MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, September 30, 2011

The U.S.'s Weak Legal Case Against WikiLeaks Michael A. Lindenberger - Chứng lý chống WikiLeaks của Hoa Kỳ rất yếu

The U.S.'s Weak Legal Case Against WikiLeaks
Michael A. Lindenberger - Chứng lý chống WikiLeaks của Hoa Kỳ rất yếu


By MICHAEL A. LINDENBERGER Thursday, Dec. 09, 2010


MICHAEL A. LINDENBERGER
So now that WikiLeaks founder Julian Assange has been rounded up in Britain on a warrant out of Sweden, where he's wanted for questioning in two sex assault cases, what would it take for the U.S. government to prosecute him for publishing — and disseminating to newspapers around the world — thousands of classified State Department cables? And what would it mean for freedom of speech and the press in America if it tried?


Bây giờ đây [9/12/2010] người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange đã bị vây bắt ở Anh theo một lệnh bắt từ Thụy Điển, nơi người ta muốn thẩm vấn ông về hai vụ tấn công tình dục, chính phủ Mỹ lấy gì để khởi tố ông vì đã công bố - và phát tán trên các báo chí khắp thế giới - hàng nghìn bức mật điện[1][1] của Bộ Ngoại giao? Và nếu bị xử thì nó có ý nghĩa gì đối với tự do ngôn luận và tự do báo chí ở Hoa Kỳ?
Those questions hovered over Washington this week after several members of Congress and the Obama Administration suggested that Assange should indeed face criminal prosecution for posting and disseminating to the media thousands of secret diplomatic cables containing candid—and often extremely embarrassing — assessments from American diplomats. Senate Minority Leader Mitch McConnell went so far as to label Assange a high-tech terrorist. "He has done enormous damage to our country and I think he needs to be prosecuted to the fullest extent of the law. And if that becomes a problem, we need to change the law," McConnell said on NBC's Meet the Press Sunday. Attorney General Eric Holder on Monday vowed to examine every statute possible to bring charges against Assange, including some that have never before been used to prosecute a publisher. And in the Senate, some members are already readying a bill that could lower the current legal threshold for when revealing state secrets is considered a crime.
Những câu hỏi trên đây bay lơ lửng trên đầu Washington trong tuần này sau khi nhiều thành viên Quốc hội và Chính quyền Obama gợi ý rằng Assange thật sự phải đối mặt với khởi tố hình sự vì đưa lên và phát tán trên truyền thông hàng nghìn bức mật điện ngoại giao chứa những lời đánh giá bộc trực - và thường cực kỳ gây bối rối - từ các nhà ngoại giao Mỹ. Lãnh đạo nhóm thiểu số ở Thượng viện Mitch McConnell còn đi xa đến mức chụp cho Assange cái mũ kẻ khủng bố công nghệ cao. “Hắn đã gây ra những thiệt hại to lớn cho đất nước chúng ta và tôi nghĩ hắn cần phải bị truy tố đến hết phạm vi của luật pháp. Và nếu có vấn đề về luật, thì chúng ta phải thay đổi luật.” McConnell nói hôm chủ nhật trên Meet the Press của hãng NBC. Tổng Chưởng lý Eric Holder hôm thứ Hai thề sẽ xem xét mọi đạo luật có thể có để đưa ra cáo buộc chống Assange, kể cả những đạo luật trước nay chưa hề được dùng để truy tố một nhà xuất bản. Và trong Thượng viện, một số thành viên đã chuẩn bị sẵn một dự luật có thể hạ thấp ngưỡng luật pháp hiện hành về khi nào việc tiết lộ bí mật quốc gia có thể bị coi là một tội.


But efforts in either direction will likely run into the same obstacle: The First Amendment. Thanks to nearly a century of cases dealing with the clash between national security and the freedom of the press, the Constitution provides enormous protection for publishers of state secrets. Those who leak the secrets in the first place — government officials, even soldiers, for instance — can and are prosecuted, such as Army private, Bradley Manning, now sitting in a military prison after having been charged with illegally downloading secret files amid suspicions that he gave them to WikiLeaks.
Nhưng những cố gắng theo cả hai hướng chắc chắn sẽ vấp phải cùng một trở ngại: Tu chính án số Một[2][2]. Nhờ có gần một thế kỷ những vụ liên quan đến sự va chạm giữa an ninh quốc gia và tự do báo chí, Hiến pháp dành sự bảo vệ to lớn cho những người công bố các bí mật của nhà nước. Những người tiết lộ bí mật nhà nước từ gốc - chẳng hạn các quan chức chính phủ, thậm chí binh lính - có thể bị truy tố, như binh nhì Bradley Manning, bây giờ đang ngồi trong nhà tù quân đội sau khi bị buộc tội tải (download) phi pháp những file bí mật với nghi ngờ rằng anh đã cung cấp chúng cho WikiLeaks.


Putting someone like Assange in jail for publishing documents he did not himself steal, on the other hand, is exactly the kind of thing that First Amendment makes difficult. "From everything we've seen, [Manning] was merely responding to the notion that Assange might publish the cables," former CIA inspector general Frederick P. Hitz told TIME. "There's nothing to show that Assange played an active role in obtaining the information." He conceded that the leaks had been tremendously damaging, but added "I don't see any easy effort there" in pursuing charges.
Mặt khác, bắt một người như Assange vào tù vì đã công bố những tài liệu ông ta không tự mình lấy cắp, thì chính là loại việc mà Tu chính án số Một ngăn cản. “Từ tất cả những điều chúng ta thấy, [Manning] chỉ đáp ứng với khái niệm rằng Assange có thể công bố những bức điện đó,” cựu thanh tra CIA, tướng Frederich P. Hitz nói với TIME. “Không có gì chứng tỏ rằng Assange đã đóng một vai trò tích cực trong việc có được những thông tin đó.” Ông thừa nhận rằng sự rò rỉ đó đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn, nhưng nói thêm “Tôi không thấy có gì dễ dàng ” trong việc theo đuổi những lời buộc tội.


Holder has said the government will explore whether Assange could be charged with a form of theft since the records had been stolen, though such a course is fraught will obstacles, given that the files are digital copies of government records. Holder said too the government will consider whether Assange might be guilty of conspiring somehow with Manning, or went beyond the traditional role of publisher by acting as a kind of broker in dissemenating the files to newspapers around the world. What worries famed First Amendment attorney Floyd Abrams is that if the government stretches to get around the Constitution to charge Assange, it may end up damaging the press freedoms enjoyed by every publisher. Nobody should applaud Assange, Abrams told TIME, but trying to remedy the harm he caused could easily leave the country worse off. "WikiLeaks may just be the price we pay for freedom of the press in this country," Abrams said. (See TIME's complete coverage of WikiLeaks.)


Holder từng nói rằng chính phủ sẽ thăm dò xem liệu có thể buộc tội Assange dưới dạng ăn cắp vì những hồ sơ đã bị mất cắp, mặc dầu một tiến trình như thế là đầy trở ngại, bởi vì các file là những bản số hóa các hồ sơ của chính phủ. Holder còn nói chính phủ sẽ xem xét liệu Asssange có thể phạm tội âm mưu với Manning hay là vượt quá vai trò truyền thống của nhà xuất bản bằng cách hoạt động như một kiểu người môi giới trong việc phát tán các file này cho báo chí trên khắp thế giới không. Điều làm cho luật sư nổi tiếng về Tu chính án số Một Floyd Abrams lo ngại là nếu chính phủ vươn tay rà soát toàn bộ Hiến pháp để kết tội Assange thì kết cục có thể làm hại tự do báo chí mà mọi nhà xuất bản được hưởng. Abrams nói với TIME: không ai nên hoan nghênh Assange, nhưng cố gắng sửa chữa những tác hại ông ta gây ra có thể khiến đất nước tệ hơn trước. “WikiLeaks có thể chỉ là cái giá mà chúng ta phải trả cho tự do báo chí ở đất nước này,” Abrams nói.
Harvard professor of diplomacy R. Nicholas Burns, a former ambassador to NATO and Greece, said the damage from the cables has been enormous. "I think the leaking of these cables has been a travesty," Burns told TIME. "He has done great harm to our diplomacy, because it strikes at the heart of what diplomacy is: The building of trust between people and between governments. The leaks violate that trust and are going to make some people, not everyone or every government, but some people, much more reluctant to discuss their affairs with American diplomats."
Giáo sư về ngoại giao ở Đại học Harvard R. Nicholas Burns, một cựu đại sứ tại NATO và Hy lạp nói những thiệt hại từ những bức mật điện là hết sức lớn. “Tôi nghĩ sự rò rỉ những bức mật điện này là một sự bôi bác,” Burns nói với TIME. “Ông ta đã gây ra những tác hại nặng nề cho ngành ngoại giao chúng tôi, bởi vì ông ta đánh vào tim của công tác ngoại giao là xây dựng lòng tin giữa các nước và giữa các chính phủ. Những tiết lộ đã xúc phạm lòng tin đó và sắp làm cho một số người, không phải tất cả mọi người hay tất cả mọi chính phủ, mà một số người, miễn cưỡng hơn nhiều khi thảo luận những công việc của họ với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ.”


But if WikiLeaks was wrong to publish the cables, what of the newspapers that also published the secret documents? After all, WikiLeaks gave the documents to the New York Times and a number of other papers around the world well in advance, and the newspapers have spent the past week publishing story after story related to their findings — and in some cases, have published the secret cables themselves. Sen. Joseph Lieberman of Connecticut, chairman of the Senate Homeland Security and Government Affairs Committee, told Fox News Tuesday that the Times, too, was suspect. "This is very sensitive stuff ... I certainly believe that WikiLeaks has violated the Espionage Act. But then what about news organizations that accepted it and distributed it? I know they say they deleted some of it and I am not here to make a final judgment on that, but to me The New York Times has committed at least an act of bad citizenship," he said. "Whether they've committed a crime, I think that bears a very intensive inquiry by the Justice Department."
Nhưng nếu việc WikiLeaks công bố những bức mật điện là sai, vậy những tờ báo cũng công bố các tài liệu mật thì sao? Dù sao, WikiLeaks cung cấp các tài liệu cho the New York Times và một số báo khác trên khắp thế giới đã dùng cả tuần qua để đăng hết chuyện này đến chuyện khác liên quan đến việc họ đã tìm ra - và trong một số trường hợp, chính họ đã đăng những bức mật điện. Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman bang Connecticut, chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc nội và các Công việc của Chính phủ nói với tờ Fox News hôm thứ Ba rằng cả tờ Times nữa cũng bị nghi ngờ. “Đây là chuyện hết sức nhạy cảm… Tôi tin chắc rằng WikiLeaks đã vi phạm Đạo luật về Gián điệp. Nhưng như vậy thì những tổ chức thông tấn nhận và phổ biến nó thì sao? Tôi biết họ nói họ đã xóa một số và tôi không ở đây để đưa ra phán quyết cuối cùng về chuyện này, nhưng theo tôi The New York Times đã phạm vào ít nhất một hành động của tư cách công dân tồi. “ ông nói. “Liệu họ có phạm tội hay không, tôi nghĩ rằng chuyện này cần đến một cuộc thẩm vấn thật mạnh mẽ của Bộ Tư pháp”


But the law is too broad a brush to try to draw a distinction between WikiLeaks' indiscriminate posting of the cables — which Burns called "nihilistic" — and the more careful vetting evidenced by The New York Times, Abrams said. How do you draft a law that targets WikiLeaks but leaves intact our system of press freedoms? "It's very difficult to do," Abrams said. Besides, he said, "the courts have never required responsibility as a prerequisite to press freedom. That's never been the legal standard." In addition, claims that Assange has simply dumped the documents without reviewing them, much like a traditional editor would, have been disputed. Assange himself told TIME that each diplomatic cable his site has published has been vetted by his own team or by the editors of newspapers with whom he has shared the documents. (See history's top 10 leaks.)


Nhưng luật pháp là một cây cọ quá thô để vẽ ra sự khác nhau giữa việc WikiLeaks post bừa bãi những bức mật điện lên mạng - cái mà Burns gọi là “hư vô chủ nghĩa” - và những thứ được biên tập chặt chẽ hơn, như The New York Times đã chứng minh, Abrams nói. Làm sao anh có thể soạn ra một bộ luật nhằm đánh WikiLeaks nhưng vẫn để cho hệ thống tự do báo chí của chúng ta nguyên vẹn? Điều ấy chưa bao giờ là tiêu chuẩn pháp lý của chúng ta.” Hơn nữa, điều khẳng định rằng Assange chỉ đơn giản tung ra những tài liệu mà không đọc qua chúng, như một biên tập viên truyền thống phải làm, đã bị nghi ngờ. Bản thân Assange nói với TIME rằng mỗi bức điện ngoại giao mà site của ông công bố đều đã được biên tập kỹ lưỡng bởi đội ngũ của ông hoặc bởi biên tập viên của các báo mà ông chia sẻ tài liệu.
Lieberman wants the Senate to draft legislation that will lower the threshold for espionage prosecutions in the future. It wouldn't be the first time Congress has tried. A decade ago, Congress passed a bill that would have done just that, only to have President Clinton veto it just weeks before leaving office. That bill would have put America on footing similar to that of many other countries, including some other democracies. In the United Kingdom, New Zealand, Ireland and many other nations, publication of classified information is a crime simply because the material was secret. But not in this country. "There is no Official Secrets Act" here, Abrams points out.


Lieberman muốn Thượng viện dự thảo bộ luật hạ thấp ngưỡng để truy tố tội gián điệp trong tương lai. Sẽ là lần đầu tiên Quốc hội làm thử điều này. Cách đây một thập niên, Quốc hội đã thông qua một dự luật như thế, chỉ để tổng thống Clinton phủ quyết nó mấy tuần trước khi ông rời nhiệm sở. Dự luật ấy sẽ đặt nước Mỹ trên cơ sở tương tự với cơ sở mà nhiều nước khác , trong đó có một số nước dân chủ. Ở Vương quốc Anh, New Zealand, Ireland và nhiều nước khác việc công bố những thông tin [được phân loại là] mật là một tội, đơn giản vì tài liệu là mật. Nhưng ở nước này thì không thế. “Không có Đạo luật về Bí mật Chính thức,” Abrams chỉ ra.
The only real ammunition America has to protect state secrets, most legal observers agree, is the Espionage Act of 1917, signed into law by President Woodrow Wilson amid fears of domestic unrest and possible sabotage as American entered the First World War. It's a broadly worded act, still on the books, that on its face would make stealing or sharing secrets from the government a federal crime — if a jury agreed that doing so harmed America or aided a foreign power. But Abrams said courts soon recognized that such a broadly worded statute could "make illegal many things that American newspapers publish every day. It was over-broad and covered much too much material." As a result, the Supreme Court spent most of the 20th Century steadily narrowing the Espionage Act's reach when it comes to the news media's publication of secrets.
Lý lẽ thật sự duy nhất để Mỹ phải bảo vệ các bí mật nhà nước mà hầu hết mọi người theo dõi pháp luật đều đồng ý, là Đạo luật về Gián điệp năm 1917 ký bởi Tổng thống Woodrow Wilson trong nỗi lo sợ tình trạng bất an và khả năng có phá hoại ngầm trong nước khi Mỹ tham gia vào Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Đó là một đạo luật được diễn đạt bằng những lời lẽ chung chung, vẫn còn trong các sách, rằng ngoài mặt nó coi ăn cắp hoặc chia sẻ bí mật lấy từ chính phủ là một tội liên bang, - nếu một hội đồng xử án nhất trí rằng làm thế có hại cho nước Mỹ hoặc giúp đỡ cho một chính quyền ngoại quốc. Nhưng Abrams nói các tòa án sớm nhận ra rằng một tuyên bố với lời lẽ chung chung như thế có thể “coi là bất hợp pháp nhiều thứ mà các báo Mỹ công bố hàng ngày. Nó quá chung chung đại khái và bao hàm quá nhiều tài liệu.” Kết quả là, Tòa án Tối cao dùng gần hết thế kỷ 20 để dần dần thu hẹp phạm vi của Đạo luật Gián điệp khi nó tiếp cận đến việc các phương tiện truyền thông công bố những bí mật.


Some of the most famous cases from those years have almost eerie parallels to the current furor. In 1971, the Nixon Administration tried to stop the New York Times and Washington Post from running reports based on a highly classified secret history of the ongoing Vietnam War. The Supreme Court stopped the government in a 6-3 ruling in favor of the press. The so-called Pentagon Papers opinion was unsigned, and every justice wrote a separate opinion. In a widely cited concurrence, Justice Potter Stewart wrote that he agreed that publication of the secrets during an active war in Vietnam was damaging the U.S. But that wasn't enough, he concluded. "We are asked, quite simply, to prevent the publication by two newspapers of material that the Executive Branch insists should not, in the national interest, be published. I am convinced that the Executive is correct with respect to some of the documents involved. But I cannot say that disclosure of any of them will surely result in direct, immediate, and irreparable harm to our Nation, or its people." (Watch a July TIME interview with Julian Assange.)
Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất từ những năm ấy có sự tương đương gần như kỳ quái với cơn giận dữ điên cuồng hiện nay. Năm 1971, chính quyền Nixon cố ngăn chặn The New York Times và Washington Post khỏi đăng những bài tường thuật dựa trên một đoạn lịch sử [được phân loại là] tối mật về cuộc chiến tranh Việt Nam đang tiếp diễn. Tòa án Tối cao đã ngăn chặn chính phủ trong quyết định 6-3 của tòa theo hướng có lợi cho báo chí. Cái gọi là ý kiến theo các Văn thư của Lầu Năm góc không được ký, và mỗi vị quan tòa viết ra một ý kiến riêng. Trong một sự trùng hợp được nhiều người nhắc đến, Quan tòa Potter Stewart viết ông nhất trí rằng việc công bố những bí mật trong khi cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt ở Việt Nam là có hại cho nước Mỹ. Nhưng như thế không đủ, ông kết luận. “Chúng tôi được yêu cầu, hoàn toàn đơn giản, ngăn ngừa việc công bố bởi hai tờ báo những tài liệu mà ngành Hành pháp khăng khăng cho là, vì lợi ích của đất nước, không nên cho công bố. Tôi tin rằng ngành Hành pháp đúng về một số trong những tài liệu liên quan. Nhưng tôi không thể nói rằng việc tiết lộ bất kỳ tài liệu nào trong số đó cũng sẽ chắc chắn dẫn đến tác hại trực tiếp, tức khắc, và không thể sửa chữa được, cho đất nước hay nhân dân.”


Stewart's conclusion that it's the President's responsibility, not the press's, to keep secret the nation's secrets — and to be judicious in deciding which are secrets worth keeping — could easily apply today. Hitz, too, sees old echoes in the current case. He deplores the documents' release, but said the very real damage they does not warrant prosecution in light of the First Amendment. "I am terribly concerned about it," he told TIME. "You have to have good information sharing among governments and among intelligence providers if you are going to prosecute this war on terrorism. And this is going to slow these efforts down as a matter of course. The disclosures are going to make (foreign intelligence agencies) more possessive with the information they have."
Kết luận của Stewart, rằng việc giữ bí mật cho những bí mật - và quyết định sáng suốt cái nào là bí mật đáng giữ - là trách nhiệm của Tổng thống, không phải của báo chí, có thể dễ dàng áp dụng cho hôm nay. Hitz cũng vậy, ông cũng thấy những tiếng vọng cũ trong vụ hiện nay. Ông lấy làm tiếc về việc tiết lộ những tài liệu này, nhưng nói rằng tác hại thật sự nếu họ không đảm bảo truy tố dưới ánh sáng của Tu chính án số Một. “Tôi lo lắng khủng khiếp về điều này,” ông nói với TIME. “Anh phải có những thông tin tốt có trong chính quyền và trong số những người cung cấp tin tức tình báo nếu anh định tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố này. Và điều này sẽ làm chậm lại những cố gắng đó như một chuyện dĩ nhiên. Việc tiết lộ này sẽ làm (các cơ quan tình báo nước ngoài) có được nhiều hơn những thông tin họ có.”


In fact, he said, Secretary of State Hillary Clinton and others are busy weakening the government's case. "American officials are working overtime to downplay the seriousness of the leaks. And as embarrassing as they are, that's not the standard (for prosecution)," he said.
Thật ra, ông nói, Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton và những người khác đang bận rộn làm yếu đi vụ án này của chính phủ. Các quan chức Mỹ đang ngày đêm làm việc để làm giảm bớt tính nghiêm trọng của những rò rỉ. Và bối rối như vậy, đó không phải là cái cách đàng hoàng (để truy tố),” ông nói.


Lieberman, for his part, said Holder ought to indict Assange, and let judges sort through any constitutional debris that ensues. But Abrams said that's a dangerous path. "I'd say the potential risks outweigh the benefits of prosecution. I think the instinct to prosecute is rational, and I do not mean to criticize the government for giving it serious consideration. But at the end of the day, I think it could do more harm to the national security, properly understood, than letting it go."
Về phần mình, Lieberman nói Holder nên chính thức buộc tội Assanger, và để các quan tòa rà soát toàn bộ hiến pháp tìm ra bất kỳ mẩu nhỏ nào cho phép làm điều đó. Nhưng Abrams nói đó là cách làm nguy hiểm. “Tôi nói những nguy cơ tiềm tàng nặng hơn cái lợi của việc truy tố. Tôi nghĩ cái ý định bột phát truy tố là hợp lý, và tôi không có ý định phê phán chính phủ vì đã coi nó là nghiêm túc. Nhưng cuối cùng, tôi nghĩ nó có thể làm hại cho an ninh quốc gia nhiều hơn là nếu cho qua vụ này.”


If Holder decides to push a case anyway, he may have more immediate obstacles to worry about. For now, Assange is well beyond American jurisdiction, and both Abrams and Hitz said European nations, even the friendliest ones, will look askance at any extradition request that looks to be political in nature.
Nếu Holder nhất định xúc tiến vụ này, ông có thể phải lo về những trở ngại trực tiếp hơn. Lúc này, Assange đang nằm ngoài quyền hạn xét xử của Hoa Kỳ, và cả Abrams lẫn Hitz đều nói rằng các nước châu Âu, ngay cả những nước thân thiết nhất, sẽ nhìn một cách nghi ngờ vào bất kỳ yêu cầu dẫn độ nào có vẻ có bản chất chính trị.

Transsalted by Hiếu Tân

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn