MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, September 30, 2011

The First Law of Petropolitics Qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ


The First Law of Petropolitics
Qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ
01-MAY-06
01-05-06
By Thomas L. Friedman
Thomas L. Friedman
Iran's president denies the Holocaust, Hugo Chavez tells Western leaders to go to hell, and Vladimir Putin is cracking the whip. Why? They know that the price of oil and the pace of freedom always move in opposite directions. It's the First Law of Petropolitics, and it may be the axiom to explain our age.
Tổng thống Iran phủ nhận Holocaust, Hugo Chavez coi thường các lãnh tụ phương Tây, còn Vladimir Putin thì thay củ cà rốt bằng cây gậy. Tại sao? Họ hiểu rõ rằng mức độ dân chủ tỉ lệ nghịch với giá dầu mỏ. Đấy là qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa vào dầu mỏ, chính qui luật này xác định đặc điểm của thời đại chúng ta.

When I heard the of president Iran, Mahmoud Ahmadinejad, declare at the Holocaust was a "myth, 'I couldn't help asking myself: "I wonder if the president of Iran would be talking this way if the price of oil were $20 a barrel today rather than $60 a barrel." When I heard Venezuela's President Hugo Chavez telling British Prime Minister Tony Blair to "go right to hell" and telling his supporters that the U.S.-sponsored Free Trade Area of the Americas "can go to hell," too, I couldn't help saying to myself, "I wonder if the president of Venezuela would be saying all these things if the price of oil today were $20 a barrel rather than $60 a barrel, and his country had to make a living by empowering its own entrepreneurs, not just drilling wells."

Khi nghe ông Mahmoud Ahmadinejad, Tổng thống Iran, tuyên bố rằng Holocaust chỉ là “huyền thoại”, tôi chợt nghĩ: “Liệu ông ta có dám nói như thế không nếu giá dầu không phải là 60 USD mà chỉ là 20 USD một thùng thôi?” Khi nghe ông Hugo Chavez, Tổng thống Venezuela, bảo thủ tướng Tony Blair “cút xéo”, rồi sau đó, khi phát biểu trước những ủng hộ viên, ông ta lại thoá mạ kế hoạch của Mĩ về việc thành lập khu vực tự do Bắc và Nam Mĩ, tôi lại tự hỏi: “Liệu tổng thống Venezuela có dám nói như thế không nếu giá dầu không phải là 60 USD mà chỉ là 20 USD một thùng và đất nước ông phải phát triển kinh doanh chứ không chỉ đếm những đồng tiền thu được từ việc khai thác dầu?”
As I followed events in the Persian Gulf during the past few years, I noticed that the first Arab Gulf state to hold a free and fair election, in which women could run and vote, and the first Arab Gulf state to undertake a total overhaul of its labor laws to make its own people more employable and less dependent on imported labor, was Bahrain. Bahrain happened to be the first Arab Gulf state expected to run out of oil. It was also the first in the region to sign a free trade agreement with the United States. I couldn't help asking myself: "Could that all just be a coincidence? Finally, when I looked across the Arab world, and watched the popular democracy activists in Lebanon pushing Syrian troops out of their country, I couldn't help saying to myself: "Is it an accident that the Arab world's first and only real democracy happens not to have a drop of oil?"

Trong mấy năm gần đây, theo dõi các sự kiện diễn ra trong các nước cũng vịnh Ba Tư, tôi nhận ra rằng Bahrain là nước đầu tiên trong số các nước Arab thực hiện việc bầu cử công khai và trung thực, có sự tham gia của phụ nữ, là nước đầu tiên xem xét lại bộ luật lao động để nâng cao tỉ lệ người có việc làm trong dân chúng và giảm sự phụ thuộc vào dầu khí. Xin nói thêm là Bahrain là nước sẽ hết dầu mỏ trước các nước vùng Vịnh khác. Cũng chính Bahrain là nước vùng Vịnh đầu tiên kí hiệp định thương mại tự do với Mĩ. Tôi tự hỏi: “Chả lẽ đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?”. Cuối cùng, khi nghiên cứu tình hình trong thế giới Arab và quan sát cách những người dân chủ Libanon đòi quân đội Syria rút về nước, tôi lại tự hỏi: “Có phải là sự trùng hợp vô tình không khi đất nước dân chủ duy nhất trong thế giới Arab lại là nước không có một giọt dầu nào?”
The more I pondered these questions, the more it seemed obvious to me that there must be a correlation--a literal correlation that could be measured and graphed--between the price of oil and the pace, scope, and sustainability of political freedoms and economic reforms in certain countries. A few months ago I approached the editors of this magazine and asked them to see if we could do just that--try to quantify this intuition in graph form. Along one axis we would plot the average global price of crude oil, and along the other axis we would plot the pace of expanding or contracting freedoms, both economic and political, as best as research organizations such as Freedom House could measure them. We would look at free and fair elections held, newspapers opened or closed, arbitrary arrests, reformers elected to parliaments, economic reform projects started or stopped, companies privatized and companies nationalized, and so on.
Càng suy nghĩ về những vấn đề đó tôi càng nhận thức được sự tồn tại của mối quan hệ, một mối quan hệ trực tiếp, có thể tính toán và phân tích được, giữa giá dầu mỏ và tốc độ, mức độ và sự ổn định của quá trình mở rộng hay thu hẹp của những quyền tự do chính trị và tự do kinh tế tại những nước nhất định. Mấy tháng trước, tôi đã đề nghị với ban biên tập tạp chí Foreign Policy thử thể hiện những dự đoán mang tính trực cảm của tôi dưới dạng đồ thị. Trên một trục là giá dầu trung bình của thế giới và trục kia là việc mở rộng hay thu hẹp các quyền tự do kinh tế và chính trị, được chuyển thành đơn vị đo lường theo phương pháp của các tổ chức khoa học phù hợp, thí dụ của tổ chức Freedom House. Tôi đề nghị lấy các thông số như tính chất của các cuộc bầu cử, việc mở hay đóng cửa các tờ báo, số lượng các vụ bắt người một cách tùy tiện, số lượng các nhà cải cách được bầu vào quốc hội, việc thực hiện hay đóng băng các cải cách kinh tế, tư nhân hoá hay quốc hữu hoá các công ty, v.v…

I would be the first to acknowledge that this is not a scientific lab experiment, because the rise and fall of economic and political freedom in a society can never be perfectly quantifiable or interchangeable. But because I am not trying to get tenure anywhere, but rather to substantiate a hunch and stimulate a discussion, I think there is value in trying to demonstrate this very real correlation between the price of oil and the pace of freedom, even with its imperfections. Because the rising price of crude is certain to be a major factor shaping international relations for the near future, we must try to understand any connections it has with the character and direction of global politics. And the graphs assembled here certainly do suggest a strong correlation between the price of oil and the pace of freedom--so strong, in fact, that I would like to spark this discussion by offering the First Law of Petropolitics.
Tôi xin nói ngay rằng thí nghiệm của chúng tôi không thể coi là tuyệt vời về mặt khoa học vì sự thăng giáng của tự do kinh tế và tự do chính trị trong một xã hội không thể cân đong đo đếm chính xác được, chúng cũng không có tính chu kì hoàn hảo. Nhưng nhiệm vụ của tôi không phải là bảo vệ luận án mà chỉ là kiểm tra một giả thuyết, là khuyến khích các cuộc thảo luận; tôi cho rằng việc phân tích quan hệ giữa giá dầu và sự thăng giáng của quá trình dân chủ hoá, dù có một số thiếu sót về phương pháp luận, cũng không phải là việc làm vô ích. Vì trong tương lai gần, việc tăng giá dầu sẽ trở thành tác nhân quyết định trong các mối quan hệ quốc tế, cần phải hiểu nó tác động như thế nào và bằng cách nào đến tính chất và xu hướng của nền chính trị thế giới. Xin ghi nhận: Đồ thị do chúng tôi lập chứng tỏ mối liên hệ trực tiếp giữa giá dầu và sự thăng giáng của quá trình truyền bá tự do, mối liên hệ rõ ràng đến nỗi tôi muốn được đề nghị thảo luận qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu lửa do tôi phát kiến.

The First Law of Petropolitics posits the following: The price of oil and the pace of freedom always move in opposite directions in oil-rich petrolist states. According to the First Law of Petropolitics, the higher the average global crude oil price rises, the more free speech, free press, free and fair elections, an independent judiciary, the rule of law, and independent political parties are eroded. And these negative trends are reinforced by the fact that the higher the price goes, the less petrolist leaders are sensitive to what the world thinks or says about them. Conversely, according to the First Law of Petropolitics, the lower the price of oil, the more petrolist countries are forced to move toward a political system and a society that is more transparent, more sensitive to opposition voices, and more focused on building the legal and educational structures that will maximize their people's ability, both men's and women's, to compete, start new companies, and attract investments from abroad. The lower the price of crude oil falls, the more petrolist leaders are sensitive to what outside forces think of them.

Qui luật đó như sau: Mức độ tự do của các quốc gia dầu mỏ tỉ lệ nghịch với giá dầu. Theo qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ thì giá dầu trung bình thế giới càng cao, tự do ngôn luận, tự do báo chí, các thiết chế về bầu cử tự do và trung thực, tinh thần thượng tôn pháp luật, sự độc lập của toà án và các đảng phái chính trị càng mờ nhạt. Xu hướng tiêu cực này càng bị khoét sâu thêm bởi tác nhân sau đây: giá dầu càng cao thì lãnh tụ các quốc gia dầu hoả càng quay lưng lại với dư luận của cộng đồng quốc tế. Ngược lại, theo qui luật này thì giá dầu càng thấp, các quốc gia dầu mỏ càng phải tiến gần đến thể chế chính trị minh bạch hơn, càng phải lắng nghe ý kiến của phe đối lập hơn, càng phải chú ý thiết lập các hệ thống chính trị và giáo dục cho phép các công dân của họ (cả đàn ông lẫn đàn bà) có cơ hội cạnh tranh, kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài một cách tối đa. Giá dầu càng thấp thì lãnh tụ các quốc gia dầu mỏ càng nhạy cảm với dư luận của cộng đồng quốc tế.
I would define petrolist states as states that are both dependent on oil production for the bulk of their exports or gross domestic product and have weak state institutions or outright authoritarian governments. High on my list of petrolist states would be Azerbaijan, Angola, Chad, Egypt, Equatorial Guinea, Iran, Kazakhstan, Nigeria, Russia, Saudi Arabia, Sudan, Uzbekistan, and Venezuela. (Countries that have a lot of crude oil but were well-established states, with solid democratic institutions and diversified economies before their oil was discovered—Britain, Norway, the United States, for example—would not be subject to the First Law of Petropolitics.)
“Các quốc gia dầu mỏ” là thuật ngữ để chỉ các quốc gia không chỉ nhận được phần lớn thu nhập quốc dân nhờ vào việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ mà còn có các thiết chế nhà nước yếu kém và thể chế chính trị độc đoán. Chắc chắn tôi sẽ đưa những nước sau đây vào danh sách đó: Azerbaizhan, Angola, Venezuela, Ai Cập, Iran, Kazakstan, Nigeria, Nga, Saudi Arabia, Sudan, Uzbekistan, Chad và Ginea Xích đạo. (Các nước có trữ lượng dầu khí lớn nhưng đã thiết lập được thể chế nhà nước vững mạnh với các thiết chế dân chủ bền vững và một nền kinh tế đa dạng như Anh, Na Uy, Mĩ không chịu tác động của qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu dầu khí).
To be sure, professional economists have, for a long time, pointed out in general the negative economic and political impacts that an abundance of natural resources can have on a country. This phenomenon has been variously diagnosed as “Dutch Disease” or the “resource curse.” Dutch Disease refers to the process of deindustrialization that can result from a sudden natural resource windfall.
Tất nhiên là các nhà khoa học đã chỉ rõ những hậu quả nghiêm trọng về chính trị và kinh tế mà các nước giàu tài nguyên có thể gặp từ khá lâu rồi. Hiện tượng này được gọi là “căn bệnh Hà Lan” hay “sự nguyền rủa của tài nguyên”. Thuật ngữ “căn bệnh Hà Lan” là để chỉ quá trình suy sụp của ngành công nghiệp, hậu quả của những khoản thu nhập to lớn bất thình lình đổ về từ việc xuất khẩu nguyên liệu.

The term was coined in the Netherlands in the 1960s, after it discovered huge deposits of natural gas. What happens in countries with Dutch Disease is that the value of their currency rises, thanks to the sudden influx of cash from oil, gold, gas, diamonds, or some other natural resource discovery. That then makes the country’s manufactured exports uncompetitive and its imports very cheap. The citizens, flush with cash, start importing like crazy, the domestic industrial sector gets wiped out and, presto, you have deindustrialization. The “resource curse” can refer to the same economic phenomenon, as well as, more broadly speaking, the way a dependence on natural resources always skews a country’s politics and investment and educational priorities, so that everything revolves around who controls the oil tap and who gets how much from it—not how to compete, innovate, and produce real products for real markets.
Lần đầu tiên khái niệm “căn bệnh Hà Lan” được phát biểu vào những năm 1960, khi người ta phát hiện được những mỏ khí đốt với trữ lượng lớn ở đất nước này. Tại các nước bị “bệnh Hà Lan”, đồng nội tệ tự nhiên tăng giá đột ngột vì nguồn ngoại tệ chảy vào từ việc bán dầu hoả, vàng, khí đốt, kim cương hay các nguồn nguyên liệu khác. Kết quả là: hàng công nghiệp xuất khẩu không còn khả năng cạnh tranh còn hàng nhập khẩu thì xuống giá trông thấy. Người dân rủng rỉnh tiền trong túi, bắt đầu đổ xô đi mua hàng nhập khẩu, nền công nghiệp trong nước chết yểu - đấy chính là quá trình suy sụp của nền công nghiệp. Thuật ngữ “sự nguyền rủa của tài nguyên” nói về quá trình này, cũng như nói về sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên có ảnh hưởng đến đời sống chính trị của đất nước, ảnh hưởng đến những ưu tiên về đầu tư và ưu tiên trong lĩnh vực giáo dục. Vấn đề lúc đó sẽ là ai kiểm soát “van dầu” và ai được chia bao nhiêu phần của cái bánh chứ không phải là làm thế nào để bảo đảm được khả năng cạnh tranh hữu hiệu, sáng kiến và sản xuất ra hàng hoá thực cho nhu cầu tiêu thụ thực.

Beyond these general theories, some political scientists have explored how an abundance of oil wealth, in particular, can reverse or erode democratizing trends. One of the most trenchant analyses that I have come across is the work of UCLA political scientist Michael L. Ross. Using a statistical analysis from 113 states between 1971 and 1997, Ross concluded that a state’s “reliance on either oil or mineral exports tends to make it less democratic; that this effect is not caused by other types of primary exports;
that it is not limited to the Arabian Peninsula, to the Middle East, or sub-Saharan Africa; and that it is not limited to small states.”
Bên cạnh các lí thuyết đó, các nhà chính trị học còn nghiên cứu những vấn đề cụ thể hơn về ảnh hưởng tiêu cực của trữ lượng dầu mỏ đối với quá trình dân chủ hoá. Một trong những nghiên cứu sâu sắc nhất về vấn đề này mà tôi được đọc là của Michael L. Ross, nhà chính trị học của đại học California (Los Angeles). Sau khi nghiên cứu số liệu thống kê của 113 nước trong giai đoạn từ 1971 đến1997, Ross rút ra kết luận: “Nói chung, quá chú ý đến việc xuất khẩu dầu mỏ và các khoáng sản khác là một trở ngại đối với tiến trình dân chủ hoá đất nước nhưng việc xuất khẩu các hàng hoá khác lại không có hiệu ứng như thế; hiện tượng này được tìm thấy không chỉ ở bán đảo Arab, Trung Đông và phía Nam sa mạc Sahara mà còn xảy ra ở cả các nước nhỏ nữa”.

What I find particularly useful about Ross’s analysis
is his list of the precise mechanisms by which excessive oil wealth impedes democracy. First, he argues, there is the “taxation effect.” Oil-rich governments tend to use their revenues to “relieve social pressures that might otherwise lead to demands for greater accountability” from, or representation in, the governing authority. I like to put it this way: The motto of the American Revolution was “no taxation without representation.” The motto of the petrolist authoritarian is “no representation without taxation.”
Theo tôi, điều đặc biệt có giá trị trong nghiên cứu của Ross là danh mục các cơ chế tác động tiêu cực của thu nhập quá nhiều từ dầu mỏ đối với tiến trình dân chủ hoá. Trước hết, đấy là “hiệu ứng thuế”: chính phủ các nước có nhiều dầu mỏ thường sử dụng các khoản thu nhập vào việc làm “giảm căng thẳng xã hội, nếu không có những khoản đó thì dân chúng nhất định sẽ đòi chính quyền phải có trách nhiệm báo cáo” với xã hội hoặc phải đưa thêm đại diện của dân chúng vào các cơ quan quyền lực. Nếu là tôi, tôi sẽ viết luận điểm ấy như sau: một trong những khẩu hiệu của cuộc Cách mạng Mĩ là: “Không đóng thuế nếu không có đại diện”. 

Oil-backed regimes that do not have to tax their people in order to survive, because they can simply drill an oil well, also do not have to listen to their people or represent their wishes.
Các nhà cầm quyền độc tài của những quốc gia dầu mỏ lộn ngược khẩu hiệu này thành: “không phải đóng thuế thì không có đại diện”. Để giữ vững chế độ hiện hành, các nhà cầm quyền của các quốc gia dầu mỏ không cần bắt dân đóng thuế, họ lấy thu nhập từ dầu khí để bù vào khoản thiếu hụt đó, nhưng như vậy nghĩa là họ cũng không cần nghe ý kiến nhân dân, không đại diện cho quyền lợi của nhân dân.

The second mechanism through which oil dampens democratization, argues Ross, is the “spending effect.” Oil wealth leads to greater patronage spending, which in turn dampens pressures for democratization.
Ross gọi cơ chế tác động thứ hai của dầu mỏ lên tiến trình dân chủ hoá là “hiệu ứng chi tiêu quốc gia”. Thu nhập từ dầu mỏ tạo cho chính phủ khả năng tăng các khoản “bao cấp” và bằng cách đó giảm được áp lực dân chủ hoá.

The third mechanism he cites is the “group formation effect.” When oil revenues provide an authoritarian state with a cash windfall, the government can use its newfound wealth to prevent independent social groups—precisely those most inclined to demand political rights—from forming. In addition, he argues, an overabundance of oil revenues can create a “repression effect,” because it allows governments to spend excessively on police, internal security, and intelligence forces that can be used to choke democratic movements. Finally, Ross sees a “modernization effect” at work. A massive influx of oil wealth can diminish social pressures for occupational specialization, urbanization, and the securing of higher levels of education—trends that normally accompany broad economic development and that also produce a public that is more articulate, better able to organize, bargain, and communicate, and endowed with economic power centers of its own.
Cơ chế tác động thứ ba là “hiệu ứng nhóm xã hội”. Các chế độ độc tài rủng rỉnh ngoại tệ thu được từ bán dầu có thể dùng tiền để gây khó khăn cho quá trình hình thành các tổ chức xã hội độc lập; các nhóm này thường hoạt động tích cực nhất trong việc đòi hỏi quyền lợi về chính trị. Ngoài ra, Ross còn khẳng định rằng các khoản thu vượt trội từ dầu hoả còn dẫn đến “hiệu ứng đàn áp”, nghĩa là, chính quyền có thể thoải mái chi tiền cho cảnh sát và các lực lượng đặc biệt khác nhằm đàn áp các phong trào dân chủ. Cuối cùng, còn một tác động nữa mà Ross gọi là “hiệu ứng chống hiện đại hoá”. Tiền thu được từ bán dầu có thể làm giảm đi động lực trau dồi nghề nghiệp, nâng cao trình độ học vấn, đô thị hoá, nghĩa là các xu hướng đồng hành với tiến bộ kinh tế và nâng cao ý thức của người dân, nâng cao khả năng tự tổ chức, khả năng đưa ra những đòi hỏi tập thể và phối hợp hành động, cũng như gây khó khăn cho việc tạo ra trong xã hội những trung tâm kinh tế độc lập với chính quyền.

The First Law of Petropolitics tries to build on such arguments but to take the correlation between oil and politics one step further. What I am arguing in positing the First Law of Petropolitics is not only that an overdependence on crude oil can be a curse in general but also that one can actually correlate rises and falls in the price of oil with rises and falls in the pace of freedom in petrolist countries. The connection is very real. As these graphs demonstrate, the pace of freedom really starts to decline as the price of oil really starts to take off.
Qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ được rút ra từ những luận điểm đó, nhưng qui luật này còn giúp ta hiểu được tương tác giữa dầu mỏ và các tiến trình chính trị nữa. Tôi phát biểu qui luật đó là để khẳng định điều sau đây: sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ không chỉ tác động tiêu cực đến sự phát triển của đất nước nói chung; có một mối liên hệ trực tiếp giữa sự thăng giáng của giá dầu mỏ với sự thăng giáng của tiến trình dân chủ hoá của các quốc gia dầu mỏ. Mối liên hệ này là một thực tế. Các đồ thị mà chúng tôi lập ra chứng tỏ: chỉ cần giá dầu tăng lên một cách tương đối cao là tiến trình dân chủ hoá lập tức bị chậm lại.

AN AXIS OF OIL?
Trục dầu mỏ?
The reason this connection between the price of oil and the pace of freedom is worth focusing on today is that we appear to be at the onset of a structural rise in global crude oil prices. If that is the case, this higher price level is almost certain to have a long-term effect on the character of politics in many weak or authoritarian states. That, in turn, could have a negative global impact on the post-Cold War world as we have come to know it. In other words, the price of crude should now be a daily preoccupation of the U.S. secretary of state, not just the treasury secretary.
Lí do để chúng ta phải quan tâm đến mối liên hệ giữa giá dầu mỏ và tốc độ truyền bá tự do là vì có vẻ như chúng ta đang chứng kiến giai đoạn khởi đầu của quá trình tăng giá dầu trên toàn thế giới. Nếu điều đó thực sự xảy ra, mức giá dầu mỏ cao hơn chắc chắn sẽ có những tác động dài hạn đối với chính sách của các chính phủ yếu và các chính phủ độc tài. Đến lượt nó, điều này có thể sẽ cải biến thế giới theo hướng không phải là tốt nhất, như chúng ta từng thấy sau chiến tranh lạnh. Nói một cách khác, không chỉ Bộ trưởng bộ Tài chính Mĩ mà cả Bộ trưởng Ngoại giao cũng phải thường xuyên quan tâm đến sự thăng giáng của giá dầu.

Since 9/11, oil prices have structurally shifted from the $20–$40 range to the $40–$60 range. Part of this
move has to do with a general sense of insecurity in global oil markets due to violence in Iraq, Nigeria, Indonesia, and Sudan, but even more appears to be the result of what I call the “flattening” of the world and the rapid influx into the global marketplace of 3 billion new consumers, from China, Brazil, India, and the former Soviet Empire, all dreaming of a house, a car, a microwave, and a refrigerator. Their rising energy appetites are enormous. This already is, and will continue to be, a steady source of pressure on the price of oil. Without a dramatic move toward conservation in the West, or the discovery of an alternative to fossil fuels, we are going to be in this $40-to-$60 range, or higher, for the foreseeable future.

Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, giá dầu thế giới tăng vọt từ 20-40$ lên 40-60$ một thùng. Nguyên nhân của việc tăng giá một phần là do cảm giác bất an vì những vụ bùng phát bạo lực ở Iraq, Nigeria, Indonesia, Sudan. Nhưng đấy chủ yếu là do hiện tượng mà tôi gọi là “quá trình làm phẳng thế giới” và việc tham gia vào thị trường thế giới của 3 tỉ người tiêu dùng từ Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và đế quốc Nga Xô cũ, tất cả những người đó đều mơ có nhà ở, có ô tô, có tủ lạnh và lò viba. Nhu cầu nhiên liệu của họ thật lớn và ngày càng tăng lên. Họ đã và tiếp tục gây áp lực lên giá dầu. Nếu phương Tây không có những biện pháp triệt để về việc bảo đảm nguồn khai thác và nếu không tìm được nguồn nhiên liệu thay thế thì trong tương lai gần giá dầu sẽ giữ ở mức 40-60$, mà có thể còn cao hơn.
Politically, that will mean that a whole group of petrolist states with weak institutions or outright authoritarian governments will likely experience an erosion of freedoms and an increase in corruption and autocratic, antidemocratic behaviors. Leaders in these countries can expect to have a significant increase in their disposable income to build up security forces, bribe opponents, buy votes or public support, and resist international norms and conventions. One need only pick up the newspaper on any day of the week to see evidence of this trend.



Consider a February 2005 article in the Wall Street Journal about how the mullahs in Tehran—who now are flush with cash thanks to high oil prices—are turning their backs on some foreign investors instead of rolling out the welcome mat.

Từ quan điểm chính trị, điều đó có nghĩa là một loạt quốc gia dầu mỏ với các thiết chế chính trị yếu kém hoặc có các chính phủ độc tài chắc chắn sẽ phải đối đầu với việc đánh mất tự do, đối đầu với tệ tham nhũng ngày một gia tăng cũng như sẽ phải chứng kiến các hành động độc tài, phi dân chủ của nhà cầm quyền. Lãnh tụ của các nước đó hoàn toàn có thể hi vọng vào sự gia tăng đáng kể thu nhập từ dầu mỏ, tiền sẽ giúp họ tăng cường lực lượng vũ trang, mua chuộc các nhà bất đồng chính kiến, mua phiếu của cử tri hay mua sự ủng hộ của xã hội và coi thường các tiêu chuẩn và trật tự quốc tế. Chỉ cần đọc bất kì tờ báo nào, trong bất kì ngày nào, ta cũng thấy sự hiện diện của xu hướng đó. 
Lấy thí dụ bài đăng trong tháng 2 năm 2005 trên báo Wall Street Journal kể lại chuyện các giáo chủ ở Tehran đã nhận được nhiều tiền từ việc dầu tăng giá đến nỗi họ cho các nhà đầu tư nước ngoài “đằng sau quay” thay vì trải thảm đỏ mời họ vào. 

Turkcell, a Turkish mobile-phone operator, had signed a deal with Tehran to build the country’s first privately owned cell-phone network. It was an attractive deal: Turkcell agreed to pay Iran $300 million for the license and invest $2.25 billion in the venture, which would have created 20,000 Iranian jobs. But the mullahs in the Iranian Parliament had the contract frozen, claiming it might help foreigners spy on Iran. Ali Ansari, an Iran expert at the University of St. Andrews in Scotland, told the Journal that Iranian analysts had been arguing in favor of economic reform for 10 years. “In actual fact, the scenario is worse now,” said Ansari. “They have all this money with the high oil price, and they don’t need to do anything about reforming the economy.”
Bài báo có nói đến hãng điện thoại di động của Thổ Nhĩ Kì là Turkcell đã kí hợp đồng với Iran về việc thành lập công ty điện thoại di động đầu tiên tại nước này. Vụ làm ăn thật hấp dẫn: công ty đồng ý trả cho Iran 300 triệu dollar để được cấp phép thành lập xí nghiệp với vốn đầu tư 2,25 tỉ dollar và sẽ tạo ra 20 ngàn việc làm cho người Iran. Nhưng các giáo chủ trong quốc hội đã tìm cách đóng băng hợp đồng, họ viện cớ rằng các gián điệp nước ngoài sẽ lợi dụng mạng di động. Ali Ansari, một chuyên gia về Iran thuộc trường đại học Saint-Andrew (Scotland) kể với chúng tôi rằng các nhà phân tích Iran kêu gọi cải tổ kinh tế cả chục năm qua. “Nhưng tình hình ngày càng xấu đi”, Ali nói, “Họ đã nhận được tiền từ dầu mỏ và không cần cải cách kinh tế gì hết.”

Or, how about a Feb. 11, 2006, story in The Economist about Iran, which stated: “Nationalism is easier on a full stomach and Mr. Ahmadinejad is the rare and fortunate president who expects to receive, over the coming Iranian year, some $36 billion in oil export revenues to help buy loyalty. In his first budget bill, now before parliament, the government has promised to build 300,000 housing units, two-thirds of them outside big towns, and to maintain energy subsidies that amount to a staggering 10% of [gross domestic product].”
Còn bài báo nói nữa về Iran trên tờ Economist ngày 11 tháng 2 năm 2006: “Khi bụng đã no thì người ta cũng dễ say mê tinh thần dân tộc lắm, Tổng thống Ahmadinejad là người gặp may hiếm có, ông ta tin rằng năm nay thu nhập từ dầu mỏ sẽ là 36 tỉ dollar, nhờ đó ông ta có thể mua được lòng trung thành của nhân dân. Trong dự thảo ngân sách đang được quốc hội xem xét, chính phủ đã hứa sẽ xây dựng 300 ngàn ngôi nhà mà hai phần ba trong số đó nắm ở bên ngoài các thành phố lớn và giữ nguyên mức bao cấp về nhiên liệu, riêng khoản này đã chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội rồi!”

Or, consider the drama now unfolding in Nigeria. Nigeria has a term limit for its presidents—two four-year terms. President Olusegun Obasanjo came to office in 1999, after a period of military rule, and was then reelected by a popular vote in 2003. When he took over from the generals in 1999, Obasanjo made headlines by investigating human rights abuses by the Nigerian military, releasing political prisoners, and even making a real attempt to root out corruption. That was when oil was around $25 a barrel. Today, with oil at $60 a barrel, Obasanjo is trying to persuade the Nigerian legislature to amend the constitution to allow him to serve a third term.





A Nigerian opposition leader in the House of Representatives, Wunmi Bewaji, has alleged that bribes of $1 million were being offered to lawmakers who would vote to extend Obasanjo’s tenure. “What they are touting now is $1 million per vote,” Bewaji was quoted as saying in a March 11, 2006, article by voa News. “And it has been coordinated by a principal officer in the Senate and a principal officer in the House.”


Hay trường hợp Nigeria. Nước này qui định tổng thống chỉ được nắm quyền tối đa là hai nhiệm kì, mỗi nhiệm kì 4 năm. Olusegun Obasanjo được bầu năm 1999, sau giai đoạn cầm quyền của các quân nhân và sau đó được tái cử trong cuộc phổ thông đầu phiếu vào năm 2003. Ông ta đã giành được sự ủng hộ trên khắp thế giới vì đã cho tiến hành điều tra các vụ vi phạm nhân quyền của các tướng lĩnh Nigeria, đã thả các tù chính trị và những cố gắng trong việc loại bỏ tệ tham nhũng. Lúc đó, giá dầu là 25$ một thùng. Hôm nay, khi giá dầu là 60$ một thùng, Obasanjo cố gắng thuyết phục quốc hội thay đổi hiến pháp để ông ta có thể cầm quyền thêm nhiệm kì thứ ba nữa. 




Wunmi Bewaji, một trong các lãnh tụ đối lập, cho biết các nhà làm luật đã được đề nghị khoản hối lộ là 1 triệu dollar nếu họ đồng ý thông qua tu chính hiến pháp. “Hiện nay người ta đề nghị 1 triệu dollar một phiếu”, VOA News đã dẫn lại trong một bài viết đề ngày 11 tháng 3 năm 2006 như thế. “Chính các quan chức cao cấp tại Thượng và Hạ viện phối hợp làm việc đó”.
Clement Nwankwo, one of Nigeria’s leading human rights campaigners, told me during a visit to Washington in March that since the price of oil has started to climb, “civil liberties [have been] on a huge decline—people have been arbitrarily arrested, political opponents have been killed, and institutions of democracy have been crippled.” Oil accounts for 90 percent of Nigeria’s exports, added Nwankwo, and that explains, in part, why there has been a sudden upsurge in the kidnapping of foreign oil workers in Nigeria’s oil-rich Niger Delta. Many Nigerians think they must be stealing oil, because so little of the revenue is trickling down to the Nigerian people.
Clement Nwankwo, một trong những người tranh đấu vì công lí ở Nigeria, trong lần đến thăm Washington vào tháng 3 vừa qua, đã kể cho tôi nghe rằng: ngay khi giá dầu tăng, “các quyền tự do lập tức bị phương hại nghiêm trọng, việc bắt người diễn ra một cách rất tùy tiện, nhiều nhân vật đối lập bị giết, các thiết chế dân chủ bị ngưng hoạt động”. Dầu chiếm 90% xuất khẩu của Nigeria, ông nói thêm, điều đó phần nào giải thích việc tăng một cách đột biến số vụ bắt cóc người nước nước ngoài tại thung lũng có nhiều mỏ dầu là Niger. Nhiều người Nigeria tin rằng người nước ngoài ăn cắp “vàng đen” của họ vì quần chúng gần như không nhìn thấy bất kì thu nhập nào cả.


Very often in petrolist states, not only do all politics revolve around who controls the oil tap, but the public develops a distorted notion of what development is all about. If they are poor and the leaders are rich, it is not because their country has failed to promote education, innovation, rule of law, and entrepreneurship. It is because someone is getting the oil money and they are not. People start to think that, to get rich, all they have to do is stop those who are stealing the country’s oil, not build a society that promotes education, innovation, and entrepreneurship. “If Nigeria had no oil, then the entire political equation would be different,” said Nwankwo. “The income would not be coming from oil and therefore the diversification of the economy would become an issue and private enterprise would matter more, and people would have to expand their own creativity.”
Trong các quốc gia dầu mỏ, thường không chỉ toàn bộ nền chính trị xoay vần quanh việc kiểm soát đường ống mà việc nhận thức tình hình trong xã hội cũng bị méo mó. Nếu dân chúng nghèo mà quan chức giàu thì đấy không phải là chính phủ không thể mở rộng giáo dục, sáng kiến, thượng tôn pháp luật và tinh thần kinh doanh. Đấy là do một số người nhận được tiền từ dầu mỏ, còn họ thì không. Dân chúng bắt đầu nghĩ rằng muốn giàu thì phải loại bỏ những người ăn cắp dầu, chứ không phải là xây dựng một xã hội biết đầu tư cho giáo dục, tinh thần kinh doanh và sáng kiến. “Nếu Nigeria không có dầu mỏ thì phương trình chính trị sẽ khác hẳn”, Nwankwo đã nói như thế. “Nếu dầu mỏ không bảo đảm được thu nhập thì vấn đề đa dạng hoá nền kinh tế sẽ được đặt ra, doanh nghiệp tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng hơn và dân chúng có thể phát triển khả năng sáng tạo của mình”.


Indeed, the link between oil prices and the pace of freedom is so tight in some countries that even a farsighted leadership can be diverted from the path of economic and political reform by a sudden spike in crude prices. Consider Bahrain, which knows it is running out of oil, and has been a case study of how falling oil revenues can spur reform. Even it has not been able to resist the temporary seduction of higher oil prices. “We are having good times now because of high oil prices. This may lead officials to be complacent,” Jasim Husain Ali, head of the University of Bahrain’s economic research unit, recently told the Gulf Daily News. “This is a very dangerous trend, as oil income is not sustainable. [Bahrain’s] [d]iversification may be enough by Gulf standards, but not by international standards.” No wonder a young Iranian journalist once remarked to me while we were on a stroll in Tehran: “If only we didn’t have oil, we could be just like Japan.”
Trên thực tế, giá dầu và tốc độ truyền bá tự do có mối liên hệ chặt chẽ đến nỗi ngay các nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng cũng có thể đình hoãn các cuộc cải cách kinh tế và chính trị một khi giá dầu tăng đột ngột. Xin nhớ lại trường hợp Bahrain, nước này biết rằng dầu mỏ của họ đang cạn kiệt và trở thành một thí dụ điển hình về việc giảm thu nhập từ dầu mỏ có thể khuyến khích công cuộc cải cách. Nhưng nước này cũng không đứng vững trước sức quyến rũ của việc tăng giá dầu. “Mọi việc hiện nay đều tốt vì giá dầu tăng. Điều này có thể tạo ra thói tự mãn cho các quan chức”, Jasim Husain Ali, trưởng phòng nghiên cứu kinh tế của trường đại học tổng hợp Bahrain đã nói như thế trong bài phỏng vấn của báo Gulf Daily News số ra gần đây. “Đấy là một xu hướng nguy hiểm vì thu nhập từ dầu mỏ là không ổn định. Có thể là theo tiêu chuẩn của vùng Vịnh thì Bahrain đã đa dạng hoá nền kinh tế nhưng theo tiêu chuẩn quốc tế thì chưa”. Tôi không lấy làm ngạc nhiên khi một nhà báo trẻ ở Tehran nói với tôi rằng: “Nếu chúng tôi không có dầu mỏ thì có thể chúng tôi đã như Nhật rồi”.


GEOLOGY TRUMPS IDEOLOGY
Địa chất quan trọng hơn tư tưởng
With all due respect to Ronald Reagan, I do not believe he brought down the Soviet Union. There were obviously many factors, but the collapse in global oil prices around the late 1980s and early 1990s surely played a key role. (When the Soviet Union officially dissolved on Christmas Day 1991, the price of a barrel of oil was hovering around $17.)
Dù rất kinh trọng Ronald Reagan, tôi vẫn không tin rằng ông ta đã tiêu diệt được Liên Xô. Liên Xô tan rã là do một loạt nguyên nhân, nhưng chắc chắn rằng việc hạ giá dầu trên thị trường thế giới vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 đã đóng vai trò chủ chốt. (Giáng sinh năm 1991, Liên Xô chính thức thôi tồn tại, giá dầu lúc đó là 17$ một thùng.)
And lower oil prices also surely helped tilt the postcommunist Boris Yeltsin government toward more rule of law, more openness to the outside world, and more sensitivity to the legal structures demanded by global investors. And then came Russian President Vladimir Putin. Think about the difference between Putin when oil was in the $20–$40 range and now, when it is $40–$60. When oil was $20–$40, we had what I would call “Putin i.”
Việc giá dầu tiếp tục hạ đã buộc chính phủ hậu cộng sản của Boris Yeltsin tuân thủ pháp luật và trật tự pháp lí, chứng tỏ sự cởi mở hơn đối với thế giới bên ngoài, cũng như tỏ ra sẵn sàng xây dựng một hệ thống lập pháp mà các nhà đầu tư quốc tế đòi hỏi. Sau đó là Tổng thống Putin. Xin hãy suy nghĩ về những thay đổi trong con người Putin trong giai đoạn khi mà giá dầu tăng vọt từ 20$ một thùng lên mức 60$ như ngày hôm nay.


President Bush said after their first meeting in 2001 that he had looked into Putin’s “soul” and saw in there a man he could trust. If Bush looked into Putin’s soul today—Putin ii, the Putin of $60 a barrel—it would look very black down there, black as oil. He would see that Putin has used his oil windfall to swallow (nationalize) the huge Russian oil company, Gazprom, various newspapers and television stations, and all sorts of other Russian businesses and once independent institutions.
Khi giá dầu ở mức 20-40$, ông là một tổng thống mà tôi xin gọi là “Putin Một”. G. Bush, sau cuộc gặp lần đầu tiên vào năm 2001, đã nói rằng ông nhìn thấy “tâm” Putin, rằng đây là một người có thể tin được. Nếu Bush nhìn vào tâm Putin hôm nay, “Putin Hai”, “Putin – 60$ một thùng” thì ông sẽ thấy tâm ông ta đen đến mức nào, đen như một chai dầu mỏ vậy. Ông sẽ nhìn thấy rằng Putin đã lợi dụng số của cải như tự trên trời rơi xuống để nuốt chửng (quốc hữu hoá) công ty dầu mỏ cực kì to lớn của nước Nga, công ty Gazprom, hàng loạt tờ báo và đài truyền hình cũng như các xí nghiệp và các định chế đã có thời tồn tại một cách độc lập.


When oil prices were at a nadir in the early 1990s, even Arab oil states, such as Kuwait, Saudi Arabia, and Egypt, which has substantial gas deposits, were at least talking about economic reform, if not baby-step political reforms. But as prices started to climb, the whole reform process slowed, particularly on the political side.
Vào đầu những năm 1990, khi giá dầu còn thấp, ngay cả các quốc gia dầu mỏ Arab như Kuweit, Saudi Arabia, Ai-Cập là những nước có nguồn dự trữ khí rất lớn cũng đã nói đến cải cách kinh tế cũng như đã thực hiện những bước đầu chập chững theo hướng cải cách chính trị. Nhưng ngay khi giá dầu bắt đầu lên, toàn bộ quá trình cải tổ lập tức chậm lại, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị.

As more and more oil wealth piles up in petrolist countries, it could really begin to distort the whole international system and the very character of the post-Cold War world.
Cùng với việc các quốc gia dầu mỏ ngày càng tích lũy được thêm nhiều của cải, họ hoàn toàn có khả năng thay đổi toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế và tính chất của cơ cấu quốc tế đã hình thành sau chiến tranh lạnh.

When the Berlin Wall fell, there was a widespread belief that an unstoppable tide of free markets and democratization had also been unleashed. The proliferation of free elections around the world for the next decade made that tide very real. But that tide is now running into an unanticipated counterwave of petro-authoritarianism, made possible by $60- a-barrel oil. Suddenly, regimes such as those in Iran, Nigeria, Russia, and Venezuela are retreating from what once seemed like an unstoppable process of democratization, with elected autocrats in each country using their sudden oil windfalls to ensconce themselves in power, buy up opponents and supporters, and extend their state’s chokehold into the private sector, after many thought it had permanently receded. The unstoppable tide of democratization that followed the fall of the Berlin Wall seems to have met its match in the black tide of petroauthoritarianism.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, mọi người đều tin tưởng sâu sắc rằng đây là khởi đầu của một tiến trình phát triển không thể đảo ngược được của thị trường tự do và dân chủ hoá. Sự lan truyền trên khắp thế giới những cuộc bầu cử tự do sau đó đã tạo ra cảm giác rằng tiến trình này là một thực tế. Nhưng hôm nay, tiến trình này gặp phải một làn sóng của chủ nghĩa độc tài dầu mỏ, sinh ra từ giá dầu là 60$ một thùng. Bất thình lình, các chế độ ở Iran, ở Nigeria, ở Nga và Venezuela bắt đầu ra khỏi tiến trình dân chủ hoá tưởng như không thể nào ngăn chặn được. Tại những nước đó, các nhà độc tài được toàn dân bầu lên sử dụng ngay những đồng dollar bất ngờ ập xuống đầu họ để làm mỗi một việc là được tự do sử dụng quyền lực, mua trọn gói những người bất đồng chính kiến và những ủng hộ viên, bóp cổ khu vực tư nhân. Thế mà đã có lúc tưởng rằng tất cả những điều đó đã là quá khứ. Làn sóng dân chủ hoá đi theo sau sự sụp đổ của bức tường Berlin đã gặp phải làn sóng đen của chủ nghĩa độc tài dầu mỏ ngang sức ngang tài.

Although petro-authoritariansim does not represent the sort of broad strategic and ideological threat that communism posed to the West, its longterm impact could nevertheless corrode world stability.
Mặc dù chủ nghĩa độc tài dầu mỏ không tạo ra mối đe doạ về mặt tư tưởng và chiến lược to lớn đối với phương Tây như chủ nghĩa cộng sản nhưng tác động lâu dài của cũng có khả năng phá vỡ sự ổn định trên thế giới.

Not only will some of the worst regimes in the world have extra cash for longer than ever to do the worst things, but decent, democratic countries—India and Japan, for instance—will be forced to kowtow or turn a blind eye to the behavior of petroauthoritarians, such as Iran or Sudan, because of their heavy dependence on them for oil. That cannot be good for global stability.
Một số chế độ đáng ghét nhất trên thế giới sẽ có thêm phương tiện để làm những việc đen tối trong một thời gian dài nữa. Còn một số nước có chế độ chính trị dân chủ nghiêm chỉnh như Nhật Bản và Ấn Độ sẽ phải quị lụy trước các chế độ độc tài như Iran và Sudan và phải nhắm mắt trước các hành động của các nước này vì bị phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của các nước đó. Đối với sự ổn định thế giới, việc đó sẽ chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp cả.


Let me stress again that I know that the correlations suggested by these graphs are not perfect and, no doubt, there are exceptions that readers will surely point out. But I do believe they illustrate a general trend that one can see reflected in the news every day: The rising price of oil clearly has a negative impact on the pace of freedom in many countries, and when you get enough countries with enough negative impacts, you start to poison global politics.
Xin nhấn mạnh một lần nữa điều sau đây. Tôi biết rằng mối liên hệ mà những điều trình bày bên trên chỉ ra là không thật hoàn hảo và nhiều độc giả có thể dẫn ra hàng loạt ngoại lệ. Nhưng tôi cho rằng, những nguyên tắc nói tới bên trên thể hiện một xu hướng chung, được phản ánh trong các bản tin thời sự hàng ngày: sự gia tăng giá dầu mỏ đã có ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ truyền bá tự do tại nhiều quốc gia. Khi số lượng các nước với tác động tiêu cực đủ lớn thì họ sẽ đầu độc nền chính trị thế giới.


Although we cannot affect the supply of oil in any country, we can affect the global price of oil by altering the amounts and types of energy we consume. When I say “we,” I mean the United States in particular, which consumes about 25 percent of the world’s energy, and the oil-importing countries in general.
Chúng ta không thể cản trở hay ủng hộ việc cung ứng dầu mỏ vào bất kì nước nào, nhưng chúng ta có thể tác động lên giá dầu nếu chúng ta khởi sự thay đổi số lượng và chủng loại năng lượng mà chúng ta tiêu thụ. Khi nói “chúng ta”, tôi có ý nói đến cả nước Mĩ cũng như các nước nhập khẩu dầu mỏ vì Mĩ tiêu thụ 25% năng lượng toàn cầu.

Thinking about how to alter our energy consumption patterns to bring down the price of oil is no longer simply a hobby for high-minded environmentalists or some personal virtue. It is now a national security imperative.
Suy tư về việc chúng ta sẽ làm gì để có thể thay đổi cơ cấu năng lượng tiêu thụ nhằm góp phần hạ giá dầu mỏ không còn là công việc và thú vui của các nhà bảo vệ môi trường hay vấn đề lương tâm của ai nữa. Hiện nay, đây đã là vấn đề an ninh quốc gia.

Therefore, any American democracy-promotion strategy that does not also include a credible and sustainable strategy for finding alternatives to oil and
bringing down the price of crude is utterly meaningless and doomed to fail. Today, no matter where you are on the foreign-policy spectrum, you have to think like a Geo-Green. You cannot be either an effective foreign-policy realist or an effective democracy-promoting idealist without also being an effective energy environmentalist.
Như vậy là các chương trình thăng tiến dân chủ của Mĩ sẽ trở thành vô nghĩa và nhất định sẽ thất bại nếu không bao gồm các kế hoạch thông minh và dài hạn về việc tìm các nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ và làm giảm giá dầu.Hôm nay, điều quan trọng không phải là bạn ủng hộ chính sách đối ngoại nào. Tất cả và từng người chúng ta phải chấp nhận thế giới quan của “hoà bình xanh”. Không thể trở thành người thực tế trong chính sách đối ngoại và người bảo vệ dân chủ hữu hiệu nếu không đồng thời là người bảo vệ môi trường và suy nghĩ về việc sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng.

Bạn muốn biết thêm?
Những ai quan tâm đến vấn đề liên hệ giữa nguồn lợi dầu mỏ và sự phát triển của các hệ thống chính trị xin đọc bài viết Michael L. Ross, “Does oil Hinder Democracy?”, trên tờ World Politics số tháng 4 năm 2001. Còn Richard M. Auty trong tác phẩm Sustaining Development in Mineral Economies: The Resource Curse Thesis, xuất bản năm1993, New York: Routledge, đưa ra lí giải tại sao các nước giàu tài nguyên khoáng sản thường không phát triển được. Jeffrey D. Sachs và Andrew M. Warner cụ thể hoá các luận điểm này trong tác phẩm Natural Resource Abundance and Economic Growth, Washington: National Bureau of Economic Research, 1995. Nhà chính trị học Javier Corrales chứng minh giá dầu cao góp phần củng cố vị trí của các nhà độc tài hiện đại trong bài báo “Hugo Boss” trên tờ Foreign Policy số tháng 1-2 năm 2006. Moises Nairn trong bài “Globoquiz: Guess the Leader”, đăng trên tờ Newsweek International ra ngày 1 tháng 12 năm 2004 so sánh sự giống nhau đến kinh ngạc giữa Hugo Chavez và Vladimir Putin, và sự giống nahu đó đều do dầu hoả mà ra. Trong một bài báo khác trên tờ Foreign Policy số tháng 1-2 năm 2004, tác giả này phân tích sự dịch chuyển của Moskva về phía các quốc gia dầu hoả.
Thomas L. Friedman là tác giả của những tác phẩm nổi tiếng, trong đó hai tác phẩm Chiếc Lexus và cây Oliu và Thế giới phẳng đã được dịch sang tiếng Việt.
Translated by Phạm Minh Ngọc

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn