‘Time for China to Strike Back’
|
“Đã đến lúc Trung Quốc trả đũa”
|
By Jason Miks
|
Jason Miks - 30-09-2011
|
Southeast Asian nations are like ‘mosquitoes’ that need to be taught a lesson, according to the Global Times, which is published by the official Chinese Communist Party’s People’s Daily.
|
Các nước Đông Nam Á giống như “lũ muỗi” cần phải được dạy cho một bài học, theo Hoàn Cầu Thời báo, phụ trương của tờ Nhân dân Nhật Báo, tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
|
‘The Philippines, pretending to be weak and innocent, declared that mosquitoes are not wary of the power of the Chinese elephant,’ a writer using the pseudonym Long Tao (meaning ‘way of the dragon’) says. ‘The elephant should stay restrained if mosquitoes behave themselves well. But it seems like we have a completely different story now given the mosquitoes even invited an eagle (the United States) to come to their ambitious party. I believe the constant military drill and infringement provide no better excuse for China to strike back.’
|
Một nhà báo dùng bút danh Long Tao (có nghĩa là lời giáo huấn của Rồng), viết: “Philippines, giả vờ yếu đuối và ngây thơ, đã tuyên bố rằng những con muỗi không cần thận trọng trước sức mạnh của voi Trung Quốc. Voi sẽ biết kềm chế nếu chính những con muỗi biết đối xử khéo. Nhưng giờ đây dường như chúng ta có một câu chuyện hoàn toàn khác, vì lũ muỗi thậm chí còn mời một con đại bàng (Mỹ) tới dự bữa tiệc đầy tham vọng của chúng. Tôi tin rằng việc xâm phạm và tập trận quân sự liên tục là cái cớ tốt nhất để Trung Quốc đánh trả“.
|
The warning comes as tensions have increased over the disputed waters of the South China Sea, which China, the Philippines, Vietnam and others claim parts of. This summer, Vietnam and the Philippines both called for outside assistance in the face of what they argued was increasing Chinese aggression, including harassment of its fishing vessels and the alleged deliberate cutting of cables in the waters that belong to PetroVietnam.
|
Lời cảnh báo trên được đưa ra giữa lúc căng thẳng gia tăng ở biển Đông đang tranh chấp giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và các nước khác tuyên bố chủ quyền. Mùa hè này, cả Việt Nam và Philippines đã kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài để đương đầu với điều mà họ gọi là sự gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc, trong đó có việc quấy rối các tàu đánh cá và cố ý cắt cáp tàu của Petro Việt Nam trên biển.
|
‘It’s very amusing to see some of the countries vow to threaten or even confront China with force just because the US announced that it has “returned to Asia,”’ Long wrote. ‘The tension of war is escalating second by second but the initiative is not in our hand. China should take part in the exploitation of oil and gas in South China Sea…For those who infringe upon our sovereignty to steal the oil, we need to warn them politely, and then take action if they don’t respond.’
|
Long viết: “Thật buồn cười khi thấy một số nước này đe dọa, thậm chí đối đầu với Trung Quốc bằng vũ lực, chỉ vì Mỹ tuyên bố ‘đã trở lại châu Á. Căng thẳng chiến tranh đang leo thang từng giây từng phút nhưng thế chủ động không nằm trong tay chúng ta. Trung Quốc sẽ tham gia khai thác dầu khí ở Biển Hoa Nam (nguyên văn: Biển Đông)… Đối với những kẻ xâm phạm chủ quyền của chúng ta để ăn cắp dầu, chúng ta cần phải cảnh cáo chúng một cách lịch sự, rồi sau đó hành động nếu chúng không đáp lại“.
|
The last statement could also be taken to mean India. New Delhi isn’t a claimanent of territory in the South China Sea, but has announced it intends to jointly develop oil and gas in the resource rich region with Vietnam.
|
Thông điệp cuối cùng có thể nhắm tới là Ấn Độ. New Delhi không phải là một nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng đã thông báo nước này có ý định tham gia khai thác dầu khí ở vùng biển giàu tài nguyên này với Việt Nam.
|
According to June Teufel Dreyer, a professor at the University of Miami and a China specialist, the article is significant not just because of what it says about China’s intentions in the South China Sea, but also the indications over top-level politics in China.
|
Theo bà June Teufel Dreyer, giáo sư tại Đại học Miami và là một chuyên gia về Trung Quốc, bài viết nói trên rất quan trọng, không những thể hiện ý định của Trung Quốc ở Biển Đông, mà còn là dấu hiệu về chính trị cấp cao ở Trung Quốc.
|
‘The author’s pseudonym comes from the Six Secret Military Teachings,’ she says. ‘I’ve been told that one of them is that he who wishes to establish military predominance must kill top-level dissenters.
|
Bà cho biết: “Biệt danh của tác giả xuất phát từ Sáu Giáo lý Quân sự Bí mật. Tôi được kể rằng một trong số đó là, một người muốn tạo dựng ưu thế về quân sự thì phải tiêu diệt những kẻ không quy phục ở cấp cao nhất.
|
‘I’m assuming Long Tao’s message is metaphorical: dump the people who insist on the “peaceful” part of “peaceful rise.” That he feels that the time has come for China to stop hiding its assets, as Deng Xiaoping advised, and to assert itself internationally. This would seem to have direct relevance to the leadership succession question now playing itself out in Beijing.’
|
Tôi cho rằng thông điệp của Long Tao mang tính ẩn dụ: hạ gục những ai luôn muốn phần ‘hòa bình’ của ‘sự trỗi dậy hòa bình’. Anh ta cảm thấy rằng, đã đến lúc Trung Quốc thôi giữ kín vốn quý của họ, như Đặng Tiểu Bình đã khuyên dạy, và khẳng định mình trên trường quốc tế. Điều đó dường như có sự liên quan trực tiếp với vấn đề kế vị lãnh đạo hiện nay đang diễn ra ở Bắc Kinh”.
|
‘The sentence about “the right time for us to…strike first before things gradually get out of hand” reminded me eerily of Mao’s “east wind prevailing over the west wind” with the message that if we don’t seize the moment, the winds may change against us,’ she adds.
|
“Ý kiến cho rằng ‘đã đến lúc chúng ta… tấn công trước tiên, trước khi mọi thứ dần dần vuột khỏi tầm tay’ nhắc tôi nhớ về ‘gió đông thổi bạt gió tây’ của Mao với thông điệp là nếu chúng ta không chớp lấy thời cơ, ngọn gió sẽ đổi chiều ập vào chúng ta“, bà nói thêm.
|
Asked what will likely happen next, Dreyer says she expects the next few days will see an official-level effort to soothe the situation, such as a placatory statement from the Foreign Affairs Ministry to the effect that China has always and continues to wish to settle disputes peacefully, although there may also be a show of force in the form of patrol vessels in the area.
|
Khi được hỏi, điều gì có thể xảy ra tiếp, bà Dreyer trả lời rằng, bà dự đoán vài ngày tới sẽ chứng kiến một nỗ lực ở cấp quan chức nhằm xoa dịu tình hình, chẳng hạn một thông điệp dịu giọng từ Bộ Ngoại giao rằng Trung Quốc đã luôn và tiếp tục mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, mặc dù cũng có thể có một sự phô trương sức mạnh dưới dạng các tàu tuần tra trong khu vực.
|
‘I doubt that the Vietnamese will take any action, and I’m positive that the only thing Manila will do is complain to the US,’ she says.
|
“Tôi không chắc người Việt Nam sẽ có bất kỳ hành động nào, và tôi lạc quan rằng điều duy nhất Manila sẽ làm là phàn nàn với Mỹ“, bà đánh giá.
|
But could China be shooting itself in the foot with such talk?
|
Tuy nhiên có thể Trung Quốc sẽ tự bắn vào chân mình khi nói như vậy?
|
‘The risk for China in continued strident pronouncements – and as you know, many others have been from high-ranking people including PLA flag officers – is that several members of ASEAN may seek closer defense ties with India and Japan. The Vietnamese and Indonesian militaries are large and quite well-equipped. As is the Indian military, which is very worried about China.’
|
“Rủi ro đối với Trung Quốc qua việc liên tục có những tuyên bố lớn tiếng – và như bạn biết đấy, nhiều tuyên bố từ các nhân vật cấp cao, trong đó có các sĩ quan cấp đô đốc trong Quân đội Trung Quốc – đó là, một số thành viên ASEAN có thể tìm kiếm các mối quan hệ quốc phòng thân thiết hơn với Ấn Độ và Nhật Bản. Quân đội Việt Nam và Indonesia rất đông và được trang bị khá tốt. Quân đội Ấn Độ cũng vậy, nước này đang rất lo ngại về Trung Quốc“.
|
Jason Miks is editor of The Diplomat. He has been based in Tokyo since 2005 and has written regularly on Asian international relations, security and defence for a range of publications including Christian Science Monitor, The Daily Yomiuri, The American Spectator, World Politics Review and Total Politics, among others. He is also managing editor of the US-based Center for International Relations’ International Affairs Forum.
|
Về tác giả: Jason Miks là nhà báo ở Tokyo và là Tổng biên tập báo The Diplomat, một tạp chí online tập trung về các vấn đề khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ông còn là Thư ký Tòa soạn của Website Trung tâm về Các mối quan hệ Quốc tế, Diễn đàn Các vấn đề Quốc tế.
|
Translated by Trúc An
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Wednesday, October 5, 2011
‘Time for China to Strike Back’ “Đã đến lúc Trung Quốc trả đũa”
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn