|
|
|
|
The End of the Asian
Miracle
|
Sự kết thúc của phép
mầu ở châu Á
|
BY ANTOINE VAN AGTMAEL
JUNE 11, 2012
|
ANTOINE VAN AGTMAEL
1/6/2012
|
|
|
The investment guru who coined the term "emerging
markets" returns from Asia, finds that the slowdown is real, and offers
five game-changing events that are reshaping the global economy.
|
Bậc thầy về đầu tư, người đã đặt ra thuật ngữ “thị trường
mới trỗi dậy”, vừa từ châu Á trở về, nhận thấy rằng, sự suy giảm kinh tế là
có thực và cung cấp 5 sự kiện chuyển hóa, đang định hình lại nền kinh tế toàn
cầu.
|
Foreign Policy introduces "Trip Report," a new feature that
takes readers behind closed doors with some of the world's sharpest minds for
an intimate, unfiltered look at subjects ranging from the European economic
crisis to the course of the war in Afghanistan. Think of it as a new kind of
intelligence -- a backstage pass to rooms you haven't been cleared into
before.
|
Chính sách đối ngoại giới thiệu "Báo cáo chuyến đi", một mục
mới đưa độc giả vào đằng sau các cánh cửa đóng kín với một số đầu óc sắc bén nhất
thế giới để có một cái nhìn sát sao, không bị gạn lọc, về các đối tượng khác
nhau, từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu tới diễn biến cuộc chiến tranh ở
Afghanistan. Hãy suy nghĩ về nó như một loại hình mới của trí thông minh -
một lối đi hậu trường dẫn bạn tới các phòng trước đây bạn chưa đặt chân vào.
|
Where I went: I recently returned from a two-week trip to
Asia, visiting India, Thailand, Hong Kong, China, Taiwan, and South Korea.
I've been to these countries many times over the past 25 years in my capacity
as chief investment officer and later chairman of Emerging Markets Management
and AshmoreEMM. During my trip I met with a number of high-level
policymakers, bankers, company executives, investors, think tanks, and
scholars. But where there was once almost universal optimism, this time I
came away with a very different sense. A few years ago there was a widespread
feeling that the developed world had fallen off its pedestal -- that Asia had
not only escaped the global financial crisis but that its system was somehow
superior. That overconfidence seems gone now. Instead, there is a sense of
vulnerability. There is more awareness of the political Achilles' heel of
their own path of development and even new economic concerns about challenges
to their newly acquired competitive edge.
|
Nơi tôi đã đi: Gần đây, tôi đã trở về từ một chuyến đi hai
tuần đến châu Á, viếng thăm Ấn Độ, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Đài Loan
và Hàn Quốc. Tôi đã đến các nước này nhiều lần trong vòng 25 năm qua, với tư
cách là giám đốc đầu tư và sau này là Chủ tịch Công ty Emerging Markets
Management và AshmoreEMM. Trong chuyến đi, tôi đã gặp một số nhà hoạch định
chính sách cấp cao, giám đốc ngân hàng, giám đốc điều hành công ty, nhà đầu
tư, nhà nghiên cứu và các học giả. Nhưng, nơi mà tôi đã từng gần như lạc quan
mọi thứ, lần này tôi rời khỏi với một cảm giác rất khác. Vài năm trước, một
cảm giác lan rộng rằng thế giới phát triển đã rơi khỏi bệ của nó, rằng châu Á
đã không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, mà hệ thống
của nó còn tốt hơn. Sự quá tự tin đó hiện nay dường như không còn nữa. Thay
vào đó là một cảm giác dễ bị tổn thương. Càng có thêm nhận thức về nhược điểm
chính trị liên quan đến con đường phát triển riêng của họ và ngay cả các mối
quan ngại mới về kinh tế, về các thách thức đối với lợi thế cạnh tranh mà họ
vừa có được.
|
The takeaway: Confidence about political stability and
effectiveness has been shaken in China, India, and other emerging markets.
The Arab Spring was a shock wave that not only brought to light misdeeds of autocratic
regimes but also created economic uncertainties for the future. In BRICs at
two ends of the political spectrum, political stability has turned out to be
more fragile than earlier assumed. The Bo Xilai case in China has raised
questions about the legitimacy of the whole political succession process. And
Prime Minister Manmohan Singh's disappointing performance in India (some
business leaders even told me he had "lost it") has created
gridlock in New Delhi while emboldening states.
|
Điều tôi thấu hiểu: Sự tự tin về ổn định chính trị và hiệu
quả đã bị lung lay ở Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường mới trỗi dậy khác.
Mùa xuân Ả Rập là một làn sóng xung kích, không chỉ đưa ra ánh sáng những
hành động xấu xa của các chế độ độc tài, mà nó còn tạo ra tình trạng không rõ
ràng về kinh tế trong tương lai. Trong nhóm các nước như Brasil, Nga, Ấn Độ,
Trung Quốc và Nam Phi (gọi tắt là BRICS), ở hai đầu phạm vi chính trị, ổn
định chính trị hóa ra mỏng manh hơn người ta nghĩ trước đó. Trường hợp Bạc Hy
Lai ở Trung Quốc đã đặt ra các câu hỏi về tính hợp pháp của toàn bộ quá trình
kế nhiệm chính trị. Và thất vọng về cách điều hành của Thủ tướng Ấn Độ,
Manmohan Singh, (thậm chí một số lãnh đạo doanh nghiệp còn nói với tôi rằng
ông ấy đã “thất bại”), đã tạo ra sự bế tắc ở New Delhi trong khi thúc đẩy các
tiểu bang [làm việc nhiều hơn].
|
At the height of the financial crisis, local elites and
the broader population in India and China viewed indecision, stagnation in
policymaking, corruptive power of vested interests, and lack of leadership as
major problems in the United States, Europe, and Japan -- but these same
people are now concerned that they face similar problems. On the positive
side, turmoil from Tunisia to Myanmar has brought hope and a feeling of
empowerment. The sudden transformation now under way in Myanmar has re-energized
Southeast Asia and the Association of Southeast Asian Nations as a sizable,
relevant, and vital economic entity nestled between the two emerging regional
superpowers, China and India.
|
Ở đỉnh cao của cuộc khủng hoảng tài chính, giới ưu tú
trong nước và rộng hơn là dân chúng ở Ấn Độ và Trung Quốc, xem sự do dự, trì
trệ trong việc hoạch định chính sách, lạm quyền để bảo đảm đặc lợi, và thiếu
kỹ năng lãnh đạo, là vấn đề lớn ở Nhật Bản, Châu Âu, và Hoa Kỳ – nhưng những
người này hiện lo ngại rằng họ phải đối mặt với các vấn đề tương tự. Về mặt
tích cực, bất ổn từ Tunisia đến Miến Điện đã mang lại hy vọng và cảm giác về
chuyển giao quyền hành. Sự biến đổi đột ngột hiện đang diễn ra ở Miến Điện đã
tiếp thêm sức mạnh cho khu vực Đông Nam Á và Hiệp hội các nước Đông Nam Á
như một thực thể kinh tế quan trọng, thích hợp và đáng kể, và nằm giữa hai
siêu cường mới trỗi dậy trong khu vực, đó là Trung Quốc và Ấn Độ.
|
The other big question involves the economic future of the
leading emerging market -- China. Who would have thought a decade ago that
the United States would lose its unquestioned AAA credit status? Until recently,
it would have been equally unthinkable that questions are now being raised
about whether China will remain the unquestioned manufacturing champion. Its
wages have risen, its currency is more expensive, its labor surplus has
evaporated, its population is aging fast, and other emerging markets are
emulating its impressive infrastructure. Bangladesh, Vietnam, the
Philippines, and Thailand (and one day, perhaps Myanmar) are mentioned more
often as places where global manufacturers are looking to set up new plants.
Even the United States now is seen as a place that manufacturers are turning
to. Slower growth in China and India is becoming accepted as a new reality.
|
Một câu hỏi lớn khác liên quan đến tương lai kinh tế của
Trung Quốc, đất nước đang dẫn đầu thị trường mới trỗi dậy. Một thập niên
trước, có ai nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ bị mất điểm tín dụng AAA mà họ luôn nắm giữ?
Cho đến gần đây, điều tương tự không thể nghĩ tới là, các câu hỏi hiện đang
được đặt ra về việc liệu Trung Quốc có chắc chắn sẽ là nhà sản xuất hàng đầu.
Tiền lương gia tăng, tiền tệ tăng giá trị, thặng dư lao động bị mất đi, dân
số đang già đi nhanh chóng, và các thị trường mới trỗi dậy khác đang cạnh
tranh về cơ sở hạ tầng đầy ấn tuợng. Bangladesh, Việt Nam, Philippines, và
Thái Lan (và một ngày nào đó, có thể là Myanmar) thường xuyên được nhắc tới
như là những nơi mà các nhà sản xuất toàn cầu đang tìm kiếm để thiết lập các
nhà máy mới. Ngay cả Hoa Kỳ hiện cũng được xem như là một nơi mà các nhà sản
xuất đang hướng tới. Tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và Ấn Độ đang được
thừa nhận như là một thực tế mới.
|
Conventional wisdom debunked: For the past five years or
so, the idea had become commonplace that the United States was losing the
race for global competitiveness. In my own book, The Emerging Markets
Century, I wrote about how the rise of China and India was shifting the
competitive edge and how some emerging multinationals (from Samsung
Electronics in South Korea to Embraer in Brazil) were becoming world-class
companies. All of that remains true; emerging markets remain the place to be
for the next decade at least. But, interestingly, the creative, competitive
response I had expected seems to be coming even faster than I had thought. In
fact, the United States may be doing better than we thought, and China and
other rising powers may not be doing quite as well as believed.
|
Quan điểm chung đã bị bác bỏ: 5 năm trước hay lâu hơn nữa,
ý kiến đã trở nên phổ biến rằng Hoa Kỳ đang thất bại trong cuộc chạy đua
cạnh tranh toàn cầu. Trong cuốn sách của tôi, Kỷ nguyên của các thị trường
mới trỗi dậy, tôi đã viết về sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ đang chuyển
lợi thế cạnh tranh ra sao và một số công ty đa quốc gia mới (từ Samsung
Electronics ở Hàn Quốc đến Embraer ở Brazil) đã trở thành các công ty tầm cỡ
thế giới như thế nào. Tất cả những điều nói trên vẫn còn đúng, các thị trường
mới trỗi dậy vẫn còn tồn tại trong ít nhất mười năm nữa. Tuy nhiên, thú vị
thay, sự hưởng ứng cạnh tranh và sáng tạo mà tôi mong đợi dường như đến
nhanh hơn tôi nghĩ. Thật vậy, Hoa Kỳ có thể đang làm tốt hơn chúng ta nghĩ,
Trung Quốc và các nước đang trỗi dậy khác có thể không làm tốt như chúng ta
đã tưởng.
|
|
|
We have all come to assume that the developed world lost
its drive or "will to win," ceding manufacturing to emerging
markets. China and India built impressive manufacturing platforms or
back-office strengths based on a belated unleashing of private-sector
initiative, low labor costs, and impressive investment in infrastructure.
China and others gained a near monopoly on making cheap goods cheaply.
Consumers in the United States began to feel that China had won the battle
for shelf space in Walmart.
|
Tất cả mọi người đều cho rằng, các nước phát triển đã bị
mất phương hướng hay đánh mất “khả năng giành chiến thắng”, nhượng lại việc
sản xuất cho các thị trường mới trỗi dậy. Trung Quốc và Ấn Độ đã xây các cơ
sở sản xuất ấn tượng hay điểm mạnh của cơ quan hậu bị, dựa trên sự gỡ bỏ muộn
màng như việc khởi xướng khu vực kinh tế tư nhân, chi phí lao động thấp, và
đầu tư vào cơ sở hạ tầng một cách ấn tượng. Trung Quốc và các nước khác gần
như đã giành độc quyền trong việc sản xuất hàng hóa với giá rẻ. Người tiêu
dùng ở Mỹ bắt đầu cảm thấy Trung Quốc đã giành chiến thắng ở các kệ hàng
trong siêu thị Walmart.
|
American infrastructure fell way behind in building a
21st-century network of roads, rails, bridges, pipelines, airports, and
communications technology. Political antagonism combined with the budget and
debt crises had placed the onus on "expense cutting" instead of
rebuilding infrastructure to remain export-competitive and promote
manufacturing. America's traditional brands had lost some of their luster: No
longer was General Motors the pride of global automaking; iPhones were neat,
but made in China. Meanwhile, India's Tata Corp. bought iconic brands like
Jaguar, Land Rover, and Tetley Tea. China's Geely bought Volvo, while Lenovo
purchased IBM's computer division. In South Korea, Samsung and Hyundai became
major players; in Taiwan, HTC came from nowhere to be a recognized and
respected brand name. To cap it all off, it seemed an irreversible trend: The
United States had missed the boat in becoming a "green" leader in a
more environmentally conscious world as it ceded ground to mass production in
China and innovation in Europe.
|
Cơ sở hạ tầng của Mỹ bị thụt lùi trong việc xây dựng một
mạng lưới đường bộ, đường ray, cầu cống, đường ống dẫn, sân bay, và công nghệ
truyền thông thế kỷ 21. Sự đối lập chính trị cùng với khủng hoảng ngân sách
và nợ nần đã đặt trách nhiệm vào việc “cắt giảm chi phí”, thay vì xây dựng
lại cơ sở hạ tầng để duy trì cạnh tranh xuất khẩu và thúc đẩy sản xuất. Các
thương hiệu truyền thống của Mỹ đã không còn là niềm vinh dự của họ: General
Motors không còn là niềm tự hào của nhà sản xuất xe hơi toàn cầu, iPhone
thì tinh xảo nhưng sản xuất ở Trung Quốc. Trong khi đó, Tập đoàn Tata của Ấn
Độ đã mua lại thương hiệu mang tính biểu tượng như Jaguar, Land Rover, và
Tetley Tea. Geely của Trung Quốc mua lại Volvo, cùng lúc, Lenovo đã mua lại
bộ phận máy tính của IBM. Ở Hàn Quốc, Samsung và Hyundai đã trở thành đấu thủ
lớn, ở Đài Loan, HTC từ vô danh trở thành một thương hiệu được công nhận và
ngưỡng mộ. Tóm lại, dường như có một xu hướng không thể đảo ngược: Hoa Kỳ đã
bị nhỡ chuyến tàu trong việc trở thành nước dẫn đầu về công nghệ “xanh” trong
một thế giới có ý thức về môi trường hơn, khi [Mỹ] nhượng lại sân chơi sản
xuất hàng loạt cho Trung Quốc và công nghệ mới cho châu Âu.
|
But as I saw on my travels, the story is beginning to
change. I now believe the despair and fear felt by many in the United States
is misplaced. In fact, there are early signs that the United States may be
regaining some of its lost competitiveness in manufacturing and that China is
losing some ground, especially against other emerging markets. Game-changers
in the making: As I see it, there are five game-changers now happening in
emerging markets:
|
Nhưng trong chuyến đi của mình, tôi nhận thấy câu chuyện
đang bắt đầu thay đổi. Bây giờ tôi tin nỗi thất vọng và lo sợ mà nhiều người
ở Mỹ cảm nhận, được đặt không đúng chỗ. Thật vậy, có những dấu hiệu sớm cho
thấy rằng Hoa Kỳ có thể giành lại một số năng lực cạnh tranh mà họ đánh mất
trong việc sản xuất và Trung Quốc đang mất dần một số sân chơi, đặc biệt cạnh
tranh với các thị trường mới trỗi dậy khác. Những chuyển hóa sắp tới: Theo
tôi nhận thấy, hiện có 5 chuyển hóa đang diễn ra ở những thị trường
mới trỗi dậy.
|
1. The shale
gas explosion
2. The erosion
of low-cost advantage
3. The burden
of aging populations
4. The
smartphone revolution
5. The fighting
spirit of smarter competition
|
1. Sự bùng nổ về khí đốt
2. Lợi thế sản xuất với chi phí thấp bị suy giảm
3. Gánh nặng của lão hóa dân số
4. Cuộc cách mạng về điện thoại thông minh
5. Tinh thần cạnh tranh thông minh hơn
|
These five game-changers constitute nothing short of quiet
revolutions, and they will have a huge impact over the next decade,
completely reshaping the competitive landscape. You'll soon see the effect in
earnings, margins, growth, and foreign direct investment.
|
Năm sự chuyển hóa này tạo ra các cuộc cách mạng thầm
lặng, và chúng sẽ có tác động rất lớn trong thập kỷ tới, hoàn toàn định
hình lại cảnh quan cạnh tranh. Bạn sẽ sớm thấy ảnh hưởng của thu nhập, lợi
nhuận, tăng trưởng và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
|
1. The shale gas explosion: The United States is becoming
a low-cost producer of energy again, as a result of vast new discoveries of
natural gas. The glut has made natural gas prices of $2 to $2.50 per 1
million BTU equivalent to oil at about $12 to $15 per barrel, which is quite
an incentive to use more gas for electricity, petrochemicals, industrial
applications, trucking, and even cars. In contrast, China and Japan are now
forced to import gas at much higher prices of $13 to $17 per 1 million BTU.
Supercheap gas is also making the United States a great place to invest again
for energy-intensive industries. For example, the Chilean company Methanex
recently moved its production of petrochemicals from Chile to Texas, and
Orascom Construction in Egypt is building a fertilizer plant in the United
States. This will be a true game-changer for the next decade and will help
make manufacturing more competitive in the United States.
|
1. Sự bùng nổ về khí đốt: Hoa Kỳ lại trở thành nước sản
xuất năng lượng với chi phí thấp do những khám phá mới đây về lượng khí đốt
khổng lồ. Sự dư thừa đó làm cho giá khí đốt tự nhiên từ 2 – 2,5 đô cho mỗi 1
triệu BTU, tương đương khoảng 12-15 đô cho một thùng dầu thô, điều này
hoàn toàn giúp người ta sử dụng nhiều khí đốt hơn điện, hóa chất từ dầu
mỏ, các ứng dụng công nghiệp, vận chuyển bằng xe tải, và thậm chí cả xe hơi.
Ngược lại, Trung Quốc và Nhật Bản hiện buộc phải nhập khẩu khí đốt với giá
cao hơn nhiều, từ 13 – 17 đô cho mỗi 1 triệu BTU. Khí đốt siêu rẻ cũng
làm cho Hoa Kỳ trở thành một nơi tuyệt vời để đầu tư thêm cho các ngành công
nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, công ty Methanex của Chile gần đây
đã di chuyển việc sản xuất các sản phẩm hóa dầu từ Chile đến Texas (Mỹ), và
công ty Orascom Construction của Ai Cập đang xây dựng một nhà máy phân bón ở
Mỹ. Đây sẽ là một sự chuyển hóa thật sự trong thập kỷ tới và sẽ giúp việc
sản xuất ở Mỹ cạnh tranh hơn.
|
- In the future, gas will be king rather than oil. In a
decade, gas prices may no longer be set by oil prices, but the other way
round.
|
- Tương lai, khí đốt sẽ làm vua chứ không phải là dầu.
Trong một thập kỷ, giá khí đốt sẽ không còn lệ thuộc vào giá dầu, mà ngược
lại [giá dầu sẽ dựa vào giá khí đốt].
|
- As the United States is winning the lower-carbon energy
race, it is becoming more energy independent. In fact, the liquid natural gas
facilities built to import gas from Russia and Qatar may be used in a few
years to export gas to Asia.
|
- Khi Mỹ đang thắng trong cuộc chạy đua sản xuất năng
lượng không tạo ra nhiều khí carbon, Mỹ đang trở thành nước độc lập về năng
lượng hơn. Thật vậy, các cơ sở khí đốt lỏng được xây dựng để nhập khẩu khí
đốt từ Nga và Qatar có thể sẽ được sử dụng trong vài năm tới để xuất khẩu khí
đốt sang châu Á.
|
- China has its own shale gas but the United States has a
major head start in geology, technology, and pipelines. It will take China
several years to catch up. India's offshore gas production has been
disappointing and slow. Thailand will run out of gas in ten years, though
Myanmar will bring on line large new supplies.
|
- Trung Quốc có mỏ khí đá phiến, nhưng Hoa Kỳ có được
thuận lợi quan trọng về địa chất, công nghệ và đường ống dẫn. Phải mất vài
năm Trung Quốc mới theo kịp. Việc sản xuất khí đốt ngoài khơi của Ấn Độ thì
chậm chạp và không như mọi người mong đợi. Thái Lan sẽ không còn khí đốt
trong mười năm, mặc dù Myanmar sẽ cung cấp thêm với số lượng lớn.
|
2. The erosion of the low-cost advantage: China is no
longer the place for manufacturing. Wages in China and India have been rising
at 15-20 percent over the past five years. Meanwhile, stagnant wage growth in
the United States and the rising Chinese yuan has devalued the dollar on a
trade-weighted basis.
|
2. Lợi thế sản xuất với chi phí thấp bị suy giảm: Trung
Quốc không còn là nơi sản xuất hàng hóa. Tiền lương ở Trung Quốc và Ấn Độ đã
tăng 15-20% trong 5 năm qua. Trong khi đó, tiền lương lại giảm ở Hoa Kỳ, và
việc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng giá đã làm giảm giá trị của đồng Mỹ
kim, ảnh hưởng đến trao đổi thương mại.
|
- A large wage gap remains but even narrowing it will have
a big impact. In a dinner speech at the Brookings Institution, Jeff Immelt of
GE claimed that an American factory worker can be competitive at $15 per hour
with a $3 worker in China.
|
- Một khoảng cách lớn về tiền lương vẫn còn nhưng ngay cả
khi được thu hẹp lại, sẽ có tác động lớn. Trong một bài phát biểu tại bữa ăn
tối ở Viện Brookings, Jeff Immelt của hãng GE nói rằng, một công nhân ở một
nhà máy sản xuất ở Mỹ có thể cạnh tranh ở mức 15 đô một giờ với một công nhân
Trung Quốc lĩnh lương 3 đô một giờ.
|
- Unit labor costs in the United States, according to OECD
data, have declined from 100 to 88 since 1995, better than anywhere in the
developed world except Sweden (80). For comparison, Spain (135) and Italy
(120) are much higher. That's good news for U.S. global competitiveness.
|
- Theo dữ liệu của OECD (ND: Organization for Economic
Co-operation and Development, tức Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), chỉ
số tiền lương ở Hoa Kỳ đã giảm từ 100 xuống còn 88 kể từ năm 1995, tốt hơn so
với bất cứ nước phát triển nào khác, ngoại trừ Thụy Điển (80). Để so sánh,
Tây Ban Nha là 135 và Ý là 120, cao hơn ở Mỹ nhiều. Đó là tin tốt cho khả
năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ.
|
- According to several manufacturers I met with who have
plants in China, China now suffers from a lack of technologically trained
manpower. Bangladesh and Vietnam are now lower-cost manufacturing centers
than China -- even Thailand, the Philippines, and Mexico are becoming wage
competitive.
|
- Theo một số nhà sản xuất mà tôi đã gặp, những người này
có nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, thì Trung Quốc hiện bị thiếu nhân lực được
đào tạo về công nghệ. Bangladesh và Việt Nam là trung tâm sản xuất hàng hóa
với chi phí thấp hơn so với Trung Quốc – ngay cả Thái Lan, Philippines và
Mexico có thể cạnh tranh về lương bổng [với Trung Quốc].
|
- Productivity per manufacturing worker is also better in
the United States than widely assumed. Hyundai, for example, has car plants
in South Korea, the United States, China, and India and "unit per
hour" production is actually highest in Alabama.
|
- Năng suất lao động của mỗi công nhân ở Hoa Kỳ cũng tốt
hơn mọi người nghĩ. Chẳng hạn như Hyundai có nhà máy sản xuất xe hơi ở Hàn
Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ và “lượng xe sản xuất mỗi giờ” thực sự cao
nhất ở Alabama.
|
- World-class Indian car axle maker Bharat Forge found
that Chinese workers in its plants had only 40 percent of the productivity of
other workers. The Pune hub (near Mumbai) has become much more competitive
because of trained labor and better transportation (a container trip to the
port used to take at least two days but now only four hours and the port is
more efficient).
|
- Bharat Forge, hãng sản xuất trục xe hơi đẳng cấp thế
giới của Ấn Độ nhận thấy rằng, công nhân Trung Quốc trong các nhà máy của họ
chỉ làm được có 40% năng suất của công nhân các nước khác. Trung tâm Pune
(gần Mumbai) trở nên cạnh tranh hơn vì lao động được đào tạo và vận chuyển
tốt hơn (một container đi ra cảng thường mất ít nhất hai ngày, nhưng bây giờ
chỉ mất bốn giờ và cảng được sử dụng hiệu quả hơn).
|
- Of course, China's enormous competitive advantage is not
just in wages but also in its scale for assembly-type production,
infrastructure, internal competition, and growing domestic market. These
advantages are not going to disappear overnight but are now being questioned.
|
- Dĩ nhiên, lợi thế cạnh tranh rất lớn của Trung Quốc
không chỉ về tiền lương mà còn về quy mô sản xuất lắp ráp, hạ tầng, cạnh
tranh trong nước và phát triển thị trường trong nước. Những lợi thế này sẽ
không biến mất qua đêm, mà hiện đang được đặt câu hỏi.
|
3. The burden of aging populations: This is no longer a
theoretical problem, but a very real one, especially in China. Demographics
will make their power felt this coming decade as they never have before and
change the competitive picture. China and South Korea, along with Europe and
Japan, are aging fast. India and Africa still have large untapped labor
pools, though they need to be better trained. Consider these statistics about
China's demographics:
|
3. Gánh nặng về dân số bị lão hóa: không còn là vấn đề lý
thuyết, mà đây là vấn đề rất thực tế, đặc biệt ở Trung Quốc. Vấn đề nhân khẩu
học sẽ làm cho họ cảm thấy rằng, thập kỷ tới không phải là thập kỷ mà họ đã
từng trải qua trước đây và nó sẽ thay đổi triển vọng cạnh tranh. Dân số Trung
Quốc và Hàn Quốc, cùng với dân số châu Âu và Nhật Bản đang già đi nhanh
chóng. Ấn Độ và châu Phi vẫn còn có số lượng lao động lớn chưa được khai
thác, mặc dù số lao động này cần được đào tạo tốt hơn. Hãy xem những số liệu
thống kê về dân số Trung Quốc:
|
- There were 26
million births in 1987 but only 15 million today.
- With a fully
employed migrant labor pool there are now increasing labor shortages, with
1.08 job opportunities for each job seeker.
- The increase in China's working population
has shrunk from 10 million to 3 million per year and will be negative by
2018, if not sooner.
- Within 20
years, its retired (60-plus) population will double from 180 million to 360
million (bigger than the entire U.S. population). A professional family now
worries already about having to take care of four elderly parents. The
support ratio was 5:1 and will be 2:1 in the not too distant future.
- The savings
rate will drop, and entitlements (now unfunded liabilities) will increase.
According to some Chinese economists, the Chinese economy won't be able to
grow more than 6 to 7 percent by the end of this decade without collapsing
under the burden of these unfunded liabilities.
- In the
meantime, proposals to reform health care and pensions, an urgent necessity,
have gathered dust as vested interests and political indecision have delayed
action.
|
- Có 26 triệu ca
sinh nở vào năm 1987 nhưng hiện nay chỉ 15 triệu.
- Với lượng lao
động di cư được thuê mướn hoàn toàn, hiện đang gia tăng tình trạng thiếu lao
động, mỗi người tìm việc có tới 1,08 cơ hội có việc làm.
- Dân số trong
độ tuổi làm việc ở Trung Quốc đã giảm từ 10 triệu xuống còn 3 triệu mỗi năm
và sẽ xuống con số âm vào năm 2018, hoặc sẽ sớm hơn.
- Trong 20 năm
tới, dân số đến tuổi nghỉ hưu (60 tuổi trở lên) sẽ tăng gấp đôi, từ 180 triệu
lên tới 360 triệu (lớn hơn tổng số dân số Hoa Kỳ). Một gia đình có nghề
nghiệp hiện đang lo lắng về việc phải chăm sóc bốn cha mẹ già. Tỷ lệ hỗ trợ
là 5:1 và sẽ còn 2:1 trong tương lai không xa.
- Tỷ lệ tiết
kiệm sẽ giảm, tiền trợ cấp phúc lợi xã hội (hiện đang bị thiếu hụt do không
được cấp ngân quỹ) sẽ tăng. Theo một số kinh tế gia Trung Quốc, thì kinh tế
Trung Quốc sẽ không thể tăng trưởng hơn 6-7% vào cuối thập niên này mà không
bị sụp đổ do gánh nặng của những khoản nợ này chưa được cấp vốn.
- Trong khi đó,
các đề xuất cải cách chăm sóc sức khỏe và lương hưu, một nhu cầu khẩn cấp,
thì bị bỏ mặc do các lợi ích riêng và sự do dự về chính trị đã trì hoãn hành
động.
|
4. The smartphone revolution: The speed with which
everyone in the world -- not just the rich, the elites, or developed
economies -- embraced mobile phones has been astounding. The same is now
beginning to happen with smartphones and tablets as prices rapidly drop to an
"affordable" level of $120 (without subsidies) thanks to
competition from Chinese clones.
|
4 – Cuộc cách mạng về điện thoại thông minh: Tốc độ mà mọi
người trên thế giới – không chỉ những người giàu có, giới tinh hoa, hay ở các
nước phát triển – sử dụng điện thoại di động là đáng kinh ngạc. Với điện
thoại thông minh và máy tính bảng cũng đã bắt đầu xảy ra tuơng tự, khi giá cả
giảm nhanh xuống tới mức “có thể chấp nhận được” là 120 đô (không có trợ
cấp), nhờ sự cạnh tranh từ các phiên bản Trung Quốc.
|
- Within five
years, several billion people will be "addicted" to smartphones --
emailing, browsing, taking photos and videos, making video calls, using
myriad apps, streaming, and playing games.
- The smart-pad
will bring high-quality education to the masses around the globe. Taking
classes online or being part of an interactive presentation will be as
commonplace as Googling today.
- Bandwidth,
good infrastructure, and monthly costs (which are rivaling the cost of food
for poor families) will become increasingly important.
- Interestingly
again, in the speedy world of smartphones, China is falling behind in its
telecom infrastructure (despite an otherwise great infrastructure). China was
already behind in the past generation (3G) of telecom infrastructure because
it unsuccessfully tried to sell the world on its own 3G standard, something
the Koreans learned to avoid earlier. It will not issue licenses for its
newest version of 4G (TD-LTE) until 2014.
- Moreover, even
though the traditional Internet cafes are increasingly being replaced by more
than 1 million hot spots, for home Wi-Fi China has only just started to make
a major investment.
- It is
interesting to watch that, despite competition from the clones, in the
premium-brand sector, Apple's iPhone (assembled by a Taiwanese firm in China
with key components from Samsung) has become a status symbol in China and
elsewhere, even in Seoul's "Samsung city."
|
- Trong 5 năm,
vài tỷ người sẽ bị “nghiện” điện thoại thông minh – gửi email, lướt web, chụp
ảnh và thu hình, thực hiện các cuộc gọi video, sử dụng vô số các ứng dụng và
các trò chơi.
- Smart-pad sẽ
mang lại chất lượng giáo dục cao cho dân chúng khắp toàn cầu. Tham gia các
lớp học trực tuyến hoặc một bài thuyết trình sẽ bình thường như xài Google
ngày nay.
- Băng thông,
kết cấu hạ tầng tốt và chi phí hàng tháng (so sánh với chi phí thức ăn cho
các gia đình nghèo) ngày càng trở nên quan trọng hơn.
- Điều thú vị
nữa là, với tốc độ phát triển của điện thoại thông minh trên thế giới, Trung
Quốc đang bị tụt lại phía sau về cơ sở hạ tầng viễn thông (mặc dù kết cấu hạ
tầng khác tốt hơn). Trung Quốc đã bị tụt lùi về cơ sở hạ tầng viễn thông của
thế hệ trước (3G) do họ thất bại trong việc cố bán cho thế giới điện thoại 3G
tiêu chuẩn riêng của họ, điều mà Hàn Quốc đã biết để tránh trước đó. Sẽ không
cấp giấy phép cho phiên bản mới nhất của 4G (TD-LTE), cho đến năm 2014.
- Hơn nữa, mặc
dù hơn 1 triệu điểm nóng về mạng không dây (Wi-Fi) ngày càng thay thế việc
truy cập internet ở các quán cà phê internet truyền thống, nhưng Trung Quốc
đã chỉ mới bắt đầu thực hiện một đầu tư lớn.
- Mặc dù cạnh
tranh từ các phiên bản [điện thoại], thật là thú vị để quan sát, lĩnh vực
thương hiệu chất lượng, iPhone của Apple (được 1 công ty Đài Loan ở Trung
Quốc lắp ráp, với các thành phần chủ chốt của Samsung) đã trở thành thương
hiệu uy tín ở Trung Quốc và các nơi khác, ngay cả ở “thành phố Samsung” của
Seoul.
|
5. The fighting spirit of smarter competition: It seemed
for a while that the United States would leave the manufacturing to emerging
markets and focus instead on innovation, design, finance, and
super-high-value-added manufacturing. It is now widely recognized that this
was a losing strategy. As Andy Grove of Intel once observed, for every
manufacturing job generated in the United States by the computer industry, 10
are outsourced to emerging markets. For job creation, it is important to
realize that there are many more "makers" than
"thinkers." While R&D is spreading around the world, a lot of
key innovation remains in the United States, Japan, and Europe. Indeed,
leading companies there have adjusted to compete in a world with huge markets
outside their borders and aggressively competing emerging world class
companies. They are competing smarter and are fighting back. For example:
|
5. Tinh thần cạnh tranh thông minh hơn: Dường như có thời
điểm Hoa Kỳ nhường việc sản xuất lại cho các thị trường mới trỗi dậy và tập
trung vào việc sáng chế, thiết kế, tài chính, và sản xuất các mặt hàng công
nghệ cao. Hiện nhiều người nhận ra rằng chiến lược này đã thất bại. Andy
Grove của Intel đã có lần nhận ra, cứ mỗi công việc sản xuất được ngành công
nghiệp máy tính thực hiện ở Mỹ, thì có 10 công việc được thuê ở các nước có
thị trường mới trỗi dậy. Để tạo việc làm, điều quan trọng cần nhận ra rằng,
có nhiều người “sản xuất” hơn là “người sáng tạo”. Trong khi việc nghiên cứu
và phát triển (R&D) đang lan rộng khắp thế giới, rất nhiều việc sáng chế
quan trọng vẫn còn là công việc của Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu. Thật vậy,
các công ty hàng đầu đã điều chỉnh để cạnh tranh trong một thế giới với thị
trường khổng lồ ở nước ngoài và tích cực cạnh tranh với các công ty đẳng cấp
thế giới đang trỗi dậy. Họ đang cạnh tranh khéo léo hơn và đang phản công
lại. Ví dụ:
|
- Apple, Qualcomm, Google, Amazon, Facebook, YouTube,
Twitter, and Bloomberg are just some examples of new "brands" and
of companies at the leading edge of innovation which did not exist or were
tiny a decade ago. Today's world could not live without their inventions,
used by millions around the world and which are constantly imitated.
|
- Apple, Qualcomm, Google, Amazon, Facebook, YouTube,
Twitter, và Bloomberg chỉ là một số ví dụ về “các thương hiệu” mới của các
công ty ở nhóm dẫn đầu về sáng kiến mà một thập niên trước các công ty này
rất nhỏ hoặc chưa từng có mặt trên thị trường. Thế giới ngày nay không thể
sống mà không có các phát minh của họ, được hàng triệu người trên thế giới sử
dụng và liên tục bị bắt chước.
|
- Not only big companies like Caterpillar but many small
companies in the United States have adapted to competition from emerging
markets by specializing in technologically advanced, higher value,
high-precision manufacturing that integrate electronics and use sophisticated
automation.
|
- Không chỉ các công ty lớn như Caterpillar, mà nhiều công
ty nhỏ ở Hoa Kỳ đã thích nghi với sự cạnh tranh từ các thị trường mới trỗi
dậy bằng cách chuyên về công nghệ tiên tiến, giá trị cao hơn, độ chính xác
cao trong sản xuất để tích hợp các thiết bị điện tử và sử dụng các thiết bị
tự động hóa tinh vi.
|
- American firms hire hundreds of thousands of software
engineers in India (and thus from potential Indian competitors).
|
- Các công ty Mỹ thuê hàng trăm ngàn kỹ sư phần mềm ở Ấn
Độ (và do đó từ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của Ấn Độ).
|
- When smartphone baseband chip designer Qualcomm saw that
a Taiwanese competitor became the "go to" source for Chinese clones
for low-cost processor chips, it dropped its prices and forced it on the
defensive. It could do so because it is a price setter with high margins
rather than a price taker.
|
- Khi Qualcomm, hãng thiết kế các chip xử lý cho điện
thoại thông minh, nhận thấy rằng, đối thủ cạnh tranh Đài Loan sản xuất các
con chip giá rẻ cho các [điện thoại thông minh] phiên bản Trung Quốc,
Qualcomm đã giảm giá và buộc họ phải ở thế phòng thủ. Họ có thể làm như vậy
bởi vì Qualcomm là công ty lập giá (price setter) với lợi nhuận cao, không
phải là phía chấp nhận giá (price takker) (*).
|
With some jealousy it is said these days in Asia that 90
percent of profits go to Apple and 10 percent to China. This gives these
companies enormous pricing power and high margins. What most people don't
realize is how concentrated the key parts of the smartphone industry are.
There are less than a handful of companies that design the most expensive
chips in the smartphone (based mostly on ARM architecture), and they are
mostly made by two fabrication firms (TSMC and Samsung). China is way behind
in this area. There are also only a handful of companies that make the touch
screens for smartphones.
|
Một số ý kiến ganh tỵ nói rằng những ngày này ở châu Á,
90% lợi nhuận dành cho Apple và 10% dành cho Trung Quốc. Điều đó cho phép các
công ty này có thế mạnh rất lớn về giá cả và lợi nhuận cao. Điều mà hầu hết
mọi người không nhận ra là, những phần quan trọng của ngành công nghiệp điện
thoại thông minh có quyền hành như thế nào. Có rất ít công ty thiết kế loại
chip đắt tiền nhất cho điện thoại thông minh (chủ yếu dựa vào kiến trúc vi xử
lý ARM), và chủ yếu được hai công ty sản xuất, TSMC và Samsung. Trung Quốc
còn đang ở khá xa trong lĩnh vực này. Chỉ có rất ít công ty sàn xuất màn hình
cảm ứng cho điện thoại thông minh.
|
Infrastructure, especially in the United States, fell way
behind but, while this remains a political football, more attention is being
paid to the importance of infrastructure as a source of competitiveness.
There were less "shovel-ready" infrastructure projects than
initially believed for the stimulus but the ultimate return on investment may
be higher. The United States has regained a bit of ground in the global
infrastructure race as new airports, pipelines, and local projects come on
stream and shale gas is being developed.
|
Cơ sở hạ tầng, đặc biệt ở Hoa Kỳ, bị tụt lại phía sau,
nhưng đây là vấn đề chính trị, tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng sẽ được chú ý
hơn khi được xem là nguồn lực cạnh tranh. Có ít dự án về cơ sở hạ tầng “được
xúc tiến” hơn là lúc đầu người ta nghĩ để kích thích [đầu tư], nhưng lợi ích
cuối cùng trong việc đầu tư có thể cao hơn. Hoa Kỳ đã giành lại được một ít
sân chơi trong cuộc đua về cơ sở hạ tầng toàn cầu như: sân bay mới, các đường
ống và các dự án địa phương đi vào hoạt động và khí đá phiến đang được khai
thác.
|
No more can we maintain a blind reliance on mega-emerging
markets to sustain future global growth. After a decade of 10-plus percent
growth in China and a shorter period of 8-10 percent growth in India, the
remainder of this decade is likely to bring only 6-7 percent growth, a fact
to which the rest of the world will have to adjust reluctantly -- as it
struggles with its own problems and growth of less than half that rate. We
all took the rapid growth of China and India for granted too easily. This
will be a rude awakening for those who like to project past trends forward.
|
Chúng ta không thể tiếp tục tin cậy mù quáng vào các thị
trường mới trỗi dậy để duy trì tăng trưởng toàn cầu trong tương lai. Sau một
thập niên tăng trưởng hơn 10% ở Trung Quốc, và ở Ấn Độ tăng trưởng từ 8-10%
trong một thời gian ngắn hơn, những năm còn lại của thập niên này có khả năng
chỉ tăng trưởng 6-7%, một thực tế đối với các nước còn lại trên thế giới phải
điều chỉnh một cách miễn cưỡng – khi phải vật lộn với các vấn đề riêng của
mình và tăng trưởng ít hơn phân nửa tốc độ đó. Tất cả chúng ta đều xem việc
tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ là hiển nhiên quá dễ dàng.
Đây sẽ là sự đánh thức đột ngột cho những người thích dùng các xu hướng trong
quá khứ để dự đoán tương lai.
|
But there is a new reason for optimism. The shift in China
to less dependence on exports and less aggressive investment in fixed assets
in favor of higher consumption of anything from food, clothing and
smartphones to healthcare, travel and education will gradually dissolve the
large export surpluses and create a more balanced and sustainable global
economy.
|
Nhưng có một lý do mới để lạc quan. Sự thay đổi ở Trung Quốc
ít phụ thuộc hơn vào xuất khẩu và bớt đầu tư nhiều vào tài sản cố định để ủng
hộ việc tiêu thụ cao hơn vào bất cứ điều gì, từ thực phẩm, quần áo và điện
thoại thông minh cho tới chăm sóc sức khỏe, du lịch và giáo dục sẽ dần dần
biến mất lượng thặng dư xuất khẩu lớn và tạo ra một nền kinh tế toàn cầu cân
bằng và bền vững hơn.
|
This will be a different era for Asia. Sure, the region's
emerging markets proved themselves much more resilient in the global
financial crisis and came out of it faster and in better shape. China's
fast-acting stimulus, in many ways, was a major turning point and saved the
world from deeper problems. But the challenges of the next decade require a
more sustained approach: balancing growth with inflation and local consumption
with export dependence and relentless investment is critical, particularly if
policy makers we want to ensure a smooth path to a future growth model.
|
Đây sẽ là một kỷ nguyên khác cho châu Á. Chắc chắn, các
thị trường mới trỗi dậy trong khu vực đã chứng minh rằng, những thị trường
này vững vàng hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và ra vượt qua
nhanh hơn và dư sức vượt qua. Bằng nhiều cách, sự khuyến khích tác động nhanh
của Trung Quốc là một bước ngoặt lớn và cứu thế giới khỏi các vấn đề sâu sắc
hơn. Nhưng những thách thức trong thập niên kế tiếp đòi hỏi cách tiếp cận bền
vững hơn: tăng trưởng cân đối với lạm phát, tiêu thụ trong nước với phụ thuộc
vào xuất khẩu và không ngừng đầu tư thì rất quan trọng, đặc biệt với các nhà
hoạch định chính sách, chúng ta muốn bảo đảm con đường bằng phẳng đi tới một
mô hình tăng trưởng cho tương lai.
|
|
|
|
Antoine van Agtmael
là người đặt ra thuật ngữ “thị trường mới trỗi dậy” khi còn là giám đốc đầu
tư ở Tổng công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation) năm
1981. Ông là tác giả cuốn sách kỷ nguyên của các thị trường mới trỗi dậy và
là người sáng lập Emerging Markets Manangement và cựu Chủ tịch của
AshmoreEMM.
|
Foreign Policy
|
|
|
Ghi chú:
(*) price setter:
tức phía ra giá, không bị ảnh hưởng bởi thị trường; price taker: phía chấp
nhận giá, tức giá cả lệ thuộc vào giá thị trường.
|
|
|
|
Translated by Dương Lệ Chi
|
|
|
http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/06/11/the_end_of_the_asian_miracle
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, June 20, 2012
The End of the Asian Miracle Sự kết thúc của phép mầu ở châu Á
Labels:
ECONOMICS-Kinh tế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn