India's approach to
Asia Pacific
|
CÁCH ẤN ĐỘ TIẾP CẬN
CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
|
|
Arvind Gupta
IDSA
September 19, 2013
|
Arvind Gupta
IDSA (Viện nghiên cứu và phân tích quốc
phòng Ấn Độ)
19/9/2013
|
Several political, security, economic and socio-cultural
factors are at play making Asia Pacific a highly dynamic region. India needs
to have a long term strategy to make use of the opportunities arising in the
Asia-Pacific while keeping in view the security challenges. The Asia-Pacific
is marked by the following key trends: rise of China; the rebalancing
strategy of the US; a regional architecture underpinned by centrality of
ASEAN; the growing importance of the Indian Ocean region and maritime issues;
the growing salience of non-traditional security threats.
|
Nhiều nhân tố chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa-xã
hội đang biến châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD) thành một khu vực năng động. Ấn
Độ cần có một chiến lược dài hạn để tận dụng những cơ hội đang nổi lên tại
CA-TBD trong khi xem xét những thách thức về an ninh. CA-TBD hiện được đánh
dấu bởi những xu hướng chính sau đây: Sự nổi lên của Trung Quốc; chiến lược
tái cân bằng của Mỹ; một cấu trúc khu vực, với ASEAN là trung tâm; tầm quan
trọng ngày càng tăng của khu vực Ấn Độ Dương và các vấn đề hàng hải; những mối
đe dọa an ninh không truyền thống ngày càng tăng.
|
This policy brief discusses some of the key trends in the
Asia Pacific and sets out a long-term approach for India so as to maximise
its security and developmental opportunities. The focus is on Indo-ASEAN
relations while other countries are discussed in brief.
|
Bài phân tích chính sách này sẽ thảo luận về các xu hướng
chính trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và đưa ra một cách tiếp cận dài
hạn giúp Ấn Độ tối đa hóa an ninh và cơ hội phát triển. Bài viết tập trung
vào các mối quan hệ Ấn Độ-ASEAN trong khi các quốc gia khác sẽ được thảo luận
vắn tắt.
|
Rise of China
China's rise has created a flux. An economic giant, with a
GDP of USD 7.3 trillion (2011-World Bank) & an annual military
expenditure of Yuan 650 billion (approx USD 103 billion) in 2012, China has
overtaken Japan in economic and military terms and may overtake the US’
economy in the next 10-20 years depending upon the growth rate differential
between the two countries.
|
Sự trỗi dậy của Trung
Quốc
Sự nổi lên của Trung Quốc đã tạo nên sự thay đổi. Là một
nền kinh tế khổng lồ, với GDP 7.300 nghìn tỷ USD (theo số liệu của Ngân hàng
Thế giới năm 2011) và chi tiêu quân sự hàng năm xấp xỉ 103 tỷ USD trong năm
2012, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về kinh tế, quân sự, và có thể vượt Mỹ về
kinh tế trong 10-20 năm, tùy thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng giữa hai nước trong
những năm tới.
|
China’s rise is altering the balance of power globally
& regionally. The confidence in China's peaceful rise and peaceful development
has been seriously dented due to rising tensions in South China Sea and in
East China Sea. The new leadership is nationalistic & sharply focused on
China’s ‘core’ interests.
|
Sự nổi lên của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân lực
lượng khu vực và toàn cầu. Lòng tin về sự nổi lên và phát triên hòa bình của
Trung Quốc đã bị sút mẻ nghiêm trọng do căng thẳng ngày càng tăng tại biển
Hoa Nam (Biển Đông) và biển Hoa Đông. Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc theo
chủ nghĩa dân tộc và kiên quyết tập trung vào những lợi ích “cốt lõi” của
Trung Quốc.
|
China's rapid military modernisation and projection of its
power beyond immediate neighbourhood and in the West Pacific, has raised
apprehensions among its neighbours. It has developed a powerful navy – with
aircraft carriers, submarines, anti-ship missiles – which is rivalling that
of Japan and the US. China is following Anti Access Anti-Denial (A2D)
strategy to deter the US from entering the island chain in the area of
Chinese influence.
|
Tiến trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc
và ý đồ thể hiện sức mạnh đối với những nơi xa hơn các nước láng giềng liền
kề và tại khu vực Tây Thái Bình Dương, đã gây lo ngại cho các nước láng giềng
của Trung Quốc. Bắc Kinh đã phát triển một lực lượng hải quân hùng mạnh, với
các tàu sân bay, tàu ngầm, tên lửa chống tàu chiến. Trung Quốc đang theo đuổi
chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) để ngăn chặn Mỹ vào
các khu vực hải đảo nằm trong ảnh hưởng của Trung Quốc.
|
The rising tide of nationalism in China has caused
anxieties among neighbours. China’s formulations on ‘core’ interests with
attendant focus on sovereignty, has created doubts in the minds of the
neighbouring countries about China’s intentions. China regards the South
China Sea as its internal waters. This will have major impact not only in the
neighbourhood but also for international shipping.
|
Làn sóng dân tộc chủ nghĩa đang nổi lên tại Trung Quốc đã
gây lo ngại cho các nước láng giềng. Công thức về nhũng lợi ích “cốt lõi” của
Trung Quốc, với trọng tâm là chủ quyền lãnh thổ, đã khiến các nước láng giềng
nghi ngờ về ý đồ của Bắc Kinh. Trung Quốc coi Biển Đông như vùng biển của họ.
Điều này sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ đối với các nước láng giềng mà còn ảnh
hưởng đến hàng hải quốc tế.
|
On the flip side, it must also be recognized that China’s
rise has also benefited the neighbours, particularly in the economic field.
For most countries, China is number one trading partner. China-ASEAN trade is
$ 380 billion. The ASEAN economies have got integrated with that of China.
People-to-people contacts between China and its neighbours have also deepened
with greater connectivity, openness and transparency.
|
Phải thừa nhận rằng sự nổi lên của Trung Quốc cũng có lợi
cho các nước láng giềng, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế. Đối với hầu hết các
nước láng giềng, Trung Quốc là đối tác thương mại số một. Kim ngạch thương
mại Trung Quốc-ASEAN đã lên tới 380 tỷ USD; các mối tiếp xúc nhân dân giữa
Trung Quốc và các nước láng giềng cũng trở nên sâu sắc với sự kết nối, cởi mở
và minh bạch hơn.
|
China is getting integrated with the regional
architectures. This has increased China’s role in regional stability. For
instance, China has an FTA with ASEAN. The ASEAN countries are part of a
global supply chain which passes through China to global markets. Thus the
economic and social interdependence has increased. China is participating in
RCEP negotiations. RECP will bring about a higher level of economic
integration between the ASEAN, China, Japan, Australia and India.
|
Trung Quốc đang có sự liên kết với các cấu trúc khu vực và
điều này đã tăng cường vai trò của Trung Quốc trong sự ổn định khu vực. Chẳng
hạn, Trung Quốc đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN. Các nước
ASEAN là một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu đi qua Trung Quốc để tới các
thị trường trên thế giới, do đó, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và xã hội
tăng lên. Trung Quốc đang tham gia các cuộc thương lượng về Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiệp định này sẽ mang lại mức độ liên kết
kinh tế cao hơn giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
|
The future is uncertain. China’s economic performance is
suspect and riddled with many problems. How long will China maintain its
growth and what will be the impact of the slow-down of Chinese economy in the
region will be worth studying? China presents a complex picture. The talk of
containment of China is problematic given the growing interdependence between
China and most major economies of the region.
|
Tương lai là không chắc chắn. Thành tích kinh tế của Trung
Quốc đáng nghi ngờ và khó hiểu với nhiều vấn đề. Trung Quốc sẽ duy trì tốc độ
tăng trưởng được bao lâu và những gì sẽ bị tác động bởi sụt giảm kinh tế
Trung Quốc trong khu vực này có đáng nghiên cứu không? Trung Quốc thể hiện
một bức tranh phức tạp. Câu chuyện ngăn chặn Trung Quốc là có vấn đề khi xét
đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa Trung Quốc và các nền kinh tế
lớn nhất của khu vực.
|
US rebalancing
strategy
The US has been a key player in the security and economic
architecture of the region. The biggest challenge before the US is to adjust
to the rise of China. Having got entrapped in the highly expensive wars in
Afghanistan and Iraq and having been affected by the economic slowdown, the
US is in a perilous condition. The US has been compelled to reduce its
defence budget due to lack of resources.
|
Chiến lược tái cân
bằng của Mỹ
Mỹ là một “bên tham gia” chính trong cấu trúc an ninh và
kinh tế của khu vực CA-TBD. Thách thức lớn nhất đối với Mỹ là điều chỉnh sự
nổi lên của Trung Quốc. Bị kẹt trong các cuộc chiến tranh tốn kém tại
Afghanistan, Iraq và ảnh hưởng của tình trạng suy giảm kinh tế, Mỹ buộc phải
giảm ngân sách quốc phòng do thiếu nguồn.
|
Many analysts believe that the US is declining vis-à-vis
China although it will remain a military and economic power in the
foreseeable future. The US also has the ability to bounce back due to its
vast capabilities in innovation. Yet, according to some conjectures China
will overtake the US as number one economy in the next two decades. That will
be an important psychological moment for the world.
|
Nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ đang sa sút so với Trung
Quốc mặc dù vẫn là một thế lực về kinh tế và quân sự đứng đầu trong tương lai
gần. Mỹ cũng có khả năng bật dậy trở lại nhờ khả năng to lớn trong lĩnh vực
sáng tạo. Thế nhưng theo một số phỏng đoán, Trung Quốc sẽ soán ngôi “quán
quân” của Mỹ về kinh tế trong hại thập niên tới và điều đó sẽ là động lực tâm
lý quan trọng đối với thế giới.
|
Beset by fundamental changes in the international order,
the US has signalled a shift in its policies towards Asia. Doubts have arisen
among the US allies in its ability to shore up its key military alliances in
the region, for instance, with Japan, South Korea, the Philippines, Australia
and Thailand. Faced with a rising China and a declining US, many countries
are adopting hedging strategies vis-à-vis China. Essentially most of the
countries are seeking greater engagement with China, while being on guard
against its assertiveness.
|
Bị bao vây bởi nhũng thay đổi cơ bản trong trật tự quốc
tế, Mỹ đã bật tín hiệu thay đổi các chính sách đối với châu Á. Những hoài
nghi đã nổi lên trong các đồng minh của Mỹ về khả năng Washington sẽ nâng đỡ
được các đồng minh quân sự chủ chốt trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Philippines, Australia và Thái Lan. Đối mặt với một Trung Quốc đang nổi lên
và một nước Mỹ đang suy thoái, nhiều nước áp dụng các chiến lược nước đối với
Trung Quốc. Hầu hết các nước đang tìm kiếm sự can dự lớn hơn với Trung Quốc trong
khi vẫn tìm cách bảo vệ mình trước sự quyết đoán của Trung Quốc.
|
The US has declared a policy of rebalancing and pivoting
to Asia. The policy is imprecise and created considerable confusion. Did the
US ever leave Asia? If not, why is this talk of return to Asia? What will be
the nature of the US defence postures? Will the 60:40 ratio in military
deployments between Asia and the rest of the world be sufficient to
strengthen the US defence in Asia Pacific?
|
Mỹ đã tuyên bố chính sách tái cân bằng và xoay trục sang
châu Á. Song chính sách này vẫn mơ hồ và tạo nên sự lộn xộn đáng kể. Đã bao
giờ Mỹ rời châu Á? Nếu chưa, tại sao lại nói đến chuyện quay lại? Điều gì sẽ
là bản chất tình hình quốc phòng của Mỹ? Liệu tỷ lệ 60:40 lực lượng quân sự
Mỹ triển khai tại châu Á và những nơi khác trên thế giới có đủ để tăng cường
vị thế quốc phòng của Mỹ tại CA-TBD?
|
In recent times the rebalancing strategy has been further
elaborated by officials in Obama 2 administration. Economic and cultural
dimensions of the strategy have been elaborated. The aim of rebalancing
strategy has been defined to be the strengthening of the existing alliances,
searching for new partners (India, Indonesia), forging economic partnerships
(TPP) and achieving a constructive relationship with China.
|
Trong thời gian gần đây, chiến lược tái cân bằng của Mỹ đã
được các quan chức trong Chính quyền Obama nhiệm kỳ thứ hai thảo luận tỉ mỉ
hơn, trong đó có cả lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Mục đích của chiến lược tái
cân bằng đã được xác định nhằm tăng cường các đồng minh hiện hành và tìm kiếm
thêm các đối tác mới (Ấn Độ, Indonesia), thiết lập các đối tác kinh tế và đạt
được mối quan hệ có tính chất xây dựng với Trung Quốc.
|
But, Beijing has taken rebalancing as an attempt to
contain China. It clearly is suspicious of the US partnerships especially the
one with India. The Chinese are developing their own A2D strategies to
prevent the US from coming too close to the Chinese shores. The Chinese
assertiveness in South China Sea, East China Sea and other areas are part of
its strategy to keep the US away and to signal Chinese area of influence.
|
Nhưng Bắc Kinh coi chính sách tái cân bằng của Mỹ như một
âm mưu kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc đang phát triển các chiến lược A2/AD
để ngăn chặn Mỹ tiến quá gần tới các bờ biển Trung Quốc. Hành động hiếu chiến
của Trung Quốc tại Biển Đông, biển Hoa Đông và các khu vực khác là một phần
trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn Mỹ và để gửi đi tín hiệu rằng
đây là khu vực nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.
|
The US is concerned about China but it has to avoid open
confrontation. The US statements on China indicate the US’ desire to engage
with China as deeply as practical. The strategic and economic dialogue
between the two countries has been institutionalised. Yet, the relationship
between the two countries is far from smooth. Elements of competition and
confrontation are manifest in the US-China relations. The rest of the world
is also unsure about the direction in which the US-China relationship is
proceeding.
|
Mỹ quan ngại về Trung Quốc, song tránh đối đầu công khai.
Các tuyên bố của Mỹ về Trung Quốc chứng tỏ nguyện vọng của Washington muốn
can dự với Bắc Kinh sâu hơn. Đối thoại chiến lược và kinh tế giữa hai nước đã
được thể chế hóa, song quan hệ song phương còn lâu mới suôn sẻ. Các yếu tố
cạnh tranh và đối đầu là rõ ràng nhất trong quan hệ Mỹ- Trung. Các nước khác
trên thế giới không dám chắc về khuynh hướng tiến triển của quan hệ Mỹ-Trung.
|
How other countries
are readjusting?
It is in this shifting background that other countries are
adjusting their policies.
The ASEAN Region, traditionally a region divided by
numerous internal fault lines, has sought to put its act together
particularly since the 1997 Asian financial crisis. ASEAN countries have
sought to resolve their disputes through consensus and dialogue. They have
engaged with the outside world while emphasising the ASEAN centrality in so
far as their region is concerned. With a combined GDP of over $ 2 trillion
(2011) and total trade of $ 2.4 trillion (2011), ASEAN has emerged as a
formidable economic force. Yet stability in ASEAN is crucially dependent upon
internal as well as external factors. China and the US factors have brought
ASEAN to a crossroads. ASEAN unity is under strain. Vietnam and the Philippines
are directly affected by China's rise. The South China Sea is a hotspot of
tension and is likely to remain so. The mistrust between China and ASEAN is
increasing because of South China Sea issues.
|
Các quốc gia khác
điều chỉnh như thế nào?
Chính trên bối cảnh chuyển đổi này mà các nước khác cũng đang
điều chỉnh chính sách của mình .
Khu vực ASEAN, mà theo truyền thống vốn là khu vực bị phân
chia bởi nhiều đường đứt gãy nội bộ, đã tìm cách hành động cùng nhau đặc biệt
là kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Các nước ASEAN đã tìm
cách giải quyết tranh chấp thông qua sự đồng thuận và đối thoại. Họ đã tham
gia với thế giới bên ngoài trong khi nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN
cho đến nay khi khu vực của họ có liên quan. Với GDP kết hợp đạt hơn 2 nghìn
tỷ đô-la (năm 2011) và tổng kim ngạch thương mại là $2,4 nghìn tỷ đô-la (năm
2011) , ASEAN đã nổi lên như một lực lượng kinh tế đáng gờm. Tuy nhiên, sự ổn
định trong ASEAN phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố nội bộ cũng như bên
ngoài. Các yếu tố Trung Quốc và Mỹ đã đưa ASEAN đến ngã ba đường. Đoàn kết của
ASEAN bị căng thẳng. Việt Nam và Philippines bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự
trỗi dậy của Trung Quốc. Biển Đông là một điểm nóng căng thẳng và có thể sẽ
vẫn như vậy. Sự thiếu tin cậy giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng tăng vì vùng
biển Đông .
|
The ASEAN is trying to forge an economic union by 2015.
ASEAN+6 have Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) even as the
US is pushing for a Trans-Pacific Partnership (TPP) which excludes China.
Some countries like Myanmar, Laos, Cambodia and Indonesia have doubts about
joining the TPP negotiations.
|
ASEAN đang cố gắng để tạo thành một liên minh kinh tế vào
năm 2015. ASEAN +6 có quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP ) ngay
cả khi Hoa Kỳ đang thúc đẩy quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không
bao gồm Trung Quốc. Một số quốc gia như Myanmar, Lào, Campuchia và Indonesia
có ý nghi ngờ về việc tham gia các cuộc đàm phán TPP .
|
Japan
Japan is getting revitalised. Prime Minister Abe is
determined to restore Japan’s primacy. Japan’s New Defence Policy guidelines
indicate that Japan is likely to devote increasing attention to recrafting
its military strategy and enhancing its defence postures. China’s
assertiveness and North Korea’s nuclear programme are serious security
concerns for Japan. In the altered scenarios, Japan is focusing on India as a
security partner. Prime Minister Manmohan Singh’s visit to Japan got
worldwide headlines as it signalled deepening of India-Japan strategic and
security partnership. Prime Minister Abe is reported to have proposed “a
strategy whereby Australia, India, Japan and the US state of Hawaii form a
diamond to safeguard the maritime commons stretching from the Indian Ocean
region to the Western Pacific… I am prepared to invest to the greater
possible extent, Japan’s capabilities in this security diamond.” The Indian
Prime Minister spoke of India and Japan as “natural and indispensable
partners for…a peaceful, stable, cooperative and prosperous future for the
Asia Pacific and Indian Ocean regions.” Clearly, India-Japan relations are
important in the context of peace and stability in Asia Pacific.
|
Nhật Bản
Nhật Bản đang được hồi sinh. Thủ tướng Abe quyết tâm khôi
phục lại tính ưu việt của Nhật Bản. Hướng dẫn chính sách quốc phòng mới của
Nhật Bản cho thấy Nhật Bản có thể dành nhiều sự quan tâm đến tái thiết chiến
lược quân sự của mình và tăng cường tư thế phòng thủ. Sự quyết đoán của Trung
Quốc và chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên là mối quan tâm an ninh
nghiêm trọng đối với Nhật Bản. Trong các kịch bản đã thay đổi, Nhật Bản đang
tập trung vào Ấn Độ như là một đối tác an ninh. Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn
Độ Manmohan Singh tới Nhật Bản được các báo trên toàn thế giới đề cập khi nó
báo hiệu quan hệ đối tác chiến lược và an ninh của Ấn Độ - Nhật Bản đã sâu
sắc hơn. Thủ tướng Abe được cho là đã đề xuất "một chiến lược theo đó
Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và tiểu bang Hawaii tạo thành một chuỗi đảo để bảo vệ các
vùng biển chung kéo dài từ khu vực Ấn Độ Dương tới Tây Thái Bình Dương... Tôi
sẵn sàng đầu tư đến mức độ lớn hơn có thể, các khả năng của Nhật Bản vào chuỗi
đảo an ninh này." Thủ tướng Ấn Độ nói về Ấn Độ và Nhật Bản như là "đối
tác tự nhiên và không thể thiếu vì một tương lai hòa bình, ổn định, hợp tác
và thịnh vượng cho khu vực châu Á Thái Bình Dương và khu vực Ấn Độ Dương.
"Rõ ràng, quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản rất quan trọng trong bối cảnh hòa
bình và ổn định ở châu Á Thái Bình Dương.
|
Australia
It would be useful to see how Australia is adjusting to
the rise of China. Australia sees opportunities for itself in the so-called
“Asian Century”. It welcomes the rise of China and accepts its military
growth as “natural”. Australia is pulling out all stops to deepen its
relations with China at every level. At the same time, Australia is also
hedging against China by building its own defence capabilities and supporting
US rebalancing & pivoting to the Asia Pacific. It is seeking partnerships
with India, Japan and South Korea. In particular, Australia takes note of
India’s growing strategic weight in the region and assigns special importance
to India in the context of “Indo-Pacific”. It regards Indian and pacific
oceans as “one strategic arch”. India needs to deepen its relations with
Australia, particularly in the context of Australia’s emergence as a major
supplier of coal and possibly uranium in the future. Australia is also
helping India in education and skill developments.
|
Úc
Sẽ là hữu ích khi xem xét cách Úc đang điều chỉnh trước sự
trỗi dậy của Trung Quốc. Úc nhìn thấy cơ hội cho mình trong cái gọi là "thế
kỷ châu Á". Úc hoan nghênh sự nổi lên của Trung Quốc và chấp nhận tăng
trưởng quân sự của nước này là "tự nhiên". Úc được có mặt ở tất cả
các điểm dừng để làm sâu sắc hơn quan hệ với Trung Quốc ở mọi cấp độ. Đồng
thời, Úc cũng bảo hiểm rủi ro đối với Trung Quốc bằng cách xây dựng khả năng
phòng thủ của mình và hỗ trợ Mỹ tái cân bằng và xoay trục đến khu vực châu Á
Thái Bình Dương. Úc đang tìm kiếm quan hệ đối tác với Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn
Quốc. Đặc biệt, Úc lưu ý đến sức nặng chiến lược đang gia tăng của Ấn Độ
trong khu vực và nhận ra tầm quan trọng đặc biệt của Ấn Độ trong bối cảnh
"Ấn Độ- Thái Bình Dương". Úc co Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là
"một vòng cung chiến lược". Ấn Độ cần phải làm sâu sắc thêm mối
quan hệ với Úc, đặc biệt là trong bối cảnh Úc xuất hiện như một nhà cung cấp
chính về than và urani có thể trong tương lai. Úc cũng giúp Ấn Độ trong phát
triển giáo dục và kỹ năng.
|
South Korea
South Korea faces a volatile security environment,
particularly in the context of North Korea’s nuclear and missile programme
and its unpredictable behaviour. South Koreans pay major emphasis on the
protection of the sea lanes of communication in the East Asian region and
seek cooperation with India in this regard. They also take note of Chinese
hegemonic outlook in the region. While maintaining close ties with India, the
Cheonan incident and Yeon Pyieng Island shelling in 2010 have highlighted the
increasing military trend in that area. The RoK relies heavily on
international maritime lanes and shipping. In recent track-2 level
discussions, South Koreans have underscored desirability of a cooperative
mechanism and dialogue between RoK and the Indian navy; institutionalising an
official bilateral mechanism for planning and coordination of maritime issues
on the lines of an annual maritime dialogue. The South Koreans also want
maritime cooperation with India such as joint naval exercises.
|
Hàn Quốc
Hàn Quốc phải đối mặt với một môi trường an ninh không ổn
định, đặc biệt trong bối cảnh của chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc
Triều Tiên và hành vi không thể đoán trước của quốc gia này. Hàn Quốc đặt
trọng tâm vào bảo vệ các tuyến giao thông đường biển trong khu vực Đông Á và
tìm kiếm sự hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực này. Họ cũng lưu ý triển vọng bá
quyền của Trung Quốc trong khu vực. Trong khi duy trì quan hệ chặt chẽ với Ấn
Độ, sự cố Cheonan và pháo kích đảo Yeon Pyieng trong năm 2010 đã cho thấy xu
hướng quân sự ngày càng gia tăng trong khu vực này. Hàn quốc phụ thuộc rất
nhiều vào các tuyến đường hàng hải và vận chuyển quốc tế. Trong các cuộc thảo
luận cấp tuyến 2 gần đây, Hàn Quốc đã nhấn mạnh mong muốn có một cơ chế hợp
tác và đối thoại giữa Hải quân Hàn Quốc và Ấn Độ, thể chế hóa cơ chế song
phương chính thức để lập kế hoạch và điều phối các vấn đề trên biển trên các
tuyến hàng hải củatrong cuộc đối thoại hàng năm. Hàn Quốc cũng muốn hợp tác trên
biển với Ấn Độ như tập trận hải quân chung.
|
Opportunities for
India
The PM’s visit to Japan in May 2013 has been commented
upon widely. Strong strategic relationship with Japan is in India’s favour.
India has strategic partnerships with the US, Japan, South Korea and
Australia. These countries want to have closer security cooperation
particularly in the maritime sector. India-Japan-US trilateral dialogue
should focus on Asia-Pacific issues including security cooperation. These
partnerships would promote stability in the region. China should realise that
India has legitimate interests in the region.
|
Những cơ hội của Ấn
Độ
Chuyến thăm của Thủ tướng Manmohan Singh tới Nhật Bản hồi
tháng 5/2013 đã được dư luận quan tâm rộng rãi. Quan hệ chiến lược mạnh mẽ
với Nhật Bản sẽ cố lợi cho Ấn Độ. Ấn Độ đã có quan hệ đối tác chiến lược với
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Những nước này muốn có quan hệ hợp tác
an ninh chặt chẽ hơn với Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải. Cuộc đối
thoại ba bên Ấn-Nhật-Mỹ tập trung vào những vấn đề của CA-TBD, trong đó có
hợp tác an ninh. Những mối quan hệ đối tác này sẽ thúc đẩy ổn định trong khu
vực. Trung Quốc phải nhận thấy rằng Ấn Độ có lợi ích hợp pháp trong khu vực.
|
What should be India’s long term strategy in Asia-Pacific?
With the shift of centre of gravity to the Asia-Pacific region, India must
seek a role in the shaping of political, economic, social and security
process in the region. Not doing so could adversely affect India’s interests.
India’s strategy should be to seek deeper engagement & economic
integration with the Asia-Pacific region. India should be particularly
engaged in the security dialogues and processes in the region.
|
Chiến lược dài hạn của Ấn Độ tại CA-TBD là gì? Với sự
chuyển đổi trọng tâm của khu vực CA-TBD, Ấn Độ phải tìm kiếm một vai trò định
hình tiến trình chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh trong khu vực. Không
làm như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Ấn Độ. Chiến lược của Ấn Độ
phải tìm cách can dự và liên kết kinh tế sâu hơn với khu vực CA- TBD. Đặc
biệt, Ấn Độ phải tham gia các cuộc đối thoại an ninh và các tiến trình trong
khu vực. Ấn Độ có uy tín cao trong ASEAN và khu vực Đông Á. Ấn Độ và ASEAN đã
nâng quan hệ đối tác lên mức chiến lược, song cần làm sâu sắc hơn mối quan hệ
này.
|
India enjoys high credibility in ASEAN and East Asia.
India and ASEAN have raised their partnership to strategic level. The
challenge is to deepen it further.
|
Ấn Độ có uy tín cao trong khối ASEAN và Đông Á. Ấn Độ và
ASEAN đã nâng quan hệ đối tác lên mức độ chiến lược. Thách thức là phải làm
sâu sắc hơn nữa quan hệ này.
|
The ASEAN-India Commemorate Summit Vision Statement has
identified a number of projects for cooperation in the fields of political
and security, economic, socio-cultural and developmental, connectivity in
regional architecture. Earlier, the ASEAN-India Eminent Persons Report (2013)
had identified even a larger spread of projects for cooperation. Thus, there
is no dearth of ideas. However, what is required is the identification of
resources, establishment of institutional framework, monitoring mechanisms,
coordination etc. to ensure a timely implementation of these projects.
|
Tuyên bố “Tầm nhìn” ASEAN-Ấn Độ được đưa ra tại hội nghị
cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Ấn Độ ở New Delhi
tháng 12/2012 đã xác định một số dự án họp tác trong các lĩnh vực chính trị,
an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội, phát triển và kết nối trong cấu trúc khu
vực. Trước đó, Báo cáo nhân vật nổi tiếng ASEAN-Ấn Độ (2013) đã xác định ngay
cả một sự mở rộng lớn hơn các dự án hợp tác. Do đó, không có sự thiếu hụt các
ý tưởng. Tuy nhiên phải xác định nguồn, thiết lập khuôn khổ thể chế, các cơ
chế giám sát, phối hợp… để bảo đảm triển khai thực hiện các dự án này đúng
tiến độ.
|
The next big trend in ASEAN region will be ASEAN economic
union & RCEP. This will open up opportunities for India. The success of
ASEAN-India cooperation will depend upon how rapidly the two sides move
towards economic integration through FTA in services and in future through
RCEP. India has yet to weigh the costs & benefits of joining the RCEP.
The connectivity between ASEAN and India has been talked about for a long
time but the progress has been slow. Similarly, the regional cooperation,
particularly within the framework of BIMSTEC and Ganga-Mekong Cooperation, the
Trilateral Highway etc. has also been slow. The two sides need to focus on
implementation issues.
|
Xu hướng lớn tiếp theo của khu vực ASEAN sẽ là Liên minh
kinh tế ASEAN và RCEP. Điều này sẽ mở ra những cơ hội cho Ấn Độ. Thành công
của quan hệ hợp tác ASEAN-Ấn Độ phụ thuộc vào việc hai bên sẽ tiến nhanh như
thế nào để liên kết kinh tế thông qua FTA về dịch vụ và trong tương lai sẽ
thông qua RCEP. Sự kết nối giữa ASEAN và Ấn Độ đã được nói đến nhiều từ lâu
nhưng tiến bộ vẫn chậm chạp. Tương tự như vậy, hợp tác khu vực, đặc biệt
trong khuôn khổ sáng kiến Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa phương
(BIMSTEC), hợp tác khu vực Ganga- Mekong, xây dựng đường cao tốc ba bên… cũng
được triển khai chậm chạp. Hai bên cần tập trung thúc đẩy triển khai thực hiện
những dự án này.
|
One of the weaknesses of India’s Look East Policy has been
the relatively less involvement of India’s North East in it. This lacuna must
be addressed urgently. The benefits of the Look East Policy, particularly,
the increased trade, better connectivity, greater socio-cultural links,
cooperation in the area of capacity building, education, youth etc. must be
felt by the people of North East, who are otherwise sceptical of the LEP.
Therefore, it is essential that the governments in the North East and the
social and cultural institutions in the region should be involved in the
formulation and implementation of India-ASEAN policies.
|
Một trong những điểm yếu trong chính sách “Hướng Đông”
(LEP) của Ấn Độ là sự tham gia khá ít của khu vực Đông Bắc Ấn Độ trong việc
triển khai thực hiện chính sách này. Đây là thiếu sót cần khắc phục ngay. Lợi
ích của chính sách “Hướng Đông”, đặc biệt trong thương mại, kết nối, liên kết
văn hóa-xã hội, hợp tác trong lĩnh vực xây dựng năng lực, giáo dục… phải được
nhân dân khu vực Đông Bắc Ấn Độ, vốn đang hoài nghi về LEP, nhận thấy. Do đó,
điều quan trọng là các chính quyền khu vực Đông Bắc và các thể chế văn hóa-xã
hội trong khu vực này phải tham gia việc hình thành và thực hiện các chính
sách Ấn Độ-ASEAN.
|
Of the numerous activities outlined in the Vision Statement,
some should be based in the North Eastern states. For instance, an
India-ASEAN cultural centre could be set up in Guwahati. Similarly, Imphal
could host an India-ASEAN sports academy. A study of local cultures can be
undertaken through an NE university. A special programme can be designed for
capacity building targeting the youth of the North-East. Trade facilitation
centres encouraging trade between the North-East and the South-East Asia
could be set up in the North-East. The government could also consider setting
up the branches of these institutions in the North-East.
|
Trong vô số các hoạt động được nêu trong Tuyên bố Tầm
nhìn, một số nên được đặt tại các bang Đông Bắc. Ví dụ, một trung tâm văn hóa
Ấn Độ - ASEAN có thể được thiết lập tại Guwahati. Tương tự như vậy, Imphal có
thể thiết lập một học viện thể thao Ấn Độ - ASEAN. Một nghiên cứu vê các nền
văn hóa địa phương có thể được thực hiện thông qua một trường đại học miền
Đông Bắc. Một chương trình đặc biệt có thể được thiết kế để nâng cao năng lực
nhắm mục tiêu là các thanh niên ở Đông Bắc. Các trung tâm xúc tiến thương mại
khuyến khích thương mại giữa Đông Bắc và Đông Nam Á có thể được thiết lập ở
miền Đông Bắc. Chính phủ cũng có thể xem xét việc thiết lập các chi nhánh của
các tổ chức này ở miền Đông Bắc.
|
The Vision Statement talks about security cooperation
between India and ASEAN. An institutional framework needs to be set up for
this purpose. For instance, the India-Japan security statement of 2008 could
be adopted for India-ASEAN security dialogue and cooperation. This will help
set up a broad-based security dialogue between the Indian and ASEAN
institutions. India-ASEAN counter-terrorism dialogue should be stepped up
& information sharing should be facilitated. Mutual legal assistance
treaties and extradition treaties should be set up. Maritime security
dialogue should be initiated
|
Tuyên bố Tầm nhìn bàn về hợp tác an ninh giữa Ấn Độ và
ASEAN. Một khuôn khổ thể chế cần phải được thiết lập cho mục đích này. Ví dụ,
báo cáo an ninh Ấn Độ - Nhật Bản năm 2008 có thể được áp dụng cho đối thoại
an ninh và hợp tác Ấn Độ - ASEAN. Điều này sẽ giúp thiết lập một cuộc đối
thoại an ninh trên diện rộng giữa Ấn Độ và các tổ chức ASEAN. Đối thoại chống
khủng bố Ấn Độ - ASEAN cần được tăng cường và chia sẻ thông tin cần được tạo
điều kiện. Hiệp định tương trợ tư pháp và các hiệp ước dẫn độ phải được thiết
lập. Đối thoại an ninh hàng hải nên được bắt đầu
|
Andaman and Nicobar Islands should be brought into the framework
of India-ASEAN relations. Giving due consideration to the concerns of the
tribes, it is possible to develop some of the islands, particularly, in
Nicobar, for tourism. Nicobari youth are keen to take to modernism.
Scholarships for A&N youth could be provided to make them a stakeholder.
|
Các đảo Andaman và Nicobar nên được đưa vào khuôn khổ quan
hệ Ấn Độ - ASEAN. Xem xét những mối quan tâm của các bộ lạc ở đây, có thể
phát triển một số hòn đảo, đặc biệt là Nicobar, để phục vụ du lịch. Giới trẻ
Nicobari đều mong muốn tiến đến hiện đại. Học bổng cho giới trẻ hai vùng đảo
này có thể được cấp để làm cho họ trở thành đối tác có lợi ích.
|
In terms of trade linkages the Dawei port offers numerous
opportunities. During the Thai Prime Minister’s visit, India and Thailand
agreed to develop Chennai-Dawei corridor project. Dawei is a city in
southeastern Myanmar and is capital of Tanintharyi Region. Myanmar government
has already approved plans to develop a large port and industrial estate in
Dawei with the Italian-Thai Development Public Company Limited (ITD) as a
major contractor. The entire project estimated to be at least US$58 billion.
In November 2010, ITD signed a 60-year framework agreement with the Myanmar
Port Authority to build a port and industrial estate on 250 square kilometres
of land in Dawei. This is likely to transform Thailand into a major transit
hub within the East-West Economic Corridor. Japan is also keen to invest in
the Dawei project. India must invest in Dawei project and also works on the
Chennai-Dawei corridor.
|
Xét về các liên kết thương mại, cảng Dawei cung cấp nhiều
cơ hội. Trong khi Thủ tướng Thái Lan viếng thăm Ấn Độ, Ấn Độ và Thái Lan đã
đồng ý phát triển các dự án hành lang Chennai - Dawei. Dawei là một thành phố
ở đông nam Myanmar và là thủ phủ của khu vực Tanintharyi. Chính phủ Myanmar
đã phê duyệt kế hoạch phát triển một cảng lớn và khu công nghiệp tại Dawei
với công ty TNHH phát triển công cộng Ý - Thái (ITD ) là nhà thầu chính. Toàn
bộ dự án ước tính có giá trị ít nhất 58 tỷ USD. Trong tháng 11 năm 2010, ITD
đã ký một thỏa thuận khung 60 năm với Cảng vụ Myanmar xây dựng cảng và khu
công nghiệp trên 250 km vuông đất ở Dawei. Điều này có khả năng biến Thái Lan
thành một trung tâm trung chuyển lớn trong hành lang kinh tế Đông-Tây. Nhật
Bản cũng muốn đầu tư vào dự án Dawei. Ấn Độ phải đầu tư vào dự án Dawei cũng như
các công trình trên hành lang Chennai - Dawei.
|
People-to-people connectivity needs to be improved. But
this will require liberations of the visa regime between India & ASEAN
countries.
|
Kết nối người với người cần phải được cải thiện. Nhưng
điều này sẽ đòi hỏi giải phóng chế độ thị thực nhập cảnh giữa các quốc gia Ấn
Độ và ASEAN .
|
India needs to pay special attention to Myanmar, Thailand,
Vietnam, Indonesia and Singapore on bilateral level. These countries can help
India in raising Indian regional profile.
|
Ấn Độ cần phải đặc biệt chú ý đến Myanmar, Thái Lan, Việt
Nam, Indonesia và Singapore ở cấp độ song phương. Các quốc gia này có thể
giúp Ấn Độ trong việc nâng vị thế của Ấn Độ trong khu vực.
|
Additionally, India needs to focus on Indian Ocean issues
and those of Ocean governance. India needs to take active role in the shaping
of the agenda of IOR-ARC. In recent times the Australians and the Japanese
have talked about the concept of Indo-Pacific.
|
Ngoài ra, Ấn Độ cần tập trung vào các vấn đề của Ấn Độ
Dương; cần đóng vai trò tích cực trong việc định hình chương trình nghị sự
của Hiệp hội hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC). Trong thời gian
gần đây Australia và Nhật Bản đã thảo luận về khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương.
|
|
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn