimum guarantees, in full
equality: (a) To be informed promptly and in detail in a language which he
understands of the nature and cause of the charge against him;
(b) To have adequate time and facilities for the
preparation of his defence and to communicate with counsel of his own
choosing;
(c) To be tried without undue delay;
(d) To be tried in his presence, and to defend himself in
person or through legal assistance of his own choosing; to be informed, if he
does not have legal assistance, of this right; and to have legal assistance
assigned to him, in any case where the interests of justice so require, and
without payment by him in any such case if he does not have sufficient means
to pay for it;
(e) To examine, or have examined, the witnesses against
him and to obtain the attendance and examination of witnesses on his behalf under
the same conditions as witnesses against him;
(f) To have the free assistance of an interpreter if he
cannot understand or speak the language used in court;
(g) Not to be compelled to testify against himself or to
confess guilt.
4. In the case of juvenile persons, the procedure shall be
such as will take account of their age and the desirability of promoting
their rehabilitation.
5. Everyone convicted of a crime shall have the right to
his conviction and sentence being reviewed by a higher tribunal according to
law.
6. When a person has by a final decision been convicted of
a criminal offence and when subsequently his conviction has been reversed or
he has been pardoned on the ground that a new or newly discovered fact shows
conclusively that there has been a miscarriage of justice, the person who has
suffered punishment as a result of such conviction shall be compensated
according to law, unless it is proved that the non-disclosure of the unknown
fact in time is wholly or partly attributable to him.
7. No one shall be liable to be tried or punished again
for an offence for which he has already been finally convicted or acquitted
in accordance with the law and penal procedure of each country.
|
Điều 14.
1. Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài
phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà
án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật
để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác
định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự. Báo chí và công
chúng có thể không được phép tham dự toàn bộ hoặc một phần của phiên toà vì
lý do đạo đức, trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia trong một xã hội dân
chủ, hoặc vì lợi ích cuộc sống riêng tư của các bên tham gia tố tụng, hoặc
trong chừng mực cần thiết, theo ý kiến của toà án, trong những hoàn cảnh đặc
biệt mà việc xét xử công khai có thể làm phương hại đến lợi ích của công lý.
Tuy nhiên mọi phán quyết trong vụ án hình sự hoặc vụ kiện dân sự phải được
tuyên công khai, trừ trường hợp vì lợi ích của người chưa thành niên hay vụ
việc liên quan đến những tranh chấp hôn nhân hoặc quyền giám hộ trẻ em.
2. Người bị cáo buộc là phạm tội hình sự có quyền được coi
là vô tội cho tới khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp
luật.
3. Trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người
đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm
tối thiểu sau đây:
a) Được thông báo không chậm trễ và chi tiết bằng một ngôn
ngữ mà người đó hiểu về bản chất và lý do buộc tội mình;
b) Có đủ thời gian và điều kiện thuận lợi để chuẩn bị bào
chữa và liên hệ với người bào chữa do chính mình lựa chọn;
c) Được xét xử mà không bị trì hoãn một cách vô lý;
d) Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc
thông qua sự trợ giúp pháp lý theo sự lựa chọn của mình; được thông báo về
quyền này nếu chưa có sự trợ giúp pháp lý; và được nhận sự trợ giúp pháp lý
theo chỉ định trong trường hợp lợi ích của công lý đòi hỏi và không phải trả
tiền cho sự trợ giúp đó nếu không có đủ điều kiện trả;
e) Được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những nhân chứng
buộc tội mình, và được mời người làm chứng gỡ tội cho mình tới phiên toà và
thẩm vấn họ tại toà với những điều kiện tương tự như đối với những người làm
chứng buộc tội mình;
f) Được có phiên dịch miễn phí nếu không hiểu hoặc không
nói được ngôn ngữ sử dụng trong phiên toà;
g) Không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình
hoặc buộc phải nhận là mình có tội.
4. Tố tụng áp dụng đối với những người chưa thành niên
phải xem xét tới độ tuổi của họ và mục đích thúc đẩy sự phục hồi nhân cách
của họ.
5. Bất cứ người nào bị kết án là phạm tội đều có quyền yêu
cầu toà án cấp cao hơn xem xét lại bản án và hình phạt đối với mình theo quy
định của pháp luật.
6. Khi một người bị kết án về một tội hình sự bởi một
quyết định chung thẩm và sau đó bản án bị huỷ bỏ, hoặc người đó được tha trên
cơ sở tình tiết mới hoặc phát hiện mới cho thấy rõ ràng có sự xét xử oan, thì
người đã phải chịu hình phạt theo bản án trên, theo luật, có quyền yêu cầu
được bồi thường, trừ trường hợp cơ quan tố tụng chứng minh rằng việc sự thật
không được làm sáng tỏ tại thời điểm đó hoàn toàn hoặc một phần là do lỗi của
người bị kết án gây ra.
7. Không ai bị đưa ra xét xử hoặc bị trừng phạt lần thứ
hai về cùng một tội phạm mà người đó đã bị kết án hoặc đã được tuyên trắng án
phù hợp với pháp luật và thủ tục tố tụng hình sự của mỗi nước.
|
Article 15
1 . No one shall be held guilty of any criminal offence on
account of any act or omission which did not constitute a criminal offence,
under national or international law, at the time when it was committed. Nor
shall a heavier penalty be imposed than the one that was applicable at the
time when the criminal offence was committed. If, subsequent to the
commission of the offence, provision is made by law for the imposition of the
lighter penalty, the offender shall benefit thereby.
2. Nothing in this article shall prejudice the trial and
punishment of any person for any act or omission which, at the time when it
was committed, was criminal according to the general principles of law
recognized by the community of nations.
|
Điều 15.
1. Không ai bị coi là phạm tội vì một hành động hoặc không
hành động mà không cấu thành tội phạm theo pháp luật quốc gia hoặc pháp luật
quốc tế tại thời điểm thực hiện hành vi đó. Cũng không được áp dụng hình phạt
nặng hơn hình phạt đã ấn định tại thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện.
Nếu sau khi xảy ra hành vi phạm tội mà luật pháp quy định hình phạt nhẹ hơn
với hành vi đó, thì người phạm tội được hưởng mức hình phạt nhẹ hơn.
2. Không một quy định nào trong điều này cản trở việc xét
xử hoặc trừng phạt bất kỳ người nào vì bất kỳ hành động hoặc không hành động
nào của họ mà tại thời điểm thực hiện được coi là tội phạm theo những nguyên
tắc pháp luật chung đã được cộng đồng các quốc gia công nhận.
|
Article 16
Everyone shall have the right to recognition everywhere as
a person before the law.
Article 17
1. No one shall be subjected to arbitrary or unlawful
interference with his privacy, family, home or correspondence, nor to
unlawful attacks on his honour and reputation.
2. Everyone has the right to the protection of the law
against such interference or attacks.
|
Điều 16.
Mọi người đều có quyền được công nhận là thể nhân trước
pháp luật ở mọi nơi.
Điều 17.
1. Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp
pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất
hợp pháp đến danh dự và uy tín.
2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại
những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.
|
Article 18
1. Everyone shall have the right to freedom of thought,
conscience and religion. This right shall include freedom to have or to adopt
a religion or belief of his choice, and freedom, either individually or in
community with others and in public or private, to manifest his religion or
belief in worship, observance, practice and teaching.
2. No one shall be subject to coercion which would impair
his freedom to have or to adopt a religion or belief of his choice.
3. Freedom to manifest one's religion or beliefs may be
subject only to such limitations as are prescribed by law and are necessary
to protect public safety, order, health, or morals or the fundamental rights
and freedoms of others.
4. The States Parties to the present Covenant undertake to
have respect for the liberty of parents and, when applicable, legal guardians
to ensure the religious and moral education of their children in conformity
with their own convictions.
|
Điều 18.
1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng
và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín
ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình
hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các
hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng.
2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự
do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ.
3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể
bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an
ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các
quyền và tự do cơ bản của người khác.
4. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng
quyền tự do của các bậc cha mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu có,
trong việc giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của
riêng họ.
|
Article 19
1. Everyone shall have the right to hold opinions without
interference.
2. Everyone shall have the right to freedom of expression;
this right shall include freedom to seek, receive and impart information and
ideas of all kinds, regardless of frontiers, either orally, in writing or in
print, in the form of art, or through any other media of his choice.
3. The exercise of the rights provided for in paragraph 2
of this article carries with it special duties and responsibilities. It may
therefore be subject to certain restrictions, but these shall only be such as
are provided by law and are necessary:
(a) For respect of the rights or reputations of others;
(b) For the protection of national security or of public
order (ordre public), or of public health or morals.
|
Điều 19.
1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không
bị ai can thiệp.
2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm
tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân
biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc
dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng
nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều
này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể
phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được
quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức
khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.
|
Article 20
1. Any propaganda for war shall be prohibited by law.
2. Any advocacy of national, racial or religious hatred
that constitutes incitement to discrimination, hostility or violence shall be
prohibited by law.
Article 21
The right of peaceful assembly shall be recognized. No
restrictions may be placed on the exercise of this right other than those
imposed in conformity with the law and which are necessary in a democratic
society in the interests of national security or public safety, public order
(ordre public), the protection of public health or morals or the protection
of the rights and freedoms of others.
|
Điều 20.
1. Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp
luật nghiêm cấm.
2. Mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn
giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực
đều phải bị pháp luật nghiêm cấm.
Điều 21.
Quyền hội họp hoà bình phải được công nhận. Việc thực hiện
quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần
thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật
tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe và đạo đức xã hội hoặc bảo vệ quyền và tự
do của những người khác.
|
Article 22
1. Everyone shall have the right to freedom of association
with others, including the right to form and join trade unions for the
protection of his interests.
2. No restrictions may be placed on the exercise of this
right other than those which are prescribed by law and which are necessary in
a democratic society in the interests of national security or public safety,
public order (ordre public), the protection of public health or morals or the
protection of the rights and freedoms of others. This article shall not
prevent the imposition of lawful restrictions on members of the armed forces and
of the police in their exercise of this right.
3. Nothing in this article shall authorize States Parties
to the International Labour Organisation Convention of 1948 concerning
Freedom of Association and Protection of the Right to Organize to take legislative
measures which would prejudice, or to apply the law in such a manner as to
prejudice, the guarantees provided for in that Convention.
|
Điều 22.
1. Mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác,
kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình.
2. Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những
hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì
lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khoẻ
hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của người khác. Điều này
không ngăn cản việc đặt ra những hạn chế hợp pháp trong việc thực hiện quyền
này đối với những người làm việc trong các lực lượng vũ trang và cảnh sát.
3. Không một quy định nào của điều này cho phép các quốc
gia thành viên đã tham gia Công ước về tự do lập hội và bảo vệ quyền lập hội
năm 1948 của Tổ chức Lao động quốc tế được tiến hành những biện pháp lập pháp
hoặc hành pháp làm phương hại đến những bảo đảm nêu trong Công ước đó.
|
Article 23
1. The family is the natural and fundamental group unit of
society and is entitled to protection by society and the State.
2. The right of men and women of marriageable age to marry
and to found a family shall be recognized.
3. No marriage shall be entered into without the free and
full consent of the intending spouses.
4. States Parties to the present Covenant shall take
appropriate steps to ensure equality of rights and responsibilities of
spouses as to marriage, during marriage and at its dissolution. In the case
of dissolution, provision shall be made for the necessary protection of any
children.
|
Điều 23.
1. Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên của xã hội,
cần phải được nhà nước và xã hội bảo hộ.
2. Quyền kết hôn và lập gia đình của nam và nữ đến tuổi
kết hôn phải được thừa nhận.
3. Không được tổ chức việc kết hôn nếu không có sự đồng ý
hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tương lai.
4. Các quốc gia thành viên Công ước phải tiến hành các
biện pháp thích hợp để bảo đảm sự bình đẳng về quyền và trách nhiệm của vợ và
chồng trong suốt thời gian chung sống và khi ly hôn. Trong trường hợp ly hôn,
phải có quy định bảo đảm sự bảo hộ cần thiết với con cái.
|
Article 24
1. Every child shall have, without any discrimination as
to race, colour, sex, language, religion, national or social origin, property
or birth, the right to such measures of protection as are required by his
status as a minor, on the part of his family, society and the State.
2. Every child shall be registered immediately after birth
and shall have a name.
3. Every child has the right to acquire a nationality.
|
Điều 24.
1. Mọi trẻ em, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới
tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản hoặc dòng
dõi đều có quyền được hưởng những biện pháp bảo hộ của gia đình, xã hội và
nhà nước cần thiết cho người chưa thành niên.
2. Mọi trẻ em đều phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi
ra đời và phải có tên gọi.
3. Mọi trẻ em đều có quyền có quốc tịch.
|
Article 25
Every citizen shall have the right and the opportunity,
without any of the distinctions mentioned in article 2 and without unreasonable
restrictions:
(a) To take part in the conduct of public affairs,
directly or through freely chosen representatives;
(b) To vote and to be elected at genuine periodic
elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by
secret ballot, guaranteeing the free expression of the will of the electors;
(c) To have access, on general terms of equality, to
public service in his country.
|
Điều 25.
Mọi công dân, không có bất kỳ sự phân biệt nào như đã nêu
ở điều 2 và không có bất kỳ sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền và cơ hội
để:
a) Tham gia điều hành các công việc xã hội một cách trực
tiếp hoặc thông qua những đại diện do họ tự do lựa chọn;
b) Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân
thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín, nhằm đảm bảo cho
cử tri được tự do bày tỏ ý nguyện của mình;
c) Được tiếp cận với các dịch vụ công cộng ở đất nước mình
trên cơ sở bình đẳng.
|
Article 26
All persons are equal before the law and are entitled
without any discrimination to the equal protection of the law. In this
respect, the law shall prohibit any discrimination and guarantee to all
persons equal and effective protection against discrimination on any ground
such as race, colour, sex, language, religion, political or other opinion,
national or social origin, property, birth or other status.
Article 27
In those States in which ethnic, religious or linguistic
minorities exist, persons belonging to such minorities shall not be denied
the right, in community with the other members of their group, to enjoy their
own culture, to profess and practise their own religion, or to use their own
language.
|
Điều 26.
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được
pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử
nào. Về mặt này, pháp luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và đảm bảo
cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và có hiệu quả chống lại những phân biệt
đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính
trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần
xuất thân hoặc các địa vị khác.
Điều 27.
Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn
giáo và ngôn ngữ, những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với những
thành viên khác của cộng đồng mình, không tbị khước từ quyền có đời sống văn
hoá riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử
dụng ngôn ngữ riêng của họ.
|
PART IV
Article 28
1. There shall be established a Human Rights Committee
(hereafter referred to in the present Covenant as the Committee). It shall
consist of eighteen members and shall carry out the functions hereinafter
provided.
2. The Committee shall be composed of nationals of the
States Parties to the present Covenant who shall be persons of high moral
character and recognized competence in the field of human rights,
consideration being given to the usefulness of the participation of some
persons having legal experience.
3. The members of the Committee shall be elected and shall
serve in their personal capacity.
|
PHẦN IV
Điều 28.
1. Một Uỷ ban Quyền con người sẽ được thành lập (sau đây
gọi là Uỷ ban). Uỷ ban gồm 18 thành viên và có những chức năng như quy định
dưới đây:
2. Thành viên Uỷ ban là công dân của các quốc gia thành
viên Công ước này và phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, được thừa
nhận là có năng lực trong lĩnh vực về quyền con người, có xem xét tới lợi ích
từ việc tham gia của những người có kinh nghiệm pháp lý.
3. Các thành viên của Uỷ ban sẽ được bầu ra để làm việc
với tư cách cá nhân.
|
Article 29
1. The members of the Committee shall be elected by secret
ballot from a list of persons possessing the qualifications prescribed in
article 28 and nominated for the purpose by the States Parties to the present
Covenant.
2. Each State Party to the present Covenant may nominate
not more than two persons. These persons shall be nationals of the nominating
State.
3. A person shall be eligible for renomination.
|
Điều 29.
Các thành viên của Uỷ ban được bầu bằng cách bỏ phiếu kín
từ danh sách những người có đủ tiêu chuẩn nêu ở điều 28 và được các quốc gia
thành viên Công ước đề cử.
1. Mỗi quốc gia thành viên Công ước có thể đề cử không quá
hai người. Những người này phải là công dân của quốc gia đề cử.
2. Một người đã được đề cử vẫn có thể được tái đề cử.
|
Article 30
1. The initial election shall be held no later than six
months after the date of the entry into force of the present Covenant.
2. At least four months before the date of each election
to the Committee, other than an election to fill a vacancy declared in
accordance with article 34, the Secretary-General of the United Nations shall
address a written invitation to the States Parties to the present Covenant to
submit their nominations for membership of the Committee within three months.
3. The Secretary-General of the United Nations shall
prepare a list in alphabetical order of all the persons thus nominated, with
an indication of the States Parties which have nominated them, and shall
submit it to the States Parties to the present Covenant no later than one
month before the date of each election.
4. Elections of the members of the Committee shall be held
at a meeting of the States Parties to the present Covenant convened by the
Secretary General of the United Nations at the Headquarters of the United
Nations. At that meeting, for which two thirds of the States Parties to the
present Covenant shall constitute a quorum, the persons elected to the Committee
shall be those nominees who obtain the largest number of votes and an
absolute majority of the votes of the representatives of States Parties
present and voting.
|
Điều 30.
1. Lần bầu cử đầu tiên sẽ được tiến hành không quá 6 tháng
kể từ ngày Công ước có hiệu lực.
2. Ít nhất bốn tháng trước ngày tiến hành mỗi cuộc bầu cử
vào Uỷ ban, ngoại trừ cuộc bầu cử nhằm bổ sung ghế trống quy định ở điều 34,
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi thư tới các quốc gia thành viên Công ước để
mời đề cử người vào Uỷ ban trong khoảng thời hạn ba tháng.
3. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ lập danh sách theo thứ tự
bảng chữ cái La-tinh tên những người đã được đề cử, kèm theo tên các quốc gia
thành viên đã đề cử những người đó, và thông báo danh sách này cho các quốc
gia thành viên Công ước chậm nhất một tháng trước thời hạn mỗi cuộc bầu cử.
4. Việc bầu cử các thành viên của Uỷ ban được thực hiện
trong một phiên họp gồm các quốc gia thành viên Công ước này do Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc triệu tập tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Phiên họp này phải có tối
thiểu 2/3 tổng số quốc gia thành viên Công ước tham dự; những người được bầu
vào Uỷ ban là những ứng cử viên đạt số phiếu cao nhất và phải thu được đa số
tuyệt đối trong số phiếu của đại diện các quốc gia thành viên có mặt và bỏ
phiếu.
|
Article 31
1. The Committee may not include more than one national of
the same State.
2. In the election of the Committee, consideration shall
be given to equitable geographical distribution of membership and to the
representation of the different forms of civilization and of the principal
legal systems.
|
Điều 31.
1. Mỗi quốc gia chỉ có thể có một công dân là thành viên
của Uỷ ban.
2. Việc bầu cử các thành viên của Uỷ ban phải tính đến sự
phân bố công bằng về mặt địa lý và sự đại diện của các nền văn hoá khác nhau,
cũng như các hệ thống pháp lý chủ yếu.
|
Article 32
1. The members of the Committee shall be elected for a
term of four years. They shall be eligible for re-election if renominated.
However, the terms of nine of the members elected at the first election shall
expire at the end of two years; immediately after the first election, the
names of these nine members shall be chosen by lot by the Chairman of the
meeting referred to in article 30, paragraph 4.
2. Elections at the expiry of office shall be held in
accordance with the preceding articles of this part of the present Covenant.
|
Điều 32.
1. Các thành viên của Uỷ ban được bầu với nhiệm kỳ bốn
năm. Họ có thể được bầu lại nếu được tái đề cử. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của chín
thành viên trong đó số các thành viên được bầu lần đầu tiên sẽ chấm dứt sau
hai năm; ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên, tên của chín thành viên này sẽ do Chủ
tịch của phiên họp quy định tại khoản 4 điều 30 chọn bằng cách rút thăm.
2. Khi chấm dứt nhiệm kỳ, các cuộc bầu cử lại được tiến
hành theo những quy định tại các điều khoản nêu trên của Công ước này.
|
Article 33
1. If, in the unanimous opinion of the other members, a
member of the Committee has ceased to carry out his functions for any cause
other than absence of a temporary character, the Chairman of the Committee
shall notify the Secretary-General of the United Nations, who shall then
declare the seat of that member to be vacant.
2. In the event of the death or the resignation of a
member of the Committee, the Chairman shall immediately notify the
Secretary-General of the United Nations, who shall declare the seat vacant
from the date of death or the date on which the resignation takes effect.
|
Điều 33.
1. Nếu một thành viên của Uỷ ban ngừng thực hiện các chức
năng của mình vì bất cứ lý do nào, ngoại trừ sự vắng mặt có tính chất tạm
thời, thì theo ý kiến nhất trí của các thành viên khác, chủ tịch Uỷ ban sẽ
thông báo cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc biết để tuyên bố ghế của thành viên
đó bị trống.
2. Trong trường hợp một thành viên của Uỷ ban bị chết hoặc
từ chức, Chủ tịch Uỷ ban sẽ thông báo ngay cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc biết
để tuyên bố ghế của thành viên đó bị trống, kể từ ngày chết hoặc ngày việc từ
chức có hiệu lực.
|
Article 34
1. When a vacancy is declared in accordance with article
33 and if the term of office of the member to be replaced does not expire
within six months of the declaration of the vacancy, the Secretary-General of
the United Nations shall notify each of the States Parties to the present
Covenant, which may within two months submit nominations in accordance with article
29 for the purpose of filling the vacancy.
2. The Secretary-General of the United Nations shall
prepare a list in alphabetical order of the persons thus nominated and shall
submit it to the States Parties to the present Covenant. The election to fill
the vacancy shall then take place in accordance with the relevant provisions
of this part of the present Covenant.
3. A member of the Committee elected to fill a vacancy
declared in accordance with article 33 shall hold office for the remainder of
the term of the member who vacated the seat on the Committee under the
provisions of that article.
|
Điều 34.
1. Khi có một tuyên bố ghế trống theo điều 33, và nếu
nhiệm kỳ của thành viên cần thay thế chưa hết hạn trong vòng sáu tháng kể từ
ngày tuyên bố ghế bị trống, thì Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thông báo cho các
quốc gia thành viên Công ước để trong thời hạn hai tháng, các quốc gia thành
viên có thể đề cử người theo điều 29 nhằm bổ sung cho ghế trống đó.
2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ lập một danh sách theo thứ
tự chữ cái La-tinh tên những người được đề cử và thông báo danh sách này cho
các quốc gia thành viên Công ước. Việc bầu bổ sung phải được tiến hành theo
những quy định tương ứng ở phần này của Công ước.
3. Thành viên của Uỷ ban được bầu vào ghế trống theo điều
33 sẽ làm việc cho tới hết phần nhiệm kỳ còn lại của thành viên đã bỏ trống
ghế phù hợp với quy định của điều đó.
|
Article 35
The members of the Committee shall, with the approval of
the General Assembly of the United Nations, receive emoluments from United
Nations resources on such terms and conditions as the General Assembly may
decide, having regard to the importance of the Committee's responsibilities.
|
Điều 35.
Các thành viên của Uỷ ban, với sự chấp thuận của Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc, sẽ được nhận lương từ các nguồn tài chính của Liên Hợp
Quốc, theo các thể thức và điều kiện do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ấn định,
căn cứ vào tầm quan trọng của trách nhiệm mà họ nắm giữ trong Uỷ ban.
|
Article 36
The Secretary-General of the United Nations shall provide
the necessary staff and facilities for the effective performance of the
functions of the Committee under the present Covenant.
Article 37
1. The Secretary-General of the United Nations shall
convene the initial meeting of the Committee at the Headquarters of the
United Nations.
2. After its initial meeting, the Committee shall meet at
such times as shall be provided in its rules of procedure.
3. The Committee shall normally meet at the Headquarters
of the United Nations or at the United Nations Office at Geneva.
Article 38
Every member of the Committee shall, before taking up his
duties, make a solemn declaration in open committee that he will perform his
functions impartially and conscientiously.
|
Điều 36.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ cung cấp cho Uỷ ban nhân sự
và phương tiện vật chất cần thiết cho việcthực hiện hiệu quả các chức năng
của Uỷ ban theo Công ước này.
Điều 37.
1. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập phiên họp đầu
tiên của Uỷ ban tại trụ sở Liên Hợp Quốc.
2. Sau phiên họp đầu tiên, Uỷ ban sẽ họp theo lịch trình
quy định trong quy tắc về thủ tục mà Uỷ ban thiết lập.
3. Thông thường, Uỷ ban sẽ họp ở trụ sở chính của Liên Hợp
Quốc ở Nữu- ước, hoặc ở văn phòng của Liên Hợp Quốc tại Giơ-ne-vơ.
Điều 38.
Mỗi thành viên của Uỷ ban, trước khi nhận nhiệm vụ, phải
tuyên thệ trước Uỷ ban là sẽ thực hiện chức năng của mình một cách vô tư và
công tâm.
|
Article 39
1. The Committee shall elect its officers for a term of
two years. They may be re-elected.
2. The Committee shall establish its own rules of
procedure, but these rules shall provide, inter alia, that:
(a) Twelve members shall constitute a quorum;
(b) Decisions of the Committee shall be made by a majority
vote of the members present.
|
Điều 39.
1.Uỷ ban bầu ra các quan chức của mình với nhiệm kỳ hai
năm. Các quan chức này có thể được bầu lại.
2. Uỷ ban sẽ đặt ra quy tắc về thủ tục của mình; những quy
tắc này, không kể những nội dung khác, phải gồm những quy định sau đây,:
a) Số đại biểu cần thiết cho mỗi phiên họp là 12 thành
viên;
b) Quyết định của Uỷ ban phải được thông qua với đa số
phiếu của các thành viên có mặt.
|
Article 40
1. The States Parties to the present Covenant undertake to
submit reports on the measures they have adopted which give effect to the rights
recognized herein and on the progress made in the enjoyment of those rights:
(a) Within one year of the entry into force of the present Covenant for the
States Parties concerned;
(b) Thereafter whenever the Committee so requests.
2. All reports shall be submitted to the Secretary-General
of the United Nations, who shall transmit them to the Committee for
consideration. Reports shall indicate the factors and difficulties, if any,
affecting the implementation of the present Covenant.
3. The Secretary-General of the United Nations may, after
consultation with the Committee, transmit to the specialized agencies
concerned copies of such parts of the reports as may fall within their field
of competence.
4. The Committee shall study the reports submitted by the
States Parties to the present Covenant. It shall transmit its reports, and
such general comments as it may consider appropriate, to the States Parties.
The Committee may also transmit to the Economic and Social Council these
comments along with the copies of the reports it has received from States
Parties to the present Covenant.
5. The States Parties to the present Covenant may submit
to the Committee observations on any comments that may be made in accordance
with paragraph 4 of this article.
|
Điều 40.
1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết sẽ đệ trình
báo cáo về những biện pháp mà mình đã thông qua để thực hiện các quyền được
ghi nhận trong Công ước này, và về những tiến bộ đã đạt được trong việc thực
hiện các quyền đó:
a) Trong thời hạn một năm kể từ ngày Công ước này có hiệu
lực đối với quốc gia thành viên liên quan;
b) Và sau đó, mỗi khi có yêu cầu của Uỷ ban.
2. Tất cả các báo cáo sẽ được đệ trình lên Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc để chuyển cho Ủy ban xem xét. Các báo cáo phải nêu rõ những yếu
tố và khó khăn, nếu có, ảnh hưởng tới việc thực hiện Công ước này.
3. Sau khi tham khảo ý kiến của Uỷ ban, Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc có thể gửi cho các tổ chức chuyên môn liên quan bản sao các phần của
các báo cáo liên quan tới những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các tổ chức đó.
4. Uỷ ban sẽ nghiên cứu những báo cáo do các quốc gia
thành viên Công ước trình lên. Uỷ ban sẽ gửi cho các quốc gia thành viên báo
cáo của mình và những bình luận chung nếu xét thấy thích hợp. Uỷ ban cũng có
thể chuyển cho Hội đồng Kinh tế và Xã hội những bình luận này kèm theo bản
sao các báo cáo mà Uỷ ban nhận được từ các quốc gia thành viên Công ước.
5. Các quốc gia thành viên Công ước có thể đệ trình lên Uỷ
ban những nhận xét về bất kỳ bình luận nào được đưa ra theo khoản 4 điều này.
|
Article 41
1. A State Party to the present Covenant may at any time
declare under this article that it recognizes the competence of the Committee
to receive and consider communications to the effect that a State Party
claims that another State Party is not fulfilling its obligations under the
present Covenant. Communications under this article may be received and
considered only if submitted by a State Party which has made a declaration
recognizing in regard to itself the competence of the Committee. No
communication shall be received by the Committee if it concerns a State Party
which has not made such a declaration. Communications received under this
article shall be dealt with in accordance with the following procedure:
|
Điều 41.
1. Mỗi quốc gia thành viên Công ước này đều có quyền tuyên
bố theo điều này, vào bất kỳ thời điểm nào, là quốc gia đó công nhận thẩm
quyền của Uỷ ban được tiếp nhận và xem xét những thông cáo theo đó một quốc
gia thành viên khiếu nại rằng một quốc gia thành viên khác không thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ của họ theo Công ước. Những thông cáo theo điều này chỉ được
Uỷ ban tiếp nhận và xem xét nếu đó là của quốc gia thành viên đã tuyên bố
công nhận thẩm quyền của Uỷ ban về việc này. Uỷ ban không tiếp nhận thông cáo
nếu nó liên quan đến một quốc gia thành viên chưa có tuyên bố như vậy. Các
thông cáo được tiếp nhận theo điều này sẽ được giải quyết theo thủ tục sau
đây:
|
(a) If a State Party to the present Covenant considers
that another State Party is not giving effect to the provisions of the
present Covenant, it may, by written communication, bring the matter to the
attention of that State Party. Within three months after the receipt of the
communication the receiving State shall afford the State which sent the
communication an explanation, or any other statement in writing clarifying
the matter which should include, to the extent possible and pertinent,
reference to domestic procedures and remedies taken, pending, or available in
the matter;
(b) If the matter is not adjusted to the satisfaction of
both States Parties concerned within six months after the receipt by the
receiving State of the initial communication, either State shall have the
right to refer the matter to the Committee, by notice given to the Committee and
to the other State;
|
a) Nếu một quốc gia thành viên Công ước cho rằng một quốc
gia thành viên khác không thực hiện những quy định của Công ước, thì có thể
gửi một thông cáo bằng văn bản lưu ý quốc gia thành viên ấy về vấn đề đó.
Trong thời gian ba tháng, kể từ ngày nhận được thông cáo, quốc gia nhận được
thông cáo phải có hồi đáp giải thích cho quốc gia gửi thông cáo, hoặc phải có
những hình thức khác bằng văn bản để làm sáng tỏ vấn đề, trong đó đề cập đến,
trong chừng mực có thể và thích hợp, những thủ tục trong nước cùng những biện
pháp khắc phục mà quốc gia được thông cáo đã, đang hoặc sẵn sàng thực hiện để
giải quyết vấn đề.
b) Nếu trong thời gian sáu tháng kể từ ngày nhận được
thông cáo đầu tiên mà vấn đề không được giải quyết một cách thoả đáng đối với
cả hai bên liên quan, thì một trong hai quốc gia đó có quyền đưa vấn đề ra Uỷ
ban bằng cách gửi thông báo cho Uỷ ban và cho quốc gia kia.
|
(c) The Committee shall deal with a matter referred to it
only after it has ascertained that all available domestic remedies have been
invoked and exhausted in the matter, in conformity with the generally
recognized principles of international law. This shall not be the rule where
the application of the remedies is unreasonably prolonged;
(d) The Committee shall hold closed meetings when
examining communications under this article;
(e) Subject to the provisions of subparagraph (c), the
Committee shall make available its good offices to the States Parties
concerned with a view to a friendly solution of the matter on the basis of
respect for human rights and fundamental freedoms as recognized in the
present Covenant;
(f) In any matter referred to it, the Committee may call
upon the States Parties concerned, referred to in subparagraph (b), to supply
any relevant information;
(g) The States Parties concerned, referred to in
subparagraph (b), shall have the right to be represented when the matter is
being considered in the Committee and to make submissions orally and/or in
writing;
|
c) Uỷ ban chỉ xem xét vấn đề sau khi đã chắc chắn rằng mọi
biện pháp khắc phục sẵn có trong nước đều đã được quốc gia nhận thông cáo áp
dụng triệt để, phù hợp với các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật
pháp quốc tế. Quy định này không áp dụng trong trường hợp việc tiến hành
những biện pháp khắc phục bị kéo dài một cách vô lý.
d) Uỷ ban sẽ họp kín khi xem xét những thông cáo theo điều
này.
e) Căn cứ theo quy định tại mục (c), Uỷ ban sẽ giúp đỡ các
quốc gia thành viên liên quan giải quyết vấn đề một cách thân thiện, trên cơ
sở tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người như đã được Công ước này
công nhận;
f) Khi xem xét các vấn đề được chuyển đến, Uỷ ban có thể
yêu cầu các quốc gia liên quan nêu tại mục (b) cung cấp bất kỳ thông tin liên
quan nào;
g) Các quốc gia liên quan nêu tại mục (b) có quyền có đại
diện khi vấn đề được đưa ra xem xét tại Uỷ ban và có thể trình bày quan điểm
bằng miệng và/hoặc bằng văn bản;
|
(h) The Committee shall, within twelve months after the
date of receipt of notice under subparagraph (b), submit a report:
(i) If a solution within the terms of subparagraph (e) is
reached, the Committee shall confine its report to a brief statement of the
facts and of the solution reached;
(ii) If a solution within the terms of subparagraph (e) is
not reached, the Committee shall confine its report to a brief statement of
the facts; the written submissions and record of the oral submissions made by
the States Parties concerned shall be attached to the report. In every
matter, the report shall be communicated to the States Parties concerned.
|
h) Trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo theo
mục (b), Uỷ ban sẽ đệ trình một báo cáo:
i) Nếu đạt được một giải pháp theo quy định tại mục (e),
Uỷ ban sẽ giới hạn báo cáo trong một tuyên bố vắn tắt về sự việc và giải pháp
đã đạt được;
ii) Nếu không đạt được một giải pháp theo quy định tại mục
(e), Uỷ ban sẽ giới hạn báo cáo trong một tuyên bố vắn tắt về sự việc. Các ý
kiến bằng văn bản và biên bản ghi những lời phát biểu do các quốc gia thành
viên liên quan đưa ra sẽ được đính kèm báo cáo.
Trong mọi trường hợp, báo cáo sẽ được gửi cho các quốc gia
thành viên liên quan.
|
2. The provisions of this article shall come into force
when ten States Parties to the present Covenant have made declarations under
paragraph I of this article. Such declarations shall be deposited by the
States Parties with the Secretary-General of the United Nations, who shall
transmit copies thereof to the other States Parties. A declaration may be
withdrawn at any time by notification to the Secretary-General. Such a
withdrawal shall not prejudice the consideration of any matter which is the
subject of a communication already transmitted under this article; no further
communication by any State Party shall be received after the notification of
withdrawal of the declaration has been received by the Secretary-General,
unless the State Party concerned has made a new declaration.
|
2. Quy định của điều này sẽ có hiệu lực khi mười quốc gia
thành viên Công ước ra tuyên bố theo khoản 1 điều này. Những tuyên bố đó sẽ
được các quốc gia thành viên nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ gửi các bản sao cho các quốc gia thành viên
khác. Tuyên bố có thể được rút lại vào bất kỳ lúc nào bằng việc thông báo cho
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Việc rút lại tuyên bố không cản trở việc xem xét
bất kỳ vấn đề nào nêu trong thông cáo đã được chuyển cho Ủy ban theo điều
này; không một thông cáo nào của bất kỳ quốc gia thành viên nào được tiếp
nhận sau khi Tổng thư ký đã nhận được thông báo rút lại tuyên bố, trừ khi
quốc gia thành viên liên quan đưa ra tuyên bố mới.
|
Article 42
1.
(a) If a matter referred to the Committee in accordance
with article 41 is not resolved to the satisfaction of the States Parties
concerned, the Committee may, with the prior consent of the States Parties
concerned, appoint an ad hoc Conciliation Commission (hereinafter referred to
as the Commission). The good offices of the Commission shall be made
available to the States Parties concerned with a view to an amicable solution
of the matter on the basis of respect for the present Covenant;
(b) The Commission shall consist of five persons
acceptable to the States Parties concerned. If the States Parties concerned
fail to reach agreement within three months on all or part of the composition
of the Commission, the members of the Commission concerning whom no agreement
has been reached shall be elected by secret ballot by a two-thirds majority
vote of the Committee from among its members.
|
Điều 42.
1.
a) Nếu một vấn đề đã chuyển đến Uỷ ban theo điều 41 không
được giải quyết một cách thoả đáng với các quốc gia thành viên liên quan, thì
với sự thoả thuận trước của các quốc gia thành viên đó, Uỷ ban có thể chỉ
định một Tiểu ban hoà giải tạm thời (dưới đây được gọi là Tiểu ban). Tiểu ban
sẽ giúp đỡ các quốc gia thành viên liên quan tìm kiếm một giải pháp hoà giải
cho vấn đề, trên cơ sở tôn trọng Công ước này.
b) Tiểu ban này sẽ gồm năm uỷ viên được sự chấp thuận của
các quốc gia thành viên liên quan. Nếu trong thời hạn ba tháng các quốc gia
thành viên liên quan không đạt được thoả thuận về toàn bộ hay một phần thành
viên của Tiểu ban thì số uỷ viên chưa được nhất trí sẽ được Uỷ ban bầu bằng
bỏ phiếu kín với đa số 2/3 các thành viên Uỷ ban.
|
2. The members of the Commission shall serve in their
personal capacity. They shall not be nationals of the States Parties
concerned, or of a State not Party to the present Covenant, or of a State
Party which has not made a declaration under article 41.
3. The Commission shall elect its own Chairman and adopt
its own rules of procedure.
4. The meetings of the Commission shall normally be held
at the Headquarters of the United Nations or at the United Nations Office at
Geneva. However, they may be held at such other convenient places as the
Commission may determine in consultation with the Secretary-General of the
United Nations and the States Parties concerned.
|
2. Các uỷ viên của Tiểu ban làm việc với tư cách cá nhân.
Các uỷ viên không được là công dân của các quốc gia thành viên liên quan,
hoặc của một quốc gia không tham gia Công ước, hoặc của một quốc gia thành
viên chưa có tuyên bố nêu ở điều 41.
3. Tiểu ban bầu ra chủ tịch và thông qua quy tắc về thủ
tục của mình.
4. Thông thường, Tiểu ban triệu tập các cuộc họp của mình
ở trụ sở Liên Hợp Quốc ở Nữu-ước, hoặc ở Văn phòng Liên Hợp Quốc ở Giơ-ne-vơ;
tuy nhiên, cũng có thể họp ở những nơi thích hợp khác do Tiểu ban quyết định
sau khi tham khảo ý kiến của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và của các quốc gia
thành viên liên quan.
|
5. The secretariat provided in accordance with article 36
shall also service the commissions appointed under this article.
6. The information received and collated by the Committee
shall be made available to the Commission and the Commission may call upon
the States Parties concerned to supply any other relevant information.
7. When the Commission has fully considered the matter,
but in any event not later than twelve months after having been seized of the
matter, it shall submit to the Chairman of the Committee a report for
communication to the States Parties concerned:
|
5. Bộ phận hành chính được cung cấp theo điều 36 cũng sẽ
hỗ trợ công việc cho Tiểu ban được chỉ định ở điều này.
6. Những thông tin do Uỷ ban nhận được và xem xét sẽ được
chuyển cho Tiểu ban và Tiểu ban có thể yêu cầu các quốc gia thành viên liên
quan cung cấp cho mình bất kỳ thông tin nào khác có liên quan.
7. Sau khi đã xem xét kỹ vấn đề nhưng không muộn hơn mười
hai tháng kể từ khi vấn đề được chuyển đến Tiểu ban, Tiểu ban sẽ gửi một báo cáo
cho Chủ tịch Uỷ ban để thông báo cho các quốc gia liên quan:
|
(a) If the Commission is unable to complete its
consideration of the matter within twelve months, it shall confine its report
to a brief statement of the status of its consideration of the matter;
(b) If an amicable solution to the matter on tie basis of
respect for human rights as recognized in the present Covenant is reached,
the Commission shall confine its report to a brief statement of the facts and
of the solution reached;
(c) If a solution within the terms of subparagraph (b) is
not reached, the Commission's report shall embody its findings on all
questions of fact relevant to the issues between the States Parties
concerned, and its views on the possibilities of an amicable solution of the
matter. This report shall also contain the written submissions and a record
of the oral submissions made by the States Parties concerned;
(d) If the Commission's report is submitted under
subparagraph (c), the States Parties concerned shall, within three months of
the receipt of the report, notify the Chairman of the Committee whether or
not they accept the contents of the report of the Commission.
|
a) Nếu Tiểu ban không thể hoàn thành việc xem xét vấn đề
trong mười hai tháng, thì Tiểu ban sẽ phải có một tuyên bố vắn tắt về hiện
trạng vấn đề mà Tiểu ban đang xem xét:
b) Nếu đã đạt được một giải pháp hoà giải giữa các bên
liên quan trên cơ sở tôn trọng các quyền con người được công nhận trong Công
ước này thì Tiểu ban báo cáo vắn tắt về sự việc và giải pháp đã đạt được;
c) Nếu không đạt được một giải pháp theo quy định tại mục
(b) thì Tiểu ban sẽ nêu trong báo cáo những ý kiến của mình về mọi sự việc
liên quan đến những tranh chấp của các quốc gia thành viên liên quan, cũng
như nhận định của Tiểu ban về các khả năng có thể đạt được một giải pháp hoà
giải cho vấn đề. Báo cáo này cũng bao gồm những ý kiến bằng văn bản và biên
bản ghi những phát biểu do đại diện của các quốc gia thành viên liên quan đưa
ra;
d) Nếu báo cáo của Tiểu ban được đưa ra theo mục (c), thì
các quốc gia thành viên liên quan, trong thời hạn ba tháng sau khi nhận được
báo cáo, phải thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban biết là họ chấp nhận hay không
chấp nhận nội dung báo cáo của Tiểu ban.
|
8. The provisions of this article are without prejudice to
the responsibilities of the Committee under article 41.
9. The States Parties concerned shall share equally all
the expenses of the members of the Commission in accordance with estimates to
be provided by the Secretary-General of the United Nations.
10. The Secretary-General of the United Nations shall be
empowered to pay the expenses of the members of the Commission, if necessary,
before reimbursement by the States Parties concerned, in accordance with
paragraph 9 of this article.
|
8. Những quy định tại điều này sẽ không làm phương hại đến
trách nhiệm của Uỷ ban nêu ở điều 41.
9. Mọi chi phí cho các uỷ viên của Tiểu ban được phân bổ
đều cho các quốc gia thành viên liên quan, theo bản thống kê của Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc.
10. Nếu cần thiết, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thanh toán
chi phí cho các thành viên của Tiểu ban trước khi các quốc gia thành viên
liên quan hoàn trả theo quy định ở khoản 9 điều này.
|
Article 43
The members of the Committee, and of the ad hoc
conciliation commissions which may be appointed under article 42, shall be
entitled to the facilities, privileges and immunities of experts on mission
for the United Nations as laid down in the relevant sections of the
Convention on the Privileges and Immunities of the United Nations.
Article 44
The provisions for the implementation of the present
Covenant shall apply without prejudice to the procedures prescribed in the
field of human rights by or under the constituent instruments and the
conventions of the United Nations and of the specialized agencies and shall
not prevent the States Parties to the present Covenant from having recourse
to other procedures for settling a dispute in accordance with general or
special international agreements in force between them.
|
Điều 43.
Các uỷ viên của Uỷ ban và uỷ viên của Tiểu ban hoà giải
lâm thời được chỉ định theo điều 42 được hưởng những thuận lợi và quyền ưu
đãi, miễn trừ dành cho các chuyên gia thừa hành công vụ của Liên Hợp Quốc như
đã nêu trong những phần liên quan của Công ước về quyền ưu đãi và miễn trừ
của Liên Hợp Quốc.
Điều 44.
Việc áp dụng những quy định thi hành Công ước này sẽ không
làm ảnh hưởng đến những thủ tục trong lĩnh vực quyền con người đã được những
văn kiện pháp lý và các công ước của Liên Hợp Quốc, cũng như của các tổ chức
chuyên môn của Liên Hợp Quốc quy định, và cũng sẽ không làm cản trở các quốc
gia thành viên Công ước này sử dụng những thủ tục khác để giải quyết tranh
chấp, phù hợp với các thoả thuận quốc tế chung hoặc đặc biệt đang có hiệu lực
giữa các quốc gia đó.
|
Article 45
The Committee shall submit to the General Assembly of the
United Nations, through the Economic and Social Council, an annual report on
its activities.
|
Điều 45.
Uỷ ban sẽ trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc báo cáo
hàng năm về hoạt động của mình thông qua Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
|
PART V
Article 46
Nothing in the present Covenant shall be interpreted as
impairing the provisions of the Charter of the United Nations and of the
constitutions of the specialized agencies which define the respective
responsibilities of the various organs of the United Nations and of the
specialized agencies in regard to the matters dealt with in the present
Covenant.
Article 47
Nothing in the present Covenant shall be interpreted as
impairing the inherent right of all peoples to enjoy and utilize fully and
freely their natural wealth and resources.
|
PHẦN V
Điều 46.
Không một quy định nào của Công ước này có thể được giải
thích để làm phương hại đến những quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc và
điều lệ của các tổ chức chuyên môn mà quy định trách nhiệm của các cơ quan và
tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc về các vấn đề được đề cập trong Công ước
này.
Điều 47.
Không một quy định nào của Công ước này có thể được giải
thích để làm phương hại đến quyền đương nhiên của mọi dân tộc được hưởng và
sử dụng một cách đầy đủ và tự do mọi nguồn của cải và tài nguyên thiên nhiên
của họ.
|
PART VI
|
PHẦN VI
|
Article 48
1. The present Covenant is open for signature by any State
Member of the United Nations or member of any of its specialized agencies, by
any State Party to the Statute of the International Court of Justice, and by
any other State which has been invited by the General Assembly of the United
Nations to become a Party to the present Covenant.
2. The present Covenant is subject to ratification.
Instruments of ratification shall be deposited with the Secretary-General of
the United Nations.
3. The present Covenant shall be open to accession by any
State referred to in paragraph 1 of this article.
4. Accession shall be effected by the deposit of an
instrument of accession with the Secretary-General of the United Nations.
5. The Secretary-General of the United Nations shall
inform all States which have signed this Covenant or acceded to it of the
deposit of each instrument of ratification or accession.
|
Điều 48.
1. Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia quốc gia thành
viên Liên Hợp Quốc, hoặc thành viên của bất kỳ tổ chức chuyên môn nào của
Liên Hợp Quốc, hoặc cho bất kỳ quốc gia thành viên nào của Quy chế Toà án
Công lý quốc tế, cũng như cho bất kỳ quốc gia nào khác được Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc mời tham gia Công ước này, ký kết.
2. Công ước này đòi hỏi phải được phê chuẩn. Các văn kiện
phê chuẩn sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
3. Công ước này để ngỏ cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản
1 điều này gia nhập.
4. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi văn kiện gia nhập được
nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
5. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo cho tất cả các
quốc gia đã ký hoặc gia nhập Công ước này về việc nộp lưu chiểu của từng văn
kiện phê chuẩn hay gia nhập.
|
Article 49
1. The present Covenant shall enter into force three
months after the date of the deposit with the Secretary-General of the United
Nations of the thirty-fifth instrument of ratification or instrument of
accession.
2. For each State ratifying the present Covenant or
acceding to it after the deposit of the thirty-fifth instrument of
ratification or instrument of accession, the present Covenant shall enter
into force three months after the date of the deposit of its own instrument
of ratification or instrument of accession.
Article 50
The provisions of the present Covenant shall extend to all
parts of federal States without any limitations or exceptions.
|
Điều 49.
1. Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày văn kiện
phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký
Liên Hợp Quốc.
2. Đối với quốc gia nào phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước
này sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 35 đã được lưu chiểu, thì
Công ước này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày nộp lưu chiểu văn kiện
phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập của quốc gia đó.
Điều 50.
Những quy định của Công ước này được áp dụng đối với trên
mọi vùng lãnh thổ cấu thành của các quốc gia liên bang mà không có bất kỳ hạn
chế hoặc ngoại lệ nào.
|
Article 51
1. Any State Party to the present Covenant may propose an
amendment and file it with the Secretary-General of the United Nations. The
Secretary-General of the United Nations shall thereupon communicate any
proposed amendments to the States Parties to the present Covenant with a
request that they notify him whether they favour a conference of States
Parties for the purpose of considering and voting upon the proposals. In the
event that at least one third of the States Parties favours such a
conference, the Secretary-General shall convene the conference under the
auspices of the United Nations. Any amendment adopted by a majority of the
States Parties present and voting at the conference shall be submitted to the
General Assembly of the United Nations for approval.
|
Điều 51.
1. Các quốc gia thành viên Công ước có thể đề xuất sửa đổi
Công ước và phải gửi đề xuất đó đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc sẽ chuyển mọi đề xuất sửa đổi cho các quốc gia thành viên Công ước,
cùng với yêu cầu cho Tổng thư ký biết liệu họ có muốn triệu tập một hội nghị
các quốc gia thành viên để xem xét và thông qua những đề xuất sửa đổi đó hay
không. Nếu như có tối thiểu 1/3 số quốc gia thành viên Công ước tuyên bố tán
thành triệu tập hội nghị nói trên thì Tổng thư ký sẽ triệu tập hội nghị dưới
sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Mọi sửa đổi được thông qua với đa số số phiếu
của các quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu tại hội nghị sẽ được trình lên
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để chuẩn y.
|
2. Amendments shall come into force when they have been
approved by the General Assembly of the United Nations and accepted by a
two-thirds majority of the States Parties to the present Covenant in
accordance with their respective constitutional processes.
3. When amendments come into force, they shall be binding
on those States Parties which have accepted them, other States Parties still
being bound by the provisions of the present Covenant and any earlier
amendment which they have accepted.
|
2. Những sửa đổi sẽ có hiệu lực khi được Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc chuẩn y, và được 2/3 các quốc gia thành viên Công ước này chấp thuận
theo thủ tục pháp luật của mình.
3. Khi có hiệu lực, những sửa đổi sẽ chỉ ràng buộc những
quốc gia chấp nhận sửa đổi. Các quốc gia thành viên khác chỉ bị ràng buộc bởi
những quy định của Công ước này và bất kỳ sửa đổi nào mà trước đó họ đã chấp
nhận.
|
Article 52
1. Irrespective of the notifications made under article
48, paragraph 5, the Secretary-General of the United Nations shall inform all
States referred to in paragraph I of the same article of the following
particulars:
(a) Signatures, ratifications and accessions under article
48;
(b) The date of the entry into force of the present
Covenant under article 49 and the date of the entry into force of any
amendments under article 51.
|
Điều 52.
1. Mặc dù đã có những thông báo ở khoản 5 điều 48, Tổng
thư ký Liên Hợp Quốc sẽ vẫn thông báo cho tất cả các quốc gia nêu ở khoản 1
điều 48 những sự kiện sau đây:
a) Việc ký, phê chuẩn và gia nhập Công ước này theo Điều
48;
b) Ngày Công ước này có hiệu lực theo Điều 49 và ngày các
sửa đổi, bổ sung có hiệu lực theo Điều 51.
|
Article 53
1. The present Covenant, of which the Chinese, English, French,
Russian and Spanish texts are equally authentic, shall be deposited in the
archives of the United Nations.
2. The Secretary-General of the United Nations shall
transmit certified copies of the present Covenant to all States referred to
in article 48.
|
Điều 53.
1. Công ước này được làm bằng tiếng A-rập, tiếng Trung,
tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, các văn bản đều có giá
trị như nhau và sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
2. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển các bản sao có
chứng thực của Công ước này tới tất cả các quốc gia nêu trong điều 48.
|
(Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982)
|
|
http://www.ohchr.org/EN/ProfessionalInterest/Pages/CCPR.aspx
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, March 28, 2013
INTERNATIONAL COVENANT ON CIVIL AND POLITICAL RIGHTS CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
Labels:
CIVICS-CÔNG DÂN,
LAW-LUẬT PHÁP
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn