MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, January 26, 2014

Why Child Laborers Don’t Want to Go Home to Liangshan, China Tại Sao Lao Động Trẻ Em Không Muốn Về Nhà Ở Lương Sơn, Trung Quốc





Why Child Laborers Don’t Want to Go Home to Liangshan, China

Tại Sao Lao Động Trẻ Em Không Muốn Về Nhà Ở Lương Sơn, Trung Quốc
By Zhou Xi, Radio Free Asia
January 14, 2014
Zhou Xi, Radio Free Asia      
January 23, 2014     

Child laborers beg not to go home when rescued, while officials back home squander money excessively

Lao động trẻ em năn nỉ để không phải về nhà khi được giải cứu, trong khi các quan chức ở quê nhà tiêu tiền phung phí.
A recent Radio Free Asia report has highlighted two corresponding issues in China that have drawn much public attention.

Một bản tin của Đài Phát Thanh Châu Á Tự Do đã làm nổi bật hai vấn đề tương quan ở Trung Quốc vốn thu hút nhiều sự chú ý của dư luận.


The first news in focus is that when an illegal child labor site was discovered in an electronics factory in Shenzhen City and 41 youth were rescued, none of these teenagers wanted to be sent home.
Tin tức tiêu điểm đầu tiên là về một tụ điểm lao động trẻ em bất hợp pháp được phát hiện ở bên trong một nhà máy điện tử ở thành phố Thâm Quyến và 41 trẻ vị thành niên được giải cứu, nhưng không em nào muốn được gửi trả về nhà.

One girl told the reporter: “I can eat rice and meat here, at home I only have potatoes and corn. I don’t want to go home.” Their hometown is Liangshan in Sichuan Province, one of the poorest areas in the province as well as the whole nation.

Một bé gái kể với phóng viên: “Cháu có thể ăn cơm và thịt ở đây, ở nhà cháu chỉ có khoai tây và ngô. Cháu không muốn về nhà”. Nhà của chúng ở huyện Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, một trong những khu vực nghèo nhất trong toàn tỉnh cũng như trong cả nước.

There, transportation and utilities are undeveloped, and farmers’ per capita annual income is only 2,000 to 3,000 yuan ($300 to $500), roughly the same amount as these child workers earn in a month. Even the parents feel that going out to work is not a bad thing—the children can gain experience, make money, and eat meat. Even with working 12 hours a day, they have a far better life than at home.

Ở đó, giao thông và cơ sở hạ tầng chưa phát triển, thu nhập bình quân hàng năm theo đầu người của nông dân chỉ từ 2,000 đến 3,000 tệ (300-500 USD), bằng xấp xỉ số tiền mà những lao động trẻ em này kiếm được trong một tháng. Thậm chí những người làm cha mẹ còn thấy rằng việc ra ngoài đi làm không phải là điều xấu – bọn trẻ có thể thu được kinh nghiệm, kiếm tiền và ăn thịt. Ngay cả với 12 tiếng làm việc mỗi ngày thì chúng vẫn có một cuộc sống tốt hơn nhiều so với ở nhà.

Meanwhile, the West China City Newspaper reported on Jan. 7 that a member of the Communist Party Standing Committee of Liangshan, who is also the Secretary of State-Owned Assets Supervision Administration Commission in Liangshan, was criticized by the Central Discipline Inspection Commission for feasting on public funds.

Trong lúc đó, báo West China City đưa tin vào ngày 7 tháng Giêng rằng một thành viên của ban chấp hành Đảng bộ huyện Lương Sơn, người kiêm giữ chức Bí thư đảng của Ủy Ban Quản Trị Giám Sát Tài Sản Nhà Nước ở Lương Sơn, đã bị Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương chỉ trích vì tiệc tùng bằng ngân sách công.

While leading a work group to conduct grassroots inspections, the official spent over 15,000 yuan ($2,480) on a dinner in which cigarettes and alcohol accounted for over 8,000 yuan ($1,322).

Trong khi dẫn một đoàn làm việc đi thanh tra cơ sở, viên quan chức này đã tiêu hơn 15,000 tệ (2,480 USD) cho một bữa ăn tối mà trong đó thuốc là và rượu chiếm đến hơn 8,000 tệ (1,322 USD).
An article by Zhi Shang Jian Zhu (Constructing on Paper) said “Spending 15,000 yuan on a meal—such squander even humbles the affluent areas, not to mention it happened right in Liangshan, where the rescued child workers do not want to return home because they don’t have meat to eat.”

Một bài báo trên trang blog Chỉ Thượng Kiến Trúc nói rằng “Chi 15,000 tệ cho một bữa ăn – sự lãng phí như vậy thậm chí còn gây xấu hổ ở các khu vực giàu có, huống hồ xảy ra ở ngay Lương Sơn, nơi mà những lao động trẻ em không muốn về nhà bởi chúng không có thịt để ăn”.

It looks like there is actually no absolute poverty, only absolute injustice. While people are hungry, the officials live in extravagance. Where did their money come from? It comes from those incredibly poor people.

Có vẻ như trên thực tế không có sự nghèo khó tuyệt đối, chỉ có sự bất công tuyệt đối. Trong khi người dân đang đói rét thì các quan chức lại sống trong xa hoa. Tiền của họ đến từ đâu? Nó đến từ những người dân nghèo khổ quá mức.
This is exactly what the old saying “Yu Rou Xiang Li” describes (Treat commoners as fish and meat, kill and eat as you wish), it’s not a lifestyle issue, but a crime in the rawest form.

Đây chính là điều mà câu tục ngữ cổ “Ngư Nhục Hương Lí “ (Xem thường dân như cá và thịt, giết và ăn họ theo ý muốn), đó không phải là một vấn đề về lối sống, mà là một hình thức tội phạm sơ khai nhất

It might be coincidental for the two pieces of news to break out at the same time, one is about child laborers working 12 hours a day, the other is about squandering county officials. These people come from the same hometown, but they live in two totally different worlds.

Có thể là điều trùng hợp khi hai mẩu tin này được đăng cùng một thời điểm, một cái là về các lao động trẻ em làm việc 12 tiếng một ngày, cái còn lại về các quan chức huyện hoang phí. Những người này sống cùng chung một quê nhà nhưng họ thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác biệt.
As early as 2008, it was exposed by the media that a lot of child labor was exported to Shenzhen and Dongguan in Guangdong Province from Liangshan, which is very remote and inhabited by elderly, minority nationalities, and the poor.

Đầu năm 2008, giới truyền thông đã vạch trần việc có nhiều lao động trẻ em bị đưa từ Lương Sơn, một vùng rất hẻo lánh và là nơi cư trú của những người già, các nhóm dân tộc thiểu số và người nghèo, đến Thâm Quyến và Đông Quan ở tỉnh Quảng Đông.
So how was the squandering local official reprimanded for his 15,000 yuan work dinner? He was merely criticized in a written notice.

Vậy, viên quan chức địa phương hoang phí kia bị khiển trách như thế nào vì bữa tối công việc 15,000 tệ của mình? Ông ta chỉ bị phê bình trong một văn bản thông báo.

Those children of poor families, even if they are “rescued” and sent back to Liangshan, will most likely return to the city in groups after the Chinese New Year at the end of January, and continue their child labor lives, eating rice and meat.

Những trẻ em từ các gia đình nghèo, ngay cả nếu chúng được “giải cứu” và gửi về Lương Sơn thì rất có thể chúng sẽ quay lại thành phố theo từng đoàn sau Tết nguyên đán vào cuối tháng giêng, và tiếp tục cuộc sống lao động của mình, ăn cơm và thịt.
An article by Di Guo Liang Min (Empire’s Innocent Citizen) said the situation hasn’t changed since the 2008 media exposure. But would media exposure today help people realize how bad Liangshan’s poverty really is?

Một bài báo trên trang blog Đế Quốc Lương Dân nói rằng tình hình vẫn không thay đổi kể từ vụ phơi bày của giới truyền thông năm 2008. Nhưng liệu việc phơi bày của các phương tiện truyền thông hôm nay có giúp người dân nhận ra rằng Lương Sơn thật sự nghèo khó đến mức nào?

The image of local officials enjoying an extravagant dinner with a scene of child laborers being exported in large groups in the background creates a modern version of ‘Behind the vermilion gates meat and wine goes to waste, while out on the road lie the bones of those frozen to death,’ (written by the famous poet Du Fu of Tang Dynasty in 755 A.D.).”

Hình ảnh về các quan chức địa phương thưởng thức bữa ăn tối xa hoa với cảnh những lao động trẻ em bị xuất đi theo từng nhóm lớn làm nền, tạo ra một phiên bản hiện đại của ‘Đằng sau những cánh cửa sơn son thịt và rượu phung phí, trong khi ngoài đường la liệt xác người chết cóng’, (viết bởi nhà thơ nổi tiếng Đổ Phủ vào thời Đường năm 755 sau công nguyên)”.

The state of poverty in the remote, poor areas such as Liangshan is always troubling, and many feel helpless about the child labor phenomena. Some people even blame the media for exposing the existence of those child laborers, because it resulted in the children being forced to return to their hometown where they only have potatoes and corn to eat.

Tình trạng nghèo đói ở các vùng xa xôi, nghèo nàn như Lương Sơn luôn nhức nhối và nhiều người cảm thấy bất lực trước hiện tượng nhân công trẻ em. Một số người còn quở trách các phương tiện truyền thông vì đã phơi bày sự tồn tại của những lao động trẻ em này bởi vì nó làm các em bị buộc phải trở về quê nhà của mình, nơi chúng chỉ có khoai tây và ngô để ăn.

Such bitterness and frustration constitutes a true portrayal of contemporary Chinese society.
Sự cay đắng và thất vọng này khắc họa nên một bức tranh chân thực về xã hội Trung Quốc đương thời.






http://www.theepochtimes.com/n3/449706-why-child-laborers-dont-want-to-go-home-to-liangshan-china/

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn