To Interfere, or Not to Interfere?
|
Can thiệp hay không can thiệp?
|
By Isabella Mroczkowski
|
Isabella Mroczkowski
|
The Diplomat, Sep 22, 2011
|
The Diplomat, 22/9/2011
|
On stage, Chinese diplomats continue to promulgate the country’s oft-stated policy of non-interference in the internal affairs of other nations. Yet the evolution of China’s reaction to the ongoing crisis in Libya, and its position over Sudan’s referendum, suggest that it isn’t an iron-clad rule and that other calculations may be pulling at the seams of this so-called doctrine. Iran provides an interesting case study, as there are indications that a similar shift in Chinese posturing may be in the offing.
|
Trên sân khấu, các nhà ngoại giao Trung Hoa liên tục quảng bá chính sách ngoại giao được nhắc đi nhắc lại của nước này, là không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Thế nhưng tiến trình phản ứng của Trung Hoa với những cuộc khủng hoảng ở Libya và lập trường của nó đối với cuộc trưng cầu ý dân của Sudan, cho thấy rằng nó không phải là một qui tắc sắt thép và rằng những toan tính khác có thể đang lôi kéo những đường khâu may chắp vá của cái gọi là học thuyết này. Iran cho ta một trường hợp thú vị để nghiên cứu, khi có những dấu hiệu cho thấy một sự quay ngoắt tương tự trong sự vờ vịt mà Trung Hoa sắp diễn.
|
While Chinese leaders consistently hoist Tehran up as a ‘fraternal partner’ and resist UN sanctions aimed at halting Iran’s nuclear ambitions, Beijing’s recent actions don’t match up with its diplomats’ congenial rhetoric. Recent reports reveal that Chinese State Owned Enterprises have put the brakes on oil and gas investment in Iran. CNPC, China’s largest state oil and gas group has delayed drilling exploration wells on the South Pars natural gas field, the country’s most significant energy development project. Sinopec Group, China’s second largest oil and gas firm, delayed the start date of the $2 billion Yadavaran oil development project and CNOOC (China National Offshore Oil Corporation) pulled its team from the North Pars gas venture.
|
Trong khi các lãnh đạo Trung Hoa cứ một mực nâng Tehran lên như một "đối tác anh em" và chống lại những hình phạt của Liên Hiệp Quốc nhằm chặn đứng những tham vọng hạt nhân của Iran, thì những hành động gần đây của Bắc Kinh lại chẳng ăn nhập gì với thuật hùng biện ngoại giao của nó. Các báo cáo gần đây tiết lộ rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Hoa đã hãm lại đầu tư vào dầu khí ở Iran. CNPC tập đoàn dầu khí quốc doanh lớn nhất của Trung Hoa đã hoãn lại việc khoan thăm dò các giếng ở mỏ khí tự nhiên South Pars, dự án phát triển năng lượng lớn nhất của nước này. Tập đoàn Sinopec, hãng dầu khí lớn thứ hai Trung Hoa đã hoãn ngày khởi động dự án phát triển dầu Yadavaran trị giá 2 tỉ $ và CNOOC (Tập đoàn Dầu khí Biển Quốc gia Trung Hoa) đã rút nhân viên của nó ra khỏi dự án khí đốt North Pars.
|
A permanent shift to a ‘go slow’ approach would be significant because Chinese divestment could undermine the Iranian economy and hence undermine the current Iranian leadership under Mahmoud Ahmadinejad, whose administration has been under severe pressure externally as well as internally from the popular ‘Green Movement.’
|
Một sự chuyển hướng vĩnh viễn sang quan điểm "đi chậm" có lẽ có ý nghĩa quan trọng bởi vì sự rút lui của Trung Hoa có thể làm suy yếu nền kinh tế Iran và như vậy làm suy yếu hàng ngũ lãnh đạo hiện nay của Iran dưới quyền Mahmoud Admadinejad, chính quyền của ông này đã chịu sức ép nặng nề bên ngoài cũng như bên trong từ "Phong trào Xanh" nổi tiếng.
|
Iran lacks the infrastructure to refine oil and to efficiently extract natural gas and therefore relies heavily on foreign investment and technological expertise. China has traditionally responded to this deficiency; in 2009, China invested $29.71 billion in Iran’s energy sector, a colossal amount relative to Japan, South Korea and Malaysia’s $250 million aggregate investments. In 2010, Iran was also the fourth largest recipient of Chinese non-bond investment.
|
Iran thiếu cơ sở hạ tầng để lọc hóa dầu và khai thác khí đốt có hiệu quả, và do đó phải dựa phần lớn vào đầu tư và chuyên gia công nghệ nước ngoài. Trung Hoa theo truyền thống đã đáp ứng chỗ thiếu hụt này, năm 2009 Trung Hoa đầu tư 29,71 tỉ $ vào khu vực năng lượng của Iran, một khối lượng khổng lồ so với 250 triệu $ gồm những khoản đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc, và Malaysia gộp lại. Năm 2010, Iran cũng là nước lớn thứ tư nhận đầu tư 'non-bond' của Trung Hoa.
|
Yet, recent international and US sanctions have halted foreign investment in Iran and contributed to a 9.5 percent decline in Iran’s annual oil production levels. A US National Academy of Sciences study estimates that Iranian oil exports could drop to zero by 2015. With South Korea and Japan having abandoned Iran, China could be the last straw for Iran’s strategic oil sector.
|
Tuy nhiên những hình phạt gần đây của Hoa Kỳ và quốc tế đã chặn ngừng đầu tư nước ngoài vào Iran và góp phần làm cho mức sản xuất dầu hằng năm của Iran giảm đi 9,5 phần trăm. Một nghiên cứ của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã dự tính rằng xuất khẩu dầu của Iran có thể rớt xuống zero vào năm 2015. Với việc Nhật Bản và Hàn Quốc đã rời bỏ Iran, Trung Hoa có thể là cọng rơm cuối cùng đối với khu vực dầu mỏ chiến lược của Iran.
|
Only time will tell if China’s recent investment slowdown in Iran’s oil sector is of a permanent nature or just a tactical diversion. With this in mind, it’s important to examine the drivers behind Chinese actions: Is Beijing responding to US carrots and sticks or voluntarily scaling back from Iran to improve its international image? An understanding of what strategies are effective in shifting China’s Iran policy will better facilitate the United States’ policy goals vis-a-vis China.
|
Chỉ có thời gian mới có thể nói rõ việc gần đây Trung Hoa làm chậm lại đầu tư vào khu vực dầu mỏ của Iran là bản chất lâu dài hay chỉ là một chiến thuật nghi binh. Với ý nghĩ ấy, thì điều quan trọng là xét xem những chiến thuật đằng sau các hành động của Trung Hoa: Trung Hoa đang phản ứng lại chính sách cây gậy và củ cà rốt của Mỹ hay là tự nguyện rút lui khỏi Iran để cải thiện hình ảnh quốc tế của nó. Hiểu rõ chiến lược nào đang tác dụng trong việc chuyển hướng chính sách Iran của Trung Hoa sẽ giúp cho các mục tiêu chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Hoa dễ dàng hơn.
|
While uncertainty over China’s intentions in Iran warrants caution, perhaps most disconcerting is the discrepancy between Beijing’s rhetoric and actions. While such inconsistencies over the cases of Iran, Sudan and Libya are favourable positions for the United States, China’s questionable compliance to its agreements is a warning over the level of trust that Washington should put into its bilateral agreements with Beijing.
|
Trong khi tình trạng không chắc chắn về những ý định của Trung Hoa ở Iran cho thấy cần thận trọng là đúng, có lẽ điều gây bối rối nhất là sự khác nhau xa giữa lời nói hùng hồn của Bắc Kinh với những hành động của nó. Trong khi những mâu thuẫn như thế trong các trường hợp của Iran, Sudan và Libya là những lập trường thuận lợi cho Hoa Kỳ, thì việc Trung Hoa có thi hành đúng các hiệp định của nó hay không là chuyện đáng ngờ, một cảnh giác về mức độ tin cậy mà Washington nên đưa vào [xem xét] các hiệp định song phương của nó với Bắc Kinh.
|
Isabella Mroczkowski is a research assistant at Project 2049, Washington DC. The original article appeared at the Project 2049 blog here.
|
Isabella Mroczkowski là trợ lý nghiên cứu của Dự án 2049, Washington. Bài báo gốc xuất hiện trên blog của Dự án 2049.
|
Translated by Hiếu Tân
|
MENU
BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT – SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE
--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------
TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN
Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)
CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT
Friday, September 30, 2011
To Interfere, or Not to Interfere? Can thiệp hay không can thiệp?
Labels:
CHINA-TRUNG QUỐC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn