MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Wednesday, November 13, 2013

Cuban Evolution Cách mạng Cuba

Cuban Evolution

Cách mạng Cuba


By PicoIyer
PicoIyer
Time Magazine
July 8, 2013
Time Magazine
8/7/2013
In the twilight of the Castro era, change brings as much skepticism as hope

Vào thời kỳ chạng vạng của kỷ nguyên Castro, sự thay đổi mang lai hoài nghi cũng nhiều như hy vọng.

Walk along La Rampa, the main drag in what used to be Havana's version of a sleek 1950s American suburb, and every other bombed-out house seems to be sprouting a sign in its weed-filled garden, a table loaded down with secondhand Barcelona Football Club T-shirts. One woman sits by a rack of pirated DVDs, while her neighbor advertises DIGITAL PHOTOGRAPHS (FOR VISA OR PASSPORT). Someone has a sign up promising to repair your Rolex or Seiko watch, and a little handwritten notice in front of a crum bling terrace shows prices for coffee and orange juice (nothing else). Just a block or so off the busy street, a piece of paper announces, in English, ROOM FOR RENT. APRIL 18 AND 19. That was months ago.

Đi bộ dọc La Rampa, con phố chính ở nơi từng là phên bản La Habana của một khu ngoại ô giàu có của Mỹ vào những năm 1950, và mỗi ngôi nhà bi bom phá hoại khác dường như đang mọc lên một tấm biển hàng trong khu vườn đầy cỏ dại của nó, một chiếc bàn chất đầy những chiếc T-shirt đã qua sử dụng của CLB Bóng đá Barcelona. Một người phụ nữ ngồi cạnh một chiếc giá để những chiếc đĩa DVD in lậu, trong khi người láng giềng của cô quảng cáo những bức ảnh kỹ thuật số (dùng cho thị thực hay hộ chiếu). Ai đó ký nhận giấy hẹn sửa chữa chiếc đồng hồ Rolex hay Seiko của bạn, và mẩu giấy nhỏ viết tay ở phía trước bậc thang đầy gạch vụn ghi đơn giá cà phê và nước cam ép (chẳng có gì khác). Cách con phố náo nhiệt chỉ khoảng một khối nhà một mảnh giấy đề chữ ‘Phòng cho thuê. Ngày 18 và 19/4’ viết bằng tiếng Anh. Đó là những tháng trước đây.


You might be walking through a homemade rough draft of free enterprise that's being updated and revised daily. Nothing is hidden, but there's very little in the way of advertising, presentation or even fresh goods. A '52 Buick rattles past with a FOR SALE sign in its back window. It's long been legal to sell these old clunkers (many of which can fetch $25,000), but what's new as of 2011 is that Cubans can now sell late - model Kias, for $35,000 -- an impressive sum in a country where a high-ranking official earns $30 a month.


Bạn có thể đi qua một biển quảng cáo xấu xí tự làm của một doanh nghiệp tự do được cập nhật và chỉnh sửa hàng ngày. Chẳng có gì được che giấu, nhưng có sự quảng cáo, bầy biện hay thậm chí những hàng hóa mới. Một chiếc xe Buick 52 năm chạy qua với tấm biển ‘xe bán’ ở trên cửa sổ hậu. Từ lâu việc bán những đồ cũ đã qua sử dụng này (nhiều trong số đó có thể bán được với giá 25.000 USD) là hợp pháp, nhưng cái mới vào năm 2011 là người Cuba hiện có thể bán những chiếc xe Kia mẫu mới nhất với giá 35.000 USD – một con số ấn tượng ở một đất nước mà quan chức cấp cao chỉ kiếm được 30USD/tháng.


At a two-year-old private Indian restaurant called Bollywood, not far away, someone is talking about a friend who's found a Spaniard to buy (quite legally) his decaying villa for $140,000--bringing in as much as he'd otherwise make, if he were an average worker, in 583 years. Three years after President Raúl Castro opened new doors to buying and selling, more than 300,000 Cubans are now their own bosses, trying to learn capitalism on the run, often with the help of supplies or remittances from loved ones abroad.

Tại một nhà hàng Ấn Độ tư nhân đã hoạt động được 2 năm có tên là Bollywood, cách đó không xa, ai đó đang nói về một người bạn đã tìm đến một người gốc Tây Ban Nha để mua (hoàn toàn hợp pháp) căn biệt thự đổ nát của người này với giá 140.000 USD – mang lại cho anh ta khoản tiền mà nếu làm công ăn lương bình thường thì phải mất 583 năm mới có được. 3 năm sau khi Chủ tịch Raul Castro mở ra những cánh cửa mới cho việc mua bán hơn người Cuba hiện nay là các ông chủ của chính họ, tìm cách không ngưng học tập chủ nghĩa tư bản, thường là với sự hỗ trợ của các nguồn cung cấp hay tiền gửi về từ những người thân ở nước ngoài.

Just a few blocks up La Rampa, far from the old hotels associated with Frank Sinatra and Meyer Lansky, you come to a dark, state-run, Soviet-era department store. Carefully laid out in its windows are exactly four tubes of chewing gum, three bags of potato chips and one can of Vita Nuova pasta sauce. Inside, a single flimsy piece of Hello Kitty underwear sits in a dusty display case.

Chỉ cách một vài khối nhà phía trên La Rampa, cách xa những khách sạn cũ gắn bó với Frank Sinatra và Meyer Lansky, bạn bước vào một cửa hàng bách hóa tối tăm, do nhà nước điều hành thuộc thời đại Xôviết. Những gì được cẩn thận bầy ở ô kính cửa hàng chính xác là 4 ông kẹo cao su, 3 túi khoai tây chiên và một hộp nước sốt pasta Vita Nuova. Bên trong, chỉ có duy nhất món đồ lót mỏng tang hình Helio Kitty nằm trong một chiếc hộp trưng bầy bụi bặm.



In a show of revolutionary spirit, anticipating the country's annual celebration of the fall of Fulgencio Batista's regime in 1959, someone has put up some letters on the store window, spelling out WE SALUTE THE 54TH ANNIVERSARY OF THE TRIUMPH OF THE REVOLUTION. But somehow the final R has gone missing, so the sign celebrates only the triumph of EVOLUTION. A flourish of zesty Cuban irreverence -- or a mark of what the irreverence is always up against: never-ending shortages?

Thể hiện tinh thần cách mạng, tham gia lễ kỷ niệm thường niên sự sụp đổ của chế độ Fulgencio Batista vào năm 1959, ai đó đã ghi vài chữ trên ô kính của cửa hàng, viết là “chúng tôi chào đón kỷ niệm lần thứ 54 ngày chiến thắng của cuộc cách mạng” (revolution). Nhưng bằng cách này hay cách khác chữ R đã biến mất, vì thế dòng chữ này chỉ ca ngợi chiến thắng của sự phát triển (evolution). Một hành vi thiếu tôn kính một cách thích thú ở Cuba – hay một dấu hiệu cho thấy cái mà hành vi thiếu tôn kính luôn phải đương đầu: tình trạng thiếu thốn không bao giờ kết thúc?



It's hard to say. In Cuba's revolution, nothing seems to go as planned, and all you're left with is a droll and often melancholy comment on how little anyone is cheering.

Khó có thể nói được. Trong cuộc cách mạng của Cuba, dường như chẳng có gì đi theo đúng kế hoạch, và tất cả những gì được để lại là một lời bình luận kỳ cục và thường là chán nản về việc làm sao mà quá ít người vui mừng vậy.

The Cuban Paradox

For half a century now -- A period spanning the terms of 11 U.S. Presidents -- both the Cuban government and its people have been used to looking in opposite directions at the same time; Cubans "are not minimalists when it comes to paradox," as Cuban exile and Yale professor of history Carlos Eire has written. "We like our paradoxes rich and complex. The more labyrinthine, the better." The latest chapter in this long-running tragicomedy finds the government trying to maintain the state-run economy – and strict political control -- even as it encourages its people to practice self-employment. To an observer, it can look as if the state is simply hoping to off-load its huge economic problems upon its 11 million citizens: Castro has said he will release roughly 1 million people from the official workforce -- almost 1 in 5 -- in the next year or two, even as the state continues to import 80% of its food and the average wage purchases a fourth of what it did in the not-so-rosy days of 1989.


Nghịch lý Cuba

Trong một nửa thế kỷ nay – giai đoạn kéo dài qua các nhiệm kỳ của 11 vị tổng thống Mỹ – cả Chính phủ Cuba lẫn người dân nước này đã thường đồng thời nhìn theo những hướng trái ngược nhau; người Cuba “không phải là những người theo thuyết tối giản khi đề cập đến nghịch lý này”, như Carlos Eire, một người Cuba sống lưu vong và là giáo sư lịch sử tại trường Đại học Yale đã viết: “Chúng tôi muốn những sự nghịch lý của chúng tôi phong phú và phức tạp. Càng rắc tối thì càng tốt”. Chương mới nhất trong vở bi hài kịch diễn ra từ lâu nay cho thấy chính phủ đang tìm cách duy trì nền kinh tế do nhà nước điều hành – và sự kiểm soát chính trị chặt chẽ – ngay cả khi chính phủ khuyến khích người dân tự kinh doanh. Đối với một người quan sát, việc này có thể trông như thể nhà nước đơn giản là đang hy vọng trút những vấn đề kinh tế lớn của mình lên vai 11 triệu người dân: Castro đã nói rằng ông sẽ sa thải xấp xỉ 1 triệu người lao động – gần như cứ 5 người lao động thì có 1 người bị sa thải – trong một hay hai năm tới, ngay cả khi nhà nước tiếp tục nhập khẩu 80% lương thực và mức lương trung bình mua được ¼ % số hàng hóa mà mức lương trung bình vào những ngày không quá lạc quan của năm 1989 mua được.

Thus it's possible now to sell new cars; it's just very difficult -- you need a permit and a lifetime's official income -- to buy them. It's finally possible for dissidents to leave the island, but no one knows how they'll be treated on their return. When an exiled Cuban now in Canada returns for a visit, all his relatives can meet and greet him -- except for the one who serves in the army, who stands to lose his job if he talks to a "foreigner."


Do đó hiện nay có thể bán những chiếc xe ô tô mới, nhưng rất khó – bạn cần có giấy phép và thu nhập chính thức cả đời – để mua chúng. Cuối cùng người dân cũng có thể rời khỏi hòn đảo này, nhưng không ai biết khi trở lại họ sẽ được đối xử như thế nào. Khi một người Cuba hiện đang sống lưu vong ở Canada trở về thăm quê hương, tất cả họ hàng của anh này có thể gặp và chào đón anh – ngoại trừ người phục vụ trong quân đội, người chắc chắn sẽ mất việc nếu nói chuyện với “người nước ngoài”.


Cubans today are free -- at last -- to enjoy their own version of Craigslist, to take holidays in fancy local tourist hotels, to savor seafood-and-papaya lasagna with citrus compote, washed down by a $200 bottle of wine, in one of the country's more than 1,700 paladares, or privately run restaurants. They're free to speak out against just about everything -- except the two brothers at the top -- and they strut around their capital in T-shirts featuring the $1 bill or Barack Obama in his "Yes we can" pose, even (in the case of one woman leaning against the gratings in Fraternity Park) in very skimpy briefs decorated with the Stars and Stripes.


Cuối cùng, người Cuba ngày nay được tự do hưởng thụ phiên bản Craigslist của chính mình, có những kỳ nghỉ ở các khách sạn du lịch thời thượng ở địa phương, thưởng thức món mỳ ý lasagna hải sản và đu đủ ăn kèm với mứt cam, uống sạch chai rượu trị giá 200 USD ở một trong hơn 1.700 paladare (nhà hàng tư nhân). Họ tự do lên tiếng phản đôi mọi thứ – ngoại trừ anh em nhà Castro – và họ ngang nhiên đi khắp thủ đô trong khi mặc chiêc áo T-shirt in hình tờ tiền 1 USD hay hình Barack Obama với câu “Yes we can”, thậm chí (trong trường hợp một phụ nữ đứng dựa vào những hàng rào chấn song ở công viên Fraternity) mặc chiếc quần đùi hở hang in hình cờ Mỹ.

Yet as what was long underground is now aboveboard, and as capitalist all-against-all has become official communist policy, no one seems quite sure whether the island is turning right or left. Next to the signs saying EVERYTHING FOR THE REVOLUTION, there's an Adidas store; and the neglected houses of Old Havana sit among rooftop swimming pools and life-size stuffed bears being sold for $870. "Nobody knows where we're going," says a trained economist whose specialty was market research, "and people don't know what they want. We're sailing in the dark."


Tuy nhiên, khi những gì từ lâu là ngấm ngầm thì hiện nay đang trở nên không che đậy, và khi khái niệm tất cả chống lại tất cả kiểu tư bản chủ nghĩa trở thành chính sách cộng sản chính thức,‘ không một ai dường như hoàn toàn chắc liệu hòn đảo này đang rẽ sang phải hay sang trái. Bên cạnh những tấm biển nói rằng “mọi thứ là cho cuộc cách mạng”, có một cửa hàng cửa hàng Adidas- và những ngôi nhà bị quên lãng của Old Havana nằm giữa những bể bơi trên mái nhà và những chú gấu nhồi bông to bằng kích thước thật được bán với giá 870 USD. Một nhà kinh tế học chuyên nghiệp chuyên nghiên cứu thị trường nói: “Không ai biết được chúng ta đang đi đâu và mọi người không biết được những gì họ muốn. Chúng ta đang đi trong đêm tôi”.

Warming to his theme -- he left government service when he noticed he could earn more in four hours of selling cookies than in a month of high-level official work -- he goes on: "If you're talking about Cuba today, you have to say that we combine the worst aspects of socialism with the worst aspects of capitalism." His eyes flash with sardonic delight. "The worst of socialism in terms of oppression and denial of basic human rights. And the worst of capitalism in terms of exploitation and inequality!" The result is a limbo in which everyone seems to be robbing Pedro to pay Pablo.


Hâm nóng chủ đề của mình – ông rời khỏi cơ quan chính phủ khi ông nhận thấy số tiền ông kiếm được trong hơn 4 giờ bán bánh quy còn hơn cả tiền lương tháng mà công việc nhà nước cấp cao mang lại – ông tiếp tục nói: “Nếu bạn nói về Cuba ngày nay, bạn sẽ phải nói rằng chúng tôi kết hợp những khía cạnh tồi tệ nhất của chủ nghĩa xã hội với những khía cạnh tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản. Điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa xã hội là về sự áp bức và sự phủ nhận những quyền con người cơ bản. Và điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản là về sự bóc lột và sự bất bình đẳng!”. Kết quả là một chốn u minh ở đó mọi người dường như vay chỗ này để đập vào chỗ kia.


The Ageless Island

Many years ago, I visited Cuba six times in seven years; like so many over the decades, I couldn't resist the effervescence, the beauty, the spirited sophistication of the place. The day after I returned from my first trip, in 1987, I went to my travel agent in California and booked a second trip; Cuba was a riddle of exuberant dilapidation and gleeful disenchantment that was impossible to solve. Nothing and nobody worked, but the system hobbled on, almost in spite of itself; the people I met could hardly have been more sparkling, even as they told me their lives were out of Dante's Inferno. Pundits on both sides of the Straits of Florida ritually traded insults and abstractions, predicting the imminent downfall of leaders in both Havana and Washington, but the real story -- thick with contradictions, complications and rending human ironies -- seemed to be taking place on the streets.


Một hòn đảo không tuổi

Nhiều năm trước đây, tôi đã đến Cuba 6 lần trong 7 năm; cũng như nhiều người trong những thập kỷ qua, tôi không thể cưỡng lại sự sống động, vẻ đẹp và sự phức tạp sinh động của nơi đây. Một ngày sau khi trở về từ chuyến đi đến Cuba đầu tiên của tôi vào năm 1987, tôi đã đến công ty du lịch ở California và đặt chuyến đi thứ hai; Cuba là một câu đố khó hiểu về tình trạng đổ nát đầy rẫy và sự vỡ mộng vui sướng mà không thể giải được. Không một thứ gì hay một ai làm việc nhưng hệ thống này đã khập khiễng đi, gần như bất chấp bản thân mình; những người mà tôi gặp khó có thể rạng rỡ hơn, ngay cả khi họ nói với tôi rằng cuộc sống của họ đã thoát khỏi địa ngục của Dante. Các học giả ở cả hai phía Eo biển Florida theo nghi thức trao đổi những lời lẽ xúc phạm và trừu tượng, dự đoán sự sụp đổ sắp xẩy ra của các nhà lãnh đạo ở cả La Habana và Washington nhưng câu chuyên thực sự – đầy những sự mâu thuẫn, phức tạp và những điều trớ trêu gây đau lòng – dường như đang diễn ra trên các đường phố.


Over the course of my stays in the late 1980s and early '90s, I witnessed the country enter its notorious "special period" after the collapse of its Soviet sponsors in 1991; I visited friends in prison who said they were living better there -- guaranteed food and comfort -- than on the outside, and much of the time the only foreigners I saw were North Koreans, walking in pairs, with pictures of their "Great Leade r" Kim Il Sung on their lapels. Haunted by the paradoxes of a suspicious, openhearted, quicksilver island furiously running in place, I wrote my first novel on this gorgeous country shaped like a long, extended claw.

Trong khi lưu lại nơi đây vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 tôi đa chứng kiến đất nước này bước vào “giai đoạn đặc biệt” tai tiếng sau sự sụp đổ của những nhà tài trợ Xôviết vào năm 1999; tôi đã đến thăm những người bạn ở trong tù, những người đã nói rằng họ sống ở đó tốt hơn ở bên ngoai – có thức ăn và điều kiện sống tốt, và trong phần lớn thời gian đó, những người nước ngoài duy nhất tôi thấy là người Triều Tiên, đi thành từng cặp với ảnh “Lãnh tụ vĩ đại” Kim Nhật Thành trên ve áo họ. Bị ám ảnh bởi những nghịch lý về một hòn đảo đáng ngờ, cởi mở và nhanh nhậy đang hăng hái chạy tại chỗ, tôi đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình về đất nước tuyệt đẹp mang hình dáng của một chiếc vuốt dài này.

Nowadays, of course, Canadians and Europeans fill the refurbished colonial hotels around the beautifully restored squares of Old Havana. I flew to Havana directly from L.A. last year, on a charter flight operated by United. In 2011 alone, roughly 400,000 Americans flew straight to the island, and remittances from Cuban Americans accounted in 2012 for $5.1 billion, or three times the amount the Cuban government pays in salaries to its 4 million workers. The streets of Havana are vibrant and bustling as they never were before -- and as not so many other streets are in Latin America or the Caribbean. But the sentences that greet you are, to a shocking degree, the same I heard in 1987. An old local joke has received a small upgrade (to borrow the euphemism the government deploys for its stop-and-go shifts): "We've found solutions for three big problems: free health care, free education and, lately, free enterprise. Now we just have to find breakfast, lunch and dinner."

Dĩ nhiên, ngày nay, người Canada và người châu Âu chiếm hết chỗ trong các khách sạn thời thuộc địa được tân trang lại nằm xung quanh các quảng trường được tôn tạo đẹp đẽ của Old Havana. Năm ngoái, tôi đã bay thẳng từ Los Angeles đến La Habana trên một chuyến bay bằng máy bay thuê riêng do Mỹ điều hành. Chỉ riêng năm 2011, có xấp xỉ 400.000 người Mỹ bay thẳng đến hòn đảo này, và lượng tiền gửi từ người Mỹ gốc Cuba trong năm 2012 là 5,1 tỷ USD, hay gấp 3 lần số tiền Chính phủ Cuba dùng để trả lương cho 4 triệu người lao động. Những con phố ở La Habana sôi động và hối hả như chưa từng thế trước đây – và không có nhiều đường phố khác ở Mỹ Latin và Caribbean được như vậy. Nhưng nhiều câu nói chào đón bạn, ở mức độ gây sốc, tương tự như những gì tôi đã nghe vào năm 1987. Và một câu nói đùa cũ đã được chỉnh sửa đôi chút (vay mượn lối nói uyển ngữ của chính phủ về những sự thay đổi không liên tục): “Chúng ta đã tìm ra những giải pháp cho 3 vấn đề lớn: y tế miễn phí, giáo dục miễn phí và gần đây là kinh doanh tự do. Hiện nay, chúng ta chỉ phải lo bữa sáng, bữa trưa và bữa tối”.


As Castro tries to do anything to generate in come --his elder brother Fidel, who stepped down in 2006, is
widely assumed to be almost posthumous -- each season brings some new hedged opportunity. But after 54 years of broken promises and reversals, most Cubans seem to regard optimism, even relief, as the most forbidden contraband of all. The latest liberties afforded them are reminiscent of a father giving his son the keys to the car decades after the son has begun taking it out on the sly.

Khi Castro tìm cách làm bất cứ việc gì để tạo ra thu nhập – anh trai của ông, ông Fidel, đã từ chức vào năm 2006 – mỗi mùa lại mang đến một số cơ hội bị hạn chế mới. Nhưng sau 54 năm những lời hứa hẹn không thực hiện được và những sự đảo ngược, phần lớn người Cuba dường như coi sự lạc quan, thậm chí là sự giảm bớt căng thẳng, như những thứ hàng lậu bị cấm nhiều nhất. Những quyền tự do gần đây nhất mà họ có được gợi nhớ đến việc một người cha giao cho con mình chiếc chìa khóa xe ô tô nhiều thập kỷ sau khi người con đã lén lút lấy chiếc chìa khóa đó.


The children -- and grandchildren -- of the revolution remain as adaptable and animated as ever, but the only real shift seems to be that they are exchanging cash where for decades they exchanged goods and services in an impromptu barter economy. Go to a private restaurant, and after your meal, when you look for a taxi, the owner will call his brother -- a medical student -- so as to keep the fare in the family. A woman will spot some lemons in a neighborhood agro-pecuario, or farmers' market, and instantly buy them all up to share with the elders she knows who can't get there by themselves.

Thế hệ con cháu – của cuộc cách mạng vẫn dễ thích nghi và sôi nổi hơn bao giờ hết, nhưng sự thay đổi thực sự duy nhất dường như là họ đang trao đổi tiền mặt ở nơi mà trong nhiều thập kỷ họ đã trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế đổi hàng lấy hàng. Đi đến một nhà hàng tư nhân, và sau bữa ăn, khi bạn tìm một chiếc xe taxi, người chủ sẽ gọi người em trai của anh ta – một sinh viên ngành dược – để nhận khoản tiền xe đó về cho gia đình mình. Một người phụ nữ sẽ chọn một số quả chanh ở agro-pecuario, hay còn gọi là chợ của những người nông dân, ở gần đó và ngay lập tức mua hết chúng về chia cho những người già mà cô biết, những người không thể tự đi đến đó.

Cubans have long specialized in solidarity and community when it comes to working around the government, bound together by the skeptical warmth of compañeros locked up in a steerage compartment
of the Titanic. But now the government seems to be competing with its people as fast as the people try to
keep up with the whims of the state. The gorgeous Cuban section in the Museum of Fine Arts is a state-of-the-art showpiece that would not look out of place in Dallas or Zurich. But toilet paper is rationed there. And if you want to wash your hands, you have to wait for an old woman to appear, pour some drops of mineral water in your palm and then squeeze out some soap from a hotel-room minibottle before extending her own palm for a tip.

Người Cuba từ lâu đã trở thành chuyên gia về đoàn kết và cộng đồng khi nói đến làm việc xung quanh chính phủ, được gắn kết với nhau bởi sự nhiệt tình đáng ngờ của những người đồng chí bị khóa trong phòng lái của tàu Titanic. Nhưng hiện nay, chính phủ dường như đang cạnh tranh với người dân của mình cũng nhanh như người dân tìm cách bắt kịp những ý thích chợt nẩy ra của nhà nước. Phần Cuba lộng lẫy trong Bảo tàng Mỹ thuật là vật trưng bầy tân tiến sẽ không lạc điệu ở Dallas hay Zurich. Nhưng giấy vệ sinh được phân phối ở đó. Và nếu bạn muốn rửa tay, bạn phải đợi một người phụ nữ lớn tuổi xuất hiện, đổ ít nước khoáng vào lòng bàn tay bạn và rồi nhỏ vài giọt xà phòng từ chiếc lọ nhỏ đựng xà phòng của khách sạn trước khi chìa tay xin tiền tip.

Outside Havana, inevitably, life clops along more as it's always done. In the farmers' town of Artemisa where, a quarter of a century ago, I saw Fidel harangue the masses as torrential rains drenched us all, the trim, freshly painted houses look much as they did then or, perhaps, as they might have before the revolution. Bicycles far outnumber cars, and banners extolling the revolution flutter from a large Chinese restaurant across from the central church. There may be less of the glitter and opportunity of Havana, but there's also less of the restlessness and stress. Huge avocados go for 20¢, half the price they fetch in the capital. "For some people," says a man with little patience for the revolution, "Cuba is close to paradise.

Bên ngoài La Habana, cuộc sống vẫn diễn ra theo nhịp điệu như nó thường vậy. Ở thị trấn Artemisa của những người nông dân, nơi 1/4 thế kỷ trước, tôi đã thấy Fidel hô hào những đám đông quần chúng khi những trận mưa xối xả làm chúng tôi ướt sạch, những ngôi nhà ngăn nắp, được sơn mới trông như thể chúng đã như vậy lúc đó hay có thể chúng đã có trước cuộc cách mạng. Những chiếc xe đạp nhiều hơn hẳn những chiếc xe ô tô, và các biểu ngữ ca ngợi cuộc cách mạng bay phấp phới trên một nhà hàng Trung Quốc phía bên kia nhà thờ trung tâm. Có thể ít có sự lộng lẫy và ít cơ hội hơn La Habana, nhưng cũng ít gây lo lắng và áp lực hơn. Những quả lê lớn được bán với giá 20 peso, bằng một nửa giá chúng được bán ở thủ đô. Một người chỉ có ít kiên nhẫn với cuộc cách mạng nói: “Đối với một số người, Cuba gần như một thiên đường.


They say, 'Sure, this isn't heaven. But you know what? I don't have to work. I don't pay rent. Rum is cheap. I don't need a heater. I'm living in a beautiful tropical island. Who needs freedom?'

Họ nói: ‘chắc chắn nơi đây không phải là một thiên đường. Nhưng anh biết gì không? Tôi không phải làm việc. Tôi không phải trả tiền thuê nhà. Rượu rum được bán với giá rẻ: Tôi không cần đến máy sưởi. Tôi sống ở một hòn đảo nhiệt đới xinh đẹp. Ai cần tự do cơ chứ?’

‘The country's celebrated health care has won admirers throughout Latin America and the Caribbean even, it's said, among right-leaning governments. By now the revolution has exported doctors to more than 75 countries, and when Haiti was hit by its devastating earthquake 3½ years ago, Cuba was said to be the first nation to send medical aid, despite its own myriad problems and shortages. Yet typical of the paradoxes that haunt the island is the fact that the very excellence of its medical facilities has led to unintended consequences: Cuba's population is aging and shrinking so fast that one man in his 50s predicts he'll soon be living in a "wheelchair paradise."

Ngành y tế lừng danh của nước này đã làm nhiều người ngưỡng mộ khắp Mỹ Latin và Caribbean thậm chí là trong số các chính phủ nghiêng về cánh hữu. Cho tới nay, cuộc cách mạng đã đưa các bác sĩ của đất nước này đến hơn 75 nước, và khi Haiti gánh chịu trận động đất gây tàn phá 3 năm rưỡi trước đây, Cuba được cho là nước đầu tiên gửi cứu trợ về y tế, bất chấp vô số những vấn đề và sự thiếu thốn của chính mình. Tuy nhiên, điển hình của những nghịch lý ám ảnh hòn đảo này là thực tế rằng chính sự xuất sắc của các cơ sở y tế của nó đã dẫn đến những hậu quả không lường trước: dân số Cuba đang già đi và thu hẹp nhanh tới mức một người ở độ tuổi 50 dự đoán mình sẽ sớm sống ở “thiên đường những chiếc xe lăn”.

By 2025, according to the National Statistics Office, Cuba will have the oldest population in Latin America or the Caribbean; 1 in 4 of its citizens will be over the age of 60, and the univer sities will have lost more than 30% of their students. For a revolution that is already being run by octogenarians, the prospect of even more dependents and fewer candidates for free enterprise is not a happy one.

Theo Cơ quan thống kê quốc gia, cho tới năm 2025, Cuba sẽ có dân số già nhất ở Mỹ Latin hay Caribbean; cứ 4 người dân thì có 1 người ở độ tuổi hơn 60, và các trường đại học sẽ mất đi 30% số sinh viên của mình. Đối với cuộc cách mạng đang được vận hành bởi những người trên 80 tuổi, viễn cảnh về có nhiều người phụ thuộc hơn và ít người kinh doanh tự do hơn không phải là một triển vọng hạnh phúc.

Everywhere in Havana you see old people on the streets, shaking tins at foreigners, trying to sell copies of the party newspaper Granma for 120 times the official price, sitting next to near empty supermarket carts close to midnight, hoping to flog a bag of popcorn or two. One of Fidel's proudest claims not so long ago was that his country, unlike its capitalist neighbors, had no beggars or people living on the streets. Nowadays, senior citizens in Havana may technically have homes to return to, but they look and act like homeless people, barely a ble to survive on pensions of $6 a month.

Bất cứ nơi đâu ở La Habana, bạn sẽ thấy những người già ở trên đường phố, rung những chiếc hộp sắt trước mặt người nước ngoài, tìm cách bán những tờ báo Gramma của đảng với cái giá cao gấp 120 lần so với giá bán chính thức, ngồi cạnh những chiếc xe đẩy siêu thị trống rỗng lúc gần nửa đêm, hy vọng bán được một hay hai túi bỏng ngô. Một trong những tuyên bố đáng tự hào nhất của Fidel cách đây không lâu là đất nước của ông, không như các nước láng giềng tư bản, không có những người ăn xin hay những người sống vạ vật trên đường phố. Ngày nay, những người dân lớn tuôi ở La Habana có thể có nhà để về, nhưng họ trông như thể và hành động như thể những người vô gia cư, hầu như không đủ tồn tại với tiền trợ cấp 6 USD/ tháng.

The darker irony of the revolution, mounting over the decades, is that the country looks more and more like the nest of decadence and inequality that was Cuba before Fidel. After its rulers decided to try to save the revolution by selling it after the end of Soviet subsidies in 1991, the doors were thrown open to tourism, and a record 2.8 million visitors flooded the streets in 2012, bringing up to $2.5 billion in revenue.

Điều mỉa mai đen tối hơn của cuộc cách mạng, gia tăng trong nhiều thập kỷ, là đất nước này ngày càng giống cái ổ suy đồi và bất bình đẳng đã từng là Cuba trước thời Fidel. Sau khi các nhà cầm quyền quyết định tìm cách cứu cuộc cách mạng này bằng cách quảng bá nó sau khi kết thúc trợ cấp của Liên Xô vào năm 1991, đất nước này mở toang các cánh cửa cho ngành du lịch và ghi nhận có 2,8 triệu du khách lũ lượt đổ đến các đường phố Cuba vào năm 2012, mang lại doanh thu 2,5 tỷ USD.

Yet they've also brought drugs and the lure of prostitution, as well as the very gap between rich and poor that Fidel staged his revolution to erase. Where once the country tried to sell its glorious "rebel youth"
past, now it relies more on its older (in fact, colonial) history. Women dress up a s slaves for tourist cameras in the refurbished Plaza de Armas, and horse-drawn carriages pad over cobbled streets, as if Cuba's one selling point is its very out-of-dateness. As locals realize that the best way to support themselves in the new economy is by becoming a minstrel, a guide or a paid companion to a tourist, they can easily feel, more than ever before, that the ultimate revolutionary goal is to be a foreigner.

Tuy nhiên, chúng cũng mang đến ma túy và nạn mại dâm, cũng như chính khoảng cách giàu nghèo mà Fidel đã thực hiện cuộc cách mạng của mình để xóa bỏ. Nơi đất nước này từng tìm cách quảng bá quá khứ “tuổi trẻ nổi loạn” huy hoàng, hiện nay nước này dựa nhiều hơn vào lịch sử cũ (trên thực tế là lịch sử thuộc địa). Phụ nữ ăn mặc như những nô lệ để khách du lịch chụp ảnh ở Plaza de Armas được trùng tu lại, và những cỗ xe ngựa đi qua những đường phố rải sỏi, như thể một nét đặc trưng hấp dẫn của Cuba là chính vẻ lỗi thời của nước này. Khi những người dân địa phương nhận ra cách tốt nhất để tự giúp mình trong nền kinh tế mới là bằng việc trở thành một người hát rong, một hướng dẫn viên du lịch, hay là một người đồng hành với khách du lịch, họ có thể dễ dàng cảm thấy, hơn bao giờ hết, mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng là làm một người nước ngoài.

Cuban Calm

For decades now, Cuba's great resource has been its people, whose unquenchable wit and verve have somehow sustained them even as everything seems to collapse around them. There's still a Saturday-night vitality to the place, a sense of style and creativity that seems able to keep making something out of nothing. A Ministry of the Interior official here is a small woman with huge, turquoise nails that go oddly with her uniform; a police officer is a woman sporting a flamboyant blue barrette.

Cuba bình lặng

Trong nhiều thập kỷ nay, nguồn lực lớn nhất của Cuba là người dân nước này, những người có trí thông minh và sự nhiệt tình không thể nào dập tắt được bằng cách này hay cách khác khiến họ sống sót ngay cả khi mọi thứ dường như đang sụp đổ xung quanh họ. vẫn có sức sống tối thứ Bảy ở nơi đây, một ý thức về phong cách và sự sáng tạo mà dường như có thể khiến người ta tiếp tục tạo ra cái gì đó từ cái không có. Một quan chức Bộ Nội vụ ở đây là một người phụ nữ nhỏ nhắn với móng tay lớn sơn màu ngọc lam trông có vẻ kỳ quặc với bộ đồ của mình; một sĩ quan cảnh sát là một phụ nữ chưng diện một chiếc kẹp tóc màu xanh da trời lòe loẹt.


As one old man notes, foreigners find it hard to believe that Cubans can greet their une nding hardships with satirical amusement rather than sheer rage. On a sweltering summer afternoon, 60 people line up in the sun, uncomplaining, for a single ice cream each. Even 65 years ago, the Cistercian monk Thomas Merton, who had a spiritual awakening in Cuba, noted, "For a people that is supposed to be excitable, the Cubans have a phenomenal amount of patience with all the things that get on American nerves and drive people crazy."


Như một người lớn tuổi lưu ý, người nước ngoài nhận thấy khó có thể tin được rằng người Cuba có thể đón nhận những gian khổ bất tận với sự thích thú mang vẻ trào phúng thay vì sự giận dữ hoàn toàn. Vào một buổi chiều Hè oi ả, 60 người đứng xếp hàng dưới ánh nắng mặt trời mà không có một lời than vãn để đợi mua từng chiếc kem. Thậm chí 65 năm trước đây, đức cha thuộc dòng Xitô, Thomas Merton, người đã thức tỉnh tinh thần ở Cuba lưu ý: “Đối với những người được cho là dễ bị kích động, người Cuba kiên nhẫn một cách kỳ lạ với tất cả những thứ khiến người Mỹ lo lắng và khiến mọi người phát điên”.

The paradoxical consequence of this, of course, is that the government t does not seem to worry too much about a Caribbean Spring or outright popular revolt. You still see signs here and there proclaiming
SOCIALISM: TODAY, TOMORROW, ALWAYS, but in many places the old cry of "Socialism or death" seems to have been replaced by "The fatherland or death." And for Cubans trained for years in irony and brilliant improvisation, it's not hard to see that the sign above one building shouting, UNITY, PRODUCTIVITY, EFFICIENCY is listing exactly the qualities most needed and most absent in Cuba today.

Hậu quả nghịch lý của việc này dĩ nhiên là chính phủ dường như không quá lo lắng về Mùa Xuân Caribbean hay cuộc nổi dậy công khai của dân chúng. Bạn vẫn thấy những tấm bảng hiệu ở đây đó tuyên bố “Chủ nghĩa xã hội: Ngày nay, ngày mai, luôn luôn, nhưng ở nhiều nơi lời kêu gọi “chủ nghĩa xã hội hay là chết’’  dường như đã được thay thế bằng “tổ quốc hay là chết”. Và đối với những người Cuba được rèn luyện trong nhiều năm khả năng châm biếm và ứng biến xuất chúng, không khó để nhận thấy rằng dòng chữ phía trên một tòa nhà ghi “sự thống nhất, năng suất, hiệu suất” chính xác đang liệt kê những phẩm chất cần nhất và đang thiếu nhất ở Cuba ngày nay.


"Havana has always been a city of beautiful facades," a local architect tells me, and he's speaking literally. But facadismo, as it's called, can have wider implications. The country's brightly colored surfaces may be as deceiving as the government's signs of braggadocio. And everything is in permanent flux. Devouring tasty hotcakes at a stylish private restaurant called Chaplin's Cafe, I learn that it is owned by Roberto Robaína, who for six years in the 1990s was Foreign Minister. One day, itting above the Malecó n, the 4-mile (6.4 km) road that follows the S of the sea, I hear a Cuban cry out, "Look!" The long, black Soviet-made limo juddering past was once one of the leader's official cars, he says. Now it's just another taxi that anyone -- anyone with money -- can ride in.

Một kiến trúc sư địa phương nói với tôi, và ông nói một cách văn hóa: “La Habana luôn là một thành phố có vẻ bề ngoài xinh đẹp”. Nhưng chủ nghĩa bề ngoài, đúng như tên gọi của nó, có thể có những hàm ý rộng hơn. Những biểu hiện bề nổi rực rỡ cửa đất nước có thể đánh lừa như những dâu hiệu về sự khoe khoang của chính phủ. Và mọi thứ đang ở trong một dòng chẩy bất tận. Ăn ngấu nghiến những chiếc bánh kếp ngon lành tại một nhà hàng tư nhân có phong cách mang tên Chaplin’s Café, tôi biết được nó thuộc sở hữu của Roberto Robaina, người đã từng là Bộ trưởng Ngoại giao trong 6 năm vào những năm 1990. Một ngày nọ, tôi ngồi phía trên Malecón một con đường dài 4 dặm (6,4km) chạy dọc bờ biển theo hình chữ s, tôi nghe thấy tiếng một người Cuba gào lên: “Hãy nhìn kìa!”. Ông nói rằng một chiếc limo dài màu đen do Liên Xô sản xuất từng là một trong những chiếc xe của nhà lãnh đạo đất nước. Hiện nay đó chỉ là một chiếc taxi mà bất cứ ai – bất cứ ai có tiền – cũng có thể đi trên đó.

An Aging Country

At the core of all the ironies, though, is a vacuum. Every single Cuban I speak to, from those barely out of their 20s to those close to 80, expresses concerns about the young. "All they're interested in is fashion and iPhones," I hear from old and young a like; even those who can't stand the system claim to having known more pride in it, and more sense of purpose, when they were young in the '70s. Those who recall the brutality and corruption of life before the revolution tend to be more forbearing toward the chaos now, but 5 Cubans out of 6 have never known anything but the shortages and convulsions of Castroism.

Một đất nước đang già đi

Mặc dù vậy, ở cốt lõi của tất cả những điều mỉa mai này, là một sự trống rỗng. Mỗi người Cuba mà tôi nói chuyện, từ những người vừa qua tuổi 20 đến những người gần 80 tuổi, đều bầy tỏ những lo ngại về giới trẻ. Tôi nghe được từ những người già cũng như những người trẻ tuổi: “Tất cả bọn họ đều quan tâm đến thời trang và những chiếc điện thoại iPhone”; thậm chí cả những người không thể chịu đựng được hệ thống này đều khẳng định biết tự hào hơn về nó và có ý thức hơn về mục đích khi họ còn trẻ vào những năm 1970. Những người nhớ lại sự tàn bạo và nạn tham nhũng trong cuộc sống trước cách mạng có xu hướng kiên nhẫn hơn đối với tình hình hỗn loạn hiện nay, nhưng cứ 6 người Guba thì có 5 người chưa biết đến thứ gì ngoài những sự thiếu thốn và những sự biến động thời chủ nghĩa Castro.

"In the 1990s, when we suffered from a lack of things," says a man who in recent years joined an evangelical church, "it was a real material crisis. But now it's deeper. We have a spiritual crisis. People have lost hope." On every other street you see women dressed from head to toe in the pure white robes of an initiate in Santeria, the Afro-Caribbean religion that was long a secret force across the island; again and again, strangers start talking to me about Jehovah or even Allah. "People are turning to these things now because they give them something the revolution can't," says a man close to 80 who fought with an important revolutionary group in the '50s. "The party should think about that."

Một người đàn ông trong những năm gần đây đã gia nhập giáo phái Phúc Âm nói: “vào những năm 1990, khi chúng ta thiếu thốn mọi thứ, đó là một cuộc khủng hoảng vật chất thực sự. Nhưng hiện nay nó còn sâu sắc hơn. Chúng ta có một cuộc khủng hoảng tinh thần. Mọi người mất hết hy vọng”. Trên từng con phố khác, bạn thấy những người phụ nữ trùm một chiếc áo choàng màu trắng tinh khiết từ đầu đến chân của người mới thụ giáo theo tín ngưỡng Santeria, một tín ngưỡng Afro-Caribbean mà từ lâu đã là một lực lượng bí mật trên khắp hòn đảo này; hết lần này đến lần khác, những người lạ bắt đầu nói với tôi về Đức Chúa trời hay thậm chí Đấng Allah. Một người đàn ông gần 80 tuổi đã chiến đấu với một tổ chức cách mạng quan trọng trong những năm 1950 nói: “Hiện người dân đang quay sang những thứ này bởi vì chúng mang lại cho họ cái gì đó mà cuộc cách mạng không thể. Đảng cần phải suy nghĩ về điều này”.

The deeper problem, especially for the young, is that there's every incentive not to get an education or a good, official job. In a country where a surgeon has to bicycle to work while a man selling fake cigars can
dine, quite literally, on caviar, the government has done a fine job of educating its citizens and a terrible
job of putting that education to use. "I tell my students, 'I know you can make more money now by driving a taxi than by being a good architect,'" says Mario Coyula-Cowley, a professor of architecture at Havana's Higher Polytechnic Institute for 45 years. "But that will not always be the case. At some point architects will be properly regarded, and we will need good ones."

Vấn đề sâu sắc hơn, đặc biệt là đối với giới trẻ, là không có động lực để học hành hay để có một công việc tốt, chính thức, ở một đất nước nơi bác sĩ phẫu thuật phải đi xe đạp đi làm trong khi một người bán xì gà giả có thể dùng bữa, theo đúng nghĩa, với món trứng cá muối, chính phủ đã làm được một việc tốt là giáo dục người dân của mình và một việc tồi tệ là sử dụng sự giáo dục đó. Mario Coyula-Cowley, một giáo sư về ngành kiến trúc tại Học viện Bách Khoa của La Habana trong 45 năm nói: “Tôi nói với sinh viên của tôi rằng ‘Tôi biết lúc này các em có thể kiếm được nhiều tiền bằng việc lái taxi hơn là bằng việc là một kiến trúc sư giỏi’. Nhưng điều đó không phải luôn như vậy. Đến một thời điểm nào đó, các kiến trúc sư sẽ được coi trọng, và chúng ta sẽ cần có những kiến trúc sư giỏi”.


A tourist and currency-exchange economy is not the kind to encourage the honesty and dignity the government keeps insisting on. "Things are better than before," says a former lawyer in her 40s. "But I'm afraid. Capitalism makes people hard. Cubans see how to get ahead, and they're starting to change."

Nền kinh tế du lịch và trao đổi tiền tệ không phải kiểu khuyến khích sự chân thật và phẩm giá mà chính phủ kiên quyết duy trì. Một cựu luật sư 40 tuổi nói: “Mọi việc đang tốt hơn trước. Nhưng tôi lo sợ. Chủ nghĩa tư bản khiến mọi người trở nên cứng rắn. Người Cuba tìm được cách tiến lên trước và họ đang bắt đầu thay đổi”.

Into the Dark

As it looks toward the future, Cuba could take heart, on paper, from China and Vietnam, both of which have retained a political grip on their people while giving them incentives to make money. One morning in Havana, I'm greeted by a full-page headline in Granma trumpeting Raúl Castro's visit to his East Asian colleagues; his son Alejandro has served as a liaison with China. But Ricardo Torres Pérez, a professor at the Center for the Study of the Cuban Economy at the University of Havana (and recent visiting scholar at Harvard and Ohio State University), points out that China has a strong government as well as a thriving economy and that both China and Vietnam have young and growing workforces, natural resources – as well as a freedom from embargoes -- that put them in a very different situation from Cuba. Besides, like every other Cuban I talk to, he notes how different the habits of East Asia are from Cuba's, perhaps especially in the areas of discipline and precision. "When it comes to culture and core values, we have more in common with the economy of the U.S.," he notes.

Bước vào bóng tối

Khi nhìn về tương lai, trên lý thuyết, Cuba có thể có được sự ủng hộ, từ Trung Quốc và Việt Nam, cả hai nước đều vẫn có sự kiểm soát người dân về mặt chính trị trong khi cho họ có những động lực để kiếm tiền. Một buôi sáng ở La Habana, đập vào mắt tôi là một tiêu đề choán hết cả 1 trang báo trên tờ Granma công bố chuyến đi của ông Raúl Castro đến thăm các đồng nghiệp ở Đông Á- con trai ông Alejandro phục vụ như một mối liến lạc với Trung Quốc. Nhưng Ricardo Torres Perez, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Cuba tại trường Đại học La Habana (và là giáo sư thỉnh giảng gần đây tại trường Havard và trường Đại học Bang Ohio), chỉ ra rằng Trung Quốc có một chính phủ mạnh cũng như nền kinh tế phát triển thịnh vượng và rằng cả Trung Quốc lẫn Việt Nam có lực lượng lao động trẻ và đang gia tăng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên — cũng như không phai chịu các lệnh cấm vận — đặt họ vào tình huống rất khác so với Cuba. Ngoài ra, như mọi người Cuba khác tôi từng nói chuyện, ông lưu ý những phong tục của Đông Á khac như thế nào so với của Cuba, có thể đặc biệt là trong các lĩnh vực kỷ luật và tính chính xác. Ông lưu ý: “Khi đề cập đến văn hóa và các giá trị cốt lõi, chúng tôi giống nền kinh tế Mỹ hơn”.


The free-and-easy subversiveness in which Cuba specializes is another reason an Arab Spring seems unlikely to break out here. According to one man who follows politics closely, there are 30 or more opposition groups on the island, but each has only a few members, and none is interested in working with the others. "And what they're proposing is so elitist, so far above the ground -- like these website postings -- that they cannot connect with the anger of the people." There's neither Twitter nor Facebook in the country to mobilize crowds and, he points out, neither an Aung San Suu Kyi nor a Vaclav Havel. But the deeper problem may be the elegant urbanity with which the man records his disenchantment, as if at a Manhattan dinner party. "Look," he says, "we're a Latin people. We like life. In Asia, maybe, some people will say, 'We will die to make a point.' We're not into self-immolation."

Tính chất lật đổ tự do thoải mái mà Cuba trở thành chuyên gia là một lý do khác mà Mùa Xuân Arập dường như không thể nổ ra ở đây. Theo một người theo dõi chặt chẽ tình hình chính trị, có hơn 30 nhóm chống đối trên hòn đảo này, nhưng mỗi nhóm chỉ có vài thành viên, và không một nhóm nào quan tâm đến việc hợp tác với nhau. “Và những gì họ đang đề xuất là quá tinh túy, quá xa người dân thường – như những gì đăng trên website – tới mức họ không thể liên hệ với sự giận dữ của người dân”. Ông chỉ ra rằng ở đất nước này không có cả Twitter lẫn Facebook để huy động các đám đông, cũng không có Aung San Suu Kyi hay Vaclav Havel. Nhưng vấn đề sâu sắc hơn có thể là phong cách thanh lịch tao nhã mà với nó người đàn ông này ghi nhận sự vỡ mộng của ông, như thể tại một bữa tiệc tối ở Manhattan. Ông nói: “Hãy nhìn xem, chúng ta là người Mỹ Latin. Chúng ta yêu cuộc sống. Ở châu Á có thể một số người sẽ nói ‘Chúng tôi sẽ chết để tỏ rõ quan điểm’. Chúng ta sẽ không tự hy sinh tính mạng”.

For 14 years, Cuba's shattered economy has been propped up by Venezuela, which sends roughly 110,000 barrels of oil a day to the island in exchange for Cuban medical personnel and teachers. Like many in Latin America, Venezuela's leftist leader, Hugo Chávez, saw Fidel as an elder statesman and hero who stood up to the Yanquis for more than 50 years. Soon after Chávez's death from cancer in March, his handpicked successor, Nicolás Maduro, promised that he would continue his mentor's policies toward Cuba and that the two countries would spend $2 billion this year on "social development projects." Still, Chávez's early death reminded Cubans that the slightest change could bring the prospect of a dreaded sequel to the special period.

Trong 14 năm, nền kinh tế hoàn toàn kiệt quệ của Cuba đã được Venezuela hà hơi tiếp sức, nước này đã gửi mỗi ngày khoảng 110.000 thùng dầu đến Cuba để đổi lấy các nhân viên y tế và các giáo viên của Cuba. Như nhiều nước ở Mỹ Latinh, nhà lãnh đạo cánh tả của Venezuela, Hugo Chavez coi Fidel, là một chính khách thế hệ trước và là một người anh hùng đã đứng lên chống lại người Mỹ trong hơn 50 năm. Ngay sau khi ông Chavez qua đời vào tháng 3 do căn bệnh ung thư, người kế nhiệm được lựa chọn kỹ lưỡng Nicolas Maduro cam kết ông sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách của người thầy thông thái của mình đối với Cuba và rằng hai nước năm nay sẽ chi 2 tỷ USD cho “các dự án phát triển xã hội”. Tuy nhiên, việc Chavez sớm mất đi đã nhắc nhở người Cuba rằng sự thay đổi nhẹ nhất cũng có thể mang lại một viễn cảnh về hậu quả đáng sợ cho một giai đoạn đặc biệt.


Raúl Castro, now 82, has always been seen as less prideful and doctrinaire, if less charismatic, than his brother, who's five years older; he rules in prose, not in Fidel's combative poetry. And when Castro announced in February that he would not seek re-election in 2018, all eyes turned to his presumptive successor, Miguel Díaz-Canel, a 53-year-old technocrat and former military man who served as a party official in areas where there were abundant opportunities for foreign investment. Even as Castro spoke of term limits and referendums in the future, Cubans began to imagine, at last, a pragmatic leader born after the revolution -- and one not named Castro.

Raul Castro, hiện nay 82 tuổi, thường được xem là ít tự phụ và giáo điều hơn, nếu không muốn nói là ít có sức lôi cuốn hơn so với người anh trai lớn hơn ông 5 tuổi; ông cai trị bằng văn xuôi chứ không phải bằng chất thơ hùng tráng của Fidel. Và khi Castro hồi tháng 2 tuyên bố rằng ông không theo đuổi việc tái tranh cử vào năm 2018, thì tất cả mọi ánh mắt hướng tới người được cho là kế nhiệm ông, Migue Diaz-Canel, một nhà kỹ trị 53 tuổi và là cựu quân nhân đã phục vụ với tư cách là một quan chức đảng ở những nơi có quá nhiều cơ hội cho đầu tư nước ngoài. Ngay cả khi Castro nói về những giới hạn nhiệm kỳ và những cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai, người Cuba bắt đầu tưởng tượng ra một nhà lãnh đạo thực dụng được sinh ra sau cuộc cách mạng – và một nhà lãnh đạo không mang họ Castro.


For now, though, there's no one to give Cuba a stirring sense of itself, a winning story, as is sometimes said of Obama's America. The fact that the revolution keeps showcasing portraits of Che Guevara and Camilo Cienfuegos, dead for 46 and 54 years, respectively, underlines the absence of fresh heroes. Castro, known as the Flea when he was young, replaced 64 of Fidel's 68 ministers when he took over the top position in 2008 and quickly implemented reform measures his brother had only talked about. But the low-key university dropout lacks his sibling's dialectical skills, especially when it comes to redefining socialism so that it includes competition.

Mặc dù vậy, cho đến nay, không có ai mang lại cho Cuba một ý thức hào hứng về bản thân, một câu chuyện lôi cuốn như đôi khi người ta nói về nước Mỹ của Obama. Thực tế việc cuộc cách mạng tiếp tục trưng ra những bức chân dung vẽ Che Guevara và Camilo Cienfuegos, lần lượt đã qua đời ở tuổi 46 và 54, nhấn mạnh sự thiếu vắng những anh hùng mới; Castro, được biết đến dưới biệt danh Flea khi còn trẻ đã thay thế 64 trong số 68 bộ trưởng của Fidel khi ông đảm trách chức vụ cao nhất vào năm 2008 và đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cải cách mà người anh trai của ông chỉ biết nói về chúng. Nhưng người bỏ học đại học nửa chừng ít tiếng tăm này thiếu những kỹ năng biện chứng của người anh của mình, đặc biệt là khi đề cập đến việc định nghĩa lại chủ nghĩa xã hội để bao hàm cả khía cạnh cạnh tranh.

"As I see it, there are basically three options for the future," says one Habanero who's never left the country, "and all of them are horrible. I call them the North Korean, the Afghan and the Russian versions. The North Korean one is that the grandson of the big guy, who's got very quickly promoted and is now a general in the army, takes over. Becomes our Kim Jong Un. The Afghan one is some guys in the military take control and become tropical Taliban. Set up a military council. And the Russian one is that some Vladimir Putin comes in from the army." Predictions are notoriously unreliable in counterintuitive Cuba, but even this naysayer claims that Cuba's pride in its independence -- the nationalism that has grown with the revolution -- means it may not go the way of Starbucks and American Express soon.

Một người La Habana chưa bao giờ rời khỏi đất nước này nói: “Như tôi đã thấy, về cơ bản có 3 lựa chọn cho tương lai và tất cả những lựa chọn đó đều khủng khiếp. Tôi gọi chúng là những phiên bản Triều Tiên, Afghanistan và Nga. Phiên bản Triều Tiên là phiên bản mà trong đó cháu trai của một người vĩ đại, người đã nhanh chóng được thăng tiến và hiện là tướng trong quân đội, lên tiếp quản quyền lực, trở thành Kim Jong Un của chúng ta. Phiên bản Afghanistan là một số người trong quân đội nắm quyền lực và trở thành Taliban vùng nhiệt đới, thành lập một hội đồng quân sự. Còn phiên bản kiểu Nga là phiên bản mà một Vladimir Putin nào đó xuất thân từ quân đội”. Những dự báo này có tiếng là không đáng tin ở một nước Cuba phản trực giác, nhưng thậm chí cả người có quan điểm tiêu cực này cũng cho rằng lòng tự hào của Cuba về nền độc lập của mình – chủ nghĩa dân tộc đã phát triển lớn mạnh cùng với cuộc cách mạng – có nghĩa nước này có thể không sớm đi theo con đường của Starbuck và American Express.

Meanwhile, among the broken streets of central Havana, a matron shuffles along the road called Virtues, carrying two teddy bears to try to sell. ROOMS FOR RENT, says a sign on a bashed - in building, by the HOUR/DAY/MONTH. Unlit dining rooms are turned into impromptu beauty salons, and out of one blackened apartment, near a wall on which someone has painted VIVA FIDEL, a skeletal hand emerges to drape some gold chains in front of a customer in a spotless white T-shirt. My very last night in Cuba, the electricity goes off across most of downtown, and the city becomes just shadow figures inching through the pitch black, lit up occasionally by silent flashes of sheet lightning. Much as I remember it in 1991, in fact. Free enterprise may be breaking out on every side, but for now it's very hard to see it in the dark.
Trong khi đó, giữa các đường phố gập gềnh của trung tâm La Habana, một mệnh phụ lê bước trên con đường có tên Virtues, mang theo 2 con gấu Teddy và tìm cách bán chúng. Những căn phòng “cho thuê theo giờ, theo ngày, theo tháng”, như những chữ viết trên một tòa nhà bị đập bỏ cho thấy. Các phòng ăn không có ánh sáng được biến thành các thẩm mỹ viện ngẫu hứng, và bên ngoài một căn hộ tối đen, ở gần một bức tường trên đó có ai đó. đã sơn vẽ chữ Viva Fidel, một bàn tay xương xẩu treo một số dây chuyền vàng giơ ra trước mặt một khách hàng mặc chiếc áo T-shirt màu trắng tinh tươm. Buổi tối cuối cùng của tôi ở Cuba, mất điện ở phần lớn khu buôn bán, và thành phố trở thành chỉ là những bóng người lê từng bước trong màn đêm, thỉnh thoảng có một vài tia chớp lóe lên. Trên thực tế gần giống như những gì tôi nhớ về nó vào năm 1991. Kinh doanh tự do có thể xuất hiện ở mọi phía, nhưng trong lúc này khó có thể thấy nó trong bóng tối.








No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn