MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, May 9, 2012

UNITED NATIONS CONVENTION AGAINST CORRUPTION CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG


 



UNITED NATIONS CONVENTION AGAINST CORRUPTION


CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG
New York, 2004
New York, 2004

Foreword

Lời giới thiệu

Corruption is an insidious plague that has a wide range of corrosive effects on societies. It undermines democracy and the rule of law, leads to violations of human rights, distorts markets, erodes the quality of life and allows organized crime, terrorism and other threats to human security to flourish.

Tham nhũng là một bệnh dịch ngấm ngầm với nhiều tác động xói mòn xã hội. Nó làm xói mòn nền dân chủ và pháp quyền, dẫn đến vi phạm nhân quyền, bóp méo thị trường, làm giảm chất lượng cuộc sống và cho phép tội phạm có tổ chức, khủng bố và các mối đe dọa khác đối với an ninh con người sinh sôi nảy nở.

This evil phenomenon is found in all countries—big and small, rich and poor—but it is in the developing world that its effects are most destructive.

Hiện tượng độc ác này hiện diện ở tất cả các nước lớn cũng như nhỏ, giàu cũng như nghèo, nhưng chính tại các nước đang phát triển ảnh hưởng của nó mang tính phá hoại nhất.

Corruption hurts the poor disproportionately by diverting funds intended for development, undermining a Government’s ability to provide basic services, feeding inequality and injustice and discouraging foreign aid and investment.

Tham nhũng làm tổn thương người nghèo một cách vô lý bằng cách chuyển hướng kinh phí dành cho phát triển, tham nhũng phá hoại khả năng của Chính phủ nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản, tăng nhanh bất bình đẳng và bất công và làm nãn lòng đầu tư và viện trợ nước ngoài.

Corruption is a key element in economic underperformance and a major obstacle to poverty alleviation and development.


Tham nhũng là một yếu tố quan trọng trong thất bại kinh tế và là trở ngại lớn đối với xoá đói giảm nghèo và phát triển.

I am therefore very happy that we now have a new instrument to address this scourge at the global level. The adoption of the United Nations Convention
against Corruption will send a clear message that the international community is determined to prevent and control corruption. It will warn the corrupt that betrayal of the public trust will no longer be tolerated. And it will reaffirm the importance of core values such as honesty, respect for the rule of law, accountability and transparency in promoting development and making the world a better place for all.

Vì vậy tôi rất hạnh phúc vì bây giờ chúng ta có một công cụ mới để giải quyết tai họa này ở cấp độ toàn cầu. Việc thông qua Công ước của Liên Hiệp Quốc chống tham nhũng sẽ gửi một thông điệp rõ ràng rằng cộng đồng quốc tế quyết tâm ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng. Nó cảnh báo tham nhũng mà vốn phản bội lòng tin của công chúng sẽ không còn được dung thứ nữa. Và nó sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của các giá trị cốt lõi như trung thực, tôn trọng các quy định của pháp luật, trách nhiệm và minh bạch trong việc thúc đẩy phát triển và làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

The new Convention is a remarkable achievement, and it complements another landmark instrument, the United Nations Convention against Transnational Organized Crime, which entered into force just a month ago. It is balanced, strong and pragmatic, and it offers a new framework for effective action and international cooperation.

Công ước mới là một thành tích đáng kể, và nó bổ sung một công cụ mang tính bước ngoặt cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, có hiệu lực cách đây một tháng. Nó có tính cân bằng, mạnh mẽ và thực dụng, và nó cung cấp một khuôn khổ mới cho hành động hiệu quả và hợp tác quốc tế.

The Convention introduces a comprehensive set of standards, measures and rules that all countries can apply in order to strengthen their legal and regulatory regimes to fight corruption. It calls for preventive measures and the criminalization of the most prevalent forms of corruption in both public and private sectors. And it makes a major breakthrough by requiring Member States to return assets obtained through corruption to the country from which they were stolen.

Công ước giới thiệu một tập hợp toàn diện các tiêu chuẩn, biện pháp và quy tắc mà tất cả các nước có thể áp dụng để tăng cường chế độ pháp lý và quy định của họ nhằm đấu tranh chống tham nhũng. Nó kêu gọi các biện pháp phòng ngừa và hình sự hóa một số hình thức tham nhũng phổ biến nhất trong cả hai khu vực công cộng và tư nhân. Và nó tạo ra một bước đột phá lớn bằng cách yêu cầu các nước thành viên trả lại tài sản thu được do tham nhũng cho các quốc gia mà từ đó tài sản đã bị đánh cắp.

These provisions—the first of their kind—introduce a new fundamental principle, as well as a framework for stronger cooperation between States to prevent and detect corruption and to return the proceeds. Corrupt officials will in future find fewer ways to hide their illicit gains. This is a particularly important issue for many developing countries where corrupt high officials have plundered the national wealth and where new Governments badly need resources to reconstruct and rehabilitate their societies.

Những quy định này - đầu tiên thuộc loại này - giới thiệu một nguyên tắc cơ bản mới, cũng như một khuôn khổ cho sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia để ngăn chặn và phát hiện tham nhũng và trả lại tài sản. Quan chức tham nhũng trong tương lai sẽ tìm thấy ít khả năng hơn trong việc che dấu lợi nhuận bất hợp pháp của họ. Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển nơi mà các quan chức tham nhũng cao đã cướp của cải quốc gia và là nơi mà Chính phủ hết sức cần nguồn lực để tái thiết và phục hồi xã hội.

The Convention is also the result of long and difficult negotiations. Many complex issues and many concerns from different quarters had to be addressed. It was a formidable challenge to produce, in less than two years, an instrument that reflects all those concerns. All countries had to show flexibility and make concessions. But we can be proud of the result.

Công ước cũng là kết quả của cuộc đàm phán lâu dài và khó khăn. Nhiều vấn đề phức tạp và nhiều mối quan tâm từ các khu vực khác nhau đã được giải quyết. Thật là một thách thức lớn khi phải soạn thảo, trong chưa đầy hai năm, một công cụ phản ánh tất cả những mối quan tâm. Tất cả các nước phải thể hiện tính linh hoạt và nhượng bộ. Nhưng chúng ta có thể tự hào về kết quả đạt được.

Allow me to congratulate the members of the bureau of the Ad Hoc Committee for the Negotiation of a Convention against Corruption on their hard work and leadership, and to pay a special tribute to the Committee’s late Chairman, Ambassador Héctor Charry Samper of Colombia, for his wise guidance and his dedication. I am sure all here share my sorrow that he is not with us to celebrate this great success.

Cho phép tôi để chúc mừng các thành viên của Văn phòng các Uỷ ban Ad Hoc về các đàm phán của một Công ước chống tham nhũng vì công tác khóa nhọc và sự lãnh đạo của họ, và đặc biệt tưởng nhớ Cố Chủ tịch của Ủy ban, Đại sứ Hector Charry Samper người Colombia, người đã có những chỉ đạo khôn khéo và những cống hiến. Tôi chắc chắn tất cả mọi người ở đây đều chia sẻ nỗi buồn của tôi rằng ông không còn có mặt nơi đây với chúng ta để ăn mừng thành công lớn này.


The adoption of the new Convention will be a remarkable achievement. But let us be clear: it is only a beginning. We must build on the momentum achieved to ensure that the Convention enters into force as soon as possible. I urge all Member States to attend the Signing Conference in Merida, Mexico,
in December, and to ratify the Convention at the earliest possible date.

Việc thông qua Công ước mới sẽ là một thành tích đáng kể. Nhưng chúng ta phải nói rõ: đây chỉ là một sự bắt đầu. Chúng ta phải xây dựng trên đà đạt được để đảm bảo rằng Công ước có hiệu lực càng sớm càng tốt. Tôi kêu gọi tất cả các nước thành viên tham dự Hội nghị ký kết tại Merida, Mexico, trong tháng mười hai, và phê chuẩn Công ước vào ngày sớm nhất có thể.


If fully enforced, this new instrument can make a real difference to the quality of life of millions of people around the world. And by removing one of the biggest obstacles to development it can help us achieve the Millennium Development Goals. Be assured that the United Nations Secretariat, and in particular the United Nations Office on Drugs and Crime, will do whatever it can to support the efforts of States to eliminate the scourge of corruption from the face of the Earth. It is a big challenge, but I think that, together, we can make a difference.

Nếu thực thi đầy đủ, công cụ mới này có thể tạo nên  sự khác biệt thực sự cho chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Và bằng cách loại bỏ một trong những trở ngại lớn nhất đối với phát triển, nó có thể giúp chúng ta đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Hãy đảm bảo rằng Ban Thư ký Liên hợp quốc, đặc biệt là Văn phòng Ma túy và Tội phạm của Liên Hiệp Quốc, sẽ làm bất cứ điều gì có thể để hỗ trợ những nỗ lực của các nước nhằm loại bỏ các tai họa của tham nhũng ra khỏi bề mặt Trái đất. Đó là một thách thức lớn, nhưng tôi nghĩ rằng, cùng nhau, chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt.


Kofi A. Annan
Secretary-General

Kofi A. Annan
Tổng thư ký




Preamble

Lời nói đầu

The States Parties to this Convention,

Concerned about the seriousness of problems and threats posed by corruption to the stability and security of societies, undermining the institutions and values of democracy, ethical values and justice and jeopardizing sustainable development and the rule of law,

Các Quốc gia thành viên Công ước này,

Lo ngại về tính nghiêm trọng của các vấn đề do tham nhũng gây ra có thể đe dọa sự ổn định, an ninh xã hội, xâm hại các thể chế và giá trị dân chủ, các giá trị đạo đức, công lý và cản trở sự phát triển bền vững và nguyên tắc nhà nước pháp quyền,
Concerned also about the links between corruption and other forms of crime, in particular organized crime and economic crime, including money-laundering,

Lo ngại về sự liên kết giữa tham nhũng với các loại tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm có tổ chức và tội phạm kinh tế, kể cả tẩy rửa tiền,

Concerned further about cases of corruption that involve vast quantities of assets, which may constitute a substantial proportion of the resources of States, and that threaten the political stability and sustainable development of those States,

Lo ngại rằng các vụ tham nhũng liên quan đến số lượng lớn tài sản, chiếm một phần quan trọng nguồn lực của các quốc gia, và việc sử dụng sai trái nguồn lực này sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ổn định chính trị và phát triển bền vững của các nước đó,

Convinced that corruption is no longer a local matter but a transnational phenomenon that affects all societies and economies, making international cooperation to prevent and control it essential,

Nhận thức được rằng vì tham nhũng là hiện tượng hiện đang vượt qua các biên giới quốc gia và ảnh hưởng đến mọi xã hội và nền kinh tế, nên hợp tác quốc tế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát tham nhũng là yêu cầu cấp thiết,

Convinced also that a comprehensive and multidisciplinary approach is required to prevent and combat corruption effectively,

Cũng nhận thức được rằng muốn phòng, chống tham nhũng một cách có hiệu quả đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp toàn diện và đa dạng,

Convinced further that the availability of technical assistance can play an important role in enhancing the ability of States, including by strengthening capacity and by institution-building, to prevent and combat corruption effectively,

Nhận thức được rằng trợ giúp kỹ thuật có thể đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng của các quốc gia, kể cả thông qua việc tăng cường năng lực và xây dựng thể chế, để phòng, chống tham nhũng một cách có hiệu quả,

Convinced that the illicit acquisition of personal wealth can be particularly damaging to democratic institutions, national economies and the rule of law,

Nhận thức được rằng việc làm giàu cho cá nhân một cách bất hợp pháp có thể gây phương hại nghiêm trọng cho các thể chế dân chủ, các nền kinh tế quốc dân và nguyên tắc nhà nước pháp quyền,

Determined to prevent, detect and deter in a more effective manner international transfers of illicitly acquired assets and to strengthen international cooperation in asset recovery,

Quyết tâm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tham nhũng một cách có hiệu quả hơn các hành vi chuyển qua các biên giới quốc gia tài sản có được một cách bất hợp pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thu hồi tài sản,

Acknowledging the fundamental principles of due process of law in criminal proceedings and in civil or administrative proceedings to adjudicate property rights,


Thừa nhận các nguyên tắc pháp lý cơ bản trong thủ tục tố tụng hình sự, dân sự hoặc hành chính liên quan đến việc phán quyết các quyền tài sản,

Bearing in mind that the prevention and eradication of corruption is a responsibility of all States and that they must cooperate with one another, with the support and involvement of individuals and groups outside the public sector, such as civil society, non-governmental organizations and community-based organizations, if their efforts in this area are to be effective,


Ghi nhớ rằng xoá bỏ tham nhũng là trách nhiệm của các quốc gia và các quốc gia phải hợp tác với nhau với sự ủng hộ và tham gia của các cá nhân và các nhóm ngoài khu vực công như xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng nếu nỗ lực của họ trong lĩnh vực này có hiệu quả,

Bearing also in mind the principles of proper management of public affairs and public property, fairness, responsibility and equality before the law and the need to safeguard integrity and to foster a culture of rejection of corruption,

Cũng ghi nhận các nguyên tắc về việc quản lý đúng đắn việc công, tài sản công, sự công bằng, trách nhiệm và bình đẳng trước pháp luật cũng như sự cần thiết phải bảo đảm tính liêm chính và tăng cường văn hoá chống tham nhũng,

Commending the work of the Commission on Crime Prevention and Criminal Justice and the United Nations Office on Drugs and Crime in preventing and
combating corruption,

Biểu dương công việc của Uỷ ban về Phòng chống tội phạm và Tư pháp hình sự    Văn phòng về Ma tuý và Tội phạm của Liên hợp quốc,

Recalling the work carried out by other international and regional organizations in this field, including the activities of the African Union, the Council of Europe, the Customs Cooperation Council (also known as the World Customs Organization), the European Union, the League of Arab States, the Organisation for Economic Cooperation and Development and the Organization of American States,

Biểu dương công việc của các tổ chức quốc tế và khu vực khác trong lĩnh vực này, trong đó có các hoạt động của Liên minh châu Phi, Hội đồng châu Âu, Hội đồng hợp tác hải quan, (cũng được biết đến là Tổ chức Hải quan thế giới), Liên hiệp châu Âu, Liên minh các nước Ả rập, Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế và Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ,

Taking note with appreciation of multilateral instruments to prevent and combat corruption, including, inter alia, the Inter-American Convention against Corruption, adopted by the Organization of American States on 29 March 1996,1 the Convention on the Fight against Corruption involving Officials of the European Communities or Officials of Member States of the European Union, adopted by the Council of the European Union on 26 May 1997,2 the Convention on Combating Bribery of Foreign Public Officials in International Business Transactions, adopted by the Organisation for Economic Cooperation and Development on 21 November 1997,3 the Criminal Law Convention on Corruption, adopted by the Committee of Ministers of the Council of Europe on 27 January 1999,4 the Civil Law Convention on Corruption, adopted by the Committee of Ministers of the Council of Europe on 4 November 1999,5 and the African Union Convention on Preventing and Combating Corruption, adopted by the Heads of State and Government of the African Union on 12 July 2003,

Hoan nghênh các sáng kiến đa phương về chống tham nhũng, trong đó có Công ước liên châu Mỹ về chống tham nhũng do Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ thông qua ngày 29/3/1996, Công ước chống tham nhũng liên quan đến công chức của các nước châu Âu và công chức của các Quốc gia thành viên trong Liên hiệp châu Âu do Hội đồng Liên hiệp châu Âu thông qua ngày 26/5/1997, Công ước chống hối lộ công chức nước ngoài trong giao dịch kinh doanh do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế thông qua ngày 21/11/1977, Công ước luật hình sự về tham nhũng do Uỷ ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu thông qua ngày 27/1/1999, Công ước luật dân sự về tham nhũng do Uỷ ban Bộ trưởng của Hội đồng châu Âu thông qua ngày 4/11/1999, Công ước của Liên minh các nước châu Phi về phòng, chống tham nhũng do các nguyên thủ quốc gia Liên minh châu Phi thông qua ngày 12/7/2003,

Welcoming the entry into force on 29 September 2003 of the United Nations Convention against Transnational Organized Crime,6

Have agreed as follows:

Hoan nghênh Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đã có hiệu lực từ ngày 29/9/2003,

Đã thỏa thuận như sau:

Chapter I General provisions

Chương I Những quy định chung

Article 1
Statement of purpose

The purposes of this Convention are:

(a) To promote and strengthen measures to prevent and combat corruption more efficiently and effectively;
(b) To promote, facilitate and support international cooperation and technical assistance in the prevention of and fight against corruption, including in asset recovery;
(c) To promote integrity, accountability and proper management of public affairs and public property.

Điều 1
Mục đích

Mục đích của Công ước này là:

(a) Thúc đẩy và tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu lực và hiệu quả hơn;
(b) Thúc đẩy, tạo điều kiện và hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả việc thu hồi tài sản;
(c) Thúc đẩy tính liêm chính, chế độ trách nhiệm và việc quản lý đúng đắn việc công và tài sản công.

1 See E/1996/99.
2 Official Journal of the European Communities, C 195, 25 June 1997.
3 See Corruption and Integrity Improvement Initiatives in Developing Countries (United Nations publication, Sales No. E.98.III.B.18).
4 Council of Europe, European Treaty Series, No. 173.
5 Ibid., No. 174.
6 General Assembly resolution 55/25, annex I.


Article 2
Use of terms

For the purposes of this Convention:

(a) “Public official” shall mean: (i) any person holding a legislative, executive, administrative or judicial office of a State Party, whether appointed or elected, whether permanent or temporary, whether paid or unpaid, irrespective of that person’s seniority; (ii) any other person who performs a public function, including for a public agency or public enterprise, or provides a public service, as defined in the domestic law of the State Party and as applied in the pertinent area of law of that State Party; (iii) any other person defined as a “public official” in the domestic law of a State Party. However, for the purpose of some specific measures contained in chapter II of this Convention, “public official” may mean any person who performs a public function or provides a public service as defined in the domestic law of the State Party and as applied in the pertinent area of law of that State Party;
(b) “Foreign public official” shall mean any person holding a legislative, executive, administrative or judicial office of a foreign country, whether appointed
or elected; and any person exercising a public function for a foreign country, including for a public agency or public enterprise;
(c) “Official of a public international organization” shall mean an international civil servant or any person who is authorized by such an organization to act on behalf of that organization;
(d) “Property” shall mean assets of every kind, whether corporeal or incorporeal, movable or immovable, tangible or intangible, and legal documents or instruments evidencing title to or interest in such assets;
(e) “Proceeds of crime” shall mean any property derived from or obtained, directly or indirectly, through the commission of an offence;
(f) “Freezing” or “seizure” shall mean temporarily prohibiting the transfer, conversion, disposition or movement of property or temporarily assuming custody or control of property on the basis of an order issued by a court or other competent authority;
(g) “Confiscation”, which includes forfeiture where applicable, shall mean the permanent deprivation of property by order of a court or other competent authority;
(h) “Predicate offence” shall mean any offence as a result of which proceeds have been generated that may become the subject of an offence as defined in
article 23 of this Convention;
(i) “Controlled delivery” shall mean the technique of allowing illicit or suspect consignments to pass out of, through or into the territory of one or more States, with the knowledge and under the supervision of their competent authorities, with a view to the investigation of an offence and the identification of persons involved in the commission of the offence.

Điều 2
Định nghĩa

Trong Công ước này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
(a) “Công chức” là: (i)  bất kỳ người nào giữ chức vụ về lập pháp, hành chính hoặc tư pháp tại Quốc gia thành viên bất kể là do bầu hay bổ nhiệm, làm việc thường xuyên hay không thường xuyên, được trả lương hay không được trả lương, bất kể thâm niên công tác của người đó; (ii) bất kỳ người nào thực hiện chức năng công, kể cả cho cơ quan hay doanh nghiệp công, hoặc cung ứng dịch vụ theo quy định trong pháp luật quốc gia của quốc gia hữu quan và được áp dụng trong lĩnh vực pháp luật liên quan của quốc gia đó; (iii) bất kỳ người nào được định nghĩa là “công chức” trong nội luật của một quốc gia. Tuy nhiên, đối với một số biện pháp cụ thể quy định trong Chương II của Công ước này, “công chức” có thể nghĩa là bất kỳ người nào thực hiện chức năng công hay cung ứng dịch vụ công như được định nghĩa trong pháp luật quốc gia và được áp dụng trong lĩnh vực pháp luật liên quan của quốc gia đó;
(b) “Công chức nước ngoài” là bất kỳ người nào giữ một chức vụ về lập pháp, hành pháp, hành chính hay tư pháp của một nước ngoài, bất kể do bầu hay được bổ nhiệm; và bất kỳ người nào thực hiện một chức năng công cho một nước ngoài, kể cả cho cơ quan hay doanh nghiệp công;
(c) “Công chức của tổ chức quốc tế công” là công chức dân sự quốc tế hoặc bất kỳ người nào khác được một tổ chức quốc tế hoạt động công uỷ quyền hoạt động nhân danh tổ chức đó;
 (d) “Tài sản” là mọi loại của cải, cụ thể hay không cụ thể, dịch chuyển được hay không dịch chuyển được, hữu hình hay vô hình, và giấy tờ pháp lý hay những thứ là bằng chứng về quyền sở hữu hoặc lợi ích trên tài sản đó;
(e) “Tài sản do phạm tội mà có” là mọi tài sản có nguồn gốc hay được thủ đắc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc thực hiện một tội phạm;
 (f) “Phong toả” hay “tạm giữ” là tạm thời cấm việc chuyển nhượng, biến đổi, định đoạt hay dịch chuyển tài sản hoặc tạm thời quản lý hay kiểm soát tài sản theo lệnh của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
 (g) “Tịch thu” là vĩnh viễn tước đi tài sản theo lệnh của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
(h) “Tội phạm gốc” là bất kỳ tội phạm nào mà tài sản có được từ tội phạm đó có thể trở thành đối tượng của một tội phạm được quy định tại Điều 23 của Công ước này;
(i) “Chuyển giao có kiểm soát” là kỹ thuật cho phép hàng hoá bất hợp pháp hoặc nghi vấn được vận chuyển ra khỏi, đi qua hoặc vào lãnh thổ của một hoặc nhiều nước, với sự nhận thức và dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của các nước đó, nhằm điều tra hành vi  phạm tội và xác định những người liên quan đến việc thực hiện hành vi phạm tội này.

Article 3
Scope of application

1. This Convention shall apply, in accordance with its terms, to the prevention, investigation and prosecution of corruption and to the freezing, seizure, confiscation and return of the proceeds of offences established in accordance with this Convention.
2. For the purposes of implementing this Convention, it shall not be necessary, except as otherwise stated herein, for the offences set forth in it to result in damage or harm to state property.

Điều 3
Phạm vi áp dụng

1. Công ước này, theo các điều khoản của nó, được áp dụng đối với việc phòng ngừa, điều tra, truy tố tham nhũng và việc phong toả, tạm giữ, tịch thu và hoàn trả tài sản có được do phạm các tội được quy định theo Công ước này.
2. Vì mục đích thực hiện Công ước này, không cần điều kiện các tội phạm nói trên phải gây thiệt hại đối với tài sản nhà nước, trừ trường hợp trong Công ước có quy định khác.

Article 4
Protection of sovereignty

1. States Parties shall carry out their obligations under this Convention in a manner consistent with the principles of sovereign equality and territorial integrity of States and that of non-intervention in the domestic affairs of other States.
2. Nothing in this Convention shall entitle a State Party to undertake in the territory of another State the exercise of jurisdiction and performance of functions that are reserved exclusively for the authorities of that other State by its domestic law.

Điều 4
Bảo vệ chủ quyền quốc gia

1. Các quốc gia thành viên Công ước này thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của Công ước theo cách thức phù hợp với các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
2. Không điều khoản nào trong Công ước này cho phép quốc gia thành viên thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác quyền tài phán và chức năng thuộc thẩm quyền tuyệt đối của quốc gia này theo nội luật của mình.

Chapter II
Preventive measures

Article 5
Preventive anti-corruption policies and practices

1. Each State Party shall, in accordance with the fundamental principles of its legal system, develop and implement or maintain effective, coordinated anticorruption policies that promote the participation of society and reflect the principles of the rule of law, proper management of public affairs and public property, integrity, transparency and accountability.

2. Each State Party shall endeavour to establish and promote effective practices aimed at the prevention of corruption.

3. Each State Party shall endeavour to periodically evaluate relevant legal instruments and administrative measures with a view to determining their adequacy to prevent and fight corruption.

4. States Parties shall, as appropriate and in accordance with the fundamental principles of their legal system, collaborate with each other and with relevant international and regional organizations in promoting and developing the measures referred to in this article. That collaboration may include participation in international programmes and projects aimed at the prevention of corruption.

Chương II
Các biện pháp phòng ngừa

Điều 5
Chính sách và hành động phòng chống tham nhũng

1. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, xây dựng và thực hiện hoặc duy trì các chính sách chống tham nhũng hiệu quả và có tính phối hợp. Những chính sách này phải thúc đẩy sự tham gia của xã hội và thể hiện nguyên tắc nhà nước pháp quyền, quản lý đúng đắn việc công và tài sản công, tính liêm khiết, minh bạch và trách nhiệm.

2. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước nỗ lực tạo dựng và tăng cường những hành động hữu hiệu nhằm mục đích phòng ngừa tham nhũng.

3. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước nỗ lực đánh giá định kỳ các công cụ pháp lý và biện pháp hành chính nhằm xác định xem chúng đã đầy đủ chưa để phục vụ cho việc phòng ngừa và chống tham nhũng.

4. Các quốc gia thành viên của Công ước, khi thích hợp và trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật pháp nước mình, hợp tác với nhau và với các tổ chức khu vực và quốc tế hữu quan trong việc thúc đẩy và xây dựng các biện pháp nói tại Điều này. Sự hợp tác đó phải bao gồm việc tham gia vào các chương trình và dự án quốc tế về phòng ngừa tham nhũng.


Article 6

Preventive anti-corruption body or bodies

1. Each State Party shall, in accordance with the fundamental principles of its legal system, ensure the existence of a body or bodies, as appropriate, that prevent corruption by such means as:
(a) Implementing the policies referred to in article 5 of this Convention and, where appropriate, overseeing and coordinating the implementation of those policies;
(b) Increasing and disseminating knowledge about the prevention of corruption.

Điều 6

Cơ quan phòng chống tham nhũng

1. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, đảm bảo sự tồn tại, khi thích hợp, một cơ quan hoặc một số cơ quan phòng ngừa tham nhũng bằng các biện pháp như:
(a) Thi hành các chính sách nói tại Điều 5 của Công ước này, và khi thích hợp, giám sát và phối hợp việc thi hành những chính sách đó;
 (b) Nâng cao và phổ biến kiến thức về công tác phòng ngừa tham nhũng;
2. Each State Party shall grant the body or bodies referred to in paragraph 1 of this article the necessary independence, in accordance with the fundamental principles of its legal system, to enable the body or bodies to carry out its or their functions effectively and free from any undue influence. The necessary material resources and specialized staff, as well as the training that such staff may require to
carry out their functions, should be provided.

2. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước dành cho các cơ quan nói tại khoản 1 Điều này sự độc lập cần thiết trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình nhằm giúp cho những cơ quan này có thể thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả và không chịu bất kỳ sự can thiệp trái pháp luật nào. Cần phải cung cấp phương tiện vật chất và đội ngũ cán bộ chuyên trách cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ này để họ có thể thực hiện tốt chức năng của mình.

3. Each State Party shall inform the Secretary-General of the United Nations of the name and address of the authority or authorities that may assist other States Parties in developing and implementing specific measures for the prevention of corruption.

3. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước thông báo cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc tên và địa chỉ của một hoặc nhiều cơ quan có thẩm quyền có thể hỗ trợ các quốc gia thành viên khác trong việc phát triển và thi hành các biện pháp cụ thể phòng ngừa tham nhũng.

Article 7

Public sector

1. Each State Party shall, where appropriate and in accordance with the fundamental principles of its legal system, endeavour to adopt, maintain and strengthen systems for the recruitment, hiring, retention, promotion and retirement of civil servants and, where appropriate, other non-elected public officials:


Điều 7

Khu vực công

1. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước, khi thích hợp và phù hợp với với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, nỗ lực ban hành, duy trì và củng cố chế độ tuyển dụng, thuê, sử dụng, đề bạt và hưu trí đối với công chức, và khi thích hợp, đối với cả những công chức không do bầu cử khác:


(a) That are based on principles of efficiency, transparency and objective criteria such as merit, equity and aptitude;
(b) That include adequate procedures for the selection and training of individuals for public positions considered especially vulnerable to corruption and the rotation, where appropriate, of such individuals to other positions;
(c) That promote adequate remuneration and equitable pay scales, taking into account the level of economic development of the State Party;
(d) That promote education and training programmes to enable them to meet the requirements for the correct, honourable and proper performance of public functions and that provide them with specialized and appropriate training to enhance their awareness of the risks of corruption inherent in the performance of their functions. Such programmes may make reference to codes or standards of conduct in applicable areas.

(a) Dựa trên các nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và tiêu chí khách quan như khả năng xuất sắc, công minh và năng lực;
(b) Bao gồm quy trình thích hợp cho việc lựa chọn, đào tạo cá nhân vào những vị trí được coi là rất dễ nảy sinh tham nhũng, và cho việc luân chuyển, khi thích hợp, các cá nhân đó sang những vị trí khác;
(c) Tăng cường việc thưởng thoả đáng và trả lương công bằng, có xét tới mức độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia thành viên;
(d) Đẩy mạnh các chương trình giáo dục và đào tạo công chức nhằm giúp họ đáp ứng được những yêu cầu về tính chính xác, sự chính trực và đúng đắn khi thực hiện chức năng công, đồng thời có khóa đào tạo chuyên sâu và phù hợp nhằm tăng cường nhận thức của công chức về nguy cơ tham nhũng cố hữu khi thực thi nhiệm vụ của mình. Những chương trình đào tạo này có thể đề cập đến những quy tắc và chuẩn mực xử sự ở những nơi có áp dụng.

2. Each State Party shall also consider adopting appropriate legislative and administrative measures, consistent with the objectives of this Convention and in accordance with the fundamental principles of its domestic law, to prescribe criteria concerning candidature for and election to public office.

2. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước cũng xem xét áp dụng các biện pháp lập pháp và hành chính thích hợp, trên cơ sở phù hợp với các mục tiêu của Công ước và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, nhằm đưa ra những tiêu chuẩn về ứng cử và bầu cử vào các chức vụ công.

3. Each State Party shall also consider taking appropriate legislative and administrative measures, consistent with the objectives of this Convention and in accordance with the fundamental principles of its domestic law, to enhance transparency in the funding of candidatures for elected public office and, where applicable, the funding of political parties.

3. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước cũng xem xét áp dụng các biện pháp lập pháp và hành chính thích hợp, trên cơ sở phù hợp với các mục tiêu của Công ước và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, nhằm tăng cường sự minh bạch về tài trợ cho các ứng cử viên vào các chức vụ công, và nếu phù hợp, cả việc tài trợ cho các đảng chính trị.

4. Each State Party shall, in accordance with the fundamental principles of its domestic law, endeavour to adopt, maintain and strengthen systems that promote transparency and prevent conflicts of interest.
4. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, nỗ lực ban hành, duy trì và củng cố các cơ chế tăng cường minh bạch và phòng ngừa xung đột lợi ích.

Article 8
Codes of conduct for public officials

1. In order to fight corruption, each State Party shall promote, inter alia, integrity, honesty and responsibility among its public officials, in accordance with the fundamental principles of its legal system.
2. In particular, each State Party shall endeavour to apply, within its own institutional and legal systems, codes or standards of conduct for the correct, honourable and proper performance of public functions.

Điều 8
Quy tắc ứng xử cho công chức

1. Nhằm đấu tranh chống tham nhũng, mỗi quốc gia thành viên của Công ước thúc đẩy, cùng những tiêu chuẩn khác, sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong đội ngũ công chức nước mình trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc gia.
2. Đặc biệt, mỗi quốc gia thành viên của Công ước nỗ lực áp dụng, trong khuôn khổ hệ thống pháp luật và thể chế nước mình, những quy tắc hoặc chuẩn mực xử sự để đảm bảo việc thực hiện chức năng công được chính xác, chính trực và đúng đắn.

3. For the purposes of implementing the provisions of this article, each State Party shall, where appropriate and in accordance with the fundamental
principles of its legal system, take note of the relevant initiatives of regional, interregional and multilateral organizations, such as the International Code of Conduct for Public Officials contained in the annex to General Assembly resolution 51/59 of 12 December 1996.

3. Để thi hành những quy định của Điều này, các quốc gia thành viên của Công ước - khi thích hợp và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình - xem xét đến các sáng kiến tương ứng của các tổ chức khu vực, quốc tế và đa phương, chẳng hạn như Quy tắc Xử sự quốc tế dành cho Công chức có trong phụ chương của Nghị quyết 51/59 ngày 12/12/1996 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc.

4. Each State Party shall also consider, in accordance with the fundamental principles of its domestic law, establishing measures and systems to facilitate the reporting by public officials of acts of corruption to appropriate authorities, when such acts come to their notice in the performance of their functions.

4. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, cũng cần xem xét đề ra các biện pháp và cơ chế hỗ trợ công chức báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền về các hành vi tham nhũng mà họ phát hiện được trong khi thi hành công vụ.

5. Each State Party shall endeavour, where appropriate and in accordance with the fundamental principles of its domestic law, to establish measures and systems requiring public officials to make declarations to appropriate authorities regarding, inter alia, their outside activities, employment, investments, assets and substantial gifts or benefits from which a conflict of interest may result with respect to their functions as public officials.

5. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước, khi thích hợp và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, nỗ lực đề ra các biện pháp và cơ chế yêu cầu công chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền về, cùng với những thứ khác, những hoạt động bên ngoài, công việc, các khoản đầu tư bên ngoài hay tài sản và quà tặng, những thứ mà có thể gây xung đột lợi ích khi họ thực hiện nhiệm vụ công.
6. Each State Party shall consider taking, in accordance with the fundamental principles of its domestic law, disciplinary or other measures against
public officials who violate the codes or standards established in accordance with this article.

6. Các quốc gia thành viên của Công ước trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình xem xét áp dụng các biện pháp kỷ luật hoặc các biện pháp khác đối với những công chức vi phạm quy tắc hoặc tiêu chuẩn được xây dựng theo Điều này.

Article 9
Public procurement and management of public finances

1. Each State Party shall, in accordance with the fundamental principles of its legal system, take the necessary steps to establish appropriate systems of procurement, based on transparency, competition and objective criteria in decision-making, that are effective, inter alia, in preventing corruption. Such systems, which may take into account appropriate threshold values in their application, shall address, inter alia:

Điều 9
Mua sắm công và quản lý tài chính công

1. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp với luật pháp nước mình, tiến hành các bước đi cần thiết để xây dựng được các cơ chế mua sắm phù hợp dựa trên sự minh bạch, cạnh tranh và tiêu chí khách quan trong khâu ra quyết định, giúp phòng ngừa tham nhũng có hiệu quả. Những cơ chế này có thể tính đến các ngưỡng giá trị khi áp dụng, để điều chỉnh các vấn đề sau, cùng các vấn đề khác:

(a) The public distribution of information relating to procurement procedures and contracts, including information on invitations to tender and relevant or pertinent information on the award of contracts, allowing potential tenderers sufficient time to prepare and submit their tenders;

(a) Thông báo công khai về thủ tục mua sắm và hợp đồng mua sắm, trong đó có cả thông tin về mời thầu và thông tin thích hợp về trao thầu, để các nhà thầu tiềm năng có đủ thời gian để chuẩn bị và nộp hồ sơ thầu;

(b) The establishment, in advance, of conditions for participation, including selection and award criteria and tendering rules, and their publication;
(c) The use of objective and predetermined criteria for public procurement decisions, in order to facilitate the subsequent verification of the correct application
of the rules or procedures;
(b) Đưa ra trước điều kiện tham gia thầu, kể cả tiêu chuẩn chọn và trao thầu và các quy định về đấu thầu, xuất bản thành sách những điều kiện này;
(c) Áp dụng những tiêu chuẩn khách  quan và định trước đối với việc quyết định mua sắm, nhằm hỗ trợ cho việc xác minh sau này xem liệu việc mua sắm đó có áp dụng đúng quy định về mua sắm hay không;

(d) An effective system of domestic review, including an effective system of appeal, to ensure legal recourse and remedies in the event that the rules or procedures established pursuant to this paragraph are not followed;
(e) Where appropriate, measures to regulate matters regarding personnel responsible for procurement, such as declaration of interest in particular public procurements, screening procedures and training requirements.

(d) Cơ chế xem xét lại hữu hiệu, trong đó có cơ chế kháng nghị hữu hiệu, nhằm đảm bảo quyền truy đòi và khắc phục hợp pháp trong trường hợp các quy định hay quy trình mua sắm ban hành theo khoản này không được tuân thủ;
(e) Khi thích hợp, bao gồm cả các biện pháp để điều chỉnh những vấn đề về cán bộ chịu trách nhiệm mua sắm, chẳng hạn như kê khai lợi ích trong các lần mua sắm công đặc biệt, trình tự giám sát và yêu cầu về đào tạo.



2. Each State Party shall, in accordance with the fundamental principles of its legal system, take appropriate measures to promote transparency and accountability in the management of public finances. Such measures shall encompass, inter alia:

2. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm tăng cường minh bạch và trách nhiệm trong quản lý tài chính công. Những biện pháp này, trong số những biện pháp khác, bao gồm:


(a) Procedures for the adoption of the national budget;
(b) Timely reporting on revenue and expenditure;
(c) A system of accounting and auditing standards and related oversight;
(d) Effective and efficient systems of risk management and internal control; and
(e) Where appropriate, corrective action in the case of failure to comply with the requirements established in this paragraph.

(a) Thủ tục thông qua ngân sách quốc gia;
(b) Báo cáo kịp thời về thu và chi;
(c) Cơ chế quy định các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán, và các cơ chế giám sát có liên quan khác;
(d) Cơ chế quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ có hiệu lực, hiệu quả; và
(e) Khi thích hợp, hoạt động sửa sai trong trường hợp không tuân thủ những yêu cầu theo quy định của khoản này.
3. Each State Party shall take such civil and administrative measures as may be necessary, in accordance with the fundamental principles of its domestic law, to preserve the integrity of accounting books, records, financial statements or other documents related to public expenditure and revenue and to prevent the falsification of such documents.

3. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước thực hiện các biện pháp hành chính và dân sự thích hợp, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, nhằm đảm bảo sự minh bạch của sổ sách kế toán, chứng từ, báo cáo tài chính hoặc các tài liệu khác liên quan đến thu, chi công, và phòng ngừa hành vi giả mạo những tài liệu này.

Article 10
Public reporting

Taking into account the need to combat corruption, each State Party shall, in accordance with the fundamental principles of its domestic law, take such measures as may be necessary to enhance transparency in its public administration, including with regard to its organization, functioning and decision-making processes, where appropriate. Such measures may include, inter alia:
Điều 10
Báo cáo công khai

Xét đến sự cần thiết phải đấu tranh chống tham nhũng, mỗi quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, áp dụng các biện pháp cần thiết để tăng cường minh bạch trong quản lý hành chính công, khi cần thiết kể cả trong hoạt động tổ chức, thực hiện chức năng và ra quyết định. Các biện pháp đó, ngoài các biện pháp khác, bao gồm:

(a) Adopting procedures or regulations allowing members of the general public to obtain, where appropriate, information on the organization, functioning and decision-making processes of its public administration and, with due regard for the protection of privacy and personal data, on decisions and legal acts that concern members of the public;



(a) Ban hành những trình tự thủ tục hoặc quy định cho phép công chúng, khi thích hợp, có được thông tin về việc tổ chức, thực hiện chức năng và ra quyết định của các cơ quan hành chính của họ, mà sự riêng tư và thông tin cá nhân vẫn được bảo vệ, và thông tin về những quyết định và hành vi pháp lý liên quan đến công chúng;

(b) Simplifying administrative procedures, where appropriate, in order to facilitate public access to the competent decision-making authorities; and
(c) Publishing information, which may include periodic reports on the risks of corruption in its public administration.
(b) Đơn giản hóa thủ tục hành chính ở những khâu thích hợp nhằm tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận với cơ quan ra quyết định có thẩm quyền;
(c) Xuất bản thông tin, có thể bao gồm báo cáo định kỳ, về nguy cơ tham nhũng trong các cơ quan hành chính nước mình.

Article 11
Measures relating to the judiciary and prosecution services

1. Bearing in mind the independence of the judiciary and its crucial role in combating corruption, each State Party shall, in accordance with the fundamental principles of its legal system and without prejudice to judicial independence, take measures to strengthen integrity and to prevent opportunities for corruption among members of the judiciary. Such measures may include rules with respect to the conduct of members of the judiciary.

Điều 11
Các biện pháp liên quan đến hoạt động truy tố và xét xử

1. Luôn ghi nhớ sự độc lập và vai trò quan trọng của hoạt động xét xử trong đấu tranh chống tham nhũng, mỗi quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình và không ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động xét xử, áp dụng các biện pháp tăng cường tính liêm khiết cho cán bộ toà án và phòng ngừa những cơ hội tham nhũng đến với họ. Những biện pháp này có thể bao gồm việc ban hành bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ toà án.

2. Measures to the same effect as those taken pursuant to paragraph 1 of this article may be introduced and applied within the prosecution service in those States Parties where it does not form part of the judiciary but enjoys independence similar to that of the judicial service.

2. Những biện pháp có tác dụng tương tự được áp dụng theo khoản 1 của Điều này có thể được ban hành và áp dụng trong cơ quan công tố ở những quốc gia thành viên mà cơ quan công tố không trực thuộc hệ thống toà án mà có vị trí độc lập như hệ thống toà án.

Article 12
Private sector

1. Each State Party shall take measures, in accordance with the fundamental principles of its domestic law, to prevent corruption involving the private sector, enhance accounting and auditing standards in the private sector and, where appropriate, provide effective, proportionate and dissuasive civil, administrative or criminal penalties for failure to comply with such measures.

Điều 12
Khu vực tư

1. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng liên quan đến khu vực tư, tăng cường các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán trong khu vực tư và, khi thích hợp, ban hành những chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự  có hiệu lực, công bằng và có tính răn đe đối với những hành vi không tuân thủ các biện pháp này.

2. Measures to achieve these ends may include, inter alia:
(a) Promoting cooperation between law enforcement agencies and relevant private entities;
(b) Promoting the development of standards and procedures designed to safeguard the integrity of relevant private entities, including codes of conduct for the correct, honourable and proper performance of the activities of business and all relevant professions and the prevention of conflicts of interest, and for the promotion of the use of good commercial practices among businesses and in the contractual relations of businesses with the State;

2. Những biện pháp để đạt được mục đích này, ngoài những biện pháp khác, bao gồm:
(a) Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các tổ chức tư nhân tương ứng;
(b) Tăng cường phát triển các chuẩn mực và quy trình bảo vệ sự liêm khiết của các tổ chức tư nhân tương ứng, trong đó có quy tắc ứng xử cho hoạt động kinh doanh chính xác, chính trực và đúng đắn và cho tất cả các nghề nghiệp tương ứng, đồng thời thúc đẩy công tác phòng ngừa xung đột lợi ích, thúc đẩy nhân rộng các hành vi thương mại tốt trong hoạt động kinh doanh và trong quan hệ hợp đồng thương mại với quốc gia đó;

(c) Promoting transparency among private entities, including, where appropriate, measures regarding the identity of legal and natural persons involved in the establishment and management of corporate entities;
(d) Preventing the misuse of procedures regulating private entities, including procedures regarding subsidies and licences granted by public authorities for commercial activities;

(c) Thúc đẩy minh bạch giữa các tổ chức tư nhân, khi thích hợp áp dụng cả các biện pháp nhận dạng thể nhân và pháp nhân tham gia thành lập và quản lý công ty;
(d) Phòng ngừa sai phạm từ việc lạm dụng trình tự thủ tục điều chỉnh tổ chức tư nhân, trong đó có thủ tục trợ cấp và cấp phép mà cơ quan chức năng áp dụng cho các hoạt động thương mại;
(e) Preventing conflicts of interest by imposing restrictions, as appropriate and for a reasonable period of time, on the professional activities of former public officials or on the employment of public officials by the private sector after their resignation or retirement, where such activities or employment relate directly to the functions held or supervised by those public officials during their tenure;

(e) Phòng ngừa xung đột lợi ích bằng cách cấm, khi thấy phù hợp và trong một thời gian hợp lý, những người đã từng là công chức thực hiện các hoạt động nghề nghiệp hoặc cấm khu vực tư nhân tuyển dụng công chức vào làm việc sau khi họ đã từ chức hoặc về hưu nếu các hoạt động nghề nghiệp hoặc việc tuyển dụng đó có liên quan trực tiếp đến chức năng mà công chức này đảm nhiệm hoặc giám sát trong thời gian làm việc cho Nhà nước.

(f) Ensuring that private enterprises, taking into account their structure and size, have sufficient internal auditing controls to assist in preventing and detecting acts of corruption and that the accounts and required financial statements of such private enterprises are subject to appropriate auditing and certification procedures.

(f) Đảm bảo các doanh nghiệp tư nhân, trên cơ sở xét đến cơ cấu tổ chức và quy mô của mình, có chế độ kiểm soát kiểm toán nội bộ nhằm phòng ngừa và phát hiện hành vi tham nhũng; đảm bảo các tài khoản và các báo cáo tài chính cần thiết của những doanh nghiệp này tuân thủ các quy trình thích hợp về kiểm toán và chứng nhận.

3. In order to prevent corruption, each State Party shall take such measures as may be necessary, in accordance with its domestic laws and regulations regarding the maintenance of books and records, financial statement disclosures and accounting and auditing standards, to prohibit the following acts carried out for the purpose of committing any of the offences established in accordance with this Convention:

3. Nhằm mục đích phòng ngừa tham nhũng, mỗi Quốc gia thành viên của Công ước tiến hành các biện pháp cần thiết phù hợp với luật pháp và quy định của nước mình về duy trì sổ sách, chứng từ, công khai báo cáo tài chính và tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán nhằm cấm những hành vi sau đây được thực hiện nhằm mục đích phạm bất kỳ tội nào trong những tội được quy định theo Công ước này:

(a) The establishment of off-the-books accounts;
(b) The making of off-the-books or inadequately identified transactions;
(c) The recording of non-existent expenditure;
(d) The entry of liabilities with incorrect identification of their objects;
(e) The use of false documents; and
(f) The intentional destruction of bookkeeping documents earlier than foreseen by the law.
(a) Lập tài khoản ngoài sổ sách;
(b) Tiến hành giao dịch ngoài sổ sách hoặc giao dịch không được xác minh thoả đáng;
(c) Lập chứng từ khống;
(d) Đưa vào sổ sách những khoản nợ mà xác định sai đối tượng nợ;
(e) Dùng giấy tờ, chứng từ giả; và
(f) Cố tình huỷ tài liệu sổ sách trước thời hạn do pháp luật quy định.

4. Each State Party shall disallow the tax deductibility of expenses that constitute bribes, the latter being one of the constituent elements of the offences established in accordance with articles 15 and 16 of this Convention and, where appropriate, other expenses incurred in furtherance of corrupt conduct.

4. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước không cho phép việc khấu trừ thuế đối với các khoản chi tiêu là tiền hối lộ, mà khoản tiền hối lộ này là một trong những yếu tố cấu thành các tội phạm được quy định theo Điều 15 và Điều 16 của Công ước này, và khi thích hợp, đối với cả các khoản chi tiêu khác phát sinh khi tiếp tục hành vi tham nhũng.

Article 13
Participation of society

1. Each State Party shall take appropriate measures, within its means and in accordance with fundamental principles of its domestic law, to promote the active participation of individuals and groups outside the public sector, such as civil society, non-governmental organizations and community-based organizations, in the prevention of and the fight against corruption and to raise public awareness regarding the existence, causes and gravity of and the threat posed by corruption. This participation should be strengthened by such measures as:
Điều 13
Tham gia của xã hội

1. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước, trong khả năng có thể và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, áp dụng các biện pháp thích hợp, nhằm thúc đẩy sự tham gia chủ động của các cá nhân và tổ chức ngoài khu vực công như xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng, vào công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; và nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về sự tồn tại, nguyên nhân và tính chất nghiêm trọng cũng như sự đe doạ của tham nhũng. Sự tham gia đó cần được tăng cường thông qua các biện pháp như:

(a) Enhancing the transparency of and promoting the contribution of the public to decision-making processes;
(b) Ensuring that the public has effective access to information;
(c) Undertaking public information activities that contribute to non-tolerance of corruption, as well as public education programmes, including school and
university curricula;

(a) Tăng cường tính minh bạch trong các quy trình ra quyết định, thúc đẩy đóng góp của công chúng vào các quy trình ra quyết định;
(b) Đảm bảo cho công chúng được tiếp cận thông tin một cách hiệu quả;
(c) Tổ chức các hoạt động thông tin cho công chúng góp phần đấu tranh không khoan nhượng chống tham nhũng, cũng như các chương trình giáo dục công chúng, bao gồm cả chương trình giảng dạy trong nhà trường và trường đại học.

(d) Respecting, promoting and protecting the freedom to seek, receive, publish and disseminate information concerning corruption. That freedom may be subject to certain restrictions, but these shall only be such as are provided for by law and are necessary:
(i) For respect of the rights or reputations of others;

(ii) For the protection of national security or ordre public or of public health or morals.

(d) Tôn trọng, tăng cường và bảo vệ sự tự do tìm kiếm, nhận, xuất bản và tuyên truyền thông tin về tham nhũng. Sự tự do đó có thể cũng có một số giới hạn nhất định, nhưng những giới hạn đó phải được pháp luật quy định và phải là cần thiết để:
(i) Tôn trọng quyền và uy tín của người khác;
(ii) Bảo vệ an ninh quốc gia hay trật tự xã hội hay sức khoẻ cộng đồng hay giá trị đạo đức.
2. Each State Party shall take appropriate measures to ensure that the relevant anti-corruption bodies referred to in this Convention are known to the public and shall provide access to such bodies, where appropriate, for the reporting, including anonymously, of any incidents that may be considered to constitute an offence established in accordance with this Convention.

2. Mỗi quốc gia thành viên của Công ước tiến hành các biện pháp thích hợp đảm bảo công chúng biết đến các cơ quan chống tham nhũng nêu trong Công ước này và phải cho phép tiếp cận với các cơ quan này khi thích hợp để công chúng có thể thông báo, kể cả dưới hình thức nặc danh, về bất kỳ sự kiện nào có thể được coi là cấu thành một tội phạm được quy định theo Công ước này.

Article 14
Measures to prevent money-laundering

1. Each State Party shall:
(a) Institute a comprehensive domestic regulatory and supervisory regime for banks and non-bank financial institutions, including natural or legal persons that provide formal or informal services for the transmission of money or value and, where appropriate, other bodies particularly susceptible to money-laundering, within its competence, in order to deter and detect all forms of money-laundering, which regime shall emphasize requirements for customer and, where appropriate, beneficial owner identification, record-keeping and the reporting of suspicious transactions;

Điều 14
Các biện pháp chống rửa tiền

1. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước:
(a) Trong phạm vi thẩm quyền của mình, thiết lập một cơ chế giám sát và điều tiết toàn diện trong nước đối với các ngân hàng, các thể chế tài chính phi ngân hàng, kể cả các thể nhân hay pháp nhân cung cấp dịch vụ chính thức hoặc không chính thức về chuyển tiền hoặc vật có giá trị, và khi thích hợp, cả những cơ quan khác đặc biệt dễ có rửa tiền, nhằm ngăn chặn, phát hiện mọi hình thức rửa tiền; cơ chế điều tiết và giám sát này phải nhấn mạnh đến các yêu cầu về xác định khách hàng và cả người sở hữu hưởng lợi khi thích hợp, lưu giữ hồ sơ và báo cáo về những giao dịch khả nghi;

(b) Without prejudice to article 46 of this Convention, ensure that administrative, regulatory, law enforcement and other authorities dedicated to combating money-laundering (including, where appropriate under domestic law, judicial authorities) have the ability to cooperate and exchange information at the national and international levels within the conditions prescribed by its domestic law and, to that end, shall consider the establishment of a financial intelligence unit to serve as a national centre for the collection, analysis and dissemination of information regarding potential money-laundering.

(b) Trên cơ sở không trái với Điều 46 của Công ước này, đảm bảo rằng các cơ quan hành chính, giám sát, thực thi pháp luật và các cơ quan khác chuyên về chống rửa tiền (nếu phù hợp với luật pháp quốc gia thì bao gồm cả các cơ quan tư pháp) có khả năng hợp tác và trao đổi thông tin ở cấp quốc gia và quốc tế trong phạm vi điều kiện mà pháp luật quốc gia quy định và, để đạt được mục đích này, xem xét thành lập một đơn vị tình báo tài chính nhằm đóng vai trò là một trung tâm quốc gia để thu thập, phân tích và phổ biến thông tin về những vụ việc có mầm mống của hiện tượng rửa tiền.

2. States Parties shall consider implementing feasible measures to detect and monitor the movement of cash and appropriate negotiable instruments across their borders, subject to safeguards to ensure proper use of information and without impeding in any way the movement of legitimate capital. Such measures may include a requirement that individuals and businesses report the cross-border transfer of substantial quantities of cash and appropriate negotiable instruments.

2. Các Quốc gia thành viên của Công ước xem xét thực hiện các biện pháp khả thi nhằm phát hiện, kiểm soát việc di chuyển tiền mặt và vật thích hợp có giá trị chuyển đổi thành tiền qua biên giới nước mình, tuân thủ biện pháp an ninh nhằm đảm bảo sử dụng thông tin đúng đắn và không gây trở ngại dưới bất kỳ hình thức nào tới việc di chuyển các dòng vốn hợp pháp. Những biện pháp như vậy có thể bao gồm biện pháp yêu cầu các cá nhân và tổ chức kinh doanh báo cáo về việc chuyển qua biên giới những lượng tiền mặt lớn và vật có giá trị chuyển đổi thành tiền khác.



3. States Parties shall consider implementing appropriate and feasible measures to require financial institutions, including money remitters:
(a) To include on forms for the electronic transfer of funds and related messages accurate and meaningful information on the originator;
(b) To maintain such information throughout the payment chain; and
(c) To apply enhanced scrutiny to transfers of funds that do not contain complete information on the originator.

3. Các quốc gia thành viên của Công ước xem xét thực hiện các biện pháp phù hợp và khả thi yêu cầu các thể chế tài chính, kể cả bên chuyển tiền:
(a) Điền vào đơn chuyển tiền qua đường điện tử và các loại thư tín liên quan thông tin chính xác và có ý nghĩa về người gửi tiền;
(b) Duy trì  thông tin đó xuyên suốt quá trình chi trả; và
(c) Tăng cường giám sát việc chuyển các khoản tiền không có thông tin đầy đủ về người gửi tiền.

4. In establishing a domestic regulatory and supervisory regime under the terms of this article, and without prejudice to any other article of this Convention, States Parties are called upon to use as a guideline the relevant initiatives of regional, interregional and multilateral organizations against money-laundering.

4. Về việc thiết lập một cơ chế quản lý và giám sát trong nước theo quy định của Điều này và trên cơ sở không trái các điều khoản khác của Công ước này, đề nghị các Quốc gia thành viên của Công ước coi các sáng kiến chống rửa tiền tương ứng của các tổ chức khu vực, liên khu vực và đa phương như là định hướng giải quyết vấn đề.

5. States Parties shall endeavour to develop and promote global, regional, subregional and bilateral cooperation among judicial, law enforcement and financial regulatory authorities in order to combat money-laundering.

5. Các Quốc gia thành viên của Công ước nỗ lực phát triển và thúc đẩy hợp tác song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu  giữa các cơ quan tư pháp, thực thi pháp luật và giám sát tài chính nhằm đấu tranh chống rửa tiền.

Chapter III
Criminalization and law enforcement

Article 15
Bribery of national public officials

Each State Party shall adopt such legislative and other measures as may be necessary to establish as criminal offences, when committed intentionally:
(a) The promise, offering or giving, to a public official, directly or indirectly, of an undue advantage, for the official himself or herself or another person or entity, in order that the official act or refrain from acting in the exercise of his or her official duties;
(b) The solicitation or acceptance by a public official, directly or indirectly, of an undue advantage, for the official himself or herself or another person or entity, in order that the official act or refrain from acting in the exercise of his or her official duties.


Chương III
Hình sự hoá và thực thi pháp luật

Điều 15
Hối lộ công chức quốc gia

Mỗi Quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác để quy định thành tội phạm các hành vi sau đây, nếu được thực hiện một cách cố ý:
(a) Hứa hẹn, tặng hay cho, trực tiếp hay gián tiếp, công chức bất kỳ một lợi ích bất chính cho chính bản thân công chức ấy hay cho một người hoặc một tổ chức khác, để công chức này làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ;
(b) Hành vi của công chức, trực tiếp hay gián tiếp, đòi hoặc nhận một lợi ích bất chính cho chính bản thân công chức hay cho người hoặc tổ chức khác, để công chức làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ.
Article 16
Bribery of foreign public officials and officials of
public international organizations

1. Each State Party shall adopt such legislative and other measures as may be necessary to establish as a criminal offence, when committed intentionally, the promise, offering or giving to a foreign public official or an official of a public international organization, directly or indirectly, of an undue advantage, for the official himself or herself or another person or entity, in order that the official act or refrain from acting in the exercise of his or her official duties, in order to obtain or retain business or other undue advantage in relation to the conduct of international business.
Điều 16
Hối lộ công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công
1. Mỗi Quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp  cần thiết khác để quy định thành tội phạm khi được thực hiện một cách cố ý hành vi hứa hẹn, tặng hay cho, trực tiếp hay gián tiếp, công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công một lợi ích bất chính cho bản thân công chức hoặc người hay tổ chức khác, để công chức đó làm hoặc không làm một việc  trong quá trình thi hành công vụ, nhằm có được hoặc duy trì công việc kinh doanh hay lợi thế bất chính khác liên quan đến việc tổ chức hoạt động kinh doanh quốc tế.

2. Each State Party shall consider adopting such legislative and other measures as may be necessary to establish as a criminal offence, when committed intentionally, the solicitation or acceptance by a foreign public official or an official of a public international organization, directly or indirectly, of an undue advantage, for the official himself or herself or another person or entity, in order that the official act or refrain from acting in the exercise of his or her official duties.


2. Mỗi Quốc gia thành viên xem xét áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp  cần thiết khác để quy định thành tội phạm khi được thực hiện một cách cố ý hành vi của công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công đòi hoặc chấp nhận một cách trực tiếp hay gián tiếp lợi ích bất chính cho bản thân công chức hoặc người hay tổ chức khác, để công chức đó làm hoặc không làm một việc  trong quá trình thi hành công vụ.

Article 17
Embezzlement, misappropriation or other diversion
of property by a public official

Each State Party shall adopt such legislative and other measures as may be necessary to establish as criminal offences, when committed intentionally, the embezzlement, misappropriation or other diversion by a public official for his or her benefit or for the benefit of another person or entity, of any property, public or private funds or securities or any other thing of value entrusted to the public official by virtue of his or her position.

Điều 17
Tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản khác bởi công chức

Mỗi Quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp cần thiết khác để quy định thành tội phạm, khi được thực hiện một cách cố ý, hành vi của công chức tham ô, biển thủ hoặc chiếm đoạt dưới các hình thức khác cho bản thân hoặc cho người hay tổ chức khác công quỹ hoặc tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ thứ gì có giá trị mà công chức này được giao quản lý do vị trí của mình.

Article 18
Trading in influence

Each State Party shall consider adopting such legislative and other measures as may be necessary to establish as criminal offences, when committed intentionally:

(a) The promise, offering or giving to a public official or any other person, directly or indirectly, of an undue advantage in order that the public official or the person abuse his or her real or supposed influence with a view to obtaining from an administration or public authority of the State Party an undue advantage for the original instigator of the act or for any other person;


Điều 18
Lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi

Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước xem xét áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác nhằm quy định các hành vi sau là tội phạm nếu được cố ý thực hiện:

(a) Hành vi hứa hẹn, tặng hay cho, trực tiếp hay gián tiếp, công chức hoặc người khác một lợi ích bất chính để công chức hay người đó dùng ảnh hưởng thực sự hay giả định của mình nhằm đạt được từ một cơ quan hành chính hay một cơ quan công quyền của Quốc gia thành viên một lợi ích bất chính cho chính bản thân người có hành vi hứa hẹn, tặng hay cho nói trên hoặc cho người khác;


(b) The solicitation or acceptance by a public official or any other person, directly or indirectly, of an undue advantage for himself or herself or for another person in order that the public official or the person abuse his or her real or supposed influence with a view to obtaining from an administration or public authority of the State Party an undue advantage.
(b) Hành vi của công chức hay người khác, trực tiếp hay gián tiếp đòi hoặc nhận bất kỳ lợi ích bất chính nào cho bản thân mình hoặc cho người khác, để lợi dụng ảnh hưởng thực sự hay giả định của mình nhằm đạt được từ một cơ quan hành chính hay một cơ quan công quyền của Quốc gia thành viên một lợi ích bất chính.

Article 19
Abuse of functions

Each State Party shall consider adopting such legislative and other measures as may be necessary to establish as a criminal offence, when committed intentionally, the abuse of functions or position, that is, the performance of or failure to perform an act, in violation of laws, by a public official in the discharge of his or her functions, for the purpose of obtaining an undue advantage for himself or herself or for another person or entity.

Điều 19
Lạm dụng chức năng

Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước xem xét áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác nhằm quy định là tội phạm khi được thực hiện một cách cố ý, hành vi vi phạm pháp luật, hành động hoặc không hành động, của một công chức lạm dụng chức năng hay vị trí của mình, khi thi hành công vụ nhằm mục đích đạt được một lợi ích bất chính cho bản thân, cho người hay tổ chức khác.

Article 20
Illicit enrichment

Subject to its constitution and the fundamental principles of its legal system, each State Party shall consider adopting such legislative and other measures as may be necessary to establish as a criminal offence, when committed intentionally, illicit enrichment, that is, a significant increase in the assets of a public official that he or she cannot reasonably explain in relation to his or her lawful income.

Điều 20
Làm giàu bất hợp pháp

Trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp nước mình, mỗi Quốc gia thành viên của Công ước áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác nhằm quy định là tội phạm, nếu được thực hiện một cách cố ý, hành vi làm giàu bất hợp pháp, nghĩa là việc tài sản của một công chức tăng đáng kể so với thu nhập hợp pháp của công chức mà công chức này không giải thích được một cách hợp lý về  lý do tăng đáng kể như vậy.

Article 21
Bribery in the private sector

Each State Party shall consider adopting such legislative and other measures as may be necessary to establish as criminal offences, when committed intentionally in the course of economic, financial or commercial activities:

Điều 21
Hối lộ trong khu vực tư

Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước xem xét áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác nhằm quy định những hành vi sau là tội phạm, nếu được thực hiện một cách cố ý trong hoạt động kinh tế, tài chính hoặc thương mại:

(a) The promise, offering or giving, directly or indirectly, of an undue advantage to any person who directs or works, in any capacity, for a private sector entity, for the person himself or herself or for another person, in order that he or she, in breach of his or her duties, act or refrain from acting;
(b) The solicitation or acceptance, directly or indirectly, of an undue advantage by any person who directs or works, in any capacity, for a private sector entity, for the person himself or herself or for another person, in order that he or she, in breach of his or her duties, act or refrain from acting.

(a) Hành vi hứa hẹn, tặng hay cho một lợi ích bất chính cho người điều hành hay làm việc, ở bất kỳ cương vị nào, cho tổ chức thuộc khu vực tư vì lợi ích của  chính người đó hay của người hoặc tổ chức khác, để người đó làm hoặc không làm việc gì vi phạm nhiệm vụ của mình;
(b) Hành vi đòi hoặc nhận trực tiếp hay gián tiếp lợi ích bất chính bởi người điều hành hay làm việc, ở bất kỳ cương vị nào, cho tổ chức thuộc khu vực tư vì lợi ích của bản thân người đó hay của người khác để làm hay không làm việc gì vi phạm nhiệm vụ của mình.
Article 22
Embezzlement of property in the private sector

Each State Party shall consider adopting such legislative and other measures as may be necessary to establish as a criminal offence, when committed intentionally in the course of economic, financial or commercial activities, embezzlement by a person who directs or works, in any capacity, in a private sector entity of any property, private funds or securities or any other thing of value entrusted to him or her by virtue of his or her position.

Điều 22
Biển thủ tài sản trong khu vực tư

Mỗi quốc gia thành viên xem xét áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác để quy định là tội phạm đối với hành vi người điều hành hay làm việc, ở bất kỳ cương vị nào, cho tổ chức thuộc khu vực tư biển thủ tài sản, quỹ tư hoặc chứng khoán hoặc bất kỳ thứ gì khác có giá trị mà người này được giao quản lý do vị trí của mình, nếu hành vi biển thủ đó được thực hiện một cách cố ý trong quá trình hoạt động kinh tế, tài chính hoặc thương mại.

Article 23
Laundering of proceeds of crime

1. Each State Party shall adopt, in accordance with fundamental principles
of its domestic law, such legislative and other measures as may be necessary to establish as criminal offences, when committed intentionally:

(a) (i) The conversion or transfer of property, knowing that such property is the proceeds of crime, for the purpose of concealing or disguising the illicit origin of the property or of helping any person who is involved in the commission of the predicate offence to evade the legal consequences of his or her action;

(ii) The concealment or disguise of the true nature, source, location,
disposition, movement or ownership of or rights with respect to property, knowing that such property is the proceeds of crime;

Điều 23
Tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có

1. Mỗi quốc gia thành viên, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia, áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác để quy định là tội phạm các hành vi dưới đây, khi được thực hiện một cách cố ý:

(a) (i) Chuyển đổi hay chuyển nhượng tài sản, dù đã biết đó là tài sản do phạm tội mà có, nhằm che dấu hoặc nguỵ trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản đó hoặc nhằm giúp đỡ bất kỳ ai có liên quan đến việc thực hiện tội phạm gốc để lẩn tránh trách nhiệm pháp lý do hành vi của người này mang lại;

(ii) Che dấu hoặc nguỵ trang bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm, sự chuyển nhượng, sự vận chuyển hoặc sở hữu hoặc các quyền liên quan đến tài sản, dù đã biết tài sản đó do phạm tội mà có;
           

(b) Subject to the basic concepts of its legal system:
(i) The acquisition, possession or use of property, knowing, at the time of receipt, that such property is the proceeds of crime;
(ii) Participation in, association with or conspiracy to commit, attempts to commit and aiding, abetting, facilitating and counselling the commission of
any of the offences established in accordance with this article.

(b) Phụ thuộc vào các khái niệm căn bản của hệ thống pháp luật quốc gia:
(i) Nhận, sở hữu hoặc sử dụng tài sản, mà tại thời điểm nhận đã biết rằng tài sản đó do phạm tội mà có;
(ii) Tham gia, phối hợp với hoặc có âm mưu thực hiện hành vi, cố gắng thực hiện hành vi hay giúp sức, xúi bẩy, tạo điều kiện thuận lợi và bày mưu để thực hiện bất kỳ tội phạm nào tương ứng với quy định tại Điều này.

2. For purposes of implementing or applying paragraph 1 of this article:
(a) Each State Party shall seek to apply paragraph 1 of this article to the widest range of predicate offences;
(b) Each State Party shall include as predicate offences at a minimum a comprehensive range of criminal offences established in accordance with this Convention;

2. Để thi hành hay áp dụng khoản 1 của Điều này:
(a) Mỗi quốc gia thành viên cố gắng áp dụng khoản 1 của Điều này ở phạm vi rộng nhất của các tội phạm gốc;
(b) Mỗi quốc gia thành viên của Công ước quy định là tội phạm gốc đối với ít nhất là những tội phạm được quy định theo Công ước này;

(c) For the purposes of subparagraph (b) above, predicate offences shall include offences committed both within and outside the jurisdiction of the State Party in question. However, offences committed outside the jurisdiction of a State Party shall constitute predicate offences only when the relevant conduct is a criminal offence under the domestic law of the State where it is committed and would be a criminal offence under the domestic law of the State Party implementing or applying this article had it been committed there;

(c) Để thực hiện điểm (b) trên đây, các tội phạm gốc bao gồm các tội phạm trong và ngoài phạm vi tài phán của quốc gia thành viên có liên quan. Tuy nhiên, các tội phạm ngoài phạm vi tài phán của một quốc gia thành viên cấu thành các tội phạm gốc chỉ khi hành vi tương ứng là hành vi phạm tội chiểu theo pháp luật quốc gia của nhà nước nơi hành vi đó được thực hiện và có thể là hành vi phạm tội chiểu theo pháp luật của quốc gia thành viên đang thực hiện hoặc áp dụng Điều này nếu nó được thực hiện ở đó;

(d) Each State Party shall furnish copies of its laws that give effect to this article and of any subsequent changes to such laws or a description thereof to the Secretary-General of the United Nations;
(e) If required by fundamental principles of the domestic law of a State Party, it may be provided that the offences set forth in paragraph 1 of this article do not apply to the persons who committed the predicate offence.

(d) Mỗi quốc gia thành viên cung cấp bản sao các văn bản pháp luật cho phép thực hiện Điều này cùng các thay đổi sau đó của các văn bản pháp luật này hoặc một bản mô tả về việc đó cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc;
(e) Nếu các nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên đòi hỏi, các tội phạm nói tại khoản 1 Điều này không áp dụng cho những người thực hiện tội phạm gốc.

Article 24
Concealment

Without prejudice to the provisions of article 23 of this Convention, each State Party shall consider adopting such legislative and other measures as may be necessary to establish as a criminal offence, when committed intentionally after the commission of any of the offences established in accordance with this Convention without having participated in such offences, the concealment or continued retention of property when the person involved knows that such property is the result of any of the offences established in accordance with this Convention.


Điều 24
Che dấu tài sản

Trên cơ sở không trái với quy định tại Điều 23 của Công ước này, mỗi Quốc gia thành viên của Công ước xem xét áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác nhằm quy định là tội phạm hành vi che dấu, tiếp tục chiếm giữ tài sản dù biết rằng tài sản đó có được là từ thực hiện bất kỳ tội phạm nào được quy định theo Công ước này, nếu hành vi đó được thực hiện một cách cố ý sau khi tội phạm nói trên được thực hiện và người thực hiện hành vi không tham gia vào tội phạm đó.

Article 25
Obstruction of justice

Each State Party shall adopt such legislative and other measures as may be necessary to establish as criminal offences, when committed intentionally:

(a) The use of physical force, threats or intimidation or the promise, offering or giving of an undue advantage to induce false testimony or to interfere in the giving of testimony or the production of evidence in a proceeding in relation to the commission of offences established in accordance with this Convention;
(b) The use of physical force, threats or intimidation to interfere with the exercise of official duties by a justice or law enforcement official in relation to the commission of offences established in accordance with this Convention. Nothing in this subparagraph shall prejudice the right of States Parties to have legislation that protects other categories of public official.

Điều 25
Cản trở hoạt động tư pháp

Mỗi quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác để quy định thành tội phạm các hành vi dưới đây, khi được thực hiện một cách cố ý:
Dùng vũ lực, đe doạ hoặc hăm doạ hay hứa hẹn, tặng hay cho một lợi ích bất chính để có lời khai gian dối hoặc để can thiệp vào việc khai báo hay việc đưa ra chứng cứ trong thủ tục tố tụng liên quan đến việc phạm các tội được quy định theo Công ước này;
Dùng vũ lực, đe doạ hoặc hăm doạ cản trở việc thi hành công vụ của viên chức tư pháp hay viên chức thực thi pháp luật liên quan đến việc thực hiện tội phạm được quy định theo Công ước này. Không quy định nào trong điểm này phương hại đến quyền của các quốc gia thành viên xây dựng các quy định bảo vệ công chức thuộc lĩnh vực khác.

Article 26
Liability of legal persons

1. Each State Party shall adopt such measures as may be necessary, consistent with its legal principles, to establish the liability of legal persons for participation in the offences established in accordance with this Convention.
2. Subject to the legal principles of the State Party, the liability of legal persons may be criminal, civil or administrative.
3. Such liability shall be without prejudice to the criminal liability of the natural persons who have committed the offences.
4. Each State Party shall, in particular, ensure that legal persons held liable in accordance with this article are subject to effective, proportionate and dissuasive criminal or non-criminal sanctions, including monetary sanctions.

Điều 26
Trách nhiệm của pháp nhân

1. Mỗi quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với các nguyên tắc pháp luật của mình, để quy định trách nhiệm của pháp nhân về việc tham gia vào các tội phạm được quy định theo Công ước này.
2. Phụ thuộc vào các nguyên tắc pháp luật của quốc gia thành viên, trách nhiệm của pháp nhân có thể là trách nhiệm hình sự, dân sự hoặc hành chính.
3. Trách nhiệm này không ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của thể nhân đã thực hiện tội phạm.
4. Đặc biệt, mỗi quốc gia thành viên phải đảm bảo các pháp nhân chịu trách nhiệm theo quy định của Điều này phải chịu chế tài hình sự hoặc phi hình sự thích đáng, tương xứng và có tác dụng ngăn ngừa, kể cả phạt tiền.
Article 27
Participation and attempt

1. Each State Party shall adopt such legislative and other measures as may be necessary to establish as a criminal offence, in accordance with its domestic law, participation in any capacity such as an accomplice, assistant or instigator in an offence established in accordance with this Convention.
2. Each State Party may adopt such legislative and other measures as may be necessary to establish as a criminal offence, in accordance with its domestic law, any attempt to commit an offence established in accordance with this Convention.
3. Each State Party may adopt such legislative and other measures as may be necessary to establish as a criminal offence, in accordance with its domestic law, the preparation for an offence established in accordance with this Convention.
Điều 27
Đồng phạm, phạm tội chưa đạt

1. Mỗi quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác để quy định thành tội phạm, căn cứ vào pháp luật quốc gia, hành vi tham gia với bất kỳ tư cách nào vào việc phạm những tội được quy định theo Công ước này, như người tòng phạm, người giúp sức hay người xúi giục.
2. Mỗi quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác để quy định thành tội phạm, căn cứ vào pháp luật quốc gia, hành vi phạm chưa đạt các tội được quy định theo Công ước này.
3. Mỗi quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác để quy định thành tội phạm, căn cứ vào pháp luật quốc gia, hành vi chuẩn bị phạm một tội được quy định theo Công ước này.

Article 28
Knowledge, intent and purpose as elements of an offence

Knowledge, intent or purpose required as an element of an offence established in accordance with this Convention may be inferred from objective factual circumstances.

Điều 28
Ý thức, ý định hoặc mục đích là các yếu tố cấu thành tội phạm

ý thức, ý định hoặc mục đích là các yếu tố cấu thành của một tội phạm được quy định theo Công ước này có thể được suy đoán từ hoàn cảnh thực tế khách quan.

Article 29
Statute of limitations

Each State Party shall, where appropriate, establish under its domestic law a long statute of limitations period in which to commence proceedings for any offence established in accordance with this Convention and establish a longer statute of limitations period or provide for the suspension of the statute of limitations where the alleged offender has evaded the administration of justice.

Điều 29
Thời hiệu
Mỗi quốc gia thành viên, khi thích hợp, căn cứ vào pháp luật quốc gia, xây dựng quy định về thời hiệu đủ dài để bắt đầu quá trình tố tụng đối với bất kỳ tội phạm nào được quy định theo Công ước này và xây dựng quy định về thời hiệu dài hơn hoặc quy định không áp dụng thời hiệu khi người bị coi là phạm tội lẩn tránh quá trình tố tụng.

Article 30
Prosecution, adjudication and sanctions

1. Each State Party shall make the commission of an offence established in accordance with this Convention liable to sanctions that take into account the gravity of that offence.
2. Each State Party shall take such measures as may be necessary to establish or maintain, in accordance with its legal system and constitutional principles, an appropriate balance between any immunities or jurisdictional privileges accorded to its public officials for the performance of their functions and the possibility, when necessary, of effectively investigating, prosecuting and adjudicating offences established in accordance with this Convention.

Điều 30
Truy tố, xét xử và chế tài

1. Mỗi quốc gia thành viên đảm bảo các tội phạm được quy định theo Công ước này phải chịu những hình phạt có tính đến mức độ nghiêm trọng của tội phạm đó.
2. Mỗi quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết để thiết lập hoặc duy trì, căn cứ vào hệ thống pháp luật và các nguyên tắc pháp chế của pháp luật quốc gia, sự cân bằng hợp lý giữa quyền miễn trừ hoặc đặc quyền tư pháp dành cho đội ngũ công chức để thực hiện nhiệm vụ và khả năng, khi cần thiết, điều tra, truy tố, xét xử một cách có hiệu quả các tội phạm được quy định theo Công ước này.

3. Each State Party shall endeavour to ensure that any discretionary legal powers under its domestic law relating to the prosecution of persons for offences established in accordance with this Convention are exercised to maximize the effectiveness of law enforcement measures in respect of those offences and with due regard to the need to deter the commission of such offences.

3. Mỗi quốc gia thành viên cố gắng đảm bảo mọi quyền độc lập tư pháp theo quy định của pháp luật quốc gia liên quan đến việc truy tố người thực hiện  tội phạm được quy định theo Công ước này đều được thực hiện để tối đa hoá hiệu qủa của các biện pháp thực thi pháp luật xử lý các tội phạm trên và tôn trọng đúng mức sự cần thiết phải ngăn chặn các tội phạm trên.

4. In the case of offences established in accordance with this Convention, each State Party shall take appropriate measures, in accordance with its domestic law and with due regard to the rights of the defence, to seek to ensure that conditions imposed in connection with decisions on release pending trial or appeal take into consideration the need to ensure the presence of the defendant at subsequent criminal proceedings.

4. Trường hợp các tội phạm được quy định theo Công ước này, mỗi quốc gia thành viên phải có các biện pháp thích hợp, căn cứ vào pháp luật quốc gia và tôn trọng đúng mức quyền bào chữa, đảm bảo các điều kiện được đặt ra đối với những quyết định miễn việc tạm giam trong thời gian chờ xét xử hoặc kháng án phải tính đến yêu cầu đảm bảo sự có mặt của bị cáo trong quá trình tố tụng hình sự sau đó.

5. Each State Party shall take into account the gravity of the offences concerned when considering the eventuality of early release or parole of persons convicted of such offences.

5. Mỗi quốc gia thành viên phải tính đến mức độ nghiêm trọng của tội phạm có liên quan khi cân nhắc hậu quả của việc tha trước thời hạn hay ân xá người bị kết án về tội phạm này.

6. Each State Party, to the extent consistent with the fundamental principles of its legal system, shall consider establishing procedures through which a public official accused of an offence established in accordance with this Convention may, where appropriate, be removed, suspended or reassigned by the appropriate authority, bearing in mind respect for the principle of the presumption of innocence.

6. Mỗi quốc gia thành viên, trong phạm vi cho phép bởi các nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc gia, xem xét việc thiết lập các quy trình mà thông qua đó một công chức bị buộc tội có hành vi phạm tội được quy định theo Công ước này có thể, khi thích hợp, bị cách chức, đình chỉ hoặc bố trí lại công tác bởi cơ quan có thẩm quyền, tuy nhiên, cần tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội.

7. Where warranted by the gravity of the offence, each State Party, to the extent consistent with the fundamental principles of its legal system, shall consider establishing procedures for the disqualification, by court order or any other appropriate means, for a period of time determined by its domestic law, of persons convicted of offences established in accordance with this Convention from:
(a) Holding public office; and
(b) Holding office in an enterprise owned in whole or in part by the State.

7. Trường hợp được phép, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm, mỗi quốc gia thành viên, trong phạm vi cho phép bởi các nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc gia, xem xét thiết lập các quy trình để tước bỏ, theo lệnh của toà án hoặc theo bất kỳ cách thức thích hợp nào khác, trong thời hạn do pháp luật quốc gia quy định, quyền của người bị kết án về các tội phạm do Công ước này quy định được:
Giữ một chức vụ công; và Giữ một chức vụ trong một doanh nghiệp Nhà nước sở hữu toàn bộ hay một phần.

8. Paragraph 1 of this article shall be without prejudice to the exercise of disciplinary powers by the competent authorities against civil servants.
9. Nothing contained in this Convention shall affect the principle that the description of the offences established in accordance with this Convention and of the applicable legal defences or other legal principles controlling the lawfulness of conduct is reserved to the domestic law of a State Party and that such offences shall be prosecuted and punished in accordance with that law.
10. States Parties shall endeavour to promote the reintegration into society of persons convicted of offences established in accordance with this Convention.

8. Khoản 1 của Điều này không làm phương hại đến các quyền quyết định kỷ luật của các cơ quan chức năng đối với công chức.
9. Không quy định nào trong Công ước này ảnh hưởng đến nguyên tắc là  việc quy định tội phạm được quy định theo Công ước này và các quy định phòng ngừa hay các nguyên tắc pháp lý khác về tính hợp pháp của hành vi phải được dành cho pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên và các tội phạm này phải bị truy tố và xử phạt theo quy định của pháp luật quốc gia đó.
 10. Các quốc gia thành viên cố gắng thúc đẩy việc hoà nhập xã hội của người bị kết án do phạm tội được quy định theo Công ước này.

Article 31
Freezing, seizure and confiscation

1. Each State Party shall take, to the greatest extent possible within its domestic legal system, such measures as may be necessary to enable confiscation of:
(a) Proceeds of crime derived from offences established in accordance with this Convention or property the value of which corresponds to that of such proceeds;
(b) Property, equipment or other instrumentalities used in or destined for use in offences established in accordance with this Convention.
2. Each State Party shall take such measures as may be necessary to enable the identification, tracing, freezing or seizure of any item referred to in paragraph 1 of this article for the purpose of eventual confiscation.
3. Each State Party shall adopt, in accordance with its domestic law, such legislative and other measures as may be necessary to regulate the administration by the competent authorities of frozen, seized or confiscated property covered in paragraphs 1 and 2 of this article.

Điều 31
Phong tỏa, tạm giữ và tịch thu

1. Mỗi quốc gia thành viên, trong phạm vi rộng nhất được pháp luật quốc gia cho phép, ban hành các quy định cần thiết cho phép tịch thu:
Tài sản do phạm tội mà có có nguồn gốc từ tội phạm được quy định theo Công ước này hoặc tài sản có giá trị tương đương với giá trị của tài sản do phạm tội mà có nói trên;
Tài sản, trang thiết bị hay công cụ khác được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội quy định theo Công ước này.
2. Các quốc gia thành viên ban hành các quy định cần thiết cho phép nhận dạng, truy nguyên, phong toả hoặc tạm giữ bất kỳ loại tài sản nào quy định tại khoản 1 của Điều này để thực hiện mục đích cuối cùng là tịch thu.
3. Mỗi quốc gia thành viên, theo pháp luật quốc gia của mình, thực hiện các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác để điều chỉnh việc các cơ quan chức nămg quản lý tài sản bị phong toả, thu giữ hoặc tịch thu nói tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. If such proceeds of crime have been transformed or converted, in part or in full, into other property, such property shall be liable to the measures referred to in this article instead of the proceeds.
5. If such proceeds of crime have been intermingled with property acquired from legitimate sources, such property shall, without prejudice to any powers relating to freezing or seizure, be liable to confiscation up to the assessed value of the intermingled proceeds.

4. Nếu tài sản do phạm tội mà có đã bị biến đổi hoặc chuyển đổi, một phần hoặc toàn bộ, thành tài sản khác, tài sản này phải là đối tượng áp dụng các biện pháp nói tại Điều này thay cho tài sản do phạm tội mà có ban đầu.
5. Nếu tài sản do phạm tội mà có lẫn lộn với tài sản có nguồn gốc hợp pháp, tài sản này, trên cơ sở không phương hại đến các quyền liên quan đến việc phong toả hoặc tạm giữ, phải bị tịch thu phần giá trị do phạm tội mà có đã được định giá.

6. Income or other benefits derived from such proceeds of crime, from property into which such proceeds of crime have been transformed or converted or from property with which such proceeds of crime have been intermingled shall also be liable to the measures referred to in this article, in the same manner and to the same extent as proceeds of crime.
7. For the purpose of this article and article 55 of this Convention, each State Party shall empower its courts or other competent authorities to order that bank, financial or commercial records be made available or seized. A State Party shall not decline to act under the provisions of this paragraph on the ground of bank secrecy.

6. Thu nhập hoặc các lợi ích khác có được từ tài sản do phạm tội mà có, từ tài sản được biến đổi hoặc chuyển đổi từ tài sản do phạm tội mà có hoặc từ tài sản mà trong đó lẫn lộn một phần là tài sản do phạm tội mà có phải là đối tượng của các biện pháp quy định tại Điều này, chịu xử lý theo cách thức và mức độ như đối với tài sản do phạm tội mà có.
7. Để thi hành Điều này và Điều 55 của Công ước này, mỗi quốc gia thành viên trao cho toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quyền yêu cầu ngân hàng công khai các bản ghi tài chính, thương mại hoặc thu các bản ghi này. Các quốc gia thành viên không được từ chối thực hiện theo quy định của khoản này với lý do giữ bí mật ngân hàng.

8. States Parties may consider the possibility of requiring that an offender demonstrate the lawful origin of such alleged proceeds of crime or other property liable to confiscation, to the extent that such a requirement is consistent with the fundamental principles of their domestic law and with the nature of judicial and other proceedings.
9. The provisions of this article shall not be so construed as to prejudice the rights of bona fide third parties.
10. Nothing contained in this article shall affect the principle that the measures to which it refers shall be defined and implemented in accordance with and subject to the provisions of the domestic law of a State Party.

8. Các quốc gia thành viên xem xét khả năng yêu cầu người có hành vi phạm tội phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài sản bị quy kết là do phạm tội mà có hoặc tài sản khác chịu tịch thu, phạm vi yêu cầu này phải nhất quán với các nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc gia và với tính chất của hoạt động xét xử và các hoạt động tố tụng khác.
9. Các quy định tại Điều này không được hiểu theo cách làm phương hại đến quyền của bên thứ ba ngay tình.
10. Không quy định nào của Điều này ảnh hưởng đến nguyên tắc là các quy định mà Điều này đề cập đến phải được quy định và thực hiện căn cứ trên và phụ thuộc vào các quy định trong hệ thống pháp luật của quốc gia thành viên.

Article 32
Protection of witnesses, experts and victims


1. Each State Party shall take appropriate measures in accordance with its domestic legal system and within its means to provide effective protection from potential retaliation or intimidation for witnesses and experts who give testimony concerning offences established in accordance with this Convention and, as appropriate, for their relatives and other persons close to them.

Điều 32
Bảo vệ nhân chứng, chuyên gia và nạn nhân

1. Mỗi quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp thích hợp, căn cứ vào pháp luật quốc gia và trong khả năng có thể, bảo vệ trước nguy cơ trả thù hoặc đe doạ có thể xảy đến với nhân chứng và chuyên gia, những người đã đưa ra bằng chứng hoặc chứng thực liên quan đến các tội phạm quy định theo Công ước này và, nếu phù hợp, bảo vệ cả thân nhân và những người gần gũi với họ.

2. The measures envisaged in paragraph 1 of this article may include, inter alia, without prejudice to the rights of the defendant, including the right to due process:
(a) Establishing procedures for the physical protection of such persons, such as, to the extent necessary and feasible, relocating them and permitting, where appropriate, non-disclosure or limitations on the disclosure of information concerning the identity and whereabouts of such persons;

2. Các biện pháp dự liệu trong khoản 1 của Điều này có thể bao gồm, không kể những biện pháp khác, không phương hại đến các quyền của bị cáo, kể cả quyền được xét xử một cách đúng luật:
(a) Thiết lập các quy trình bảo vệ an toàn thân thể những người này, chẳng hạn, trong phạm vi cần thiết và khả thi, tái định cư họ và quy định, nếu phù hợp, không tiết lộ hoặc tiết lộ hạn chế thông tin liên quan đến nhận dạng hoặc nơi ở của những người này;

(b) Providing evidentiary rules to permit witnesses and experts to give testimony in a manner that ensures the safety of such persons, such as permitting testimony to be given through the use of communications technology such as video or other adequate means.

(b) Đưa ra các quy định về chứng cứ cho phép nhân chứng và chuyên gia có thể làm chứng hoặc chứng thực theo cách đảm bảo an toàn cho họ, chẳng hạn có thể cho phép việc làm chứng hoặc chứng thực được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc như video hay các phương tiện thích hợp khác.

3. States Parties shall consider entering into agreements or arrangements with other States for the relocation of persons referred to in paragraph 1 of this article.
4. The provisions of this article shall also apply to victims insofar as they are witnesses.
5. Each State Party shall, subject to its domestic law, enable the views and concerns of victims to be presented and considered at appropriate stages of criminal proceedings against offenders in a manner not prejudicial to the rights of the defence.

3. Các quốc gia thành viên xem xét việc tham gia ký kết Hiệp định hoặc Thoả thuận với quốc gia khác để tái định cư những người được nhắc đến tại khoản 1 của Điều này.
4. Các quy định của Điều này cũng được áp dụng cho những nạn nhân có vai trò như nhân chứng.
5. Mỗi quốc gia thành viên, phụ thuộc vào quy định của pháp luật quốc gia, cho phép những quan điểm và băn khoăn của nạn nhân được trình bày và được xem xét ở giai đoạn nhất định của quá trình tố tụng hình sự, theo cách không phương hại đến các quyền bào chữa.

Article 33
Protection of reporting persons

Each State Party shall consider incorporating into its domestic legal system appropriate measures to provide protection against any unjustified treatment for any person who reports in good faith and on reasonable grounds to the competent authorities any facts concerning offences established in accordance with this Convention.

Điều 33
Bảo vệ người tố giác

Mỗi quốc gia thành viên xem xét việc quy định các biện pháp thích hợp trong hệ thống pháp luật quốc gia để bảo vệ trước những đối xử bất công đối với bất kỳ người nào tố giác, với thiện ý và dựa trên những căn cứ hợp lý, với cơ quan có thẩm quyền về bất cứ sự thật nào có liên quan đến các tội phạm quy định theo Công ước này.
Article 34
Consequences of acts of corruption

With due regard to the rights of third parties acquired in good faith, each State Party shall take measures, in accordance with the fundamental principles of its domestic law, to address consequences of corruption. In this context, States Parties may consider corruption a relevant factor in legal proceedings to annul or rescind a contract, withdraw a concession or other similar instrument or take any other remedial action.

Điều 34
Hậu quả của hành vi tham nhũng

Tôn trọng quyền của bên thứ ba có thiện ý, các quốc gia thành viên đưa ra các biện pháp, căn cứ vào các nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc gia, để giải quyết hậu quả của tham nhũng. Về khía cạnh này, các quốc gia thành viên có thể xem xét tham nhũng như là một yếu tố có liên quan trong các vụ kiện về huỷ bỏ hay bãi bỏ hợp đồng, rút lại sự nhượng bộ hoặc tương tự hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục thích hợp.

Article 35
Compensation for damage

Each State Party shall take such measures as may be necessary, in accordance
with principles of its domestic law, to ensure that entities or persons who have suffered damage as a result of an act of corruption have the right to initiate legal proceedings against those responsible for that damage in order to obtain compensation.

Điều 35
Bồi thường thiệt hại

Mỗi quốc gia thành viên ban hành các biện pháp cần thiết, căn cứ vào các nguyên tắc của pháp luật quốc gia, để đảm bảo rằng tổ chức hoặc người chịu thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra cơ quyền khởi kiện tổ chức hoặc người có trách nhiệm trước những thiệt hại này để đòi bồi thường.

Article 36
Specialized authorities

Each State Party shall, in accordance with the fundamental principles of its legal system, ensure the existence of a body or bodies or persons specialized in combating corruption through law enforcement. Such body or bodies or persons shall be granted the necessary independence, in accordance with the fundamental principles of the legal system of the State Party, to be able to carry out their functions effectively and without any undue influence. Such persons or staff of such body or bodies should have the appropriate training and resources to carry out their tasks.


Điều 36
Cơ quan chuyên trách
           
Mỗi quốc gia thành viên, căn cứ vào các nguyên tắc căn bản của pháp luật quốc gia, đảm bảo có cơ quan chuyên trách hoặc đội ngũ cán bộ đấu tranh chống tham nhũng thông qua việc thực thi pháp luật. Họ có sự độc lập cần thiết, căn cứ vào các nguyên tắc căn bản của pháp luật của quốc gia thành viên, để có thể thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả và không phải chịu những áp lực bất hợp pháp. Đội ngũ cán bộ của các cơ quan này phải được đào tạo và cung cấp nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ.

Article 37
Cooperation with law enforcement authorities

1. Each State Party shall take appropriate measures to encourage persons who participate or who have participated in the commission of an offence established in accordance with this Convention to supply information useful to competent authorities for investigative and evidentiary purposes and to provide factual, specific help to competent authorities that may contribute to depriving offenders of the proceeds of crime and to recovering such proceeds.

Điều 37
Hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật

1. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích người tham gia hay người đã tham gia thực hiện một tội phạm mà Công ước này quy định cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích điều tra và thu thập chứng cứ; giúp đỡ thực sự, cụ thể các cơ quan chức năng, góp phần tước đi tài sản từ tay tội phạm và  lấy lại tài sản phạm tội đó.

2. Each State Party shall consider providing for the possibility, in appropriate cases, of mitigating punishment of an accused person who provides substantial cooperation in the investigation or prosecution of an offence established in accordance with this Convention.

2. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước xem xét quy định khả năng giảm nhẹ hình phạt, trong những vụ việc thích hợp, đối với người bị tố cáo nhưng đã hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra hay truy tố một tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này.

3. Each State Party shall consider providing for the possibility, in accordance with fundamental principles of its domestic law, of granting immunity from prosecution to a person who provides substantial cooperation in the investigation or prosecution of an offence established in accordance with this Convention.

3. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước xem xét quy định, trên cơ sở phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình, khả năng miễn trừ truy tố đối với người đã hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra hay truy tố một tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này.

4. Protection of such persons shall be, mutatis mutandis, as provided for in article 32 of this Convention.
5. Where a person referred to in paragraph 1 of this article located in one State Party can provide substantial cooperation to the competent authorities of another State Party, the States Parties concerned may consider entering into agreements or arrangements, in accordance with their domestic law, concerning the potential provision by the other State Party of the treatment set forth in paragraphs 2 and 3 of this article.

4. Việc bảo vệ những người này cũng được thực hiện như đối với những người được quy định tại Điều 32 của Công ước này.
5. Nếu người nêu trong khoản 1 của Điều này cư trú ở một Quốc gia thành viên của Công ước hợp tác đầy đủ với các cơ quan có thẩm quyền của một Quốc gia thành viên khác của Công ước thì các Quốc gia thành viên có liên quan có thể xem xét đi đến thoả thuận hay dàn xếp với nhau, trên cơ sở phù hợp với pháp luật nước mình, về điều khoản có thể có của Quốc gia thành viên kia về biện pháp xử lý nói tại các khoản 2 và 3 của Điều này.

Article 38
Cooperation between national authorities

Each State Party shall take such measures as may be necessary to encourage, in accordance with its domestic law, cooperation between, on the one hand, its public authorities, as well as its public officials, and, on the other hand, its authorities responsible for investigating and prosecuting criminal offences. Such cooperation may include:

(a) Informing the latter authorities, on their own initiative, where there are reasonable grounds to believe that any of the offences established in accordance with articles 15, 21 and 23 of this Convention has been committed; or
(b) Providing, upon request, to the latter authorities all necessary information.

Điều 38
Hợp tác giữa các cơ quan chức năng quốc gia

Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp với pháp luật nước mình, tiến hành các biện pháp cần thiết khuyến khích các cơ quan chức năng quốc gia cũng như các công chức hợp tác với các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về điều tra và truy tố tội phạm. Sự hợp tác đó có thể bao gồm:

(a) Khi có những cơ sở hợp lý để cho rằng bất kỳ tội phạm nào trong những tội phạm được quy định theo các Điều 15, 21 và 23 của Công ước này đã được thực hiện thì báo cho những cơ quan chức năng chịu trách nhiệm điều tra hoặc truy tố;
(b) Nếu được yêu cầu thì cung cấp cho cơ quan chức năng chịu trách nhiệm điều tra và truy tố tất cả những thông tin cần thiết.

Article 39
Cooperation between national authorities and the private sector

1. Each State Party shall take such measures as may be necessary to encourage, in accordance with its domestic law, cooperation between national investigating and prosecuting authorities and entities of the private sector, in particular financial institutions, relating to matters involving the commission of offences established in accordance with this Convention.
2. Each State Party shall consider encouraging its nationals and other persons with a habitual residence in its territory to report to the national investigating and prosecuting authorities the commission of an offence established in accordance with this Convention.

Điều 39
Hợp tác giữa cơ quan chức năng quốc gia và khu vực tư 

1. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở phù hợp luật pháp nước mình, áp dụng các biện pháp cần thiết khuyến khích mối quan hệ hợp tác giữa cơ quan điều tra và truy tố quốc gia và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân, đặc biệt là các thể chế tài chính, về những vấn đề liên quan đến các loại tội phạm mà Công ước này điều chỉnh.
2. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước xem xét khuyến khích công dân nước mình và những người khác cư trú trên lãnh thổ nước mình báo cáo cho cơ quan điều tra và truy tố quốc gia khi phát hiện thấy một loại tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này đã được thực hiện.

Article 40
Bank secrecy

Each State Party shall ensure that, in the case of domestic criminal investigations of offences established in accordance with this Convention, there are appropriate mechanisms available within its domestic legal system to overcome obstacles that may arise out of the application of bank secrecy laws.

Điều 40
Bí mật ngân hàng

Mỗi quốc gia thành viên đảm bảo rằng, qúa trình điều tra hình sự trong nước về những tội phạm được quy định theo Công ước này, phải có các cơ chế thích hợp quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia để giúp khắc phục những cản trở có thể nảy sinh do phải tuân thủ các quy định pháp luật về bí mật ngân hàng.

Article 41
Criminal record

Each State Party may adopt such legislative or other measures as may be necessary to take into consideration, under such terms as and for the purpose that it deems appropriate, any previous conviction in another State of an alleged offender for the purpose of using such information in criminal proceedings relating to an offence established in accordance with this Convention.

Điều 41
Hồ sơ hình sự

Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết khác, theo các quy định phù hợp của pháp luật và nhằm những mục đích phù hợp, nhằm xem xét đến bất kỳ bản án có từ trước nào của một nước khác dành cho người được coi là phạm tội, việc này nhằm mục đích sử dụng những thông tin đó vào quá trình tố tụng hình sự một tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này.



Article 42
Jurisdiction

1. Each State Party shall adopt such measures as may be necessary to establish its jurisdiction over the offences established in accordance with this Convention when:
(a) The offence is committed in the territory of that State Party; or
(b) The offence is committed on board a vessel that is flying the flag of that State Party or an aircraft that is registered under the laws of that State Party at the time that the offence is committed.

Điều 42
Quyền tài phán

1. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm quy định quyền tài phán của mình đối với những tội phạm được quy định trên cơ sở phù hợp với Công ước khi:
(a) Tội phạm đó được thực hiện trên lãnh thổ của nước mình;
(b) Tội phạm đó được thực hiện trên tầu thuyền đang treo cờ của nước mình hay một máy bay được đăng ký theo luật của nước mình tại thời điểm tội phạm đó được thực hiện.

2. Subject to article 4 of this Convention, a State Party may also establish its jurisdiction over any such offence when:
(a) The offence is committed against a national of that State Party; or
(b) The offence is committed by a national of that State Party or a stateless person who has his or her habitual residence in its territory; or
(c) The offence is one of those established in accordance with article 23, paragraph 1 (b) (ii), of this Convention and is committed outside its territory with a view to the commission of an offence established in accordance with article 23, paragraph 1 (a) (i) or (ii) or (b) (i), of this Convention within its territory; or
(d) The offence is committed against the State Party.

2. Tuân thủ Điều 4 của Công ước này, một Quốc gia thành viên của Công ước cũng có thể quy định quyền tài phán của mình đối với bất kỳ tội phạm nào như vậy khi:
(a) Tội phạm đó được thực hiện đối với một công dân của nước mình;
(b) Tội phạm đó được thực hiện bởi một công dân của nước mình hay bởi một người không có quốc tịch nhưng thường trú trên lãnh thổ nước mình; 
(c) Tội phạm đó là một trong những tội phạm được quy định theo khoản 1 (b) (ii) Điều 23 của Công ước này và được thực hiện bên ngoài lãnh thổ nước mình nhằm mục đích thực hiện một tội phạm được quy định theo khoản 1 (a) (i)/(ii) hoặc (b) (i) Điều 23 của Công ước này trong phạm vi lãnh thổ nước mình;
(d) Tội phạm đó được thực hiện chống lại Quốc gia mình.

3. For the purposes of article 44 of this Convention, each State Party shall take such measures as may be necessary to establish its jurisdiction over the offences established in accordance with this Convention when the alleged offender is present in its territory and it does not extradite such person solely on the ground that he or she is one of its nationals.
4. Each State Party may also take such measures as may be necessary to establish its jurisdiction over the offences established in accordance with this Convention when the alleged offender is present in its territory and it does not extradite him or her.

3. Để phù hợp với mục đích của Điều 44 của Công ước này, mỗi Quốc gia thành viên của Công ước tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm quy định quyền tài phán của mình đối với những tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này khi người được coi là phạm tội đang có mặt trên lãnh thổ nước mình và không dẫn độ người đó chỉ với căn cứ rằng người đó là công dân của nước mình.
4. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước cũng tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm quy định quyền tài phán của mình đối với những tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này khi người được coi là phạm tội đang có mặt trên lãnh thổ nước mình và không dẫn độ người đó.

5. If a State Party exercising its jurisdiction under paragraph 1 or 2 of this article has been notified, or has otherwise learned, that any other States Parties are conducting an investigation, prosecution or judicial proceeding in respect of the same conduct, the competent authorities of those States Parties shall, as appropriate, consult one another with a view to coordinating their actions.
6. Without prejudice to norms of general international law, this Convention shall not exclude the exercise of any criminal jurisdiction established by a State Party in accordance with its domestic law.

5. Nếu một Quốc gia thành viên của Công ước thực hiện quyền tài phán của mình theo khoản 1 hay 2 của Điều này đã được thông báo, hay đã biết theo cách khác, rằng một Quốc gia thành viên khác của Công ước đang tiến hành điều tra, truy tố hay thực hiện thủ tục tư pháp đối với hành vi tương tự, các cơ quan có thẩm quyền của những Quốc gia thành viên của Công ước này, khi thích hợp, tham khảo ý kiến của nhau nhằm phối hợp hành động.
6. Không ảnh hưởng tới những nguyên tắc của luật quốc tế nói chung, Công ước này không loại trừ việc thực hiện quyền tài phán hình sự do một Quốc gia thành viên của Công ước quy định phù hợp với luật của nước đó.

Chapter IV
International cooperation

Article 43
International cooperation

1. States Parties shall cooperate in criminal matters in accordance with articles 44 to 50 of this Convention. Where appropriate and consistent with their domestic legal system, States Parties shall consider assisting each other in investigations of and proceedings in civil and administrative matters relating to corruption.
2. In matters of international cooperation, whenever dual criminality is considered a requirement, it shall be deemed fulfilled irrespective of whether the laws of the requested State Party place the offence within the same category of offence or denominate the offence by the same terminology as the requesting State Party, if the conduct underlying the offence for which assistance is sought is a criminal offence under the laws of both States Parties.
Chương IV
Hợp tác Quốc tế

Điều 43
Hợp tác quốc tế

1. Các quốc gia thành viên của Công ước hợp tác về hình sự theo quy định tại các điều từ Điều 44 đến Điều 50 của Công ước này. Khi thích hợp và phù hợp với hệ thống pháp luật quốc gia của mình, các quốc gia thành viên phải xem xét trợ giúp cho nhau trong việc điều tra, thủ tục tố tụng dân sự và hành chính liên quan đến tham nhũng.
2. Trong các vấn đề hợp tác quốc tế, khi nguyên tắc cùng hình sự hoá được coi là một yêu cầu, thì yêu cầu này được coi là được đáp ứng bất kể pháp luật của quốc gia được yêu cầu có quy định tội phạm liên quan có cùng loại với tội phạm hoặc định danh tội phạm theo cùng một thuật ngữ giống như quốc gia yêu cầu hay không, nếu hành vi cấu thành tội phạm được yêu cầu trợ giúp là một tội phạm theo pháp luật của cả hai quốc gia thành viên.

Article 44
Extradition

1. This article shall apply to the offences established in accordance with this Convention where the person who is the subject of the request for extradition is present in the territory of the requested State Party, provided that the offence for which extradition is sought is punishable under the domestic law of both the requesting State Party and the requested State Party.



Điều 44
Dẫn độ

1. Điều này được áp dụng đối với các tội phạm mà Công ước này điều chỉnh khi người là đối tượng của yêu cầu dẫn độ có mặt trên lãnh thổ của Quốc gia được yêu cầu, với điều kiện tội phạm làm nảy sinh yêu cầu dẫn độ là tội phạm mà cả Quốc gia yêu cầu và Quốc gia được yêu cầu đều quy định hình phạt.


2. Notwithstanding the provisions of paragraph 1 of this article, a State Party whose law so permits may grant the extradition of a person for any of the offences covered by this Convention that are not punishable under its own domestic law.

2. Bất luận các quy định tại khoản 1 Điều này, quốc gia thành viên nơi  luật của mình cho phép, có cho thể tiến hành dẫn độ một người về bất kỳ tội nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này nhưng không bị trừng trị theo pháp luật quốc gia của mình.

3. If the request for extradition includes several separate offences, at least one of which is extraditable under this article and some of which are not extraditable by reason of their period of imprisonment but are related to offences established in accordance with this Convention, the requested State Party may apply this article also in respect of those offences.

3. Nếu yêu cầu dẫn độ bao gồm một số tội phạm riêng biệt mà ít nhất một trong số đó có thể bị dẫn độ theo Điều này và một số không bị dẫn độ theo Điều này vì lý do thời hạn bị phạt tù, nhưng có liên quan đến các tội phạm được quy định theo Công ước này, thì quốc gia được yêu cầu cũng có thể áp dụng Điều này đối với các tội phạm đó.

4. Each of the offences to which this article applies shall be deemed to be included as an extraditable offence in any extradition treaty existing between States Parties. States Parties undertake to include such offences as extraditable offences in every extradition treaty to be concluded between them. A State Party whose law so permits, in case it uses this Convention as the basis for extradition, shall not consider any of the offences established in accordance with this Convention to be a political offence.

4. Mỗi tội phạm trong số các tội phạm mà Điều này áp dụng được coi là được đưa vào với tư cách là tội phạm có thể bị dẫn độ trong các hiệp định về dẫn độ đang tồn tại giữa các quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên sẽ đưa các tội phạm đó với tư cách là các tội có thể bị dẫn độ vào các hiệp định về dẫn độ mà mình sẽ ký kết. Quốc gia thành viên nào mà nội luật của mình cho phép, trong trường hợp quốc gia đó sử dụng Công ước này làm cơ sở cho việc dẫn độ, không được coi bất kỳ tội phạm nào được quy định theo Công ước này là tội phạm chính trị.


5. If a State Party that makes extradition conditional on the existence of a treaty receives a request for extradition from another State Party with which it has no extradition treaty, it may consider this Convention the legal basis for extradition in respect of any offence to which this article applies.

5. Nếu một Quốc gia thành viên có quy định việc dẫn độ chỉ được thực hiện trên cơ sở có một hiệp định, nhận được yêu cầu dẫn độ từ Quốc gia thành viên khác mà giữa hai quốc gia này không có hiệp định về dẫn độ, Quốc gia được yêu cầu có thể coi Công ước này là căn cứ pháp lý cho việc dẫn độ loại tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của điều này.

6. A State Party that makes extradition conditional on the existence of a treaty shall:
(a) At the time of deposit of its instrument of ratification, acceptance or approval of or accession to this Convention, inform the Secretary-General of the United Nations whether it will take this Convention as the legal basis for cooperation on extradition with other States Parties to this Convention; and
(b) If it does not take this Convention as the legal basis for cooperation on extradition, seek, where appropriate, to conclude treaties on extradition with other States Parties to this Convention in order to implement this article.

6. Quốc gia thành viên quy định việc dẫn độ chỉ được thực hiện trên cơ sở có hiệp định dẫn độ:
(a) Tại thời điểm gửi lưu văn kiện phê chuẩn, công nhận, thông qua hoặc gia nhập Công ước này, phải thông báo cho Tổng Thư ký Liên hiệp Quốc về việc có lấy Công ước này làm căn cứ pháp lý cho hợp tác dẫn độ với các Quốc gia thành viên khác của Công ước này hay không; và
(b) Nếu không chấp nhận Công ước này là căn cứ pháp lý để hợp tác dẫn độ thì, khi có thể, ký kết các hiệp định dẫn độ với các Quốc gia thành viên khác của Công ước này để thực hiện điều khoản này.

7. States Parties that do not make extradition conditional on the existence of a treaty shall recognize offences to which this article applies as extraditable offences between themselves.
8. Extradition shall be subject to the conditions provided for by the domestic law of the requested State Party or by applicable extradition treaties, including, inter alia, conditions in relation to the minimum penalty requirement for extradition and the grounds upon which the requested State Party may refuse extradition.

7. Các Quốc gia thành viên không quy định việc dẫn độ phụ thuộc vào một hiệp định dẫn độ công nhận các tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều này là các tội phạm có thể bị dẫn độ giữa chính các Quốc gia này với nhau.
8. Việc dẫn độ phải phụ thuộc vào các điều kiện mà pháp luật của Quốc gia được yêu cầu dẫn độ đặt ra hoặc các quy định trong những hiệp định dẫn độ có thể áp dụng được, trong số những điều kiện đó có điều kiện về yêu cầu hình phạt tối thiểu, về những căn cứ mà dựa vào đó Quốc gia được yêu cầu có thể từ chối dẫn độ.

9. States Parties shall, subject to their domestic law, endeavour to expedite extradition procedures and to simplify evidentiary requirements relating thereto in respect of any offence to which this article applies.
10. Subject to the provisions of its domestic law and its extradition treaties, the requested State Party may, upon being satisfied that the circumstances so warrant and are urgent and at the request of the requesting State Party, take a person whose extradition is sought and who is present in its territory into custody or take other appropriate measures to ensure his or her presence at extradition proceedings.

9. Trên cơ sở tuân thủ pháp luật nước mình, các Quốc gia thành viên của Công ước xúc tiến thủ tục dẫn độ và đơn giản hoá các yêu cầu về chứng cứ đối với bất kỳ tội phạm nào mà điều khoản này được áp dụng.
10. Trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật quốc gia và các hiệp định dẫn độ đã tham gia và trên cơ sở các tình tiết đã đảm bảo, mang tính khẩn cấp, và theo đề nghị của Quốc gia yêu cầu dẫn độ, Quốc gia được yêu cầu dẫn độ có thể giam giữ người là đối tượng dẫn độ đang có mặt trên lãnh thổ nước mình hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp khác để bảo đảm rằng người đó sẽ có mặt khi tiến hành thủ tục dẫn độ.

11. A State Party in whose territory an alleged offender is found, if it does not extradite such person in respect of an offence to which this article applies solely on the ground that he or she is one of its nationals, shall, at the request of the State Party seeking extradition, be obliged to submit the case without undue delay to its competent authorities for the purpose of prosecution. Those authorities shall take their decision and conduct their proceedings in the same manner as in the case of any other offence of a grave nature under the domestic law of that State Party. The States Parties concerned shall cooperate with each other, in particular on procedural and evidentiary aspects, to ensure the efficiency of such prosecution.

11. Đối với Quốc gia thành viên của Công ước nơi tìm thấy người bị coi là tội phạm, nếu không dẫn độ người này chỉ với căn cứ rằng người này là công dân nước mình, thì theo đề nghị của Quốc gia yêu cầu dẫn độ Quốc gia này phải nhanh chóng đưa vụ việc ra cho các cơ quan chức năng nước mình để xét xử. Các cơ quan chức năng này phải ra quyết định và thực hiện quá trình tố tụng theo cách vẫn làm đối với loại tội phạm nghiêm trọng mà pháp luật nước mình quy định. Các Quốc gia có liên quan phải hợp tác với nhau, đặc biệt là về mặt thủ tục và chứng cứ, để bảo đảm hiệu quả của việc xét xử.

12. Whenever a State Party is permitted under its domestic law to extradite or otherwise surrender one of its nationals only upon the condition that the person will be returned to that State Party to serve the sentence imposed as a result of the trial or proceedings for which the extradition or surrender of the person was sought and that State Party and the State Party seeking the extradition of the person agree with this option and other terms that they may deem appropriate, such conditional extradition or surrender shall be sufficient to discharge the obligation set forth in paragraph 11 of this article.

12. Bất cứ khi nào một Quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở được pháp luật quốc gia cho phép, dẫn độ hoặc giao nộp một công dân nước mình chỉ với điều kiện là người này sẽ được đưa trở lại nước mình để chấp hành bản án mà người này phải chịu theo kết quả xét xử ở nước yêu cầu dẫn độ và nước này và nước yêu cầu dẫn độ cùng nhất trí với lựa chọn này và với các điều khoản khác mà hai bên thấy phù hợp, thì việc dẫn độ hoặc giao nộp có điều kiện đó được miễn trừ các quy định đặt ra ở khoản 11 của Điều này.

13. If extradition, sought for purposes of enforcing a sentence, is refused because the person sought is a national of the requested State Party, the requested State Party shall, if its domestic law so permits and in conformity with the requirements of such law, upon application of the requesting State Party, consider the enforcement of the sentence imposed under the domestic law of the requesting State Party or the remainder thereof.

13. Nếu yêu cầu dẫn độ để thi hành một bản án bị từ chối do đối tượng yêu cầu dẫn độ là công dân của Quốc gia được yêu cầu, thì Quốc gia được yêu cầu, trên cơ sở pháp luật nước mình cho phép và phù hợp với những yêu cầu của pháp luật nước mình, xem xét việc thi hành bản án đã được tuyên theo pháp luật của Quốc gia yêu cầu hoặc của bên còn lại.

14. Any person regarding whom proceedings are being carried out in connection with any of the offences to which this article applies shall be guaranteed fair treatment at all stages of the proceedings, including enjoyment of all the rights and guarantees provided by the domestic law of the State Party in the territory of which that person is present.

14. Bất cứ người nào đang trong quá trình tố tụng vì có liên quan tới những tội phạm mà Điều này điều chỉnh đều được bảo đảm đối xử công bằng ở tất cả các quá trình tố tụng, được hưởng tất cả các quyền cùng các hình thức đảm bảo mà pháp luật của Quốc gia nơi người đó đang lưu trú quy định.

15. Nothing in this Convention shall be interpreted as imposing an obligation to extradite if the requested State Party has substantial grounds for believing that the request has been made for the purpose of prosecuting or punishing a person on account of that person’s sex, race, religion, nationality, ethnic origin or political opinions or that compliance with the request would cause prejudice to that person’s position for any one of these reasons.

15. Không điều khoản nào trong Công ước này được hiểu là bắt buộc dẫn độ nếu Quốc gia được yêu cầu dẫn độ có cơ sở đầy đủ để tin rằng yêu cầu dẫn độ đó nhằm mục đích truy tố hay trừng phạt một người vì lí do giới tính, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc hay quan điểm chính trị của người đó hoặc việc dẫn độ theo yêu cầu có thể gây tổn hại đến vị trí của người đó vì bất kỳ lí do nào nói trên.

16. States Parties may not refuse a request for extradition on the sole ground that the offence is also considered to involve fiscal matters.
17. Before refusing extradition, the requested State Party shall, where appropriate, consult with the requesting State Party to provide it with ample opportunity to present its opinions and to provide information relevant to its allegation.
18. States Parties shall seek to conclude bilateral and multilateral agreements or arrangements to carry out or to enhance the effectiveness of extradition.

16. Các Quốc gia thành viên của Công ước này không được từ chối yêu cầu dẫn độ chỉ dựa trên lý do duy nhất là tội phạm đó cũng được coi là có liên quan đến các vấn đề tài chính.
17. Trước khi từ chối dẫn độ, Quốc gia được yêu cầu phải, nếu phù hợp, thảo luận với Quốc gia yêu cầu để tạo điều kiện cho Quốc gia yêu cầu trình bày quan điểm của mình và cung cấp thông tin về việc buộc tội đó.
18. Các Quốc gia thành viên của Công ước này phải hướng tới việc ký kết các hiệp định hoặc thoả thuận song phương và đa phương để thực hiện việc dẫn độ hoặc tăng cường hiệu quả dẫn độ.

Article 45
Transfer of sentenced persons

States Parties may consider entering into bilateral or multilateral agreements or arrangements on the transfer to their territory of persons sentenced to imprisonment or other forms of deprivation of liberty for offences established in accordance with this Convention in order that they may complete their sentences there.

Điều 45
Chuyển giao người bị kết án

Các Quốc gia thành viên của Công ước có thể cân nhắc việc ký kết các hiệp định hay thoả thuận song phương hoặc đa phương về việc chuyển người bị kết án tù hoặc các hình thức tước quyền tự do khác đến lãnh thổ của các bên do đã phạm những tội được quy định theo Công ước này, nhằm mục đích để họ có thể chấp hành xong bản án ở nơi chuyển đến.

Article 46
Mutual legal assistance

1. States Parties shall afford one another the widest measure of mutual legal assistance in investigations, prosecutions and judicial proceedings in relation to the offences covered by this Convention.
2. Mutual legal assistance shall be afforded to the fullest extent possible under relevant laws, treaties, agreements and arrangements of the requested State Party with respect to investigations, prosecutions and judicial proceedings in relation to the offences for which a legal person may be held liable in accordance with article 26 of this Convention in the requesting State Party.

Điều 46
Tương trợ pháp lý

1. Các Quốc gia thành viên của Công ước dành  cho nhau biện pháp tương trợ pháp lý rộng rãi nhất trong điều tra, truy tố và xét xử những loại tội phạm được quy định theo Công ước này.
2. Tương trợ pháp lý được thực hiện ở mức độ cao nhất có thể theo các đạo luật, hiệp ước, hiệp định và thoả thuận tương ứng của Quốc gia được yêu cầu đối với việc điều tra, truy tố và xét xử các loại tội phạm mà theo đó một pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm ở Quốc gia yêu cầu căn cứ theo Điều 26 của Công ước này.

3. Mutual legal assistance to be afforded in accordance with this article may be requested for any of the following purposes:

(a) Taking evidence or statements from persons;
(b) Effecting service of judicial documents;
(c) Executing searches and seizures, and freezing;
(d) Examining objects and sites;
(e) Providing information, evidentiary items and expert evaluations;
(f) Providing originals or certified copies of relevant documents and records, including government, bank, financial, corporate or business records;
(g) Identifying or tracing proceeds of crime, property, instrumentalities or other things for evidentiary purposes;
(h) Facilitating the voluntary appearance of persons in the requesting State Party;
(i) Any other type of assistance that is not contrary to the domestic law of the requested State Party;
(j) Identifying, freezing and tracing proceeds of crime in accordance with the provisions of chapter V of this Convention;
(k) The recovery of assets, in accordance with the provisions of chapter V of this Convention.

3. Có thể yêu cầu thực hiện tương trợ pháp lý theo điều khoản này vì bất cứ mục đích nào trong số các mục đích sau đây:

(a) Lấy chứng cứ hoặc lời khai của người có liên quan;
(b) Tống đạt tài liệu tư pháp;
(c) Tìm kiếm, tạm giữ và phong toả;
(d) Khám nghiệm vật thể và hiện trường;
(e) Cung cấp thông tin, chứng cứ và giám định;
(f) Cung cấp bản gốc hoặc bản công chứng của tài liệu và hồ sơ, bao gồm cả tài liệu của chính phủ, ngân hàng; hồ sơ kinh doanh hoặc hồ sơ của doanh nghiệp;
(g) Xác định hoặc truy tìm tiền phạm pháp, tài sản, công cụ hoặc những thứ khác với mục đích làm chứng cứ;
(h) Tạo điều kiện thuận lợi cho sự có mặt tự nguyện của các cá nhân ở Quốc gia yêu cầu;
(i) Các hình thức trợ giúp khác không trái với pháp luật của Quốc gia được yêu cầu;
(j) Xác minh, phong toả và truy tìm tài sản do phạm tội mà có theo các quy định tại Chương V của Công ước này;
(k) Việc thu hồi tài sản theo các quy định tại Chương V của Công ước này.

4. Without prejudice to domestic law, the competent authorities of a State Party may, without prior request, transmit information relating to criminal matters to a competent authority in another State Party where they believe that such information could assist the authority in undertaking or successfully concluding inquiries and criminal proceedings or could result in a request formulated by the latter State Party pursuant to this Convention.

4. Trên cơ sở không trái với pháp luật quốc gia, các cơ quan chức năng của một Quốc gia thành viên của Công ước có thể chuyển thông tin liên quan đến tội phạm cho cơ quan chức năng của Quốc gia khác mà không cần có yêu cầu của Quốc gia khác này, nếu họ tin rằng thông tin đó có thể hỗ trợ cho cơ quan này kết thúc thành công các cuộc điều tra và tố tụng hình sự hoặc rằng việc chuyển thông tin đó sẽ dẫn tới việc Quốc gia khác kia có yêu cầu căn cứ theo Công ước này.

5. The transmission of information pursuant to paragraph 4 of this article shall be without prejudice to inquiries and criminal proceedings in the State of the competent authorities providing the information. The competent authorities receiving the information shall comply with a request that said information remain confidential, even temporarily, or with restrictions on its use. However, this shall not prevent the receiving State Party from disclosing in its proceedings information that is exculpatory to an accused person. In such a case, the receiving State Party shall notify the transmitting State Party prior to the disclosure and, if so requested, consult with the transmitting State Party. If, in an exceptional case, advance notice is not possible, the receiving State Party shall inform the transmitting State Party of the disclosure without delay.

5. Việc chuyển thông tin theo khoản 4 của Điều này không được gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra và tố tụng hình sự ở Quốc gia của các cơ quan chức năng cung cấp thông tin. Các cơ quan chức năng nhận thông tin  phải tuân thủ yêu cầu về việc giữ bí mật thông tin, dù chỉ tạm thời, hoặc yêu cầu về việc hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, điều này không cản trở Quốc gia nhận thông tin tiết lộ thông tin này trong quá trình xử lý để minh oan cho một người bị buộc tội. Trong trường hợp đó, Quốc gia nhận thông tin phải thông báo cho Quốc gia cung cấp thông tin trước khi thông tin được tiết lộ và thảo luận với Quốc gia cung cấp thông tin nếu được đề nghị thảo luận. Nếu, trong trường hợp ngoại lệ, không thể thông báo trước được, Quốc gia nhận thông tin phải thông báo ngay cho Quốc gia cung cấp thông tin về việc đã tiết lộ thông tin.
6. The provisions of this article shall not affect the obligations under any other treaty, bilateral or multilateral, that governs or will govern, in whole or in part, mutual legal assistance.

6. Các quy định ở Điều này không ảnh hưởng đến những nghĩa vụ được quy định ở bất kỳ hiệp định nào, song phương hay đa phương, điều chỉnh hoặc sẽ điều chỉnh, một phần hoặc toàn bộ hoạt động tương trợ pháp lý.

7. Paragraphs 9 to 29 of this article shall apply to requests made pursuant to this article if the States Parties in question are not bound by a treaty of mutual legal assistance. If those States Parties are bound by such a treaty, the corresponding provisions of that treaty shall apply unless the States Parties agree to apply paragraphs 9 to 29 of this article in lieu thereof. States Parties are strongly encouraged to apply those paragraphs if they facilitate cooperation.

7. Các khoản từ 9 đến 29 của Điều này áp dụng đối với các yêu cầu được lập căn cứ theo Điều này nếu giữa các Quốc gia hữu quan không có hiệp định về tương trợ pháp lý. Nếu giữa các Quốc gia đó có hiệp định tương trợ pháp lý, các quy định tương ứng của hiệp định đó phải được áp dụng trừ khi các Quốc gia thành viên của Công ướcđồng ý áp dụng các khoản từ  9 đến 29 của Điều này để thay thế. Khuyến khích mạnh mẽ các Quốc gia thành viên của Công ước áp dụng các khoản này nếu chúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác.

8. States Parties shall not decline to render mutual legal assistance pursuant to this article on the ground of bank secrecy.
9. (a) A requested State Party, in responding to a request for assistance pursuant to this article in the absence of dual criminality, shall take into account the purposes of this Convention, as set forth in article 1;
(b) States Parties may decline to render assistance pursuant to this article on the ground of absence of dual criminality. However, a requested State Party shall, where consistent with the basic concepts of its legal system, render assistance that does not involve coercive action. Such assistance may be refused when requests involve matters of a de minimis nature or matters for which the cooperation or assistance sought is available under other provisions of this Convention;
(c) Each State Party may consider adopting such measures as may be necessary to enable it to provide a wider scope of assistance pursuant to this article in the absence of dual criminality.

8. Các Quốc gia thành viên của Công ước này không được từ chối tương trợ pháp lý theo Điều này dựa trên lý do đảm bảo bí mật ngân hàng.
9. (a) Quốc gia thành viên, khi phúc đáp yêu cầu tương trợ theo Điều này trong trường hợp thiếu điều kiện cùng hình sự hoá, phải cân nhắc đến các mục đích của Công ước này được quy định tại Điều 1;
(b) Các Quốc gia thành viên có thể từ chối trợ giúp theo Điều này với lý do thiếu điều kiện cùng hình sự hoá. Tuy nhiên, quốc gia thành viên, khi phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia của mình, phải trợ giúp với điều kiện việc trợ giúp này không liên quan đến những hành vi mang tính bạo lực. Việc trợ giúp như vậy có thể bị từ chối yêu cầu có liên quan đến những vấn đề nhỏ nhặt hoặc các vấn đề mà việc hợp tác hoặc trợ giúp có thể được thực hiện theo các quy định khác của Công ước này;
(c) Mỗi Quốc gia thành viên có thể xem xét áp dụng các biện pháp cần thiết để có thể mở rộng phạm vi trợ giúp theo Điều này trong trường hợp thiếu điều kiện cùng hình sự hoá.

10. A person who is being detained or is serving a sentence in the territory of one State Party whose presence in another State Party is requested for purposes of identification, testimony or otherwise providing assistance in obtaining evidence for investigations, prosecutions or judicial proceedings in relation to offences covered by this Convention may be transferred if the following conditions are met:
(a) The person freely gives his or her informed consent;
(b) The competent authorities of both States Parties agree, subject to such conditions as those States Parties may deem appropriate.

10. Người đang chịu hình phạt tù hoặc đang thi hành một bản án trên lãnh thổ của một Quốc gia thành viên của Công ước nhưng lại bị Quốc gia thành viên khác yêu cầu có mặt vì mục đích nhận diện, điều trần, hoặc các mục đích khác để hỗ trợ việc thu thập chứng cứ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm được Công ước này điều chỉnh, có thể bị chuyển giao nếu các điều kiện sau được đáp ứng:
Người đó đồng ý;
(b) Các cơ quan chức năng của cả 2 Quốc gia thành viên đồng ý, phụ thuộc vào các điều kiện mà các Quốc gia thành viên cho là phù hợp.
11. For the purposes of paragraph 10 of this article:
(a) The State Party to which the person is transferred shall have the authority and obligation to keep the person transferred in custody, unless otherwise requested or authorized by the State Party from which the person was transferred;
(b) The State Party to which the person is transferred shall without delay implement its obligation to return the person to the custody of the State Party from which the person was transferred as agreed beforehand, or as otherwise agreed, by the competent authorities of both States Parties;
(c) The State Party to which the person is transferred shall not require the State Party from which the person was transferred to initiate extradition proceedings for the return of the person;
(d) The person transferred shall receive credit for service of the sentence being served in the State from which he or she was transferred for time spent in the custody of the State Party to which he or she was transferred.

11. Vì mục đích của khoản 10 Điều này:
(a) Quốc gia mà người đó được chuyển đến có quyền và nghĩa vụ phải quản chế người được chuyển, trừ trường hợp có đề nghị hoặc cho phép khác từ Quốc gia mà người đó được chuyển đi;
(b) Quốc gia mà người đó được chuyển đến phải ngay lập tức thực hiện nghĩa vụ của mình trả người đó về sự quản chế của Quốc gia mà từ đó người đó được chuyển đi như các cơ quan chức năng của cả hai Quốc gia đã đồng ý trước đó, hoặc đã thỏa thuận khác;
(c) Quốc gia mà người đó được chuyển đến không được yêu cầu Quốc gia chuyển người đó đi áp dụng quy trình thủ tục dẫn độ để đưa người đó trở về;
(d) Người bị chuyển giao phải được công nhận là đã thi hành bản án đang thi hành ở Quốc gia chuyển đi cho thời gian bị giam ở Quốc gia chuyển đến.

12. Unless the State Party from which a person is to be transferred in accordance with paragraphs 10 and 11 of this article so agrees, that person, whatever his or her nationality, shall not be prosecuted, detained, punished or subjected to any other restriction of his or her personal liberty in the territory of the State to which that person is transferred in respect of acts, omissions or convictions prior to his or her departure from the territory of the State from which he or she was transferred.

12. Người bị chuyển giao, bất kể mang quốc tịch gì, sẽ không bị truy tố, giam giữ, trừng phạt hoặc chịu bất cứ sự hạn chế về tự do cá nhân nào trong lãnh thổ của Quốc gia chuyển đến cho những hành vi hay sự kết tội có từ  trước khi người này rời khỏi lãnh thổ của Quốc gia chuyển đi; trừ trường hợp Quốc gia chuyển đi đồng ý  căn cứ theo khoản 10 và 11 của Điều này.

13. Each State Party shall designate a central authority that shall have the responsibility and power to receive requests for mutual legal assistance and either to execute them or to transmit them to the competent authorities for execution. Where a State Party has a special region or territory with a separate system of mutual legal assistance, it may designate a distinct central authority that shall have the same function for that region or territory. Central authorities shall ensure the speedy and proper execution or transmission of the requests received. Where the central authority transmits the request to a competent authority for execution, it shall encourage the speedy and proper execution of the request by the competent authority. The Secretary-General of the United Nations shall be notified of the central authority designated for this purpose at the time each State Party deposits its instrument of ratification, acceptance or approval of or accession to this Convention. Requests for mutual legal assistance and any communication related thereto shall be transmitted to the central authorities designated by the States Parties. This requirement shall be without prejudice to the right of a State Party to require that such requests and communications be addressed to it through diplomatic channels and, in urgent circumstances, where the States Parties agree, through the International Criminal Police Organization, if possible.

13. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước phải chỉ định một cơ quan trung ương có trách nhiệm và quyền hạn tiếp nhận các yêu cầu về tương trợ pháp lý; thực hiện hoặc chuyển chúng đến các cơ quan chức năng khác để thực hiện. Trường hợp Quốc gia thành viên có một vùng lãnh thổ đặc biệt với một cơ chế thực hiện tương trợ pháp lý riêng biệt, thì có thể chỉ định một cơ quan trung ương riêng biệt có chức năng tương tự cho vùng lãnh thổ đó. Các cơ quan trung ương phải đảm bảo thực hiện hoặc chuyển giao khẩn trương và đầy đủ các yêu cầu nhận được. Trường hợp cơ quan trung ương chuyển yêu cầu đến cơ quan chức năng để thực hiện, cơ quan trung ương phải khuyến khích thực hiện khẩn trương và đầy đủ yêu cầu đó. Tổng thư ký Liên hợp Quốc phải được thông báo về cơ quan trung ương được chỉ định cho mục đích này tại thời điểm mỗi bên gửi lưu văn kiện thông qua, chấp nhận, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này. Các yêu cầu tương trợ pháp lý và mọi liên lạc có liên quan phải được chuyển đến các cơ quan trung ương mà các Quốc gia thành viên của Công ước chỉ định. Đòi hỏi này không vi phạm quyền của một Quốc gia thành viên yêu cầu rằng những yêu cầu tương trợ pháp lý và liên lạc đó phải thông qua đường ngoại giao và, trong các trường hợp khẩn cấp, nếu các Quốc gia thành viên đồng ý, thì qua Tổ chức Cảnh sát chống tội phạm Quốc tế, nếu có thể.

14. Requests shall be made in writing or, where possible, by any means capable of producing a written record, in a language acceptable to the requested State Party, under conditions allowing that State Party to establish authenticity. The Secretary-General of the United Nations shall be notified of the language or languages acceptable to each State Party at the time it deposits its instrument of ratification, acceptance or approval of or accession to this Convention. In urgent circumstances and where agreed by the States Parties, requests may be made orally but shall be confirmed in writing forthwith.

14. Yêu cầu tương trợ pháp lý phải được lập thành văn bản hoặc, nếu có thể, bằng những cách có khả năng tạo ra văn bản, bằng ngôn ngữ mà Quốc gia được yêu cầu chấp nhận, theo các điều kiện cho phép Quốc gia thành viên đó xác minh được tính xác thực. Tổng thư ký Liên hợp Quốc phải được thông báo về ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ trong yêu cầu tương trợ pháp lý mà mỗi Quốc gia thành viên có thể chấp nhận tại thời điểm mỗi bên gửi lưu văn kiện thông qua, chấp nhận, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước này. Trong các trường hợp khẩn cấp và nếu các Quốc gia thành viên đồng ý, các yêu cầu tương trợ pháp lý bằng miệng có thể được chấp nhận nhưng sau đó phải có xác nhận lại bằng văn bản.

15. A request for mutual legal assistance shall contain:
(a) The identity of the authority making the request;
(b) The subject matter and nature of the investigation, prosecution or judicial proceeding to which the request relates and the name and functions of the authority conducting the investigation, prosecution or judicial proceeding;
(c) A summary of the relevant facts, except in relation to requests for the purpose of service of judicial documents;
(d) A description of the assistance sought and details of any particular procedure that the requesting State Party wishes to be followed;
(e) Where possible, the identity, location and nationality of any person concerned; and
(f) The purpose for which the evidence, information or action is sought.

15. Văn bản yêu cầu tương trợ pháp lý phải bao gồm:
(a) Đặc trưng nhận biết của cơ quan lập yêu cầu;
(b) Đối tượng và bản chất của việc điều tra, truy tố hoặc xét xử liên quan đến yêu cầu và tên gọi, chức năng của cơ quan điều tra, truy tố hoặc xét xử;
(c) Tóm tắt về những sự kiện liên quan, trừ trường hợp yêu cầu tương trợ pháp lý nhằm mục đích tống đạt tài liệu tư pháp;
(d) Miêu tả việc trợ giúp và nêu chi tiết về quy trình cụ thể mà Quốc gia yêu cầu muốn Quốc gia được yêu cầu thực hiện;
(e) Nếu có thể, nêu đặc điểm nhận dạng, nơi ở và quốc tịch của người có liên quan; và
(f) Mục đích của việc tìm kiếm chứng cứ, thông tin hay hành động.

16. The requested State Party may request additional information when it appears necessary for the execution of the request in accordance with its domestic law or when it can facilitate such execution.
17. A request shall be executed in accordance with the domestic law of the requested State Party and, to the extent not contrary to the domestic law of the
requested State Party and where possible, in accordance with the procedures specified in the request.

16. Quốc gia thành viên được yêu cầu có thể đề nghị được cung cấp thêm thông tin nếu điều đó là cần thiết cho việc thực hiện yêu cầu theo quy định của pháp luật nước mình hoặc nếu thông tin bổ sung đó giúp hỗ trợ việc thực hiện tương trợ.
17. Đơn yêu cầu phải được thực hiện trên cơ sở phù hợp với pháp luật của Quốc gia được yêu cầu và, trong phạm vi không trái với pháp luật của Quốc gia được yêu cầu và khi có thể, theo trình tự thủ tục nêu cụ thể trong đơn yêu cầu.

18. Wherever possible and consistent with fundamental principles of domestic law, when an individual is in the territory of a State Party and has to be heard as a witness or expert by the judicial authorities of another State Party, the first State Party may, at the request of the other, permit the hearing to take place by video conference if it is not possible or desirable for the individual in question to appear in person in the territory of the requesting State Party. States Parties may agree that the hearing shall be conducted by a judicial authority of the requesting State Party and attended by a judicial authority of the requested State Party.

18. Bất cứ khi nào có thể và phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc gia, khi một cá nhân đang ở trong lãnh thổ của một Quốc gia thành viên và buộc phải là người trình bày trước các cơ quan tư pháp của một Quốc gia khác với tư cách là người làm chứng, hay chuyên gia, thì Quốc gia thành viên được nhắc trước có thể, theo đề nghị của bên kia, cho phép buổi trình bày được thực hiện qua hình thức tiếp xúc video nếu người có liên quan không thể hoặc muốn có mặt trên lãnh thổ của Quốc gia yêu cầu. Các Quốc gia thành viên có thể thống nhất rằng buổi trình bày phải được tổ chức bởi cơ quan tư pháp của Quốc gia thành viên yêu cầu và có một cơ quan tư pháp của Quốc gia thành viên được yêu cầu tham dự.

19. The requesting State Party shall not transmit or use information or evidence furnished by the requested State Party for investigations, prosecutions or judicial proceedings other than those stated in the request without the prior consent of the requested State Party. Nothing in this paragraph shall prevent the requesting State Party from disclosing in its proceedings information or evidence that is exculpatory to an accused person. In the latter case, the requesting State Party shall notify the requested State Party prior to the disclosure and, if so requested, consult with the requested State Party. If, in an exceptional case, advance notice is not possible, the requesting State Party shall inform the requested State Party of the disclosure without delay.

19. Quốc gia yêu cầu không được chuyển giao hoặc sử dụng thông tin hay chứng cứ được cung cấp bởi Quốc gia được yêu cầu cho việc điều tra, truy tố, xét xử khác với những việc đã nêu cụ thể trong đơn yêu cầu mà chưa có sự đồng ý trước của Quốc gia được yêu cầu. Không có quy định nào trong khoản này ngăn cản việc Quốc gia yêu cầu tiết lộ các thông tin hoặc chứng cứ minh oan cho một người bị kết tội trong quá trình tư pháp. Trong trường hợp vừa nêu, Quốc gia yêu cầu phải thông báo Quốc gia được yêu cầu biết trước khi tiết lộ và, nếu được yêu cầu thảo luận thì phải thảo luận với Quốc gia được yêu cầu về việc này. Nếu, trong trường hợp ngoại lệ, việc báo trước không thể thực hiện được, Quốc gia yêu cầu phải thông báo ngay cho Quốc gia được yêu cầu sau khi đã tiết lộ.

20. The requesting State Party may require that the requested State Party keep confidential the fact and substance of the request, except to the extent necessary to execute the request. If the requested State Party cannot comply with the requirement of confidentiality, it shall promptly inform the requesting State Party.



20. Quốc gia yêu cầu có thể đề nghị Quốc gia được yêu cầu giữ bí mật sự thật và nội dung của yêu cầu, trừ khi phải tiết lộ tới phạm vi cần thiết để thực hiện yêu cầu. Nếu Quốc gia được yêu cầu không thể tuân theo đề nghị giữ bí mật này, thì phải nhanh chóng thông báo cho Quốc gia yêu cầu biết.

21. Mutual legal assistance may be refused:
(a) If the request is not made in conformity with the provisions of this article;
(b) If the requested State Party considers that execution of the request is likely to prejudice its sovereignty, security, ordre public or other essential interests;
(c) If the authorities of the requested State Party would be prohibited by its domestic law from carrying out the action requested with regard to any similar offence, had it been subject to investigation, prosecution or judicial proceedings under their own jurisdiction;
(d) If it would be contrary to the legal system of the requested State Party relating to mutual legal assistance for the request to be granted.

21. Việc tương trợ pháp lý có thể bị từ chối:
(a) Nếu đơn yêu cầu được lập không đúng theo các quy định của điều này;
(b) Nếu Quốc gia được yêu cầu nhận thấy việc thực hiện yêu cầu có thể xâm hại đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc các lợi ích thiết yếu khác;
(c) Nếu các cơ quan của Quốc gia được yêu cầu bị pháp luật quốc gia ngăn cấm thực hiện việc được yêu cầu đối với bất cứ tội phạm tương tự nào, bởi cơ quan đó đã là đối tượng của việc điều tra, truy tố và xét xử trong phạm vi quyền hạn của chính các cơ quan này;
(d) Nếu việc chấp nhận yêu cầu tương trợ pháp lý của đơn yêu cầu này  là trái với hệ thống pháp luật của Quốc gia được yêu cầu.

22. States Parties may not refuse a request for mutual legal assistance on the sole ground that the offence is also considered to involve fiscal matters.
23. Reasons shall be given for any refusal of mutual legal assistance.

22. Các Quốc gia thành viên của Công ước này không được từ chối yêu cầu tương trợ pháp lý chỉ với lý do vi phạm đó cũng được coi là vi phạm có liên quan đến các vấn đề tài chính.
23. Phải có lý do cho bất cứ sự từ chối tương trợ pháp lý nào.

24. The requested State Party shall execute the request for mutual legal assistance as soon as possible and shall take as full account as possible of any deadlines suggested by the requesting State Party and for which reasons are given, preferably in the request. The requesting State Party may make reasonable requests for information on the status and progress of measures taken by the requested State Party to satisfy its request. The requested State Party shall respond to reasonable requests by the requesting State Party on the status, and progress in its handling, of the request. The requesting State Party shall promptly inform the requested State Party when the assistance sought is no longer required.

24. Quốc gia được yêu cầu phải thực hiện yêu cầu tương trợ pháp lý một cách khẩn trương và phải tính toán đầy đủ đến bất kỳ thời hạn nào do Quốc gia yêu cầu đưa ra và đối với thời hạn nào các lí do được đưa ra, tốt nhất là trong đơn yêu cầu. Quốc gia thành viên yêu cầu tương trợ pháp lý có thể đề nghị cung cấp thông tin về tình hình và tiến triển của các biện pháp mà Quốc gia được yêu cầu đã áp dụng để thực hiện yêu cầu tương trợ pháp lý. Quốc gia được yêu cầu phải đáp ứng các đề nghị hợp lý của Quốc gia yêu cầu trong quá trình giải quyết đơn yêu cầu. Quốc gia yêu cầu phải thông báo đúng lúc cho Quốc gia được yêu cầu khi sự trợ giúp không còn cần thiết nữa.

25. Mutual legal assistance may be postponed by the requested State Party on the ground that it interferes with an ongoing investigation, prosecution or judicial proceeding.
26. Before refusing a request pursuant to paragraph 21 of this article or postponing its execution pursuant to paragraph 25 of this article, the requested State Party shall consult with the requesting State Party to consider whether assistance may be granted subject to such terms and conditions as it deems necessary. If the requesting State Party accepts assistance subject to those conditions, it shall comply with the conditions.

25. Tương trợ pháp lý có thể bị hoãn bởi Quốc gia được yêu cầu, căn cứ vào lý do việc đó liên quan đến một vụ việc đang được điều tra, truy tố, hoặc xét xử.
26. Trước khi từ chối một yêu cầu theo khoản 21 của Điều này hoặc hoãn việc thực hiện theo khoản 25 của Điều này, Quốc gia được yêu cầu phải thảo luận với Quốc gia yêu cầu để xem xét liệu việc trợ giúp có thể được thực hiện theo các điều khoản và điều kiện mà mình cho là cần thiết. Nếu Quốc gia yêu cầu chấp nhận việc trợ giúp theo các điều kiện nói trên, thì phải tuân thủ các điều kiện này.

27. Without prejudice to the application of paragraph 12 of this article, a witness, expert or other person who, at the request of the requesting State Party, consents to give evidence in a proceeding or to assist in an investigation, prosecution or judicial proceeding in the territory of the requesting State Party shall not be prosecuted, detained, punished or subjected to any other restriction of his or her personal liberty in that territory in respect of acts, omissions or convictions prior to his or her departure from the territory of the requested State Party. Such safe conduct shall cease when the witness, expert or other person having had, for a period of fifteen consecutive days or for any period agreed upon by the States Parties from the date on which he or she has been officially informed that his or her presence is no longer required by the judicial authorities, an opportunity of leaving, has nevertheless remained voluntarily in the territory of the requesting State Party or, having left it, has returned of his or her own free will.



27. Không trái với việc áp dụng khoản 12 của Điều này, người làm chứng, chuyên gia hay người nào khác, theo yêu cầu của Quốc gia yêu cầu, đồng ý đưa ra chứng cứ trong quá trình tố tụng hoặc đồng ý trợ giúp một cuộc điều tra, truy tố hay xét xử trên lãnh thổ của Quốc gia yêu cầu sẽ không bị truy tố, giam giữ, trừng phạt hay phải chịu bất kỳ sự hạn chế về tự do cá nhân nào khác trong lãnh thổ đó cho những hành động hoặc kết tội diễn ra trước khi người này rời khỏi lãnh thổ của Quốc gia được yêu cầu. Sự đảm bảo an toàn này sẽ chấm dứt khi người làm chứng, chuyên gia hay người khác dù đã có cơ hội trở về nước, trong khoảng thời gian là 15 ngày liên tục hay bất kỳ khoảng thời gian nào được các Quốc gia thành viên đồng ý kể từ ngày người này được thông báo chính thức rằng sự có mặt của người này không còn cần thiết nữa đối với các cơ quan tài phán, nhưng vẫn tự nguyện ở lại lãnh thổ của Quốc gia yêu cầu hoặc, đã rời đi, sau đó lại quay lại theo ý nguyện của chính bản thân người này.

28. The ordinary costs of executing a request shall be borne by the requested State Party, unless otherwise agreed by the States Parties concerned. If expenses of a substantial or extraordinary nature are or will be required to fulfil the request, the States Parties shall consult to determine the terms and conditions under which the request will be executed, as well as the manner in which the costs shall be borne.

28. Các chi phí thông thường cho việc thực hiện một đơn yêu cầu sẽ do Quốc gia được yêu cầu chịu, trừ khi các Quốc gia có liên quan thoả thuận khác. Nếu đòi hỏi phải có các chi phí lớn hay đặc biệt để thực hiện được đơn yêu cầu, các Quốc gia thành viên phải thương thuyết để quyết định các điều khoản và điều kiện mà theo đó đơn yêu cầu sẽ được thực hiện, cũng như cách thức chi phí.

29. The requested State Party:
(a) Shall provide to the requesting State Party copies of government records, documents or information in its possession that under its domestic law are available to the general public;
(b) May, at its discretion, provide to the requesting State Party in whole, in part or subject to such conditions as it deems appropriate, copies of any government records, documents or information in its possession that under its domestic law are not available to the general public.

29. Quốc gia được yêu cầu:
(a) Phải cung cấp cho Quốc gia yêu cầu bản sao của hồ sơ, tài liệu hay thông tin của Chính phủ mà theo pháp luật nước mình thì những hồ sơ, tài liệu hay thông tin này được công khai cho công chúng;
(b) Có thể, tùy theo ý chí của mình, cung cấp cho Quốc gia yêu cầu toàn bộ, một phần, hoặc với các điều kiện mà mình cho là thích hợp, bản sao của bất kỳ hồ sơ, tài liệu hay thông tin của Chính phủ nào mà theo pháp luật nước mình thì không thuộc diện được công khai cho công chúng.

30. States Parties shall consider, as may be necessary, the possibility of concluding bilateral or multilateral agreements or arrangements that would serve the purposes of, give practical effect to or enhance the provisions of this article.

30. Các Quốc gia thành viên của Công ước xem xét, khi cần thiết, khả năng ký kết các hiệp định hoặc thoả thuận song phương hoặc đa phương phục vụ cho các mục đích của các quy định trong điều này hoặc đảm bảo hiệu lực thực tế cho các quy định trong điều này hoặc củng cố các quy định trong điều này.

Article 47
Transfer of criminal proceedings

States Parties shall consider the possibility of transferring to one another proceedings for the prosecution of an offence established in accordance with this Convention in cases where such transfer is considered to be in the interests of the proper administration of justice, in particular in cases where several jurisdictions are involved, with a view to concentrating the prosecution.

Điều 47
Chuyển giao vụ án hình sự

Các Quốc gia thành viên của Công ước này xem xét khả năng chuyển giao cho nhau vụ án hình sự nhằm truy tố một tội phạm được quy định theo Công ước này, nếu việc chuyển giao đó được coi là có lợi cho việc thi hành công lý, đặc biệt là trong các trường hợp liên quan đến quyền tài phán của nhiều nước, việc này nhằm mục đích làm cho việc truy tố được tập trung.

Article 48
Law enforcement cooperation

1. States Parties shall cooperate closely with one another, consistent with their respective domestic legal and administrative systems, to enhance the effectiveness of law enforcement action to combat the offences covered by this Convention. States Parties shall, in particular, take effective measures:
(a) To enhance and, where necessary, to establish channels of communication between their competent authorities, agencies and services in order to facilitate the secure and rapid exchange of information concerning all aspects of the offences covered by this Convention, including, if the States Parties concerned deem it appropriate, links with other criminal activities;

Điều 48
Hợp tác thực thi pháp luật

1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này hợp tác chặt chẽ với nhau, trên cơ sở tuân thủ hệ thống pháp luật và hệ thống hành pháp nước mình, để tăng cường hiệu quả của hoạt động thực thi pháp luật nhằm đấu tranh chống các tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này. Đặc biệt, mỗi Quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp hiệu quả:
(a) Để tăng cường và, khi cần thiết, thành lập các kênh thông tin giữa các cơ quan, tổ chức, sở nhiệm có thẩm quyền của các bên để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi an toàn và nhanh chóng thông tin về tất cả các mặt của tội phạm mà Công ước này điều chỉnh, kể cả mối liên hệ với các tội phạm khác nếu các Quốc gia có liên quan cho là phù hợp;

(b) To cooperate with other States Parties in conducting inquiries with respect to offences covered by this Convention concerning:
(i) The identity, whereabouts and activities of persons suspected of involvement in such offences or the location of other persons concerned;
(ii) The movement of proceeds of crime or property derived from the commission of such offences;
(iii) The movement of property, equipment or other instrumentalities used or intended for use in the commission of such offences;

(b) Hợp tác với các Quốc gia thành viên khác trong hoạt động điều tra các loại tội phạm được quy định theo Công ước này trên các nội dung:
(i) Đặc điểm nhận dạng, phạm vi hoạt động và các hoạt động của người bị nghi ngờ có liên quan đến tội phạm đó, hoặc địa điểm của các cá nhân khác có liên quan;
(ii) Sự di chuyển của tài sản phạm tội hoặc tài sản có được từ việc thực hiện tội phạm đó;
(iii) Sự di chuyển của tài sản, thiết bị hoặc công cụ khác đã được sử dụng hoặc nhằm để sử dụng trong việc thực hiện tội phạm đó;

(c) To provide, where appropriate, necessary items or quantities of substances for analytical or investigative purposes;
(d) To exchange, where appropriate, information with other States Parties concerning specific means and methods used to commit offences covered by this Convention, including the use of false identities, forged, altered or false documents and other means of concealing activities;

(c) Cung cấp, khi thích hợp, các loại và lượng vật chất cần thiết cho các mục đích phân tích hoặc điều tra;
(d)   Để trao đổi với các Quốc gia thành viên khác khi thích hợp thông tin về các phương tiện, thủ đoạn cụ thể được sử dụng trong quá trình thực hiện tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này, bao gồm cả việc sử dụng giấy tờ nhân thân giả, tài liệu giả chữ ký, tài liệu sửa chữa và các thủ đoạn che đậy khác;

(e) To facilitate effective coordination between their competent authorities, agencies and services and to promote the exchange of personnel and other experts, including, subject to bilateral agreements or arrangements between the States Parties concerned, the posting of liaison officers;
(f) To exchange information and coordinate administrative and other measures taken as appropriate for the purpose of early identification of the offences covered by this Convention.
(e)   Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, nhiệm sở có thẩm quyền của các bên, và để thúc đẩy việc trao đổi cán bộ và chuyên gia - tùy thuộc vào các hiệp định hoặc thoả thuận song phương giữa các Quốc gia có liên quan, có thể bao gồm cả việc bố trí các cán bộ liên lạc;
(f)    Trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện các biện pháp hành chính và các biện pháp khác khi phù hợp nhằm mục đích sớm nhận dạng được các tội phạm mà Công ước này quy định.

2. With a view to giving effect to this Convention, States Parties shall consider entering into bilateral or multilateral agreements or arrangements on direct cooperation between their law enforcement agencies and, where such agreements or arrangements already exist, amending them. In the absence of such agreements or arrangements between the States Parties concerned, the States Parties may consider this Convention to be the basis for mutual law enforcement cooperation in respect of the offences covered by this Convention. Whenever appropriate, States Parties shall make full use of agreements or arrangements, including international or regional organizations, to enhance the cooperation between their law enforcement agencies.
3. States Parties shall endeavour to cooperate within their means to respond to offences covered by this Convention committed through the use of modern technology.

2. Để Công ước này có hiệu lực, các Quốc gia thành viên xem xét việc tham gia vào các hiệp định hoặc thoả thuận song phương hoặc đa phương về hợp tác trực tiếp giữa các cơ quan thực thi pháp luật của các bên và, nếu đã có các hiệp định hoặc thoả thuận như vậy thì sửa đổi chúng. Nếu chưa có các hiệp định hoặc thoả thuận như vậy, các Quốc gia thành viên có thể coi Công ước này là cơ sở cho hợp tác thực thi pháp luật đối với các loại tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này. Bất cứ khi nào thích hợp, các Quốc gia thành viên tận dụng các hiệp định hoặc thoả thuận, kể cả các tổ chức quốc tế hoặc khu vực, để tăng cường hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật của các bên.

3. Các Quốc gia thành viên cố gắng hợp tác trong khả năng của mình để đối phó với các loại tội phạm có sử dụng công nghệ hiện đại thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước này.

Article 49
Joint investigations

States Parties shall consider concluding bilateral or multilateral agreements or arrangements whereby, in relation to matters that are the subject of investigations, prosecutions or judicial proceedings in one or more States, the competent authorities concerned may establish joint investigative bodies. In the absence of such agreements or arrangements, joint investigations may be undertaken by agreement on a case-by-case basis. The States Parties involved shall ensure that the sovereignty of the State Party in whose territory such investigation is to take place is fully respected.

Điều 49
Liên kết điều tra

Các Quốc gia thành viên của Công ước xem xét ký kết các hiệp định hay thoả thuận song phương hoặc đa phương để qua đó, đối với những vấn đề là đối tượng của quá trình điều tra, truy tố, hoặc xét xử ở một hay nhiều Quốc gia thành viên, các cơ quan chức năng hữu quan có thể thành lập các cơ quan liên kết điều tra. Trong trường hợp không có các hiệp định hoặc thoả thuận đó, việc lên kết điều tra có thể được tiến hành theo thoả thuận về từng vụ việc một. Các Quốc gia thành viên liên quan phải đảm bảo rằng chủ quyền của Quốc gia thành viên nơi đang tiến hành việc điều tra phải được tôn trọng đầy đủ.

Article 50
Special investigative techniques

1. In order to combat corruption effectively, each State Party shall, to the extent permitted by the basic principles of its domestic legal system and in accordance with the conditions prescribed by its domestic law, take such measures as may be necessary, within its means, to allow for the appropriate use by its competent authorities of controlled delivery and, where it deems appropriate, other special investigative techniques, such as electronic or other forms of surveillance and undercover operations, within its territory, and to allow for the admissibility in court of evidence derived therefrom.

Điều 50
Kỹ thuật điều tra đặc biệt

1. Để chống tham nhũng có hiệu quả, mỗi Quốc gia thành viên, trong phạm vi cho phép bởi các nguyên tắc căn bản và thoả mãn các điều kiện được đặt ra trong pháp luật quốc gia, áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi có thể nhằm cho phép các cơ quan chức năng sử dụng hình thức vận chuyển có kiểm soát và khi thích hợp sử dụng các kỹ thuật điều tra đặc biệt, chẳng hạn như giám sát điện tử hoặc các hình thức giám sát khác, hoạt động chìm, trong lãnh thổ nước mình để đảm bảo chứng cứ thu được được chấp nhận tại tòa án.

2. For the purpose of investigating the offences covered by this Convention, States Parties are encouraged to conclude, when necessary, appropriate bilateral or multilateral agreements or arrangements for using such special investigative techniques in the context of cooperation at the international level. Such agreements or arrangements shall be concluded and implemented in full compliance with the principle of sovereign equality of States and shall be carried out strictly in accordance with the terms of those agreements or arrangements.

2. Với mục đích điều tra các tội phạm được quy định theo Công ước này, các Quốc gia thành viên được khuyến khích ký kết, khi cần thiết, các hiệp định hoặc thoả thuận song phương hoặc đa phương phù hợp để sử dụng các kỹ thuật điều tra đặc biệt trên khi hợp tác ở cấp độ quốc tế. Các hiệp định hoặc thoả thuận này phải được ký kết và thực hiện trên cơ sở tuân thủ đầy đủ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia và các điều khoản của những hiệp định hoặc thoả thuận này phải được tuyệt đối tuân thủ.

3. In the absence of an agreement or arrangement as set forth in paragraph 2 of this article, decisions to use such special investigative techniques at the international level shall be made on a case-by-case basis and may, when necessary, take into consideration financial arrangements and understandings with respect to the exercise of jurisdiction by the States Parties concerned.
4. Decisions to use controlled delivery at the international level may, with the consent of the States Parties concerned, include methods such as intercepting and allowing the goods or funds to continue intact or be removed or replaced in whole or in part.

3. Trong trường hợp không có một hiệp định hoặc thoả thuận như đã nói tại khoản 2 của Điều này, quyết định về sử dụng những kỹ thuật điều tra đặc biệt trên ở tầm quốc tế sẽ được đưa ra theo từng vụ việc một và khi cần thiết có thể tính đến các thoả thuận và bản ghi nhớ về tài chính đối với việc thực hiện quyền tài phán của những Quốc gia thành viên liên quan.
4. Các quyết định về áp dụng biện pháp vận chuyển có kiểm soát ở tầm quốc tế có thể bao gồm các biện pháp như chặn đứng và cho phép hàng hoá được tiếp tục toàn vẹn, hoặc bị tháo dỡ hoặc thay thế toàn bộ hay một phần.

Chapter V
Asset recovery

Article 51
General provision

The return of assets pursuant to this chapter is a fundamental principle of this Convention, and States Parties shall afford one another the widest measure of cooperation and assistance in this regard.

Chương V
Thu hồi tài sản


Điều 51
Quy định chung
Hoàn trả tài sản theo quy định tại chương này là nguyên tắc căn bản của Công ước này, và theo đó, các Quốc gia thành viên cung cấp cho nhau các biện pháp hợp tác và trợ giúp rộng rãi nhất.
Article 52
Prevention and detection of transfers of proceeds of crime

1. Without prejudice to article 14 of this Convention, each State Party shall take such measures as may be necessary, in accordance with its domestic law, to require financial institutions within its jurisdiction to verify the identity of customers, to take reasonable steps to determine the identity of beneficial owners of funds deposited into high-value accounts and to conduct enhanced scrutiny of accounts sought or maintained by or on behalf of individuals who are, or have been, entrusted with prominent public functions and their family members and close associates. Such enhanced scrutiny shall be reasonably designed to detect suspicious transactions for the purpose of reporting to competent authorities and should not be so construed as to discourage or prohibit financial institutions from doing business with any legitimate customer.

Điều 52
Phòng ngừa và phát hiện việc chuyển tài sản do phạm tội mà có

1. Không trái với Điều 14 của Công ước này, mỗi Quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết, căn cứ theo pháp luật quốc gia, yêu cầu các tổ chức tài chính, trong phạm vi quyền tài phán của mình, xác định và nhận dạng khách hàng, áp dụng các biện pháp hợp lý để xác định nhận dạng chủ sở hữu được hưởng lợi của các khoản tiền được gửi trong các tài khoản có giá trị lớn, và tổ chức kiểm tra kỹ các tài khoản muốn được mở, duy trì  bởi hay nhân danh các cá nhân đang, hoặc đã từng giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, hay các thành viên trong gia đình hoặc cộng sự thân thiết của người này. Việc kiểm tra kỹ lưỡng phải được lập kế hoạch hợp lý để phát hiện các giao dịch đáng ngờ để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, không được hiểu việc kiểm tra  kỹ lưỡng đó là hành động không khuyến khích hay ngăn cấm các tổ chức tài chính giao dịch với các khách hàng hợp pháp.

2. In order to facilitate implementation of the measures provided for in paragraph 1 of this article, each State Party, in accordance with its domestic law and inspired by relevant initiatives of regional, interregional and multilateral organizations against money-laundering, shall:


(a) Issue advisories regarding the types of natural or legal person to whose accounts financial institutions within its jurisdiction will be expected to apply enhanced scrutiny, the types of accounts and transactions to which to pay particular attention and appropriate account-opening, maintenance and record-keeping measures to take concerning such accounts; and

2. Để tạo thuận lợi thi hành các biện pháp quy định tại khoản 1 của Điều này, mỗi Quốc gia thành viên, căn cứ vào pháp luật quốc gia và được khởi xướng bởi các sáng kiến tương ứng của các tổ chức chống rửa tiền của khu vực, liên khu vực và đa phương, sẽ:

(a) Quy định loại thể nhân hay pháp nhân mà đối với tài khoản của họ, các tổ chức tài chính, trong phạm vi thẩm quyền, có thể tổ chức xem xét kỹ lưỡng, loại tài khoản và giao dịch cần được chú ý đặc biệt và quy trình mở, duy trì, lưu giữ thông tin đối với các loại tài khoản và giao dịch này; và

(b) Where appropriate, notify financial institutions within its jurisdiction, at the request of another State Party or on its own initiative, of the identity of particular natural or legal persons to whose accounts such institutions will be expected to apply enhanced scrutiny, in addition to those whom the financial institutions may otherwise identify.
(b) Nếu thích hợp, thông báo các tổ chức tài chính, trong phạm vi thẩm quyền, theo đề nghị của một Quốc gia thành viên khác hoặc do mình khởi xướng, về nhận dạng của thể nhân hoặc pháp nhân nào đó mà tài khoản của đối tượng này, ngoài các đối tượng mà tự thân các tổ chức tài chính đã nhận dạng, cần được tổ chức xem xét kỹ lưỡng bởi các tổ chức tài chính.

3. In the context of paragraph 2 (a) of this article, each State Party shall implement measures to ensure that its financial institutions maintain adequate records, over an appropriate period of time, of accounts and transactions involving the persons mentioned in paragraph 1 of this article, which should, as a minimum, contain information relating to the identity of the customer as well as, as far as possible, of the beneficial owner.

3. Vận dụng khoản 2 (a) của Điều này, mỗi Quốc gia thành viên thi hành các biện pháp để đảm bảo rằng các tổ chức tài chính của mình duy trì một các thích hợp việc lưu giữ thông tin, trong khoảng thời gian hợp lý, về các tài khoản và giao dịch liên quan đến các đối tượng được nhắc đến tại khoản 1 của Điều này, thông tin lưu giữ tối thiểu phải có thông tin nhận dạng của khách hàng và, tới chừng mực có thể, của chủ sở hữu được hưởng lợi.

4. With the aim of preventing and detecting transfers of proceeds of offences established in accordance with this Convention, each State Party shall implement appropriate and effective measures to prevent, with the help of its regulatory and oversight bodies, the establishment of banks that have no physical presence and that are not affiliated with a regulated financial group. Moreover, States Parties may consider requiring their financial institutions to refuse to enter into or continue a correspondent banking relationship with such institutions and to guard against establishing relations with foreign financial institutions that permit their accounts to be used by banks that have no physical presence and that are not affiliated with a regulated financial group.
4. Nhằm phòng ngừa và phát hiện việc chuyển tài sản có được do phạm các tội được quy định theo Công ước này, mỗi Quốc gia thành viên phải thi hành các biện pháp thích hợp và có hiệu quả nhằm phòng ngừa, với sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý và giám sát của mình, việc thành lập các ngân hàng không có sự hiện diện trực tiếp và không phải là chi nhánh của các nhóm tài chính đã được điều chỉnh. Thêm nữa, các Quốc gia thành viên xem xét việc yêu cầu các tổ chức tài chính của mình từ chối tham gia hoặc từ chối duy trì quan hệ ngân hàng với các tổ chức tài chính này và không cho phép việc thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính nước ngoài mà tài khoản của họ có thể được sử dụng bởi các ngân hàng không đủ năng lực và không gắn với một nhóm tài chính được điều chỉnh.

5. Each State Party shall consider establishing, in accordance with its domestic law, effective financial disclosure systems for appropriate public officials and shall provide for appropriate sanctions for non-compliance. Each State Party shall also consider taking such measures as may be necessary to permit its competent authorities to share that information with the competent authorities in other States Parties when necessary to investigate, claim and recover proceeds of offences established in accordance with this Convention.

5. Mỗi Quốc gia thành viên phải xem xét việc thiết lập, căn cứ vào pháp luật quốc gia, hệ thống công khai tài chính hiệu quả đối với nhóm công chức nhất định, và quy định chế tài đối với người không chấp hành. Mỗi Quốc gia thành viên xem xét áp dụng các biện pháp cần thiết để cho phép các cơ quan có thẩm quyền chia sẻ những thông tin này với các cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia thành viên khác khi cần để điều tra, đòi và thu hồi những tài sản có được theo cách bất hợp pháp.

6. Each State Party shall consider taking such measures as may be necessary, in accordance with its domestic law, to require appropriate public officials having an interest in or signature or other authority over a financial account in a foreign country to report that relationship to appropriate authorities and to maintain appropriate records related to such accounts. Such measures shall also provide for appropriate sanctions for non-compliance.

6. Mỗi Quốc gia thành viên phải xem xét áp dụng các biện pháp cần thiết, căn cứ theo pháp luật quốc gia, để yêu cầu nhóm công chức nhất định có lợi ích, có chữ ký hoặc có quyền đối với một tài khoản ở nước ngoài, phải báo cáo về mối quan hệ tới tài khoản này với cơ quan có thẩm quyền và duy trì những thông tin thích hợp liên quan đến các tài khoản như vậy. Các biện pháp này phải bao gồm chế tài cho người không chấp hành.

Article 53
Measures for direct recovery of property

Each State Party shall, in accordance with its domestic law:

(a) Take such measures as may be necessary to permit another State Party to initiate civil action in its courts to establish title to or ownership of property acquired through the commission of an offence established in accordance with this Convention;

(b) Take such measures as may be necessary to permit its courts to order those who have committed offences established in accordance with this Convention to pay compensation or damages to another State Party that has been harmed by such offences; and
(c) Take such measures as may be necessary to permit its courts or competent authorities, when having to decide on confiscation, to recognize another State Party’s claim as a legitimate owner of property acquired through the commission of an offence established in accordance with this Convention.

Điều 53
Các biện pháp thu hồi tài sản trực tiếp

Mỗi Quốc gia thành viên, căn cứ vào pháp luật quốc gia, phải:

(a) áp dụng các biện pháp cần thiết cho phép Quốc gia thành viên khác khởi kiện vụ án dân sự tại toà án để xác định quyền hay quyền sở hữu đối với tài sản có được qua việc thực hiện các tội được quy định theo Công ước này;

(b) áp dụng các biện pháp cần thiết cho phép toà án của mình yêu cầu người thực hiện tội phạm được quy định theo Công ước này phải bồi thường cho Quốc gia thành viên đã chịu thiệt hại từ tội phạm đó;


(c) áp dụng các biện pháp cần thiết cho phép toà án hay các cơ quan chức năng của mình, khi phải có quyết định tịch thu, công nhận Quốc gia thành viên có yêu cầu là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản có được do phạm tội được quy định theo Công ước này.

Article 54
Mechanisms for recovery of property through international cooperation in confiscation

1. Each State Party, in order to provide mutual legal assistance pursuant to article 55 of this Convention with respect to property acquired through or involved in the commission of an offence established in accordance with this Convention, shall, in accordance with its domestic law:
(a) Take such measures as may be necessary to permit its competent authorities to give effect to an order of confiscation issued by a court of another State Party;

Điều 54
Các cơ chế thu hồi tài sản thông qua hợp tác quốc tế trong việc tịch thu

1. Mỗi Quốc gia thành viên, để tương trợ tư pháp theo Điều 55 của Công ước này liên quan đến tài sản có được do phạm tội hay liên quan đến tội phạm được quy định theo Công ước này, căn cứ theo pháp luật quốc gia, phải:
(a) áp dụng các biện pháp cần thiết cho phép các cơ quan có thẩm quyền công nhận hiệu lực thi hành đối với lệnh tịch thu được đưa ra bởi một toà án của Quốc gia thành viên khác;

(b) Take such measures as may be necessary to permit its competent authorities, where they have jurisdiction, to order the confiscation of such property of foreign origin by adjudication of an offence of money-laundering or such other offence as may be within its jurisdiction or by other procedures authorized under its domestic law; and
(c) Consider taking such measures as may be necessary to allow confiscation of such property without a criminal conviction in cases in which the offender cannot be prosecuted by reason of death, flight or absence or in other appropriate cases.
(b) áp dụng các biện pháp cần thiết cho phép các cơ quan có thẩm quyền, trong phạm vi quyền tài phán, ra lệnh tịch thu tài sản có nguồn gốc nước ngoài theo phán quyết về một vi phạm rửa tiền hoặc các vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan này, hay theo các quy trình khác căn cứ theo quy định trong pháp luật quốc gia;
(c) Xem xét áp dụng các biện pháp cần thiết cho phép tịch thu tài sản mà chưa có việc xét xử hình sự trong trường hợp không thể truy tố người vi phạm vì lý do người này đã chết, lẩn trốn hoặc vắng mặt, hoặc trong các trường hợp thích hợp khác.

2. Each State Party, in order to provide mutual legal assistance upon a request made pursuant to paragraph 2 of article 55 of this Convention, shall, in accordance with its domestic law:
(a) Take such measures as may be necessary to permit its competent authorities to freeze or seize property upon a freezing or seizure order issued by a court or competent authority of a requesting State Party that provides a reasonable basis for the requested State Party to believe that there are sufficient grounds for taking such actions and that the property would eventually be subject to an order of confiscation for purposes of paragraph 1 (a) of this article;

2. Mỗi Quốc gia thành viên, để tương trợ pháp lý theo yêu cầu được lập theo khoản 2 của Điều 55 của Công ước này, căn cứ các nguyên tắc của pháp luật quốc gia, phải:
(a) áp dụng các biện pháp cần thiết cho phép các cơ quan có thẩm quyền phong toả hoặc thu giữ tài sản dựa trên một lệnh phong toả hoặc thu giữ được ban hành bởi một toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia yêu cầu trong đó đưa ra những căn cứ thích hợp để Quốc gia được yêu cầu có đủ căn cứ áp dụng các biện pháp này, và tài sản đó phụ thuộc vào lệnh tịch thu theo khoản 1 (a) của Điều này;

(b) Take such measures as may be necessary to permit its competent authorities to freeze or seize property upon a request that provides a reasonable basis for the requested State Party to believe that there are sufficient grounds for taking such actions and that the property would eventually be subject to an order of confiscation for purposes of paragraph 1 (a) of this article; and



(b) áp dụng các biện pháp cần thiết cho phép các cơ quan có thẩm quyền phong toả hoặc thu giữ tài sản dựa trên một đề nghị trong đó đưa ra những căn cứ thích hợp để Quốc gia được yêu cầu có đủ căn cứ áp dụng các biện pháp này, và tài sản đó phụ thuộc vào lệnh tịch thu theo khoản 1 (a) của Điều này; và


(c) Consider taking additional measures to permit its competent authorities to preserve property for confiscation, such as on the basis of a foreign arrest or criminal charge related to the acquisition of such property.
(c) Xem xét áp dụng các biện pháp bổ sung cho phép các cơ quan có thẩm quyền bảo quản tài sản để tịch thu, dựa trên vụ việc bắt giữ hoặc buộc tội có yếu tố nước ngoài liên quan đến việc giành được những tài sản này.

Article 55
International cooperation for purposes of confiscation

1. A State Party that has received a request from another State Party having jurisdiction over an offence established in accordance with this Convention for confiscation of proceeds of crime, property, equipment or other instrumentalities referred to in article 31, paragraph 1, of this Convention situated in its territory shall, to the greatest extent possible within its domestic legal system:

Điều 55
Hợp tác quốc tế vì mục đích tịch thu

Quốc gia thành viên nhận được yêu cầu từ một Quốc gia thành viên khác có quyền tài phán đối với một tội phạm được quy định theo Công ước này về việc tịch thu tài sản do phạm tội mà có, thiết bị hoặc công cụ khác nói tại khoản 1, Điều 31 của Công ước này đang ở trong lãnh thổ của mình, trong phạm vi rộng nhất có thể mà pháp luật quốc gia của mình cho phép, phải:

(a) Submit the request to its competent authorities for the purpose of obtaining an order of confiscation and, if such an order is granted, give effect to it; or
(b) Submit to its competent authorities, with a view to giving effect to it to the extent requested, an order of confiscation issued by a court in the territory of the requesting State Party in accordance with articles 31, paragraph 1, and 54, paragraph 1 (a), of this Convention insofar as it relates to proceeds of crime, property, equipment or other instrumentalities referred to in article 31, paragraph 1, situated in the territory of the requested State Party.
(a) Trình văn bản  yêu cầu lên các cơ quan chức năng của mình để xin cấp lệnh tịch thu và, nếu lệnh tịch thu đó được cấp, thi hành nó; hoặc
(b) Trình các cơ quan chức năng của mình, với mục đích thực hiện trong phạm vi được yêu cầu, một lệnh tịch thu do một toà án trong lãnh thổ của Quốc gia yêu cầu ban hành căn cứ vào khoản 1, Điều 31 và  khoản 1 (a) Điều 54 của Công ước này ở chừng mực liên quan đến tài sản do phạm tội mà có, thiết bị hoặc công cụ khác nói tại khoản 1, Điều 31 của Công ước này đang ở trên lãnh thổ của Quốc gia được yêu cầu.

2. Following a request made by another State Party having jurisdiction over an offence established in accordance with this Convention, the requested State Party shall take measures to identify, trace and freeze or seize proceeds of crime, property, equipment or other instrumentalities referred to in article 31, paragraph 1, of this Convention for the purpose of eventual confiscation to be ordered either by the requesting State Party or, pursuant to a request under paragraph 1 of this article, by the requested State Party.

2. Theo văn bản  yêu cầu của một Quốc gia thành viên khác có quyền tài phán đối với một tội phạm được quy định theo Công ước này, Quốc gia được yêu cầu phải áp dụng các biện pháp để nhận dạng, truy tìm và phong toả hay thu giữ tài sản do phạm tội mà có, thiết bị hoặc công cụ khác nói tại khoản 1, Điều 31 của Công ước này với mục đích cuối cùng là ra lệnh tịch thu bởi Quốc gia yêu cầu hoặc, căn cứ vào đơn yêu cầu theo khoản 1 của Điều này, bởi Quốc gia được yêu cầu.

3. The provisions of article 46 of this Convention are applicable, mutatis mutandis, to this article. In addition to the information specified in article 46, paragraph 15, requests made pursuant to this article shall contain:
(a) In the case of a request pertaining to paragraph 1 (a) of this article, a description of the property to be confiscated, including, to the extent possible, the location and, where relevant, the estimated value of the property and a statement of the facts relied upon by the requesting State Party sufficient to enable the requested State Party to seek the order under its domestic law;

3. Các quy định tại Điều 46 của Công ước này được áp dụng tương tự đối với Điều này. Ngoài những thông tin được nêu tại khoản 15, Điều 46, văn bản yêu cầu lập theo Điều này còn phải bao gồm:

(a) Trong trường hợp văn bản yêu cầu theo khoản 1 (a) của Điều này, miêu tả về tài sản cần tịch thu, bao gồm, trong phạm vi có thể, địa điểm và, nếu thích hợp, giá trị ước lượng của tài sản và bản trình bày về những hoàn cảnh thực tế được Quốc gia yêu cầu dựa vào đủ để Quốc gia được yêu cầu đòi hỏi lệnh tịch thu theo pháp luật quốc gia của bên này;

(b) In the case of a request pertaining to paragraph 1 (b) of this article, a legally admissible copy of an order of confiscation upon which the request is based issued by the requesting State Party, a statement of the facts and information as to the extent to which execution of the order is requested, a statement specifying the measures taken by the requesting State Party to provide adequate notification to bona fide third parties and to ensure due process and a statement that the confiscation order is final;
(c) In the case of a request pertaining to paragraph 2 of this article, a statement of the facts relied upon by the requesting State Party and a description of the actions requested and, where available, a legally admissible copy of an order on which the request is based.
(b) Trong trường hợp văn bản yêu cầu theo khoản 1 (b) của Điều này, một bản sao chấp nhận được về mặt pháp lý của lệnh tịch thu, mà văn bản yêu cầu dựa vào đó, được ban hành bởi Quốc gia yêu cầu, bản trình bày về những hoàn cảnh thực tế và thông tin ở phạm vi mà việc thi hành lệnh đó đòi hỏi, bản trình bày về các biện pháp mà Quốc gia yêu cầu đưa ra để cung cấp thông tin phù hợp cho các bên thứ ba ngay tình và đảm bảo quy trình đúng đắn, và bản trình bày lệnh tịch thu là lệnh cuối cùng;

(c) Trong trường hợp văn bản yêu cầu theo khoản 2 của Điều này, bản trình bày về những hoàn cảnh thực tế được Quốc gia yêu cầu dựa vào và miêu tả về các công việc được yêu cầu và, nếu được, một bản sao chấp nhận được về mặt pháp lý của lệnh làm căn cứ cho yêu cầu.

4. The decisions or actions provided for in paragraphs 1 and 2 of this article shall be taken by the requested State Party in accordance with and subject to the provisions of its domestic law and its procedural rules or any bilateral or multilateral agreement or arrangement to which it may be bound in relation to the requesting State Party.
5. Each State Party shall furnish copies of its laws and regulations that give effect to this article and of any subsequent changes to such laws and regulations or a description thereof to the Secretary-General of the United Nations.
6. If a State Party elects to make the taking of the measures referred to in paragraphs 1 and 2 of this article conditional on the existence of a relevant treaty, that State Party shall consider this Convention the necessary and sufficient treaty basis.
7. Cooperation under this article may also be refused or provisional measures lifted if the requested State Party does not receive sufficient and timely evidence or if the property is of a de minimis value.
8. Before lifting any provisional measure taken pursuant to this article, the requested State Party shall, wherever possible, give the requesting State Party an opportunity to present its reasons in favour of continuing the measure.
9. The provisions of this article shall not be construed as prejudicing the rights of bona fide third parties.

4. Các quyết định hay công việc được quy định trong các khoản 1 và 2 của Điều này phải được đưa ra bởi Quốc gia được yêu cầu căn cứ theo và phụ thuộc vào các quy định trong pháp luật quốc gia và các quy định về thủ tục của Quốc gia thành viên này hoặc một hiệp định hay thoả thuận song phương hay đa phương bất kỳ, mà trong đó có những phạm vi liên quan đến Quốc gia yêu cầu.
5. Mỗi Quốc gia thành viên phải cung cấp bản sao các đạo luật và quy định để vận dụng Điều này và bản sao các sửa đổi sau đó của các đạo luật và quy định nói trên hoặc bản trình bày về chúng cho Tổng Thư ký Liên hợp Quốc.
6. Nếu một Quốc gia thành viên quyết định áp dụng các biện pháp được nói tại các khoản 1 và 2 của Điều này phụ thuộc vào một hiệp ước hiện hữu tương ứng, Quốc gia thành viên đó coi Công ước này là nền tảng pháp lý cần và đủ.
7. Việc hợp tác theo Điều này có thể bị từ chối hoặc các biện pháp tạm thời có thể bị huỷ bỏ nếu Quốc gia được yêu cầu không nhận được chứng cứ một cách đầy đủ và đúng thời hạn hoặc nếu giá trị của tài sản là không đáng kể.
8. Trước khi huỷ bỏ các biện pháp tạm thời theo Điều này, Quốc gia được yêu cầu phải, bất cứ khi nào phù hợp, để Quốc gia yêu cầu có cơ hội trình bày lý do mà dựa vào đó Quốc gia yêu cầu cho rằng nên tiếp tục áp dụng các biện pháp này.
9. Các quy định của Điều này không được hiểu là xâm hại đến quyền của các bên thứ ba ngay tình.

Article 56
Special cooperation

Without prejudice to its domestic law, each State Party shall endeavour to take measures to permit it to forward, without prejudice to its own investigations, prosecutions or judicial proceedings, information on proceeds of offences established in accordance with this Convention to another State Party without prior request, when it considers that the disclosure of such information might assist the receiving State Party in initiating or carrying out investigations, prosecutions or judicial proceedings or might lead to a request by that State Party under this chapter of the Convention.

Điều 56
Hợp tác đặc biệt

Không phương hại đến pháp luật quốc gia của mình, mỗi Quốc gia thành viên cố gắng áp dụng các biện pháp cho phép chuyển, không ảnh hưởng đến công tác điều tra của bản thân mỗi quốc gia, việc truy tố và xét xử, thông tin về tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp cho Quốc gia thành viên khác mà không cần phải có đề nghị trước, khi xét thấy thông tin tiết lộ có thể giúp Quốc gia thành viên nhận tin khởi xướng hoặc tiếp tục tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, hoặc có thể yêu cầu của Quốc gia thành viên đó căn cứ theo quy định tại Chương này.

Article 57
Return and disposal of assets

1. Property confiscated by a State Party pursuant to article 31 or 55 of this Convention shall be disposed of, including by return to its prior legitimate owners, pursuant to paragraph 3 of this article, by that State Party in accordance with the provisions of this Convention and its domestic law.
2. Each State Party shall adopt such legislative and other measures, in accordance with the fundamental principles of its domestic law, as may be necessary to enable its competent authorities to return confiscated property, when acting on the request made by another State Party, in accordance with this Convention, taking into account the rights of bona fide third parties.



Điều 57
Trả lại và định đoạt tài sản

1. Tài sản bị tịch thu bởi một Quốc gia thành viên căn cứ theo Điều 31 hoặc Điều 55 của Công ước này phải được định đoạt, kể cả trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp trước đó, căn cứ theo khoản 3 của Điều này, bởi Quốc gia thành viên đó theo quy định của Công ước này và pháp luật quốc gia của Quốc gia thành viên đó.
2. Mỗi Quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp cần thiết khác, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia, để cho phép các cơ quan có thẩm quyền của mình trả lại tài sản bị tịch thu, khi hành động theo yêu cầu của Quốc gia thành viên khác, căn cứ theo quy định của Công ước này, có tính đến quyền của các bên thứ ba ngay tình.

3. In accordance with articles 46 and 55 of this Convention and paragraphs 1 and 2 of this article, the requested State Party shall:
(a) In the case of embezzlement of public funds or of laundering of embezzled public funds as referred to in articles 17 and 23 of this Convention, when confiscation was executed in accordance with article 55 and on the basis of a final judgement in the requesting State Party, a requirement that can be waived by the requested State Party, return the confiscated property to the requesting State Party; (b) In the case of proceeds of any other offence covered by this Convention, when the confiscation was executed in accordance with article 55 of this Convention and on the basis of a final judgement in the requesting State Party, a requirement that can be waived by the requested State Party, return the confiscated property to the requesting State Party, when the requesting State Party reasonably establishes its prior ownership of such confiscated property to the requested State Party or when the requested State Party recognizes damage to the requesting State Party as a basis for returning the confiscated property;
(c) In all other cases, give priority consideration to returning confiscated property to the requesting State Party, returning such property to its prior legitimate owners or compensating the victims of the crime.

3. Căn cứ theo các Điều 46 và 55 của Công ước này và các khoản 1 và 2 của Điều này, Quốc gia được yêu cầu phải:
(a) Đối với trường hợp biển thủ công quỹ hoặc rửa tiền biển thủ từ công quỹ nói tại Điều 17 và Điều 23 của Công ước này, khi việc tịch thu được tiến hành theo Điều 55 và căn cứ vào phán quyết cuối cùng ở Quốc gia yêu cầu – một điều kiện mà quốc gia được yêu cầu có thể cho miễn – trả lại tài sản bị tịch thu cho Quốc gia yêu cầu.
(b) Đối với trường hợp tài sản có được do phạm các tội được quy định theo  Công ước này,  khi việc tịch thu được tiến hành theo Điều 55 của Công ước này và căn cứ vào phán quyết cuối cùng ở Quốc gia yêu cầu – một điều kiện mà quốc gia được yêu cầu có thể cho miễn – trả lại tài sản bị tịch thu cho Quốc gia yêu cầu, khi Quốc gia yêu cầu chứng minh được một cách hợp lý với Quốc gia được yêu cầu về quyền sở hữu trước đó của mình đối với tài sản bị tịch thu hoặc khi Quốc gia được yêu cầu công nhận thiệt hại đối với Quốc gia yêu cầu là căn cứ để trả lại tài sản bị tịch thu;
(c) Trong mọi trường hợp khác, ưu tiên việc trả lại tài sản bị tịch thu cho Quốc gia yêu cầu, trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hợp pháp trước đó hoặc bồi thường cho nạn nhân của tội phạm.

4. Where appropriate, unless States Parties decide otherwise, the requested State Party may deduct reasonable expenses incurred in investigations, prosecutions or judicial proceedings leading to the return or disposition of confiscated property pursuant to this article.
5. Where appropriate, States Parties may also give special consideration to concluding agreements or mutually acceptable arrangements, on a case-by-case basis, for the final disposal of confiscated property.

4. Khi thích hợp, trừ trường hợp các Quốc gia thành viên quyết định khác, Quốc gia được yêu cầu có thể khấu trừ các chi phí hợp lý phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử để dẫn đến việc trả lại hay định đoạt tài sản bị tịch thu theo Điều này.

5. Khi thích hợp, các Quốc gia thành viên đặc biệt xem xét việc ký kết hiệp định hoặc thoả thuận, dựa trên từng vụ việc, để đưa ra quyết định xử lý cuối cùng đối với tài sản bị tịch thu.

Article 58
Financial intelligence unit

States Parties shall cooperate with one another for the purpose of preventing and combating the transfer of proceeds of offences established in accordance with this Convention and of promoting ways and means of recovering such proceeds and, to that end, shall consider establishing a financial intelligence unit to be responsible for receiving, analysing and disseminating to the competent authorities reports of suspicious financial transactions.

Điều 58
Đơn vị tình báo tài chính

Các Quốc gia thành viên hợp tác để phòng và chống việc chuyển tài sản có được do phạm các tội được quy định theo Công ước này và  thúc đẩy cách thức và biện pháp nhằm thu hồi các tài sản này. Để đạt được các mục đích này, các Quốc gia thành viên phải xem xét việc thành lập đơn vị tình báo tài chính có trách nhiệm nhận, phân tích, và chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền báo cáo về các giao dịch tài chính đáng ngờ.

Article 59
Bilateral and multilateral agreements and arrangements

States Parties shall consider concluding bilateral or multilateral agreements or arrangements to enhance the effectiveness of international cooperation undertaken pursuant to this chapter of the Convention.

Điều 59
Thoả thuận và dàn xếp song phương và đa phương

Các quốc gia thành viên phải xem xét việc ký kết các thoả thuận hoặc dàn xếp song phương hoặc đa phương nhằm nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế theo quy định tại Chương này của Công ước.

Chapter VI
Technical assistance and information exchange


Article 60
Training and technical assistance

1. Each State Party shall, to the extent necessary, initiate, develop or improve specific training programmes for its personnel responsible for preventing and combating corruption. Such training programmes could deal, inter alia, with the following areas:
(a) Effective measures to prevent, detect, investigate, punish and control corruption, including the use of evidence-gathering and investigative methods;
(b) Building capacity in the development and planning of strategic anticorruption policy;
(c) Training competent authorities in the preparation of requests for mutual legal assistance that meet the requirements of this Convention;
(d) Evaluation and strengthening of institutions, public service management and the management of public finances, including public procurement, and the private sector;
(e) Preventing and combating the transfer of proceeds of offences established in accordance with this Convention and recovering such proceeds;
(f) Detecting and freezing of the transfer of proceeds of offences established in accordance with this Convention;
(g) Surveillance of the movement of proceeds of offences established in accordance with this Convention and of the methods used to transfer, conceal or disguise such proceeds;
(h) Appropriate and efficient legal and administrative mechanisms and
methods for facilitating the return of proceeds of offences established in accordance with this Convention;
(i) Methods used in protecting victims and witnesses who cooperate with judicial authorities; and
(j) Training in national and international regulations and in languages.

Chương VI
Hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin

Điều 60
Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật
1. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước trong chừng mực cần thiết, khởi xướng, phát triển hoặc tăng cường các chương trình đào tạo cụ thể đối với đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng của nước mình. Những chương trình đào tạo đó liên quan đến, ngoài những khía cạnh khác, các khía cạnh sau:
(a) Các biện pháp hữu hiệu phòng ngừa, phát hiện, điều tra, trừng phạt và kiểm soát tham nhũng, trong đó có sử dụng các biện pháp điều tra và thu thập chứng cứ;
(b) Năng lực xây dựng trong quá trình phát triển và lập chính sách chống tham nhũng mang tính chiến lược;
(c) Đào tạo các cơ quan chức năng khi chuẩn bị các yêu cầu tương trợ pháp lý đáp ứng được những yêu cầu của Công ước này;
(d) Đánh giá và củng cố các thể chế, hoạt động quản lý công và quản lý tài chính công trong đó có mua bán công, và khu vực tư nhân;
(e) Phòng và chống việc chuyển giao tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp có được từ các hành vi tham nhũng, bao gồm cả các khoản tiền; thu hồi tài sản đó;
(f) Phát hiện và phong tỏa việc chuyển giao tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp có được từ hành vi tham nhũng, bao gồm cả các khoản tiền;
(g) Giám sát việc di chuyển tài sản có được từ các hành vi tham nhũng, bao gồm cả các khoản tiền; các biện pháp chuyển giao, che đậy, ngụy trang tài sản đó;
(h) Có các biện pháp và cơ chế hành chính, pháp lý thích hợp và hữu hiệu nhằm hỗ trợ việc hoàn trả tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp có được từ tham nhũng, bao gồm cả các khoản tiền;
(i) Các biện pháp bảo vệ nạn nhân và người làm chứng – những người hợp tác với các cơ quan tư pháp; và
(j) Đào tạo về  các quy định quốc gia, quốc tế và về ngôn ngữ.

2. States Parties shall, according to their capacity, consider affording one another the widest measure of technical assistance, especially for the benefit of developing countries, in their respective plans and programmes to combat corruption, including material support and training in the areas referred to in paragraph 1 of this article, and training and assistance and the mutual exchange of relevant experience and specialized knowledge, which will facilitate international cooperation between States Parties in the areas of extradition and mutual legal assistance.


2. Các Quốc gia thành viên của Công ước, tùy vào khả năng của mình, phải xem xét dành cho nhau sự hỗ trợ kỹ thuật rộng rãi nhất, đặc biệt vì lợi ích của các nước đang phát triển, theo kế hoạch và chương trình chống tham nhũng của mỗi nước này, bao gồm hỗ trợ vật chất và đào tạo trên các lĩnh vực nói tại khoản 1 của Điều này, đào tạo và trợ giúp; và trao đổi với nhau về kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành, giúp tăng cường hợp tác quốc tế giữa các Quốc gia thành viên của Công ước trong lĩnh vực dẫn độ và tương trợ pháp lý.

3. States Parties shall strengthen, to the extent necessary, efforts to maximize operational and training activities in international and regional organizations and in the framework of relevant bilateral and multilateral agreements or arrangements.
4. States Parties shall consider assisting one another, upon request, in conducting evaluations, studies and research relating to the types, causes, effects and costs of corruption in their respective countries, with a view to developing, with the participation of competent authorities and society, strategies and action plans to combat corruption.


3. Các Quốc gia thành viên của Công ước phải tăng cường, tới chừng mực có thể, các nỗ lực tối đa hóa các hoạt động thực hành và đào tạo trong các tổ chức khu vực và quốc tế và trong khuôn khổ các hiệp định và thỏa thuận song phương và đa phương.
4. Các Quốc gia thành viên của Công ước xem xét hỗ trợ nhau, nếu có yêu cầu, trong việc đánh giá, nghiên cứu về loại hình, nguyên nhân, tác động của tham nhũng và những tổn thất do tham nhũng gây nên ở nước mình, nhằm phát triển các chiến lược và chương trình hành động chống tham nhũng trên cơ sở có sự tham gia của các cơ quan chức năng và của xã hội.

5. In order to facilitate the recovery of proceeds of offences established in accordance with this Convention, States Parties may cooperate in providing each other with the names of experts who could assist in achieving that objective.
6. States Parties shall consider using subregional, regional and international conferences and seminars to promote cooperation and technical assistance and to stimulate discussion on problems of mutual concern, including the special problems and needs of developing countries and countries with economies in transition.
7. States Parties shall consider establishing voluntary mechanisms with a view to contributing financially to the efforts of developing countries and countries with economies in transition to apply this Convention through technical assistance programmes and projects.
8. Each State Party shall consider making voluntary contributions to the United Nations Office on Drugs and Crime for the purpose of fostering, through the Office, programmes and projects in developing countries with a view to implementing this Convention.


5. Nhằm hỗ trợ cho việc tìm lại tài sản có được từ hành vi tham nhũng, bao gồm cả các khoản tiền, các Quốc gia thành viên của Công ước có thể hợp tác cung cấp cho nhau tên của những chuyên gia có thể hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu trên.
6. Các Quốc gia thành viên của Công ước xem xét sử dụng các cuộc hội thảo tiểu khu vực, khu vực và quốc tế để tăng cường hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật và đẩy mạnh thảo luận về những vấn đề cùng quan tâm, trong đó có những vấn đề và nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển và những nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi.
7. Các Quốc gia thành viên của Công ước xem xét thiết lập các cơ chế tự nguyện nhằm đóng góp tài chính cho nỗ lực áp dụng Công ước này của các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi thông qua các chương trình và dự án hỗ trợ kỹ thuật.
8. Các Quốc gia thành viên xem xét đóng góp tự nguyện cho Trung tâm Phòng ngừa Tội phạm quốc tế nhằm mục đích thông qua Trung tâm này đẩy mạnh các chương trình và dự án ở các nước đang phát triển nhằm thực thi Công ước này.

Article 61
Collection, exchange and analysis of information on corruption

1. Each State Party shall consider analysing, in consultation with experts, trends in corruption in its territory, as well as the circumstances in which corruption offences are committed.
2. States Parties shall consider developing and sharing with each other and through international and regional organizations statistics, analytical expertise concerning corruption and information with a view to developing, insofar as possible, common definitions, standards and methodologies, as well as information
on best practices to prevent and combat corruption.
3. Each State Party shall consider monitoring its policies and actual measures to combat corruption and making assessments of their effectiveness and efficiency.

Điều 61
Thu thập, trao đổi và phân tích thông tin về tham nhũng  

1. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước, trên cơ sở tham khảo ý kiến với đội ngũ chuyên gia, xem xét phân tích các xu hướng tham nhũng trong lãnh thổ nước mình cũng như phân tích hoàn cảnh xảy ra tham nhũng.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước xem xét phát triển và chia sẻ số liệu về tham nhũng, đội ngũ chuyên gia phân tích thông tin và tham nhũng với nhau hay thông qua các tổ chức quốc tế và khu vực, nhằm mục đích phát triển những định nghĩa, chuẩn mực hay phương pháp luận chung và nhằm tăng cường thông tin về những hoạt động phòng chống tham nhũng tốt nhất.
3. Mỗi Quốc gia thành viên của Công ước xem xét điều tiết chính sách và các biện pháp thực chống tham nhũng của mình, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của chúng.

Article 62
Other measures: implementation of the Convention through economic development and technical assistance

1. States Parties shall take measures conducive to the optimal implementation of this Convention to the extent possible, through international cooperation, taking into account the negative effects of corruption on society in general, in particular on sustainable development.
2. States Parties shall make concrete efforts to the extent possible and in coordination with each other, as well as with international and regional organizations:

Điều 62
Các biện pháp khác: thi hành Công ước thông qua phát triển kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật

1. Các Quốc gia thành viên của Công ước, tới chừng mực có thể, áp dụng các biện pháp thúc đẩy việc thi hành tối đa Công ước này thông qua hợp tác quốc tế, xem xét đến những tác động tiêu cực của tham nhũng đối với xã hội nói chung và đối với phát triển bền vững nói riêng.
2. Các Quốc gia thành viên của Công ước phải có những nỗ lực cụ thể, tới chừng mực có thể và trên cơ sở phối hợp với nhau, và với các tổ chức khu vực và quốc tế:
(a) To enhance their cooperation at various levels with developing countries, with a view to strengthening the capacity of the latter to prevent and combat corruption;

(b) To enhance financial and material assistance to support the efforts of developing countries to prevent and fight corruption effectively and to help them implement this Convention successfully;

(a) Nhằm tăng cường hợp tác ở các mức độ khác nhau với các nước đang phát triển, giúp các nước này tăng cường năng lực phòng và chống tham nhũng;

(b) Nhằm tăng cường trợ giúp vật chất và tài chính để hỗ trợ các nước đang phát triển phòng và chống tham nhũng hiệu quả và giúp họ thi hành Công ước này thành công;

(c) To provide technical assistance to developing countries and countries with economies in transition to assist them in meeting their needs for the implementation of this Convention. To that end, States Parties shall endeavour to make adequate and regular voluntary contributions to an account specifically designated for that purpose in a United Nations funding mechanism. States Parties may also give special consideration, in accordance with their domestic law and the provisions of this Convention, to contributing to that account a percentage of the money or of the corresponding value of proceeds of crime or property confiscated in accordance with the provisions of this Convention;
(c) Nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, giúp họ đáp ứng được những yêu cầu về thực thi Công ước này. Để đạt được mục đích này, các Quốc gia thành viên của Công ước phải nỗ lực đóng góp tự nguyện đều đặn và thích đáng vào một tài khoản được lập đặc biệt cho mục đích này theo một cơ chế tài trợ của Liên hợp quốc. Các quốc gia thành viên cũng có thể, trên cơ sở tuân thủ luật pháp nước mình và các điều khoản của Công ước này, đặc biệt cân nhắc việc đóng góp vào tài khoản đó một tỷ lệ phần trăm của số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội tương đương hoặc tài sản bị tịch thu phù hợp với những quy định của Công ước này.

(d) To encourage and persuade other States and financial institutions as appropriate to join them in efforts in accordance with this article, in particular by providing more training programmes and modern equipment to developing countries in order to assist them in achieving the objectives of this Convention.


(d) Nhằm khuyến khích và thuyết phục các Quốc gia và các tổ chức tài chính khác cùng với nước mình nỗ lực hoạt động theo quy định của Điều này, đặc biệt cung cấp nhiều hơn nữa các chương trình đào tạo và thiết bị hiện đại cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ các nước này đạt được những mục tiêu của Công ước này.

3. To the extent possible, these measures shall be without prejudice to existing foreign assistance commitments or to other financial cooperation arrangements at the bilateral, regional or international level.
4. States Parties may conclude bilateral or multilateral agreements or arrangements on material and logistical assistance, taking into consideration the financial arrangements necessary for the means of international cooperation provided for by this Convention to be effective and for the prevention, detection and control of corruption.

3. Tới chừng mực có thể, các biện pháp này không được gây ảnh hưởng tới những cam kết trợ giúp quốc tế hiện có hoặc tới các thỏa thuận hợp tác tài chính khác ở cấp độ song phương, khu vực và quốc tế.
4. Các Quốc gia thành viên của Công ước có thể ký kết các hiệp định, thỏa thuận song phương hoặc đa phương về trợ giúp vật chất và hậu cần, xem xét đến các thỏa thuận tài chính cần thiết để đảm bảo cho các biện pháp hợp tác quốc tế mà Công ước này quy định có hiệu quả và nhằm phòng ngừa, phát hiện và kiểm soát tham nhũng.
Chapter VII
Mechanisms for implementation

Article 63
Conference of the States Parties to the Convention

1. A Conference of the States Parties to the Convention is hereby established to improve the capacity of and cooperation between States Parties to achieve the objectives set forth in this Convention and to promote and review its implementation.

2. The Secretary-General of the United Nations shall convene the Conference of the States Parties not later than one year following the entry into force of this Convention. Thereafter, regular meetings of the Conference of the States Parties shall be held in accordance with the rules of procedure adopted by the Conference.

Chương VII
Các cơ chế thi hành Công ước

Điều 63
Hội nghị các Quốc gia thành viên của Công ước

1. Hội nghị các Quốc gia thành viên của Công ước được thành lập để tăng cường năng lực và hợp tác giữa các Quốc gia thành viên nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong Công ước này và nhằm thúc đẩy và kiểm tra việc thi hành Công ước.

2. Tổng thư ký Liên hợp quốc phải triệu tập Hội nghị các Quốc gia thành viên không quá một năm sau khi Công ước này có hiệu lực. Sau đó, các cuộc họp thường kỳ của Hội nghị các Quốc gia thành viên được tổ chức theo điều lệ về thủ tục do Hội nghị ban hành.
3. The Conference of the States Parties shall adopt rules of procedure and rules governing the functioning of the activities set forth in this article, including rules concerning the admission and participation of observers, and the payment of expenses incurred in carrying out those activities.

4. The Conference of the States Parties shall agree upon activities, procedures and methods of work to achieve the objectives set forth in paragraph 1 of this article, including:

3. Hội nghị các Quốc gia thành viên phải ban hành điều lệ về thủ tục và điều lệ về quản lý các chức năng hoạt động được đưa ra tại Điều này, bao gồm cả điều lệ gia nhập và sự tham gia của các quan sát viên, và việc chi trả cho các chi phí phát sinh từ việc tiến hành các hoạt động này.

4. Hội nghị các Quốc gia thành viên thống nhất các hoạt động, quy trình và phương pháp làm việc để đạt được mục tiêu đặt ra trong khoản 1 Điều này, bao gồm:

(a) Facilitating activities by States Parties under articles 60 and 62 and chapters II to V of this Convention, including by encouraging the mobilization of voluntary contributions;
(b) Facilitating the exchange of information among States Parties on patterns and trends in corruption and on successful practices for preventing and combating it and for the return of proceeds of crime, through, inter alia, the publication of relevant information as mentioned in this article;
(c) Cooperating with relevant international and regional organizations and mechanisms and non-governmental organizations;

(a) Tạo thuận lợi cho các hoạt động của các Quốc gia thành viên theo Điều 60 và 62 và các chương từ Chương II đến Chương V của Công ước này, bao gồm cả việc khuyến khích huy động các khoản đóng góp tự nguyện;
(b) Tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin giữa các Quốc gia thành viên về hình thức và xu hướng tham nhũng và về các hoạt động thực tiễn thành công trong phòng và chống tham nhũng và các hoạt động thực tiễn thành công trong hồi trả tiền do phạm tội mà có, thông qua, cùng với các cách khác, việc xuất bản thông tin có liên quan được nhắc đến tại Điều này;
(c) Hợp tác với các tổ chức và thiết chế quốc tế và khu vực, các tổ chức phi chính phủ có liên quan;


(d) Making appropriate use of relevant information produced by other international and regional mechanisms for combating and preventing corruption in order to avoid unnecessary duplication of work;
(e) Reviewing periodically the implementation of this Convention by its States Parties;
(f) Making recommendations to improve this Convention and its implementation;
(g) Taking note of the technical assistance requirements of States Parties with regard to the implementation of this Convention and recommending any action it may deem necessary in that respect.

(d) Sử dụng thích hợp các thông tin có liên quan được cung cấp bởi các cơ chế khu vực và quốc tế khác để phòng và chống tham nhũng nhằm tránh sự chồng chéo trong công việc;
(e) Định kỳ xem xét việc thi hành Công ước này bởi các Quốc gia thành viên;
(f) Đề xuất việc sửa đổi Công ước này, đề xuất cải tiến việc thi hành Công ước này;
(g) Lưu ý về yêu cầu trợ giúp kỹ thuật của các Quốc gia thành viên liên quan đến việc thi hành Công ước này và đề xuất hành động mà hội nghị cho là cần thiết.

5. For the purpose of paragraph 4 of this article, the Conference of the States Parties shall acquire the necessary knowledge of the measures taken by States Parties in implementing this Convention and the difficulties encountered by them in doing so through information provided by them and through such supplemental review mechanisms as may be established by the Conference of the States Parties.

5. Để thực hiện khoản 4 của Điều này, Hội nghị các Quốc gia thành viên cần tìm hiểu thông tin cần thiết về các biện pháp mà các Quốc gia thành viên áp dụng để thi hành Công ước này và những khó khăn mà các Quốc gia thành viên gặp phải trong việc thi hành, nhờ thông tin do các Quốc gia thành viên cung cấp và thông qua các cơ chế xem xét bổ sung có thể được thành lập bởi Hội nghị các Quốc gia thành viên.

6. Each State Party shall provide the Conference of the States Parties with information on its programmes, plans and practices, as well as on legislative and administrative measures to implement this Convention, as required by the Conference of the States Parties. The Conference of the States Parties shall examine the most effective way of receiving and acting upon information, including, inter alia, information received from States Parties and from competent international organizations. Inputs received from relevant non-governmental organizations duly accredited in accordance with procedures to be decided upon by the Conference of the States Parties may also be considered.
7. Pursuant to paragraphs 4 to 6 of this article, the Conference of the States Parties shall establish, if it deems it necessary, any appropriate mechanism or body to assist in the effective implementation of the Convention.

6. Mỗi Quốc gia thành viên cung cấp cho Hội nghị các Quốc gia thành viên thông tin về chương trình, kế hoạch và hoạt động thực tiễn, cũng như thông tin về các biện pháp lập pháp và hành chính để thi hành Công ước này theo yêu cầu của Hội nghị các Quốc gia thành viên. Hội nghị các Quốc gia thành viên xem xét cách thức hiệu quả nhất để tiếp nhận và hành động dựa trên thông tin được cung cấp, bao gồm, cùng với các nguồn khác, thông tin nhận được từ các Quốc gia thành viên và các tổ chức quốc tế có liên quan. Thông tin nhận được từ các tổ chức phi chính phủ có liên quan được công nhận theo quy trình do Hội nghị các Quốc gia thành viên quy định có thể được xem xét.
7. Căn cứ vào các khoản từ 4 đến 6 của Điều này, Hội nghị các Quốc gia thành viên thành lập, nếu Hội nghị cho là cần thiết, bất kỳ cơ chế thích hợp nào để trợ giúp việc thi hành Công ước này một cách có hiệu quả.

Article 64
Secretariat

1. The Secretary-General of the United Nations shall provide the necessary secretariat services to the Conference of the States Parties to the Convention.
2. The secretariat shall:
(a) Assist the Conference of the States Parties in carrying out the activities
set forth in article 63 of this Convention and make arrangements and provide the necessary services for the sessions of the Conference of the States Parties;
(b) Upon request, assist States Parties in providing information to the Conference of the States Parties as envisaged in article 63, paragraphs 5 and 6, of this Convention; and
(c) Ensure the necessary coordination with the secretariats of relevant international and regional organizations.

Điều 64
Ban thư ký

1. Tổng thư ký Liên hợp quốc phải bảo đảm về công tác thư ký cho Hội nghị các Quốc gia thành viên của Công ước này.
2. Ban thư ký phải:
(a) Trợ giúp Hội nghị các Quốc gia thành viên tiến hành các hoạt động được quy định tại Điều 63 của Công ước này và chuẩn bị công tác phục vụ cho các kỳ họp của Hội nghị các Quốc gia thành viên;
(b) Theo yêu cầu, giúp các Quốc gia thành viên cung cấp thông tin cho Hội nghị các Quốc gia thành viên như được quy định tại các khoản 5 và 6, Điều 63 của Công ước này;
(c) Bảo đảm sự phối hợp cần thiết giữa các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan với Ban thư ký.

Chapter VIII
Final provisions

Article 65
Implementation of the Convention

1. Each State Party shall take the necessary measures, including legislative and administrative measures, in accordance with fundamental principles of its domestic law, to ensure the implementation of its obligations under this Convention.
2. Each State Party may adopt more strict or severe measures than those provided for by this Convention for preventing and combating corruption.


Chương VIII
Các điều khoản cuối cùng

Điều 65
Thi hành Công ước

1. Các quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp lập pháp và hành chính, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia của mình, để thi hành các nghĩa vụ của mình theo Công ước:
2. Mỗi quốc gia thành viên có thể áp dụng các biện pháp nghiêm khắc hơn so với các biện pháp được quy định trong Công ước này nhằm phòng, chống tham nhũng.
Article 66
Settlement of disputes

1. States Parties shall endeavour to settle disputes concerning the interpretation or application of this Convention through negotiation.
2. Any dispute between two or more States Parties concerning the interpretation or application of this Convention that cannot be settled through negotiation within a reasonable time shall, at the request of one of those States Parties, be submitted to arbitration. If, six months after the date of the request for arbitration, those States Parties are unable to agree on the organization of the arbitration, any one of those States Parties may refer the dispute to the International Court of Justice by request in accordance with the Statute of the Court.
3. Each State Party may, at the time of signature, ratification, acceptance or approval of or accession to this Convention, declare that it does not consider itself bound by paragraph 2 of this article. The other States Parties shall not be bound by paragraph 2 of this article with respect to any State Party that has made such a reservation.
4. Any State Party that has made a reservation in accordance with paragraph 3 of this article may at any time withdraw that reservation by notification to the Secretary-General of the United Nations.

Điều 66
Giải quyết tranh chấp

1. Các quốc gia thành viên phải cố gắng giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này thông qua thương lượng.
2. Tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước này mà không giải quyết được thông qua thương lượng trong một thời hạn hợp lý, thì theo yêu cầu của một trong các các quốc gia thành viên đó, phải được đưa ra trọng tài phân xử. Nếu sau 6 tháng kể từ ngày có yêu cầu đưa tranh chấp ra trọng tài mà các quốc gia đó không thể thoả thuận được về tổ chức trọng tài, thì bất kỳ quốc gia nào trong số các quốc gia tranh chấp đều có thể đưa vụ tranh chấp ra Toà án tư pháp quốc tế theo quy chế của Toà án này.
3. Mỗi quốc gia thành viên, tại thời điểm ký, phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập Công ước này, có thể tuyên bố là mình không bị ràng buộc bởi khoản 2 của Điều này. Các quốc gia thành viên khác sẽ không bị ràng buộc bởi khoản 2 của Điều này trước các quốc gia đã đưa ra bảo lưu nói trên.
4. Quốc gia thành viên đã đưa ra bảo lưu theo khoản 3 của Điều này có thể rút bảo lưu đó bất cứ thời điểm nào bằng việc thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Article 67
Signature, ratification, acceptance, approval and accession

1. This Convention shall be open to all States for signature from 9 to 11 December 2003 in Merida, Mexico, and thereafter at United Nations Headquarters in New York until 9 December 2005.
2. This Convention shall also be open for signature by regional economic integration organizations provided that at least one member State of such organization has signed this Convention in accordance with paragraph 1 of this article.

Điều 67
Ký, phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt và gia nhập
           
1. Công ước này được mở cho tất cả các quốc gia ký từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 12 năm 2003 tại Merida, Mê-hi-cô, và sau đó tại Trụ sở của Liên hợp quốc ở New york đến ngày 9 tháng 12 năm 2005.
2. Công ước này cũng được mở cho các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ký với điều kiện là có ít nhất một quốc gia thành viên của tổ chức đó đã ký Công ước này theo khoản 1 của Điều này.

3. This Convention is subject to ratification, acceptance or approval. Instruments of ratification, acceptance or approval shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations. A regional economic integration organization may deposit its instrument of ratification, acceptance or approval if at least one of its member States has done likewise. In that instrument of ratification, acceptance or approval, such organization shall declare the extent of its competence with respect to the matters governed by this Convention. Such organization shall also inform the depositary of any relevant modification in the extent of its competence.


3. Công ước này được phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt. Văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt phải được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có thể nộp văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt của mình nếu có ít nhất một quốc gia thành viên của tổ chức đó đã nộp văn kiện đó. Trong văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt đó, tổ chức này phải tuyên bố về phạm vi thẩm quyền của mình liên quan đến các vấn đề mà Công ước điều chỉnh. Tổ chức nói trên cũng phải thông báo cho cơ quan lưu chiểu về bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến phạm vi thẩm quyền của mình.

4. This Convention is open for accession by any State or any regional economic integration organization of which at least one member State is a Party to this Convention. Instruments of accession shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations. At the time of its accession, a regional economic integration organization shall declare the extent of its competence with respect to matters governed by this Convention. Such organization shall also inform the depositary of any relevant modification in the extent of its competence.

4. Công ước này được mở cho tất cả các quốc gia và các tổ chức liên kết kinh tế khu vực gia nhập, với điều kiện là có ít nhất một quốc gia thành viên của tổ chức nói trên là thành viên của Công ước này. Văn kiện gia nhập phải được gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc. Vào thời điểm gia nhập, tổ chức liên kết kinh tế khu vực phải tuyên bố về phạm vi thẩm quyền của mình liên quan đến các vấn đề mà Công ước điều chỉnh. Tổ chức nói trên cũng phải thông báo cho cơ quan lưu chiểu về bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến phạm vi thẩm quyền của mình.

Article 68
Entry into force

1. This Convention shall enter into force on the ninetieth day after the date of deposit of the thirtieth instrument of ratification, acceptance, approval or accession. For the purpose of this paragraph, any instrument deposited by a regional economic integration organization shall not be counted as additional to those deposited by member States of such organization.

2. For each State or regional economic integration organization ratifying, accepting, approving or acceding to this Convention after the deposit of the thirtieth instrument of such action, this Convention shall enter into force on the thirtieth day after the date of deposit by such State or organization of the relevant instrument or on the date this Convention enters into force pursuant to paragraph 1 of this article, whichever is later.

Điều 68
Hiệu lực

            1. Công ước này có hiệu lực vào ngày thứ 90 sau ngày nộp đủ 30 văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hay gia nhập. Vì mục đích của khoản này, văn kiện được nộp bởi tổ chức liên kết kinh tế khu vực sẽ không được tính để bổ sung cho các văn kiện do các quốc gia thành viên của tổ chức đó nộp                   
            2. Đối với những quốc gia và tổ chức liên kết kinh tế khu vực phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hay gia nhập Công ước này sau khi có 30 văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hay gia nhập được nộp, thì Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày quốc gia hay tổ chức đó nộp văn kiện liên quan hoặc vào ngày Công ước này có hiệu lực theo khoản 1 của Điều này, tuỳ thuộc vào ngày nào muộn hơn.

Article 69
Amendment

1. After the expiry of five years from the entry into force of this Convention, a State Party may propose an amendment and transmit it to the Secretary-General of the United Nations, who shall thereupon communicate the proposed amendment to the States Parties and to the Conference of the States Parties to the Convention for the purpose of considering and deciding on the proposal. The Conference of the States Parties shall make every effort to achieve consensus on each amendment. If all efforts at consensus have been exhausted and no agreement has been reached, the amendment shall, as a last resort, require for its adoption a two-thirds majority vote of the States Parties present and voting at the meeting of the Conference of the States Parties.


Điều 69
Sửa đổi

1. Sau khi hết 5 năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực, quốc gia thành viên có thể đề nghị sửa đổi và chuyển đề nghị này cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, và sau đó Tổng thư ký phải thông báo đề nghị thay đổi cho các quốc gia thành viên và Hội nghị các quốc gia thành viên để xem xét và quyết định về đề nghị đó. Hội nghị các quốc gia thành viên phải nỗ lực để đạt được sự đồng thuận về mỗi đề nghị sửa đổi. Nếu mọi nỗ lực để đạt sự đồng thuận đã được thực hiện nhưng vẫn không đạt được sự đồng thuận về đề nghị sửa đổi, thì cần phải được sự đồng ý của ít nhất 2/3 tất cả các quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu tại phiên họp của Hội nghị các quốc gia thành viên.

2. Regional economic integration organizations, in matters within their competence, shall exercise their right to vote under this article with a number of votes equal to the number of their member States that are Parties to this Convention. Such organizations shall not exercise their right to vote if their member States exercise theirs and vice versa.
3. An amendment adopted in accordance with paragraph 1 of this article is subject to ratification, acceptance or approval by States Parties.
4. An amendment adopted in accordance with paragraph 1 of this article shall enter into force in respect of a State Party ninety days after the date of the deposit with the Secretary-General of the United Nations of an instrument of ratification, acceptance or approval of such amendment.
5. When an amendment enters into force, it shall be binding on those States Parties which have expressed their consent to be bound by it. Other States Parties shall still be bound by the provisions of this Convention and any earlier amendments that they have ratified, accepted or approved.


2. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của mình, phải thực hiện quyền bỏ phiếu theo Điều này với số lượng phiều bằng số lượng các quốc gia thành viên của các tổ chức đó là quốc gia thành viên của Công ước này. Các tổ chức nói trên không được thực hiện quyền bỏ phiếu của mình nếu các quốc gia thành viên của chúng thực hiện các quyền này hoặc ngược lại.
3. Việc sửa đổi được thông qua theo khoản 1 của Điều này phải được các quốc gia thành viên phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt.
4. Việc sửa đổi được thông qua theo khoản 1 của Điều này sẽ có hiệu lực đối với quốc gia thành viên vào ngày thứ 90 sau ngày nộp cho Tổng thư ký Liên hợp quốc văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt sửa đổi đó.
5. Khi sửa đổi có hiệu lực, nó sẽ ràng buộc đối với những quốc gia thành viên đã thể hiện sự đồng ý của mình về sự ràng buộc đó. Các quốc gia thành viên khác vẫn phải bị ràng buộc bởi các quy định của Công ước này và các sửa đổi trước đó mà các quốc gia này đã phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt.

Article 70
Denunciation

1. A State Party may denounce this Convention by written notification to the Secretary-General of the United Nations. Such denunciation shall become effective one year after the date of receipt of the notification by the Secretary-General.
2. A regional economic integration organization shall cease to be a Party to this Convention when all of its member States have denounced it.

Điều 70
Rút khỏi Công ước 

1. Quốc gia thành viên có thể rút khỏi Công ước này bằng một thông báo bằng văn bản gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc. Việc rút khỏi sẽ có hiệu lực một năm sau ngày Tổng thư ký nhận được thông báo nói trên.
2. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực sẽ không còn là thành viên của Công ước này khi tất cả các quốc gia thành viên của tổ chức đó đã rút khỏi Công ước này.

Article 71
Depositary and languages

1. The Secretary-General of the United Nations is designated depositary of this Convention.
2. The original of this Convention, of which the Arabic, Chinese, English,
French, Russian and Spanish texts are equally authentic, shall be deposited with the Secretary-General of the United Nations.

Điều 71
Lưu chiểu và ngôn ngữ

1. Tổng thư ký Liên hợp quốc được chỉ định là người lưu chiểu của Công ước này.
2. Các bản gốc của Công ước này là các bản bằng tiếng Ả rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây ban nha đều có hiệu lực như nhau và sẽ được nộp cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

IN WITNESS WHEREOF, the undersigned plenipotentiaries, being duly authorized thereto by their respective Governments, have signed this Convention.

Để làm bằng, các đại diện toàn quyền ký tên dưới đây, được chính phủ nước mình uỷ quyền một cách hợp pháp, đã ký Công ước này.



1 comment:

  1. What an amazing blogg!!!!! shared group best ever! Thanks much

    ReplyDelete

your comment - ý kiến của bạn