MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, January 21, 2012

Beijing Adopts Multi-Pronged Approach to Parry Washington’s Challenge Chiến lược nhiều ‘mũi giáp công’ của Trung Quốc đối phó với "quay trở lại Châ



Beijing Adopts Multi-Pronged Approach to Parry Washington’s Challenge

Chiến lược nhiều ‘mũi giáp công’ của Trung Quốc đối phó với "quay trở lại Châu Á" của Mỹ

By: Willy Lam

Willy Lam

China Brief Volume: 11 Issue: 22

November 30, 2011

China Brief Volume: 11 Issue: 22

30/11/2011

Relations between China and the United States have taken a confrontational turn in the wake of a series of initiatives taken by President Barack Obama in his recent trip to Hawaii and Asia. While taking part for the first time in the East Asia Summit in Bali, Obama and his aides reiterated the U.S. commitment to ensuring freedom of navigation in the South China Sea. They stressed that settlement to sovereignty rows in the area must be in accordance with international law, including the UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS). Obama approved the sale of 24 F16-C/D jetfighters to Indonesia, which—together with the Philippines, Vietnam, Brunei, Malaysia and Taiwan—has disputed China’s claims to the entire South China Sea.

Mối quan hệ Trung-Mỹ đang có xu hướng đối đầu sau khi Mỹ tuyên bố "quay trở lại Châu Á". Đối phó với chiến lược của Mỹ, Trung Quốc đang áp dụng nhiều ‘mũi giáp công’ để tránh né thách thức của Washington. Mặc dù lần đầu tiên tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Bali, nhưng ông Obama và các cộng sự nhiều lần nhắc lại cam kết của Mỹ trong việc bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Họ nhấn mạnh giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong khu vực phải phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS). Ông Obama chấp thuận bán 24 máy bay chiến đấu F16-C/D cho Inđônêxia, nước cùng với Philíppin, Việt Nam, Brunây, Malaixia và Đài Loan không chấp nhận các tuyên bố toàn bộ chủ quyền Biển Đông thuộc Trung Quốc của Bắc Kinh.

During a stopover in Australia, Obama announced that up to 2,500 marines would be stationed at Darwin, North Australia. Given that Darwin is a mere 600 miles from the southern tip of the Sea, the move is interpreted as an effort to boost U.S. ability to intervene in the flashpoint zone. Meanwhile, Secretary of State Hillary Clinton is scheduled to visit Burma next month in an apparent effort to improve ties with China’s long-standing client state. Finally, at the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Forum in Hawaii, Obama made a big push for the Transpacific Partnership (TPP), a potential free trade area for some ten nations that do not include China.

Trong thời gian dừng chân ở Ôxtrâylia, ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ bố trí 2.500 lính thủy đánh bộ tại Darwin thuộc lãnh thổ phía Bắc Ôxtrâylia. Rõ ràng Darwin chỉ cách mũi phía Nam của Biển Đông 600 dặm, do đó hành động này của Mỹ được dư luận khu vực coi như một nỗ lực nhằm tăng khả năng can dự của Mỹ ở khu vực đang có tranh chấp này. Cùng lúc đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại đến thăm Mianma vào đầu tháng 12/2011 nhằm cải thiện các mối quan hệ với nhà nước khách hàng truyền thống của Trung Quốc. Cuối cùng, tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ông Obama đã thúc đẩy Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khu vực thương mại tự do rộng lớn gồm 10 nước nhưng không có Trung Quốc.

All these measures seem to exacerbate what Beijing perceives as an “anti-China containment policy” spearheaded by Washington (Washington Post, November 15; Associated Press, November 17; Wall Street Journal, November 18). The Chinese Communist Party (CCP) leadership has taken multiple steps to counter the fusillades unleashed by the United States' first “Pacific President.” At the rhetorical level, commentators in the state media as well as semi-official academics have warned Washington’s bid to be “back in Asia” may endanger regional peace and stability in addition to harming Sino-U.S. relations.

Tất cả các biện pháp đó khiến Bắc Kinh cho rằng Oasinhtơn đang đẩy mạnh một "chính sách kiềm chế chống Trung Quốc". Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang áp dụng hàng loạt biện pháp cùng một lúc để chống lại các biện pháp của Chính quyền Obama. Trước hết, các nhà bình luận và các học giả Trung Quốc lên tiếng cảnh báo hành động quay trở lại châu Á của Oasinhtơn có thể gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định khu vực và có hại cho các mối quan hệ Trung-Mỹ.

In a strongly worded commentary, the Xinhua News Agency asserted the Obama administration’s maneuvers were geared toward imposing U.S. leadership in Asia for the self-serving goal of rendering the 21st century “America’s Pacific century.” “If the United States sticks to its Cold War mentality and continues to engage with Asian nations in a self-assertive way, it is doomed to incur repulsion in the region,” Xinhua warned. The party mouthpiece added that recent U.S. policies could result in “sparking disputes and encroaching on others’ interests,” which might in turn jeopardize “the region’s stability and prosperity” (Xinhua News Agency, November 19; Agence France-Presse, November 19). According to Renmin University's U.S. specialist Shi Yinhong, Sino-U.S. relations have entered a “very important new stage.” “It is very obvious that the United States is aiming to contain and constrain China,” he said. Tsinghua University international affairs expert Sun Zhe noted the U.S. gambit in Asia “has gone from the level of slogans to diplomatic action in a speedy and effective manner.” He expressed fears that contention between China and the United States “has gone from under the table to center stage” (Ming Pao [Hong Kong], November 20; Chinadigitaltimes.net, November 19).

Trong một bài bình luận với lời lẽ cứng rắn, Hãng tin Tân Hoa Xã khẳng định các biện pháp của Chính quyền Obama nhằm áp đặt sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Á là để đạt được mục tiêu thế kỷ 21 là Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ. Tân Hoa Xã cảnh báo: "Nếu Mỹ âm mưu gây chiến tranh lạnh và tiếp tục can dự vào các nước châu Á bằng cách tự khẳng định mình, Mỹ sẽ phải chịu số phận bi đát". Hãng tin này còn cho biết các chính sách gần đây của Mỹ có thể dẫn đến nhiều bất đồng và xâm phạm lợi ích của các nước khác, từ đó có thể phá hủy sự thịnh vượng và ổn định của khu vực". Theo đánh giá của chuyên gia về Mỹ Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, mối quan hệ Trung-Mỹ đã bước vào một "giai đoạn mới rất quan trọng. Rõ ràng Mỹ đang thực hiện mục tiêu ngăn chặn và hạn chế Trung Quốc".Tương tự, chuyên gia các vấn đề quốc tế Tôn Triết của Đại học Thanh Hoa cho rằng canh bạc của Mỹ ở châu Á "đã phát triển từ mức độ lời nói đến hành động ngoại giao với thái độ nhanh chóng và hiệu quả".

Given the top priority that China has attached to relations with the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) bloc as well as an early settlement of South China Sea disputes, much of Chinese leaders’ reactions have focused on preventing the United States from “meddling” in the sensitive area. Upon his arrival in Bali, Premier Wen Jiabao noted sovereignty conflicts “should be resolved among directly related sovereign countries through friendly consultation and negotiation in a peaceful way.” “Powers outside of the region should not interfere under whatever pretexts,” he added (Xinhua News Agency, November 18; Sina.com, November 19).

Rõ ràng, Trung Quốc đặt ưu tiên hàng đầu là quan hệ với các nước ASEAN cũng như giải quyết sớm các tranh chấp ở Biển Đông, do đó phản ứng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung vào ngăn chặn Mỹ can thiệp vào khu vực nhạy cảm này. Trong thời gian ở Bali, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định các xung đột chủ quyền "cần được giải quyết giữa các nước có liên quan trực tiếp thông qua tham khảo ý kiến hữu nghị và đàm phán hòa bình. Các cường quốc bên ngoài không được can thiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào".

Largely owing to Chinese pressure, the Philippines was unable to raise a motion at Bali calling for the resolution of the South China Sea issue through an international framework. This was despite the fact that during a visit to Manila last week, Secretary Clinton vowed to provide “greater support for [the Philippines’] external defense.” Washington also gave the Philippine defense forces another coast-guard vessel. “We are strongly of the opinion that [the dispute that] exists primarily in the West Philippines Sea between the Philippines and China should be resolved peacefully,” she said, using the Philippine term for the South China Sea (Voice of America, November 17; Philippine Star [Manila], November 19).

Do sức ép rất lớn của Trung Quốc, Philíppin không thể đưa kiến nghị giải quyết vấn đề Biển Đông vào một khuôn khổ quốc tế tại hội nghị Bali. Bất chấp đây là một thực tế, nhưng trong chuyến thăm Manila gần đây Ngoại trưởng Hillary Clinton cam kết "ủng hộ Philíppin hơn nữa trong việc bảo lãnh thổ chủ quyền". Oasinhtơn còn cung cấp cho quân đội Philíppin một tàu tuẫn tiễu. Bà Hillary Clinton đã sử dụng từ ngữ của Philípin về Biển Đông và tuyên bố: "Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ ý kiến cho rằng bất đồng tồn tại chủ yếu ở biển Tây Philíppin giữa Phillípin và Trung Quốc nên được giải quyết một cách hòa bình".

Beyond rhetoric, Beijing has adopted a multi-pronged approach to blunt Obama’s diplomatic offensive. The first is to reassure ASEAN members that Beijing harbors no hegemonic intentions and that it is willing to abide by the “rules of the game” arrived at with other sovereignty claimants. In his Bali speech, Premier Wen reiterated China’s commitment to the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC), which Beijing concluded with ASEAN in 2002. The DOC was a non-binding set of pledges regarding safety of navigation and the peaceful use of the waters. “We hope relevant parties would take into concern the overall situation of regional peace and stability, and do something more conducive to mutual trust and cooperation,” Wen said. He added Beijing would continue to stick to the principle of “friendly negotiation and consultation in a peaceful way” to resolve South China Sea issues (China News Agency, November 19; China Daily, November 19). Chinese officials however have reiterated Beijing’s insistence on bilateral talks with individual claimants—and not a China-ASEAN dialogue—to settle sovereignty rows. Most ASEAN claimants are convinced that a multilateral approach, possibly involving outside parties including the United States, would strengthen their negotiation positions via-a-vis China.

Bên cạnh những tuyên bố trên, Bắc Kinh còn áp dụng biện pháp nhiều mũi giáp công để ngăn chặn cuộc tiến công ngoại giao của Obama. Thứ nhất, tái khẳng định với các nước thành viên ASEAN rằng Bắc Kinh không che giấu ý đồ bá quyền và sẵn sàng tuân thủ "luật chơi" với các nước tuyên bố chủ quyền khác. Trong bài diễn văn tại Bali, ông Ôn Gia Bảo nhắc lại cam kết của Trung Quốc đối với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh và các nước ASEAN ký năm 2002. DOC là đạo luật không bắt buộc gồm các cam kết liên quan đến an toàn hàng hải và sử dụng các vùng biển hòa bình. Ông Ôn Gia Bảo nói: "Chúng tôi hy vọng các bên liên quan sẽ quan tâm đến sự ổn định và hòa bình của khu vực và làm những gì có lợi cho sự hợp tác và tin tưởng lẫn nhau". Ông khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện nguyên tắc "đàm phán hữu nghị và tham khảo ý kiến một cách hòa bình" nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới Biển Đông. Tuy nhiên, nhiều quan chức Trung Quốc cho biết Bắc Kinh kiên trì theo đuổi các cuộc đàm phán song phương với các nước tuyên bố chủ quyền, nhưng không trong khuôn khổ đối thoại Trung Quốc-ASEAN, để giải quyết các tranh chấp chủ quyền. Hầu hết các nước ASEAN tin tưởng giải pháp đa phương, có thể có các nước bên ngoài khu vực kể cả Mỹ, sẽ làm tăng vị thế đàm phán của họ với Trung Quốc.

Secondly, Beijing is wielding the time-tested “economics card” to gain the good will of ASEAN members, especially claimants to the South China Sea. Wen’s speech at the Bali summit emphasized the win-win scenarios of enhanced business ties with ASEAN under the China-ASEAN Free Trade Area and other regional arrangements. He put forward a five-point proposal for boosting the regional economy, which included mutual investments, technological transfers and improvement of intra-regional infrastructure. “The Chinese side is willing to enthusiastically expand its investment in ASEAN countries, enhance the transfer of advanced and suitable technology and to jointly raise [our] industrial competitiveness,” Wen said.

Thứ hai, Bắc Kinh đang sử dụng chiêu bài kinh tế để giành được thiện chí của các nước ASEAN, đặc biệt các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Diễn văn của ông Ôn Gia Bảo tại Bali nhấn mạnh kịch bản "cùng thắng" từ các mối quan hệ thương mại phát triển với ASEAN theo Hiệp định khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN và các thỏa thuận khu vực khác. Ông ta đưa ra đề nghị 5 điểm nhằm thúc đẩy kinh tế khu vực, trong đó có đầu tư lẫn nhau, chuyển giao công nghệ và phát triển cơ sở hạ tầng liên khu vực. Ông nói: "Phía Trung Quốc sẵn sàng tăng các khoản đầu tư ở các nước ASEAN, tăng cường chuyển giao công nghệ hiện đại và thích hợp và cùng nhau đẩy mạnh tính cạnh tranh công nghiệp".

According to Zhang Weiwei, a strategist at the semi-official Chunqiu Composite Research Institute, Beijing should boost its overseas development aid program, including a possible “Southeast Asian version of the Marshall Plan.” Professor Zhang added this would not only improve China’s economic and political ties with Asian countries but also minimize the damages that the TPP might do to China (Xinhua News Agency, November 19; Global Times, November 17).

Theo nghiên cứu viên thỉnh giảng Trương Duy Vi của Viện Nghiên cứu Tổng hợp Xuân Thu, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy chương trình viện trợ phát triển nước ngoài, trong đó khả năng có cả "Kiểu Kế hoạch Marshall Đông Nam Á". Chương trình này sẽ không những giúp tăng cường các mối quan hệ chính trị và kinh tế của Trung Quốc với các nước châu Á mà còn giảm thiểu những thiệt hại mà TPP có thể gây cho Trung Quốc.

Indeed, enhancement of economic cooperation under the China-ASEAN FTA has the additional benefit of parrying the threat posed by the TPP, which is viewed by Chinese officials and scholars as a plot by Washington to “exclude” China from a potentially lucrative regional trading arrangement. According to Renmin University politics professor Peng Zhongying, the TPP is but a ploy with which “[a United States] that is in economic decline tries to pry open the markets of economically prosperous Asia-Pacific nations.” While American officials have indicated China is in theory able to apply for membership, TPP criteria relating to minimal state interference in the market as well as high labor standards would seem to militate against Chinese participation. Among ASEAN members, Singapore, Malaysia, Brunei and Vietnam have expressed an interest in joining TPP. Other aspiring members include Australia, New Zealand, Chile, Peru, Canada, Mexico and Japan. (Washington Post, November 13; Global Times, November 19; Mainichi Daily [Tokyo] November 13).

Thực tế, tăng cường hợp tác kinh tế trong Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN có tác dụng ngăn chặn mối đe dọa của TPP mà các quan chức cũng như học giả Trung Quốc coi là một âm mưu của Oasinhtơn để loại Trung Quốc khỏi thỏa thuận thương mại khu vực sinh lợi rất lớn. Giáo sư chính trị Bành Trung Anh của Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng TPP là một âm mưu mà Mỹ, hiện kinh tế đang suy giảm, tìm cách mở cửa thị trường của các nước châu Á-Thái Bình Dương thịnh vượng về kinh tế. Mặc dù các quan chức Mỹ cho biết về lý thuyết Trung Quốc có thể xin trở thành thành viên, nhưng tiêu chuẩn của TPP liên quan đến việc nhà nước chỉ được can dự rất nhỏ trên thị trường cũng như các tiêu chuẩn lao động cao dường như ngăn cản sự tham gia của Trung Quốc. Trong số các nước ASEAN, Xinhgapo, Malaixia, Brunây và Việt Nam bày tỏ quan tâm tham gia TPP. Các thành viên khác có nguyện vọng gồm Ôxtrâylia, Niu Dilân, Chilê, Pêru , Canađa , Mêhicô và Nhật Bản.

While gunning to win the hearts and minds—or at least the wallets—of the majority of Asia-Pacific countries, Beijing is poised to use the time-honored tactic of “killing the chicken to scare the monkey” (sha ji xia hou)so as to penalize “troublemakers” such as the Philippines and Vietnam. The strategy was laid out in an editorial of the Global Times titled “Cold-shoulder the Philippines: let it pay the price.” The provocative state-run tabloid said “In the process of ‘penalizing’ the Philippines, China must not go overboard, lest the region’s fear of China increases.” China’s punishment of the Philippines however must be “forceful,” the editorial added, “so that the Philippines has to pay a substantial price.” The mass-circulation paper suggested the best way is to “cold-shoulder the Philippines even as China’s cooperation with the entire Southeast Asia becomes more entrenched.” According to Renmin University foreign policy expert Jin Canrong, China should “use different tactics toward different Southeast Asian countries.” He proposed imposing economic sanctions on countries such as the Philippines and Vietnam, “which have made the most noises” against China. “China can send a message to these countries by decreasing aid to them or temporarily stopping Chinese tourists from visiting them,” Professor Jin indicated (Global Times, November 19, November 17; BBC News, November 17).

Trong khi tìm cách giành được con tim và khối óc, hoặc chí ít là túi tiền, của phần lớn các nước châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng chiến thuật truyền thống "rung cây dọa khỉ" nhằm trừng phạt "những nước mắc lỗi" như Philíppin và Việt Nam. Chiến lược đó đã được nhắc đến trong một bài viết trên tạp chí "Thời báo hoàn cầu" với nhan đề "Phớt lờ Philíppin: Hãy để nước này trả giá". Bài viết cho rằng "trong quá trình trừng phạt Philíppin, Trung Quốc không được quá đà, nếu không nỗi lo sợ Trung Quốc của khu vực tăng lên. Nhưng việc trừng phạt Philíppin phải tiến hành mạnh mẽ để Philíppin phải trả giá nặng nề". Bài báo gợi ý, cách tốt nhất của Trung Quốc là "phớt lờ Philíppin trong khi đẩy mạnh hợp tác giữa Trung Quốc với tất cả các nước Đông Nam Á". Nhưng theo chuyên gia chính sách đối ngoại của Đại học Nhân dân Trung Quốc Kim Xán Vinh, Trung Quốc nên sử dụng chiến thuật khác nhau với từng nước Đông Nam Á. Ông ta đề nghị áp đặt các biện pháp cấm vận kinh tế với các nước như Philíppin và Việt Nam, bởi vì đây là "các nước ồn ào nhất trong chuyện chống Trung Quốc. Trung Quốc có thể gửi thông điệp đến các nước này bằng cách giảm các khoản viện trợ hoặc tạm thời ngăn chặn khách du lịch Trung Quốc đến các nước".

Beijing’s potentially most potent weapon to whip ASEAN members into line is its fast-modernizing navy. The People’s Liberation Army Navy (PLAN) is developing a blue-water fleet that boosts sophisticated hardware ranging from nuclear submarines to aircraft carriers. There have been reports the past few months that the PLAN will base its fourth fleet—which eventually may consist of two to three aircraft carrier battle groups—in Sanya, a city in south Hainan Island. Sanya sits on the northern tip of the South China Sea. This armada will complement the Qingdao-based North Sea Fleet, the Ningbo-based East Sea Fleet and the Zhanjiang-based SouthSea fleet. China’s naval power projection reached a new height last August with the maiden voyage of its first aircraft carrier, the Varyag, which was a refitted version of a Ukrainian vessel that China acquired in the 1990s. PLAN shipyards are believed to be building up to three Chinese-designed state-of-the-art carriers that could come on stream in the latter half of this decade (Korea Herald [Seoul] September 9; Business Standard [New Delhi], August 16; China Daily, July 29).

Tuy nhiên, vũ khí lợi hại nhất của Bắc Kinh để đe dọa các nước thành viên ASEAN liên kết với nhau là nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN). Hiện nay, hải quân Trung Quốc đang phát triển một hạm đội biển xanh, được trang bị các phương tiện hiện đại từ các tàu ngầm hạt nhân đến tàu sân bay. Các tin tức gần đây cho biết PLAN sẽ đặt căn cứ của hạm đội thứ 4, có thể gồm 2-3 nhóm tàu chiến đấu chở máy bay, tại Tam Á, một thành phố ở phía Nam đảo Hải Nam. Hạm đội này sẽ hỗ trợ hạm đội Bắc Hải đặt căn cứ tại Thanh Đảo, hạm đội Đông Hải đặt căn cứ tại Ninh Ba và hạm đội Nam Hải đặt căn cứ tại Trạm Giang. Tháng 8/2010, sức mạnh của hải quân Trung Quốc đạt đến đỉnh cao, sau khi tàu sân bay Varyag đầu tiên hoàn thành một hành trình xa trên biển. PLAN cũng đang xây dựng các xưởng đóng tàu để đóng 3 tàu sân bay hiện đại và dự kiến hoàn thành vào giữa thập kỷ này.

The message that Beijing does not rule out a military solution to the South China Sea imbroglio has been sent via the Global Times, which is often regarded as a propaganda vehicle for hawkish elements in the Chinese establishment. In a much-noted commentary in late October, Global Times warned that aggressive sovereignty claimants to the South China Sea such as Vietnam and the Philippines should “mentally prepare for the sound of cannons.” “China should not give pride of place to force and use the military option as its national policy,” it pointed out. “Yet China must also not rely solely on negotiations. In times of exigencies, it should ‘kill one to scare off the hundred’.” More recently, Global Times ran an article by National Defense University strategist Fan Jinfa that the authorities should take a pugilistic approach to prevent other nations from grabbing Chinese territories in the South China Sea. “Vietnam, Malaysia and the Philippines have occupied territories in the Spratly Islands,” said Fan, a former naval captain. “We should be more proactive in order to enhance de facto occupation and control” of islets in the disputed waters (Global Times, November 11, October 25; Reuters, October 25).

Bức thông điệp mà Bắc Kinh muốn gửi đi là không loại trừ một giải pháp quân sự trước tình trạng tranh chấp ở Biển Đông đã được đăng trên tờ "Thời báo hoàn cầu". Trong một bài bình luận cuối tháng 10/2010, "Thời báo hoàn cầu" cảnh báo các nước tuyên bố chủ quyền mạnh đối với Biển Đông như Việt Nam và Philíppin nên "chuẩn bị tinh thần nghe tiếng súng thần công". Gần đây hơn, "Thời báo hoàn cầu" đăng một bài báo của nhà chiến lược Phạm Tiến Phát thuộc Đại học Quốc phòng, trong đó nhấn mạnh các nhà chức trách Trung Quốc nên áp dụng biện pháp "võ quyền anh" để ngăn chặn những nước xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Phạm Tiến Phát nói: "Việt Nam, Malaixia và Philíppin đã chiếm đóng lãnh thổ trên quần đảo Trường Sa. Chúng ta nên có biện pháp mạnh để tăng cường kiểm soát và chiếm đóng các hòn đảo ở các vùng biển có tranh chấp".

Will Beijing’s game plan work? Much depends on the Obama’s administration’s ability to gain the support of heavyweight countries in the Asia-Pacific theatre to participate in its “pivot-on-Asia” strategy. Indeed, much of the CCP leadership’s nervousness stems from the fact that for the first time, India and Japan seem to be joining the alleged U.S. attempt to contain China through “internationalizing” the South China Sea issue. Indian state oil companies have signed agreements with Hanoi to exploit oil and gas close to islets that are also claimed by China. Tokyo recently concluded defense cooperation and intelligence exchange deals with both Vietnam and the Philippines. At Bali, the Japanese delegation inked a separate statement with ASEAN regarding ways and means to ensure unobstructed navigation in the South China Sea. Tokyo also has backed Manila’s effort to seek an “international solution” to territorial brawls in the contested waters. Despite problems in the Japanese economy, Tokyo last week pledged $25 billion in infrastructure-related aid and loans to ASEAN members (Ming Pao, November 19; Reuters, November 18; China News Service, November 18).

Liệu canh bạc của Bắc Kinh có hiệu quả? Phần lớn phụ thuộc khả năng Chính quyền Obama có giành được sự ủng hộ của các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương để triển khai chiến lược quan trọng nhất đối với châu Á hay không. Rõ ràng, phần lớn những lo ngại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt nguồn từ thực tế lần đầu tiên Ấn Độ và Nhật Bản dường như đang tham gia ý đồ ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ thông qua biện pháp "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông. Các công ty dầu mỏ Ấn Độ đã ký nhiều thỏa thuận với Hà Nội để khai thác dầu mỏ và khí đốt gần các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Gần đây, Tôkyô ký các thỏa thuận hợp tác quốc phòng và trao đổi tình báo với Việt Nam và Philíppin. Tại Bali, Nhật Bản ký một tuyên bố riêng với ASEAN liên quan đến các biện pháp bảo đảm hàng hải không bị trở ngại trên Biển Đông. Tôkyô cũng ủng hộ Manila tìm kiếm một giải pháp quốc tế cho các tranh chấp lãnh thổ ở các vùng biển có tranh chấp. Bất chấp nhiều khó khăn kinh tế, mới đây Tôkyô cam kết chi 25 tỷ USD bằng các khoản vay và viện trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng cho các nước ASEAN.

Yu Zhirong, a researcher at the China Oceanic Development Research Institute, asked a highly relevant question regarding the country’s run-in with a host of nations over the South China Sea. “China’s strength has increased and it should be striking fears [in the hearts of its neighbors],” he wrote in a recent article. “How come it faces enemies at the front and back over efforts to protect its maritime territorial rights?” (Xinhuanet.com, November 9; Sina.com, November 9). One answer to Yu’s question could be that China’s precipitous rise—coupled with its formidable projection of hard power in Asia—has given the United States an opportunity to stage a “return to Asia” campaign in the capacity of a protector to nations that shudder at the prospect of a fire-spitting dragon. As illustrated by the conversations that Obama had with President Hu Jintao and Premier Wen in respectively Hawaii and Bali, both the United States and China however seem to prefer win-win scenarios to zero-sum games. The outcome of the epic struggle between the world’s sole superpower and the fast-rising quasi-superpower depends then, on the give-and-take between the two giants—as well as their ability to influence other stakeholders in the volatile region.

Ông Dư Chí Vinh, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Hải dương của Trung Quốc, đặt câu hỏi liên quan đến sự bất đồng của Bắc Kinh với một số nước về Biển Đông. Trong một bài báo gần đây, ông Dư Chí Vinh viết: "Sức mạnh của Trung Quốc đã tăng lên và nó đang làm nhiều nước lo sợ. Trung Quốc có thể làm thế nào để đối mặt với các kẻ thù trên mặt trận và thúc đẩy các nỗ lực để bảo vệ quyền lãnh thổ biển của mình? Một câu trả lời cho câu hỏi của ông Dư Chí Vinh có thể là, sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, cùng với việc tăng cường sức mạnh cứng của nước này ở châu Á, đã tạo cơ hội cho Mỹ phát động một chiến dịch "trở lại châu Á" với tư cách như một người bảo vệ các nước hiện đang lo lắng trước triển vọng của một con rồng lửa. Như đã được thể hiện qua các cuộc hội đàm giữa ông Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo tại Haoai và Bali, cả Mỹ và Trung Quốc dường như đều thích kịch bản cùng thắng hơn canh bạc được mất ngang nhau. Kết cục của cuộc xung đột giữa siêu cường duy nhất của thế giới và siêu cường đang lên lúc đó phụ thuộc sự trao đổi giữa hai người khổng lồ cũng như khả năng của họ trong việc gây ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực dễ mất ổn định này.


Translated by Huong Tra

http://www.jamestown.org/programs/chinabrief/single/?tx_ttnews[tt_news]=38715&tx_ttnews[backPid]=25&cHash=b17a7a99a3ee2726f13bb6a96e842e90

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn