MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, November 16, 2013

COMPETITIVE DIPLOMACY IN SOUTHEAST ASIA NGOẠI GIAO CẠNH TRANH Ở ĐÔNG NAM Á

COMPETITIVE DIPLOMACY IN SOUTHEAST ASIA

NGOẠI GIAO CẠNH TRANH Ở ĐÔNG NAM Á


Fortuna's Corner
IISS
Fortuna's Corner
IISS (Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế)
October 22, 2013

22/10 2013
A recent flurry of diplomatic activity by Japan and China in Southeast Asia has underlined their increasing competition for regional influence. While there is inherent strategic value to the promotion of ties with Southeast Asia’s dynamic economies, the growing power of China and the increasing concern of Japan about its position are encouraging the two countries to attempt to develop new relationships or strengthen old ones. In particular, Japan’s building of ties with countries that share concerns about China’s maritime assertiveness is reinforcing within Beijing the fear of encirclement by US allies in the region.


Hàng loạt hoạt động ngoại giao gần đây của Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy sự tranh giành anh hưởng trong khu vực giữa hai nước này ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc và sự lo ngại của Nhật Bản về vị thế của Tokyo khiến hai nước này phải phát triển các mối quan hệ mới hoặc củng cố các mối quan hệ cũ, trong khi vẫn thúc đẩy quan hệ với các nền kinh tế năng động ở Đông Nam Á. Đặc biệt, việc Nhật Bản tăng cường quan hệ với các nước có chung mối quan ngại về sự quyết đoán của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải khiến cho Bắc Kinh lo ngại rằng nước này đang bị các đồng minh của Mỹ trong khu vực bao vây.



On 11 October, China and Brunei released a joint statement that they would seek closer maritime energy cooperation after a meeting between Premier Li Keqiang and Sultan Hassanal Bolkiah. Two days earlier, Japanese Prime Minister Shinzo Abe and the sultan reached an agreement on closer energy cooperation. That these diplomatic manoeuvres focused on ASEAN’s smallest state was no coincidence: Brunei is currently chair of the organisation and has been vocal in pushing for a Code of Conduct on the South China Sea.

Sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Lý Khắc Cường và Quốc vương Hassanal Bolkiah ngày 11/10 vừa qua, Trung Quốc và Brunei đã ra tuyên bố chung, trong đó nêu rõ hai nước sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí trên biển. Trước đó hai ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Quốc vương Hassanal Bolkiah cũng đã đạt được thỏa thuận về việc thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực năng lượng. Những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc và Nhật Bản tập trung vào nước nhỏ nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) này không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên: Brunei hiện đang giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN và nước này cũng đã lên tiếng yêu cầu thúc đẩy việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Such moves have come at a time of political disruption in the United States over the budget and debt ceiling, which forced President Barack Obama to cancel a trip to Asia for an Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) summit. While the US was represented by Secretary of State John Kerry, Obama’s absence was a symbolic reminder of the difficulties Washington may face in pursuing its much-vaunted ‘rebalance’ to Asia.

Những động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ phải đối mặt với tình trạng chia rẽ chính trị về vấn đề ngân sách và trần nợ công, khiến Tổng thống Barack Obama phải hủy chuyến công du tới châu Á để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Mặc dù Ngoại trưởng Mỹ John Kerryđược cử tham dự hội nghị này nhưng sự vắng mặt của ông Obama cho thấy những khó khăn mà Mỹ có thể phải đối mặt khi theo đuổi chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á.


Competitive diplomacy

Held in Bali, Indonesia, between 5 and 7 October, the APEC summit attracted 13 heads of state and government, many of whom chose to visit other countries en route. Making his first trip to Southeast Asia since assuming his role as president and chair of the Central Military Commission in March 2013, Xi Jinping visited Malaysia, while Premier Li attended an ASEAN summit and an East Asian Summit in Brunei before heading to Thailand and Vietnam. In Hanoi, he agreed to set up three parallel working groups on maritime, infrastructural and financial cooperation.

Ngoại giao cạnh tranh

Được tổ chức tại Bali, Indonesia, từ ngày 5 đến 7/10, Hội nghị thượng đỉnh APEC có sự tham gia của 13 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, trong đó có nhiều nhà lãnh đạo đã kết hợp tới thăm một số nước trong khu vực. Trong chuyến công du đầu tiên tới Đông Nam Á kể từ khi giữ cương vị Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương hồi tháng 3 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã tới thăm Malaysia, trong khi Thủ tướng Lý Khắc Cường đã tham dự một hội nghị của ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) ở Brunei trước khi sang thăm Thái Lan và Việt Nam. Tại Hà Nội, lãnh đạo hai nước đã nhất trí thành lập ba nhóm công tác về hợp tác cùng phát triển trên biển, cơ sở hạ tầng và tài chính.

This burst of Chinese regional diplomacy could be viewed simply as a by-product of the summits, or as indicative of the region’s importance to Beijing from an economic and strategic standpoint. There have been other signs of a concerted effort by Beijing to improve relations with its southern neighbours after several years in which relations have been punctuated by bouts of tension.

Bùng nổ này của ngoại giao khu vực của Trung Quốc có thể được xem như chỉ đơn giản là một sản phẩm phụ của hội nghị thượng đỉnh, hoặc là chỉ cho thấy tầm quan trọng của khu vực đối với Bắc Kinh từ quan điểm kinh tế và chiến lược. Đã có những dấu hiệu khác của một nỗ lực phối hợp của Bắc Kinh nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng phía Nam của mình sau nhiều năm, trong đó các mối quan hệ đã bị ngắt quãng bởi những cơn căng thẳng.

In September, China and ASEAN began formal consultations on a Code of Conduct for the South China Sea. While China’s foreign minister, Wang Yi, has previously indicated that a process of consultation and eventual negotiation could be a lengthy one, stating in August that parties should have ‘realistic expectations’ and take a ‘gradual approach’, the decision to open consultations is still indicative of improving ties between China and ASEAN.

Hồi tháng 9 vừa qua, Trung Quốc và ASEAN chính thức bắt đầu tiến hành các cuộc tham vấn về COC. Mặc dù trước đó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng tiến trình tham vấn và đàm phán sau đó có thể kéo dài, nhưng quyết định tiến hành các cuộc tham vấn đã cho thấy quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN đang được cải thiện.

To some extent, the improvement in relations could be credited to the appointment of Wang. A veteran of the Asian Affairs department in China’s Ministry of Foreign Affairs – having previously worked there in a number of roles between 1982–89 and 1994–98 – Wang was instrumental in the forging of positive relations between Beijing and ASEAN in the late 1990s that saw China become the first non-ASEAN state to sign the Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia in 2003. That period of relative warmth was followed during the mid-2000s by a deterioration in China’s relations with a number of ASEAN states. This was the result of Chinese suspicion of Vietnamese and Philippine exploration in the South China Sea, and Southeast Asian concerns over a newly assertive and powerful China. Now, Wang appears to be attempting to recover some of Beijing’s influence to its south.

Trong chừng mực nào đó, sự cải thiện trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN có thể nhờ vào việc bổ nhiệm ông Vương Nghị vào ghế Bộ trưởng Ngoại giao. Từng làm việc tại Vụ châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị đã có công lớn trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Bắc Kinh và ASEAN trong những năm cuối của thập kỷ 90, mà đã chứng kiến Trung Quốc là nước đầu tiên ngoài khu vực ASEAN ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với ASEAN. Tuy nhiên, sau giai đoạn quan hệ nồng ấm này thì quan hệ giữa Trung Quốc và một số quốc gia thành viên ASEAN trở nên xấu đi do những tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông và các nước Đông Nam Á lo ngại về một nước Trung Quốc ngày càng quyết đoán và hùng mạnh hơn. Và hiện nay, có vẻ như Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đang cố gắng phục hồi những ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực phía nam.

While the new foreign minister may be the vehicle through which this policy is being carried out, it is not solely Wang’s initiative. Beijing appears to have recognised the damage done to its relations by a stand-off with the Philippines over Scarborough Shoal in April 2012, and its sponsorship of Cambodia’s destructive handling of the ASEAN chairmanship in 2012, when an ASEAN ministerial meeting failed for the first time to issue a joint communiqué as a result of disagreements over the South China Sea.

Trong khi vị bộ trưởng ngoại giao mới có thể là phương tiện mà qua đó chính sách này được thực hiện, nó không phải là hoàn toàn là sáng kiến của Vương. Bắc Kinh dường như đã nhận ra những thiệt hại cho các mối quan hệ của mình bằng đối đầu với Philippines trên bãi cạn Scarborough vào tháng Tư năm 2012, và tài trợ cho việc hành vi phá hoại của Campuchia là Chủ tịch ASEAN trong năm 2012, khi một hội nghị bộ trưởng ASEAN lần đầu tiên đã không thể đưa ra một thông cáo chung do bất đồng về Biển Đông.
Beijing’s realisation of its worsened situation in Southeast Asia is also being driven, in part, by Japan’s newfound diplomatic activity in the region. Japanese Prime Minister Shinzo Abe also took the opportunity to visit Brunei and Indonesia for the two summits. In comparison to the two Chinese politicians, Abe is already a seasoned visitor to Southeast Asia in this, his second term as prime minister. When he visits Cambodia and Laos in mid-November, he will become the first Japanese prime minister to call on all ten ASEAN states within the first year of his term.

Bắc Kinh nhận ra vị thế của mình ở Đông Nam Á đang bị giảm sút một phần vì Nhật Bản tích cực đẩy mạnh các hoạt động trong khu vực thời gian gần đây. Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC và EAS, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã tới thăm chính thức Indonesia và Brunei. So với hai nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Abe đến thăm nhiều nước Đông Nam Á hơn trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của mình. Theo kế hoạch, ông Abe sẽ sang thăm Campuchia và Lào vào giữa tháng 11 tới và sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản đầu tiên công du tới cả 10 nước thành viên ASEAN ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ.

This reflects the Abe administration’s zeal for building closer ties with states on China’s periphery, particularly those who share similar concerns over Beijing’s assertiveness in the maritime domain. In July, Tokyo agreed to provide ten vessels to the Philippine Coast Guard, while Vietnam has also expressed an interest in acquiring Japanese vessels and establishing closer maritime security cooperation.

Điều này cho thấy quyết tâm của Chính phủ Nhật Bản xây dựng quan hệ gần gũi hơn với các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, đặc biệt là với các nước có chung mối lo ngại về sự quyết đoán của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh hải. Tháng 7 vừa qua, Tokyo đã nhất trí cung cấp 10 tàu chiến cho Lực lượng tuần duyên Philippines, trong khi Việt Nam cũng đang muốn mua tàu chiến của Nhật Bản và tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với nước này.

This push by Tokyo for stronger relations has extended beyond Southeast Asia. In 2012, Japan held its first joint maritime exercises with India: a bilateral Maritime Affairs Dialogue was launched in January 2013, and the two prime ministers issued a joint statement in May that expressed their expectations to ‘further promote bilateral and multilateral cooperation on maritime issues’. Nonetheless, it is in Southeast Asia that Japan’s newly active diplomacy has most demonstrably invigorated China’s own diplomacy.


Nỗ lực thúc đẩy quan hệ của Tokyo còn vươn ra khỏi khu vực Đông Nam Á. Năm 2012, Nhật Bản đã tổ chức cuộc tập trận chung trên biển đầu tiên với Ấn Độ. Hồi tháng 1/2013, lần đầu tiên hai nước tổ chức Đối thoại các sự vụ trên biển và tháng 5/2013, thủ tướng Nhật Bản và Ẩn Độ ra tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh mong muốn “tăng cường hợp tác song phương và đa phương trong các vấn đề liên quan đến biển”, Tuy nhiên, chính các hoạt động ngoại giao của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á mới khiến cho Trung Quốc phải đẩy mạnh hơn các nỗ lực ngoại giao của nước này.


US on the sidelines

While these efforts by Beijing and Tokyo have been under way, the US has also attempted to re-emphasise its interest in, commitment to and diplomacy with Southeast Asia.


Mỹ vẫn đứng bên lề

Trong khi Bắc Kinh và Tokyo đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao ở Đông Nam Á thì Mỹ cũng quan tâm và gia tăng các cam kết và hoạt động ngoại giao trong khu vực này.

Washington first announced its rebalance to Asia in late 2011/early 2012. Its initial emphasis was on planning for a more dispersed US defence posture in Asia. While the movement of actual military assets was rather modest, it was underpinned by new military thinking, namely the Air-Sea Battle Concept, under which air- and sea-focused military strategies would take precedence over land-based ones, and the overarching Joint Operational Access Concept, which described how joint forces would ‘operate in response to emerging anti-access and area-denial security challenges’. These two concepts, with their focus on anti-access/area-denial capabilities, seemed to emphasise China as a potential military rival and sought to find ways to overcome its denial strategy.

Washington đầu tiên công bố tái cân bằng tới châu Á vào cuối 2011/ đầu 2012. Nhấn mạnh ban đầu của nó là lập kế hoạch cho một tư thế phòng thủ của Mỹ ở châu Á phân tán hơn. Trong khi  di chuyển các tài sản quân sự thực tế là khá khiêm tốn, nó đã được củng cố bằng tư duy quân sự mới, cụ thể là Khái niệm trận chiến Hải-Không, theo đó các chiến lược quân sự tập trung vào vùng trời và biển sẽ được ưu tiên hơn những cơ sở trên mặt đất, và Khái niệm Tiếp cận hoạt động hỗn hợp bao quát, trong đó mô tả cách các lực lượng phối hợp sẽ 'hoạt động để đáp ứng với các thách thức an ninh chống tiếp cận và phong tỏa khu vực đang nổi lên. Hai khái niệm này, với tập trung vào khả năng chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực, dường như để nhấn mạnh Trung Quốc như là một đối thủ quân sự tiềm năng và tìm cách tìm cách để vượt qua chiến lược chống tiếp cận.

But in 2013, rather than focusing on military strategy, Washington has attempted to ‘rebalance the rebalance’ so as to focus on its economic and diplomatic elements. Central to the economic track are the negotiations on the Trans-Pacific Partnership, a possible trade agreement between the US and 11 Pacific Rim nations but not China. On the diplomatic front, Washington would send top officials on regular visits to the region and increase US engagement with Asia’s political architecture.

Nhưng trong năm 2013, thay vì tập trung vào chiến lược quân sự, Washington đã cố gắng "cân bằng lại cân bằng" để tập trung vào các yếu tố kinh tế và ngoại giao của mình. Trung tâm của trục kinh tế là những cuộc đàm phán về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại có thể có giữa Mỹ và 11 quốc gia vành đai TBD nhưng không có Trung Quốc. Trên mặt trận ngoại giao, Washington đã phái các quan chức hàng đầu  thường xuyên đến khu vực và tăng cường sự tham gia của Mỹ với kiến ​​trúc chính trị của châu Á.

However, Obama’s absence at the recent APEC and ASEAN meetings underlined the challenges the US was facing in its rebalance. Given fiscal austerity at home and continuing commitments in the Middle East, the US is limited in its ability to shift significant military resources to the Asia-Pacific region. It may also, therefore, find itself hampered in its desire to reassert influence among those Southeast Asian states that are wary of angering their increasingly powerful neighbour, China.

Tuy nhiên, việc ông Obama vắng mặt ở các hội nghị APEC và ASEAN gần đây cho thấy những thách thức mà Mỹ đang phải đối mặt trong quá trình theo đuổi chiến lược tái cân bằng ở châu Á. Trong bối cảnh phải thực hiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” ở trong nước và tiếp tục các cam kết ở Trung Đông, Mỹ đang bị hạn chế trong việc chuyển dịch các nguồn lực quân sự đáng kể sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Do vậy, Washington cũng có thể gặp nhiều rào cản trong việc giành lại ảnh hưởng ở các nước Đông Nam Á, vốn đang lo ngại về sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc.

A less-discussed aspect of the rebalance is Washington’s desire to initiate a shift in the burden of defence towards US allies, as well as a reform of the post-war alliance system. Washington is urging South Korea to take over operational control of allied forces in the peninsula during wartime and encouraging Japan to develop closer military-to-military relations with other allies such as South Korea and Australia.

Một khía cạnh ít được thảo luận tới trong chiến lược tái cân bằng đó là mong muốn của Mỹ chuyển bớt gánh nặng quốc phòng sang các đồng minh của nước này cũng như cải cách lại hệ thống đồng minh thời hậu chiến. Washington hiện đang hối thúc Hàn Quốc đảm nhận quyền chỉ huy lực lượng liên quân đóng ở nước này và kêu gọi Nhật Bản thúc đẩy quan hệ quân sự với các nước đồng minh khác như Hàn Quốc và Australia.
Japan’s more active diplomacy is thus to some extent a symptom of the US pivot, as well as of domestic politics and concern over China’s rise. A complex dynamic has emerged, whereby China’s rise and perceived assertiveness among US allies has – at least in part and in combination with the natural inclination of the US to focus on the world’s fastest-growing region after disengagement from lengthy deployments to Iraq and Afghanistan – encouraged a reaction from the US in the form of its rebalance. Yet, as a result of its inherent limitations the rebalance is also encouraging remilitarisation within Japan as it pursues more active diplomacy overseas. Both the American and Japanese reactions are unsettling for Beijing, which perceives a form of encirclement or containment developing among the US and its allies in the region.


Trong chừng mực nào đó, những nỗ lực ngoại giao năng động hơn của Nhật Bản được coi là dấu hiệu cho thấy chiến lược tái cân bằng của Mỹ và sự lo ngại của Tokyo về sự nổi lên của Trung Quốc. Sau nhiều năm tập trung vào hai cuộc chiến ở Iraq vàAfghanistan, giờ đây Mỹ đang phải chuyển trọng tâm sang khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, do những hạn chế vốn có, chiến lược tái cân bằng của Mỹ cũng đang khuyến khích việc trang bị lại thiết bị quân sự cho đồng minh Nhật Bản. Những phản ứng của Mỹ và Nhật Bản đang khiến cho Trung Quốc lo lắng bởi nước này nhận thức được rằng Washington và các đồng minh trong khu vực đang âm thầm tiến hành chính sách bao vây, ngăn chặn đối với Bắc Kinh.

National rejuvenation

The recent diplomatic commotion in Southeast Asia is, therefore, indicative of much broader trends in the region. Japan’s active diplomacy reflects the country’s declared rejuvenation under Abe. Combined with Japan’s expansive monetary policy and fiscal stimulation – known as ‘Abenomics’ – and the probability in the coming year of a reinterpretation of the constitution to allow for collective self-defence, the Abe government is undertaking a revitalisation of Japan’s position in Asia and a ‘normalisation’ of its status.

Phục hưng đất nước

Chiến dịch ngoại giao gần đây ở Đông Nam Á cho thấy xu hướng rộng lớn hơn trong khu vực. Ngoại giao chủ động của Nhật Bản phản ánh quyết tâm phục hưng đất nước của Chính quyền Abe. Cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ, thúc đẩy chi tiêu và tăng trưởng kinh tế sâu rộng – được biết đến như là chính sách ‘Abenomics’ – và khả năng sửa đổi hiến pháp trong năm tới cho phép nước này có quyền phòng vệ tập thể, chính phủ của ông Abe đang nỗ lực phục hồi vị thế của Nhật Bản ở châu Á và “bình thường hóa” thân phận của nước này.

Abe’s policy of rejuvenation has much support among Japanese conservatives and feeds into a perception of the country as unfairly constrained since the end of the Second World War. In this way, the strategy resembles Xi Jinping’s own ‘China dream’, which has been defined as ‘national rejuvenation, improvement of people’s livelihoods, prosperity, construction of a better society and military strengthening’. The shared goal of national rejuvenation in both Tokyo and Beijing, achieved through economic growth supporting military development, suggests that there is both a Japanese and Chinese dream, even if Japan’s military normalisation will be limited for the foreseeable future.


Chính sách phục hưng đất nước của ông Abe đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người theo đường lối bảo thủ ở Nhật Bản và khiến cho người dân nước này nhận thức rõ hơn rằng Nhật Bản đã bị kiềm chế một cách bất công từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc. Theo cách này, chiến lược của ông Abe có- sự tương đồng với “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình, với các mục tiêu “phục hưng đất nước, cải thiện dân sinh, phát triển thịnh vượng, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và củng cố quân sự”. Mục tiêu phục hưng đất nước của Tokyo và Bắc Kinh, đạt được thông qua tăng trưởng kinh tế và phát triển quân sự, cho thấy cả giấc mơ của Nhật Bản và Trung Quốc ngay cả khi Nhật Bản bình thường hóa quân sự sẽ có nhiều hạn chế trong tương lai.


The interplay between the two policies is likely to produce more rather than less competition. Currently, it is relatively restrained and restricted to the diplomatic arena, as both countries seek to gain influence in Southeast Asia. Regional perceptions of China are positive in terms of its position as ASEAN’s largest trade partner, but its assertive posture on the South China Sea could easily undermine this; Japan is regarded as a useful counterbalance to Chinese influence by some ASEAN states, but it has a considerable amount of historical baggage and has struggled to be seen as anything other than a US proxy.


Sự tác động lẫn nhau giữa hai chính sách này có thể tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn là kiềm chế nhau. Hiện tại, sự cạnh tranh mới chỉ giới hạn trong lĩnh vực ngoại giao khi mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đang tìm cách giành ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc hiện là đổi tác thương mại lớn nhất của ASEAN, nhưng tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể dễ dàng phá hủy thành quả này. Trong khi đó, một số nước ASEAN coi Nhật Bản là một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản có nhiều vấn đền liên quan đến lịch sử và nước này cũng đang phải vật lộn để được thừa nhận nhiều hơn là một nước được Mỹ ủy nhiệm.


For ASEAN states, this competition may be seen as positive in the medium term, perhaps encouraging a less assertive policy from China on the South China Sea and the development of negotiations on a Code of Conduct, while also inspiring a more engaged Japan to invest in the region. However, in the longer term the implicit military competition that is developing between China and Japan could bring negative consequences for Southeast Asian states, as the broader rivalry exacerbates regional tensions.
Đối với các nước ASEAN, sự cạnh tranh này có thể được coilà tích cực trong trung hạn, buộc Trung Quốc phải có chính sách hợp lý hơn ở Biển Đông và thúc đẩy việc đàm phán về COC, trong khi khuyến khích Nhật Bản quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á. Mặc dù vậy trong dài hạn, sự cạnh tranh quân sự ngấm ngầm giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể mang lại những hậu quả tiêu cực đối với các nước Đông Nam Á vì điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn