MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, May 16, 2012

China's fishermen charge enemy lines Ngư dân Trung Quốc xông ra chiến tuyến


 

China's fishermen charge enemy lines

Ngư dân Trung Quốc xông ra chiến tuyến

By Jens Kastner

Jens Kastner

TAIPEI - Media headlines containing the term "Chinese fishing boats" and their crew are popping up at ever-shorter intervals. In waters in which China has sovereignty disputes, they have rammed foreign patrol boats, stabbed to death a coast guard official and challenged navy gunboats.

Đài Bắc – Những dòng tít lớn chứa cụm từ “tàu cá Trung Quốc” và thủy thủ đoàn đang xuất hiện với tần suất dày đặc hơn bao giờ hết. Ở những vùng biển Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền, tàu cá và ngư dân Trung Quốc đã đâm vào nhiều tàu tuần tra nước ngoài, đâm chết một viên chức tuần duyên và thách thức các pháo hạm hải quân.

According to Beijing's narrative, these daring men simply eke out their living where they are supposed to. However, China's neighbors see the fishermen's actions as low-intensity warfare.

Theo lời Bắc Kinh, những con người táo bạo đó đơn giản là đã đi kiếm sống ở những nơi họ có quyền kiếm sống. Tuy nhiên, các nước láng giềng của Trung Quốc thì coi hành động của ngư dân Trung Quốc là một hình thức gây chiến ở mức độ thấp.


For a long time after the Chinese civil war in the late 1940s, fishing boats operating from China's shores were assigned bizarre roles in the political realm. After their retreat to Taiwan in 1949, Kuomintang (KMT) forces rounded them up and loaded them onto huge amphibious assault ships, only to bombard them with anti-communist propaganda and gifts before their release.


Một thời gian dài sau nội chiến ở Trung Quốc vào cuối những năm 1940, tàu cá xuất phát từ bờ biển Trung Quốc được gán cho những nhiệm vụ chính trị kỳ cục. Sau khi rút chạy sang Đài Loan vào năm 1949, các lực lượng Quốc dân đảng (KMT) vây ráp tàu cá Trung Quốc và tống họ vào những tàu tấn công đổ bộ khổng lồ, chỉ để nhét vào đầu họ những khẩu hiệu chống cộng, tặng quà cho họ, rồi thả.

In the mid-1990s, when the People's Liberation Army (PLA) prepared to invade Taiwan once the island sought independence, China began honing an "integrated dual-use national system", which ensured that civilian resources of many kinds could be rapidly mobilized to support military operations in wartime.

Vào giữa thập niên 1990, khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) chuẩn bị xâm lược Đài Loan trong trường hợp hòn đảo này tuyên bố độc lập, Trung Quốc bắt đầu củng cố một “hệ thống quốc gia lưỡng dụng tích hợp”, bảo đảm rằng các nguồn lực dân sự, ở bất kỳ hình thức nào, đều có thể được huy động mau chóng để trợ lực cho các chiến dịch quân sự trong thời chiến.

Huge swarms of fishing boats played a prominent role in this system as they were destined to harass the Taiwanese coastal defense forces in the opening days of any conflict and subsequently to carry PLA invasion forces to the island. That such tactics were practiced in large-scale rehearsals became evident in 2002 when Chinese state media reported that several thousand small fishing vessels based in Fujian and Zhejiang held sea-crossing drills.

Những đội tàu cá khổng lồ đóng một vai trò nổi bật trong hệ thống này, như là đã từng có nhiệm vụ quấy rối lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan vào những ngày đầu của cuộc xung đột và sau đó thực hiện việc đưa các lực lượng chiếm đóng của PLA lên hòn đảo Đài Loan. Chuyện các xảo thuật đó được diễn tập trên quy mô lớn trở nên rõ ràng từ năm 2002 khi báo chí quốc doanh Trung Quốc đưa tin mấy nghìn tàu cá nhỏ đóng ở Phúc Kiến và Chiết Giang đã tiến hành tập trận xuyên eo biển.

But in recent years, the fishing boats took on targets other than Taiwan. In September 2010, a Chinese trawler in disputed waters in the East China Sea collided with Japanese Coast Guard patrol boats, resulting in a major diplomatic dispute between Beijing and Tokyo.

Nhưng trong vài năm gần đây, tàu cá Trung Quốc đã nhằm cả vào các mục tiêu khác ngoài Đài Loan. Vào tháng 9 năm 2010, một tàu cá Trung Quốc hoạt động tại vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông đã va chạm với tàu của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản, dẫn đến một xung đột lớn về ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tokyo.

In December 2011, a South Korean Coast Guard sergeant was fatally stabbed by a Chinese fisherman during a raid on trawlers in waters in the Yellow Sea, where, according to Beijing, China and South Korea had not yet agreed on the demarcation of Korea's exclusive economic zone.

Tháng 12 năm 2011, một viên trung sĩ trong lực lượng tuần duyên Hàn Quốc bị một ngư dân Trung Quốc đâm chết trong một cuộc vây ráp tàu cá trên Hoàng Hải – nơi mà theo Bắc Kinh, cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều chưa thống nhất về việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc.

In early April, eight Chinese fishing boats were detected by the Philippine navy anchoring off the disputed Scarborough Shoal, which China calls Huangyan Island, in the South China Sea, leading to an ongoing high-profile sovereignty standoff between Beijing and Manila that is unprecedented in its intensity. "They are [...] bringing in all these fishing boats and all we can do is resort to diplomacy," Philippine regional military spokesman Major Loel Egos was recently quoted by Agence France-Presse as saying.

Đầu tháng 4 vừa qua, 8 tàu cá Trung Quốc bị hải quân Philippines phát hiện trong lúc đang thả neo ngoài khơi vùng tranh chấp là bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, nơi mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo, dẫn đến một cuộc tranh cãi cấp cao kéo dài cho đến giờ về chủ quyền giữa Bắc Kinh và Manila, và về mức độ thì chưa từng có tiền lệ. “Họ lôi tất cả tàu cá vào đây, và tất cả những gì chúng tôi có thể làm là sử dụng biện pháp ngoại giao” – AFP trích lời phát ngôn viên quân sự khu vực của Philippines, tướng Loel Egos, nói vậy.

Although an odd tactic at first glance, the mobilization of civilian assets is a plausible option Beijing can use to enforce its claims on waters that are believed to hold enormous reserves of oil and natural gas. The Philippines is already having international energy companies explore for oil and gas deposits off its coast, and as soon as those begun pumping, it was plain theft of China's resources from Beijing's perspective.


Mặc dù mới nhìn thì tưởng đó là một trò cũ rích, nhưng việc huy động tài sản của thường dân là một lựa chọn khả thi cho Bắc Kinh để thi hành yêu sách chủ quyền trên những vùng biển mà họ cho là chứa trữ lượng dầu hỏa và khí tự nhiên lớn. Philippines cũng đã có những công ty năng lượng quốc tế thăm dò dầu khí ngoài khơi, và một khi các công ty này bắt đầu khai thác, từ quan điểm của Bắc Kinh thì đó thuần túy là hành động ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc.

China has the choice between relinquishing its claims and open warfare, the latter option of which possibly endangering China's economic miracle; or it alternatively finds a way to scare ExxonMobil, BP, Chevron, Petronas and their likes away from the region for the time being.

Trung Quốc có hai lựa chọn, hoặc bỏ yêu sách hoặc gây chiến. Lựa chọn thứ hai có khả năng làm tổn hại sự thần kỳ kinh tế của họ; hoặc họ phải tìm giải pháp thay thế là tìm cách nào đó đe dọa, đuổi ExxonMobil, BP, Chevron, Petronas và những công ty tương tự, khỏi khu vực trong thời gian này.

By creating - and maintaining - tensions with the help of fishing boats and semi-military surveillance vessels, as opposed to employing PLA Navy assets, Beijing makes Washington feel it does not have an obligation to directly intervene, while at the same time keeping the media focus on the spots, which in turn does a fine job in spooking would-be investors.

Bằng cách tạo ra và duy trì căng thẳng trên Biển Đông với sự góp phần của tàu cá và tàu hải giám bán quân sự, thay vì huy động vật lực của hải quân PLA, Bắc Kinh làm cho Washington cảm thấy Mỹ không có phận sự can thiệp trực tiếp, đồng thời họ còn khiến cho giới báo chí bớt để ý tới các vụ việc ở đây – điều này, đến lượt nó, rất có ích trong việc đe dọa các nhà đầu tư triển vọng.

That this strategy of Beijing's is somewhat successful can hardly be doubted: tensions between China and the Philippines in the South China Sea's gas-rich Reed Bank that erupted last year almost halted the work in the area of Forum Energy, a unit of the Philippines' Philex Petroleum Corp, and in late April, amid the current stand-off, the Philippine government again acknowledged that China's claims might affect Forum Energy's operations.


Chiến lược của Bắc Kinh phần nào thành công, khó có thể nghi ngờ điều đó: căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ở khu vực giàu khí đốt trên Biển Đông là bãi Cỏ Rong (Reed Bank) bùng nổ năm ngoái, đã làm đình trệ gần như hoàn toàn công việc của Forum Energy – một công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Philex của Philippines, và vào cuối tháng 4 vừa rồi, trong tình hình căng thẳng hiện tại, chính phủ Philippines lại xác nhận rằng những yêu sách của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới hoạt động của Forum Energy.

Bringing the recent actions involving an ever-greater number of Chinese fishing boats more into this context is the matter that Manila is expected to award exploration contracts in July for 15 other oil and gas fields, two of which are in areas contested by China.

Bên cạnh những hoạt động gần đây liên quan đến con số tàu cá ngày càng lớn hơn của Trung Quốc, trong bối cảnh hiện nay, còn là chuyện người ta cho rằng Manila sẽ thưởng hợp đồng khai thác cho 15 lô dầu khí khác, trong tháng 7. Trong số 15 lô này, có 2 lô nằm trong khu vực tranh chấp với Trung Quốc.




But it is not only for the role of a scarecrow that the fishing boats come in handy; on the domestic political front they are of good use to the Chinese leadership.

Nhưng các tàu cá không chỉ có ích trong vai trò bù nhìn giữ ruộng; mà trên mặt trận chính trị đối nội, chúng cũng rất có ích cho giới lãnh đạo Trung Quốc.


After the supposedly accidental bombing of the Chinese Embassy in Yugoslavia in 1999 by United States and North Atlantic Treaty Organization forces, the latest Chinese state media has turned to portraying China as the world's most besieged underdog, thereby fanning nationalism and strengthening loyalty to the leadership. And if the country's TV screens are now bombarded with footage showing US-backed rifle-waving Philippine marines rounding up humbly-dressed Chinese fishermen against the backdrop of a Philippine Navy gunboat, this effect is certainly cemented.

Sau vụ ném bom – được coi là vô tình – của Mỹ và các lực lượng NATO vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam tư năm 1999, báo chí quốc doanh của Trung Quốc gần đây đã chuyển sang khắc họa Trung Hoa như một nhân vật yếu thế bị bao vây, từ đó, kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa và thúc đẩy lòng trung thành với lãnh đạo. Và khi màn hình tivi của xứ sở này giờ đây tràn ngập những đoạn phim cho thấy hình ảnh hải quân Philippines giương những khẩu súng do Mỹ tài trợ, bao vây các ngư dân Trung Quốc ăn mặc nghèo nàn, phía sau lưng là tàu chiến của hải quân Philippines, thì hiệu ứng chắc chắn càng thêm mạnh mẽ.

"All the Chinese fishermen involved are from the country's southern Hainan province, and they are currently all safe and emotionally stable," China's official news agency Xinhua assured the public after law-enforcement ships shielded the crews from the heavily-armed Filipinos.


“Tất cả ngư dân Trung Quốc trong vụ việc đều là người tỉnh Hải Nam, và hiện họ đều an toàn, ổn định về tinh thần cảm xúc” – Tân Hoa xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc, đã bảo đảm như vậy với công chúng, sau khi những con tàu thực thi pháp luật của họ bảo vệ các ngư dân chạy khỏi lực lượng vũ trang Philippines dày đặc súng ống.

Asked by Asia Times Online, analysts agreed that the fishermen have objectives other than catching fish.

Trả lời phỏng vấn báo Asia Times Online, các nhà phân tích cho rằng, các ngư dân Trung Quốc có những mục đích khác chứ không phải đánh bắt cá.

"In order to enforce its claims, the Chinese government has to take actions, such as the dispatching those fishing boats to disputed territorial waters, as well as their guarding," said Arthur Ding, a research fellow at the China Politics Division at Taiwan's National Chengchi University.

“Để thực thi yêu sách của mình, chính phủ Trung Quốc phải có hành động, như là phái các tàu cá đó đến vùng biển tranh chấp, cũng như huy động họ vào việc canh gác” –Arthur Ding, nhà nghiên cứu tại Ban Chính trị Trung Quốc, Đại học Quốc gia Chengchi của Đài Loan, nói.

"Those fishermen may not be militarily trained, but compensation from Chinese authorities [for losses of boats, injuries, detention by foreign countries, etc] will be inevitable."

“Các ngư dân có thể không được trang bị vũ khí quân sự, nhưng chắc chắn là họ sẽ nhận được bồi thường từ chính quyền Trung Quốc [cho tổn thất về tàu, cho trường hợp họ bị thương, bị nước ngoài bắt giữ, v.v.]”.

John F Copper, a professor of international studies at Rhodes College in Memphis, Tennessee, does not doubt that the men are given concrete assignments by the Chinese government, or at least are encouraged in their actions.

John F Copper, giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Rhodes ở Memphis, Tennessee, hoàn toàn tin chắc rằng các ngư dân được chính phủ Trung Quốc giao những nhiệm vụ cụ thể, hoặc ít nhất cũng được chính phủ khuyến khích hoạt động.


"There is little chance they are fishing in disputed waters or where they may provoke Japan, South Korea or the Philippines on their own," Copper said, adding that China wished to display its economic and military clout, especially to Japan, while the issues of sea lanes and oil may be at play as well.

“Ít có khả năng họ đánh bắt cá ở vùng biển đang tranh chấp hoặc ở nơi mà nếu chỉ hoạt động độc lập, họ có thể khiêu khích Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Philippines” – ông Copper nói. Ông cho biết thêm, Trung Quốc muốn thể hiện quyền lực kinh tế và quân sự (không chính thức) của họ, đặc biệt là trước Nhật Bản, trong khi vấn đề dầu hỏa và đường giao thương trên biển cũng có vai trò không kém.




"Also, making claims to territory conforms with the growth of Chinese nationalism, which the PLA has been and is successfully using to its advantage."


“Việc củng cố yêu sách chủ quyền cũng phù hợp với sự gia tăng tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người Trung Hoa, điều mà PLA đã và đang tận dụng, phát huy rất thành công”.


Lai I-chung, a researcher at the Taiwan Thinktank, agreed that the fishermen clearly had military or paramilitary connections. He listed several indicators.

Lai I-chung, một nhà nghiên cứu ở Viện Tư tưởng Đài Loan, nhất trí rằng, rõ ràng các ngư dân có những kết nối quân sự hoặc bán quân sự. Ông đưa ra vài dấu hiệu.

"Every Chinese fishing boat needs to report to authorities where it's about to go before sailing out to sea," Lai said. According to him, this explains why vessels belonging to the PLA Navy or other official boats were able to appear at the scene suspiciously quickly in a number of incidents.

“Tàu cá Trung Quốc nào cũng phải báo cáo với chính quyền là sẽ đi đâu, trước khi nhổ neo ra biển” – ông Lai nói. Theo ông, điều đó giải thích vì sao các tàu thuộc hải quân PLA hoặc những tàu nhà nước khác lại có thể xuất hiện ngay tại hiện trường mau chóng một cách đáng ngờ, trong một số vụ việc.

Lai said that in the 2010 East China Sea collision with Japan's Coast Guard ships, the fishing boat involved appeared to have carried equipment that pointed to military use. He pointed out that China had a long history of employing fishing boats and disguising official ships as such while executing low-intensity warfare missions.

Ông Lai nói rằng, vào năm 2010, trong vụ va chạm trên biển Hoa Đông với tàu tuần duyên Nhật Bản, tàu cá Trung Quốc có vẻ như đã mang theo những thiết bị có mục đích quân sự. Ông chỉ ra rằng, Trung Quốc từ lâu đã có tiền sử huy động tàu cá và ngụy trang tàu nhà nước thành tàu cá để thực thi những nhiệm vụ nhỏ trong chiến tranh.

"Basically, no ordinary Chinese fishermen would sail into hotly-disputed waters knowing they could lose all their earnings if they were not sure that their government would definitely come to their aid," Lai concluded.

“Về cơ bản, không người dân thường Trung Quốc nào dám cho tàu vào vùng biển đang tranh chấp nóng bỏng, họ thừa biết rằng họ sẽ mất tất cả những gì họ kiếm được, trừ phi họ chắc chắn rằng chính phủ của họ nhất định sẽ đến cứu viện” – ông Lai kết luận.

Jens Kastner is a Taipei-based journalist.
Jens Kastner là một nhà báo ở Đài Bắc.



Translated by Đan Thanh


http://www.atimes.com/atimes/China/NE16Ad01.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn