MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, October 5, 2011

Is worrying about war with China a self-fulfilling prophecy? Liệu lo lắng về chiến tranh với TQ có là lời tiên tri ứng nghiệm?




Is worrying about war with China a self-fulfilling prophecy?
Liệu lo lắng về chiến tranh với TQ có là lời tiên tri ứng nghiệm?
BY JAMES TRAUB | SEPTEMBER 2, 2011
James Traub - 2-9-2011
Is it possible that, a decade after 9/11, America has become too preoccupied with the threat from "nonstate actors" and too complacent about the more classic dangers posed by powerful and self-aggrandizing states? Or, put more succinctly, how afraid of China should the United States be?
Mười năm sau vụ khủng bố 11/9/2001, phải chăng Mỹ đã quá bận tâm với những đe dọa của các phe nhóm mà lơ là với hiềm họa từ các nước lớn đang vỗ ngực xưng hùng? Hay, nói trắng ra, Mỹ phải sợ Trung Quốc (TQ) tới mức nào?
We know, of course, that China owns $1.5 trillion worth of U.S. Treasury bills and thus has the U.S. economy by the short hairs; that China refuses to significantly revalue the renminbi and thus retains its colossal imbalance in trade with the United States; and that China has begun to buy American real estate and other assets (including, perhaps, the Los Angeles Dodgers). But should Americans regard China as a national security threat and not merely an economic one?
Hẳn nhiên, chúng ta biết rằng TQ đang giữ trong tay một số trái phiếu kếch xù của Bộ Tài chính Mỹ trị giá 1.500 tỉ đôla và vì thế đang chi phối nền kinh tế Mỹ; rằng TQ không chịu định lại giá đồng nhân dân tệ một cách đáng kể và vì thế vẫn duy trì bất quân bình mậu dịch quá lớn đối với Mỹ; và rằng TQ đã bắt đầu mua bất động sản và các tài sản khác của Mỹ (có lẽ gồm cả Đội Bóng chày Los Angeles Dodgers). Nhưng liệu người Mỹ có nên coi TQ là một mối đe dọa an ninh quốc gia thay vì chỉ là một mối đe họa kinh tế hay không?
The authors of "Asian Alliances in the 21st Century," a report published by the Project 2049 Institute, a conservative think tank that focuses on East Asia, insist that we must. (The lead author is American Enterprise Institute scholar Dan Blumenthal of Foreign Policy's Shadow Government blog.) The report concludes that "China's military ambitions threaten America's Asian allies, raise questions about the credibility of U.S. alliance pledges, and imperil the U.S. military strategy that underpins its global primacy."
Các tác giả của bản tường trình “Các Liên minh châu Á trong Thế kỷ XXI”, được xuất bản bởi Viện Dự án 2049, một viện nghiên cứu chính sách bảo thủ về các vấn đề Đông Á, nhấn mạnh rằng chúng ta phải coi TQ là một mối đe doạ an ninh quốc gia. (Tác giả chủ đạo là một học giả thuộc Viện nghiên cứu American Enterprise Institute, Ông Dan Blumenthal, cộng tác viên trang blog Shadow Government của Foreign Policy). Bản tường trình kết luận rằng “tham vọng quân sự của TQ đang đe dọa các đồng minh Mỹ tại châu Á, đặt ra các nghi vấn về sự khả tín trong những cam kết của Mỹ đối với đồng minh, đồng thời đe dọa chiến lược quân sự Mỹ vốn đã từ lâu củng cố vị trí siêu cường của nước này”.
This is startling news to those of us who think of China as a "status quo" power, a view that until recently was widely shared in the academic and policy community. In Power Shift: China and Asia's New Dynamics, published in 2006, David Shambaugh, a leading China scholar, concludes that "China is increasingly seen as a good neighbor, constructive partner, and careful listener." Shambaugh and others wrote then that China had emerged from a long era of suspicion and insularity and had begun to join regional organizations, send peacekeepers to U.N. missions, and improve bilateral relations in the neighborhood. Yes, China's military was rapidly modernizing in ways that gave the Taiwanese a fright, but such signs of belligerence had been offset, Shambaugh concluded, by "bilateral and multilateral confidence-building measures."
Đây là bản tin gây sửng sốt cho những ai trong chúng ta vốn tin rằng TQ là một cường quốc muốn duy trì “nguyên trạng”, một quan điểm cho đến gần đây vẫn được chia sẻ trong cộng đồng nghiên cứu và hoạch định chính sách. Trong cuốn Power Shift: China and Asia’s New Dynamics, xuất bản năm 2006, David Shambaugh, một học giả hàng đầu về TQ, kết luận rằng “Càng ngày TQ càng được coi là một láng giềng tốt, một đối tác có tinh thần xây dựng, và một quốc gia biết lắng nghe”. Shambaugh và một số nhà nghiên cứu khác vào lúc đó đã cho rằng TQ đã ra khỏi một thời kỳ ngờ vực và cô lập lâu dài và đã bắt đầu tham gia các tổ chức khu vực, gửi binh sĩ vào các lực lượng bảo vệ hòa bình của LHQ, và cải thiện quan hệ song phương với các nước láng giềng. Đúng là, quân đội TQ đang hiện đại hóa nhanh chóng trong nhiều phương diện khiến Đài Loan phải lo sợ, nhưng những dấu hiệu hung hăng hiếu chiến như thế đã được quân bình bằng “những biện pháp xây dựng niềm tin song phương và đa phương”, Shambaugh đã kết luận như vậy.


But five years is a long time for a country growing, and changing, as rapidly as China. "Asian Alliances" argues, in effect, that China has now fully emerged from its defensive crouch. In recent years, China has developed a new generation of ballistic and cruise missiles, attack submarines, tactical and stealth aircraft, radar, and space-based intelligence, as well as an anti-satellite missile, which together give it the capacity to establish "contested zones" in air, sea, and space, and thus push the United States further and further out from regions of the Pacific that it has long patrolled and protected. And China's behavior in the neighborhood has turned markedly bellicose, aggressively pursuing its claim to islands in the South China Sea and sending its blue-water navy on long-range exercises off the Japanese coast. It's for this reason that Robert D. Kaplan wrote in the current issue of FP that the future of conflict lies not in the sands of the Middle East but the open water of the South China Sea.
Nhưng 5 năm là một thời gian lâu dài đối với một quốc gia tăng trưởng kinh tế và thay đổi nhanh chóng như TQ. Bản tường trình “Các Liên minh châu Á” lý luận rằng hiện nay TQ đã thật sự ra khỏi thế phòng thủ của mình. Trong những năm gần đây, TQ đã phát triển một thế hệ mới của tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, tàu ngầm tấn công, máy bay chiến lược, máy bay tàng hình, ra-đa, và các phương tiện tình báo đặt ngoài không gian, cũng như tên lửa chống vệ tinh – tất cả các phương tiện chiến tranh này kết hợp lại sẽ cho TQ khả năng thiết lập “các vùng tranh chấp” trên không, trên biển, và trong không gian, và bằng cách này từng bước đẩy Mỹ ra khỏi những khu vực trong Thái Bình Dương mà cường quốc này lâu nay đã kiểm soát và bảo vệ. Và hành vi của TQ đối với các nước láng giềng đã trở nên hiếu chiến thấy rõ, bằng việc hung hăng tuyên bố chủ quyền trên các đảo trong Biển Đông và gửi các lực lượng hải quân tuần dương tham dự các cuộc tập trận lớn ngoài khơi duyên hải Nhật Bản. Đó là lý do tại sao Robert D. Kaplan đã viết trong số Foreign Policy này rằng tương lai xung đột không nằm trong các sa mạc Trung Đông nhưng nằm ngoài khơi Biển Đông.
It seems odd that a country so famously patient and slow-gestating would have so radically, and so quickly, changed its posture to the world. Maybe that careful listening was an elaborate show, or a transitional phase. Elizabeth Economy, a China scholar at the Council on Foreign Relations, argues that China's peaceful rise was never more than a "rhetorical formulation"; only now, however, has China's military capacity and its rhetoric caught up with its long-held aspirations to expand its sphere of dominance in East Asia. U.S. President Barack Obama's administration has not accepted that view, but has nevertheless warned China to play by the rules of the international system. In the 2009 speech in which he coined the phrase "strategic reassurance," then-Deputy Secretary of State James Steinberg noted that China's "enhanced capabilities" and "overbroad assertion of its rights" in the South China Sea had caused Washington and its allies to "question China's intentions."
Điều có vẻ lạ lùng là một quốc gia nổi tiếng kiên nhẫn và chín chắn như TQ lại thay đổi lập trường một cách cực đoan và nhanh chóng như vậy. Có lẽ cái thái độ biết thận trọng lắng nghe trước đây của TQ chỉ là một màn kịch tinh vi, hoặc chỉ là một thời kỳ quá độ. Elizabeth Economy, một học giả về TQ tại Hội đồng Đối ngoại (the Council on Foreign Relations), lý luận rằng đường lối trỗi dậy hòa bình của TQ chỉ là một “một cách nói hoa mỹ”; nhưng, chỉ vào thời điểm hiện nay khả năng quân sự và những tuyên bố của TQ mới thể hiện được những tham vọng lâu đời của TQ về việc bành trướng khu vực khống chế tại Đông Á. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama không chấp nhận quan điểm này, nhưng chỉ cảnh báo TQ nên chơi theo luật lệ của hệ thống quốc tế. Trong bài diễn văn năm 2009 trong đó ông đã nặn ra cụm từ “trấn an chiến lược”, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg nhận xét rằng những “khả năng quân sự được tăng cường” và “thái độ quyết đoán công khai về quyền chủ quyền” của TQ trong Biển Đông đã khiến Washington và đồng minh của Mỹ “thắc mắc về ý định của TQ”.
There's little debate over those capabilities, which are clearly superior to what they were only a few years ago, and improving fast. But China's intentions are harder to read. David Finkelstein, director of China Studies at the Center for Naval Analyses in Alexandria, Va., says that he shares the "great uneasiness about how China will use its incipient but growing maritime power" throughout the region, but also notes that in recent years China has concluded that "time is on their side on Taiwan" and thus have been "relatively more relaxed" than in the past.
Ít ai tranh cãi về những khả năng quân sự nói trên của TQ, rõ ràng là vượt trội hơn so với chỉ vài năm trước đây và đang được cải tiến nhanh chóng. Nhưng mưu đồ của TQ thì khó lường hơn. David Finkelstein, Giám đốc của Ban Nghiên cứu TQ của Trung tâm Phân tích Tình hình Hải tại Alexandria, Virginia, nói rằng ông chia sẻ “mối lo ngại to lớn về phương cách TQ sẽ sử dụng hải lực mới mẻ và đang mạnh của mình” ở trong khu vực, nhưng ông cũng nhận xét rằng trong những năm qua chính quyền TQ đã kết luận rằng “họ nắm được thời cơ thuận lợi về vấn đề Đài Loan” và vì thế đã tỏ ra “tương đối hòa hoãn” hơn so với trước.


The obvious Cold War analogy is to the policy of containment: George Kennan believed that the Soviet Union hoped to dance on America's grave but he was prepared to wait for history to inevitably unspool itself; the Soviets could thus be deterred by a patient and persistent policy of containment. Finkelstein argues that a combination of forceful American diplomacy, which he credits the Obama administration with undertaking, and the current level of American military presence -- the Pacific fleet and 60,000 active-duty troops in the region -- has already contained China's ambitions, and will probably continue to do so. Kaplan, too, for all his projections of growing Chinese naval and air power, argues for maintaining the current state of military deployment. In short, it's the intentions that matter.
Sự tương đồng rõ nét với thời Chiến tranh Lạnh là chính sách ngăn chặn (the policy of containment): George Kennan, [cha đẻ của chính sách này], tin rằng Liên Xô nuôi hy vọng nhảy múa trên nấm mồ của Mỹ nhưng ông sẵn sàng chờ đợi lịch sử diễn ra theo một tiến trình tất yếu; bằng cách này đế quốc Xô viết có thể bị ngăn chặn bởi một chính sách kìm hãm. Finkelstein lý luận rằng một sự kết hợp gồm có chính sách ngoại giao mạnh dạn của Mỹ, mà ông ca ngợi chính quyền Obama đang tiến hành, và mức hiện diện quân sự hiện nay – hạm đội Thái Bình Dương và 60 ngàn quân sẵn sàng chiến đấu ở trong vùng – đã chặn đứng tham vọng bành trướng của TQ, và chắc hẳn sẽ tiếp tục chức năng này trong tương lai. Mặc dù đưa ra những tiên đoán về sự gia tăng của hải quân và không quân TQ, Kaplan cũng bênh vực việc Mỹ duy trì mức độ triển khai quân sự hiện nay ở trong vùng. Tóm lại, [theo chính sách ngăn chặn], chính ý đồ của đối phương mới là chủ yếu.
The authors of "Asian Alliances," by contrast, tend to infer China's intentions from its capacities. In an ominous scenario that carries a strong whiff of Herman Kahn, or perhaps Dr. Strangelove, they describe China using missiles and bombers to launch a devastating attack on Taiwan and the United States responding with a missile strike against the mainland, which in turn leads to … Armageddon. The only way to preclude such a cataclysm, the authors argue, is to adopt much tougher counter-measures: rollback, in Cold War terms.
Những các tác giả của bản tường trình “Các liên minh châu Á”, trái lại, có khuynh hướng suy đoán các ý đồ của TQ từ sức mạnh quân sự của nó. Trong một kịch bản rất đáng ngại, mang âm hưởng Herman Kahn [người dự tưởng chiến tranh nguyên tử] và có lẽ cả Dr. Strangelove [một phim hài về nỗi sợ nguyên tử], các tảc giả này mô tả TQ sử dụng tên lửa và máy bay ném bom để tung ra một cuộc tấn công tàn phá Đài Loan và Mỹ phản ứng lại bằng một cuộc đánh trả bằng tên lửa nhắm vào lục địa, việc này sau đó sẽ dẫn đến… một trận Armageddon [được tiên đoán trong Kinh Thánh]. Cách duy nhất để chặn đứng một thảm họa như thế, theo các tác giả này, là phải chấp nhận những biện pháp chống trả cứng rắn hơn hiện nay rất nhiều: đó là đẩy lùi (rollback), nói theo ngôn ngữ Chiến tranh Lạnh.
The "Asian Alliances" report warns that "Asia's future demands nothing less" than a new "shared strategic concept." The web of Cold War alliances should give way to a military partnership among the United States, Japan, South Korea, the Philippines, Indonesia, and others that would require a major increase in military spending and in military and intelligence cooperation. "[A]ny would-be aggressor" would be made to understand "that targeting one ally means invoking the ire of the rest." It's hard to believe that these states would agree to join such an explicitly anti-Chinese coalition. There's also the danger that China would react by concluding that time was no longer on its side, thus turning the coalition into a devastatingly self-fulfilling prophecy.
Bản tường trình “Các liên minh châu Á” cảnh báo rằng “tương lai châu Á ít ra cũng đòi hỏi [các nước đồng minh] phải chia sẻ một quan niệm chiến lược mới”. Mạng lưới các liên minh thời Chiến tranh Lạnh phải nhường chỗ cho một tổ chức đối tác quân sự gồm có Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines, Indonesia, và nhiều nước khác đang cần phải tăng cường chi phí quân sự cũng như hợp tác quân sự và tình báo. Tổ chức này phải làm cho “bất cứ một nước có ý đồ xâm lược nào” hiểu rằng “nhắm vào một đồng minh có nghĩa là gây phẫn nộ cho phần còn lại”. Thật khó tin tưởng rằng những quốc gia này sẽ đồng ý tham gia một liên minh công khai chống TQ như thế. Ngoài ra, còn có một nguy hiểm là TQ sẽ phản ứng lại bằng cách kết luận rằng thời cơ không còn nằm trong tay họ, vì thế quay ra đối đầu trực diện với liên minh này và như vậy sẽ biến một dự đoán mơ hồ trở thành một hiện thực chiến tranh khủng khiếp.
The costs for the United States would be greater still. The "Asian Alliances" report accuses the United States of courting "strategic insolvency" and proposes investments in vast amounts of new weaponry. In a congressional briefing, Blumenthal specified the hardware: "a next-generation bomber; large numbers of attack submarines (SSNs); a sizeable fifth-generation tactical aircraft fleet" and on and on and on.
Những phí tổn của Mỹ, nếu theo đề nghị của bản tường trình, sẽ là to lớn hơn nữa. Bản tường trình “Các Liên minh châu Á” lên án chính phủ Mỹ đã chuốc lấy “sự vỡ nợ chiến lược (strategic insolvency)” và đề nghị phải đầu tư nhiều hơn nữa vào các loại vũ khí mới. Trong một điều trần trước Quốc hội, Blumenthal nêu rõ những chiến cụ này: “một loại máy bay ném bom thuộc thế hệ sắp tới; những số lượng lớn tàu ngầm tấn công; một phi đội hùng hậu gồm nhiều máy bay chiến thuật thế hệ thứ năm”, vân vân và vân vân.
That sounds costly, no? Mitt Romney, who never loses an opportunity to talk up the threat from China, not to mention Russia, would peg defense spending at 4 percent of GDP -- $600 billion, or $70 billion more than the current total, which of course would necessitate equivalent cuts elsewhere to make up the difference. Or perhaps voters should accept that national insolvency is a price worth paying in order to address strategic insolvency. Or of course we could Lose China again. Or risk the Big One.
Như vậy nghe đã đủ tốn kém chưa? Chưa. Mitt Romney, [người vận động làm ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa] và không bao giờ để mất cơ hội thổi phồng mối hiểm họa đến từ TQ, chưa kể từ nước Nga, đề nghị chi tiêu 4% GDP cho quốc phòng – tức 600 tỉ đôla, hay 70 tỉ đôla nhiều hơn tổng số chi tiêu quốc phòng hiện nay, điều này hiển nhiên đòi hỏi phải cắt xén một số ngân sách tương đương ở các lãnh vực khác để bù trừ. Nếu không, có lẽ cử tri phải chấp nhận sự vỡ nợ quốc gia (national insolvency) như cái giá phải trả để giải quyết sự vỡ nợ chiến lược (strategic insolvency). Nếu không, dĩ nhiên, chúng ta có thể sống lại kinh nghiệm “Mất Trung Hoa” một lần nữa. Hay có nguy cơ tiến tới một Đại họa Chiến tranh.
Americans are, understandably, much too obsessed with the economy right now to spare a thought for national security. But the debate is waiting in the wings. The threat of terrorist attack is very real, but diminishing. Al Qaeda is not the national nightmare it once was. Are Americans going to replace it with a new nightmare -- or rather, a recycled one from the depths of the Cold War? I certainly hope not. China's regional ambitions do need to be checked. But if America bankrupts itself in the process, we'll win the battle and lose the war.
Điều dễ hiểu là, người dân Mỹ vì quá ám ảnh với tình trạng kinh tế đến nỗi không còn rảnh rỗi tâm trí để lo về an ninh quốc gia. Nhưng cuộc tranh luận [về mối đe dọa TQ] đang chờ dịp xảy ra. Mối đe doạ về các cuộc tấn công khủng bố là rất thực, nhưng đang giảm dần. Al Qaeda không còn là một cơn ác mộng quốc gia như trước đây. Nhưng liệu người Mỹ có muốn thay thế cơn ác mộng này bằng một cơn ác mộng khác – hay nói đúng hơn, phục hồi một cơn ác mộng đã bị vùi dưới đáy sâu của thời Chiến tranh Lạnh không? Hẳn nhiên, tôi hy vọng là không. Nhưng nếu nước Mỹ tự phá sản trong tiến trình này, chúng ta sẽ chỉ thắng được một trận đánh nhưng thua luôn cả cuộc chiến tranh.
James Traub is a contributing writer for the New York Times Magazine and a fellow of the Center on International Cooperation. "Terms of Engagement," his column for ForeignPolicy.com, runs weekly.
James Traub là một nhà văn viết cho tạp chí New York Times và một nghiên cứu sinh của Trung tâm Hợp tác quốc tế.



Translated by Trần Ngọc Cư

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn