|
Narratives Of
Humiliation: Chinese And Japanese Strategic Culture – Analysis
|
Chuyện kể về nỗi ô
nhục: Văn hóa chiến lược của Trung Quốc và Nhật Bản
|
Tom French
|
Tom French
|
April 23, 2012
|
23-4-2012
|
|
|
Whereas Japan has
used a historical narrative of humiliation to become a pacifist state, China
sees it as an opportunity to consolidate its global power status. These
dynamics, however, might be about to change.
|
Trong khi Nhật Bản
mượn những câu chuyện lịch sử về nỗi nhục để trở thành một nhà nước nhu hòa,
thì Trung Quốc coi đó là cơ hội để củng cố địa vị siêu cường quốc tế của họ.
Tuy nhiên, những động cơ này có lẽ sắp thay đổi.
|
In our introductory podcast, we outlined how the concept
of strategic culture has come under heavy criticism in recent years. A host
of academics, as well as defense and security professionals reject the theory
as either anachronistic, or simply inaccurate in describing the behavior of
states.
|
Trong bài giới thiệu, chúng tôi đã bàn sơ qua về chuyện
khái niệm văn hóa chiến lược đã bị phê phán mạnh mẽ trong những năm gần đây
như thế nào. Một số lớn học giả, cũng như các chuyên gia về an ninh quốc
phòng, đã bác bỏ lý thuyết này, coi nó là lỗi thời, hoặc chỉ đơn giản là
không chính xác trong việc mô tả hành vi của các nhà nước.
|
Indeed, Northeast Asia has traditionally been a
challenging region within which to apply theories of strategic culture. In a
region punctuated by large state bureaucracies or competing factions within a
single party structure, it inevitably becomes a challenge to discern a
cohesive strategic culture. And when dealing with organizations as opaque as
that of the leadership of the People’s Republic of China (PRC) and the
Japanese bureaucracy a number of other issues arise. For example, are the
strategic cultures of both states passed from generation to generation? And
how important are domestic influences on both states’ strategic cultures?
|
Quả thật, Đông Bắc Á vốn có truyền thống là một khu vực
đầy khó khăn cho việc áp dụng các lý thuyết về văn hóa chiến lược. Ở một nơi
có những bộ máy nhà nước quan liêu, hoặc những phe phái kình chống lẫn nhau
trong một cấu trúc độc đảng, thì đúng là thách thức không tránh khỏi nếu ta
muốn nhận thức về một văn hóa chiến lược có tính gắn kết. Và khi bàn đến
những tổ chức kém minh bạch như ban lãnh đạo của nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa (PRC) và bộ máy nhà nước Nhật Bản, thì một loạt vấn đề khác nảy sinh.
Chẳng hạn, liệu văn hóa chiến lược của cả hai nhà nước này có được chuyển
giao từ thế hệ này sang thế hệ khác không? Và ảnh hưởng trong nước lên văn
hóa chiến lược của cả hai nhà nước này có tầm quan trọng tới mức nào?
|
The Rise of the
‘Middle Kingdom’
|
Sự trỗi dậy của “Vương
quốc Trung tâm”
|
While the classic strategic theories of Sun Tzu continue
to influence Beijing’s defense and foreign policies, China also selects
events from history to inform its contemporary strategic culture. The
official educational curriculum, for example, makes virtually no reference to
domestically created calamities such as the ‘Great Leap Forward’ or Cultural
Revolution, but instead focuses on the so called ‘century of humiliation’
China suffered in the 19th and early 20th century at the hands of the West
and Japan. Accordingly, the ‘century of humiliation’ narrative stirs up a
chauvinistic form of nationalism against foreign powers in general, and Japan
in particular. The narrative also provides a useful ‘safety valve’ through
which the Communist Party of China (CPC) bolsters its support and diffuses
domestic tensions by evoking longstanding disputes with Japan. Emotive issues
include wartime sexual slavery and ownership of the disputed Senkaku (Diaoyu)
Islands in the East China Sea.
|
Mặc dù các lý thuyết chiến lược kinh điển của Tôn Tử vẫn
tiếp tục có ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao và quốc phòng của Bắc Kinh,
nhưng Trung Quốc cũng lọc ra từ lịch sử một số sự kiện, để cho thấy văn hóa chiến
lược đương đại của họ. Chẳng hạn, các giáo trình chính thức gần như không đả
động gì tới những tai họa do chính trong nước tạo ra như “Đại nhảy vọt” hay
Cách mạng Văn hóa. Thay vì thế, chúng tập trung nói về cái gọi là “thế kỷ ô
nhục” mà Trung Quốc phải chịu đựng, trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, dưới
tay phương Tây và Nhật Bản. Từ đó, câu chuyện “thế kỷ ô nhục” gợi nên một
hình thức dân tộc chủ nghĩa có màu sắc sô vanh (chauvinistic, nghĩa là “tư
tưởng nước lớn” – ND) chống lại các thế lực nước ngoài nói chung và Nhật Bản
nói riêng. Câu chuyện cũng tạo ra một cái “van an toàn” hữu dụng, để qua đó
Đảng Cộng sản Trung Quốc nuôi dưỡng sự ủng hộ dành cho họ và khuếch tán bớt
những căng thẳng trong nước bằng cách gợi cho người dân nghĩ đến những tranh
chấp kéo dài với Nhật Bản. Các vấn đề đánh vào tình cảm khác còn bao gồm cả
nạn nô lệ tình dục thời chiến, và quyền sở hữu quần đảo Senkaku (Điếu Ngư)
trên biển Hoa Đông.
|
The narrative of ‘national humiliation’ also provides the
CPC with the opportunity to portray itself as the only nationalist group that
was able to force the Japanese and Western imperialists from China. Yet
issues of ‘national humiliation’ also underscore the major prestige projects
that China conducts, such as its space program and naval ambitions. In
demonstrating the CPC’s success in restoring Chinese pride and overtaking
some of the former colonial powers, the leadership re-enforces its legitimacy
and continues to distract the population’s attention from a host of domestic
concerns.
|
Kể chuyện “mối ô nhục quốc gia” còn tạo cho Đảng Cộng sản
Trung Quốc cơ hội tự họa mình như là lực lượng yêu nước duy nhất có khả năng
đánh đuổi đế quốc Nhật Bản và phương Tây ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn
đề “mối ô nhục quốc gia” cũng cho thấy rõ những dự án lớn nhằm xây dựng hình
ảnh của Trung Quốc, như chương trình không gian và tham vọng hải quân của họ.
Bằng cách trưng bày thành công của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc phục
hồi lại niềm tự hào xưa và đuổi kịp một số cường quốc thực dân cũ, lãnh đạo
Trung Quốc sẽ tái củng cố được tính chính đáng của họ và tiếp tục thu hút sự
chú ý của công chúng ra khỏi các mối quan tâm trong nước.
|
China’s contemporary strategic culture also recalls
elements of the Sinocentric world view held by the leaders of the ‘middle
kingdom’ until the early 20th century. In particular, the system of tributary
supplication of neighboring states to the Chinese Emperor plays a role in the
thinking of the CPC’s leadership. This allows Beijing to make concessions to
states that pay proper respects to China and acknowledge its re-emerging
aspirations for regional hegemony. Conversely, those governments that are
unwilling to accept the emergence of China to great power status attract the
particular ire of the CPC.
|
Văn hóa chiến lược hiện thời của Trung Quốc cũng gợi lại
những khía cạnh trong quan điểm thế giới lấy Trung Quốc làm trung tâm – quan
điểm của các vua chúa của “trung vương quốc” cho mãi tới đầu thế kỷ 20. Đặc
biệt, chế độ triều cống của các nước láng giềng với Hoàng đế Trung Hoa xưa có
vai trò quan trọng trong tư duy của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều
ấy cho phép Bắc Kinh nhượng bộ ít nhiều những nước có sự tôn kính thích hợp
dành cho họ và công nhận cái nguyện vọng trở thành bá quyền khu vực lần nữa
của Trung Hoa. Ngược lại, nước nào không chịu chấp nhận sự trỗi dậy, vươn tới
địa vị siêu cường của Trung Quốc, thì sẽ hứng chịu cơn giận đặc biệt của Đảng
Cộng sản Trung Quốc.
|
When combined with the narrative of national humiliation,
Beijing may become less likely to make further concessions on issues such as
territorial disputes unless the opposing claimant is willing to accept the
fact that China is a dominant power. As a result, China makes few compromises
or concessions over the hotly-disputed Paracel and Spratly Islands and the
Indo-Chinese border. Indeed, without initial offers of concessions by the
rival claimants, and the all-important symbolic recognition of China’s
pre-eminence, it seems that these disputes will remain intractable for the
foreseeable future.
|
Kết hợp chuyện này với những câu chuyện về mối ô nhục quốc
gia, sẽ đi đến tình trạng là Bắc Kinh ít có khả năng nhượng bộ xa hơn về
những vấn đề như tranh chấp chủ quyền, chỉ trừ phi đối phương chịu công nhận
một thực tế là Trung Quốc là siêu cường thống trị. Kết quả là, Trung Quốc hầu
như không thỏa hiệp, không nhượng bộ, về Hoàng Sa và Trường Sa – hai quần đảo
gây tranh chấp nóng bỏng, và về biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Thật vậy, nếu như
các nước đối thủ không chịu nhượng bộ trước, không công nhận sức mạnh thống
lĩnh của Trung Quốc trước – một sự công nhận có tính biểu tượng, rất đỗi quan
trọng – thì có vẻ như các tranh chấp sẽ vẫn rất khó giải quyết trong tương
lai trước mắt. Phản ứng, thích nghi, hay là chủ động thực hiện trước đây?
|
Reactive, Adaptive
or Proactive?
|
Phản ứng, thích nghi
hay chủ động?
|
In sharp contrast to China, Japan’s historical strategic
culture was much more aggressive. As one of the colonial powers that wrought
the ‘century of humiliation’ upon China, Japan also brought Korea and large
parts of Southeast Asia under its rule before its eventual collapse in 1945.
As a result of its defeat by the Allied powers, Japan’s armed forces were
disbanded and a concerted effort was made to eliminate the influence of the
military in Japanese society and politics. This policy, combined with the
lasting memory of the ruin the war brought upon the country, has meant that
Japan’s population remains largely pacifist in its appreciation of international
relations and security. Indeed, article nine of Japan’s post-war constitution
rejects the use of military force to resolve disputes.
|
Đối lập sâu sắc với Trung Quốc, văn hóa chiến lược của
Nhật Bản trong lịch sử hung hăng hơn nhiều. Là một trong những cường quốc
thực dân từng áp đặt cái “thế kỷ ô nhục” lên Trung Quốc, Nhật Bản còn cai trị
cả Hàn Quốc và phần lớn Đông Nam Á cho tới khi họ sụp đổ vào năm 1945. Hậu
quả của thất bại trước quân Đồng Minh là, lực lượng vũ trang Nhật Bản bị giải
giáp, và một nỗ lực chung được tiến hành nhằm tiêu diệt ảnh hưởng của quân
đội trong xã hội và nền chính trị Nhật Bản. Chính sách này, đi cùng với ký ức
dai dẳng về sự tàn phá mà chiến tranh gây ra cho đất nước, đã khiến toàn dân
Nhật Bản nhìn chung là những người ôn hòa, tôn trọng quan hệ và an ninh quốc
tế. Quả thật, điều 9 trong hiến pháp Nhật thời hậu chiến gạt bỏ việc sử dụng
quân đội để giải quyết tranh chấp.
|
Yet despite the post war reconfiguration of Japan’s
military and society, some elements of its previous strategic culture
continue to survive. Japan remains an island nation that is still unable to
feed its population without importing food and other supplies. Tokyo also
needs to continue safeguarding its access to overseas markets and sources of
raw materials and energy to maintain its export-focused economy. Accordingly,
Japan remains, as it was before 1945, a principally maritime power whose
access to markets and raw materials is essential for its survival.
|
Tuy nhiên bất chấp sự tái cấu trúc quân đội và xã hội Nhật
Bản sau chiến tranh, một số yếu tố của thứ văn hóa chiến lược trước kia vẫn
tiếp tục tồn tại. Nhật Bản vẫn là một quốc đảo không có khả năng nuôi dân
mình nếu không nhập khẩu lương thực thực phẩm. Tokyo cũng vẫn cần bảo vệ đường
ra các thị trường nước ngoài, đường tiếp cận các nguồn nguyên liệu thô và
nhiên liệu để duy trì nền kinh tế hướng vào xuất khẩu của họ. Do đó, Nhật Bản
vẫn tiếp tục là một cường quốc mạnh về hàng hải, giống như thời trước năm
1945, một cường quốc mà thị trường nước ngoài và nguồn nguyên liệu thô là
sống còn cho sự tồn tại.
|
With an Empire and military akin to that it held before
1945 out of the question, the post-war Japanese state needed to adapt its
behavior to meet the same security challenges in a new way. This new
approach, often characterized as the Yoshida doctrine, after the Prime
Minister who first articulated the strategy, relied on economic development
and trade to revive the Japanese economy while marginalizing military and
diplomatic initiatives. With assistance from the United States, Japan pursued
neo-mercantilist trade policies, protecting its domestic market while
aggressively expanding the overseas role of Japanese corporations. In
Southeast Asia and Africa this often took the form of large amounts of
international aid, most of which formed an indirect subsidy for Japanese
companies, often in the form of major infrastructure projects contracts,
undertaken in return for access to the recipient country’s markets and raw
materials.
|
Xây dựng lại được một đế chế và quân đội tương tự như cái
họ từng có trước năm 1945 là điều không thể làm được nữa. Nước Nhật Bản sau
chiến tranh cần lối hành xử phù hợp, đáp ứng được các thách thức an ninh cũ
theo một cách mới. Cách mới đó, thường được gọi là học thuyết Yoshida (theo
tên vị Thủ tướng đầu tiên đưa ra chiến lược này), lấy thương mại và phát
triển kinh tế làm nền tảng để vực dậy nền kinh tế Nhật, trong khi đó, đặt các
sáng kiến ngoại giao và quân sự xuống hàng thứ yếu. Với sự trợ giúp từ Mỹ,
Nhật theo đuổi chính sách mậu dịch tân trọng thương, bảo vệ thị trường trong
nước đồng thời mở rộng một cách dữ dội chỗ đứng nước ngoài của các doanh
nghiệp Nhật Bản. Ở Đông Nam Á và châu Phi, việc này thường diễn ra dưới hình
thức viện trợ quốc tế số lượng lớn, phần lớn viện trợ đó là một cách bao cấp
gián tiếp cho các công ty Nhật, thường là trong các dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng lớn. Các dự án này được tiến hành, đổi lại, Nhật được tiếp cận với thị
trường và nguồn nguyên liệu thô của nước nhận viện trợ.
|
With diplomacy and conventional military power taking a
backseat to economic considerations, many historians and political scientists
characterize Japan’s post-war international relations outside the economic
sphere as being ‘reactive’ or ‘ adaptive’. But whether Japan can continue to
be an under-represented, passive player on the international political stage
when faced with a ‘rising’ China is one of the most significant questions
facing Tokyo and the wider region today. For the time being, trade and
development are likely to remain the central pillars of Japan’s international
relations. But as memories of World War II continue to fade, Japan’s regional
and global role may also begin to encompass more noticeable military and
diplomatic dimensions. Indeed, the increasing global deployment of Japan’s
Self Defense Forces in support of peacekeeping and humanitarian operations
suggests that Tokyo is already making the strategic realignment.
|
Với việc ngoại giao và sức mạnh quân sự quy ước ở vị trí
thứ yếu so với kinh tế, nhiều sử gia và nhà nghiên cứu chính trị đánh giá
quan hệ quốc tế của Nhật Bản sau chiến tranh, bên ngoài lĩnh vực kinh tế, là
mang tính chất “phản ứng” hay “thích nghi”. Nhưng liệu Nhật Bản có thể tiếp
tục đóng vai trò một nhân vật thụ động, được mô tả không đúng mức trên sân
khấu chính trị quốc tế khi đối diện với một nước Trung Hoa “đang trỗi dậy”,
hay không? Đó là một trong những câu hỏi quan trọng nhất đặt ra cho Tokyo và
khu vực ngày nay. Hiện tại, thương mại và phát triển chắc chắn là hai cột trụ
chính trong quan hệ ngoại giao của Nhật Bản. Nhưng khi mà ký ức về Thế chiến
II tiếp tục lu mờ dần, vai trò trong khu vực và toàn cầu của Nhật Bản có lẽ
đang bắt đầu có chiều quân sự và ngoại giao một cách rõ nét hơn. Thật vậy,
việc triển khai ngày một mạnh mẽ trên toàn thế giới Lực lượng Phòng vệ Nhật
Bản, để ủng hộ các chương trình nhân đạo và gìn giữ hòa bình, cho thấy Tokyo
đã sẵn sàng tiến hành tổ chức lại chiến lược của họ.
|
Looking to the
Future Through the Lenses of the Past?
|
Nhìn về tương lai
qua đôi mắt quá khứ?
|
As demonstrated above, elements of the concept of
strategic culture have something to offer us in furthering our understanding
of the contemporary defense and foreign policies of China and Japan. Both
countries evoke narratives of national humiliation to underscore their
international relations. Whereas China uses ‘national humiliation’ to justify
its emergence as a major global power, Japan utilized this narrative to
reconfigure its foreign policies along pacifist lines. In the latter part of
the 20th century this resulted in a handing down of strategic cultures to
successive ruling elites. But where China’s and Japan’s respective strategic
cultures diverge is over the issue of nationalism. As China has continued to
attain great power status it has used nationalist sentiment to garner popular
support for its new-found confidence within the international system. Japan,
on the other hand, has shied away from the nationalist rhetoric of its
imperial past and instead focused upon sound economic ties. But with China
resorting to increasingly bellicose rhetoric regarding Japan, it may well be
that Tokyo’s strategic culture may undergo fundamental changes in the
not-too-distant future. This will inevitably have serious implications for
the security dynamics of North East Asia.
|
Như đã nói trên, các yếu tố trong khái niệm văn hóa chiến
lược cho chúng ta hiểu nhiều điều hơn về chính sách đối ngoại và quốc phòng
hiện nay của Trung Quốc và Nhật Bản. Cả hai nước đều tận dụng những câu
chuyện kể về nỗi nhục của quốc gia để làm nền cho quan hệ ngoại giao của
mình. Trong khi Trung Quốc sử dụng “mối nhục quốc gia” để bao biện cho sự
trỗi dậy làm siêu cường toàn cầu của họ, thì Nhật Bản dùng những câu chuyện
đó để tái định hình chính sách ngoại giao theo đường lối ôn hòa. Trong nửa
sau của thế kỷ 20, thực tế này đưa đến việc chuyển giao văn hóa chiến lược
cho những nhóm tinh hoa cầm quyền nối tiếp nhau. Nhưng văn hóa chiến lược của
Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu phân biệt, chia tách với nhau từ điểm nào thì
là xoay quanh vấn đề chủ nghĩa dân tộc. Trong quá trình Trung Quốc tiếp tục
giành địa vị siêu cường, họ sử dụng tình cảm dân tộc chủ nghĩa để huy động sự
ủng hộ của dân chúng cho niềm tin mới tạo lập được trong hệ thống toàn cầu.
Nhật Bản, mặt khác, lảng tránh những luận điệu dân tộc chủ nghĩa về quá khứ
đế quốc của họ, thay vì thế họ tập trung vào các mối quan hệ kinh tế vững
mạnh. Nhưng với việc Trung Hoa dùng ngôn từ ngày càng thù địch khi nói về
Nhật Bản, rất có thể văn hóa chiến lược của Nhật Bản sẽ trải qua những thay
đổi căn bản trong tương lai không xa. Điều đó tất yếu sẽ có những tác động
nghiêm trọng tới các động lực về an ninh của Đông Bắc Á.
|
Thomas French is an
Associate Professor in the College of International Relations, Ritsumeikan
University, Kyoto. His research interests include US-Japan relations,
Northeast Asian security and the Japanese Self Defence Forces.
|
Tác giả: Ông Thomas
French là giáo sư trường cao đẳng Quan hệ Quốc tế, Đại học Ritsumeikan,
Kyoto. Ông quan tâm nghiên cứu về quan hệ Mỹ-Nhật, an ninh Đông Bắc Á và Lực
lượng Phòng vệ Nhật Bản.
|
|
|
Translated by Đan
Thanh
|
|
|
http://www.eurasiareview.com/23042012-narratives-of-humiliation-chinese-and-japanese-strategic-culture-analysis/#.T5VNEGMq8vs.email
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn