MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, November 24, 2011

The Future of American Power TƯƠNG LAI CỦA SỨC MẠNH HOA KỲ


The Future of American Power

TƯƠNG LAI CỦA SỨC MẠNH HOA KỲ

By Nye, Joseph S.

Nye, Joseph S.

Foreign Affairs

Foreign Affairs



I found this article about the future of the United States in the 21st century. It took my attention, because it reflects ideas very similar to the book, The Post American World. In this article, Nye argues that America is starting to lose power due to the development of other countries. The article mainly focuses on two types of declines including absolute and relative. I learned that absolute decline refers to the complete decline of any country. In the other hand, relative decline means that other countries are developing their power meaning that global powers are not necessarily declining. He also argues that China is progressing not only politically, but economically and socially as well. Nye is convinced that in order for China to become a global power, it would have to overcome many of its biggest obstacles, such as overpopulation. As we can see Nye also agrees with Fareed Zakaria. Both of them argue that the United States will not lose its power at least for many years to come. Some of the weaknesses of Nye’s article include that he never talks about some of the biggest problems of the United States, which are essential to clearly see the future of its power. For example, he talks about the advantages of our great education and of of immigration, but he never talks about issues such as the nation’s debt and terrorism. Both of these issues have been key factors for U.S., because they have indeed weakened the country’s economy, politics and society.

Tôi tìm thấy bài viết nầy về tương lai của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21. Nó thu hút sự chú ý của tôi, vì nó phản ánh những ý tưởng rất giống với cuốn sách, Thế Giới Hậu Hoa Kỳ. Trong bài viết này, Nye cho rằng Mỹ đang bắt đầu mất đi sức mạnh do sự phát triển của các quốc gia khác. Bài viết này chủ yếu là tập trung vào hai loại suy giảm tuyệt đối và tương đối. Tôi đã học được rằng sự suy giảm tuyệt đối đề cập đến sự suy giảm hoàn toàn của bất cứ quốc gia nào. Mặt khác, sự suy giảm tương đối, nghĩa là các quốc gia khác đang phát triển kéo theo quyền lực toàn cầu của họ không nhất thiết phải giảm. Ông cũng lập luận rằng Trung Quốc đang tiến triển không chỉ về chính trị, mà cả về kinh tế và xã hội. Nye cho rằng để Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn cầu, nó sẽ phải vượt qua nhiều trở ngại lớn nhất của chính mình, chẳng hạn như nạn nhân mãn. Như chúng ta có thể thấy Nye cũng đồng ý với Fareed Zakaria. Cả hai đều lập luận rằng Hoa Kỳ sẽ không bị mất sức mạnh của nó ít ra trong nhiều năm tới. Một số trong những điểm yếu của bài viết này là Nye không hề đề cập đến một số vấn đề lớn nhất của Hoa Kỳ, mà cần thiết để nhận rõ tương lai của sức mạnh của nó. Ví dụ, ông nói về những lợi thế của nền giáo dục to lớn của chúng ta và nhập cư, nhưng ông chưa nói về các vấn đề như nợ của quốc gia và khủng bố. Cả hai của những vấn đề này đều là nhân tố quan trọng đối với Hoa Kỳ bởi vì chúng đã thực sự làm suy yếu nền kinh tế, chính trị của đất nước và xã hội.

The twenty-first century began with a very unequal distribution of power resources. With five percent of the world’s population, the United States accounted for about a quarter of the world’s economic output, was responsible for nearly half of global military expenditures, and had the most extensive cultural and educational soft-power resources. All this is still true, but the future of U.S. power is hotly debated. Many observers have interpreted the 2008 global financial crisis as the beginning of American decline. The National Intelligence Council, for example, has projected that in 2025, “the U.S. will remain the preeminent power, but that American dominance will be much diminished.”

Thế kỷ 21 bắt đầu bằng một sự phân phối rất không đồng đều các nguồn lực sức mạnh. Với 5 phần trăm dân số thế giới, Mỹ chiếm khoảng một phần tư sản lượng kinh tế toàn cầu, chịu trách nhiệm đối với gần một nửa chi phí quân sự toàn cầu, và có các nguồn lực sức mạnh mềm văn hoá và giáo dục rộng lớn nhất. Tất cả điều này vẫn đúng, nhưng tương lai của sức mạnh Mỹ được tranh luận một cách sôi nổi. Nhiều nhà quan sát đã lý giải cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 như là khởi đầu cho sự suy đoán của Mỹ. Chẳng hạn, Hội đồng Tình báo quốc gia đã dự đoán rằng vào năm 2025, “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc ưu việt, nhưng ưu thế đó của Mỹ sẽ bị giảm đi nhiều”.

Power is the ability to attain the outcomes one wants, and the resources that produce it vary in different contexts. Spain in the sixteenth century took advantage of its control of colonies and gold bullion, the Netherlands in the seventeenth century profited from trade and finance, France in the eighteenth century benefited from its large population and armies, and the United Kingdom in the nineteenth century derived power from its primacy in the Industrial Revolution and its navy. This century is marked by a burgeoning revolution in information technology and globalization, and to understand this revolution, certain pitfalls need to be avoided.

Sức mạnh là khả năng đạt được những kết quả mà người ta mong muốn, và các nguồn lực tạo ra nó thay đổi trong những bối cảnh khác nhau. Tây Ban Nha trong thế kỷ 16 đã tận dụng quyền kiểm soát của mình đối với các thuộc địa và váng nén, Hòa Lan trong thế kỷ 17 đã hưởng lợi từ thương mại và tài chính, Pháp trong thế kỷ 18 đã hưởng lợi từ dân số và quân đội to lớn của mình, và Anh trong thế kỷ 19 đã tìm được sức mạnh từ sự ưu việt của mình trong Cách mạng Công nghiệp và hải quân của nước này. Thế kỷ này được đánh dấu bằng một cuộc cách mạng phát triển nhanh chóng trong công nghệ thông tin và toàn cầu hoá, và để hiểu cuộc cách mạng này, cần phải tránh một số cạm bẫy.

First, one must beware of misleading metaphors of organic decline. Nations are not like humans, with predictable life spans. Rome remained dominant for more than three centuries after the peak of its power, and even then it did not succumb to the rise of another state. For all the fashionable predictions of China, India, or Brazil surpassing the United States in the next decades, the greater threat may come from modern barbarians and nonstate actors. In an information-based world, power diffusion may pose a bigger danger than power transition. Conventional wisdom holds that the state with the largest army prevails, but in the information age, the state (or the nonstate actor) with the best story may sometimes win.

Thứ nhất, người ta phải thận trọng trước những phép ẩn dụ gây hiểu lầm của sự suy thoái hữu cơ. Các quốc gia không giống như con người, với tuổi thọ có thể dự đoán được. La Mã vẫn thống trị trong hơn ba thế kỷ sau thời kỳ đỉnh cao quyền lực của mình, và thậm chí khi đó nó đã không khuất phục trước sự trỗi dậy của một nhà nước khác. Mặc dù những dự đoán có vẻ hợp thời về việc Trung Cộng, Ấn Độ hay Ba Tây vượt qua Mỹ trong những thập kỷ tới, mối đe doạ lớn hơn có thể đến từ những người man di hiện đại và những bên tham gia không phải nhà nước. Trong một thế giới dựa trên thông tin, sự khuếch tán sức mạnh có thể tạo ra một nguy cơ lớn hơn sự chuyển tiếp quyền lực. Sự hiểu biết thông tin thường cho rằng nhà nước với quân đội lớn nhất chiếm ưu thế, nhưng trong thời đại thông tin, nhà nước (hoặc bên tham gia không phải nhà nước) với câu chuyện hay nhất có thể đôi khi giành chiến thắng.

Power today is distributed in a pattern that resembles a complex three-dimensional chess game. On the top chessboard, military power is largely unipolar, and the United States is likely to retain primacy for quite some time. On the middle chessboard, economic power has been multipolar for more than a decade, with the United States, Europe, Japan, and China as the major players and others gaining in importance. The bottom chessboard is the realm of transnational relations. It includes nonstate actors as diverse as bankers who electronically transfer funds, terrorists who traffic weapons, hackers who threaten cybersecurity, and challenges such as pandemics and climate change. On this bottom board, power is widely diffused, and it makes no sense to speak of unipolarity, multipolarity, or hegemony.

Ngày nay sức mạnh được phân bổ trong một mô hình giống như một ván cờ ba chiều phức tạp. Trên bàn cờ đầu, sức mạnh quân sự phần lớn là đơn cực, và Mỹ có thể giữ vị trí hàng đầu trong khoảng một thời gian. Ở bàn cờ giữa, sức mạnh kinh tế đã là đa cực trong hơn một thập kỷ, với Mỹ, Liên Âu, Nhật Bản và Trung Quốc như là những bên tham gia chủ yếu và những nước khác đang có được tầm quan trọng. Bàn cờ bên dưới là lĩnh vực của các mối quan hệ xuyên quốc gia. Nó bao gồm các bên tham gia không phải nhà nước đa dạng như các chủ ngân hàng chuyển tiền bằng điện tử, những phần tử khủng bố buôn bán vũ khí, những hacker đe doạ an ninh mạng, và những thách thức như bệnh dịch và biến đổi khí hậu. Ở bàn cờ bên dưới này, sức mạnh bị khuếch tán một cách rộng rãi, và không có ý nghĩa gì khi đề cập đến đơn cực, đa cực hay bá quyền.

In interstate politics, the most important factor will be the continuing return of Asia to the world stage. In 1750, Asia had more than half the world’s population and economic output. By 1900, after the Industrial Revolution in Europe and the United States, Asia’s share shrank to one-fifth of global economic output. By 2050, Asia will be well on its way back to its historical share. The rise of China and India may create instability, but this is a problem with precedents, and history suggests how policies can affect the outcome.

Trong hoạt động chính trị liên nhà nước, nhân tố quan trọng nhất sẽ là sự trở lại tiếp tục của châu Á trên vũ đài thế giới. Vào năm 1750, châu Á đã chiếm hơn một nửa dân số và sản lượng kinh tế của thế giới. Cho đến năm 1900, sau cuộc Cách mạng Công nghiệp ở châu Âu và Mỹ, phần đóng góp của châu Á thu hẹp lại còn một phần năm sản lượng kinh tế toàn cầu. Đến năm 2050, châu Á sẽ trên con đường trở lại phần đóng góp lịch sử của mình. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ có thể tạo ra sự bất ổn, nhưng đây là một vấn đề với những tiền lệ, và lịch sử cho thấy các chính sách có thể ảnh hưởng đến kết quả như thế nào.

HEGEMONIC DECLINE?

It is currently fashionable to compare the United States’ power to that of the United Kingdom a century ago and to predict a similar hegemonic decline. Some Americans react emotionally to the idea of decline, but it would be counterintuitive and ahistorical to believe that the United States will have a preponderant share of power resources forever. The word “decline” mixes up two different dimensions: absolute decline, in the sense of decay, and relative decline, in which the power resources of other states grow| or are used more effectively.

Sự suy giảm bá quyền?

Hiện nay là hợp thời khi so sánh sức mạnh của Mỹ với sức mạnh của Anh cách đây một thế kỷ và dự đoán một sự suy giảm bá quyền tương tự. Một số người Mỹ phản ứng một cách cảm tính đối với ý tưởng về sự suy thoái, nhưng sẽ là khác thường và không mang tính lịch sử khi tin rằng Mỹ sẽ mãi mãi có một phần vượt trội trong các nguồn lực sức mạnh. Từ “suy thoái” pha trộn hai khía cạnh khác nhau: suy thoái tuyệt đối, theo nghĩa suy tàn, và suy thoái tương đối, trong đó các nguồn lực sức mạnh của những nhà nước khác tăng lên và được sử dụng hiệu quả hơn.

The analogy with British decline is misleading. The United Kingdom had naval supremacy and an empire on which the sun never set, but by World War I, the country ranked only fourth among the great powers in its share of military personnel, fourth in GDP, and third in military spending. With the rise of nationalism, protecting the empire became more of a burden than an asset. For all the talk of an American empire, the United States has more freedom of action than the United Kingdom did. And whereas the United Kingdom faced rising neighbors, Germany and Russia, the United States benefits from being surrounded by two oceans and weaker neighbors.

Điểm tương đồng với sự suy thoái của Anh gây hiểu nhầm. Anh đã có vị trí hàng đầu về hải quân và một đế chế mà ở đó mặt trời không bao giờ lặn, nhưng đến Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, đất nước đứng chỉ thứ tư trong số các nước lớn về phần nhân viên quân sự, thứ tư về GDP, và thứ ba về chi phí quân sự. Với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, việc bảo vệ đế chế đã trở thành một gánh nặng hơn là tài sản. Cho dù nói về một đế chế Mỹ, Mỹ có quyền tự do hành động hơn Anh. Và trong khi Anh phải đối mặt với những nước láng giềng trỗi dậy, Đức và Nga, thì Mỹ được lợi từ việc được bao quanh bởi hai đại dương và những người láng giềng yếu hơn.

Despite such differences, Americans are prone to cycles of belief in their own decline. The Founding Fathers worried about comparisons to the Roman republic. Charles Dickens observed a century and a half ago, “If its individual citizens, to a man, are to be believed, [the United States] always is depressed, and always is stagnated, and always is at an alarming crisis, and never was otherwise.” In the last half century, belief in American decline rose after the Soviet Union launched Sputnik in 1957, after President Richard Nixon’s economic adjustments and the oil shocks in the 1970s, and after the closing of rust-belt industries and the budget deficits in the Reagan era. Ten years later, Americans believed that the United States was the sole superpower, and now polls show that many believe in decline again.

Bất chấp những khác biệt như vậy, người Mỹ nghiêng về những chu kỳ tin vào sự suy thoái của chính mình. Những thành viên đã viết ra Hiến pháp Mỹ đã lo ngại về những so sánh với nền cộng hoà La Mã. Charles Dickens đã nhận xét cách đây một thế kỷ rưỡi: “Đối với một người, nếu tin vào cá nhân các công dân của nước này thì [nước Mỹ] luôn suy yếu, và luôn đình trệ, và luôn ở trong một cuộc khủng hoảng đáng báo động, và không bao giờ khác được”. Trong nửa cuối thế kỷ, việc tin vào sự suy thoái của Mỹ đã nổi lên sau khi Liên Xô phóng Sputnik vào năm 1957, sau những điều chỉnh kinh tế của Tổng thống Richard Nixon và các cú sốc dầu lửa những năm 1970, và sau khi đóng cửa các ngành công nghiệp vùng vành đai phát triển chậm Rust Belt (Rust Belt là tên một khu vực ở miền Bắc nước Mỹ, bao gồm các bang Illinois, Michigan, Indiana, Ohio và Wisconsin, nơi nhiều ngành hớn, đặc biệt là các ngành sản xuất thép và ôtô, đã từng sử dụng nhiều nhân công nhưng ngày càng ít thành công) và những thâm hụt ngân sách trong kỷ nguyên Reagan. Mười năm sau, người Mỹ tin rằng nước Mỹ là một siêu cường duy nhất và hiện nay các cuộc thăm dò cho thấy rằng nhiều người lại tin vào sự suy thoái.

Pundits lament the inability of Washington to control states such as Afghanistan or Iran, but they allow the golden glow of the past to color their appraisals. The United States’ power is not what it used to be, but it also never really was as great as assumed. After World War II, the United States had nuclear weapons and an overwhelming preponderance of economic power but nonetheless was unable to prevent the “loss” of China, to roll back communism in Eastern Europe, to overcome stalemate in the Korean War, to stop the “loss” of North Vietnam, or to dislodge the Castro regime in Cuba. Power measured in resources rarely equals power measured in preferred outcomes, and cycles of belief in decline reveal more about psychology than they do about real shifts in power resources. Unfortunately, mistaken beliefs in decline–at home and abroad–can lead to dangerous mistakes in policy.

Các học giả than vãn về sự bất lực của Washington trong việc kiểm soát những nhà nước như Afghanistan hay Iran, nhưng họ để cho hào quang của quá khứ tô màu cho những đánh giá của mình. Sức mạnh của Mỹ không phải là cái đã từng có, nhưng nó cũng chưa bao giờ thực sự to lớn như được cho là vậy. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ có vũ khí hạt nhân và một ưu thế áp đảo về sức mạnh kinh tế nhưng tuy thế không thể ngăn ngừa “việc mất” Hoa Lục (1949), không thể đẩy lui chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, thoát khỏi sự bế tắc trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, ngăn chặn “việc mất” miền Bắc Việt Nam (1954), hay lật đổ chế độ Castro ở Cuba. Sức mạnh đo được trong các nguồn lực hiếm khi ngang bằng với sức mạnh đo được trong những kết quả được ưa thích hơn, và những chu kỳ tin vào sự suy thoái bộc lộ ra là về tâm lý hơn là về những thay đổi thực sự trong các nguồn lực sức mạnh. Đáng tiếc là, những sự tin tưởng nhầm lẫn về suy thoái – ở trong nước và nước ngoài – có thể dẫn đến những sai lầm nguy hiểm trong chính sách.

CHINA ON THE RISE

For more than a decade, many have viewed China as the most likely contender to balance U.S. power or surpass it. Some draw analogies to the challenge that imperial Germany posed to the United Kingdom at the beginning of the last century. A recent book (by Martin Jacques) is even titled When China Rules the World: The End of the Western World and the Birth of a New Global Order. Goldman Sachs has projected that the total size of China’s economy will surpass that of the United States in 2027.

Trung Quốc trỗi dậy

Trong hơn một thập kỷ, nhiều người đã nhìn Trung Quốc như là đối thủ có khả năng nhất để cân bằng sức mạnh Mỹ hay vượt qua nó. Một số người đã vạch ra những sự tương đồng với thách thức mà nước Đức đế quốc đã đặt ra cho Anh vào đầu thế kỷ trước. Một cuốn sách gần đây (của Martin Jacques) còn được đặt tên là Khi Trung Quốc thống trị thế giới: Sự kết thúc của thế giới phương Tây và sự ra đời của một trật tự toàn cầu mới. Goldman Sachs đã dự kiến rằng tổng quy mô của nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt của Mỹ vào năm 2027.

Yet China has a long way to go to equal the power resources of the United States, and it still faces many obstacles to its development. Even if overall Chinese GDP passed that of the United States around 2030, the two economies, although roughly equivalent in size, would not be equivalent in composition. China would still have a vast underdeveloped countryside, and it would have begun to face demographic problems from the delayed effects of its one-child policy. Per capita income provides a measure of the sophistication of an economy. Assuming a six percent Chinese GDP growth rate and only two percent American GDP growth rate after 2030, China would probably not equal the United States in per capita income until sometime around the middle of the century. In other words, China’s impressive economic growth rate and increasing population will likely lead the Chinese economy to pass the U.S. economy in total size in a few decades, but that is not the same as equality.

Tuy nhiên, Trung Quốc còn một con đường dài để tiến tới ngang bằng với các nguồn lực sức mạnh của Mỹ và nước này vẫn còn phải đối mặt với nhiều trở ngại đối với sự phát triển của mình. Ngay cả nếu tổng GDP của Trung Quốc vượt qua của Mỹ vào khoảng năm 2030, hai nền kinh tế, dù đại thể tương đương về quy mô, sẽ không tương đương về thành phần. Trung Quốc sẽ vẫn có một khu vực nông thôn kém phát triển rộng lớn, và nước này bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề nhân khẩu học từ những tác động chậm của chính sách một con của mình. Thu nhập tính theo đầu người cung cấp một thước đo sự tinh vi của một nền kinh tế. Giả sử một tỷ lệ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 6% và tỷ lệ tăng trưởng GDP của Mỹ chỉ có 2% sau năm 2030, Trung Quốc có thể sẽ không ngang bằng với Mỹ trong thu nhập tính theo đầu người cho đến một lúc nào đó vào khoảng giữa thế kỷ. Nói cách khác, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và dân số ngày càng tăng của Trung Quốc sẽ có khả năng dẫn đến nền kinh tế Trung Quốc vượt nền kinh tế Mỹ về tổng quy mô trong một vài thập kỷ, nhưng nó không giống như là sự ngang bằng.

Moreover, linear projections can be misleading, and growth rates generally slow as economies reach higher levels of development. China’s authoritarian political system has shown an impressive capability to harness the country’s power, but whether the government can maintain that capability over the longer term is a mystery both to outsiders and to Chinese leaders. Unlike India, which was born with a democratic constitution, China has not yet found a way to solve the problem of demands for political participation (if not democracy) that tend to accompany rising per capita income. Whether China can develop a formula that manages an expanding urban middle class, regional inequality, rural poverty, and resentment among ethnic minorities remains to be seen.

Hơn nữa, những dự đoán thẳng băng có thể khiến hiểu nhầm, và các tỷ lệ tăng trưởng nói chung chậm lại khi các nền kinh tế đạt tới những mức độ phát triển cao. Hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc đã thể hiện một khả năng đầy ấn tượng khai thác sức mạnh của đất nước, nhưng liệu chính phủ có thể duy trì khả năng đó trong dài hạn hay không là một điều bí ẩn cả đối với người bên ngoài lẫn đối với các nhà lãnh đạo Trung Cộng. Không giống như Ấn Độ, vốn được sinh ra với một hiến pháp dân chủ, Trung Quốc vẫn chưa tìm ra con đường để giải quyết vấn đề đòi hỏi tham gia vào chính trị (nếu không phải là dân chủ) có xu hướng đi cùng với việc tăng thu nhập bình quân đầu người. Liệu Trung Quốc có thể phát triển một công thức cai trị một tầng lớp trung lưu thành thị đang mở rộng, sự bất bình đẳng khu vực, đói nghèo ở nông thôn, và sự oán giận giữa các nhóm thiểu số sắc tộc hay không thì vẫn còn phải xem xét.

Some have argued that China aims to challenge the United States’ position in East Asia and, eventually, the world. Even if this were an accurate assessment of China’s current intentions (and even the Chinese themselves cannot know the views of future generations), it is doubtful that China will have the military capability to make this possible anytime soon. Moreover, Chinese leaders will have to contend with the reactions of other countries and the constraints created by China’s need for external markets and resources. Too aggressive a Chinese military posture could produce a countervailing coalition among China’s neighbors that would weaken both its hard and its soft power.

Một số người đã lập luận rằng Trung Quốc đặt mục tiêu thách thức vị trí của Mỹ ở Đông Á và cuối là thế giới. Ngay cả nếu đây là một sự đánh giá chính xác về những ý định hiện nay của Trung Quốc ( và thậm chí bản thân người Trung Hoa không thể biết quan điểm của những thế hệ tương lai), điều đáng ngờ là Trung Quốc sẽ có khả năng quân sự để khiến điều này có thể sớm thực hiện được bất cứ lúc nào. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải đấu tranh với những phản ứng của những nước khác và những sự kiềm chế được tạo ra bởi nhu cầu của Trung Quốc đối với các thị trường và nguồn lực bên ngoài. Một tư thế quân sự quá hung hăng của Trung Quốc có thể tạo ra một sự liên minh bù lại giữa các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ làm suy yếu cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm của nước này.

The rise of Chinese power in Asia is contested by both India and Japan (as well as other states), and that provides a major power advantage to the United States. The U.S.-Japanese alliance and the improvement in U.S.-Indian relations mean that China cannot easily expel the Americans from Asia. From that position of strength, the United States, Japan, India, Australia, and others can engage China and provide incentives for it to play a responsible role, while hedging against the possibility of aggressive behavior as China’s power grows.

Sự trỗi dậy của sức mạnh Trung Quốc ở châu Á bị cạnh tranh bởi cả Ấn Độ lẫn Nhật Bản (cũng như những Quốc Gia khác), và điều đó tạo ra một lợi thế sức mạnh chủ yếu cho Mỹ. Liên minh Mỹ – Nhật và sự cải thiện trong các mối quan hệ Mỹ – Ấn có nghĩa rằng Trung Quốc không thể dễ dàng đánh bật người Mỹ ra khỏi châu Á. Từ quan điểm sức mạnh đó, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australie, và những nước khác có thể can dự với Trung Quốc và tạo ra những sự khích lệ để nước này đóng một vai trò có trách nhiệm, trong khi ngăn cản khả năng cư xử hung hăng khi sức mạnh của Trung Quốc tăng lên.

DOMESTIC DECAY?

Some argue that the United States suffers from “imperial overstretch,” but so far, the facts do not fit that theory. On the contrary, defense and foreign affairs expenditures have declined as a share of GDP over the past several decades. Nonetheless, the United States could decline not because of imperial overstretch but because of domestic underreach. Rome rotted from within, and some observers, noting the sourness of current U.S. politics, project that the United States will lose its ability to influence world events because of domestic battles over culture, the collapse of its political institutions, and economic stagnation. This possibility cannot be ruled out, but the trends are not as clear as the current gloomy mood suggests.

Sự suy thoái ở nội địa?

Một số người lập luận rằng Mỹ gánh chịu tổn thất bởi “sự dàn trải quá mức kiểu đế quốc”, nhưng cho đến nay, thực tế không đúng với thuyết đó. Ngược lại, các khoản chi tiêu cho quốc phòng và các vấn đề quốc tế đã giảm đi như là một phần của GDP trong vài thập kỷ vừa qua. Tuy vậy, Mỹ có thể suy thoái không phải vì sự dàn trải quá mức kiểu đế quốc mà vì khả năng hoạt động kém ở trong nước. La Mã mục nát từ bên trong, và một số nhà quan sát, lưu ý đến tình trạng xấu đi trong hoạt động chính trị của Mỹ hiện nay, dự đoán rằng Mỹ sẽ mất đi khả năng của mình ảnh hưởng đến các sự kiện của thế giới bởi các cuộc chiến trong nước về văn hoá, sự sụp đổ của các thể chế chính trị nước này, và sự đình trệ về kinh tế. Không thể loại bỏ khả năng này, nhưng các xu thế không rõ ràng như tâm trạng u ám hiện nay cho thấy.

Although the United States has many social problems–and always has–they do not seem to be getting worse in any linear manner. Some of these problems are even improving, such as rates of crime, divorce, and teenage pregnancy. Although there are culture wars over issues such as same-sex marriage and abortion, polls show an overall increase in tolerance. Civil society is robust, and church attendance is high, at 42 percent. The country’s past cultural battles, over immigration, slavery, evolution, temperance, McCarthyism, and civil rights, were arguably more serious than any of today’s.

Mặc dù Mỹ có nhiều vấn đề về xã hội – và luôn có – họ dường như không trở nên tồi tệ đi theo bất cứ cách thức thẳng băng nào. Một số trong những vấn đề đó thậm chí còn đang cải thiện, như tỷ lệ tội phạm, ly hôn và mang thai ở tuổi vị thành niên. Mặc dù có các cuộc chiến văn hoá đối với những vấn đề như kết hôn đồng giới và phá thai, các cuộc thăm dò cho thấy một sự gia tăng tổng thể về sự dung nạp. Xã hội dân sự vững mạnh, và tỷ lệ đi đến nhà thờ cao, 42%. Những cuộc chiến văn hoá trước đây của đất nước này, về nhập cư, nô lệ, tiến hoá, sự ôn hoà, chủ nghĩa McCarthy và nhân quyền, được cho là còn nghiêm trọng hơn bất cứ cuộc chiến nào của ngày nay.

A graver concern would be if the country turned inward and seriously curtailed immigration. With its current levels of immigration, the United States is one of the few developed countries that may avoid demographic decline and keep its share of world population, but this could change if xenophobia or reactions to terrorism closed its borders. The percentage of foreign-born residents in the United States reached its twentieth-century peak, 14.7 percent, in 1910. Today, 11.7 percent of U.S. residents are foreign born, but in 2009, 50 percent of Americans favored decreasing immigration, up from 39 percent in 2008. The economic recession has only aggravated the problem.

Một mối lo ngại nghiêm trọng hơn sẽ là liệu đất nước này có chuyển sang hướng nội và hạn chế một cách trầm trọng sự nhập cư. Với mức nhập cư hiện nay của mình, Mỹ là một trong số ít những nước phát triển có thể tranh được sự suy giảm về nhân khẩu học và giữ phần đóng góp của mình trong dân số thế giới, nhưng điều này có thể thay đổi nếu sự bài ngoại hay những phản ứng đối với khủng bố đã đóng cửa các đường biên giới của nước này. Tỷ lệ phần trăm các cư dân sinh ra ở nước ngoài ở Mỹ đã đạt đỉnh cao của thế kỷ 20, 14,7% vào năm 1910. Hiện nay, 11,7% cư dân Mỹ được sinh ra ở nước ngoài, nhưng vào năm 2009, 50% người Mỹ ủng hộ giảm nhập cư, tăng từ 39% vào năm 2008. Suy thoái kinh tế chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề.

Although too rapid a rate of immigration can cause social problems, over the long term, immigration strengthens U.S. power. Today, the United States is the world’s third most populous country; 50 years from now, it is likely to still be third (after India and China). Not only is this relevant to economic power, but given that nearly all developed countries are aging and face the burden of providing for the older generation, immigration could help reduce the sharpness of the resulting policy problem. In addition, there is a strong correlation between the number of H-1B visas and the number of patents filed in the United States. In 1998, Chinese- and Indian-born engineers were running one-quarter of Silicon Valley’s high-tech businesses, and in 2005, immigrants were found to have helped start one of every four American technology start-ups over the previous decade.

Mặc dù một số tốc độ nhập cư quá nhanh có thể tạo ra những vấn đề xã hội, nhưng về dài hạn sự nhập cư củng cố sức mạnh của Mỹ. Ngày nay, Mỹ là nước đông dân thứ ba trên thế giới; 50 năm kể từ bây giờ, nó có thể vẫn là thứ ba (sau Ấn Độ và Trung Cộng). Điều này không chỉ liên quan đến sức mạnh kinh tế, mà do gần như tất cả các nước phát triển đang già đi và phải đối mặt với gánh nặng lo liệu cho thế hệ già hơn, sự nhập cư có thể giúp giảm bớt tính gay gắt của vấn đề chính sách do kết quả của điều đó. Thêm vào đó, có một sự tương quan giữa số visa H-1B và số bằng sáng chế được đệ trình tại Mỹ. Vào năm 1998, các kỹ sư sinh ra tại Trung Quốc và Ấn Độ điều hành một phần tư các doanh nghiệp công nghệ cao của Thung lũng Silicon, và vào năm 2005, người ta thấy cứ bốn công ty công nghệ khởi nghiệp của Mỹ trong thập kỷ qua thì có một công ty là do người nhập cư đã giúp khởi đầu.

Equally important are the benefits of immigration for the United States’ soft power. Attracted by the upward mobility of American immigrants, people want to come to the United States. The United States is a magnet, and many people can envisage themselves as Americans. Many successful Americans look like people in other countries. Rather than diluting hard and soft power, immigration enhances both. When Singapore’s Lee Kuan Yew concludes that China will not surpass the United States as the leading power of the twenty-first century, he cites the ability of the United States to attract the best and brightest from the rest of the world and meld them into a diverse culture of creativity. China has a larger population to recruit from domestically, but in his view, its Sinocentric culture will make it less creative than the United States, which can draw on the whole world.

Quan trọng không kém là những lợi ích của sự nhập cư đối với sức mạnh mềm của Mỹ. Bị thu hút bởi sự phấn đấu của những người nhập cư Mỹ, mọi người muốn tới Mỹ. Nước Mỹ là một cục nam châm, và nhiều người có thể hình dung bản thân mình là người Mỹ. Nhiều người Mỹ thành công trông giống như người ở những nước khácl. Thay vì làm giảm bớt sức mạnh cứng và mềm, sự nhập cư tăng cường cả hai. Khi Lý Quang Diệu của Xinhgapo kết luận rằng Trung Quốc sẽ không vượt qua Mỹ với tư cách cường quốc hàng đầu của thế kỷ 21, ông trích dẫn khả năng của Mỹ thu hút những người giỏi nhất và thông minh nhất từ phần còn lại của thế giới và dung nạp họ vào một nền văn hoá đa dạng của sự sáng tạo. Trung Quốc có một dân số lớn hơn để tuyển chọn từ trong nước, nhưng theo quan điểm của ông, nền văn hoá lấy Trung Quốc làm trung tâm của nước này sẽ khiến nó ít tính sáng tạo hơn Mỹ, vốn có thể lôi kéo toàn thế giới.

On the other hand, a failure in the performance of the U.S. economy would be a showstopper. Keeping in mind that macroeconomic forecasts (like weather forecasts) are notoriously unreliable, it appears that the United States will experience slower growth in the decade after the 2008 financial crisis. The International Monetary Fund expects U.S. economic growth to average about two percent in 2014. This is lower than the average over the past several decades but roughly the same as the average rate over the past ten years.

Mặt khác, một thất bại trong thành tích của nền kinh tế Mỹ sẽ là một điểm dừng. Hãy nhớ rằng những dự báo về kinh tế vĩ mô (giống như dự báo thời tiết) nổi tiếng là không thể tin cậy được, dường như là Mỹ sẽ trải qua sự tăng trưởng chậm hơn trong thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Quỹ Tiền tệ Quốc tế hy vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt trung bình khoảng 2% trong năm 201. Con số này thấp hơn mức trung bình trong vài thập kỷ trước đó nhưng xấp xỉ gần với tỷ lệ trung bình trong 10 năm qua.

In the 1980s, many observers believed that the U.S. economy had run out of steam and that Germany and Japan were overtaking the United States. The country seemed to have lost its competitive edge. Today, however, even after the financial crisis and the ensuing recession, the World Economic Forum has ranked the United States fourth (after Switzerland, Sweden, and Singapore) in global economic competitiveness. (China, in comparison, was ranked 27th.) The U.S. economy leads in many new growth sectors, such as information technology, biotechnology, and nanotechnology. And even though optimists tend to cite the United States’ dominance in the production and use of information technology, that is not the only source of U.S. productivity. The United States has seen significant agricultural innovation, too, and its openness to globalization, if it continues, will also drive up productivity. Economic experts project that American productivity growth will be between 1.5 and 2.25 percent in the next decade.

Trong những năm 1980, nhiều nhà quan sát tin rằng nền kinh tế Mỹ đã xì hết hơi và Đức và Nhật Bản đang vượt Mỹ. Đất nước này dường như đã đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, hiện nay ngay cả sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kéo dài, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp Mỹ đứng thứ 4 (sau Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển và Xinhgapo) về năng lực canh tranh kinh tế toàn cầu (so với Trung Quốc xếp thứ 27). Nền kinh tế Mỹ đi đầu trong nhiều khu vực tăng trưởng mới, như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ nano. Và ngay dù những người lạc quan có xu hướng dẫn ra sự vượt trội của Mỹ trong sản xuất và sử dụng công nghệ thông tin, thì đó không phải là nguồn năng suất duy nhất của Mỹ. Mỹ cũng đã chứng kiến sự đổi mới nông nghiệp đáng kể và sự mở cửa của nước này đối với toàn cầu hoá, nếu điều này tiếp tục, cũng sẽ kéo năng suất lên. Các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng tăng trưởng về năng suất của Mỹ sẽ từ 1,5% đến 2,25% trong thập kỷ tới.

In terms of investment in research and development, the United States was the world leader in 2007, with $369 billion, followed by all of Asia ($338 billon) and the European Union ($263 billion). The United States spent 2.7 percent of its GDP on research and development, nearly double what China spent (but slightly less than the three percent spent by Japan and South Korea). In 2007, American inventors registered about 80,000 patents in the United States, or more than the rest of the world combined. A number of reports have expressed concern about problems such as high corporate tax rates, the flight of human capital, and the growing number of overseas patents, but U.S. venture capital firms invest 70 percent of their money in domestic start-ups. A 2009 survey by the Global Entrepreneur-ship Monitor ranked the United States ahead of other countries in opportunities for entrepreneurship because it has a favorable business culture, the most mature venture capital industry, close relations between universities and industry, and an open immigration policy.

Về đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, Mỹ là nước đứng đầu thế giới vào năm 2007, với 369 tỉ USD, theo sau là toàn bộ châu Á (338 tỉ USD) và Liên minh châu Âu (263 tỉ USD). Mỹ đã chi 2,7 GDP của mình vào nghiên cứu và phát triển, gần gấp đôi những gì Trung Quốc đã chi (nhưng ít hơn một chút so với 3% mà Nhật Bản và Nam Hàn đã chi). Trong năm 2007, các nhà sáng chế Mỹ đã đăng ký khoảng 80.000 bằng sáng chế ở Mỹ, hay nhiều hơn phần còn lại của thế giới hợp lại. Một số báo cáo đã bày tỏ mối lo ngại về những vấn đề như tỷ lệ thuế công ty cao, chảy máu nguồn vốn con người, và số bằng sáng chế ở nước ngoài ngày càng tăng, nhưng các công ty vốn mạo hiểm đầu tư 70% tiền của họ vào các công ty khởi nghiệp ở trong nước. Một cuộc điều tra nam 2009 của tổ chức Global Entrepreneurship Monitor (Giám sát doanh nhân toàn cầu) đã xếp Mỹ ở trên những nước khác về các cơ hội cho doanh nhân bởi nước này có một nền văn hoá kinh doanh thuận lợi, ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm trưởng thành nhất, các mối quan hệ thân thiết giữa các trường đại học và ngành công nghiệp, và một chính sách nhập cư mở.

Other concerns about the future of the U.S. economy focus on the current account deficit (whose current level indicates that Americans are becoming more indebted to foreigners) and the rise in government debt. In the words of the historian Niall Ferguson, “This is how empires decline. It begins with a debt explosion.” Not only did the recent bank bailout and Keynesian stimulus package add to U.S. debt, but the rising costs of health care and entitlement programs such as Social Security, along with the rising cost of servicing the debt, will claim large shares of future revenue. Other observers are less alarmist. The United States, they claim, is not like Greece.

Những mối lo ngại khác về tương lai của nền kinh tế Mỹ tập trung vào thâm hụt tài khoản vãng lai (mà mức hiện nay chỉ ra rằng người Mỹ đang ngày càng mắc nợ người nước ngoài hơn) và sự gia tăng nợ chính phủ. Theo lời của sử gia Niall Ferguson, “Đây là cách các đế quốc suy thoái. Nó bắt đầu bằng một sự bùng nổ nợ”. Không chỉ cứu trợ tài chính ngân hàng gần đây và gói kích thích kinh tế kiểu Keynes làm tăng thêm nợ của Mỹ, mà phí tổn ngày càng tăng của các chương trình chăm sóc y tế và đảm bảo phúc lợi cho tất cả những người được thụ hưởng như An sinh xã hội, cùng với phí tổn ngày càng tăng của việc trả lãi cho các khoản nợ, sẽ đòi hỏi những phần đóng góp lớn của thu nhập tương lai. Các nhà quan sát khác ít gây hoang mang hơn. Họ tuyên bố Mỹ không giống như Hy Lạp.

The Congressional Budget Office calculates that total government debt will reach 100 percent of GDP by 2023, and many economists begin to worry when debt levels in rich countries exceed 90 percent. But as The Economist pointed out last June, “America has two huge advantages over other countries that have allowed it to face its debt with relative equanimity: possessing both the world’s reserve currency and its most liquid asset market, in Treasury bonds.” And contrary to fears of a collapse of confidence in the dollar, during the financial crisis, the dollar rose and bond yields fell. A sudden crisis of confidence is less the problem than that a gradual increase in the cost of servicing the debt could affect the long-term health of the economy.

Văn phòng Ngân sách Quốc hội tính toán rằng tổng nợ chính phủ sẽ lên tới 100% GDP vào năm 2023, và nhiều nhà kinh tế bắt đầu lo ngại khi các mức nợ ở những nước giàu đã vượt quá 90%. Nhưng như tạp chí The Economist đã chỉ ra hồi cuối tháng 6, “Mỹ có hai lợi thế khổng lồ so với những nước khác cho phép nước này đối mặt với những khoản nợ của mình với thái độ tương đối bình thản: có cả đồng tiền

dự trữ của thế giới lẫn thị trường tài sản có tính thanh khoản cao nhất của mình, trong trái phiếu kho bạc”. Và trái ngược với những ngại về một sự sụp đổ lòng tin vào đồng đôla, trong cuộc khủng hoảng tài chính, đồng đôla đã tăng lên và lợi tức trái phiếu giảm xuống. Một cuộc khủng hoảng lòng tin đột ngột ít là vấn đề hơn một sự gia tăng dần dần trong chi phí trả lãi cho các khoản nợ có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ dài hạn của nền kinh tế.

It is in this sense that the debt problem is important, and studies suggest that interest rates rise 0.03 percent for every one percent increase in the debt-to-GDP ratio over the long term. Higher interest rates mean lower private-sector investment and slower growth. These effects can be mitigated by good policies or exacerbated by bad ones. Increasing debt need not lead to the United States’ decline, but it certainly raises the long-term risk.

Chính trong nghĩa này mà vấn đề nợ là quan trọng, và những nghiên cứu cho thấy rằng lãi suất tăng 0,03% cho mỗi một phần trăm tăng lên trong tỉ suất nợ trên GDP trong dài hạn. Lãi suất cao hơn có nghĩa là đầu tư vào khu vực tư nhân thấp hơn và tăng trưởng chậm hơn. Những tác động này có thể được giảm nhẹ bằng những chính sách tốt hoặc bị làm trầm trọng thêm bởi những chính sách tồi. Nợ tăng lên không nhất thiết dẫn tới sự suy thoái của Mỹ, nhưng nó chắc chắn làm tăng rủi ro dài hạn.

A well-educated labor force is another key to economic success in the information age. At first glance, the United States does well in this regard. It spends twice as much on higher education as a percentage of GDP as do France, Germany, Japan, and the United Kingdom. The London-based Times Higher Educations 2009 list of the top ten universities includes six in the United States, and a 2010 study by Shanghai Jiao Tong University places 17 U.S. universities–and no Chinese universities–among its top 20. Americans win more Nobel Prizes and publish more scientific papers in peer-reviewed journals–three times as many as the Chinese–than do the citizens of any other country. These accomplishments enhance both the country’s economic power and its soft power.

Một lực lượng lao động được đào tạo tốt là một chìa khoá khác cho thành công về kinh tế trong thời đại thông tin. Thoạt nhìn, Mỹ làm tốt về mặt này. Nước này đã chi cho giáo dục đại học gấp đôi tính theo tỉ lệ phần trăm GDP so với Pháp, Đức, Nhật Bản và Anh. Danh sách top 10 trường đại học năm 2009 của Times Higher Education có trụ sở tại Luân Đôn bao gồm 6 trường ở Mỹ, và một nghiên cứu năm 2010 của Đại học Giao thông Thượng Hải xếp 17 trường của Mỹ – và không có trường nào của Trung Quốc – trong top 20 của mình. Người Mỹ giành giải Nôben và công bố các tài liệu khoa học trên những tạp chí được các nhà chuyên môn kiểm duyệt – gâp ba lần người Trung Quốc – nhiều hơn công dân của bất cứ nước nào khác. Những thành tựu này tăng cường cả sức mạnh kinh tế lẫn sức mạnh mềm của

đất nước này.

American education at its best–many universities and the top slice of the secondary education system–meets or sets the global standard. But American education at its worst–too many primary and secondary schools, especially in less affluent districts–lags badly behind. This means that the quality of the labor force will not keep up with the rising standards needed in an information-driven economy. There is no convincing evidence that students are performing worse than in the past, but the United States’ educational advantage is eroding because other countries are doing better than ever. Improvement in the country’s K-12 education system will be necessary if the country is to meet the standards needed in an information-based economy

Nền giáo dục Mỹ trong điều kiện tốt nhất của mình – nhiều trường đại học và bộ phận trên trong hệ thống giáo dục trung học – đáp ứng hoặc đưa ra các tiêu chuẩn toàn cầu. Nhưng nền giáo dục Mỹ trong điều kiện tồi tệ nhất của mình – quá nhiều trường tiểu học và trung học, đặc biệt tại những khu vực ít giàu có – tụt hậu nặng nề. Điều này có nghĩa là chất lượng của lực lượng lao động sẽ không theo kịp các tiêu chuẩn đang tăng lên cần thiết trong một nền kinh tế do thông tin thúc đẩy. Không có bằng chứng thuyết phục rằng các sinh viên đang thể hiện tồi hơn trong quá khứ, nhưng lợi thế về giáo dục của Mỹ đang xói mòn bởi vì các nước khác đang làm tốt hơn bao giờ hết. Sự cải thiện trong hệ thống giáo dục K-12 của đất nước sẽ là cần thiết nếu nước này muốn đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết trong một nền kinh tế dựa trên thông tin.

POLITICS AND INSTITUTIONS

Despite these problems and uncertainties, it seems probable that with the right policies, the U.S. economy can continue to produce hard power for the country. But what about U.S. institutions? The journalist James Fallows, who spent years in China, came home worried less about the United States’ economic performance than the gridlock in its political system. In his view, “America still has the means to address nearly any of its structural weaknesses. . . . That is the American tragedy of the early 21st century: a vital and self-renewing culture that attracts the world’s talent and a governing system that increasingly looks like a joke.” Although political gridlock in a period of recession looks bad, it is difficult to ascertain whether the situation today is much worse than in the past.

Chính trị và các thiết chế

Bất chấp những vấn đề và sự không chắc chắn này, dường như khả năng là với các chính sách đúng đắn, nền kinh tế Mỹ có thể tiếp tục tạo ra sức mạnh cứng cho đất nước. Nhưng còn về các thể chế của Mỹ thì sao? Nhà báo James Fallows, người đã sống nhiều năm ở Trung Cộng, trở về nước lo lắng về thành tích kinh tế của Mỹ thì ít hơn so với những tắc nghẽn trong hệ thống chính trị của nước này. Theo quan điểm của ông, “Mỹ vẫn có các phương tiện để đối phó với gần như bất kỳ sự yếu kém về cơ cấu nào của nó… Đó là bi kịch của Mỹ đầu thế kỷ 21: một nền văn hoá có ý nghĩa sống còn và tự đổi mới thu hút nhân tài của thế giới và một hệ thống quản lý ngày càng giống như một trò đùa”. Mặc dù bế tắc chính trị trong một giai đoạn suy thoái có vẻ tồi tệ, nhưng khó xác định liệu tình trạng hiện nay có tồi tệ hơn nhiều so với quá khứ hay không.

Power conversion–translating power resources into desired outcomes–is a long-standing problem for the United States. The U.S. Constitution is based on the eighteenth-century liberal view that power is best controlled by fragmentation and countervailing checks and balances. In foreign policy, the Constitution has always invited the president and Congress to compete for control. Strong economic and ethnic pressure groups struggle for their self-interested definitions of the national interest, and Congress is designed to pay attention to squeaky wheels.

Sự chuyển đổi sức mạnh – chuyển các nguồn lực sức mạnh thành kết quả mong muốn – là một vấn đề lâu dài đối với Mỹ. Hiến pháp Mỹ dựa trên quan điểm tự do của thế kỷ 18 rằng sức mạnh được kiểm soát tốt nhất bởi sự phân mảng và hệ thống “checks and balances” (kiểm tra và cân bằng) bù lại (“checks and balances” là một hệ thống chính trị trong một nước dân chủ, gồm 3 ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó mỗi ngành có nhiệm vụ kiểm soát quyền lực của hai ngành kia để tạo ra sự cân bằng quyền lực). Trong chính sách đối ngoại, Hiến pháp luôn luôn khuyến khích Tổng thống và Quốc hội cạnh tranh để giành quyền kiểm soát. Các nhóm gây sức ép về kinh tế và sắc tộc mạnh mẽ đấu tranh đòi những sự định nghĩa có tính tư lợi của họ về lợi ích quốc gia, và Quốc hội được định ra để tập trung vào những vấn đề trục trặc.

Another cause for concern is the decline of public confidence in government institutions. In 2010, a poll by the Pew Research Center found that 61 percent of respondents thought the United States was in decline, and only 19 percent trusted the government to do what is right most of the time. In 1964, by contrast, three-quarters of the American public said they trusted the federal government to do the right thing most of the time. The numbers have varied somewhat over time, rising after 9/11 before gradually declining again.

Một nguyên nhân khác của mối lo ngại là sự suy giảm lòng tin của công chúng vào các thiết chế chính phủ. Trong năm 2010, một cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew thấy rằng 61% số người được hỏi nghĩ rằng Mỹ đã suy thoái, và chỉ 19% tin rằng chính phủ làm điều gì là đúng đắn trong phần lớn thời gian. Ngược lại, vào năm 1964, ba phần tư công chúng Mỹ nói rằng họ tin chính phủ liên bang làm những việc đúng đắn trong hầu hết thời gian. Các con số đã thay đổi phần nào qua thời gian, tăng sau sự kiện ngày 11/9 trước khi giảm dần trở lại.

The United States was founded in part on a mistrust of government, and its constitution was designed to resist centralized power. Moreover, when asked not about day-to-day government but about the underlying constitutional framework, Americans are very positive. If asked where the best place to live is, the overwhelming majority of them say the United States. If asked whether they like their democratic system of government, nearly everyone says yes. Few people feel the system is rotten and must be overthrown.

Mỹ được hình thành một phần dựa vào một mối ngờ vực về chính phủ, và hiến pháp của nước này được thiết kế để chống lại quyền lực tập trung. Hơn nữa, khi được hỏi không phải về chính phủ thường ngày, mà về khuôn khổ hiến pháp cơ bản, người Mỹ rất tích cực. Nếu được hỏi nơi tốt nhất để sống là ở đâu, đại đa số trong số họ nói là Mỹ. Nếu được hỏi liệu họ có thích hệ thống chính phủ dân chủ của mình hay không, gần như tất cả mọi người nói có. Ít người cảm thấy hệ thống này mục nát và phải bị lật đổ.

Some aspects of the current mood probably represent discontent with the bickering and deadlock in the political process. Compared with the recent past, party politics has become more polarized, but nasty politics is nothing new–as John Adams, Alexander Hamilton, and Thomas Jefferson could attest. Part of the problem with assessing the current atmosphere is that trust in government became abnormally high among the generation that survived the Depression and won World War II. Over the long view of U.S. history, that generation may be the anomaly. Much of the evidence for a loss of trust in government comes from modern polling data, and responses are sensitive to the way questions are asked. The sharpest decline occurred more than four decades ago, during the Johnson and Nixon administrations.

Một số khía cạnh của tâm trạng hiện tại có thể thể hiện sự bất mãn với những cuộc cãi vã và bế tắc trong tiến trình chính trị. So với thời gian gần đây, hoạt động chính trị đảng phái đã trở nên phân cực hơn, nhưng hoạt động chính trị tồi tệ không có gì mới – như John Adams, Alexander Hamilton, và Thomas Jefferson có thể chứng thực. Một phần của vấn đề với việc đánh giá bầu không khí hiện nay là việc niềm tin vào chính phủ đã trở nên cao khác thường trong thế hệ đã sống sót qua cuộc Suy thoái và chiến thắng Chiến tranh thế giới thứ Hai. Trong tầm nhìn dài về lịch sử nước Mỹ, thế hệ đó có thể là bất thường. Nhiều bằng chứng về một sự mất lòng tin vào chính phủ xuất phát từ dữ liệu thăm dò hiện đại, và những phản ứng rất nhạy cảm với cách các câu hỏi được nêu ra. Sự suy thoái mạnh nhất đã xảy

ra hơn bốn thập kỷ trước, dưới thời Chính quyền Johnson và Nixon.

This does not mean that there are no problems with declining confidence in government. If the public became unwilling to pay taxes or comply with laws, or if bright young people refused to go into public service, the government’s capacity would be impaired, and people would become more dissatisfied with the government. Moreover, a climate of distrust can trigger extreme actions by deviant members of the population, such as the 1995 bombing of a federal office building in Oklahoma City. Such results could diminish the United States’ hard and soft power.

Điều này không có nghĩa là không có vấn đề với niềm tin đang suy giảm vào chính phủ. Nếu công chúng trở nên không sẵn lòng nộp thuế hoặc tuân theo pháp luật, hoặc nếu người trẻ tuổi sáng dạ từ chối tham gia khu vực dịch vụ công, năng lực của chính phủ sẽ bị ảnh hưởng, và người ta sẽ trở nên bất mãn hơn với chính phủ. Hơn nữa, một không khí nghi ngờ có thể gây ra những hành động cực đoan của các thành viên lầm đường lạc lối trong dân số, chẳng hạn như vụ đánh bom năm 1995 một toà nhà văn phòng liên bang ở Oklahoma City. Những kết quả như vậy có thể làm giảm bớt sức mạnh cứng và mềm của Mỹ.

As yet, however, these fears do not seem to have materialized. The Internal Revenue Service has seen no increase in tax cheating. By many accounts, government officials have become less corrupt than in earlier decades, and the World Bank gives the United States a high score (above the 90th percentile) on “control of corruption. “The voluntary return of census forms increased to 67 percent in 2000 and was slightly higher in 2010, reversing a 30-year decline. Voting rates fell from 62 percent to 50 percent over the four decades after 1960, but the decline stopped in 2000 and returned to 58 percent in 2008. In other words, the public’s behavior has not changed as dramatically as its responses to poll questions indicates.

Tuy nhiên, cho đến nay, những nỗi lo sợ này dường như chưa thành hiện thực. Cơ quan thuế vụ đã không thấy sự gia tăng trong gian lận thuế. Theo nhiều thông tin thu thập đựơc, các quan chức chính phủ đã trở nên ít tham nhũng hơn trong những thập kỷ trước đó, và Ngân hàng Thế giới cho Mỹ một điểm số cao (đạt phân vị 90 trên một trăm) về “kiểm soát tham nhũng”. Việc tự nguyện nộp lại bản khai điều tra tăng lên 67% vào năm 200 và cao hơn một chút vào năm 2010, đảo ngược sự suy giảm 30 năm. Các tỷ lệ bỏ phiếu đã rơi từ 62% xuống 50% trong bốn thập niên sau năm 1960, nhưng sự suy giảm đã dừng lại vào năm 2000 và quay trở lại 58% vào năm 2008. Nói cách khác, hành vi của công chúng không thay đổi đột ngột như phản ứng của họ đối với những câu hỏi thăm dò ý kiến cho thấy.

How serious are changes in social capital when it comes to the effectiveness of American institutions? The political scientist Robert Putnam notes that community bonds have not weakened steadily over the last century. On the contrary, U.S. history, carefully examined, is a story of ups and downs in civic engagement. Three-quarters of Americans, according to the Pew Partnership for Civic Change, feel connected to their communities and say that the quality of life there is excellent or good. Another of the group’s polls found that 111 million Americans had volunteered their time to help solve problems in their communities in the past 12 months and that 60 million volunteer on a regular basis. Forty percent said working together with others in their community was the most important thing they could do.

Những thay đổi trong vốn xã hội nghiêm trọng như thế nào khi nói đến hiệu quả của các thể chế của Mỹ? Nhà khoa học chính trị Robert Putnam lưu ý rằng trái phiếu cộng đồng đã không suy yếu dần dần trong thế kỷ qua. Ngược lại, lịch sử Mỹ, được xem xét một cách cẩn thận, là một câu chuyện về những thăng trầm trong sự can sự dân sự. Theo Pew Partnership for Civic Change, ba phần tư người Mỹ cảm thấy có liên kết với cộng đồng của họ và nói rằng chất lượng cuộc sống ở đó tuyệt vời hoặc tốt. Một cuộc thăm dò khác trong các cuộc thăm dò của nhóm này thấy rằng 111 triệu người Mỹ đã tình nguyện dành thời gian của họ để giúp giải quyết những vấn đề trong các cộng đồng của họ trong 12 tháng qua và rằng 60 triệu người tình nguyện trên cơ sở thường xuyên. Bốn mươi phần trăm nói rằng làm việc cùng với những người khác trong cộng đồng của họ là điều quan trọng nhất mà họ có thể làm.

In recent years, U.S. politics and political institutions have become more polarized than the actual distribution of public opinion would suggest. The situation has been exacerbated by the recent economic downturn. As The Economist noted, “America’s political system was designed to make legislation at the federal level difficult, not easy … So the basic system works; but that is no excuse for ignoring areas where it could be reformed.” Some important reforms–such as changing the gerrymandered safe seats in the House of Representatives or altering Senate rules about filibusters–would not require any constitutional amendment. Whether the U.S. political system can reform itself and cope with the problems described above remains to be seen, but it is not as broken as implied by critics who draw analogies to the domestic decay of Rome or other empires.

Trong những năm gần đây, hoạt động chính trị và các thể chế chính trị của Mỹ đã trở nên phân cực hơn so với sự phân loại thực tế của công luận cho thấy. Tình hình trầm trọng thêm bởi sự suy thoái kinh tế gần đây. Như The Economist lưu ý, “hệ thống chính trị của Mỹ được thiết kế để làm cho việc lập pháp ở cấp liên bang khó khăn, chứ không phải dễ dàng… Như vậy hệ thống cơ bản phát huy tác dụng;

nhưng điều đó khong có lý do gì để bào chữa cho việc bỏ qua các khu vực mà có thể được cải cách”. Một số cải cách quan trọng, chẳng hạn như thay đổi những ghế an toàn được sắp xếp gian lận trong Hạ viện hoặc sửa đổi các quy định của Thượng viện đối với những người cản trở việc thông qua một dự luật – sẽ không yêu cầu bất kỳ sự sửa đổi về hiến pháp nào. Vẫn còn phải xem liệu hệ thống chính trị Mỹ có thể cải cách chính nó và đối phó với các vấn đề được miêu tả ở trên hay không, nhưng nó không tan vỡ như ngụ ý của các nhà phê bình vẽ ra những tương đồng đối với tình trạng suy tàn trong nước của La Mã hoặc các đế chế khác.

DEBATING DECLINE

Any net assessment of American power in the coming decades will remain uncertain, but analysis is not helped by misleading metaphors of decline. Declinists should be chastened by remembering how wildly exaggerated U.S. estimates of Soviet power in the 1970s and of Japanese power in the 1980s were. Equally misguided were those prophets of unipolarity who argued a decade ago that the United States was so powerful that it could do as it wished and others had no choice but to follow. Today, some confidently predict that the twenty-first century will see China replace the United States as the world’s leading state, whereas others argue with equal confidence that the twenty-first century will be the American century. But unforeseen events often confound such projections. There is always a range of possible futures, not one.

Sự suy thoái gây tranh luận

Bất kỳ đánh giá thực nào về quyền lực Mỹ trong những thập kỷ tới sẽ vẫn không chắc chắn, nhưng sự phân tích không được giúp đỡ bởi những phép ẩn dụ sai lệch về sự suy thoái. Những nhà phát triển lý thuyết suy thoái nên được cảnh tỉnh bằng việc ghi nhớ cách đánh giá cực kỳ phóng đại của Mỹ về sức mạnh của Liên Xô những năm 1970 và về sức mạnh của Nhật Bản những năm 1980 như thế nào. Sai lầm không kém là những người tiên đoán về sự đơn cực đó vốn lập luận một thập kỷ trước rằng Mỹ đã mạnh mẽ đến mức nước này có thể làm như mình muốn và những nước khác không có lựa chọn nào khác ngoài làm theo. Ngày nay, một số người tự tin dự đoán rằng thế kỷ 21 sẽ chứng kiến Trung Quốc thay thế Mỹ với tư cách siêu cường quốc lãnh đạo thế giới, trong khi những người khác lập luận với sự tự tin không kém rằng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của Mỹ. Nhưng những sự kiện không lường trước được thường làm hỏng những dự đoán như vậy. Luôn có một loạt những tương lai có thể xảy ra, không phải một.

As for the United States’ power relative to China’s, much will depend on the uncertainties of future political change in China. Barring any political upheaval, China’s size and high rate of economic growth will almost certainly increase its relative strength vis-à-vis the United States. This will bring China closer to the United States in power resources, but it does not necessarily mean that China will surpass the United States as the most powerful country–even if China suffers no major domestic political setbacks. Projections based on GDP growth alone are one-dimensional. They ignore U.S. advantages in military and soft power, as well as China’s geopolitical disadvantages in the Asian balance of power.

Về sức mạnh của Mỹ có liên quan đến sức mạnh của Trung Cộng, nhiều điều sẽ phụ thuộc vào những bấp bênh của sự thay đổi chính trị trong tương lai tại Trung Cộng. Trừ phi có bất kỳ cuộc chính biến nào, quy mô và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ làm tăng sức mạnh tương đối của nước này so với Mỹ. Điều này sẽ đưa Trung Quốc lại gần Mỹ hơn về các nguồn lực sức mạnh, nhưng không nhất thiết có nghĩa rằng Trung Quốc không phải chịu những bước thụt lùi về chính trị lớn ở trong nước. Những dự đoán dựa trên chỉ riêng tăng trưởng GDP là một chiều. Chúng bỏ qua những lợi thế của Mỹ trong sức mạnh quân sự và sức mạnh mềm, cũng như những bất lợi địa chính trị của Trung Quốc trong cán cân quyền lực của châu Á.

Among the range of possible futures, the more likely are those in which China gives the United States a run for its money but does not surpass it in overall power in the first half of this century. Looking back at history, the British strategist Lawrence Freedman has noted that the United States has “two features which distinguish it from the dominant great powers of the past: American power is based on alliances rather than colonies and is associated with an ideology that is flexible. . . . Together they provide a core of relationships and values to which America can return even after it has overextended itself.” And looking to the future, the scholar Anne-Marie Slaughter has argued that the United States’ culture of openness and innovation will keep it central in a world where networks supplement, if not fully replace, hierarchical power.

Trong loạt những tương lai có thể xảy ra, nhiều khả năng hơn là những tương lai trong đó Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt với Mỹ nhưng không vượt qua nước này về sức mạnh tổng thể trong nửa đầu thế kỷ này. Nhìn lại lịch sử, chiến lược gia người Anh Lawrence Freedman đã lưu ý rằng Mỹ có “hai đặc điểm phân biệt nước này với các cường quốc thống trị trong quá khứ: sức mạnh của Mỹ dựa trên các liên minh chứ không phải các thuộc địa và được kết hợp với một ý thức hệ linh hoạt… Cùng nhau chúng tạo ra một nòng cốt của những mối quan hệ và những giá trị mà Mỹ có thể quay trở lại ngay cả sau khi nước này đã tự mình mở rộng quá mức”. Và nhìn

về tương lai, học giả Anne – Marie Slaughter đã lập luận rằng văn hoá cởi mở và đổi mới của Mỹ sẽ giữ cho nó ở trung tâm trong một thế giới nơi các mạng lưới bổ sung, nếu không nói là hoàn toàn thay thế, sức mạnh theo thứ bậc.

The United States is well placed to benefit from such networks and alliances, if it follows smart strategies. Given Japanese concerns about the rise of Chinese power, Japan is more likely to seek U.S. support to preserve its independence than ally with China. This enhances the United States’ position. Unless Americans act foolishly with regard to Japan, an allied East Asia is not a plausible candidate to displace the United States. It matters that the two entities in the world with per capita incomes and sophisticated economies similar to those of the United States–the European Union and Japan–both are U.S. allies. In traditional realist terms of balances of power resources, that makes a large difference for the net position of U.S. power. And in a more positive-sum view of power–that of holding power with, rather than over, other countries–Europe and Japan provide the largest pools of resources for dealing with common transnational problems. Although their interests are not identical to those of the United States, they share overlapping social and governmental networks with it that provide opportunities for cooperation.

Mỹ cũng được ở vào vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những mạng lưới và liên minh như vậy, nếu nước này theo các chiến lược khôn ngoan. Do những lo ngại của Nhật Bản về sự gia tăng sức mạnh của Trung Cộng, Nhật Bản có khả năng hơn tìm kiếm sự

hỗ trợ của Mỹ để bảo vệ sự độc lập của mình thay vì liên minh với Trung Cộng. Điều này làm tăng vị thế của Mỹ. Trừ phi người Mỹ hành động một cách thiếu khôn ngoan đối với Nhật Bản, một Đông Á đồng minh không phải là một ứng cử viên đáng tin cậy để thay thế theo đầu người và các nền kinh tế tân tiến tương tự như của Mỹ – đó là Liên minh châu Âu và Nhật Bản – thì đều là đồng minh của Mỹ. Trong biểu hiện mang tính hiện thực truyền thống dưới dạng những cán cân nguồn lực sức mạnh, điều đó tạo ra một sự khác biệt lớn đối với vị trí thực của sức mạnh Mỹ. Và trong một quan điểm về sức mạnh kiểu mọi thành phần tham gia đều có cơ hội thắng hơn – rằng nắm quyền lực cùng với, thay vì đối với, các nước khác – châu Âu và Nhật Bản cung cấp các nhóm nguồn lực lớn nhất để đối phó với các vấn đề xuyên quốc gia chung. Mặc dù lợi ích của họ không đồng nhất với những lợi ích của Mỹ, họ chia sẻ các mạng lưới xã hội và chính phủ gối lên nhau với Mỹ, điều đem lại các cơ hội hợp tác.

On the question of absolute, rather than relative, American decline, the United States faces serious problems in areas such as debt, secondary education, and political gridlock. But they are only part of the picture. Of the multiple possible futures, stronger cases can be made for the positive ones than the negative ones. But among the negative futures, the most plausible is one in which the United States overreacts to terrorist attacks by turning inward and thus cuts itself off from the strength it obtains from openness. Barring such mistaken strategies, however, there are solutions to the major American problems of today. (Long-term debt, for example, could be solved by putting in place, after the economy recovers, spending cuts and consumption taxes that could pay for entitlements.) Of course, such solutions may forever remain out of reach. But it is important to distinguish hopeless situations for which there are no solutions from those that could in principle be solved. After all, the bipartisan reforms of the Progressive era a century ago rejuvenated a badly troubled country.

Về vấn đề sự suy thoái tuyệt đối, thay vì tương đối, của Mỹ, nước Mỹ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng trong các lĩnh vực như nợ, giáo dục trung học, và bế tắc chính trị. Nhưng chúng chỉ là một phần của bức tranh. Nằm trong nhiều tương lai có thể xảy ra, những trường hợp rõ ràng hơn có thể được tao ra cho những tương lai tích cực hơn là những tương lai tiêu cực. Nhưng trong những tương lai tiêu cực, tương lai hợp lý nhất là một tương lai trong đó Mỹ phản ứng quá mức với các cuộc tấn công khủng bố bằng cách chuyển sang hướng nội và do đó tự cắt đứt mình khỏi sức mạnh mà nước này có được từ sự mở cửa. Tuy nhiên, trừ phi có những chiến lược sai lầm như vậy, có những giải pháp cho các vấn đề chính của Mỹ ngày nay. (Chẳng hạn, nợ dài hạn có thể được giải quyết bằng cách sau khi nền kinh tế hồi phục đưa ra những sự cắt giảm chi tiêu và thuế tiêu thụ có thể trả tiền phúc lợi.) Tất nhiên, những giải pháp như vậy có thể mãi mãi vẫn còn nằm ngoài tầm với. Nhưng điều quan trọng là phân biệt những tình huống tuyệt vọng mà trong đó không có giải pháp nào với những tình huống mà trên nguyên tắc có thể được giải quyết. Rốt cuộc, những cải cách lưỡng đảng của thời đại Tiến bộ cách đây một thế kỷ đã phục hồi một đất nước bị rối loạn nặng nề.

A NEW NARRATIVE

It is time for a new narrative about the future of U.S. power. Describing power transition in the twenty-first century as a traditional case of hegemonic decline is inaccurate, and it can lead to dangerous policy implications if it encourages China to engage in adventurous policies or the United States to overreact out of fear. The United States is not in absolute decline, and in relative terms, there is a reasonable probability that it will remain more powerful than any single state in the coming decades.

Một câu chuyện mới

Đã đến lúc có một câu chuyện mới về tương lai của sức mạnh Mỹ. Mô tả sự chuyển giao quyền lực trong thế kỷ 21 như một trường hợp suy giảm bá quyền truyền thống là không chính xác, và nó có thể dẫn đến những tác động về chính sách nguy hiểm nếu nó khuyến khích Trung Quốc can dự vào các chính sách mạo hiểm hay Mỹ phản ứng thái quá vì sợ hãi. Mỹ không phải trong tình trạng suy thoái tuyệt đối, và về mặt tương đối, có một khả năng hợp lý rằng nước này sẽ vẫn hùng mạnh hơn bất kỳ nhà nước đơn lẻ nào trong những thập kỷ tới.

At the same time, the country will certainly face a rise in the power resources of many others–both states and nonstate actors. Because globalization will spread technological capabilities and information technology will allow more people to communicate, U.S. culture and the U.S. economy will become less globally dominant than they were at the start of this century. Yet it is unlikely that the United States will decay like ancient Rome, or even that it will be surpassed by another state, including China.

Đồng thời, đất nước này chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự trỗi dậy trong các nguồn lực sức mạnh của nhiều nước khác – cả các bên tham gia nhà nước lẫn không phải nhà nước. Bởi sự toàn cầu hoá sẽ làm lan truyền những khả năng công nghệ và công nghệ thông tin sẽ cho phép thêm nhiều người giao thiệp hơn, văn hoá Mỹ và nền kinh tế Mỹ sẽ trở nên ít mang tính chi phối trên toàn cầu hơn so với lúc bắt đầu của thế kỷ này. Tuy nhiên, không có khả năng là Mỹ sẽ suy tàn giống như La Mã cổ đại, hoặc thậm chí là nước này sẽ bị một nhà nước khác vượt qua, trong đó có Trung Cộng

The problem of American power in the twenty-first century, then, is not one of decline but what to do in light ,of the realization that even the largest country cannot achieve the outcomes it wants without the help of others. An increasing number of challenges will require the United States to exercise power with others as much as power over others. This, in turn, will require a deeper understanding of power, how it is changing, and how to construct “smart power” strategies that combine hard- and soft-power resources in an information age. The country’s capacity to maintain alliances and create networks will be an important dimension of its hard and soft power.

Như vậy, vấn đề về sức mạnh của Mỹ trong thế kỷ 21 không phải là vấn đề suy giảm mà là phải làm gì dưới ánh sáng của nhận thức rằng ngay cả đất nước lớn nhất cũng không thể đạt được những kết quả mình mong muốn nếu không có sự giúp đỡ của những nước khác. Một số lượng ngày càng tăng những thách thức sẽ đòi hỏi Mỹ thể hiện sức mạnh cùng với những nước khác cũng nhiều như sức mạnh đối với những nước khác. Điều này đến lượt nó sẽ đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc hơn về sức mạnh, nó đang thay đổi như thế nào, và làm thế nào để xây dựng những chiến lược “sức mạnh thông minh” kết hợp những nguồn lực sức mạnh cứng và mềm trong một thời đại thông tin. Khả năng của đất nước này duy trì các liên minh và tạo ra những mạng lưới sẽ là một khía cạnh quan trọng trong sức mạnh cứng và mềm của nó.

Power is not good or bad per se. It is like calories in a diet: more is not always better. If a country has too few power resources, it is less likely to obtain its preferred outcomes. But too much power (in terms of resources) has often proved to be a curse when it leads to overconfidence and inappropriate strategies. David slew Goliath because Goliath’s superior power resources led him to pursue an inferior strategy, which in turn led to his defeat and death. A smart-power narrative for the twenty-first century is not about maximizing power or preserving hegemony. It is about finding ways to combine resources in successful strategies in the new context of power diffusion and “the rise of the rest.”

Sức mạnh bản chất là không tốt hay xấu. Nó giống như calo trong chế độ ăn uống: nhiều hơn không phải luôn tốt hơn. Nếu một đất nước có quá ít nguồn lực sức mạnh, nước này ít có khả năng đạt được những kết quả ưa thích của mình. Nhưng quá nhiều sức mạnh (về nguồn lực) thường tỏ ra là một tai ương khi nó dẫn đến sự tự tin quá mức và những chiến lược không thích hợp. David giết được Goliath vì nguồn lực sức mạnh ưu việt của Goliath khiến hắn theo đuổi một chiến lược yếu kém hơn, chiến lược mà đến lượt nó dẫn đến thất bại và cái chết của hắn. Một câu chuyện về sức mạnh thông minh cho thế kỷ 21 không phải về việc tối đa hoá sức mạnh hoặc duy trì bá quyền. Đó là về việc tìm ra cách để kết hợp các nguồn lực trong những chiến lược thành công trong bối cảnh mới của sự khuếch tán quyền lực và “sự trỗi dậy của phần còn lại”.

As the largest power, the United States will remain important in global affairs, but the twentieth-century narrative about an American century and American primacy–as well as narratives of American decline–is misleading when it is used as a guide to the type of strategy that will be necessary in the twenty-first century. The coming decades are not likely to see a post-American world, but the United States will need a smart strategy that combines hard- and soft-power resources–and that emphasizes alliances and networks that are responsive to the new context of a global information age.

Là quốc gia lớn nhất, Mỹ sẽ vẫn quan trọng trong các vấn đề toàn cầu, nhưng câu chuyện của thế kỷ 20 về một thế kỷ Mỹ và sự ưu việt Mỹ – cũng như những câu chuyện về sự suy thoái của Mỹ – gây hiểu lầm khi nó được sử dụng như một sự chỉ dẫn cho kiểu chiến lược sẽ cần thiết trong thể kỷ 21. Những thập kỷ tới không có khả năng chứng kiến một thế giới hậu Mỹ, nhưng Mỹ sẽ cần một chiến lược thông minh kết hợp các nguồn lực sức mạnh cứng và mềm – và chú trọng đến những liên minh và những mạng lưới đáp ứng được với bối cảnh mới của một thời đại thông tin toàn cầu.

Joseph S. Nye, Jr., is University Distinguished Service Professor at Harvard University. Parts of this essay are drawn from his forthcoming book, The Future of Power (PublicAffairs, 2011).

Joseph S. Nye, Jr, Giáo sư xuất sắc tại Đại học Harvard. Nhiều phần của bài tiểu luận này được rút ra từ cuốn sách sắp xuất bản của ông, Tương lai của quyền lực (PublicAffairs 2011).

http://www.foreignaffairs.com/articles/63394/fareed-zakaria/the-future-of-american-power

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn