MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, January 21, 2012

INTELLECTUAL SELF-DEFENSE Tự vệ tri thức - Noam Chomsky




INTELLECTUAL SELF-DEFENSE

Tự vệ tri thức

by Noam Chomsky

Noam Chomsky

David Barsamian interviewed Noam Chomsky

CAMBRIDGE, MASSACHUSETTS (DECEMBER 3, 2OO4)

David Barsamian phỏng vấn Noam Chomsky

CAMBRIDGE, MASSACHUSETTS (DECEMBER 3, 2OO4)

David Barsamian: You've said that much of the media analysis you do is simply clerical work.

David Barsamian: Ông có nói rằng phần lớn việc phân tích báo chí của ông chỉ là việc bàn giấy.

Noam Chomsky: The hidden truth is that a large amount of scholarship is clerical work. In fact, a good deal of science is detailed, routine work. I'm not saying it's easy—you have to know what you're looking for and so on—but it's not an enormous intellectual challenge. There are aspects of inquiry that are serious intellectual challenges, but usually not those concerned with human affairs. There you have to be sensible and self-critical, but anybody can do this work if they want to do it.

Noam Chomsky: Cái sự thực vẫn bị che giấu là thế này: một phần lớn công việc nghiên cứu học thuật chỉ là việc bàn giấy. Và quả thực, phần lớn khoa học là những công việc tỉ mẩn lặp đi lặp lại đã thành nếp. Tôi không nói làm khoa học là dễ – vẫn phải biết mình cần tìm những gì và nhiều thứ khác nữa – nhưng cũng không phải là một thách thức trí tuệ gì ghê gớm lắm. Việc tìm hiểu thế giới tự nhiên có những lĩnh vực đòi hỏi trí tuệ nghiêm túc, nhưng thường thì các lĩnh vực ấy không liên quan gì đến thế sự con người. Để tìm hiểu thế sự, ta cần phải nhậy cảm và có ý thức tự phê phán, nhưng ai cũng có thể làm việc này nếu họ thực sự muốn.

For example, driving in this morning, I was listening to BBC, which is about the only program I can tolerate on the radio, and the news reporter mentioned the bombing of a police station in Iraq. She started her report by saying that the problem in Iraq is that the occupation cannot end unless the Iraqi police are capable of providing security there. Just think about that sentence.1 Suppose the Nazis in France had said, "The occupation can't end unless the Vichy forces are capable of controlling the country." Wouldn't we think there was something very odd about that? The occupation can end this instant. It's a question of what the Iraqi people want. It should have nothing to do with what Britain and the United States want, any more than the occupation of France should have had anything to do with what the Germans wanted.

Ví dụ, trong lúc lái xe sáng hôm nay, tôi có nghe đài BBC, có lẽ là đài phát thanh duy nhất mà tôi chịu được, và phóng viên tin tức của họ nhắc đến vụ đánh bom một đồn cảnh sát ở Iraq. Cô ta bắt đầu bản tường trình của mình bằng cách nói rằng vấn đề ở Iraq là ở chỗ không thể chấm dứt chiếm đóng nếu cảnh sát Iraq chưa đủ sức đảm bảo an ninh ở đó. Hãy cứ nghĩ đến câu nói đó mà xem. [2] Giả dụ như phát-xít Đức ở Pháp mà nói “Chúng tôi không thể bỏ nước Pháp trừ phi các lực lượng Vichy có khả năng kiểm soát được đất nước.” Chẳng nhẽ ta không thấy có gì rất lạ trong những câu nói ấy hay sao? Có thể chấm dứt chiếm đóng ngay bây giờ. Vấn đề ở đây là người dân Iraq muốn gì, chứ không phải là Anh và Mỹ muốn gì, cũng hệt như việc chiếm đóng nước Pháp trước đây, vấn đề chẳng có liên quan gì đến ý muốn của người Đức lúc đó cả.

If the police that were being trained by the Germans to run France under their supervision couldn't control the partisans, does that mean the German army can't leave? There's anotherway of looking at it, which I think happens to be legitimate. But quite apart from whether it's legitimate or not, it's a point of view that cannot even be considered. We must take the standpoint of the occupying armies, whose governments we speak for unquestioningly. There aren't many polls in Iraq, but the few polls there are indicate that a majority of Iraqis want the occupying troops to leave.2 Suppose that's true. Do we still believe that the occupation can't end until the Iraqi police can control the country, as the BBC simply presupposes without question?

Nếu cảnh sát do Đức huấn luyện để cai quản nước Pháp dưới quyền thống trị của Đức đã không kiểm soát nổi du kích quân kháng chiến, điều đó có nghĩa là quân Đức không thể rút được ư? Còn có một cách nhìn nhận khác mà tôi nghĩ có thể là hợp pháp về vấn đề này. Nhưng hợp pháp hay không hợp pháp, đây vẫn là một quan điểm không đáng được xét đến. Nhưng chúng ta vẫn phải theo quan điểm của các quân đội chiếm đóng, vì chúng ta vẫn mặc nhiên là tiếng nói của những chính phủ và quân đội ấy. Không có nhiều điều tra dư luận ở Iraq, nhưng những cuộc điều tra ít ỏi ở đó cũng cho thấy rằng đa số người Iraq đều mong muốn quân chiếm đóng rút đi. [3] Giả dụ như đúng là như vậy, thì liệu chúng ta có còn tin rằng không thể chấm dứt chiếm đóng khi cảnh sát Iraq chưa thể kiểm soát được đất nước như đài BBC đang mặc nhiên giả định như vậy hay không?

Only if you have so deeply absorbed the doctrines of the people with the whip in their hands is this an assumption that is so obvious you can't even question it. Those are the kinds of issues that interest me personally.

Thứ giả định này chỉ trở thành mặc nhiên khi ta đã bị tiêm nhiễm rất sâu những học thuyết của kẻ chuyên cầm roi bắt nạt người khác mà thôi. Đây là những vấn đề mà bản thân tôi rất quan tâm.

David Barsamian: You mean finding and decoding those internalized assumptions, like the idea that the United States has the right to invade and conquer any country and to institute an economic system and a government of its choice?

David Barsamian: Ông muốn nói đến việc tìm ra và giải mã những giả định đã ăn sâu vào tiềm thức, chẳng hạn như ý nghĩ cho rằng Hoa Kỳ có quyền xâm lược và chinh phục bất kì nước nào và có quyền thiết lập một hệ thống kinh tế và một chính phủ theo ý mình?

Noam Chomsky: Yes. That's just taken for granted among the educated population. If we can believe the careful and reputable opinion studies that are carried out in the United States, this isn't true, incidentally, for the general U.S. population. Their view, by a substantial majority, is that the United States should leave Iraq if Iraqis want them to leave. A large majority of the population thinks the United Nations, not the United States, should be taking the lead in international crises in general and should be leading reconstruction in Iraq.3

Noam Chomsky: Đúng vậy. Ý nghĩ này đã mặc nhiên được tầng lớp có học chấp nhận. Nếu ta có thể tin được những nghiên cứu dư luận nghiêm túc và có uy tín đã được tiến hành ở Hoa Kỳ, thì phải nói rằng quảng đại quần chúng Mỹ thì lại không có ý nghĩ ấy. Một đa số lớn lao dân chúng Mỹ cho rằng Hoa Kỳ nên rút khỏi Iraq nếu người Iraq muốn như vậy. Và phần lớn dân chúng cũng nghĩ rằng Liên Hiệp Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, nên đi đầu trong các vụ khủng hoảng quốc tế nói chung và nên dẫn đầu cuộc tái thiết ở Iraq. [4]

My own personal interest, incidentally, is not the media per se but the intellectual culture. The media happen to be the easiest part of the intellectual culture to study. The elite media—the BBC, the New York Times, the Washington Post, and so on—are the day-to-day expression of the elite intellectual culture and therefore are much easier to study than intellectual scholarship. You can do that, too, but it requires more complex research. In the media you can fairly easily find systematic biases about what's permitted, what's not permitted, what's stressed, what isn't stressed.

Tôi cũng muốn nói rằng mối quan tâm cá nhân của tôi không phải chỉ là về giới truyền thông đại chúng, mà là văn hóa tri thức nói chung. Truyền thông đại chúng chỉ là bộ phận dễ nghiên cứu nhất của văn hóa tri thức. Những cơ sở truyền thông đại chúng thượng thặng như đài BBC, tờ New York Times, tờ Washington Post, vân vân, là diễn ngôn hàng ngày của nền văn hóa tri thức đặc tuyển và do đó dễ nghiên cứu hơn nhiều so với toàn bộ giới học thuật tri thức. Làm thì cũng được, nhưng cần có những nghiên cứu phức tạp hơn. Trong truyền thông đại chúng thì ta có thể tương đối dễ dàng phát hiện những thiên kiến có hệ thống về những gì được phép nói và những gì không được phép nói, những gì được nhấn mạnh và những gì không được nhấn mạnh.

Take this morning's New York Times, which has an article reporting the views of Gregory Mankiw, the chair of the President's Council of Economic Advisers. Mankiw's a very distinguished and competent technical economist, a highly regarded professor at Harvard in the economics department and the author of one of the main textbooks in the field. So he's speaking from the peak of the economics profession and he's warning, in proper academic tones, that Social Security benefits will have to be reduced because the U.S. government won't have the money to pay for them. This is reported religiously, with the statement that the Social Security system is headed toward fiscal collapse by 2042 "if no changes are made to the current law."4 We have to make radical changes, preferably privatize it.

Tờ New York Times sáng nay có một bài về các quan điểm của Gregory Mankiw, chủ tịch Ủy ban Cố vấn Kinh tế của Tổng thống. Mankiw là một nhà kinh tế có tài và rất xuất sắc, một giáo sư rất được kính trọng tại khoa kinh tế học trường Harvard và tác giả của một trong những đầu sách giáo khoa chủ yếu trong lĩnh vực này. Như vậy, ông ta đang lên tiếng với vị thế đỉnh cao của nghề kinh tế học, và ông cảnh cáo, với giọng điệu học thuật nghiêm túc, rằng các quyền lợi an sinh xã hội sẽ phải bị cắt giảm bởi lẽ chính phủ Hoa Kỳ sẽ không có tiền chi trả cho chúng. Ý kiến đó được tường thuật một cách thành kính với lời tuyên bố rằng hệ thống an sinh xã hội đang trên đà sẽ sụp đổ hoàn toàn về tài chính vào năm 2042 “nếu người ta không chịu thay đổi luật định hiện hành.” [5] Chúng ta cần phải có những thay đổi mạnh mẽ, và tốt hơn cả là nên tư nhân hóa hệ thống này.

But there is another way of describing the situation: the Social Security system is not in crisis and will function as it's now set up for at least thirty years, and by other government estimates about twenty years beyond that. Social Security is facing a long-term technical problem that can be easily overcome.

Nhưng tình hình cũng có thể được mô tả theo một cách khác: hệ thống an sinh xã hội không hề bị khủng hoảng và sẽ vận hành với cơ cấu như hiện nay trong ít nhất là 30 năm nữa, hoặc còn thêm 20 năm nữa theo một số ước định khác của chính phủ. An sinh xã hội chỉ đang bị một vấn đề kĩ thuật dài hạn có thể khắc phục được một cách dễ dàng.

Let's assume that there will be a fiscal problem with Social Security in forty or fifty years. What can we do about it? There are some easy solutions that are rarely discussed.

Ta hãy cứ giả dụ rằng an sinh xã hội sẽ có vấn đề về tài chính trong vòng 40 hoặc 50 năm nữa. Vậy chúng ta có thể làm gì? Có những giải pháp dễ dàng mà hiếm khi được bàn đến.

For example, the Social Security payroll tax is highly regressive. Any income you make above roughly $90,000 is not taxed, which means rich and privileged people are getting a free ride. Is that a law of nature, that a small percentage of rich people should get a free ride? If you simply eliminated the cap, there wouldn't be a Social Security financing problem for years to come.

Ví dụ, thuế thu nhập để đóng góp vào quỹ an sinh xã hội hiện nay là rất ngược đời. Bất kì thu nhập nào trên mức 90 ngàn đôla một năm là không phải đóng thuế nữa, có nghĩa là người giầu và có đặc quyền đặc lợi đang được đi tầu không mất vé. Đây có phải là qui luật tự nhiên không, khi một nhúm người giầu phải được miễn vé như thế? Chỉ cần bỏ cái ngưỡng miễn thuế kia đi là sẽ không còn một vấn đề tài chính nào của an sinh xã hội nữa, trong hàng nhiều năm tới.

The people screaming about the Social Security "crisis" also point out that the proportion of working people to retired people is declining, which means today's working people are going to have to support a growing number of retired people. That happens to be true, but it's irrelevant. The real number we need to look at is what's calledthe total dependency ratio, the proportion of workingpeople to the total number of people, not just retirees.

Những người đang gào thét về cuộc “khủng hoảng” an sinh xã hội cũng nói rằng tỉ lệ người lao động với người hưu trí đang xuống thấp dần, có nghĩa là những người đang làm việc hôm nay sẽ phải trợ giúp ngày càng nhiều người hưu trí hơn. Điều này thì đúng, nhưng lại chẳng có can hệ gì ở đây. Con số mà chúng ta cần xem xét phải là cái vẫn được gọi là tổng tỉ suất ăn theo hoặc tổng tỉ suất phụ thuộc kia, tức là tỉ lệ của số người đang lao động trên tổng số dân, chứ không phải chỉ là số hưu trí.

So take, say, the famous baby boomers. How are we going to pay for their retirement? Who paid for them when they were newborns until they were twenty? You had to care for them just as much as you have to care for your aged mother. If you look back at the 1960s, when this generation was coming of age, in fact, there was a huge increase in funding for schools and other programs for children, at a time when the government had less income than it has today. If you could take care of the baby boomers when they were children, why can't you take care of them when they are over sixty? It's not a bigger problem. The problem is manufactured. It's just a question of financial priorities. In fact, because the United States is now a much richer country than it was in the 1960s, it should be easier to take care of these people.

Ta hãy thử lấy một thế hệ nổi tiếng vẫn được gọi là “baby boomers” [6] xem nó ra làm sao. Chúng ta sẽ trả tiền hưu trí cho thế hệ này như thế nào? Ai đã trả tiền nuôi nấng dậy dỗ họ từ khi họ ra đời cho đến khi vào lứa tuổi hai mươi? Ta đã phải chăm sóc họ hệt như ta sẽ phải chăm sóc mẹ già của mình thôi. Nếu nhìn lại những năm 1960, khi thế hệ này bước vào tuổi trưởng thành, thì thực tế là ta còn thấy có một bước gia tăng rất lớn của các chương trình tài trợ học đường và giáo dục nuôi dưỡng trẻ em, ở một thời điểm mà chính phủ còn có ít thu nhập hơn hiện nay rất nhiều. Nếu ta đã có thể chăm sóc được thế hệ baby boomers khi chúng còn là trẻ con, thì tại sao ta lại không thể chăm sóc được chúng khi chúng trên sáu mươi tuổi? Chuyện này không khó khăn hơn tí nào. Cái khó này là giả tạo, là bịa đặt. Đây chỉ đơn thuần là vấn đề ưu tiên tài chính mà thôi. Trong thực tế, vì Hoa Kỳ ngày nay là một nước giầu có hơn rất nhiều so với những năm 1960, chuyện chăm sóc những người này nhẽ ra phải dễ dàng hơn mới phải.

So the proper reporting of this article should be that a distinguished Harvard economist is giving a radically ideological interpretation that may express his personal biases or some other pressures, but doesn't have much to do with the issue. The system is not heading toward disaster. And to the extent that there is a problem with Social Security, there are a variety of ways of dealing with it. A serious journalist would go on to ask, "What's behind the drive to destroy Social Security?" It's quite transparent.

Như vậy, nhẽ ra bài báo kia phải viết thế này mới đúng: rằng một nhà kinh tế học xuất sắc của Harvard đang đưa ra một cách diễn giải cực đoan về ý thức hệ có thể bộc lộ những thiên kiến cá nhân hoặc những áp lực nào đó khác đối với ông, nhưng chẳng đả động được gì nhiều tới vấn đề. Hệ thống không hề đang trên đà đi tới thảm họa. Còn nếu nói đến vấn đề khó khăn của an sinh xã hội, thì đang có nhiều cách khác nhau để giải quyết nó. Và một nhà báo nghiêm túc sẽ phải biết đặt câu hỏi, rằng “Vậy động cơ của phong trào đòi xóa bỏ an sinh xã hội là gì?” Cái đó thì ai cũng nhìn thấy.

The leading "solution" to the Social Security "crisis" is private investment accounts. Instead of a highly efficient government system, with very low administrative costs, we're moving toward a system with very substantial administrative costs, but costs that will be transferred to the right pockets, namely, Wall Street firms and big money managers.

Cái “giải pháp” hàng đầu cho cuộc “khủng hoảng” an sinh xã hội là những tài khoản đầu tư cá nhân. Thay vì một hệ thống chính phủ rất hữu hiệu, với các chi phí hành chính rất thấp, chúng ta đang đi theo hướng có một hệ thống cần những chi phí hành chính rất đáng kể, nhưng lại là những chi phí sẽ được chuyển vào những cái túi thích hợp, tức là các công ty ở Wall Street và những hãng quản trị tài chính khổng lồ.

But there is something much deeper involved. Social Security is based on a principle that is considered subversive and that has to be driven out of people's heads: the principle that you care about other people. Social Security is based on the assumption that we care about each other, that we have a communal responsibility to take care of people who can't take care of themselves, whether they're children or the elderly.

Nhưng còn có một chuyện liên quan nữa sâu sắc hơn nhiều. An sinh xã hội được xây dựng trên nền tảng của một nguyên lí được coi là phiến loạn và cần phải được tẩy sạch khỏi trí não của mọi người: ấy là cái nguyên lí rằng ta phải biết quan tâm lo lắng đến người khác. An sinh xã hội dựa trên một giả định thức rằng chúng ta biết quan tâm lẫn nhau, rằng chúng ta có một trách nhiệm chung phải chăm sóc những ai không thể tự chăm sóc được mình, cho dù là trẻ nhỏ hoặc ông già bà cả.

We have a social responsibility to pay for schools, to ensure day care, and to guarantee that whoever is taking care of children—including mothers—will be supported for doing so. That's a community responsibility and, in fact, the community benefits from it collectively. Maybe each individual can't say, "I benefit from that kid going to school," but as a society we benefit from it. And the same is true of caring for the elderly. But that idea has to be driven out of people's heads. There is huge pressure to turn people into pathological monsters who care only about themselves, who don't have anything to do with anyone else, and who therefore can be very easily ruled and controlled. That's what lies behind the attack on Social Security. And it reflects a deep imperative that runs through the whole doctrinal system.

Chúng ta có một trách nhiệm xã hội phải chi trả cho trường học, nuôi dưỡng hệ thống nhà trẻ, và đảm bảo rằng bất kì ai làm công việc nuôi dạy trẻ, kể cả các bà mẹ, cũng sẽ được hỗ trợ để làm tốt việc ấy. Đó là một trách nhiệm cộng đồng, và trong thực tế, cộng đồng được hưởng lợi chung nhờ có trách nhiệm ấy. Có thể là từng cá nhân thì ta không thể nói rằng “Tôi được lợi vì đứa trẻ kia được đến trường”, nhưng với toàn xã hội thì là như vậy. Điều này đúng với cả việc chăm sóc người già. Nhưng cái ý tưởng ấy cần phải được loại bỏ khỏi đầu óc của mọi người. Đang có một áp lực khổng lồ muốn biến dân chúng thành một bầy quỉ bệnh hoạn chỉ biết quan tâm đến bản thân, không muốn dính gì đến bất kì ai khác, và do vậy có thể bị cai trị và kiểm soát một cách dễ dàng. Đó chính là cái đứng đàng sau cuộc tấn công vào hệ thống an sinh xã hội. Và nó phản ánh một động cơ rất sâu xa đang xuyên suốt toàn bộ hệ thống học thuyết hiện nay.

Social Security was created in response to pressure from popular, organized social movements—the labor movement and others—that were based on the idea of solidarity and mutual aid. If you go back to Adam Smith, whom we're supposed to revere but not read, he assumed that sympathy was the core human value, and society should therefore be constructed so that this natural human dedication to sympathy and mutual support will be satisfied. In fact, his main argument for markets was that they would, under conditions of perfect liberty, lead to perfect equality. In fact, Smith's famous phrase "the invisible hand," which everyone totally misuses, appears only once in The Wealth of Nations, in the context of an argument against what we now call neoliberalism.5 He says that if English manufacturers and investors imported from abroad and invested overseas, rather than here, it would be harmful to England. In other words, if they followed what are now called the principles of Adam Smith, it would be harmful to England. He said, however, there was no reason to worry about that because "upon equal or nearly equal profits, every wholesale merchant naturally prefers the home-trade to the foreign trade of consumption."

An sinh xã hội đã được tạo dựng do áp lực của những phong trào xã hội rộng lớn và có tổ chức – như phong trào công nhân và nhiều phong trào khác – dựa trên ý tưởng đoàn kết và tương thân tương ái. Nếu ta trở lại với Adam Smith, người mà ai cũng có nghĩa vụ tôn kính nhưng lại không cần phải đọc sách của ông, ta sẽ thấy ông đã giả định rằng thông cảm là giá trị cốt lõi của con người, và do vậy xã hội cần phải được kiến tạo sao cho cái nhu cầu thiên bẩm cần thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau này của con người sẽ được thỏa mãn. Cái lí lẽ để ông bênh vực và cổ xúy cho kinh tế thị trường là chúng phải dẫn đến tình trạng công bằng hoàn hảo trong những điều kiện tự do hoàn hảo. Quả thực, khái niệm nổi tiếng của Smith về “bàn tay vô hình” mà hiện nay tất cả mọi người đều hiểu sai hoàn toàn chỉ xuất hiện có một lần trong cuốn Thịnh vượng của các dân tộc, trong ngữ cảnh của một lập luận phản bác cái mà giờ đây ta vẫn gọi là chủ nghĩa ngụy tự do. [7] Ông nói rằng nếu các nhà chế tạo và đầu tư ở Anh nhập khẩu từ bên ngoài và đầu tư ra hải ngoại chứ không phải trong nước, thì sẽ rất có hại cho nước Anh. Nói cách khác, nếu họ làm theo những cái mà hiện nay vẫn được gọi là những nguyên lí của Adam Smith, thì sẽ là làm hại cho nước Anh. Tuy nhiên, ông cũng nói không có lí do gì để lo lắng về chuyện ấy bởi vì “với những lãi suất ngang nhau hoặc gần ngang nhau, thương gia nào cũng sẽ tự nhiên muốn hoạt động nội thương hơn là ngoại thương đối với hàng tiêu dùng.”

That is, British capitalists will individually prefer to use domestically produced goods and to invest at home. So, therefore, as if "led by an invisible hand to promote an end which was no part of his intention," the threat of what's now called neoliberalism will be avoided. The economist David Ricardo made a rather similar argument. Smith and Ricardo both realized that none of their theories would work if you had free capital movement and investment.6

Có nghĩa là, các nhà tư bản Anh ai cũng sẽ thích dùng những hàng hóa sản xuất ở trong nước và thích đầu tư ngay tại nước mình. Cho nên, cứ như thể “bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình đi cổ xúy cho một mục đích không có trong dự kiến của mình,” họ sẽ tránh được mối đe dọa của cái mà ta hiện đang gọi là chủ nghĩa ngụy tự do. Nhà kinh tế học David Ricardo cũng có một lập luận tương tự. Cả Smith và Ricardo đều biết rằng không có lí thuyết nào của họ có thể áp dụng thành công nếu người ta có tự do đầu tư và chu chuyển vốn. [8]

At one time, the principle of solidarity was taken for granted. It was a fundamental feature of popular movements. You're working for each other. That's why "Solidarity Forever" is a working-class slogan. And ever since the 1930s, the privileged and wealthy have been dedicated to trying to eliminate this principle. You have to destroy unions, you have to destroy interaction among people, you have to atomize people so they don't care about each other. And that's what really lies behind the attack on Social Security.

Đã có một thời nguyên lí đoàn kết từng được mọi người mặc nhiên chấp nhận. Nó từng là một đặc tính cơ bản của các phong trào quần chúng. Mọi người làm việc vì nhau. Cho nên “Mãi mãi kết đoàn” là một khẩu hiệu của giai cấp cần lao. Và kể từ những năm 1930, tầng lớp giầu có và đặc quyền đã và đang cố tình tìm cách tiêu diệt nguyên lí này. Họ phải phá hết các nghiệp đoàn, phải tiêu diệt mối tương tác giữa mọi người với nhau, phải nguyên tử hóa con người để họ không còn quan tâm gì đến nhau nữa. Và đó chính là cái thực sự đứng đàng sau cuộc tấn công vào an sinh xã hội.

David Barsamian: How do you deconstruct the idea that the United States is "bringing democracy" to Iraq?

David Barsamian: Làm thế nào để có thể đánh tan cái tư tưởng rằng Hoa Kỳ đang “đem dân chủ” đến cho Iraq?

Noam Chomsky: It takes a minute's thought to see that there is no possible way that the United States and Britain would permit a sovereign, democratic Iraq. Just think what policies a democratic Iraq would follow. First, the state would have a Shiite majority, so it would probably shore up relations with Iran, which also has a Shiite majority. There is also a very substantial Shiite population in Saudi Arabia in the regions where the oil fields are located. A Shiite-dominated independence in Iraq, right next door, is very likely to elicit reactions in the Shiite regions of Saudi Arabia, which could very well mean that the core of the world's energy resources will be under the control or influence of an independent Shiite government. Is the United States going to allow that? It's unimaginable.

Noam Chomsky: Chỉ cần suy nghĩ một phút thôi cũng đủ thấy là không cách gì mà Hoa Kỳ và Anh lại có thể cho phép có một nước Iraq dân chủ và có tự quyền. Hãy nghĩ xem một nước Iraq dân chủ sẽ theo đuổi những chính sách gì. Trước hết, nhà nước ấy sẽ có một đa số người Shiite, do đó nó có thể sẽ củng cố những mối quan hệ với Iran, là nước cũng có một đa số là người Shiite. Lại cũng có một số dân Shiite rất lớn ở Saudi Arabia, đúng vào những vùng có mỏ dầu. Một nền độc lập do người Shiite áp đảo đứng đầu ở Iraq, ngay cạnh đó, rất có thể sẽ tạo ra những phản ứng trong những khu vực Shitte ở Saudi Arabia, và điều có cũng rất có thể có nghĩa là cốt lõi của những nguồn năng lượng của thế giới sẽ được đặt dưới quyền kiểm soát hoặc tầm ảnh hưởng của một chính phủ Shitte độc lập. Liệu Hoa Kỳ có cho phép chuyện ấy xẩy ra không? Có tưởng tượng cũng không thấy chuyện ấy được.

Second, an independent Iraq would try to recover its historic place as a leading force, maybe the leading force, in the Arab world. What is that going to mean? Iraq will rearm and will probably develop weapons of mass destruction, first as a deterrent and, second, to counter the main regional enemy, Israel. Is the United States going to sit by and allow that? The chances that the United States and its British attack dog will sit by quietly and allow any of these things to happen are so remote that you can't even discuss it. U.S. and British planners can't possibly be conceiving of a democratic Iraq. It's inconceivable.

Thứ hai, một nước Iraq độc lập sẽ cố gắng khôi phục địa vị lịch sử của mình trong tư cách một lực lượng hàng đầu, có thể là lực lượng đứng đầu duy nhất của thế giới Ả-rập. Điều đó sẽ có nghĩa gì? Iraq sẽ tái vũ trang và có thể sẽ phát triển các vũ khí hủy diệt hàng loạt, đầu tiên là để răn đe, thứ đến là để đối lại với kẻ thù chính trong khu vực là Israel. Liệu Hoa Kỳ có ngồi yên nhìn chuyện đó xẩy ra? Xác suất để Hoa Kỳ và con chó săn Anh quốc của nó sẽ ngồi yên và cho phép những chuyện như thế xẩy ra là nhỏ đến mức ta không thể bàn xem nó nhỏ đến đâu. Những nhà hoạch định Mỹ và Anh không thể nghĩ đến một nước Iraq độc lập. Hoàn toàn không thể có chuyện ấy.

David Barsamian: In your writings and talks you quote from the New York Times, the BBC, and other mainstream media. Critics of your position would say, "On the one hand, he's saying that the media are heavily biased in favor of existing power institutions and elites. On the other hand, he's getting his facts from those very media."

David Barsamian: Trong các bài viết và câu chuyện của mình, ông đã trích dẫn New York Times, đài BBC, và các cơ quan truyền thông đại chúng chính thống khác. Những người phê phán quan điểm của ông sẽ nói “Một mặt thì ông ta nói rằng truyền thông đại chúng bị thiên kiến nặng nề và luôn đứng về phía các thiết chế quyền lực đương thời và tầng lớp đặc tuyển. Mặt khác, ông ta lại lấy các dữ kiện từ chính những nguồn ấy.”

Noam Chomsky: I use them all the time. If I could read only one newspaper, it would be the New York Times. The Times has more resources and more coverage than any other newspaper, as well as some perfectly good correspondents. But that doesn't change anything. The major media do report information; they must, for a number of reasons. One is that their primary constituency requires it. Their primary constituency consists of economic managers, political managers, and doctrinal managers—the educated class, the political class, those who run the economic system. These people need a realistic picture of the world. They own it, they control it, they dominate it, they have to make decisions in it, so they'd better understand something about it.

Noam Chomsky: Tôi dùng những dữ kiện ấy suốt. Nếu tôi có thể chỉ đọc một tờ báo, đó sẽ là tờ New York Times. Tờ Times có nhiều nguồn lực hơn và đề cập đến nhiều vấn đề hơn bất kì một tờ báo nào khác, cũng như họ có một số phóng viên thật sự toàn tài. Nhưng chuyện ấy chẳng thay đổi được gì cả. Đúng là báo chí chính thống có thông tin sự kiện; họ bắt buộc phải làm vậy vì một số lí do. Một là toàn bộ khối độc giả quan trọng nhất nuôi dưỡng nó đòi hỏi việc ấy. Khối ấy bao gồm những nhà quản trị kinh tế, quản trị chính trị, quản trị học thuyết – là giai cấp có học, giai cấp chính trị, những người điều hành hệ thống kinh tế. Những người này cần một bức tranh tả thực về thế giới. Họ sở hữu nó, họ kiểm soát nó, họ ngự trị nó, họ phải ra quyết định trong cái thế giới ấy, cho nên họ nhất định phải hiểu đôi chút về nó.

That's why, in my opinion, the business press tends to have better reporting than the other national press. Quite often you find stories in the Wall Street Journal or the Financial Times going into considerable depth in exposing corruption—not just robbery but the way the system undermines fundamental human needs. You are much more likely to read these stories in the Wall Street Journal than in the so-called liberal press, because that constituency has to have a reasonably realistic conception of the world. There is a doctrinal slant to what's reported to make sure readers see the facts in the right way, but the basic facts are there.

Đó là lí do tại sao, theo ý kiến của tôi, báo chí doanh nghiệp có khuynh hướng tường trình tốt hơn các loại báo chí khác ở trong nước. Ta thường xuyên thấy các câu chuyện trên tờ Wall Street Journal hoặc tờ Financial Times đi rất sâu vào chuyện lật tẩy tham nhũng – không phải chỉ là những chuyện trộm cướp, mà là chuyện hệ thống hiện hành đang phá hoại những nhu cầu cơ bản của con người như thế nào. Ta có thể đọc thấy những chuyện này rất nhiều trên tờ Wall Street Journal hơn là ở khu vực báo chí vẫn được gọi là tự do, bởi vì độc giả của nó cần có một cái nhìn tả chân hợp lí về thế giới. Những câu chuyện ấy vẫn được tường thuật với một thiên kiến ý thức hệ để người đọc phải nhìn các dữ kiện theo chiều hướng mong muốn, nhưng bản thân các dữ kiện thì đầy đủ ở đó.

Furthermore, journalists generally have professional integrity. Typically they are honest, serious professionals who want to do their job properly. None of that changes the fact that most of them reflexively perceive the world through a particular prism that happens to be supportive of concentrated power.

Hơn nữa, các nhà báo nói chung đều có phẩm chất nghề nghiệp tốt. Họ điển hình là những nhà chuyên môn trung thực và nghiêm túc, muốn làm nghề của mình một cách đúng đắn. Tất cả những cái đó cũng vẫn không làm thay đổi được một thực tế rằng hầu hết họ vẫn nhìn nhận thế giới thông qua một lăng kính có những góc khúc xạ khác nhau có thể ngẫu nhiên khiến cho họ đứng về phía tập đoàn quyền lực.

David Barsamian: One of our most cherished beliefs is that we have a free press. How free is the free press here?

David Barsamian: Chúng ta vẫn tin rằng chúng ta có tự do báo chí, và đây là một trong những niềm tin mà chúng ta ưu ái nhất. Vậy ở đây báo chí được tự do đến mức độ nào?

Noam Chomsky: The United States is, to my knowledge, unique in its guarantees of freedom of the press. The government in the United States has fewer options and less ability to control the press than in any other country I know. In England, for example, the government can raid the offices of the BBC and take its files. It can't do that in the United States. The government can't send the police into the offices of the New York Times. In England last year, the government investigated the BBC because it claimed that a reporter had gone too far in criticizing a completely deceitful government dossier on Iraq.7 The reporter said that evidence of Iraqi weapons of mass destruction had been "sexed up." There was a huge uproar. Then a government-led review, the Hutton Report, came out, condemning the BBC and exonerating the government, and there was a huge public outcry about that, too. But that's the wrong focus. The outcry should have been over the fact that there was an inquiry at all. What right does the government have to carry out an inquiry into whether the media are reporting the facts the way it wants them to be reported? The very fact that the inquiry took place is a function of the very low commitment to freedom of speech in England.

Noam Chomsky: Như tôi biết thì Hoa Kỳ là trường hợp có một không hai trong việc đảm bảo tự do báo chí. Chính phủ ở Mỹ có ít lựa chọn hơn và ít khả năng hơn trong việc kiểm soát báo chí so với tất cả các nước khác mà tôi đã biết. Ví dụ như ở Anh, chính phủ có thể vây ráp các văn phòng của đài BBC và lấy cả hồ sơ của họ. Ở Mỹ thì chính phủ không thể làm được chuyện ấy. Chính phủ không thể cho cảnh sát đột nhập các văn phòng của New York Times. Ở Anh năm ngoái, chính phủ đã cho điều tra đài BBC vì cho rằng một phóng viên đã đi quá trớn khi chỉ trích những điều hoàn toàn là lừa bịp trong một hồ sơ của chính phủ về Iraq. [9] Phóng viên đó nói những bằng chứng về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq đã được người ta “cương lên cho cứng” [10] . Thế là dư luận ầm ĩ hết cả lên. Rồi thấy chính phủ cho ra một bản tường trình có tên là “Báo cáo Hutton”, lên án đài BBC và gỡ tội cho chính phủ. Và thế là lại ầm ĩ hết cả lên một phen nữa. Nhưng mà lạc hướng hết cả. Nhẽ ra người ta phải ầm ĩ lên về chuyện tại sao lại có cuộc điều tra và bản báo cáo kia mới phải. Chính phủ lấy quyền gì để đi điều tra việc báo chí đưa tin theo cách riêng của mình? Nguyên việc có cái cuộc điều tra ấy đã cho thấy rằng cam kết về tự do ngôn luận ở Anh là rất thấp.

David Barsamian: The BBC, though, is regulated by the state and has a license issued by the state.

David Barsamian: Nhưng đài BBC hoạt động theo những qui định của nhà nước và có giấy phép cũng do nhà nước cấp.

Noam Chomsky: The radio airwaves are licensed in the United States, too, but that doesn't confer on the state any right to carry out official inquiries into whether they're doing their job in a way the government likes. The broadcast spectrum is owned by the public. But the fact that the government doesn't have much power to control the press doesn't mean that the press is free in practice; it tells you that it can be free if it chooses to be—though it may choose not to be. The press faces powerful pressures that induce it, and often almost compel it, to be anything but free. After all, the mainstream media are part of the corporate sector that dominates the economy and social life. And they rely on corporate advertising for their income. This isn't the same as state control but is nevertheless a system of corporate control very closely linked to the state.

Noam Chomsky: Sóng phát thanh ở Hoa Kỳ cũng là do nhà nước cấp giấy phép, nhưng điều đó không có nghĩa là nhà nước sẽ có quyền xét nét việc các đài phát thanh có ăn nói hợp ý mình hay không. Nội dung phát thanh là sở hữu của công chúng. Nhưng việc chính phủ không có nhiều quyền hạn để kiểm soát báo chí không có nghĩa là báo chí được tự do trong thực tế; nó chỉ nói rằng báo chí có thể được tự do nếu nó muốn vậy – mặc dù nó có thể không muốn vậy. Báo chí bị những áp lực rất mạnh vẫn khuyến dụ nó, và thường là bắt buộc nó, phải là đủ mọi thứ ngoại trừ tự do theo ý mình. Nói cho cùng, báo chí chính thống là một phần của khu vực các công ty vẫn ngự trị nền kinh tế và đời sống xã hội. Và thu nhập của nó là từ nguồn quảng cáo của các công ty. Chuyện này không hoàn toàn giống như bị nhà nước kiểm soát, nhưng gì thì gì hệ thống kiểm soát của các công ty có liên quan rất chặt chẽ đến nhà nước.

David Barsamian: In Necessary Illusions, you say that citizens of democratic societies should "undertake a course of intellectual self-defense to protect themselves from manipulation and control."8 Could you give some examples of what people might do?

David Barsamian: Trong cuốn Những ảo tưởng cần thiết, ông có nói rằng công dân của các xã hội dân chủ nên “theo học một khóa về tự vệ tri thức để bảo vệ mình khỏi bị o bế và kiểm soát.” [11] Xin ông cho một vài ví dụ về những gì mọi người có thể làm được?

Noam Chomsky: Intellectual self-defense is just training yourself to ask the obvious questions. Sometimes the answers will be immediately apparent; sometimes it will take a little work to find them. When you read that 100 percent of commentary agrees on something, whatever it is, you should immediately be skeptical. Nothing is that certain, even in nuclear physics. So if all the commentators say that the president's goals in Iraq are to bring democracy to the benighted citizens of a sovereign Iraq, and only differ on whether these noble and inspiring goals can be achieved, you should take the five minutes of reflection required to see that this can't possibly be true. And if 100 percent of educated opinion takes for granted something that cannot possibly be true, what does that tell you about the core doctrinal and cultural institutions? It tells you quite a lot.

Noam Chomsky: Tự vệ tri thức chỉ là việc tự luyện mình để biết hỏi những câu hỏi hiển nhiên. Có khi sẽ thấy ngay được những câu trả lời; có khi phải vất vả một tí mới tìm được chúng. Khi đọc thấy rằng 100 phần trăm các bài bình luận đều nhất trí về một điều gì đó, bất kì là điều gì, ta nên hoài nghi ngay lập tức. Không có gì rõ ràng chắc chắn như vậy cả, ngay cả trong vật lí hạt nhân. Cho nên nếu tất cả các nhà bình luận đều nói rằng mục tiêu của tổng thống ở Iraq là đem dân chủ đến cho những công dân hiền lành của một nước Iraq tự chủ, và họ chỉ khác nhau ở ý kiến không biết mục tiêu cao thượng và hăng hái này có thực hiện được không, ta nên suy nghĩ, và chỉ cần 5 phút ta sẽ thấy rằng sự thật không thể là như vậy được. Còn nếu 100 phần trăm những người có học đều mặc nhiên công nhận một điều không thể là sự thật được, thì chuyện này cho thấy những gì về các thiết chế cốt lõi về học thuyết và văn hóa? Nó cho ta thấy nhiều chuyện lắm.

You don't have to go back to David Hume to understand this, but he rightly observed that "force is always on the side of the governed, the governors have nothing to support them but opinion. It is, therefore, on opinion only that government is founded; and this maxim extends to the most despotic and most military governments, as well as to the most free and most popular."9 In other words, in any state, whether a democratic state or a totalitarian state, the rulers rely on consent. They have to make sure that the people they are ruling do not understand that they actually have the power. That is the fundamental principle of government. Governments have all sorts of means to control the governed. In the United States, we don't use the stake, club, or torture chamber; we have other means. Again, it doesn't take special skills to figure out what they are, and that's all part of intellectual self-defense.

Ta không cần phải lục lại David Hume mới có thể hiểu được chuyện này, nhưng ông ta đã nói rất đúng rằng “Sức mạnh luôn luôn thuộc về người bị trị, những người cai trị chỉ có dư luận làm hậu thuẫn cho mình. Do vậy, chính dư luận là nền tảng duy nhất để thành lập chính phủ; và chân lí này đúng với cả những chính phủ chuyên chế nhất và quân sự nhất, cũng như những chính phủ tự do nhất và được dân chúng ủng hộ mạnh mẽ nhất.” [12] Nói cách khác, trong bất kì nhà nước nào, dân chủ hay toàn trị, kẻ cầm quyền đều phải lệ thuộc vào sự đồng thuận. Họ phải làm mọi cách để những người mà họ cai trị không biết rằng mình mới là người có sức mạnh trong tay. Đó là cái nguyên tắc cơ bản của chính phủ. Chính phủ có đủ loại phương tiện để kiểm soát người bị cai trị. Ở Hoa Kỳ, chúng ta không dùng dao búa gậy gộc hoặc phòng tra tấn; chúng ta có những phương tiện khác. Mà chẳng cần phải có kỹ năng gì đặc biệt thì mới tìm ra đó là những phương tiện gì, và tất cả những chuyện này đều là một phần của tự vệ tri thức.

Let me give you another example. The Washington Post has a section called KidsPost. It's news of the day for children. Somebody sent me a clipping from KidsPost right after the death of Yasir Arafat. And it said in simple words pretty much what the main articles were saying in complicated words, but it added something that the complicated articles would know they couldn't get away with. It said, "[Arafat] was a controversial man, beloved by his own people as the symbol of their fight for independence. But to create a Palestinian homeland he needed land that is now part of Israel. He carried out attacks against the Israeli people that made many people hate him."10 What does that mean? That means the Washington Post is telling children that the Occupied Territories are part of Israel. Even the U.S. government doesn't say that. Even Israel doesn't say that. But children are being indoctrinated into believing that the illegal Israeli military occupation is beyond question, because the territory they conquered is part of Israel. Intellectual self-defense should immediately have prompted a huge protest against the Washington Post for this disgraceful indoctrination of children. I don't read KidsPost, so I don't know if that goes on regularly, but I wouldn't be surprised.

Để tôi lấy thêm một ví dụ nữa. Tờ Washington Post có một mục gọi là KidsPost. Đó là mục tin trong ngày dành cho trẻ em. Có người cắt gửi cho tôi mục KidsPost này ngay sau cái chết của Yasir Arafat. Với những lời lẽ đơn giản, nó nói được khá nhiều những điều mà bài vở ở các mục chính khác vẫn nói bằng những lời lẽ rất phức tạp, nhưng nó nói thêm cả một điều mà các bài chính kia biết rằng họ không thể nói ra được nếu không muốn bị rầy rà. Nó nói thế này: “[Arafat] là một người đã gây nhiều tranh cãi, được dân chúng của ông ta yêu quí như biểu tượng của cuộc chiến đấu vì độc lập của họ. Nhưng để tạo ra một quê hương Palestine, ông ta cần có đất mà hiện nay là một phần của Israel. Ông ta đã tiến hành tấn công chống nhân dân Israel và chuyện này đã khiến nhiều người căm thù ông.” [13] Chuyện này có nghĩa gì? Nó có nghĩa rằng tờ Washington Post đang nói với trẻ em rằng những lãnh thổ bị chiếm đóng là đất của Israel. Ngay chính phủ Mỹ cũng không dám nói thế. Cả Israel cũng không. Nhưng trẻ em đang bị nhồi sọ để tin rằng cuộc chiếm đóng quân sự trái phép của Israel là chuyện bình thường không có gì phải thắc mắc, vì vùng lãnh thổ mà họ đã chiếm được ấy là một phần của Israel. Tự vệ tri thức nhẽ ra đã phải lập tức dấy lên một làn sóng rộng lớn phản đối tờ Washington Post vì việc nhồi sọ trẻ em đáng xấu hổ này. Tôi không đọc KidsPost nên không biết chuyện như thế này có thường xuyên diễn ra không, nhưng nếu có thì cũng có gì đáng ngạc nhiên.

David Barsamian: What moves a citizen from being a passive onlooker, a spectator, to becoming engaged?

David Barsamian: Điều gì chuyển một công dân từ chỗ là một người đứng xem thụ động, một khán giả, sang thành một người dấn thân với thời cuộc?

Noam Chomsky: Take something recent in our history, the women's movement. If you had asked my grandmother if she was oppressed, she wouldn't have understood what you were talking about. If you had asked my mother, she knew she was oppressed and she was resentful, but couldn't openly question it. She wouldn't allow my father and me to go into the kitchen because that wasn't our job; we were supposed to be doing important things like studying, while she did all the work. Now ask my daughters if they're oppressed; there's no discussion. They'll just kick you out of the house. That's a significant change that's taken place recently, a dramatic change in consciousness and in social practice.

Noam Chomsky: Hãy xem một cái mới gần đây thôi trong lịch sử là phong trào phụ nữ. Ngày xưa nếu hỏi bà tôi rằng bà có bị áp bức không, chắc bà chẳng biết mình đang nói chuyện gì. Rồi đến thời mẹ tôi, nếu hỏi thì mẹ tôi sẽ biết là mình bị chèn ép và mẹ cũng ghét chuyện ấy lắm, nhưng không thể công khai thắc mắc được. Mẹ vẫn không muốn cha tôi với tôi vào bếp bao giờ vì đấy không phải là chỗ của chúng tôi; chúng tôi là phải làm những việc quan trọng như học hành cơ, còn mẹ thì làm đủ mọi việc. Còn bây giờ, nếu hỏi các con gái tôi xem chúng có bị chèn ép không, thì chẳng phải bàn cãi gì hết. Chúng sẽ tống cổ chúng ta ra khỏi nhà. Đó là một chuyển biến rất lớn lao đã diễn ra gần đây, một chuyển biến dữ dội cả trong ý thức lẫn thực tế xã hội.

Walk down the halls of MIT today. Forty years ago you would have seen only well-dressed white males who were respectful to their elders, and so on. You walk down the halls today, half the people you see are women, a third are minorities, people are casually dressed. Those are not insignificant changes. And they have occurred throughout the society.

Hãy đi dọc các hành lang ở MIT này. Bốn chục năm trước, ta sẽ chỉ thấy những đấng tu mi nam tử da trắng quần là áo lượt rất biết lễ phép kính trọng bề trên, đại loại thế. Còn bây giờ, một nửa số người ta sẽ gặp là phụ nữ, một phần ba là những sắc tộc thiểu số, những người ăn mặc xuyềnh xoàng. Đó không phải là những chuyển biến không có ý nghĩa. Và chúng đang diễn ra ở khắp các khu vực của xã hội.

David Barsamian: Are the hierarchies breaking down?

David Barsamian: Phải chăng tôn ti trật tự đang bị phá vỡ?

Noam Chomsky: Of course. If women don't have to live like my grandmother or my mother, hierarchies have broken down. For example, I learned recently that in the town where I live in Massachusetts—a professional, middle-class town, with lawyers, doctors, and so on—the police department has a special section that does nothing but answer 911 calls related to domestic abuse. Did anything like that exist thirty years ago, or even twenty years ago? It was inconceivable. It was none of anybody's business if somebody wanted to beat up his wife. Is that a change in hierarchy? Absolutely. Furthermore, it's only one part of a very broad set of social changes.

Noam Chomsky: Tất nhiên rồi. Nếu phụ nữ không bắt buộc phải sống như bà hoặc mẹ tôi nữa, thì đó là tôn ti trật tự đã bị phá đổ chứ còn gì nữa. Ví dụ, gần đây tôi mới biết là ở thị trấn nơi tôi đang sống tại Massachusetts này – một thị trấn trung lưu của tầng lớp có chuyên môn, gồm toàn những luật sư, bác sĩ, vân vân – sở cảnh sát có một bộ phận đặc biệt chỉ chuyên trả lời số điện thoại cấp cứu 911 có liên quan đến bạo hành trong gia đình. Những cái như thế có tồn tại cách đây ba chục năm, hoặc chỉ hai chục năm không nào? Đúng là trước đây người ta không thể tưởng tượng sẽ có những cái như vậy. Ai muốn đánh vợ thì có liên quan gì đến ai kia chứ! Đó có phải là một chuyển biến trong tôn ti trật tự không? Nhất định là như vậy rồi. Hơn nữa, nó chỉ là một phần của những chuyển biến xã hội rất rộng lớn.

How does the change take place? Just ask yourself, how did the change take place from my grandmother to my mother to my daughters? Not through some benevolent ruler who passed laws granting rights to women. A lot of it was sparked by the young activist movements of the left. Take a look at draft resistance movement in the 1960s. Draft resisters were doing something very courageous. It's not easy for an eighteen-year-old kid to decide that he's going to risk losing his promising career and possibly spend years in jail or flee the country and possibly never be able to come back. That takes a lot of guts.

Những chuyển biến ấy diễn ra như thế nào? Hãy tự hỏi, chuyển biến đã diễn ra như thế nào từ bà tôi đến mẹ tôi rồi đến các con gái tôi? Không phải là nhờ vào những nhà cầm quyền nhân đức đã thông qua các luật định trao quyền cho phụ nữ. Phần lớn thay đổi ấy đã được châm ngòi bởi những phong trào hoạt động của thanh niên cánh tả. Hãy xem phong trào chống quân dịch trong những năm 1960. Những người phản đối quân dịch đã làm những việc rất dũng cảm. Chẳng dễ dàng gì đối với một đứa trẻ mười tám tuổi đầu khi nó quyết định rằng nó có thể sẽ mất hết sự nghiệp đầy hứa hẹn và có thể bị tù tội nhiều năm ròng hoặc phải bỏ nước ra đi mà có khi không bao giờ quay trở lại được. Chuyện đó phải can đảm lắm mới làm được.



Well, it turns out that the youth movements of the 1960s, like the broader culture, were extremely sexist. You may remember the slogan, "Girls don't say no to boys who won't go," which was on posters at the time. Young women who were part of the movement recognized there was something wrong with the fact that women were doing all the office work and so on, while the men were going around parading about how brave they were. They began to regard the young men as oppressors. And this was one of the main sources of the modern feminist movement, which really blossomed at the time.

Ấy thế rồi hóa ra những phong trào thanh niên thời 1960, với tư cách là một văn hóa mới, lại cực kì là trọng nam khinh nữ. Có thể ta còn nhớ khẩu hiệu “Gái đừng từ chối những thằng không chịu đi lính,” in đầy trên các bích chương hồi ấy. Những thanh nữ tham gia phong trào rồi cũng nhận ra rằng có cái gì đó không ổn trong việc phụ nữ phải làm tất mọi việc trong khi đàn ông chỉ biết diễu quanh và hò hét về lòng can đảm của mình. Họ bắt đầu nhìn bọn trẻ trai như những kẻ áp bức. Và đó là một trong những khởi nguồn chính của phong trào nữ quyền hiện đại đã nở rộ trong thời kì đó.

At some point, people recognize what the structure of power and domination is and commit to doing something about it. That's the way every change in history has taken place. How that happens, I can't say. But we all have the power to do it.

Thể nào cũng đến lúc mọi người nhận ra được cái cấu trúc của quyền lực và áp bức và quyết định sẽ phải làm cái gì đó. Đó là cách mà tất cả những chuyển biến trong lịch sử đã diễn ra. Như thế nào thì tôi không nói được. Nhưng tất cả chúng ta đều có đủ sức mạnh để làm chuyện đó.

David Barsamian: How do you know your mother felt oppressed? Did she ever say so?

David Barsamian: Làm sao ông biết được rằng mẹ mình đã cảm thấy bà bị áp bức? Có bao giờ bà nói ra ý nghĩ đó không?

Noam Chomsky: Clearly enough. She came from a poor family with seven surviving children—a lot of children didn't survive in those days. The first six surviving children were girls. The seventh was a boy. The one boy went to college, not the six girls. My mother was a smart woman, but she was only allowed to go to normal school, not to college. And she was surrounded by all these guys with Ph.D.'s, my father's friends, and she very much resented it. For one thing, she knew that she was much smarter than they were. In fact, when I was a kid, whenever there was a party, the men would go in the living room, the women would sit around the dining room table and have their own conversations. As a kid I always drifted to the women's place, because they were talking about interesting things. They were lively, interesting, intelligent, political. The men, who were all Ph.D.'s, big professors and rabbis, were talking nonsense mostly. My mother knew it and she resented it, but she didn't think there was anything that could be done about it.

Noam Chomsky: Tôi biết khá rõ. Mẹ tôi xuất thân từ một gia đình nghèo có bẩy anh chị em nuôi nấng được – hồi đó rất nhiều trẻ đã không sống sót nổi. Sáu đứa đầu sống được đều là gái. Đứa thứ bẩy là trai. Chỉ có đứa trai ấy học được đến đại học, còn cả sáu đứa gái thì không thể. Mẹ tôi là một phụ nữ thông minh, nhưng chỉ được phép đi học trường bình thường chứ không được vào đại học. Và bà đã bị vây quanh bởi một lũ đàn ông có bằng tiến sĩ cả, những bạn bè của cha tôi, và bà rất ghét tình trạng ấy. Có một điều là bà biết rằng mình thông minh hơn họ nhiều. Quả thực, hồi tôi còn nhỏ, mỗi lần có liên hoan, đám đàn ông đều tụ họp trong phòng khách còn đàn bà thì ngồi quanh bàn trong phòng ăn chuyện trò riêng với nhau. Lúc ấy tôi thường láng cháng vào chỗ các bà, vì họ nói những chuyện rất thú vị. Họ sinh động, thông minh, lí thú và cũng rất chính trị. Còn đám các ông, toàn những tiến sĩ, giáo sư cỡ bự và các thầy chưởng lễ, thì hầu hết chỉ nói những chuyện tầm phào. Mẹ tôi biết thế và bà ghét lắm, nhưng bà cho rằng không thể làm gì khác được.

Thinking about protest movements, as I travel across the country, I often hear people say, "People in the United States are too comfortable. They have it too easy. Things will have to get much worse before there is protest."

Nghĩ đến các phong trào phản kháng, khi tôi đi đây đi đó khắp đất nước này, tôi thường nghe mọi người nói “Dân chúng ở Hoa Kỳ quá sướng. Đời sống họ quá dễ dàng. Mọi chuyện phải tồi tệ lắm thì mới có phản kháng.”

I don't think that's true. Serious movements sometimes come from people who really are oppressed and other times it comes from sectors of privilege. We just spoke about the resistance movement. The kids involved with that were privileged college students, almost all of them from elite schools. But within those sectors of privilege, a spark was lit and these kids played a big role in changing the country. They infuriated the rich and the powerful. Take a look at the newspapers then. They're full of all sorts of hysterical screeching about bra burning and all these horrible things that were going on, undermining the foundations of civilization. But, in reality, the country was becoming civilized.

Tôi không nghĩ vậy. Những phong trào nghiêm túc có lúc bắt nguồn ở những người thực sự bị áp bức và cũng có lúc bắt nguồn từ những người có đặc quyền đặc lợi. Chúng ta vừa nói đến phong trào phản chiến. Bọn trẻ tham gia phong trào ấy là những sinh viên đại học được ưu ái mọi bề, hầu hết đều ở những trường đặc tuyển. Nhưng khi một tia lửa được đánh lên từ trong lòng những bộ phận có đặc quyền ấy, bọn trẻ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi đất nước. Chúng làm cho đám nhà giầu và có quyền thế giận giữ điên cuồng. Cứ đọc báo thời ấy thì biết. Đầy rẫy đủ các kiểu kêu gào điên loạn về chuyện đốt xu-chiêng và những chuyện khủng khiếp khác đang diễn ra hồi bấy giờ, đang phá hủy các nền tảng của văn minh. Nhưng trong thực tế thì đất nước này đã trở nên văn minh hơn nhờ đó.

Take a look at SNCC, the Student Nonviolent Coordinating Committee, which was at the leading edge of the civil rights movement—the people who were really on the line, not the ones who showed up for a demonstration now and then but the ones out there every day, sitting at lunch counters, traveling on freedom buses, getting beaten up or in some cases killed. For the most part, the students in SNCC came from the elite colleges, like the college where Howard Zinn was teaching, Spelman, and where he was kicked out because he supported the students in their efforts.11 Spelman was a black college, but an elite black college. Obviously not all the students in the movement came from privileged backgrounds, but they were certainly a leading part of this struggle.

Hãy xem SCNN – Ủy ban Điều phối Sinh viên Phi bạo lực, tổ chức đi đầu phong trào dân quyền – những người thực sự ở chiến tuyến, không phải những người thỉnh thoảng mới tham gia biểu tình mà là những người ngày nào cũng có mặt ở đó, ăn trưa ngoài phố, đi trên những chiếc xe buýt tự do của phong trào, bị đánh đập hoặc có những trường hợp bị giết hại. Hầu hết những sinh viên trong SCNN là ở những đại học đặc tuyển, như trường Spelman, nơi Howard Zinn giảng dạy và bị đuổi vì đã ủng hộ những nỗ lực của sinh viên. [14] Spelman là một đại học da đen, nhưng là một đại học da đen đặc tuyển. Rõ ràng không phải tất cả sinh viên trong phong trào có xuất thân đặc tuyển, nhưng họ chính là một bộ phận tiên phong của cuộc đấu tranh này.

And the same is true if you look at other movements. It's a mixture of privileged and oppressed coming to consciousness. Take the women's movement again. A lot of it began with consciousness-raising groups, women talking to each other and saying, "Look, life doesn't have to be like that." That was an early part of it, and it's a necessary part of any social movement. On the part of the oppressed, it's necessary to recognize that oppression is not just unpleasant but also wrong. And that's not so simple. Established practices and conventions are usually taken for granted, not questioned.

Những phong trào khác cũng vậy. Đó là một hỗn hợp của người có đặc quyền và kẻ bị áp bức cùng nhau giác ngộ. Hãy xem lại một lần nữa phong trào phụ nữ. Nó đã bắt đầu với rất nhiều các nhóm có ý thức giác ngộ, những phụ nữ biết nói với nhau rằng “Này, cuộc sống không nhất thiết phải như vậy.” Đó là giai đoạn đầu của phong trào, và là cái bắt buộc phải có của bất kỳ một phong trào xã hội nào. Về phần người bị áp bức, họ cần phải nhận ra rằng áp bức không phải chỉ là chuyện khó chịu mà còn là sai trái nữa. Chuyện này không đơn giản chút nào. Những qui ước và hành xử đã thành nếp thường được mọi người mặc nhiên chấp nhận chứ không bị thắc mắc.

To recognize that there is nothing necessarily legitimate about power is a big step no matter which side of the equation you are on. A recognition that you are beating someone can be very enlightening. For those holding the club, it's a big step to say, "Look, there is something wrong with the fact we're holding the club." That recognition is the beginning of civilization. If the New York Times and its educated readers ever get to the stage that they think there is something wrong about carrying out the vicious war crimes that the Times is depicting on the front page, that's when the educated classes will begin to become civilized.

Nhận ra rằng không phải cứ quyền lực là nhất thiết phải chính đáng là một bước tiến lớn, bất kể ta ở bên nào của đẳng thức ấy. Nhận ra rằng ta đang đánh đập ai đó là một trải nghiệm rất khai sáng. Với những người đang cầm dùi cui thì đó là một bước tiến lớn khi họ nói được rằng “Ô hay, hình như việc mình đang cầm dùi cui thế này có cái gì đó không phải.” Cái giác ngộ ấy là khởi đầu của văn minh. Nếu tờ New York Times và những độc giả có giáo dục của nó lên được đến giai đoạn để họ nghĩ được rằng có cái gì đó không phải trong việc tiến hành những tội ác chiến tranh ghê tởm mà tờ Times vẫn mô tả trên trang nhất kia, thì đó là lúc các tầng lớp có học sẽ bắt đầu được khai hóa văn minh vậy.

David Barsamian: In your appearance with William F. Buckley on Firing Line in 1969, you talked about guilt. You said, "I'm not interested in simply throwing blame around and giving marks. I think the beginning of wisdom in this case"—you were talking about Vietnam—"is recognizing what we stand for in the world, what we're doing in the world. And I think when we do recognize that, we will feel an enormous sense of guilt. One should be very careful not to let confessions of guilt overcome the possibility of action."

David Barsamian: Trong lần ông xuất hiện cùng William F. Buckley trong chương trình Front Line hồi 1969, ông có nói về cảm giác tội lỗi. Ông nói “Tôi không quan tâm đến việc chỉ biết đổ tội vòng quanh và nhận xét đánh giá người khác. Tôi nghĩ trong trường hợp này – lúc đó ông đang nói về Việt Nam – trí tuệ phải được khởi đầu bằng việc nhận chân được chúng ta đang bảo vệ cái gì trên thế giới này và chúng ta đang làm gì ở thế giới này. Và tôi nghĩ khi đã nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ có một cảm giác tội lỗi rất nặng nề. Ai cũng phải rất thận trọng đừng để cho những lời thú tội nhận chìm mất khả năng hành động của mình.”

Noam Chomsky: I think it's an experience we've all had. You say, "Oh, yes, I did something terrible, I lament it. I'm not going to do anything about it. I've now expressed my guilt. The end." That happens all the time. But the crime isn't over when you express your guilt. You did something wrong, it had consequences. What are you going to do about it? Guilt can be a way of preventing action. You comfort yourself by saying, "Look how noble I am. I confessed that I did something wrong, and now I'm free."

Noam Chomsky: Tôi nghĩ chúng ta ai cũng đã trải nghiệm tình trạng đó. Ta nói “Ồ phải rồi, tôi đã làm một việc kinh khủng, tôi đang than khóc vì nó. Tôi sẽ không làm gì nữa hết. Giờ đây tôi đã dám nói ra tội lỗi của mình. Chấm hết.” Chuyện này lúc nào cũng có. Nhưng tội ác không chấm hết khi ta nói ra tội lỗi của mình. Ta làm chuyện gì đó sai trái, và nó có những hậu quả của nó. Vậy ta phải làm gì đây? Cảm giác tội lỗi có thể là một cách để ngăn chặn hành động. Ta tự an ủi bằng cách nói rằng “Hãy xem tôi cao thượng đến chừng nào. Tôi đã thú nhận rằng mình đã làm một việc sai trái, và bây giờ tôi được giải thoát.”

You find this kind of thinking all the time. Take the case of Iraq. Right now, the United States is essentially coercing other countries into forgiving Iraq's debt.12 That's the right thing to do. Everyone should forgive Iraq's debt, because it's what's known as "odious debt." Odious debt is debt that is forced on people under a system of coercion.

For example, if the corrupt generals who run some society run up an enormous debt, is it the duty of the people of the country to pay it off? No. That's odious debt and should be eliminated.

Lúc nào ta cũng thấy có kiểu suy nghĩ này. Hãy lấy trường hợp Iraq. Ngay giờ đây, Hoa Kỳ đang ép buộc, thực chất là vậy, các nước khác phải tha nợ cho Iraq. [15] Đó là việc đúng phải làm. Ai cũng nên tha nợ cho Iraq cả, vì đó là thứ nợ vẫn được gọi là “nợ thối”. Nợ thối là nợ mà người ta bị bắt buộc phải chịu dưới một hệ thống đàn áp nào đó. Ví dụ, nếu các vị tướng tham nhũng cai trị một xã hội và khiến cho nó mắc một món nợ khổng lồ, vậy có phải dân chúng ở đó sẽ phải có nghĩa vụ trả món nợ đó hay không? Không. Đó là nợ thối và phải bị xóa bỏ.

The concept of odious debt was invented when the United States conquered Cuba—which historians here call the liberation of Cuba, meaning the conquest of Cuba to prevent them from liberating themselves. After taking over Cuba, the United States didn't want to pay Cuba's debt to Spain and they correctly pointed out that it was odious debt, incurred by Cuba under coercive conditions. The same thing happened in the Philippines. Of course, the real motivation was to absolve the United States from having to pay the debt of the countries they had just taken over. The same thing is happening now in Iraq. The United States has taken over Iraq, and doesn't want to have to pay the debt.

Khái niệm nợ thối đã được sáng chế khi Hoa Kỳ chinh phục Cuba – mà các sử gia ở đây vẫn gọi là cuộc giải phóng Cuba, với ý rằng phải chinh phục Cuba để ngăn không cho họ tự giải phóng mình. Sau khi chiếm được Cuba, Hoa Kỳ đã không chịu trả các món nợ mà Cuba có với Tây Ban Nha, và đã nói rất đúng rằng đó là nợ thối Cuba đã bắt buộc phải có trong những điều kiện bị trấn áp. Với Philippine cũng hệt như vậy. Tất nhiên, động cơ chính là gỡ cho Hoa Kỳ khỏi phải trả các món nợ của những nước vừa mới chiếm được. Bây giờ thì ở Iraq cũng hệt như vậy thôi. Hoa Kỳ đã chiếm được Iraq rồi, và không muốn phải trả nợ tí nào.

In reality, the United States should be paying huge reparations to Iraq. So should Britain, so should Germany, so should France, so should Russia, and all the other states that supported Saddam Hussein. These countries have tortured Iraq for a long time, in fact back to the time when Iraq was created by the British in the early 1920s. John F. Kennedy apparently sponsored a military coup in 1963 that put Saddam Hussein's Baathist party in power.13 Since then, the U.S. record with regard to Iraq has been horrendous. The State Department keeps a list of states that sponsor terrorism. Only one country has ever been taken off the list—Iraq in 1982—because the Reagan administration, basically the guys in office again now under Bush II, wanted to be able to supply Saddam Hussein with weapons and aid "without Congressional scrutiny"14 So Iraq was suddenly a state that didn't sponsor terrorism, and the United States could provide aid for agribusiness exports, for developing weapons of mass destruction, and all sorts of wonderful things.

Thực ra, Hoa Kỳ nên trả những món tiền đền bù khổng lồ cho Iraq. Anh cũng thế, và Đức với Pháp với Nga cũng thế, tất cả những nhà nước đã từng ủng hộ Saddam Hussein. Những nước này đã tra tấn Iraq một thời gian dài, thực tế là từ thời Iraq được tạo nên bởi tay người Anh hồi đầu những năm 1920. John F. Kennedy rõ ràng đã bảo trợ cho một cuộc đảo chính quân sự năm 1963 đã đưa đảng Baath của Saddam Hussein lên nắm quyền. [16] Kể từ đó, tất cả những gì Hoa Kỳ đã làm liên quan đến Iraq đều kinh tởm cả. Bộ Ngoại giao có một danh sách các nhà nước có bảo trợ khủng bố. Chỉ duy nhất một nước đã từng được xóa tên khỏi danh sách ấy là Iraq, vào năm 1982, bởi vì chính quyền Reagan, về cơ bản là vẫn mấy người hiện đang tại vị dưới quyền Bush Đệ nhị hiện nay, đã muốn có khả năng cung cấp cho Saddam Hussein vũ khí và viện trợ “mà không bị Quốc hội soi mói.” [17] Thế là đột nhiên Iraq thành ra một nước không bảo trợ khủng bố, và Hoa Kỳ có thể chu cấp viện trợ cho ngành nông sản xuất khẩu, cho việc phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, và đủ những thứ tuyệt vời khác nữa.

After Hussein's atrocities against the Kurds, against Iran, against Iraqis—which we now denounce—the United States continued to support Saddam Hussein.

After the 1991 Gulf War, when a Shiite rebellion broke out, Bush I allowed Saddam Hussein to crush it. So when Thomas Friedman of the New York Times now writes columns about how, gosh, he discovered these mass graves in Iraq and feels terrible, he should acknowledge that he knew all about the graves at the time and that the U.S. government was complicit.15 And then came more than ten years of sanctions, which killed more people than Saddam Hussein ever did, and devastated the society.16 And then came the invasion, which has led to the deaths of maybe a hundred thousand people.17

Sau những hành động tàn bạo của Hussein chống lại người Kurd, chống lại Iran, chống lại chính người dân Iraq – chuyện này thì bây giờ chúng ta đang tố cáo – Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ủng hộ Saddam Hussein. Sau Chiến tranh Vùng Vịnh 1991, khi nổ ra một cuộc nổi dậy của người Shiite, Bush Đệ nhất đã cho phép Saddam Hussein nghiền nát những người ấy. Cho nên khi Thomas Friedman của tờ New York Times bây giờ viết những bài kể lại rằng ông ta đã phát hiện ra những ngôi mả tập thể ở Iraq và, lậy Chúa tôi, cảm thấy khủng khiếp ra làm sao, thì nhẽ ra ông ta cũng nên viết rằng ông đã biết tỏng về những ngôi mả tập thể ấy từ lúc xẩy ra cuộc nổi dậy kia và rằng chính phủ Mỹ cũng là kẻ đồng lõa trong thảm họa ấy. [18] Rồi đến hơn mười năm cấm vận, đã giết hại nhiều người hơn cả Saddam Hussein đã từng giết, và tàn phá toàn bộ xã hội. [19] Rồi thì đến cuộc xâm lược này, đã gây ra cái chết của có lẽ đến hàng trăm ngàn người. [20]

Put it all together. We owe Iraq huge reparations. Getting rid of the odious debt is okay, but that's for our benefit. Paying reparations is not.

Hãy cộng tất cả những chuyện đó lại. Chúng ta nợ Iraq những món đền bù khổng lồ. Xóa những món nợ thối thì được thôi, nhưng đó là việc có lợi cho chúng ta. Còn trả tiền đền bù thì không.

The same thing applies to Haiti, the poorest country in the hemisphere, which is almost at the verge of extinction. Who's responsible for that? The two main criminals are France and the United States. They owe Haiti enormous reparations because of actions going back hundreds of years. If we could ever get to the stage where somebody could say, "We're sorry we did it," that would be nice. But if that just assuages guilt, it's just another crime. To become minimally civilized, we would have to say, "We carried out and benefited from vicious crimes. A large part of the wealth of France comes from the crimes we committed against Haiti, and the United States gained as well. Therefore we are going to pay reparations to the Haitian people." Then you will see the beginnings of civilization.

Những chuyện như vậy cũng đã xẩy ra ở Haiti, nước nghèo nhất ở bán cầu này, đã gần mấp mé bờ vực tuyệt diệt. Ai phải chịu trách nhiệm đây? Hai tội phạm chính là Pháp và Hoa Kỳ. Họ nợ Haiti những món đền bù khổng lồ vì những hành động từ hàng trăm năm qua. Nếu chúng ta có thể tiến hóa đến độ có người nói được rằng “Chúng tôi xin lỗi vì đã làm những chuyện như vậy” thì cũng hay. Nhưng nếu nói được vậy mà chỉ cốt để xoa dịu cảm giác tội lỗi, thì đó lại là một tội ác nữa. Muốn thành người văn minh tối thiểu, chúng ta sẽ phải nói được rằng “Chúng tôi đã phạm tội và trục lợi từ những tội ác ấy. Một phần lớn sự thịnh vượng của nước Pháp bắt nguồn từ những tội ác chúng tôi đã phạm ở Haiti, và cả Hoa Kỳ cũng được lợi theo. Do vậy, chúng tôi sẽ trả tiền đền bù cho nhân dân Haiti.” Lúc ấy ta mới thấy những dấu hiệu khởi đầu của văn minh nhân loại.

David Barsamian: Let's go back to oppression for a minute. Say you're abusive toward me. I experience it firsthand. Isn't it much more difficult to understand imperialism because that's happening somewhere out there, far away, and I don't know much about it?

David Barsamian: Hãy trở lại một chút vấn đề áp bức. Giả dụ như ông đã có hành động lạm dụng tôi. Tôi sẽ trực tiếp trải nghiệm sự đó ngay. Có phải sẽ khó hơn nhiều trong việc tìm hiểu chủ nghĩa bá quyền bởi vì nó diễn ra ở đâu đó ngoài kia, rất xa, và tôi chẳng biết gì nhiều về nó?

Noam Chomsky: Not only that but the logic is reversed, so that people here feel they're the ones who are oppressed. The line of the soldiers who carried out atrocities in Iraq is that the Iraqis did it to us, so we're going to do it to them. What did the Iraqis do to us? 9/11. Of course, the Iraqis had nothing to do with it, but the feeling still is that we're the ones under attack; they're the ones who are attacking us. And that inversion goes on all the time.

Noam Chomsky: Không phải chỉ có thế, mà còn vì sự đảo lộn của logic, khiến cho người Mỹ cảm thấy rằng họ mới là người bị áp bức. Câu nói cửa miệng của những binh sĩ đã làm những chuyện man rợ ở Iraq là bọn Iraq đã làm vậy với chúng ta, cho nên chúng ta phải làm vậy đối với chúng. Người Iraq đã làm gì chúng ta? 11 tháng 9 ư? Tất nhiên là người Iraq chẳng dính dáng gì vào vụ đó, nhưng cái cảm giác vẫn cứ là chúng ta mới là người bị tấn công; họ là người đang tấn công chúng ta. Và lối suy diễn đảo lộn ấy lúc nào cũng có.

Take Ronald Reagan and his rhetoric about "welfare queens." We poor people, like Reagan, are being oppressed by these rich black women who drive up in Cadillacs to get their welfare checks. We're being oppressed. And in fact that's a strain that goes right through U.S. history. There's a book by Bruce Franklin, a literary theorist, that traces this strain through American popular literature, going back to the colonists. We are always just on the verge of extinction. We're being attacked by demonic enemies who are just about to overwhelm us, and then, at the last minute some superhero or amazing weapon appears and we're able to save ourselves.18 But, as Franklin points out, it's consistently the case that the people who are about to exterminate us are the ones who are under our boot. We've got our boot on their necks, and that means they're about to exterminate us.

Cứ xem Ronald Reagan và những lời hùng biện của ông ta về “các bà chúa trợ cấp xã hội.” Chúng ta, những người nghèo như Reagan, đang nằm dưới sự áp bức của những phụ nữ da đen giầu có vẫn lái xe Cadillac đi nhận tiền trợ cấp xã hội. Chúng ta đang bị áp bức. Thực tế là lối suy diễn này đã xuyên suốt lịch sử Hoa Kỳ. Có một cuốn sách của Bruce Franklin, một nhà nghiên cứu lí thuyết văn học, đã lần theo dấu vết của lối nghĩ này trong suốt lịch sử văn học đại chúng kể từ thời những người mới sang chiếm đất làm thuộc địa ở đây. Lúc nào chúng ta cũng đang sắp bị tuyệt diệt đến nơi. Chúng ta đang bị những kẻ thù hiểm độc tấn công và chúng sắp áp đảo được chúng ta, thế rồi, ở phút chót sẽ xuất hiện một siêu nhân anh hùng hoặc một thứ vũ khí tuyệt vời nào đó và chúng ta lại cứu được mình. [21] Nhưng, như Franklin đã chỉ rõ, điều bất di bất dịch trong câu chuyện ấy là bọn người sắp sửa tiêu diệt chúng ta bao giờ cũng là những kẻ đang nằm dưới gót giầy của chúng ta. Chúng ta bắt buộc phải chẹn gót ủng xuống cổ chúng, và điều đó có nghĩa là chúng đang sắp sửa tiêu diệt chúng ta.

Like the "merciless Indian savages," as Native Americans were described in the Declaration of Independence.

Như bọn “mọi da đỏ tàn nhẫn”, như Tuyên ngôn Độc lập đã gọi người Mỹ bản xứ chẳng hạn.

Exactly. "Merciless Indian savages" are about to exterminate us. Then it was the blacks. Then it was the Chinese immigrants. Jack London, a progressive writer, a leading socialist figure, wrote stories in which he literally called for exterminating the entire population of China by bacteriological warfare because that's the only way we can save ourselves. They are sending over these people who we think are coolies building the railroads and laundrymen washing our clothes, but it's all part of a plan to infiltrate our society. There are hundreds of millions of them, and they're going to destroy us. So we have to defend ourselves, and the only way we can do it is by totally exterminating the Chinese race through bacteriological warfare.

Chính xác. Bọn “mọi da đỏ tàn nhẫn” sắp tiêu diệt chúng ta. Sau đó đến những người da đen. Rồi đến dân Trung Quốc nhập cư. Jack London, một nhà văn tiến bộ, một nhân vật xã hội chủ nghĩa hàng đầu, đã viết những truyện trong đó ông thẳng thừng kêu gọi phải tiêu diệt toàn bộ dân Trung Hoa bằng chiến tranh vi trùng bởi vì đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm để cứu lấy mình. Chúng đang cử sang đây những người chúng ta tưởng chỉ là bọn cu-li xây dựng đường tầu hỏa và đám người chuyên giặt rũ quần áo cho chúng ta, nhưng tất cả là một phần của kế hoạch thâm nhập vào xã hội của chúng ta. Chúng có hàng trăm triệu người, và chúng sắp tiêu diệt chúng ta. Cho nên chúng ta phải tự vệ, và cách duy nhất của chúng ta là phải tiêu diệt hoàn toàn giống người Trung Hoa bằng chiến tranh vi trùng.

Or take Lyndon Johnson. Johnson, whatever you think about him, was a kind of populist. He was not a fake Texan like George Bush but a real one. And he said, "Without superior air power America is a bound and throttled giant; impotent and easy prey to any yellow dwarf with a pocket knife."19 In one of his main speeches to U.S. troops in Vietnam, Johnson said plaintively, "There are three billion people in the world and we have only two hundred million of them. We are outnumbered fifteen to one. If might did make right they would sweep over the United States and take what we have. We have what they want."20 That is a constant refrain of imperialism. You have your jackboot on someone's neck and they're about to destroy you.

Hoặc như Lyndon Johnson. Có nghĩ thế nào về ông ta đi nữa thì Johnson vẫn cứ là một kiểu người của đại chúng. Ông ta không phải là một dân Texas rởm như George Bush mà là một thứ chính hiệu. Và ông ta nói “Không có ưu thế không lực thì nước Mỹ chỉ là một người khổng lồ bị trói và bị chẹn họng, bất lực và dễ dàng làm mồi ngon cho bất kì một thằng lùn da vàng nào chỉ có một con dao nhíp trong tay.” [22] Ở một trong những diễn từ quan trọng của ông với lính Mỹ ở Việt Nam, Johnson nói rất đơn giản và thẳng thừng rằng “Thế giới có ba tỉ người và chúng ta chỉ là hai trăm triệu trong số đó. Chúng ta bị áp đảo về số lượng, những mười lăm đánh một. Nếu theo đúng qui luật của sức mạnh thì bọn chúng sẽ tràn ngập Hoa Kỳ và lấy hết những gì chúng ta có. Chúng ta có những cái chúng thèm muốn.” [23] Đó là điệp khúc thường trực của chủ nghĩa bá quyền. Ta đang đè đầu ai đó vì họ đang sắp tiêu diệt ta.

The same is true with any form of oppression. And it's psychologically understandable. If you're crushing

and destroying someone, you have to have a reason for it, and it can't be, I'm a murderous monster. It has to be self-defense. I'm protecting myself against them. Look what they're doing to me. Oppression gets psychologically inverted: the oppressor is the victim who is defending himself.

Cũng hệt như vậy trong bất kì hình thức áp bức nào. Và chuyện này là hoàn toàn hiểu được về mặt tâm lí. Nếu ta đang chà đạp và tiêu diệt ai đó, ta phải có lí do, và ta không thể là một con quỉ giết người được. Đó phải là tự vệ. Ta đang tự bảo vệ mình chống lại họ. Hãy xem họ đang làm gì ta đây này. Áp bức có một tâm lí đảo nghịch: kẻ đi áp bức lại là nạn nhân đang phải tự vệ.

David Barsamian: I was just thinking, we've been doing interviews for twenty years now. Do you ever feel like Sisyphus of Greek legend, rolling the boulder up the hill, and just having it roll back down?

David Barsamian: Tôi đang nghĩ, chúng ta đã làm những phỏng vấn như thế này hơn hai mươi năm nay rồi. Ông có cảm thấy mình giống như Sisyphus trong thần thoại Hy Lạp, cứ vần đá lên đỉnh núi rồi lại phải nhìn nó lăn xuống hay không?

Noam Chomsky: Not really. For one thing, almost all of us are so privileged and so free that to feel that there is anything difficult about our lives is outrageous. Whatever repression or vituperation we have to confront is nothing compared to what people face anywhere else. It's a kind of luxury that we should never grant ourselves. But that aside, there have been changes. So you're rolling the rock up the hill but making progress, too.

Noam Chomsky: Thực sự là không. Có điều này phải nói, tức là hầu hết chúng ta đều sung sướng và tự do đến nỗi nguyên việc cảm thấy có cái gì khó khăn trong cuộc sống đã là vớ vẩn lắm rồi. Những thứ chèn ép cấm đoán mà chúng ta phải đối mặt chẳng là gì hết so với những gì mà mọi người ở những nước khác đang phải chịu. Đó là một thứ xa xỉ mà chúng ta không bao giờ nên coi là mình mặc nhiên phải được hưởng. Và nếu không kể đến chuyện này thì cũng đã có nhiều chuyển biến đấy chứ. Thành thử vần đá lên dốc thì vẫn vần, nhưng chúng ta cũng đang có tiến bộ.

David Barsamian: You're sometimes like Cassandra, constantly issuing warnings. Your latest book, Hegemony or Survival, starts and ends on pretty dire notes.21

David Barsamian: Nhiều khi ông cũng giống Cassandra, lúc nào cũng đưa ra những lời cảnh báo. Cuốn sách gần đây nhất của ông, cuốn Bành trướng hay sống còn, đã có những nhận định mở đầu và kết thúc khá bi thảm. [24]

Noam Chomsky: I think the warnings are realistic. I start off Hegemony or Survival by quoting Ernst Mayr, probably the world's most distinguished biologist, and end by quoting Bertrand Russell, the most distinguished philosopher of the twentieth century, and their points are accurate. You can easily add others. Dsedalus, the journal of the American Academy of Arts and Sciences, the peak of establishment respectability, recently had an article by two highly respected mainstream strategic analysts, John Steinbruner and Nancy Gallagher, on what's called the transformation of the military, which includes the militarization of space.22 The militarization of space means, in effect, placing the entire world at risk of instant annihilation with no warning. What do Steinbruner and Gallagher suggest as a remedy? They hope that a coalition of peace-loving states led by China will coalesce to counter U.S. militarism and aggressiveness. That's the only hope they see for the future. One of the interesting aspects of this argument is the despair or contempt—I don't know what the right word is—for U.S. democracy: the United States can't be changed internally, so let's hope China will rescue us. It is unprecedented to hear this kind of thinking at the heart of the establishment. What I wrote in Hegemony or Survival is mild in comparison.

Noam Chomsky: Tôi nghĩ những cảnh báo ấy là thực tế. Tôi mở đầu cuốn Bành trướng hay sống còn bằng lời của Ernst Mayr, có lẽ là nhà sinh học sáng giá nhất của thế giới, và kết thúc bằng lời của Bertrand Russell, nhà triết học sáng giá nhất của thế kỷ 20, và ý kiến của họ đều chính xác cả. Ta có thể dễ dàng thêm vào nhiều ý kiến tương tự. Daedalus, tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, đỉnh điểm của những giá trị chính thống đáng kính nhất, vừa rồi có đăng một bài của hai nhà phân tích chiến lược rất được thể chế này tôn trọng là John Steinbruner và Nancy Gallagher, viết về cái gọi là tiến trình biến tướng của quân đội trong đó có hiện tượng quân sự hóa không gian. [25] Xét theo hiệu quả, quân sự hóa không gian có nghĩa là đặt toàn bộ thế giới vào một nguy cơ bị tiêu diệt hết ngay lập tức mà không thể có cảnh báo. Steinbruner và Gallagher đã gợi ý phương thức chữa chạy nào đối với nguy cơ này? Họ đã hy vọng rằng một liên minh các nhà nước yêu chuộng hòa bình do Trung Quốc dẫn đầu sẽ hợp sức để đối trọng với chủ nghĩa quân phiệt và xâm lược Mỹ. Đó là hy vọng duy nhất mà họ thấy cho tương lai. Một trong những phương diện đáng lưu ý của lập luận này là thái độ tuyệt vọng hoặc kinh bỉ – tôi không biết dùng từ gì cho đúng – đối với nền dân chủ kiểu Mỹ. Hoa Kỳ không thể tự mình thay đổi, cho nên chúng ta phải hy vọng Trung Quốc sẽ đến cứu chúng ta. Trước đây chưa hề bao giờ một ý nghĩ kiểu này lại được phát biểu ngay giữa nội bộ của chính thể cầm quyền. So với nó, những gì tôi viết trong Bành trướng hay sống còn là rất ôn hòa.


Translated by Trịnh Lữ

7. INTELLECTUAL SELF-DEFENSE

1. BBC World News, 3 December 2004.

2. Thomas E. Ricks, Washington Post, 9 May 2004.

3. PIPA/Knowledge Networks Poll, Press Release, 3 December 2003; and additional PIPA polls.

4. Edmund L. Andrews, New York Times, 3 December 2004.

5. Adam Smith, An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations (1776) (University of Chicago Press, 1996), book 4, chap. 2.

6. David Ricardo, The Principles of Political Economy and Taxation (Dover, 2004), pp. 83-84.

7. Lord Hutton, "Report of the Inquiry into the Circumstances Surrounding the Death of Dr. David Kelly C.M.G.," 28 January 2004.

8. Noam Chomsky, Necessary Illusions (South End Press, 1989), p. viii.

9. David Hume, Of the First Principles of Government (Longmanns, Green, and Company, 1882), chap. 1.

10. KidsPost, Washington Post, 12 November 2004.

11. See Howard Zinn, SNCC, updated ed. (South End Press, 2002); and Zinn, You Can't Be Neutral on a Moving Train, updated ed. (Beacon, 2002).

12. Ralph Atkins et al., Financial Times, 22 November 2004.

13. For details, see Roger Morris, New York Times, 14 March 2003; and Said K. Aburish, Saddam Hussein (Bloomsbury, 2000).

14. Reginald Dale, Financial Times, 1 March 1982. See also Reginald Dale, Financial Times, 28 November 1984.

15. Thomas L. Friedman, New York Times, 14 May 2003.

16. See Anthony Amove, ed., Iraq Under Siege, updated ed. (South End Press, 2002); and John Mueller and Karl Mueller, Foreign Affairs 78, no. 3 (May-June 1999).

17. Les Roberts et al., The Lancet 364, no. 9448 (20 November 2004). See also the comment on the report by Richard Horton, The Lancet 364, no. 9448.

18. H. Bruce Franklin, War Stars (Oxford University Press, 1988).

19. Lyndon Johnson, Congressional Record, 15 March 1948, House of Representatives, 80th Congress, 2nd Session, vol. 94, part II (Government Printing Office, 1948), p. 2883.

20. Lyndon Johnson, Remarks to American and Korean Servicemen at Camp Stanley, Korea, 1 November 1966, Public Papers of the Presidents, 1966, Book II (Government Printing Office, 1967), p. 253.

21. Noam Chomsky, Hegemony or Survival (Owl Books, 2004), pp. 1-2, 236-37. 22. John Steinbruner and Nancy Gallagher, Daedalus 133, no. 3. (summer 2004)

Chú Thích.

[1]Ngày Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam

[2]Bản tin thế giới của đài BBC ngày 03/12/2004

[3]Thomas E. Ricks, Washington Post, 09/05/2004

[4]PIPA/Knowledge Networks Poll, thông cáo báo chí, 03/12/2003; cùng các điều tra dư luận khác của PIPA

[5]Edmund L. Andrews, New York Times, 03/12/2004

[6]“baby boomers”: những người ra đời trong thời kỳ sau Đại chiến Hai, nghĩa là trong những năm từ 1945 đến 1955, khi các gia đình ở Mỹ đẻ rất nhiều con theo đà kinh tế thịnh vượng lúc bấy giờ.

[7]Adam Smith, An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations (1776) (University of Chicago Press, 1996), tập 4, chương

[8]David Ricardo, The Principles of Political Economy and Taxation (Dover, 2004), trang 83-84

[9]Lord Hutton, “Report of the Inquiry into the Circumstances Surrounding the Death of Dr. David Kelly C.M.G.,” 28/01/2004

[10]Nguyên văn: “sexed up”

[11]Noam Chomsky, Necessary Illusions (South End Press, 1989), trang viii

[12]David Hume, Of the First Principles of Government (Longmanns, Green and Company, 1882), chương 1

[13]KidsPost, Washington Post, 12/11/2004

[14]Xem Howard Zinn, SNCC, ấn bản cập nhật (South End Pres, 2002); và Zinn, You Can’t Be Neutral on a Moving Train, ấn bản cập nhật (Beacon, 2002).

[15]Ralph Atkins và các tác giả khác, Financial Times, 22/11/2004

[16]Xem thêm chi tiết: Roger Morris, New York Times, 14/03/2003; và Said K. Aburish, Saddam Hussein (Bloomsbury, 2002).

[17]Reginald Dale, Financial Times, 01/03/1982. Xem thêm Reginald Dale, Financial Times, 28/11/1984.

[18]Thomas L. Friedman, New York Times, 14/05/2003

[19]Xem: Anthony Armove (chủ biên), Iraq Under Siege, ấn bản cập nhật (South End Press, 2002); và John Mueller & Karl Mueller, Foreign Affairs 78, số 3 (tháng 5-6, 1999).

[20]Les Roberts và các tác giả khác, The Lancet 364, số 9448 (20/11/2004). Xem thêm bài bình luận về bản tường trình này của Richard Horton, The Lancet 364, số 9448.

[21]H. Bruce Franklin, War Stars (Oxford University Press, 1988).

[22]Lyndon Johnson, Congressional Record, 15/03/1948, Hạ Nghị viện, Khóa họp 80, Kỳ họp 2, tập 94, phần II (Government Printing Office, 1948), trang 2883.

[23]Lyndon Johnson, Nói chuyện với binh sĩ Mỹ và Triều Tiên tại Camp Standley, Triều Tiên, ngày 01/11/1966, Public Paper of the Presidents, 1966, Book II (Government Printing Office, 1967), trang 253

[24]Noam Chomsky, Hegemony or Survival (Owl Books, 2004), trang 1-2, 236-37

[25]John Steinbruner & Nancy Gallagher, Daedalus 133, số 3 (Hè 2004)

[26]Noam Chomsky là tác giả của rất nhiều sách best-seller về chính trị, từ cuốn Thế lực Mỹ và những tên quan lại mới ra đời từ thập kỷ 60 đến cuốn Bành trướng hay sống còn xuất bản năm 2003. Là giáo sư Ngôn ngữ và Triết học tại MIT, ông được thế giới công nhận là người đã làm một cuộc cách mạng trong lĩnh vực ngôn ngữ học hiện đại. Ông sống gần thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts. David Barsamian là người sáng lập và chủ trì chương trình phát thanh hàng tuần lên sóng rộng rãi trên nhiều hệ thống và từng được giải thưởng dưới tên gọi Đài Phát thanh phá cách (Alternative Radio). Ong đã soạn lại thành sách những cuộc phỏng vấn của mình với nhiều nhà tư tưởng chính trị hàng đầu tại Hoa Kỳ, trong đó có Arundhati Roy, Howard Zinn, Edward Said, và đặc biệt là Noam Chomsky. Ông sống tại Boulder, tiểu bang Colorado.

Nguồn: Chương 7, Tham vọng bá quyền (Imperial Ambitions) - Hội thoại về tình hình thế giới sau sự kiện 11/9 giữa GS Ngôn ngữ và Triết học Noam Chomsky và nhà báo David Barsamian [26] , NXB Tri thức và Công ty sách Alpha, Hà Nội 2006

NOAM CHOMSKY - IMPERIAL AMBITIONS – CHAPTER VII: INTELLECTUAL SELF-DEFENSE

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn