|
|
The End of the
Vietnamese Miracle
|
Phép mầu Việt Nam
còn đâu
|
So much for the next Asian success story.
|
Câu chuyện thành công tiếp theo ở châu Á còn chăng?
|
BY GEOFFREY CAIN | JULY 11, 2012
|
GEOFFREY CAIN | JULY 11/7/2012
|
HO CHI MINH CITY – In what was once one of Asia's most
exciting emerging markets, Nguyen Van Nguyen sees only gloom ahead. Since
2008, his business in southern Vietnam's economic capital has suffered
through two volatile bouts of inflation, peaking in August 2011 at 23 percent
-- at the time, Asia's highest inflation rate. Now he's only accepting small
overseas orders for Binh Minh, his once-thriving bamboo-screen factory in Ho
Chi Minh City, to hedge against price fluctuations. He says customers in
Australia, Europe, and the United States have decreased their orders
following weakening global demand. Production costs across the industry have
risen approximately 30 percent while customers are only willing to pay about
10 percent more, says Dang Quoc Hung, vice president of Association for
Handicraft and Wood Industry in Ho Chi Minh City. Nguyen's hiring fewer
workers for the summer high season and cutting their pay to about $120 a
month, down from $200. "We can only work at a slow speed, and things are
hard now," he lamented in late June.
|
Thành phố Hồ Chí Minh – Tại cái nơi đã từng là một trong
những thị trường đang nổi lên sôi động nhất châu Á, Nguyen Van Nguyen chỉ
nhìn thấy phía trước là bầu trời ảm đạm. Kể từ năm 2008, công ty của ông ở
thủ phủ kinh tế miền nam Việt Nam đã trải qua hai lần lạm phát rất đột ngột,
đạt đỉnh vào tháng 8-2011 ở mức 23% – là mức lạm phát cao nhất châu Á vào thời
điểm đó. Giờ đây, đề tự bảo hiểm trước rủi ro giá cả, ông chỉ nhận những đơn
đặt hàng nhỏ từ nước ngoài cho nhà máy của mình – Bình Minh – nhà máy sản
xuất mành trúc ở TP.HCM, từng một thời thịnh vượng. Ông bảo rằng khách hàng ở
Australia, châu Âu, và Mỹ đều đã giảm bớt số đơn đặt hàng, sau khi nhu cầu
toàn cầu suy thoái. Chi phí sản xuất trong ngành đã tăng xấp xỉ 30%, trong
khi khách hàng chỉ còn sẵn sàng trả thêm chừng 10% nữa – theo ông Dang Quoc
Hung, phó chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Đồ Gỗ ở TP.HCM. Ông Nguyen
cũng thuê ít công nhân hơn cho mùa cao điểm là những tháng hè, và giảm lương
của họ từ 200 USD xuống còn khoảng 120 USD/tháng. “Chúng tôi chỉ có thể làm
chầm chậm thôi, mọi việc bây giờ khó khăn lắm” – ông than vãn như vậy hồi
cuối tháng 6.
|
The Communist Party of Vietnam would prefer that investors
see cases like Nguyen's as simply one-off local effects of the global
economic slowdown, not of a systemic weakening. In the two decades since the Communist
Party instituted economic reforms in 1986, annual GDP growth averaged a
remarkable 7.1 percent. Indeed, four years ago, Vietnam seemed like the next
Asian success story. Before joining the World Trade Organization in 2007, the
country's leaders pledged to do even better, speeding up a vast restructuring
and privatization of their wasteful state-owned enterprises (SOEs), a process
they euphemistically called "equitization." The International
Monetary Fund predicted in 2007 that cheaper imports as a result of WTO
accession could contain inflation, and that structural reforms could level
the playing field between local and foreign competitors. But on Hillary
Clinton's visit to the capitol Hanoi earlier this week, Prime Minister Nguyen
Tan Dung was forced onto the defensive, promising favorable conditions for
foreign investors as he tries to keep the "Vietnam miracle" alive.
|
Đảng Cộng sản Việt Nam muốn các nhà đầu tư nhìn nhận những
trường hợp như của ông Nguyên chỉ đơn giản là tác động tức thời ở địa phương
của suy thoái kinh tế toàn cầu, chứ không phải là một sự suy yếu đi của cả hệ
thống. Trong hai thập niên kể từ khi Đảng thiết lập cải cách kinh tế vào năm
1986, tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức trung bình ấn tượng 7,1%. Quả thật,
bốn năm về trước, Việt Nam có vẻ như là câu chuyện thành công tiếp theo ở
châu Á. Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007,
các nhà lãnh đạo của đất nước này cam kết sẽ còn làm tốt hơn, đẩy nhanh tốc
độ một tiến trình khổng lồ – tái cơ cấu và tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà
nước làm ăn tốn kém của họ – tiến trình này được gọi tránh đi là “cổ phần
hóa”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế hồi năm 2007 dự đoán rằng, một trong các kết quả
của việc gia nhập WTO là nhập khẩu rẻ hơn, có thể kìm giữ lạm phát, và cải
cách cơ cấu có thể san bằng sân chơi giữa các đối thủ cạnh tranh nước ngoài
và sở tại. Nhưng tại chuyến thăm của bà Hillary Clinton tới Hà Nội vào đầu
tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị buộc phải rơi vào thế phòng vệ,
phải hứa hẹn các điều kiện ưu đãi cho giới đầu tư nước ngoài, khi ông cố gắng
duy trì “phép màu Việt Nam”.
|
Over the past decade, rising labor costs in China meant
that its days as the factory of the world were numbered. Stable Vietnam, with
its young, cheap workforce and serviceable infrastructure, seemed like the
logical next choice. Foreign investment poured in throughout the mid-2000s,
with net inflows more than tripling to $9.6 billion in 2008 from two years
earlier. Vietnam was the "next Asian tiger in the making," said
Goldman Sachs. "Foreign investors didn't care about governance or policy.
They were driven by low labor costs," says Edmund Malesky, a political
economist at the University of California at San Diego who focuses on
Vietnam.
|
Trong thập niên vừa qua, tiền công lao động tăng lên ở
Trung Quốc đưa đến kết quả là những ngày họ đóng vai trò “công xưởng của thế
giới” không còn bao lâu. Một Việt Nam ổn định, với lực lượng lao động trẻ
tuổi và rẻ tiền, cơ sở hạ tầng tiện lợi, dường như là sự lựa chọn hợp logic
tiếp sau Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài tràn vào trong suốt những năm giữa
thập niên 2000, với vốn ròng tăng hơn ba lần, đạt 9,6 tỷ USD vào năm 2008 so
với hai năm trước đó. Việt Nam là “con hổ châu Á tiếp theo đang thành hình”,
Goldman Sachs bảo vậy. Ông Edmund Malesky, một nhà kinh tế chính trị ở ĐH
California, San Diego và chuyên sâu nghiên cứu về Việt Nam, nói: “Các nhà đầu
tư nước ngoài không quan tâm đến năng lực điều hành của chính phủ hay là
chính sách. Họ chỉ bị thu hút bởi động lực là tiền công lao động rẻ”.
|
Ignoring the politics, it turned out, was a costly
oversight. Few businesspeople predicted the Vietnam of 2012: a country
struggling with a weak currency, inflation, red tape, and cronyism that has
led to billions of dollars of waste -- and home to a government that makes
decisions like building oddly placed ports or roads that serve little
economic value.
|
Nhưng rồi té ra phớt lờ chính trị lại là một sơ suất tốn
kém. Rất ít doanh nhân dự đoán được tình hình Việt Nam năm 2012: một đất nước
phải vật lộn với đồng nội tệ yếu, lạm phát, quan liêu, chủ nghĩa tư bản thân
hữu dẫn đến lãng phí hàng tỷ USD, và là đất nước có một chính phủ ra các
quyết định như xây cảng, xây đường ở những nơi rất kỳ cục mà hầu như không có
giá trị kinh tế.
|
Things started to turn south when Vietnam embarked on a
$100 billion expansion in the domestic credit stock from 2007 to 2010, a
program accelerated by the 2008 economic crisis. Instead of being directed
towards private businesses, the government channeled the funds to politically
connected SOEs, who used them to expand fervently into areas outside of their
expertise, creating an increased demand for resources that fedinflation.
Flush with cash, they were able to drive out smaller, more efficient
competitors. The massive state-run shipbuilder Vinashin, which employed some
60,000 workers and oversaw 28 shipyards, diversified into almost 300 units,
including motorbike manufacturing and hotels, after it raised an additional
$1 billion from international investors in 2007. Officials hoped it would
drive growth like South Korea's semi-public conglomerates.
|
Mọi thứ bắt đầu đi xuống khi Việt Nam khởi động một chương
trình mở rộng tín dụng nội địa, trị giá 100 tỷ USD, từ năm 2007 tới năm 2010.
Do cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, chương trình càng được tăng tốc. Thay vì
hướng đến các doanh nghiệp tư nhân, chính phủ lại chuyển các quỹ tới tay
những doanh nghiệp nhà nước có mối quan hệ về chính trị. Các đơn vị đó sử
dụng vốn này để bành trướng mạnh mẽ vào những lĩnh vực ngoài ngành nghề
chuyên môn của họ, tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về nguồn lực và dẫn đến lạm
phát. Sẵn lắm tiền mặt, họ đã có thể loại bỏ những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn
nhưng lại hiệu quả hơn. Hãng đóng tàu quốc doanh khổng lồ Vinashin, nơi tuyển
dụng khoảng 60.000 công nhân và cai quản 28 xưởng đóng tàu, chia thành gần
300 đơn vị, gồm cả cơ sở sản xuất xe máy, khách sạn. Trước đó họ đã nhận được
thêm 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư quốc tế, trong năm 2007. Giới chức lãnh đạo
hy vọng nó sẽ là lực kéo tăng trưởng kinh tế, giống như các tập đoàn
(công-lô-mê-rát) nửa công nửa tư nhân của Hàn Quốc.
|
But in 2010, Vinashin was found to be falsifying its
financial reports, and it nearly collapsed under $4.4 billion worth of debt
owed to both local and international creditors, a number equivalent to almost
5 percent of GDP. It eventually defaulted on a $400 million loan arranged by
Credit Suisse. Prime Minister Nguyen Tan Dung -- who backed Vinashin as his
pet project central to the state-run economy -- was forced to apologize
before the National Assembly during a painful self-criticism session. Dung's
rivals, seeking to protect their own corporate fiefdoms and political
offices, had found their scapegoat: Authorities sentenced eight executives
last March. But instead of speeding up its much promised and grindingly slow
process of privatization initiated in the 1990s, authorities swept the
debacle under the rug.
|
Nhưng, vào năm 2010, Vinashin bị phát hiện là đã làm giả
chứng từ tài chính, và tập đoàn gần như sụp đổ vì khoản nợ trị giá 4,4 tỷ
USD, cả với chủ nợ trong nước lẫn quốc tế. Con số này tương đương gần 5% GDP.
Cuối cùng Vinashin vỡ nợ một khoản 400 triệu USD của Credit Suisse. Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng – người hậu thuẫn cho Vinashin bởi đó là dự án ưa thích của
ông, dự án trung tâm của nền kinh tế do nhà nước điều hành – buộc phải xin
lỗi Quốc hội trong một phiên tự phê bình rất đau đớn. Các đối thủ của Dũng,
khi tìm cách bảo vệ lợi ích riêng của công ty mình và chỗ đứng chính trị của
mình, đã tìm ra con dê tế thần: Tháng 3, chính quyền kết án 8 nhân viên điều
hành. Nhưng thay vì đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa nhiều hứa hẹn mà chậm chạp
thê thảm, được khởi động suốt từ những năm 1990, thì chính quyền giấu nhẹm
mọi sự thất bại của họ.
|
The government went into damage-control mode, refusing to
back the $400 million Credit Suisse loan as the conglomerate remained
uncommunicative with European creditors. Responding to the crisis, Moody's
downgraded Vietnam's sovereign credit rating one notch to B1 from Ba3,
signifying a "high credit risk" below investment grade.
|
Chính phủ bắt đầu kiểm soát thiệt hại, từ chối bảo trợ cho
khoản 400 triệu USD vay từ Credit Suisse trong khi Vinashin vẫn không chịu
cởi mở thông tin với giới chủ nợ châu Âu. Phản ứng trước khủng hoảng, Moody
hạ điểm tín dụng chủ quyền của Việt Nam một điểm, từ B1 xuống Ba3, đánh dấu
“rủi ro tín dụng cao” dưới điểm về đầu tư.
|
Other Vinashin-like breakdowns were in the works, but
secretive kickback networks allowed them to cover up their failing books for
years, according to several state-employed newspaper editors interviewed in
2011. In May 2012, an ongoing government investigation revealed that the
state-owned shipping company Vinalines had defaulted on five loans worth $1.1
billion, and accumulated debt of $2.1 billion, more than four times its
equity. Since February, four executives have been arrested for mismanaging
state resources; authorities, meanwhile, are on the hunt for its fugitive
former chairman.
|
Theo một số biên tập viên ở vài tờ báo quốc doanh, được
phỏng vấn năm 2011, thì các vụ sụp đổ tương tự Vinashin khác cũng đã xảy ra,
nhưng mạng lưới mánh mung bí mật cho phép họ che giấu sổ sách chứng từ thua
lỗ trong nhiều năm. Vào tháng 5-2012, một cuộc điều tra của chính phủ cho
thấy tập đoàn đóng tàu quốc doanh Vinalines đã vỡ nợ đối với 4 khoản nợ, trị
giá 1,1 tỷ USD, và nợ lũy tiến 2,1 tỷ USD, gấp hơn bốn lần tài sản của họ. Kể
từ tháng 2, đã có 4 nhân viên điều hành bị bắt vì quản lý yếu kém nguồn lực
nhà nước; trong khi đó thì chính quyền đang truy nã vị cựu chủ tịch của hãng
này (đã bỏ trốn).
|
Foreign investors, facing higher costs of labor and
materials, began to worry that Vietnam was losing its low-priced edge. Four
foreign investors complained in interviews over the last 2 years that
state-owned companies abused their position as government-connected industry
gatekeepers. "They're a pain in the ass," said one American
business lawyer in Ho Chi Minh City. "Nobody wants to deal with these
guys."
|
Giới đầu tư ngoại quốc, đối diện với chi phí lao động và
nguyên vật liệu tăng cao, bắt đầu lo sợ rằng Việt Nam đang mất đi lợi thế giá
thấp. Bốn nhà đầu tư nước ngoài than phiền trong các cuộc phỏng vấn diễn ra
hai năm qua, rằng các doanh nghiệp quốc doanh đã lạm dụng địa vị “người gác
cổng trong nghề” có mối liên hệ mật thiết tới chính phủ. “Họ là ung nhọt” –
môt luật sư kinh doanh người Mỹ ở TP.HCM nói. “Chẳng ai muốn dây dưa với đám
ấy”.
|
While Vietnamese officials are now assuring investors that
the worst is over, a government audit released in early July revealed that at
least thirty other large SOEs carry worrisome debt burdens. The deeper
problem is that in Vietnam, unlike in China, the Communist Party elite are
paranoid about sharing the spoils with private, and especially foreign,
businessmen. In China, the party has generally kept its markets competitive
by bringing private businesspeople into the fold, improving governance,
privatizing around 90,000 firms worth more than $1.4 trillion between 1998
and 2005, and more recently purging neo-Maoist gangsters like former
Chongqing Party Secretary Bo Xilai. Vietnamese leaders still haven't figured
out how to fix their economy without relinquishing some form of political
control -- a step they're unwilling to take.
|
Trong khi giới chức Việt Nam đang cố gắng đảm bảo với các
nhà đầu tư rằng thời điểm tồi tệ nhất đã qua, thì một báo cáo kiểm toán nhà
nước phát hành hồi đầu tháng 7 tiết lộ rằng ít nhất 30 doanh nghiệp nhà nước
lớn khác cũng đang mắc những gánh nợ rất đáng lo ngại. Vấn đề sâu xa hơn nữa
là ở Việt Nam, không giống như ở Trung Quốc, giới tinh hoa trong Đảng Cộng
sản không ảo tưởng gì về chuyện chia lợi lộc với tư nhân, đặc biệt là doanh
nhân nước ngoài. Ở Trung Quốc, nhìn chung đảng giữ tính cạnh tranh của thị
trường bằng cách bảo vệ doanh nghiệp tư nhân, cải thiện chất lượng điều hành
của chính phủ, tư nhân hóa khoảng 90.000 doanh nghiệp trị giá hơn 1,4 nghìn
tỷ USD từ năm 1998 đến năm 2005, và gần đây là tiến hành thanh trừng các tay
mao ít mới như Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Giới lãnh đạo Việt Nam
thì vẫn chưa xác định được phải sửa chữa, điều chỉnh nền kinh tế của mình như
thế nào mà không phải từ bỏ một số hình thức kiểm soát về chính trị nào đó –
một bước mà họ không muốn tiến hành.
|
Instead of cleaning up the cobwebs between SOEs and their
patron politicians, the power players have launched campaigns against a new
generation of nouveau riche entrepreneurs-cum-lawmakers. In late May, the
National Assembly voted 96 percent in favor of ousting deputy Dang Thi Hoang
Yen, one of only a few non-Communist Party tycoons in the legislature on
trumped up charges of lying on her resume.
|
Thay vì làm sạch đống mạng nhện giữa các doanh nghiệp nhà
nước với những chính trị gia bảo hộ cho chúng, thì các tay chơi quyền lực lại
tổ chức nhiều chiến dịch chống lại tầng lớp doanh nhân mới giàu (nouveau
riche) kiêm đại biểu quốc hội. Hồi cuối tháng 5, Quốc hội bỏ phiếu với tỷ lệ
96% thuận để bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến – một trong chỉ một số rất ít
trùm kinh doanh có chân trong cơ quan lập pháp mà không phải đảng viên – vì
tội khai man lý lịch.
|
Yen's real crime: repeatedly calling for fair treatment of
private businesses, which comprise nearly half of the economy. "To clean
the house is more than the system can handle," says David Brown, a
former American diplomat in Hanoi.
|
Thật ra tội đúng của bà Yến là: liên tục kêu gọi đối xử
bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân, vốn dĩ chiếm gần nửa nền kinh tế. “Dọn
sạch cả căn nhà thì quá nhiều so với khả
năng xử lý của hệ thống” – ông David Brown, một nhà cựu ngoại giao của
Mỹ tại Hà Nội, nhận xét.
|
In June, the government's tightening of credit helped
bring down inflation from 23 percent last August to 6.9 percent. The problem
now, complain small factory owners like Nguyen, is that the flood of easy
credit has increased the chances of a banking crisis. After two devastating
SOE collapses, the government is admitting that something might be
fundamentally wrong with its financial system. The country's central bank
head Nguyen Van Binh said in early June that about 10 percent of debt at
Vietnamese banks is bad. Instead of reforming the economy, the government is
suggesting more of the same: One plan is to create a national
asset-management agency with $4.8 billion to deal with the debts. But that
would mean setting up yet another bureaucracy caught within the patronage
networks between the party elites, banks, and companies.
|
Tới tháng 6, việc chính phủ thắt chặt tín dụng góp phần hạ
lạm phát từ 23% tháng 8 năm ngoái xuống còn 6,9%. Chủ sở hữu các nhà máy nhỏ
như nhà máy của ông Nguyên, than thở rằng vấn đề bây giờ là làn sóng tín dụng
dễ dãi đã làm tăng nguy cơ khủng hoảng ngân hàng. Sa hai vụ sụp đổ doanh
nghiệp nhà nước rất nặng nề, chính phủ đã đi đến lúc thừa nhận rằng hệ thống
tài chính có vấn đề gì đó sai căn bản. Giám đốc Ngân hàng trung ương của Việt
Nam, ông Nguyễn Văn Bình, có nói hồi đầu tháng 6 rằng khoảng 10% nợ của các
ngân hàng Việt Nam là nợ xấu. Thay vì cải cách nền kinh tế, chính phủ đang đề
xuất nhiều thứ cũng tương tự như cũ: Một kế hoạch là thành lập cơ quan quản
lý tài sản quốc gia, với 4,8 tỷ USD để thanh toán nợ. Nhưng điều đó có nghĩa
là lập ra một cơ quan hành chính quan liêu mới, nằm kẹt trong mạng lưới bảo
trợ giữa các thành viên cao cấp trong đảng, ngân hàng và doanh nghiệp.
|
Investors already complain about being overburdened with
red tape, and a lot of them are now thinking about moving to Indonesia,
Bangladesh, and Myanmar, said Denny Cowger, a corporate lawyer at Duane
Morris, an American law firm with offices in Hanoi and Ho Chi Minh City. In
the World Economic Forum's Global Competitive Report for 2011 and 2012,
Vietnam fell six places to number 65, due to
burdensome regulations, inflation, budget deficits, and strained
infrastructure) it commended the country for a fairly efficient labor market
and "innovation potential").
|
Các nhà đầu tư cũng đã than phiền về gánh nặng quá lớn do
nạn quan liêu gây ra, và nhiều nhà đầu tư giờ đây bắt đầu nghĩ đến việc
chuyển sang Indonesa, Bangladesh và Myanmar – Denny Cowger, một luật sư làm
cho Duane Morris, công ty luật của Mỹ có văn phòng ở Hà Nội và TPHCM, nói.
Trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, năm 2011 và
2012, Việt Nam tụt sáu bậc xuống vị trí 65, do luật lệ phiền toái, lạm phát,
thâm hụt ngân sách, và cơ sở hạ tầng không tốt (báo cáo đánh giá cao Việt Nam
do có thị trường lao động tương đối hiệu quả và có “tiềm năng đổi mới sáng
tạo”).
|
The state sector, meanwhile, continues to gobble up as
much as 40 percent of GDP. "The bottom line is that Vietnam must
undertake some fundamental domestic economic reforms to remain
competitive," said Carl Thayer, an emeritus professor at the University
of New South Wales. "It is more likely that Vietnam's leaders will use
the global financial crisis as an excuse for more of the same."
|
Trong khi đó, khy vực nhà nước tiếp tục ngốn tới 40% GDP.
“Vấn đề chính yếu là Việt Nam phải tiến hành một số cải cách kinh tế về căn
bản trong nước, để duy trì được tính cạnh tranh” – ông Carl Thayer, giáo sư
danh dự tại ĐH New South Wales, nói. “Có nhiều khả năng là giới lãnh đạo Việt
Nam sẽ sử dụng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như lời biện hộ cho những
thứ tương tự”.
|
Foreign Policy
|
Translated by Đan Thanh
|
|
|
|
|
|
|
http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/07/11/the_end_of_the_vietnamese_miracle?page=0,0
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, July 12, 2012
The End of the Vietnamese Miracle Phép mầu Việt Nam còn đâu
Labels:
ECONOMICS-Kinh tế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn