| |
China's Foreign Policy Bulldozer
| Trung Quốc và chính sách đối ngoại dọa dẫm
|
by Jens Kastner Tuesday, 22 November 2011 | Jens Kastner 22-11-2011
|
Global Times plays bad cop to the Party’s good cop
| Hoàn Cầu thời báo sắm vai tiểu nhơn, Đảng chính nhân quân tử.
|
The Global Times, a Beijing-based newspaper published both in English and Chinese, is making unprecedented waves in China’s capital with starkly worded op-eds calling for military action against China's neighbors.
| Hoàn Cầu, tờ báo được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Trung ở Bắc Kinh, đang tạo ra tại thủ đô của Trung Hoa những làn sóng xã luận lời lẽ thô bạo chưa từng có, kêu gọi hành động quân sự chống các nước láng giềng.
|
Although it is published under the auspices of the Chinese Communist Party, its articles go far beyond the harshest party rhetoric. For instance, demands made within the last two months alone include strikes against US weapon systems if Taiwan purchases them as well as against the Vietnamese and Filipinos for defending their littoral interests in the South China Sea and even the South Koreans for having detained Chinese fishing boats.
| Mặc dù tờ báo được xuất bản dưới sự bảo trợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), nhưng các bài báo của họ đi quá xa, vượt xa cả những luận điệu khó nghe của đảng. Ví dụ, chỉ trong hai tháng vừa qua, họ đã đòi tấn công vào hệ thống vũ khí của Mỹ nếu Đài Loan dám mua vũ khí Mỹ, cũng như đòi đánh Việt Nam và Philippines vì hai nước này đã bảo vệ lợi ích ven biển của mình trên Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), và thậm chí nện luôn cả Hàn Quốc vì tội bắt giữ tàu cá Trung Quốc.
|
Although these calls for war have been followed by calming statements by Chinese foreign ministry spokeswoman Jiang Yu, observers say the ultra-hawkish articles are part of a well-orchestrated campaign aimed at helping Beijing gain concessions in international negotiations.
| Sau mỗi lời kêu gọi chiến tranh đó, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Khương Du lại đưa ra những tuyên bố làm dịu tình hình, tuy nhiên theo các nhà quan sát, những bài báo sặc giọng diều hâu này là một phần trong một chiến dịch được tổ chức bài bản nhằm giúp Bắc Kinh được nhượng bộ nhiều hơn trong các cuộc đàm phán quốc tế.
|
Despite the fact that Jiang Yu said the publication is allowed to pursue an independent line dictated by Hu Xijin, the editor-in-chief of both Chinese and English versions, an American who worked there from 2009 to earlier this year, said that’s nonsense.
| Bà Khương Du cho biết, Hoàn Cầu được phép theo đuổi đường lối độc lập mà Hồ Tây Tân (Hu Xijin), tổng biên tập của cả Hoàn Cầu tiếng Trung lẫn tiếng Anh, đưa ra. Tuy vậy, một người Mỹ làm việc cho tờ báo từ năm 2009 đến đầu năm nay nói rằng, điều đó thật vớ vẩn.
|
“The Foreign Ministry lies, of course. The editorial board is no more independent than any other state-owned media outlet,” the former employee said. “It was and is subject to frequent last-minute changes dictated by the baffling whims of the Foreign Ministry and the Propaganda Ministry as well as the more conservative voices at People's Daily.”
| Cựu nhân viên này nói: “Tất nhiên là Bộ Ngoại giao nói láo. Ban biên tập của Hoàn Cầu không hề được độc lập hơn bất kỳ cơ quan báo chí quốc doanh nào khác ở Trung Quốc. Họ đã và đang chịu sức ép liên tục phải ‘thay đổi vào phút cuối’, xuất phát từ những ý muốn cản trở bất chợt của Bộ Ngoại giao và Bộ Tuyên truyền, cũng như từ những tiếng nói bảo thủ của tờ Nhân Dân Nhật Báo”.
|
He countered the widely-held notion that editor-in-chief Hu himself masterminds the saber-rattling: “Mr. Hu does not write the majority of the editorials as is often stated in other articles about the Global Times. He writes some, but many are translated screeds from the People's Daily or the Foreign or Propaganda Ministry.”
| Ông phản đối quan niệm phổ biến rằng chính tổng biên tập họ Hồ là bậc thầy trong việc tung ra các bài báo đe dọa. “Đa số các xã luận chẳng phải do ông Hồ viết như các báo khác thường đưa tin mỗi khi viết về tờ Hoàn Cầu. Ông ấy có viết một số, nhưng nhiều bài chỉ là diễn giải lại từ những diễn văn lòng thòng của Nhân Dân Nhật Báo, của Bộ Ngoại giao hoặc Bộ Truyên truyền mà thôi”.
|
Although in-house censors – referred to by the staff as “senior editorial advisors” – disappeared during the former employee’s stint, their work has been replaced by self-censorship starting at the reporter level, he said.
| Mặc dù các nhà kiểm duyệt nội bộ – mà giới phóng viên gọi là “cố vấn biên tập cao cấp” – không tồn tại trong phần công việc của vị cựu nhân viên Hoàn Cầu kia, nhưng nhiệm vụ kiểm duyệt của họ lại được thế chỗ bằng cơ chế tự kiểm duyệt, bắt đầu ngay từ cấp phóng viên. Cựu nhân viên nọ cho biết như vậy.
|
“No one knows where the red line is because it is not marked. Every senior Chinese editor including Mr. Hu and many respected reporters have had to write self- criticisms for crossing the line without knowing it,” Huanqiu Shibao, the Global Times' Chinese-language version, was established in 1993. It now prints 1.500 million copies daily, all of it strongly pro-CCP, as is the 100,000-copy English version, which was launched in 2009.
| “Chẳng ai biết đâu là ranh giới, bởi vì không có ranh giới nào được xác định cả. Mọi biên tập viên cao cấp ở Trung Quốc, kể cả ông Hồ và nhiều phóng viên đáng kính khác, đều phải tự kiểm điểm mỗi khi họ vì không biết mà vượt qua lằn ranh”. Bản tiếng Trung của Hoàn Cầu Thời Báo ra đời năm 1993. Bây giờ tia-ra mỗi ngày của nó là 1.500 triệu bản, tất cả đều mạnh mẽ ủng hộ CCP, cũng như bản tiếng Anh , tia-ra 100.000, bắt đầu lưu hành từ năm 2009.
|
Hu Xijin’s hawkishness was reportedly shaped by the bombing of the Chinese embassy in Yugoslavia in 1999 by US and NATO forces. Hu, who had covered the war in Bosnia and Herzegovina from 1993 to 1996 as a correspondent with the People's Daily, is said to have had his perception of China as the world's most besieged underdog cemented through the embassy bombing, and it's this very worldview of his that up to this day dictates the Global Times' tone. It is a harsh tone indeed.
| Giọng điệu diều hâu của Hồ Tây Tân nghe nói được hình thành sau vụ Đại sứ quán Trung Quốc ở Yogoslavia (Nam Tư) bị không quân Mỹ và NATO ném bom. Ông Hồ – từng công tác ở Bosnia và Herzegovina từ năm 1993 tới năm 1996 trên cương vị phóng viên của tờ Nhân Dân Nhật Báo – được cho là có quan điểm coi Trung Quốc như là quốc gia bị thiệt thòi, bị bao vây nhất trong vụ ném bom đại sứ quán đó, và chính quan điểm này của ông đã hình thành nên giọng điệu của Hoàn Cầu ngày nay. Đó quả thật là một thứ giọng điệu thô bạo.
|
On Sept. 17, the paper ran an editorial titled “Taiwan takes risk by seeking US protection,” raising eyebrows not only on the island. A few days before the Obama Administration's announcement on a weapon sale possibly including new F-16s was due, the article called onto the Chinese leadership to punish Taipei if the deal went ahead.
| Ngày 17-9, tờ bán chạy một xã luận nhan đề “Đài Loan đang liều mạng khi tìm kiếm sự bảo vệ của Mỹ”, làm cho không chỉ đảo Đài Loan lo ngại. Vài ngày trước khi chính quyền Obama phải ra thông báo về việc bán vũ khí cho Đài Loan, trong đó có thể có cả những chiếc F-16 mới, bài báo kêu gọi lãnh đạo Trung Quốc trừng phạt Đài Loan nếu thỏa thuận mua bán vũ khí được xúc tiến.
|
That was a clear break from the party line in regard to the Beijing-friendly Kuomintang, which came into power in Taiwan in 2008. Beijing had refrained from openly criticizing Taipei, even after the latter requested US weapons.
| Đó rõ ràng là hành động từ bỏ lập trường của đảng đối với Quốc dân đảng Đài Loan (Kuomintang), là lực lượng vốn thân thiết với Bắc Kinh, nắm quyền ở Đài Loan từ năm 2008. Trước đó, Bắc Kinh đã kiềm chế để không công khai chửi mắng Đài Bắc, ngay cả sau khi Đài Bắc đề nghị mua vũ khí của Mỹ.
|
“Beijing used to seek revenge from Washington after arms sales to Taiwan. This time, it should also include Taipei as Beijing has more leverage on the island,” the editorial said. It also didn’t forget to tell the Chinese leadership what to do.
| “Bắc Kinh từng tìm cách trừng phạt Washington sau vụ bán vũ khí cho Đài Loan. Lần này, Bắc Kinh cũng nên đưa cả Đài Loan vào danh sách trừng phạt, bởi vì có nhiều lý do để làm việc đó ở đây” – bài xã luận viết. Xaxluaanj cũng không quên nhắc các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần làm gì.
|
“In 1994, Turkey threatened Greek Cypriots that it would destroy any missiles imported from Greece and installed in areas controlled by Greek Cypriots. This worked well,” the article said.
| “Vào năm 1994, Thổ Nhĩ Kỳ đã đe dọa cộng đồng Síp Hy Lạp (phần dân số gốc Hy Lạp trên đảo Síp – ND) rằng họ sẽ phá tan bất kỳ tên lửa nào được nhập từ Hy Lạp sang và được lắp đặt tại các khu vực thuộc kiểm soát của cộng đồng này. Lời đe dọa rất có hiệu quả” – bài xã luận viết.
|
On Sept 29, an op-ed piece was adorned with an illustration depicting three cats about to mangle a lone fish in his bowl. Titled “Time to teach those around South China Sea a lesson”, the author started with reminding Vietnam of having been “hammered by China in the 1974 Xisha Island [Paracel Islands] Battle and later the Sino-Vietnamese War in 1979.”
| Ngày 29-9, một bài bình luận khác được đăng tải kèm hình ảnh minh họa là ba con mèo đang chuẩn bị chén một con cá trơ trọi trong bát. Với tựa đề “Đã đến lúc dạy cho các nước quanh biển Hoa Nam một bài học”, bài viết mở đầu bằng lời nhắc Việt Nam nhớ rằng, họ đã bị từng bị Trung Quốc nện trên quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) năm 1974 và sau đó trong chiến tranh Trung-Việt năm 1979.
|
He then called on Beijing to launch “tiny-scale battles” against countries that steal China's oil in the South China Sea, singling out the Philippines and Vietnam. Ending the piece on a cold-blooded note, the author applauded Russia's 2008 South Ossetia War:
| Sau đó tác giả kêu gọi Bắc Kinh tiến hành “những trận đánh quy mô nhỏ” nhằm vào các nước ăn cắp dầu của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Tác giả kết thúc bài viết bằng một chi tiết máu lạnh – ca ngợi cuộc chiến Nam Ossetia của Nga năm 2008:
|
“Russia's decisive move on Caspian Sea issues in 2008 proved that actions from bigger countries might cause a shockwave for a little while but will provide its region with long-term peace.”
| “Bước đi mang tính quyết định của Nga đối với các vấn đề trên biển Caspian năm 2008 đã chứng minh rằng, hành động từ các nước lớn hơn có thể gây ra một làn sóng va chạm trong một thời gian ngắn nhưng sẽ mang lại cho khu vực nền hòa bình lâu dài”.
|
Then it was Seoul's turn to get a wake-up call. On October 25, the Koreans and again the Filipinos were taken on for having detained fishing boats from China. They should better “prepare for the sounds of cannons,” the editorial read.
| Sau đó đến lượt Seoul nhận được hồi chuông cảnh báo. Ngày 25-10, Hàn Quốc, và lại một lần nữa, Philippines, bị lên báo vì đã bắt tàu cá Trung Quốc. Tốt hơn hết là họ nên “chuẩn bị mà nghe tiếng đại bác” – bài xã luận viết.
|
Needless to say, such remarks haven’t gone unnoticed. Shortly after the last op-ed was published, Jiang Yu stepped in front of the cameras and reaffirmed that her government was committed to a peaceful policy toward the sea.
| Không cần phải nói thêm, những lời lẽ bình phẩm ấy không phải là không gây chú ý. Gần như ngay sau khi bài xã luận mới đây nhất được đăng tải, bà Khương Du đã xuất hiện trước ống kính và tái khẳng định rằng nhà nước của bà cam kết thực thi chính sách hòa bình trên biển.
|
“China's media have the right to freely say what they like, but we hope that they play a constructive role and deliver a truthful message,” she said.
| “Báo chí Trung Quốc có quyền tự do nói điều gì họ muốn, nhưng chúng tôi hy vọng họ đóng vai trò xây dựng và đưa ra những thông điệp đáng tin cậy” – bà nói.
|
Steve Tsang, director of the University of Nottingham's China Policy Institute, agrees that the likelihood is low that the Global Times would publish views that run counter to those of the CCP.
| Steve Tsang, giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham, nhất trí rằng rất ít có khả năng tờ Hoàn Cầu đưa ra những quan điểm trái ngược với lập trường của CCP.
|
“The Global Times is under the direction of the People's Daily and is thus under the control of the CCP,” Tsang said in an interview. “It is not an independent voice of private citizens or a business conglomerate or a part of civil society, and it will not normally publish anything that goes against the interests of or directions from the Party.” | “Hoàn Cầu nằm dưới sự định hướng của Nhân Dân Nhật Báo, và do đó dưới sự kiểm soát của CCP” – ông Tsang nói trong một cuộc phỏng vấn. “Nó không phải là tiếng nói độc lập của công dân hay doanh nghiệp, hay một phần của xã hội dân sự, và thường thì nó sẽ không xuất bản bất cứ cái gì đi ngược lại lợi ích hay sự định hướng của Đảng”.
|
He then explained that as the Global Times is not the official and authoritative voice of Party Central, it enjoys a degree of plausible deniability unlike the People's Daily.
| Sau đó, ông giải thích rằng Hoàn Cầu không phải tiếng nói chính thức và có thẩm quyền của Trung ương Đảng; khác với Nhân Dân Nhật Báo, Hoàn Cầu bị Trung ương Đảng từ chối ở một mức độ hợp lý.
|
“Hence, the Global Times can, and often does, go beyond the People's Daily in articulating strong nationalist statements. Such statements are meant to indicate what 'the people of China' think and demand without making them formal statements of the powers that be.”
| “Do vậy, Hoàn Cầu có thể, và thường xuyên, đi xa hơn Nhân Dân Nhật Báo khi đưa ra những tuyên bố đầy tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Những tuyên bố như thế nhằm nêu những gì “nhân dân Trung Hoa” nghĩ và đòi hỏi, mà không cần phải biến chúng thành phát ngôn chính thức của nhà nước”.
|
The Chinese government, he continued, uses the Global Times as a tool for the international negotiation tables, along the lines of good cop/ bad cop.
“Allowing the Global Times to articulate hard-line nationalistic views enables the government to remind its foreign policy interlocutors the pressure it – as the moderate voice of China in comparison – is under domestically and thus permits it to ask for more concessions from foreign governments without appearing too aggressive.”
| Ông nói tiếp: Chính quyền Trung Quốc sử dụng Hoàn Cầu như là công cụ để ngồi vào bàn đàm phán quốc tế, cùng với chiến lược “vai quân tử/ vai tiểu nhân” (nguyên văn: good cop/bad cop, có thể dịch sang tiếng Việt thành “đứa xoa đứa đập” – ND).
“Để cho tờ Hoàn Cầu tung ra những quan điểm dân tộc cứng rắn thì sẽ giúp cho chính quyền nhắc các nước đối thoại với mình trong ngoại giao về áp lực mà họ phải chịu từ trong nước – họ là đại diện cho tiếng nói ôn hòa của Trung Hoa – và từ đó giúp chính quyền đòi các nước phải nhượng bộ thêm cho mình, mà lại không tạo cảm giác hung hăng hiếu chiến gì”.
|
There's yet another important role the paper plays, Tsang said. It also serves as a safety valve for the hard-line nationalists to bark rather than push the government to bite.
| Tuy nhiên, ông Tsang bảo tờ Hoàn Cầu còn có một vai trò quan trọng khác nữa. Nó đóng vai trò là cái van an toàn để cho các phần tử dân tộc chủ nghĩa cứng rắn sủa, thay vì thúc giục chính quyền cắn.
|
“For an authoritarian system which relies on nationalism for its legitimacy and has a formal policy to promote ‘a harmonious world’, the Global Times serves a valuable domestic political function.”
| “Đối với một chế độ toàn trị chỉ trông mong vào chủ nghĩa dân tộc để có được tính hợp danh, và đã chính thức có chính sách ủng hộ một “thế giới hòa hợp”, thì Hoàn Cầu đóng vai trò như một công cụ chính trị có giá trị trong nước”.
|
Theresa Fallon, a senior associate at the European Institute of Asian Studies, pointed at a concrete and indeed intriguing example of how the Global Times' saber-rattling directly fits into China's foreign policy.
| Bà Theresa Fallon, nghiên cứu viên cao cấp ở Viện Nghiên cứu Á châu của châu Âu, chỉ ra một ví dụ cụ thể và thực sự rất thú vị cho thấy những lời lẽ đe dọa của Hoàn Cầu gắn liền một cách chặt chẽ như thế nào với chính sách ngoại giao của Trung Quốc.
|
“The op-ed may have the [...] immediate goal to scare Western oil companies away from Vietnam and from the Philippines and to deter them from concluding deals with them,” she was quoted as saying by the Taipei Times. Citing US diplomatic cables released by WikiLeaks, Fallon claimed that Chinese efforts to pressure oil companies such as Exxon Mobil, BP, Chevron and Petronas after they made deals with Hanoi went back to at least 2006.
| “Bài xã luận có thể có [...] mục tiêu tức thì là đe dọa các công ty dầu khí phương Tây để họ tránh xa Việt Nam và Philippines, và ngăn chặn họ ký hợp đồng với hai nước này” – tờ Thời báo Đài Bắc trích lời bà Theresa Fallon. Bà Fallon cũng trích dẫn các điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ bị Wikileaks làm rò rỉ, để nói rằng ít nhất từ năm 2006, Trung Quốc đã có âm mưu gây sức ép với các công ty dầu khí như Exxon Mobil, BP, Chevron và Petronas sau khi các công ty đó ký hợp đồng với Hà Nội.
|
Fallon told Asia Sentinel that a few weeks after the Global Times' op-ed calling for war in the South China Sea was published, the Chinese government came out and warned foreign oil companies to stay away.
| Fallon cho Asia Sentinel biết, vài tuần sau khi Hoàn Cầu có bài xã luận kêu gọi chiến tranh trên Biển Đông, chính quyền Trung Quốc xuất hiện và cảnh báo các công ty dầu khí nước ngoài nên tránh xa.
|
However, whatever benefits the CCP's “Global Times strategy” might reap, there clearly is a good deal of collateral damage. Although cross-Strait relations arguably are at their best in decades, informing the world of Chinese admiration for bloodthirsty action doubtless leads to China's neighbors moving further toward the US and also to form regional anti-Chinese coalitions.
| Tuy nhiên, cho dù đảng có hưởng lợi gì từ “chiến lược Hoàn Cầu” của CCP đi chăng nữa, rõ ràng vẫn có rất nhiều tổn hại bên cạnh lợi ích đó. Mặc dù người ta có thể cho rằng quan hệ xuyên đại dương (tức quan hệ Mỹ-Trung – ND) đang ở giai đoạn tốt nhất trong nhiều thập kỷ qua, nhưng để cho thế giới thấy ý muốn tiến hành những hành động đẫm máu của Trung Quốc chắc chắn vẫn sẽ đưa đến việc các láng giềng của Trung Quốc ngả gần hơn về phía Mỹ, và cũng hình thành nên những liên minh chống Trung Quốc.
|
“These nationalistic outbursts undermine the credibility of this policy of steering China to rise peacefully,” Tsang said, “They make the world think harder about the Chinese government's true intentions and about what Beijing will do once it considers it has finally risen and thus in a position to lay its cards on the table.” | “Sự bùng nổ chủ nghĩa dân tộc làm cho chính sách đưa Trung Quốc trỗi dậy hòa bình bị mất tín nhiệm” – Tsang nói. “Nó khiến thế giới suy nghĩ nhiều hơn về những ý đồ thực sự của chính phủ Trung Quốc và về những gì Bắc Kinh sẽ làm một khi họ tưởng họ đã trỗi dậy thành công và đang ở một vị thế có thể ngửa bài trên bàn đàm phán”.
|
Asia Sentinel | Translated by Thủy Trúc |
http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=3974&Itemid=171 |
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Thursday, November 24, 2011
China's Foreign Policy Bulldozer Trung Quốc và chính sách đối ngoại dọa dẫm
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn