|
|
Vietnam's coffee
king, Dang Le Nguyen Vu
|
Dang Le Nguyen Vu
|
Chairman Vu,
Vietnam's Coffee King
|
Chủ tịch Vũ, ông vua
cà phê ở Việt Nam
|
BY SCOTT DUKE HARRIS
|
SCOTT DUKE HARRIS
|
Forbes
|
Forbes, 25-07-2012
|
It’s ten minutes before eight on a mild morning in Hanoi,
and the philosopher-king of Vietnam’s potent coffee industry is down to the
last 2 inches of his first cigar of the day. Chairman Vu, clad casually and crowned
in a Panama hat, is said to prefer Cohiba, but this one’s a Davidoff, “a
German brand,” he says through an interpreter. He offers one, but it seems a
bit early in the day.
|
Một buổi sáng ấm áp ở Hà Nội, vào lúc 8 giờ kém 10’, triết
gia và là ông vua ngành công nghiệp cà phê hùng mạnh của Việt Nam, đang hút
điếu xì gà đầu tiên trong ngày của ông còn khoảng 2 inch (5 cm). Chủ tịch Vũ
ăn mặc như thường ngày, đầu đội chiếc mũ Panama, nói ông thích xì gà hiệu
Cohiba hơn, nhưng điếu này hiệu Davidoff, “một thương hiệu của Đức”, ông nói
qua người phiên dịch. Ông mời tôi một điếu, nhưng dường như hơi sớm để hút xì
gà.
|
When Dang Le Nguyen Vu isn’t running Trung Nguyen Corp.
from its base in Ho Chi Minh City, he might be found at his vast retreat in
the coffee-growing Central Highlands, where he has a choice of 120 horses in
his riding stable.
|
Khi không thấy Đặng Lê Nguyên Vũ điều hành Công ty Cổ phần
Cà phê Trung Nguyên tại trụ sở của công ty ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta
có thể tìm thấy ông tại một nơi ẩn dật rộng lớn của mình ở chỗ trồng cà phê
trên Tây Nguyên, nơi mà ông có thể chọn 120 con ngựa trong chuồng để cưỡi.
|
Westerners doing business in Vietnam estimate Vu’s personal
worth at north of $100 million, a mind-boggling sum in a country whose per
capita income is $1,300.
|
Những người phương Tây làm ăn ở Việt Nam ước tính tài sản
cá nhân của ông Vũ ở miền bắc trị giá khoảng 100 triệu đô la, số tiền không
thể tin được ở một đất nước có thu nhập bình quân đầu người là 1.300 đô la
một năm.
|
On this particular day Chairman Vu, as he is often addressed,
has come to Vietnam’s capital to see the prime minister and the agricultural
minister to discuss the nation’s coffee policy. So he takes his morning cup
and smoke at Trung Nguyen’s cafe that is near the seats of power. So near, in
fact, that a few weeks later it would be cleared to make way for construction
of a new National Assembly building.
|
Vào ngày đặc biệt này, Chủ tịch Vũ, ông ấy thường được gọi
như thế, đến thủ đô Việt Nam gặp thủ tướng và bộ trưởng nông nghiệp để thảo
luận chính sách cà phê quốc gia. Vì thế, ông ấy uống cốc cà phê buổi sáng và
hút thuốc tại quán cà phê Trung Nguyên ở gần chỗ các chính trị gia. Thật vậy,
chỗ đó quá gần để rồi vài tuần sau đó bị giải tỏa để xây dựng một tòa nhà
quốc hội mới.
|
Like many of his countrymen, Chairman Vu has his own bust
of the man the Vietnamese call “Uncle Ho,” entombed not far from us this
morning. But what would a communist revolutionary make of this 41-year-old
capitalist?
|
Giống như nhiều đồng hương của mình, Chủ tịch Vũ có bức
tượng bán thân của người đàn ông mà người Việt Nam gọi là “Bác Hồ”, đã được đặt
trong lăng mộ không xa chỗ chúng tôi gặp nhau sáng nay. Nhưng một nhà cách
mạng cộng sản [nếu ông còn sống] sẽ nghĩ gì về một nhà tư bản 41 tuổi này?
|
Ho’s ghost might enjoy what Chairman Vu calls his “coffee
doctrine.” Vietnam and most other coffee-growing nations, Vu points out, are
poor, tropical countries that typically receive only $1 out of every $20
earned in the global coffee industry, with the bulk of profits going to the
likes of Nestlé and Starbucks. “Why should we just follow that order?” he
asks. With Trung Nguyen now exporting to 60 countries and reaching deeper
into China and the U.S., Vu says, Vietnam can keep moving up in the
multibillion-dollar industry’s value chain.
|
Hương hồn của ông có thể thích thú điều mà Chủ tịch Vũ gọi
là “học thuyết cà phê” của ông. Vũ chỉ ra rằng, Việt nam và hầu hết những
nước trồng cà phê khác đều nghèo, các nước nhiệt đới thường nhận được chỉ có
1 đô la cho mỗi 20 đô la thu được trong ngành công nghiệp cà phê toàn cầu,
với phần lớn lợi nhuận chạy vào những công ty giống như Nestlé và Starbucks.
“Tại sao chúng ta nên theo trật tự đó?” ông hỏi. Vũ cho biết, Trung Nguyên
hiện xuất khẩu sang 60 nước và đang vươn xa hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
và Mỹ, Việt Nam có thể tiếp tục vươn tới chuỗi giá trị của ngành công nghiệp
trị giá nhiều tỷ đô la này.
|
Uncle Ho wanted prosperity for Vietnam, says Dang Xuan
Minh, who is both a member of the Vietnamese Communist Party and the founder
of AVM, a firm that advises on mergers and acquisitions. Dang notes Oct. 13
is now Vietnamese Entrepreneurs Day, dated to coincide with a letter that Ho
sent to Vietnamese businessmen in 1954, thanking them for their financial
support of the revolt against the French.
|
Ông Đặng Xuân Minh nói, Bác Hồ muốn Việt Nam thịnh vượng.
Ông Đặng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là người sáng lập công ty
AVM, một công ty chuyên tư vấn về sáp nhập và mua lại các công ty. Ông Đặng
lưu ý, ngày 13 tháng 10 là Ngày Doanh nhân Việt Nam, là ngày trùng hợp ngẫu
nhiên với ngày mà ông Hồ gửi một bức thư cho các thương nhân Việt Nam năm
1954, cám ơn họ đã hỗ trợ tài chính cho cuộc nổi dậy chống Pháp.
|
Vietnam’s pro-business spirit, he points out, was recently
celebrated in “Entrepreneur’s Life,” a song and video that features the
chairman of the company that makes Bulls Head Fertilizer crooning: “The
country cannot be powerful without its people being rich.”
|
Tinh thần đề cao doanh nhân của Việt Nam, ông chỉ ra, gần
đây đã được đã dấy lên trong "Đời Doanh nhân" một bài hát khắc họa
hình ảnh Chủ tịch công ty làm phân bón Bulls Head có câu: "Nước không thể
mạnh nếu không có dân giàu"
|
Chairman Vu stands out among a cadre of capitalists who
are becoming inspirations for risk-taking in a changing society. Closely held
Trung Nguyen won’t provide many financials but had sales of $151 million in
2011 and is clocking 78% growth this year, a spokeswoman says.
|
Chủ tịch Vũ nổi bật trong lực lượng nồng cốt của các nhà
tư bản, những người đang trở thành nguồn cảm hứng cho việc chấp nhận rủi ro
trong một xã hội thay đổi. Một nữ phát ngôn viên nói, giữ công ty Trung
Nguyên cho riêng cá nhân*, sẽ không cung cấp nhiều về tài chính, nhưng doanh
số bán hàng của công ty là 151 triệu trong năm 2011 và gia tăng 78% trong năm
nay.
|
|
*không cho ra thị
trường chứng khoán- ND
|
As its instant coffee wins customers in the potentially
huge Chinese market—amid a culture that, like Vietnam, has long favored
tea—Vu talks boldly of a major expansion that includes a two-year timetable
to take his company public, not on Vietnam’s modest markets but on an
international bourse. Within the company Vu pushes a battle plan envisioning
investment of $800 million in factories and such over ten years.
|
Khi cà phê hòa tan giành được khách hàng tiềm năng ở thị
trường khổng lồ Trung Quốc – ở nước có nền văn hóa tương tự như Việt Nam, từ
lâu đã thích uống trà hơn – Vũ nói một cách táo bạo về sự mở rộng quan trọng
bao gồm một lịch trình hai năm để đưa công ty của ông lên sàn chứng khoán,
không phải ở các thị trường khiêm tốn của Việt Nam, mà ở một thị trường chứng
khoán quốc tế. Trong nội bộ công ty, Vũ thúc đẩy một cuộc chiến, kế hoạch đầu
tư mường tượng khoảng 800 triệu đô la vào các nhà máy và các khoản đầu tư đại
loại như thế trong mười năm.
|
Acknowledging that chronic tensions between China and
Vietnam could complicate such plans, Vu points to the West’s stance. “We wish
that every Chinese person would spend $1 per year for our coffee products,“
the spokeswoman explains.
|
Thấu hiểu những căng thẳng dai dẳng giữa Trung Quốc và
Việt Nam có thể làm phức tạp các kế hoạch như thế, Vũ lưu ý lập trường của
phương Tây. “Chúng tôi hy vọng mỗi người Trung Quốc sẽ chi tiêu 1 đô la một
năm vào sản phẩm cà phê của chúng tôi”, nữ phát ngôn viên này giải thích.
|
Vu’s humble roots are another reason he stands out in a
country where liberalization is often blamed for producing crony capitalism.
He “went from zero to hero,” said Nguyen Viet Khoi, a professor at Vietnam’s University
of Economics and Business.
|
Lai lịch thấp kém của Vũ là một lý do nữa mà ông nổi bật ở
một đất nước mà tự do hóa thường bị đổ lỗi cho việc sản sinh chủ nghĩa tư bản
thân hữu. Ông ấy “đã đi từ số không để trở thành anh hùng”, ông Nguyễn Việt
Khôi nói. Ông Khôi là một giáo sư ở trường đại học về kinh tế và kinh doanh
Việt Nam.
|
Vu was a high school student in 1986 when Vietnamese
authorities recognized that central economic planning wasn’t working in a
nation devastated by decades of warfare and dependent on a weakening Soviet
Union. A country of rice paddies was importing rice to feed the hungry.
Vietnam’s reforms, known as Doi Moi, have moved its economy in fits and
starts toward what its government calls “market-oriented socialism.”
|
Năm 1986, Vũ là một học sinh trung học, khi những người
cầm quyền Việt Nam nhận ra rằng kinh tế kế hoạch tập trung không hữu hiệu ở
một đất nước bị tàn phá trong nhiều thập kỷ chiến tranh và phụ thuộc vào Liên
Xô suy yếu. Một đất nước với những đồng lúa lại nhập khẩu gạo để nuôi [những
người dân] đói. Các cải cách của Việt Nam, được gọi là đổi mới, chuyển nền
kinh tế bất thường của đất nước tới điều mà chính phủ nước này gọi là “kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
|
In Vietnam business heft is said to require an “umbrella”
of protection from influential officials. Vu may now have a few umbrellas,
but his childhood was typical of the rural highlands—tending his family’s
crops and pigs, helping his mother make bricks for a nearby kiln. He excelled
in school and was admitted to a pre-med program at Tay Nguyen University in
Buon Ma Thuot, the coffee capital.
|
Ở Việt Nam, được biết, muốn làm ăn lớn cần phải một “chiếc
ô” để được bảo vệ từ các quan chức có ảnh hưởng. Vũ hiện có thể có vài chiếc
ô, nhưng thời thơ ấu của ông điển hình ở vùng cao nguyên nông thôn – chăm sóc
mùa màng và những con lợn của của gia đình ông, giúp mẹ ông làm gạch ở một lò
gần nhà. Ông học xuất sắc ở trường và được nhận vào một chương trình dự bị
ngành y, ở trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, thủ phủ cà phê.
|
Vu and fellow students drank a lot of joe. During his
third year of studies, Vu says, he realized he didn’t want to be a physician.
His mother shed tears as he told her of his plans to strike it big in
Vietnam’s budding coffee industry.
|
Vũ và các bạn sinh viên uống rất nhiều cà phê. Vũ cho
biết, trong năm học thứ ba, ông nhận ra rằng ông không muốn trở thành bác sĩ.
Mẹ của ông đã rơi nước mắt khi ông nói với bà ấy về kế hoạch của mình, tấn
công mạnh vào ngành công nghiệp cà phê vừa chớm nở ở Việt Nam.
|
On the small, single-room building that housed his first
roaster, Vu painted the first sign for Trung Nguyen (or roughly, central
highlands). His initial capital, he says, was the “trust” of growers who gave
him their beans on the promise that he would share his proceeds. He made cafe
deliveries by bicycle before upgrading to motorbike. Fifteen years later Vu’s
company can claim 3,000 employees and a truck fleet.
|
Trong một căn nhà chỉ có một phòng nhỏ, nơi đặt lò rang cà
phê đầu tiên của mình, Vũ vẽ dấu hiệu đầu tiên cho Trung Nguyên (hoặc đại
loại như Tây Nguyên). Ông nói, số vốn ban đầu của ông, là “sự tin tưởng” của
những người trồng cà phê, họ đã cung cấp cho ông hạt cà phê với lời hứa rằng
ông sẽ chia cho họ tiền lời. Ông đã đi giao cà phê bằng xe đạp trước khi nâng
cấp lên thành xe máy. Mười lăm năm sau, công ty của Vũ có thể có tới 3.000
nhân viên và một đội xe tải.
|
Vu’s parents now live at his home outside Buon Ma Thuot,
where Trung Nguyen’s “Coffee Village” features a museum and conference hall.
In addition to his horses, Vu also has collected dozens of busts of such
luminaries as Mao, Napoleon, Balzac and Beethoven. Why? “Big changes are usually
brought about by individuals, not a group of persons,” he explains.
|
Bố mẹ của Vũ hiện sống ở ngôi nhà của ông ngoài Buôn Ma
Thuột, nơi “Làng cà phê” Trung Nguyên có một viện bảo tàng và hội trường.
Ngoài mấy con ngựa, Vũ cũng đã sưu tập hàng chục tượng bán thân của các danh
nhân như Mao, Napoleon, Balzac và Beethoven. Vì sao? Ông giải thích: “Những
thay đổi lớn thường đến từ các cá nhân, không phải từ một nhóm người“.
|
Vu’s rise has not come without controversy. He was singled
out in a book by Vietnamese academics (not Khoi) with a title that translates
as Talented and Deservingly So (National Political Publishing House, 2008).
Of ten Vietnamese profiled in the book—Bill Gates and Thomas Edison were
among the foreigners featured—all but Vu were historical figures. The authors
devoted 42 pages to Vu, compared with 25 for Ho. “Shocked With the Book
Putting CEO of Trung Nguyen With Great Man,” declared one headline among
many. In a letter Vu denied accusations that he “bought” his acclaim and also
thanked the critics, saying that open discussion was good for the nation.
|
Sự thăng tiến của Vũ không phải đến mà không xảy ra tranh
cãi. Ông là người duy nhất có tên trong một cuốn sách do các học giả Việt Nam
biên soạn (không phải ông Khôi), với tựa sách được dịch là “Talented and
Deservingly So” – Tài năng và Đắc dụng (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm
2008). Trong số mười người Việt được nêu tiểu sử trong cuốn sách – Bill Gates và Thomas Edison tiêu biểu trong
số những người nước ngoài – ngoại trừ Vũ, tất cả những người khác là các nhân vật lịch sử. Các tác
giả đã dành 42 trang để nói về Vũ, so với 25 trang nói về ông Hồ. “Choáng với
việc quyển sách đặt TGĐ điều hành của Trung Nguyên ngang với người đàn ông vĩ
đại” là một trong nhiều tựa đề. Trong một bức thư, Vũ phủ nhận các cáo buộc
rằng ông đã “mua” được sự tôn vinh mình và cũng cảm ơn các nhà phê bình, nói
rằng cuộc thảo luận mở thì tốt cho đất nước.
|
Seen by some as charismatic and eloquent, by others as
polarizing and worse, Vu has helped to train other entrepreneurs and has
emerged as an unofficial ambassador of Vietnam’s economic evolution. He has
spoken before groups such MIT’s Sloan Fellows and hosted international coffee
confabs. Harvard professor Peter Timmer, a food-security scholar who often
visits Asia, says that he and Vu have had several long conversations.
|
Vũ đã giúp đào tạo các doanh nhân khác và đã nổi lên như
là một đại sứ không chính thức của sự phát triển kinh tế Việt Nam. Ông đã nói
trước các nhóm như Sloan Fellow của MIT và đã tổ chức các buổi nói chuyện về
cà phê quốc tế. Giáo sư Peter Timmer của trường Harvard, một học giả về an
ninh lương thực, là người thường xuyên đi thăm châu Á, nói rằng, ông và Vũ đã
có nhiều cuộc trò chuyện dài.
|
“My sense is that Vu is very smart and also a real leader
in the business sense. He has a vision about what the company can do, and he
can communicate that vision to the entire staff,” Timmer says. “They buy into
it and become highly effective employees, thus helping to bring about the
vision.”
|
Ông Timmer nói: “Cảm giác của tôi là Vũ là rất thông minh
và cũng là một nhà lãnh đạo thực sự về mặt kinh doanh. Anh ấy có một tầm nhìn
về những gì công ty có thể làm, và anh ấy có thể truyền đạt tầm nhìn đó cho
toàn bộ nhân viên. Họ tin tưởng vào điều đó và trở thành những nhân viên có
hiệu quả cao, do đó góp phần thực hiện tầm nhìn đó“.
|
He adds: “Henry Ford was like that; George Eastman was
like that; Steve Jobs was like that. I’m not sure it’s appropriate to put Vu
in that category quite yet, but he does strike me as one of the most
successful entrepreneurs in Southeast Asia.”
|
Ông nói thêm: “Henry Ford là như thế; George Eastman là
như thế; Steve Jobs là như thế. Tôi không chắc liệu có thích hợp để đặt Vũ
vào nhóm đó được chưa, nhưng anh ấy gây ấn tượng cho tôi là một trong những
doanh nhân thành công nhất ở Đông Nam Á“.
|
In 2007 Vietnam got membership in the World Trade
Organization. Before a recent slowdown from efforts to control rampant
inflation, its economy had been growing at a 7% annual clip, enabling its
populace to edge into “middle income” status in 2011 as measured by the World
Bank. The coffee industry, fueled by World Bank loans, went from being a
minor exporter into the world’s second largest after Brazil.
|
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Trước cơn suy thoái gần đây từ những nỗ lực kiểm soát lạm
phát lan tràn, kinh tế nước này đã tăng trưởng ở mức 7%. Được Ngân hàng Thế
giới thúc đẩy bằng các khoản vay, ngành công nghiệp cà phê nước này đi từ một
nước xuất khẩu nhỏ thành nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, sau
Brazil.
|
In his talks with Vietnam’s leaders, Vu says he is nudging
forward a “clustering” strategy to move the nation up from a grower of raw
beans to a bigger role as a roaster, processor and exporter. “While you can
see the economic growth in the numbers, I don’t think the old model will work
in the future,” he explains. “We will need a new formula for success.”
|
Trong cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Vũ cho
biết, ông đang thúc đẩy chiến lược “cụm” để đưa đất nước đi lên từ một nước
sản xuất hạt cà phê thành một nước đóng vai trò lớn hơn như rang cà phê, chế
biến và xuất khẩu. Ông giải thích: “Trong khi bạn có thể thấy tăng trưởng
kinh tế qua các con số, tôi không nghĩ rằng mô hình cũ sẽ hữu hiệu trong
tương lai. Chúng tôi sẽ cần một công thức mới cho sự thành công”.
|
Trung Nguyen recently added its fifth processing factory
to support instant coffee exports to Korea and China, where it says its
business has been exceeding 25% annual growth.
|
Gần đây, Trung Nguyên đã đầu tư thêm nhà máy chế biến thứ
năm để hỗ trợ việc xuất khẩu cà phê hòa tan sang Hàn Quốc và Trung Quốc, nơi
mà họ nói công việc kinh doanh tăng trưởng hơn 25% hàng năm.
|
At home Trung Nguyen owns 42 cafes and its brand is
featured at 1,000 others, as well as prominently at grocery stores. According
to ACNielsen, it trumps Nestlé’s Nescafé and Vina-cafe Bien Hoa, held by
Vietnam conglomerate Masan Group.
|
Ở trong nước, Trung Nguyên sở hữu 42 quán cà phê và thương
hiệu cà phê Trung Nguyên có mặt ở 1.000 tiệm cà phê khác, cũng như nổi bật ở
các cửa hàng tạp hóa. Theo ACNielsen, Trung Nguyên hơn hẳn Nescafé của Nestlé
và Vina cafe Biên Hòa, thuộc tập đoàn Masan Group Việt Nam nắm giữ.
|
Vu has a model plantation that aims to increase the
quantity and quality of Vietnam’s coffee by employing an irrigation system
from Israel and special fertilizer from Finland. A goal is for Vietnam, the
world’s top producer of harsher, cheaper Robusta beans, to boost acreage for
smoother, pricier Arabica.
|
Vũ có một trang trại kiểu mẫu với mục đích gia tăng số
lượng và chất lượng cà phê Việt Nam, bằng cách áp dụng hệ thống thủy lợi từ
Israel và loại phân bón đặc biệt từ Phần Lan. Mục đích là giúp cho Việt Nam,
nhà sản xuất hàng đầu thế giới về vị cà phê gắt hơn, với giá thành rẻ hơn hạt
cà phê Robusta, để tăng diện tích trồng cà phê Arabica, có hương vị dịu hơn
và bán được giá cao hơn.
|
Embedded in Vu’s doctrine is his faith that coffee has a
way of liberating thought, stimulating creativity and fueling progress. It’s
a bit like crediting Seattle kiosks for Microsoft, Amazon and grunge rock.
“The notion that coffee consumption is the lead indicator of progress and
innovation is absurd,” Timmer says, “but he does seem to believe that.”
|
Gắn vào học thuyết của Vũ là đức tin của ông ấy rằng cà
phê giúp suy nghĩ thoáng, kích thích sáng tạo và thúc đẩy sự tiến bộ. Có chút
gì đó giống như ghi công các ki-ốt ở Seattle cho Microsoft, Amazon và nhạc
trẻ grunge rock. Ông Timmer nói: “Quan niệm về việc tiêu thụ cà phê là chỉ số
dẫn đầu về sự tiến bộ và sáng kiến là vô lý, nhưng dường như anh ấy tin điều
đó”.
|
Packaging for Trung Nguyen’s premium Legendee coffee
features the image of Honoré de Balzac and this quote: “When we drink coffee,
ideas march in like the army!” Like many Vietnamese, Vu seems reluctant to
talk politics. “What we stress,” he says, “is creativity and the creative
energy of what people can do to change their lives.”
|
Bào bì đóng gói cho sản phẩm cà phê thượng hạng Legendee
của Trung Nguyên là hình ảnh của Honoré de Balzac và câu trích dẫn: “Khi
chúng ta uống cà phê, những ý tưởng [xuất hiện] như đi diễu hành trong như
quân đội“. Giống như nhiều người Việt Nam, Vũ có vẻ miễn cưỡng khi nói về
chính trị. Ông nói: “Điều chúng tôi nhấn mạnh là sự sáng tạo và năng lượng
sáng tạo về những gì mọi người có thể làm gì để thay đổi cuộc sống của họ“.
|
He concurs, however, with the view that Vietnam’s greatest
obstacles to progress are corruption and its often backward schools. The two
are related, he says: “Well-educated people would not tend to be corrupt
people.”
|
Tuy nhiên, ông đồng tình với quan điểm cho rằng trở ngại
lớn nhất của Việt Nam để tiến bộ là tham nhũng và các trường học thường lạc
hậu. Cả hai có liên quan, ông nói: "Người có giáo dục tốt sẽ không có xu
hướng trở thành người tham nhũng."
|
As the morning chat turns, Vu warms to a suggestion that,
instead of the Taoist concept of yin and yang, Vietnamese culture might be
better expressed through two folkloric creatures—the turtle and the dragon.
|
Khi buổi trò chuyện sáng hôm đó đổi hướng, Vũ hồ hởi đề
nghị rằng, thay vì khái niệm của đạo Lão về âm và dương, văn hóa Việt Nam có
thể được thể hiện tốt hơn qua hai biểu tượng dân gian là con rùa và con rồng.
|
The turtle is tough, patient and perseverant, outlasting
adversity. Think of the soldiers in the fabled Cu Chi tunnels, turtles by day
and dragons by night, who 40 years ago turned back U.S. forces.
|
Con rùa thì cứng cỏi, kiên nhẫn và bền gan, sống lâu dù
gặp tai ương. Hãy nghĩ đến những người lính sống trong địa đạo Củ Chi là
những con rùa vào ban ngày và là con rồng vào ban đêm, những người mà cách
đây 40 năm đã làm cho lực lượng Mỹ phải quay gót.
|
The dragon, a fanciful symbol of luck, dares to dream and
take action. “If you don’t dream, how can you turn it into reality?” Vu says,
his cigar long since stubbed out. “Without action, we shouldn’t expect a good
result.”
|
Con rồng là biểu tượng không có thật về sự may mắn, dám
ước mơ và hành động. Vũ nói khi điếu xì gà trên tay đã cháy hết từ lâu: “Nếu
bạn không có mơ ước thì làm sao bạn có thể biến nó thành hiện thực? Không có
hành động, chúng ta không nên hy vọng một kết quả tốt đẹp nào”.
|
But the turtle, he adds, is important, too. “So do you
want me to give you the ratio for Trung Nguyen?” A grin. “I’d say we are
two-fifths turtle and three-fifths dragon.”
|
Ông nói thêm, nhưng con rùa cũng rất quan trọng. Ông cười
toe toét: “Vậy ông có muốn tôi nói cho ông nghe về tỷ lệ của Trung Nguyên
không? Tôi có thể nói rằng chúng tôi có 2 phần rùa và 3 phần rồng”.
|
Quan Hoang Vuong, an American-educated economist who has
consulted for Trung Nguyen, considers Vu a friend. While Vu has some
expensive tastes, Vuong says that the chairman is more interested in
Vietnam’s economic and cultural progress than material wealth.
|
Vương Quân Hoàng, một nhà kinh tế học đào tạo ở Mỹ, người
đã tư vấn cho Trung Nguyên, xem Vũ một người bạn. Trong khi Vũ có một số sở
thích đắt tiền, Vương cho biết Chủ tịch quan tâm nhiều hơn trong phát triển
kinh tế và văn hóa Việt Nam hơn là của cải vật chất.
|
The chairman’s sensibilities are reflected in Trung
Nguyen’s bilingual menu. One list of coffee selections are labeled Thoughts,
Discovery, Idea, Creation and Success.
|
Sự nhạy bén của Chủ tịch được thể hiện trong thực đơn song
ngữ của Trung Nguyên. Một danh sách các lựa chọn cà phê có nhãn Suy nghĩ, Khám
phá, Ý tưởng, Sáng tạo và Thành công.
|
|
Translated by Dương Lệ Chi
|
|
|
http://www.forbes.com/sites/forbesasia/2012/07/25/vietnams-coffee-king-dang-le-nguyen-vu/
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Friday, July 27, 2012
Chairman Vu, Vietnam's Coffee King Chủ tịch Vũ, ông vua cà phê ở Việt Nam
Labels:
ECONOMICS-Kinh tế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn