MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, June 20, 2012

The China syndrome Hội chứng Trung Quốc




The China syndrome

Hội chứng Trung Quốc
Jun 9th 2012
9/6/2012

AirSea Battle is now the Pentagon’s priority, but it has its critics

Chiến lược “Chiến tranh Không – Hải” hiện là ưu tiên của Lầu Năm Góc, nhưng chiến lược này vẫn vấp phải không ít chỉ trích.

FOR the best part of a decade, the demands of industrial-scale counter-insurgency campaigns have determined America’s spending priorities and obsessed its strategic thinkers. But now a new military fashion has taken over. Last weekend, at the Shangri-La Dialogue in Singapore for Asian defence ministers, Leon Panetta fleshed out what America’s “rebalance” towards Asia will mean in terms of military resources.


Trong nửa thập kỷ, nhu cầu về các chiến dịch chống nổi dậy ở cấp độ kỹ nghệ đã xác định các ưu tiên chi tiêu của Mỹ và ám ảnh các nhà tư tưởng chiến lược của nước này. Nhưng ngày nay, mốt quân sự mới đã vượt lên trên. Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã bổ sung  ý nghĩa gì về nguồn lực quân sự của chính sách "tái cân bằng" của Mỹ hướng tới châu Á.

The secretary of defence announced that, by 2020, 60% of America’s warships, including six aircraft-carrier groups, would be stationed in the Asia-Pacific theatre. In addition, he mentioned a range of other “investments” to ensure that despite China’s fast-growing military might, America would still be able to “rapidly project military power if needed to meet our security commitments” in the region. Among them will be new ships that can operate close to an enemy’s shoreline, and fast attack submarines; missile-defence interceptors under development with Japan; beefed-up cyber-warfare and communications systems; and a new long-range bomber that can strike deep into enemy territory.

Ông Panetta tuyên bố rằng đến năm 2020, 60% tàu chiến Mỹ, trong đó có 6 nhóm tàu sân bay, sẽ được cử đến sân khấu châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, ông cũng nhắc tới một loạt "đầu tư" khác nhằm đảm bảo rằng bất chấp sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc, Mỹ sẽ vẫn có khả năng "nhanh chóng huy động sức mạnh quân sự khi cần thiết để thực hiện các cam kết an ninh của chúng tôi" trong khu vực. Trong số này sẽ có các tàu mới có thể hoạt động ngay gần bờ biển của một kẻ thù, và các tàu ngầm tấn công nhanh; các máy bay đánh chặn tên lửa đang chế tạo với Nhật Bản; các hệ thống thông tin và tăng cường chiến tranh mạng; và một máy bay ném bom tầm xa mới có thể tấn công vào tận sâu trong lãnh thổ của kẻ thù.


Now that America is leaving Iraq and winding down the war in Afghanistan, as Barack Obama optimistically puts it, the administration has space to worry about the potential of China and (to a lesser extent) Iran to erode America’s ability to project force in regions of vital interest. The result is both a diplomatic surge, designed to reassure America’s Asian allies that it will do whatever is needed to shield them from Chinese bullying; and the development by the Pentagon of AirSea Battle, a new strategy devised to defeat the so-called anti-access/area denial (A2/AD) capabilities that are being deployed by technologically sharp strategic rivals, above all China.

Hiện Mỹ đang rời Iraq và giảm bớt cam kết tại cuộc chiến ở Afghanistan. Khi Tổng thống Barack Obama lạc quan thông báo điều này, thì chính quyền Mỹ lại có lý do để lo ngại về tiềm năng của Trung Quốc và Iran trong việc làm xói mòn khả năng Mỹ thể hiện sức mạnh trong những khu vực lợi ích sống còn. Kết quả là một làn sóng ngoại giao, nhằm tái trấn an các đồng minh châu Á của Mỹ rằng Washington sẽ làm mọi cách cần thiết để bảo vệ họ khỏi đạn pháo của Trung Quốc; và bên cạnh đó là việc Lầu Năm Góc phát triển chiến lược Đấu tranh Không-Biển, một chiến lược mới nhằm đánh bại các năng lực được gọi là chống can thiệp và phong tỏa khu vực (A2/AD) mà các kẻ thù chiến lược có công nghệ sắc bén như Trung Quốc sẽ huy động.


“Anti-access” is the ability to prevent an opposing force from entering an area of operations; “area denial” is the ability to impose severe costs on the enemy’s freedom of action once it has got in. The spread of precision-guided weapons now allows ambitious regional powers to bar nearby seas and skies to an adversary, even when that adversary is militarily stronger.

"Chống tiếp cận" là năng lực ngăn cản một lực lượng đối thủ tiếp cận một khu vực chiến dịch; "phong tỏa khu vực" là khả năng gây ra những mất mát lớn một khi kẻ thù có sự tự do hành động. Sự lan rộng của các vũ khí điều khiển từ xa chính xác hiện cho phép các cường quốc đầy tham vọng trong khu vực ngăn chặn đối thủ tiếp cận các vùng biển và vùng trời gần, ngay cả khi đối thủ là một nước mạnh về quân sự.


To that end, the Chinese are spending heavily on anti-ship cruise and ballistic missiles, maritime bombers, missile- and torpedo-carrying submarines and fast patrol boats, all intended to make operations within the “first island chain” (see map) too risky for American carriers. They are also working on anti-satellite and cyber-weapons intended to “blind” the communications networks American forces rely on. Since the end of the cold war, America’s troops have relied on operating from bases and carriers that opponents could not threaten. That has now changed.

Để đạt được điều đó, Trung Quốc đang chi nhiều cho tên lửa đạn đạo và hành trình chống hạm, máy bay ném bom trên biển, tàu ngầm gắn ngư lôi và tên lửa và các tàu tuần tra nhanh, tất cả đều nhằm thực hiện các chiến dịch trong "chuỗi đảo thứ nhất" vốn có nguy cơ cao trước các tàu sân bay của Mỹ. Họ cũng đang tìm cách chế tạo các vũ khí mạng và chống vệ tinh nhằm "vô hiệu hóa" các mạng thông tin mà các lực lượng Mỹ dựa vào để hành động. Từ sau chiến tranh Lạnh, binh lính Mỹ đã dựa vào sự điều khiển từ các căn cứ quân sự và tàu sân bay mà kẻ thù không thể đe dọa. Mọi chuyện giờ đã thay đổi.


In spite of this, AirSea Battle and its most recent manifestation, the Joint Operating Access Concept, are controversial. Some critics see it as an attempt by the navy and the air force, after a decade of relative neglect, to grab the lion’s share of a shrinking defence budget—already being trimmed by about $480 billion over the next ten years.

Bất chấp điều này, chiến lược Chiến tranh Không - Biển và biểu hiện gần đây nhất của nó là Khái niệm Tiếp cận hoạt động chung, đang gây tranh cãi. Một số người chỉ trích thấy đây là một âm mưu của các lực lượng hải quân và không quân, sau một thập kỷ tương đối bị quên lãng, nay muốn tước lấy phần lớn chiếc bánh ngân sách đang bị thu hẹp - dự kiến sẽ giảm xuống còn 480 tỷ USD trong 10 năm tới.

Others fear that although the concept does not mention China by name, it is the only opponent with the range of capabilities the new thinking is designed to counter. (Significantly, the Chinese defence minister did not attend the Shangri-La get-together; see article.) And whereas the 1980s predecessor of AirSea Battle, AirLand Battle, was intended to meet the real threat of a thrust by Soviet forces into Western Europe, the threat from China to America and its regional allies is harder to define. In a speech last month at the Joint Warfighting Conference, General James Cartwright, vice-chairman of the joint chiefs of staff until last year, said of AirSea Battle: “To some, it’s becoming the Holy Grail…[but] it’s neither a doctrine nor a scenario.” Worst of all, said General Cartwright, “AirSea Battle is demonising China. That’s not in anybody’s interest.”

Những người khác lo ngại rằng dù khái niệm này không nêu rõ tên Trung Quốc, nhưng đây là đối thủ duy nhất có các năng lực mà ý tưởng mới đang nhằm chống lại. (Điều đáng nói là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã không tham dự cuộc gặp Shangri-La). Và trong khi tiền thân của chiến lược Chiến tranh Không - Biển trong những năm 1980, là Chiến tranh Không - Bộ, đã có ý định đáp lại các mối đe dọa của sức mạnh của các lực lượng Liên Xô tạ Tây Âu, thì mối đe dọa của Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh trong khu vực lại rất khó xác định. Trong một phát biểu hồi tháng trước tại Hội thảo Chiến tranh chung, Tướng James Cartwright, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng liên quân, nói về Chiến tranh Không - Biển như sau: "Đối với một số người, đây đã trở thành chiếc Chén Thánh ... nhưng đây không phải là một học thuyết hay một kịch bản". Trong trường hợp tệ nhất, Tướng Cartwright nói, "Chiến tranh Không - Biển sẽ biến Trung Quốc thành quỷ dữ. Điều này không có lợi cho ai cả".


Nathan Freier, of the Washington-based Centre for Strategic and International Studies, argues in a recent paper that although conflict with China “might be the most lethal set of circumstances from a traditional military standpoint, it is also the least likely and the most speculative.” North Korea, Pakistan and Iran (with their actual or putative nuclear arsenals) and even Syria all represent more realistic A2/AD challenges, which might well require the insertion of the ground forces that AirSea Battle ignores.

Nathan Freier, thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, có trụ sở tại Washington, lập luận trong một tài liệu gần đây rằng dù xung đột với Trung Quốc "có thể gây sát thương nhiều nhất theo một quan điểm quân sự truyền thống, nhưng cũng ít khả năng xảy ra và chỉ mang tính chất suy đoán". Triều Tiên, Pakistan và Iran (với kho vũ khí hạt nhân hiện tại hoặc giả định) và cả Syria đều có thách thức A2/AD thực tế hơn, đòi hỏi phải kết hợp với các lực lượng trên bộ mà Chiến tranh Không - Biển không tính tới.


Other critics, such as Noel Williams, an adviser on strategy to the marine corps, point to the risk of escalation—because of the dependence on deep strike against Chinese targets on land—and to the absence of ideas about what happens without ground forces once a strike is made.


Những người chỉ trích khác, như Noel Williams, một cố vấn về chiến lược cho lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, thì chỉ ra nguy cơ leo thang - vì sự phụ thuộc vào cuộc tấn công sâu chống lại các mục tiêu trên bộ ở Trung Quốc - và sự thiếu vắng các ý tưởng về điều gì sẽ xảy ra nếu không có các lực lượng bộ binh khi một cuộc tấn công được tiến hành.


Colonel Gian Gentile, a professor at the United States Military Academy, complained in 2009 that counter-insurgency campaigns had become “a strategy of tactics”. He meant that the tactical tail was wagging the strategic dog. AirSea Battle is an impressive tactical response to a specific military problem. Whether it addresses the strategic ambiguities inherent in America’s complex relationship with China is less clear.

Đại tá Gian Gentile, một giáo sư Viện Hàn lâm quân sự Mỹ, than phiền năm 2009 rằng các chiến dịch chống nổi dậy đã trở thành "một chiến lược gồm các chiến thuật". Ông hàm ý cái đuôi chiến thuật vẫy sau con chó chiến lược. Chiến tranh Không - Biển là một lời đáp chiến thuật ấn tượng cho một vấn đề quân sự đặc biệt. Chưa rõ liệu nó có giải quyết sự mập mờ chiến lược cố hữu trong quan hệ phức tạp của Mỹ với Trung Quốc hay không.



Translated by Châu Giang




http://www.economist.com/node/21556587

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn