|
|
After the storm in
the South China Sea
|
Sau cơn bão trên
Biển Đông
|
By Nazery Khalid
|
Nazery Khalid
|
21-4-2012
|
|
The recent stand-off between Chinese and Philippine
vessels in the South China Sea has once again sent the political temperature
in this strategic sea lane soaring to worrying heights.
The prospect of a lull in tensions has ebbed and given way
to choppy seas. Sparks flew again when the biggest ship in the Philippines'
naval fleet, Gregorio del Pilar came across eight Chinese fishing vessels in
the disputed waters near the Scarborough shoal.
|
Vụ đụng độ gần đây giữa tàu Trung Quốc vàPhilippinestrên
Biển Đông (nguyên văn: biển HoaNam) đã một lần nữa đẩy bầu không khí chính trị
trên tuyến đường biển chiến lược này lên một tầm mức đáng lo ngại.
Khả năng căng thẳng tạm lắng xuống đã hết, mở đường cho
những vùng biển nổi sóng. Xô xát bùng lên khi con tàu lớn nhất của hải quân
Phlippines – tàu Gregorio del Pilar – bắt gặp 8 tàu cá Trung Quốc trong vùng
biển tranh chấp gần bãi cạnScarborough.
|
As the Philippines navy, which claimed that the Chinese
vessels were trespassing the Philippines' waters, prepared to board the
fishing vessels and arrest the crew, two Chinese surveillance vessels
dispatched to the area positioned themselves between the Gregorio del Pilar
and the fishing vessels. Each side then traded accusations of trespassing and
ordered the other to leave the waters.
|
Khi hải quân Philippines – cho rằng tàu Trung Quốc xâm
phạm vào biển Philippines – chuẩn bị lên tàu cá và bắt thủy thủ đoàn, hai tàu
hải giám Trung Quốc được phái tới khu vực đã xông vào chặn giữa Gregorio del
Pilar và các tàu cá. Sau đó bên nào bên nấy thi nhau buộc tội đối phương xâm
phạm chủ quyền của mình và ra lệnh cho đối phương phải rời đi.
|
The incident triggered a frenzy of diplomatic efforts by
Beijing and Manila to prevent the situation from deteriorating further. This
however was peppered by volleys of strongly worded condemnations and the
exchange of warnings between the two nations. At the point of writing,
vessels from both sides are still in a tense face-off.
|
Vụ việc khơi mào cho một loạt nỗ lực điên cuồng của cả Bắc
Kinh vàManilanhằm ngăn chặn, không để tình huống xấu thêm. Tuy nhiên, tình
hình lại rắc rối thêm với hàng tràng ngôn từ chỉ trích mạnh mẽ và cảnh cáo
lẫn nhau giữa hai quốc gia. Vào thời điểm tác giả đang viết bài này, tàu của
cả hai phía vẫn còn đang đối đầu rất căng thẳng.
|
Manila said the incident was "a clear violation of
Philippine sovereignty" and described the Scarborough shoal as an
"integral part" of its territory. This was matched by Beijing's
description of the incident as a "harassment of Chinese fishermen"
by armed Philippine naval personnel, while emphasizing that the shoal, a mere
124 nautical miles off Luzon Island in the northern Philippines, is in
China's "territorial waters".
|
Manila cho rằng vụ việc “là hành động xâm phạm rõ ràng vào
chủ quyền củaPhilippines”, và coi bãi cạnScarboroughlà “một phần không thể
tách rời” khỏi chủ quyền của họ. Đáp lại, Bắc Kinh xem vụ việc như “hành động
quấy nhiễu ngư dân Trung Quốc” của lực lượng viên chức hải quân có vũ trang
của Philippines, trong khi nhấn mạnh rằng bãi cạn này – chỉ cách quần đảo
Luzon thuộc miền bắc Philippines có 124 hải lý – nằm trong “vùng nước có chủ
quyền” của Trung Quốc.
|
High voltage
The standoff did not happen in a vacuum. The Scarborough
shoal incident is the latest in a long line of confrontations between China
and the Philippines in the Sea.
|
Điện thế cao
Cuộc đụng độ không xảy ra trong chân không. Vụ việc vừa
rồi ở bãi cạn Scarborough là vụ mới đây nhất trong một loạt lần đối đầu trên
Biển Đông giữa Trung Quốc vàPhilippines.
|
Tensions between the two states have been building over
the last few years. The Philippines accused Chinese vessels of harassing its
fishermen in waters Manila claimed to be within the State's territory. China
protested a Philippines vessel undertaking exploration activities in disputed
waters in the Sea.
|
Căng thẳng giữa hai nước đã và đang hình thành trong suốt
mấy năm qua.Philippineslên án tàu Trung Quốc quấy nhiễu ngư dân của họ ở vùng
biển màManilađã tuyên bố là thuộc chủ quyền của đất nước mình. Trung Quốc
phản đối việc một tàuPhilippinestiến hành các hoạt động thăm dò tài nguyên
trong vùng biển tranh chấp.
|
Adding to the tension, the Philippines has called upon the
United States to come to its aid in the event of a naval conflict in the
South China Sea. This has greatly upset China since it rejects any
intervention from outside parties in what it insists is a regional matter to
be resolved on a bilateral basis by the disputed parties.
|
Thêm dầu vào lửa, Philippineskêu gọi Mỹ hỗ trợ trong
trường hợp xảy ra đụng độ vũ trang trên Biển Đông. Điều này làm Trung Quốc
cực kỳ giận dữ, vì họ vốn hay bác bỏ mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào cái mà
họ nhất định cho là “vấn đề của khu vực và cần được giải quyết song phương
giữa các bên tranh chấp với nhau”.
|
Through the infamous "nine dotted lines", China
stakes a claim that stretches well into the territorial waters of the
littoral states of the sea. The claim is devoid of any legal basis and has
been flatly rejected by other claimant states. China's increasingly
aggressive acts toward enforcing this claim have unnerved the other claimant
states and stoked tensions in the region.
|
Thông qua khái niệm “đường chín đoạn” tai tiếng, Trung
Quốc khẳng định một yêu sách chủ quyền ăn rất sâu vào vùng biển thuộc chủ
quyền của các nước ven biển. Yêu sách này không có cơ sở pháp lý và đã bị các
quốc gia có yêu sách khác bác bỏ thẳng thừng. Những hành động ngày càng hung
hãn của Trung Quốc nhằm thực thi yêu sách đường chín đoạn cũng khiến các quốc
gia đó tức giận, và càng đốt nóng thêm căng thẳng trong khu vực.
|
Standing in the
middle
How will the post-Scarborough shoal incident pan out? Will
it fizzle like previous spats or will it get out of hand and come to an ugly,
bloody, deadly conclusion? Will China and the Philippines take a deep breath
and live up to their pronouncements of seeking diplomatic solutions to the
dispute?
|
Đứng giữa
Tình hình sau vụ bãi cạnScarboroughsẽ như thế nào? Sẽ xẹp
dần như những lần cãi cọ trước kia, hay sẽ vượt ra ngoài vòng kiểm soát và đi
đến một kết cục tồi tệ, đổ máu, chết người? Liệu Trung Quốc vàPhilippinescó
nín nhịn lẫn nhau và tuân thủ tuyên bố của họ, là tìm kiếm giải pháp ngoại
giao cho tranh chấp?
|
These are questions that other claimant states are
particularly keen on finding out. Nations such as Malaysia and Brunei, which
have not experienced the kind of face-off with China that the Philippines and
Vietnam have had, will be closely observing the dynamics of such a
confrontation. They will surely keep a close watch on post-Scarborough shoal
developments to prepare their options well in advance. The progression of
events that unfold between China and the Philippines will provide a crucial
indication in how China will act and react in the future, and consequently,
how the party in dispute should respond.
|
Có những vấn đề mà các nước có yêu sách chủ quyền trong
khu vực rất cần tìm câu trả lời. Những quốc gia nhưMalaysiavàBrunei– vốn chưa
từng kinh qua một kiểu đương đầu nào với Trung Quốc nhưPhilippinesvà
ViệtNamđã từng – sẽ theo dõi sát sao các động lực dẫn đến một cuộc đối đầu
như vậy. Chắc chắn họ sẽ theo sát những diễn biến sau vụScarborough, để chuẩn
bị trước, thật kỹ càng, các phương án của mình. Tất cả các diễn biến xảy ra
dần dần giữa Trung Quốc và Philippines đều sẽ là một chỉ dấu cực kỳ quan
trọng cho thấy Trung Quốc sẽ hành động và phản ứng như thế nào trong tương
lai, và từ đó thì các bên tham gia tranh chấp nên ứng xử ra sao.
|
The Philippines' inability to safeguard its interests in
the Sea was cruelly exposed during the Scarborough shoal saga. The fact that
China only dispatched ships belonging to paramilitary units to face off with
a Philippine Navy ship is telling. This should provide plenty of food for
thought for other claimant states on the need to back their posturing to defend
their interests at sea with the capacity and capability to do so.
|
Philippineskhông đủ khả năng bảo vệ lợi ích của mình trên
biển. Điều này đã bị bộc lộ một cách tàn nhẫn trong câu chuyệnScarborough.
Trung Quốc đã chỉ cử tàu của lực lượng bán quân sự đến hiện trường để đương
đầu với tàu hải quânPhilippines– thực tế đó nói lên tất cả. Nó làm cho các
nước có yêu sách chủ quyền khác có nhiều cái phải suy nghĩ, về sự cần thiết
phải giữ vững lập trường để bảo vệ lợi ích của mình trên biển, với đầy đủ
năng lực để làm việc đó.
|
This does not mean other claimant states could give the
might of China's navy a run for its money in a conflict, or even attempt to
confront China militarily. They must walk the fine line of telling China it
is wrong to act like a big bully while at the same time maintain harmonious
relations with this regional giant and safeguard their other national
interests.
|
Điều ấy không có nghĩa là các nước có yêu sách chủ quyền
có thể phải chật vật cạnh tranh với sức mạnh của hải quân Trung Quốc trong
trường hợp có xung đột, hay thậm chí phải nỗ lực đối đầu quân sự với Trung
Quốc. Họ phải đu dây giữa hai việc: một là nói cho Trung Quốc biết rằng sẽ là
sai trái nếu Trung Quốc hành động như một kẻ to đầu bắt nạt mọi người, hai là
đồng thời vẫn phải duy trì quan hệ hòa hợp với gã khổng lồ này của khu vực và
bảo vệ các lợi ích quốc gia khác của họ.
|
Can the likes of Malaysia and Brunei expect their
relations with China to remain cordial over their overlapping claims in the
Sea? Would China continue to view its relations with these claimant states
favorably if disputes in the Sea mount and those countries find themselves in
China's crosshairs? Given Beijing's stern declaration that the South China
Sea is an area of "core interest", one should assume that China
will be just as adversarial with other claimant states if they threaten its
interests in the Sea.
|
Liệu hai nước ở hoàn cảnh tương tự nhau
làMalaysiavàBruneicó mong muốn quan hệ của họ với Trung Quốc được duy trì
nồng ấm ngay cả khi các bên có những yêu sách chủ quyền chồng lấn trên biển?
Liệu Trung Quốc có tiếp tục ưu tiên quan hệ của mình với hai nước này trong
trường hợp tranh chấp trên biển gia tăng và hai nước nhận ra rằng họ đang nằm
đúng hồng tâm trên tấm bia ngắm bắn của Trung Quốc? Trước việc Bắc Kinh lạnh
lùng tuyên bố rằng Biển Đông là khu vực “lợi ích cốt lõi”, người ta nên hiểu
rằng Trung Quốc cũng sẽ cư xử thù địch với các quốc gia có yêu sách chủ quyền
khác một khi những quốc gia đó đe dọa lợi ích của Bắc Kinh trên biển.
|
Cure for the itch
The fact that the incident occurred over fishing underscores
the need for an agreement or joint-development between the Philippines and
China - and for that matter among other claimant states - to explore fishery
resources together and to agree on the conduct, regulations and jurisdiction
of fishing activities. This is crucial to avoid the kind of situation like in
Scarborough shoal from reoccurring.
|
Thuốc chữa ngứa
Việc sự cố Scarborough xảy ra xoay quanh vấn đề đánh bắt
cá làm nổi rõ hơn yêu cầu phải có một thỏa thuận hoặc một hợp đồng khai thác
chung giữa Philippines và Trung Quốc – và giữa các nước có yêu sách chủ quyền
khác nữa – để cùng nhau khai thác nguồn cá và đồng thuận với nhau về cách ứng
xử, các quy tắc luật lệ và tài phán đối với hoạt động đánh bắt. Đây là điều
có tính quan trọng tiên quyết để có thể ngăn chặn, không để những sự cố tương
tự vụScarboroughvừa rồi tái diễn.
|
Cooperation breeds understanding and confidence. It is a
key aspect to peace that is currently needed in abundance amid the tense
times in the Sea to prevent the parties in dispute from doing anything rash.
|
Hợp tác sinh ra hiểu biết và tin tưởng. Đó là khía cạnh
mấu chốt để có hòa bình – cái mà hiện nay đang trở nên rất, rất cần thiết,
trong không khí căng thẳng trên Biển Đông, để ngăn các bên tranh chấp không
làm gì hấp tấp.
|
There is an urgent need for claimant states to engage one
another at very high diplomatic levels to ensure such a stand-off does not
reoccur. For them to hope that there will be a binding Code of Conduct appearing
soon to save the day would be rather unrealistic.
|
Các nước có yêu sách chủ quyền cần khẩn trương vận động
nhau tham gia, từ các cấp ngoại giao cao nhất, để đảm bảo rằng sự xa cách sẽ
không tái diễn. Đối với họ, mong đợi một Bộ Quy tắc Ứng xử có tính ràng buộc
hơn sẽ sớm xuất hiện để cứu vãn tình hình – là điều khá hão huyền.
|
To this end, it would be helpful for the parties involved
to explore other modalities to ensure that situations like the Scarborough
shoal incident do not escalate into something more serious. A model like the
Prevention of Incidents at Sea Agreement (INCSEA) may be worth considering as
an interim measure to prevent conflicts.
|
Để đạt được mục đích (hợp tác), sẽ rất có ích nếu các bên
liên quan nghiên cứu các thể thức khác, làm sao để những sự cố như
vụScarboroughsẽ không leo thang thành nghiêm trọng hơn. Một mô hình như là
Hiệp ước Ngăn ngừa các sự cố trên biển (INCSEA) có lẽ đáng để xem xét, như là
một biện pháp tạm thời để ngăn chặn xung đột.
|
(INCSEA: hiệp ước
giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh nhằm tránh các hoạt động ảnh hưởng
lẫn nhau thường xuyên dẫn tới các sự cố nghiêm trọng – ND).
|
|
Over and above these operational remedies, the disputing
parties must address situations arising from unresolved claims and counterclaims.
While we can be encouraged by the progress made between ASEAN and China to
implement the Declaration of Conduct (DOC), it would be far-fetched to expect
the DOC to be the magic wand that can resolve rifts among ASEAN and China.
They must no longer shy away from discussing the issue on existing regional
multilateral platforms such as ASEAN Regional Forum and East Asia Summit.
While ASEAN and China continue to work together to implement the DOC, more
pressure must also be exerted on China to be transparent and clarify its
claims in the Sea based on international law and principles.
|
Về các giải pháp có thể dùng, các bên tranh chấp phải chú
tâm đến những tình huống nảy sinh từ các yêu sách và phản bác thuộc loại
không giải quyết được. Mặc dù chúng ta có thể được khuyến khích bởi những
tiến bộ mà ASEAN và Trung Quốc đã đạt được trong việc thực thi Tuyên bố về
ứng xử (DOC), nhưng sẽ là hão huyền nếu tưởng rằng DOC là cây đũa thần có thể
giải quyết mọi rạn nứt giữa ASEAN và Trung Quốc. Họ không nên tránh né việc
thảo luận về vấn đề này tại những hội nghị đa phương của khu vực hiện nay như
Diễn đàn Khu vực ASEAN hay Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Trong khi ASEAN và
Trung Quốc tiếp tục hợp tác để hiện thực hóa DOC thì cũng cần gây thêm nhiều
sức ép lên Trung Quốc để họ phải minh bạch và làm rõ các yêu sách chủ quyền
biển của họ, dựa trên luật pháp và các nguyên tắc quốc tế.
|
Breaking the habit
It is certainly not in anyone's interest to see a further
escalation of the situation in the Scarborough shoal, although the
possibility of a full-blown conflict breaking out is rather distant.
Nevertheless, it would be lazy of us to simply shrug off the incident and
believe the disputing parties will move on and be nice to each other again
until another incident happens.
|
Phá vỡ thói quen
Chắc chắn không ai có lợi ích gì khi căng thẳng leo thang
trong vụ việc ở bãiScarborough, mặc dù khả năng nổ ra xung đột dữ dội là khá
xa vời. Tuy nhiên, sẽ là biếng nhác nếu đứng trước sự việc này, chúng ta chỉ
nhún vai, quay đi, và tin tưởng rằng các bên tranh chấp sẽ đối xử hòa nhã với
nhau cho đến khi một vụ việc khác lại xảy ra.
|
This approach has not helped in avoiding maritime tensions
in the past and it does not appear that it will work in untangling the
current knot between China and the Philippines. Even if the tension dies down
- as we all hope it does - there will surely be another incident in the Sea between
them. Something more concrete than wishing the tension to subside without
resolutely addressing the root causes of the problem needs to be done to
avoid reoccurrences. We cannot just accept the periodic outbreak of incidents
in the Sea as a given.
|
Trong quá khứ, cách tiếp cận đó không giúp ích gì cho việc
tránh căng thẳng trên biển, và hiện giờ cũng không có vẻ gì là nó sẽ mang lại
hiệu quả trong việc gỡ nút thắt giữa Trung Quốc vàPhilippines. Ngay cả khi
căng thẳng lắng xuống – như tất cả chúng ta đều hy vọng – chắc chắn sẽ lại có
một vụ việc khác trên biển giữa họ với nhau. Để tránh tái diễn, cần phải làm
một điều gì đó cụ thể hơn là chỉ ngồi ao ước căng thẳng sẽ dịu đi, mà lại
không quyết tâm xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Chúng ta không thể
chấp nhận để cho các sự cố xảy ra thường xuyên trên Biển Đông, như là một
điều đương nhiên.
|
One wonders that if push comes to shove, will the parties
in the dispute fire shots at one another? This possibility cannot be
dismissed, judging from the rhetoric used by both sides immediately following
the incident at the Scarborough shoal. Beijing condemned Manila's conduct as
"beyond tolerance" and a "blatant challenge to Chinese
territorial integrity", while Manila stressed that it would be
"prepared to secure its sovereignty" if it was
"challenged".
|
Người ta tự hỏi rằng nếu tình thế đi đến lúc bắt buộc phải
hành động, thì liệu các bên tranh chấp có nổ súng vào nhau không? Không thể
loại trừ khả năng này, nếu căn cứ vào những luận điệu mà cả hai bên sử dụng
ngay sau khi vụScarboroughxảy ra. Bắc Kinh lên án cách cư xử của Manila là
“không khoan nhượng” và “trắng trợn thách thức toàn vẹn chủ quyền của Trung
Quốc”, còn Manila nhấn mạnh rằng họ đã “sẵn sàng bảo vệ chủ quyền” nếu họ bị
“thách thức”.
|
There seems to be little attempt by both sides to temper
their language with diplomatic niceties. Their pronouncements indicate that
both sides are willing to show some teeth in order to safeguard their interests,
despite diplomatic maneuvering to calm the tension.
|
Dường như cả hai bên đều không mấy nỗ lực dịu giọng đi và
tăng cường ngoại giao lên. Các tuyên bố của họ cho thấy đôi bên đều sẵn sàng
nhe nanh để bảo vệ lợi ích của mình, bất chấp mọi sự vận động ngoại giao nhằm
giảm bớt căng thẳng.
|
Further escalation could draw the involvement of the
United States, which has thrown its support behind the Philippines in its
disputes with China. Although Washington has declared that it does not side
with any of the claimant states and has denied that it is out to
"contain" China, many analysts believe that the "pivot to
Asia" policy of the United States is designed to rein China's growing
influence in this key theater.
|
Nếu căng thẳng leo thang thì sẽ lôi kéo thêm Mỹ tham gia.
Mỹ đã có sự hậu thuẫn choPhilippinestrong tranh chấp củaPhilippinesvới Trung
Quốc. Mặc dù Washington từng tuyên bố rằng họ không đứng về bất kỳ bên nào
trong số các quốc gia có yêu sách chủ quyền, và phủ nhận việc họ có mặt ở khu
vực để “kiềm chế” Trung Quốc, nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng, chính sách
“làm cột trụ cho châu Á” của Mỹ là được hoạch định nhằm kiểm soát ảnh hưởng
ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên cái sân khấu thiết yếu này.
|
It is easy to understand China's grievances concerning
diplomatic and military actions by the United States in the region, which
Beijing believes are targeted towards China. Washington's support towards the
Philippines, its declaration of having a 'national interest' in the South
China Sea, its stationing of Marines in northern Australia, and its conduct
of naval exercises with the Philippines and Vietnam in disputed waters have
irked China that rejects the "intervention" by external powers in
maritime disputes.
|
Thật dễ hiểu sự bất bình của Trung Quốc trước các hành
động ngoại giao và quân sự của Mỹ ở khu vực, cái mà Bắc Kinh cho là đang nhằm
vào Trung Quốc. Sự ủng hộ mà Washington dành cho Phlippines, tuyên bố của
Washington rằng họ có “lợi ích quốc gia” ở Biển Đông, việc Washington đặt hải
quân ở bắc Australia, và tiến hành tập trận hải quân với Philippines và Việt
Nam tại các vùng biển tranh chấp, đã làm Trung Quốc tức giận, bác bỏ “sự can
thiệp” của các lực lượng bên ngoài vào tranh chấp Biển Đông.
|
It is important to understand Manila's verve in standing
up against Beijing in the context of these developments. No doubt the
Philippines is emboldened by the presence of the United States in the region
and by the latter's support in Manila's disputes against China. Whether or
not Washington would come to Manila's aid in times of conflict is quite
another thing, yet its public support has added a worrying new dimension to
the South China Sea saga.
|
Rất cần phải hiểu sự nhiệt tình củaManilakhi đứng lên
đương đầu với Trung Quốc trong bối cảnh có các diễn biến trên đây. Không nghi
ngờ gì nữa, Philippines bạo gan như vậy là nhờ có sự hiện diện của Hoa Kỳ
trong khu vực, và nhờ sự ủng hộ mà Hoa Kỳ dành cho Manila trong tranh chấp
với Trung Quốc. Washington có giúp Manila kịp thời, khi xảy ra xung đột, hay
không, là chuyện hoàn toàn khác, tuy nhiên sự ủng hộ công khai của Mỹ đối với
Philippines đã tạo thêm một chiều kích mới đáng lo ngại trong câu chuyện Biển
Đông.
|
To be sure, not everyone in the Philippines or China
supports the hawkish positions taken by those countries. However, should the
spat turn ugly, nationalistic sentiments on both sides could hit fever pitch.
Already there were public protests in the Philippines condemning China's
actions. Goaded by the vociferous protests and the angry local
constituencies, Beijing and Manila could take a course of action that may
result in a dispute spiraling into military conflict.
|
Chắc chắn là, không ai ởPhilippinesvà cả Trung Quốc ủng hộ
lập trường diều hâu. Tuy nhiên, nếu mâu thuẫn giữa đôi bên diễn biến xấu đi,
những tình cảm dân tộc chủ nghĩa của cả hai phía có thể đạt tới đỉnh điểm. Đã
có những cuộc biểu tình phản đối ởPhilippines, lên án hành động của Trung
Quốc. Bị kích động bởi những cuộc biểu tình ầm ĩ và bởi các cử tri giận dữ,
Bắc Kinh vàManilacó thể sẽ hành động theo một cách khiến cho tranh chấp phát
triển theo đường xoáy trôn ốc, trở thành xung đột quân sự.
|
Such is the logic of unintended consequences. This could
unleash similar sentiments in other claimant states should they find
themselves in a similar situation. An already tense situation would be made
even more unnerving if parties in dispute assume an increasingly adversarial
stance against one another.
|
Đó là logic của những hậu quả không mong muốn. Với logic
này, những tình cảm dân tộc chủ nghĩa tương tự có thể cũng sẽ bùng lên ở các
nước có yêu sách chủ quyền khác, khi họ rơi vào tình cảnh tương tự. Tình hình
một khi đã căng thẳng thì có thể còn gây mất bình tĩnh thêm nếu các bên tranh
chấp đều có thái độ ngày một thù địch hơn với nhau.
|
This of course would not be desirable at all. While tough
talk may satisfy domestic constituencies, it will not be helpful to finding a
diplomatic solution to disputes in the Sea.
|
Tất nhiên đây không phải điều đáng mong muốn một chút nào.
Mặc dù nói năng cứng rắn thì có thể làm hài lòng các cử tri trong nước, nhưng
sẽ không có ích gì trong việc tìm một giải pháp ngoại giao cho tranh chấp
trên biển.
|
One step closer
One wonders how united the Association of South East Asian
Nations (ASEAN) members will be when they meet with China in Phnom Penh later
this year to push forward an agenda for establishing a legally binding code
governing their conduct in the South China Sea. Given the difficulty for them
to come up with an 'ASEAN position', taking into account that not all members
are claimant states and some are considered close allies of China, the
prospect of a finalized Code of Conduct between ASEAN and China in the near
future is rather dim.
|
Một bước tiến gần
hơn
Người ta có thể tự hỏi các thành viên của Hiệp hội Các
Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ đoàn kết với nhau tới mức nào khi họp gặp
Trung Quốc ở Phnom Penh vào cuối năm nay để xúc tiến một chương trình nghị sự
nhằm xây dựng bộ quy tắc có tính ràng buộc về pháp lý, điều chỉnh cách ứng xử
của họ trên Biển Đông. Với những khó khăn mà họ phải đối mặt khi đưa ra “quan
điểm của ASEAN”, với việc không phải tất cả các nước thành viên ASEAN đều có
yêu sách chủ quyền trên biển, và một số nước còn được xem là đồng minh thân
cận của Trung Quốc, thì triển vọng chốt hạ được một Bộ Quy tắc Ứng xử giữa
ASEAN và Trung Quốc trong tương lai gần khá là mờ mịt.
|
China has thus far not shown any signs of wanting to
change its stance on discussing disputes in the sea on a multilateral
platform. On this basis, one should not put too much hope on the 2011
agreement in Bali between ASEAN and China to implement the Declaration on the
Conduct of Parties in the South China Sea (COP), which was signed in 2002 to
settle disputes in the Sea peacefully. While the agreement to implement the
COP was a positive development, it has to be emphasized that the COP has
failed to prevent incidents in the Sea among the parties in dispute.
|
Do vậy, Trung Quốc chưa tỏ dấu hiệu nào cho thấy họ muốn
thay đổi lập trường về việc giải quyết tranh chấp trên biển thành đàm phán đa
phương. Vì thế, người ta không nên đặt quá nhiều hy vọng vào thỏa thuận năm
2001 ở Bali giữa ASEAN và Trung Quốc về việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của
các bên trên Biển Đông (COP) – một văn bản được ký năm 2002 để giải quyết
tranh chấp trên biển một cách hòa bình. Trong khi thỏa thuận hướng tới thực
thi COP là một diễn biến tích cực, thì lại phải nhấn mạnh rằng COP đã không
ngăn chặn nổi những vụ việc xảy ra trên biển giữa các bên tranh chấp.
|
Following this latest incident with the Philippines, it
would be hard to imagine China wanting to be tethered to a binding code of
conduct that will limit its strategic options. Add Vietnam's equally strong
stance against China in maritime disputes and one is even more reluctant to
wager on China agreeing to engage ASEAN on the matter anytime soon.
|
Tiếp sau sự cố mới đây nhất vớiPhilippines, thật khó mà
tưởng tượng Trung Quốc lại muốn bị cột chân bởi một bộ quy tắc ứng xử có tính
ràng buộc, sẽ hạn chế những lựa chọn chiến lược của họ. Hãy xem ViệtNamcó lập
trường cũng mạnh mẽ không kém trước Trung Quốc trong các tranh chấp trên
biển, thì rồi người ta sẽ còn phải ngập ngừng hơn khi đánh cược rằng Trung
Quốc sẽ đồng ý tham gia cùng ASEAN vào vấn đề này sớm.
|
One hopes for reason to prevail in the Scarborough shoal
and other disputed areas of the South China Sea for the sake of regional
peace, prosperity and stability. The Sea hosts so much economic interests and
strategic importance to the littoral states as well as the international
community, and it is imperative that the stakeholders ensure it remains
peaceful and accessible to all. However, when evaluating the facts based on
past and recent developments, one cannot help but feel very worried that a full-blown
conflict is only a short fuse away.
|
Người ta hy vọng lý trí sẽ lan rộng ở bãi cạnScarboroughvà
những khu vực tranh chấp khác trên Biển Đông, vì hòa bình, thịnh vượng và ổn
định trong khu vực. Biển Đông là nơi tiềm ẩn quá nhiều lợi ích kinh tế và tầm
quan trọng chiến lược đối với các nước ven biển cũng như với cộng đồng quốc
tế, và bắt buộc các bên liên quan phải đảm bảo rằng Biển Đông sẽ tồn tại hòa
bình, tự do đi lại, đối với tất cả các nước. Tuy nhiên, khi đánh giá các dữ
kiện dựa trên những diễn biến gần đây và trong quá khứ, người ta không thể
không cảm thấy lo sợ rằng xung đột dữ dội đã ở gần lắm rồi, chỉ còn cách nơi
đây một ngòi nổ.
|
Despite the current tensions, this most recent maritime
dispute is not unfamiliar. If and when the tension cools off, many are
optimistic that the parties concerned will come away from the Scarborough shoal
incident with a renewed sense of realization that any shots fired would only
disturb the peace that they and others cherish and need. This may spur
efforts to work towards establishing long-lasting peace in the South China
Sea.
|
Mặc dù có những căng thẳng như hiện nay, nhưng tranh chấp
hàng hải gần đây nhất không phải điều gì mới lạ. Nếu, và khi nào căng thẳng
dịu đi, nhiều người lại lạc quan rằng các bên liên quan sẽ tránh xa vụ
Scarborough, với nhận thức mới, rằng bất cứ phát đạn nào được bắn ra cũng sẽ
chỉ phá vỡ nền hòa bình mà họ và những người khác cần và tôn trọng. Điều này
sẽ khuyến khích các nỗ lực hành động để đạt tới một nền hòa bình lâu dài trên
Biển Đông.
|
Nazery Khalid is a
Senior Fellow Malaysia-based policy research institute. This piece is a
revised version of a Policy Brief for the Institute for Security and
Development Policy, Sweden. The opinions expressed in this Policy Brief are
the personal opinions of the author and do not necessarily reflect the views
of the Institute for Security and Development Policy or its sponsors.
|
Nazery Khalid là
nghiên cứu viên ở một viện nghiên cứu chính sách đặt tạiMalaysia. Bài viết
này là bản đã biên tập từ một bài tóm lược chính sách viết cho Viện Chính
sách An ninh và Phát triển, Thụy Điển. Quan điểm thể hiện trong bài tóm lược
chính sách này là quan điểm của cá nhân tác giả, không nhất thiết phản ánh
quan điểm của Viện Chính sách An ninh và Phát triển cũng như của những nhà
tài trợ cho viện.
|
Translated by Đỗ Quyên
|
|
http://www.atimes.com/atimes/China/ND21Ad01.html
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, April 25, 2012
After the storm in the South China Sea Sau cơn bão trên Biển Đông
Labels:
SOUTH CHINA SEA-BIỂN ĐÔNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn