MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, August 8, 2011

The Social Contract 3 - Du Contrat Social by Jean-Jacques Rousseau Khế ước xã hội Jean-Jacques Rousseau





BOOK III

BEFORE speaking of the different forms of government, let us try to fix the exact sense of the word, which has not yet been very clearly explained.

QUYỂN III

Trước khi đề cập đến các loại chính quyền, chúng ta hãy định nghĩa một cách đúng đắn chữ này, vì nó chưa được giải thích rõ ràng.

1. Government in General

I WARN the reader that this chapter requires careful reading, and that I am unable to make myself clear to those who refuse to be attentive. Every free action is produced by the concurrence of two causes; one moral, i.e., the will which determines the act; the other physical, i.e., the power which executes it. When I walk towards an object, it is necessary first that I should will to go there, and, in the second place, that my feet should carry me. If a paralytic wills to run and an active man wills not to, they will both stay where they are. The body politic has the same motive powers; here too force and will are distinguished, will under the name of legislative power and force under that of executive power. Without their concurrence, nothing is, or should be, done.

1 Tổng quát về chính quyền

Tôi lưu ý các độc giả rằng phần này phải được đọc một cách kỹ lưỡng, vì tôi không thể giải thích rõ ràng với những ai không muốn chú ý.

Mọi hành vi tự do đều được phát sinh từ sự kết hợp của hai nguyên nhân; một là nguyên nhân tinh thần, hay là ý muốn tạo ra hành động; hai là nguyên nhân vật chất hay là sức mạnh để thực hiện hành động đó. Khi ta muốn đi đến một vật gì thì trước hết ta cần phải có ý muốn đi đến đó, và sau đó là đôi chân đưa ta đến chỗ ấy. Nếu một người bị tê liệt muốn chạy và một người khỏe mạnh không muốn chạy thì cả hai đều đứng nguyên tại chỗ. Cơ cấu chính trị cũng có những động cơ đó; ở đây cũng vậy, ý chí và sức mạnh được phân biệt: ý chí dưới tên là quyền lập pháp và sức mạnh dưới tên quyền hành pháp. Không có sự kết hợp của hai quyền lực đó thì không làm được gì hay cũng không nên làm gì.

We have seen that the legislative power belongs to the people, and can belong to it alone. It may, on the other hand, readily be seen, from the principles laid down above, that the executive power cannot belong to the generality as legislature or Sovereign, because it consists wholly of particular acts which fall outside the competency of the law, and consequently of the Sovereign, whose acts must always be laws.

Chúng ta đã thấy rằng quyền lập pháp thuộc về dân chúng, và chỉ thuộc về họ mà thôi. Ngược lại, ta đã thấy qua các nguyên tắc đã nói ở trên rằng quyền hành pháp không thể thuộc về một tập thể như cơ quan lập pháp hay Hội Đồng Tối Cao, bởi vì nó bao gồm những hành động cá biệt nằm ngoài phạm vi của luật pháp cũng như của Hội Đồng Tối Cao mà tất cả các việc làm của hai cơ quan này lại phải liên hệ đến luật pháp.

The public force therefore needs an agent of its own to bind it together and set it to work under the direction of the general will, to serve as a means of communication between the State and the Sovereign, and to do for the collective person more or less what the union of soul and body does for man. Here we have what is, in the State, the basis of government, often wrongly confused with the Sovereign, whose minister it is.

Vậy quyền lực công cộng cần có một cơ quan riêng của mình để kết hợp và thi hành các chỉ thị của ý chí tập thể, để làm sợi dây liên lạc giữa Quốc gia và Hội Đồng Tối Cao, giống như sự kết hợp giữa linh hồn và thân thể của con người. Cơ quan này trong một quốc gia được gọi là một cơ cấu căn bản gọi là Chính Quyền; cơ quan này thường bị lầm lẫn với Hội Đồng Tối Cao mà nó chỉ là kẻ thừa hành.

What then is government? An intermediate body set up between the subjects and the Sovereign, to secure their mutual correspondence, charged with the execution of the laws and the maintenance of liberty, both civil and political.

Vậy thì Chính Quyền là gì? Đó là một cơ cấu trung gian đặt giữa người dân của một quốc gia và Hội Đồng Tối Cao, để bảo đảm sự liên lạc hai chiều, có nhiệm vụ thi hành luật pháp và gìn giữ tự do, trong cả hai lãnh vực dân sự lẫn chính trị.

The members of this body are called magistrates or kings, that is to say governors, and the whole body bears the name prince.[18] Thus those who hold that the act, by which a people puts itself under a prince, is not a contract, are certainly right. It is simply and solely a commission, an employment, in which the rulers, mere officials of the Sovereign, exercise in their own name the power of which it makes them depositaries. This power it can limit, modify or recover at pleasure; for the alienation of such a right is incompatible with the nature of the social body, and contrary to the end of association.

Các thành viên của cơ cấu này được gọi là quan chức (magistrate) hay là Vua, nghĩa là người cai trị, và toàn thể cơ cấu mang tên là Hoàng Tử.1 Vậy nên khi có những người cho rằng cái việc mà dân chúng tự đặt mình dưới quyền cai trị của một ông hoàng không phải là một khế ước, thì quả là đúng như vậy. Vì đó giản dị chỉ là một nhiệm vụ, một việc làm trong đó những người cai trị chỉ là viên chức của Hội Đồng Tối Cao, nhân danh cơ cấu này để sử dụng quyền lực mà họ được giao phó. Hội đồng Tối cao có thể giới hạn, thay đổi, hoặc thu hồi quyền lực này tùy theo sở thích; [không thể có việc chuyển nhượng quyền lực từ Hội đồng Tối cao cho chính quyền,] vì sự chuyển nhượng quyền lực như vậy không thích hợp với bản chất của một cơ cấu xã hội, và ngược với mục đích của sự kết hợp.

I call then government, or supreme administration, the legitimate exercise of the executive power, and prince or magistrate the man or the body entrusted with that administration.

Vậy thì tôi gọi chính quyền, hay cơ quan hành chánh tối cao là sự sử dụng hợp pháp của quyền hành pháp, và hoàng tử hay quan chức là cơ cấu hay người điều hành cơ cấu hành chánh này.

In government reside the intermediate forces whose relations make up that of the whole to the whole, or of the Sovereign to the State. This last relation may be represented as that between the extreme terms of a continuous proportion, which has government as its mean proportional. The government gets from the Sovereign the orders it gives the people, and, for the State to be properly balanced, there must, when everything is reckoned in, be equality between the product or power of the government taken in itself, and the product or power of the citizens, who are on the one hand sovereign and on the other subject.

Trong guồng máy chính quyền có những sức mạnh trung gian mà do mối liên hệ của chúng đã tạo nên một tương quan giữa tổng thể với tổng thể, nghĩa là giữa Hội Đồng Tối Cao với Quốc Gia. Mối tương quan giữa hai tổng thể này cũng giống như mối quan hệ giữa hai số hạng đầu và cuối của một cấp số nhân, và chính quyền chính là số trung bình nhân của cấp số này. Chính quyền nhận từ Hội Đồng Tối Cao những mệnh lệnh để truyền xuống cho dân chúng; và để cho quốc gia có được một sự thăng bằng tốt thì phải có sự cân bằng giữa tích số của các quyền lực của chính quyền với tích số của các quyền lực của công dân, những người vừa là thành viên của Hội Đồng Tối Cao lại vừa là người dân.

18 Thus at Venice the College, even in the absence of the Doge, is called "Most Serene Prince."

1 Vì vậy mà ở Venice (Ý) người ta gọi Hội Đồng (College) là Hoàng Tử Tối Cao (Most Serence Prince), ngay cả khi vị Chủ Tịch (Doge) không có mặt. (Đây là những thuật ngữ Rousseau sử dụng và khá lạ với chúng ta ngày nay).

Furthermore, none of these three terms can be altered without the equality being instantly destroyed. If the Sovereign desires to govern, or the magistrate to give laws, or if the subjects refuse to obey, disorder takes the place of regularity, force and will no longer act together, and the State is dissolved and falls into despotism or anarchy.

Hơn nữa ta không thể thay đổi một số hạng nào trong ba số hạng này mà không phá hủy ngay tức khắc sự quân bình. Nếu Hội Đồng Tối Cao muốn cai trị hay Quan Chức muốn làm luật, hay là nếu người dân từ chối không muốn tuân hành thì hỗn loạn sẽ thay chỗ cho ổn định, sức mạnh và ý chí không hoạt động một cách hòa hợp nữa, và quốc gia sẽ tan rã và rơi vào chế độ chuyên quyền hay hỗn loạn.

Lastly, as there is only one mean proportional between each relation, there is also only one good government possible for a State. But, as countless events may change the relations of a people, not only may different governments be good for different peoples, but also for the same people at different times.

Sau hết, vì chỉ có một trung bình nhân cho mỗi sự tương quan, nên cũng chỉ có một chính quyền tốt cho một quốc gia. Nhưng vì nhiều biến cố có thể xảy ra cho mối quan hệ giữa một dân tộc, nên không những nhiều chính quyền khác nhau có thể mang đến những thành quả tốt đẹp cho nhiều dân tộc khác nhau, mà họ còn có thể thực hiện những việc tốt cho một dân tộc ở nhiều thời điểm khác nhau.

In attempting to give some idea of the various relations that may hold between these two extreme terms, I shall take as an example the number of a people, which is the most easily expressible.

Để có được một ý niệm rõ ràng hơn về các quan hệ giữa hai biến số đó, tôi lấy thí dụ một số dân chúng để làm tiêu biểu.

Suppose the State is composed of ten thousand citizens. The Sovereign can only be considered collectively and as a body; but each member, as being a subject, is regarded as an individual: thus the Sovereign is to the subject as ten thousand to one, i.e., each member of the State has as his share only a ten-thousandth part of the sovereign authority, although he is wholly under its control. If the people numbers a hundred thousand, the condition of the subject undergoes no change, and each equally is under the whole authority of the laws, while his vote, being reduced to a hundred-thousandth part, has ten times less influence in drawing them up. The subject therefore remaining always a unit, the relation between him and the Sovereign increases with the number of the citizens. From this it follows that, the larger the State, the less the liberty.

Giả sử quốc gia có 10,000 công dân. Hội Đồng Tối Cao chỉ được xem như là một tập thể, nhưng mỗi người riêng rẽ với tư cách là một công dân thì được xem như là một cá nhân; như vậy tỷ lệ giữa Hội Đồng Tối Cao đối với một công dân là mười ngàn trên một; nghĩa là mỗi phần tử của Hội Đồng Tối Cao chỉ được một phần mười ngàn của quyền lực của quốc gia tuy rằng người này hoàn toàn ở dưới quyền kiểm soát của Hội Đồng. Nếu dân số là một trăm ngàn thì tình trạng của mỗi công dân không thay đổi gì cả vì mọi người cùng bình đẳng trước luật pháp[mỗi công dân vẫn có cùng một tỷ lệ quyền lực đối với Hội đồng Tối cao]; trong khi đó quyền đầu phiếu của anh ta bị hạ xuống [từ một phần mười ngàn xuống] một phần trăm ngàn lần, và như vậy kém hơn mười lần so với trường hợp thứ nhất. Như vậy thì người công dân luôn luôn là một phần tử, trong khi tỷ lệ quyền lực giữa Hội Đồng Tối Cao và công dân lại tăng lên theo với số lượng gia tăng của công dân. Kết quả là quốc gia càng lớn thì sự tự do càng giảm đi.

When I say the relation increases, I mean that it grows more unequal. Thus the greater it is in the geometrical sense, the less relation there is in the ordinary sense of the word. In the former sense, the relation, considered according to quantity, is expressed by the quotient; in the latter, considered according to identity, it is reckoned by similarity.

Khi tôi nói rằng mối quan hệ gia tăng, tôi muốn nói rằng nó càng trở nên không bình đẳng. Vậy sự quan hệ càng lớn theo nghĩa toán học thì sự quan hệ càng ít trong nghĩa thông thường của nó. Trong nghĩa thứ nhất, sự tương quan được so với số lượng theo một phân số; trong nghĩa thứ hai, sự tương quan được so với đặc tính dựa trên các điểm tương tự.

Now, the less relation the particular wills have to the general will, that is, morals and manners to laws, the more should the repressive force be increased. The government, then, to be good, should be proportionately stronger as the people is more numerous.

Khi mối quan hệ giữa ý chí cá nhân và ý chí tập thể, nghĩa là giữa đạo đức và luật pháp, càng ít chừng nào, thì sức mạnh đàn áp của chính quyền lại càng tăng lên chừng ấy. Do đó, để chính quyền làm tốt nhiệm vụ của mình thì quyền lực cần phải được gia tăng khi dân số càng tăng.

On the other hand, as the growth of the State gives the depositaries of the public authority more temptations and chances of abusing their power, the greater the force with which the government ought to be endowed for keeping the people in hand, the greater too should be the force at the disposal of the Sovereign for keeping the government in hand. I am speaking, not of absolute force, but of the relative force of the different parts of the State.

Mặt khác, vì sự lớn mạnh của quốc gia làm cho các người cầm quyền có nhiều cơ hội dễ bị cám dỗ và có phương tiện để lạm dụng quyền thế, [cho nên nếu] chính quyền cần có nhiều sức mạnh để kiểm soát dân chúng bao nhiêu, thì Hội Đồng Tối Cao cần có quyền lực lớn hơn để kiểm soát chính quyền bấy nhiêu. Tôi không muốn nói đến sức mạnh tuyệt đối, nhưng là sức mạnh tương xứng của các thành phần khác nhau trong quốc gia.

It follows from this double relation that the continuous proportion between the Sovereign, the prince and the people, is by no means an arbitrary idea, but a necessary consequence of the nature of the body politic. It follows further that, one of the extreme terms, viz., the people, as subject, being fixed and represented by unity, whenever the duplicate ratio increases or diminishes, the simple ratio does the same, and is changed accordingly. From this we see that there is not a single unique and absolute form of government, but as many governments differing in nature as there are States differing in size.

Ta có thể suy ra từ mối quan hệ kép này, mối quan hệ được tính bằng tỷ lệ giữa Hội Đồng Tối Cao, chính quyền, và dân chúng không phải là một ý tưởng tùy tiện mà là một hệ quả cần thiết cho bản chất của một cơ cấu chính trị. Thêm nữa, nếu một trong hai biên số, ví dụ như là dân chúng--được xem như là thần dân--không biến đổi và được tượng trưng bằng một đơn vị thống nhất, thì mỗi lần tỷ lệ kép gia tăng hay giảm thì tỷ lệ đơn cũng tăng hay giảm và thay đổi theo. Từ việc này, ta thấy rằng không thể có một chính quyền duy nhất và tuyệt đối, nhưng có nhiều thể chế chính quyền khác nhau tùy theo sự rộng lớn của quốc gia.

If, ridiculing this system, any one were to say that, in order to find the mean proportional and give form to the body of the government, it is only necessary, according to me, to find the square root of the number of the people, I should answer that I am here taking this number only as an instance; that the relations of which I am speaking are not measured by the number of men alone, but generally by the amount of action, which is a combination of a multitude of causes; and that, further, if, to save words, I borrow for a moment the terms of geometry, I am none the less well aware that moral quantities do not allow of geometrical accuracy.

Để giễu cợt lối phân tích này, ai cũng có thể nói rằng, theo lý luận của tôi, muốn tìm ra số trung bình nhân để từ đó xây dựng chính quyền, thì cứ việc lấy căn số của tổng số dân là xong. [Những người ấy phải biết là] tôi chỉ mượn các con số làm thí dụ tạm thời mà thôi, và những mối quan hệ tôi đang nói ở đây không chỉ thuần túy đo lường được bằng dân số, nhưng một cách tổng quát hơn, bằng số lượng của hành động, tức là sự kết hợp của vô số nguyên do; để cho ngắn gọn, tôi đã mượn ngôn ngữ của toán học, nhưng tôi cũng dư biết là toán học không thể dùng để đo lường đạo đức.

The government is on a small scale what the body politic which includes it is on a great one. It is a moral person endowed with certain faculties, active like the Sovereign and passive like the State, and capable of being resolved into other similar relations. This accordingly gives rise to a new proportion, within which there is yet another, according to the arrangement of the magistracies, till an indivisible middle term is reached, i.e., a single ruler or supreme magistrate, who may be represented, in the midst of this progression, as the unity between the fractional and the ordinal series.

Chính quyền là hình ảnh thu hẹp của cơ cấu chính trị và nằm trong cơ cấu này. Chính quyền là một nhân vật nhân tạo được trang bị một số năng lực, mang tính năng động như Hội Đồng Tối Cao và thụ động như Quốc Gia, và có thể được phân ra thành nhiều quan hệ tương tự. Việc này đương nhiên tạo ra một tỷ lệ mới, và trong tỷ lệ mới đó lại có một tỷ lệ khác nữa, cứ thế mà tiến hành theo sự sắp xếp của các cơ quan chính quyền cho đến khi ta đạt đến một số trung bình không còn có thể chia được nữa, nghĩa là đến một thủ lãnh duy nhất hay một quan chức tối cao; và cũng như trong dãy số của cấp số nhân, người này có thể được xem như là số đơn vị nằm giữa các số lẻ và số nguyên.

Without encumbering ourselves with this multiplication of terms, let us rest content with regarding government as a new body within the State, distinct from the people and the Sovereign, and intermediate between them.

Chúng ta không nên tự làm cho mình bối rối với các thuật ngữ này, ta chỉ nên xem chính quyền như là một cơ cấu mới nằm trong quốc gia, khác biệt với dân chúng và Hội Đồng Tối Cao, và là một cơ quan trung gian.

There is between these two bodies this essential difference, that the State exists by itself, and the government only through the Sovereign. Thus the dominant will of the prince is, or should be, nothing but the general will or the law; his force is only the public force concentrated in his hands, and, as soon as he tries to base any absolute and independent act on his own authority, the tie that binds the whole together begins to be loosened. If finally the prince should come to have a particular will more active than the will of the Sovereign, and should employ the public force in his hands in obedience to this particular will, there would be, so to speak, two Sovereigns, one rightful and the other actual, the social union would evaporate instantly, and the body politic would be dissolved.

Giữa hai cơ cấu này [quốc gia và chính quyền] có một sự khác biệt quan trọng, quốc gia tự mình hiện hữu, trong khi chính quyền do Hội Đồng Tối Cao tạo nên. Vậy nên ý chí thống trị của vị quân vương [người đứng đầu chính quyền] phải nên là ý chí tập thể hay là luật pháp chứ không được hơn hay kém; sức mạnh của ông ta chỉ là sức mạnh của công chúng được tập trung trong tay mình, và ngay khi nhà vua muốn đưa ra một hành động độc đoán và độc lập gì thì nút dây buộc tất cả tổng thể sẽ bắt đầu lỏng đi. Sau nữa, nếu xảy ra việc hoàng triều muốn có một ý chí riêng tư, năng động hơn ý chí của Hội Đồng Tối Cao, và sử dụng sức mạnh công cộng nằm trong tay mình để áp đặt ý chí ấy thì sẽ sinh ra hai Hội Đồng Tối Cao, một cái hợp theo luật pháp (de jure) và một theo thực tế [nhưng không hợp pháp] (de facto). Như vậy, sự liên kết xã hội sẽ biến mất ngay tức khắc, và cơ cấu chính trị sẽ bị tan rã.

However, in order that the government may have a true existence and a real life distinguishing it from the body of the State, and in order that all its members may be able to act in concert and fulfil the end for which it was set up, it must have a particular personality, a sensibility common to its members, and a force and will of its own making for its preservation. This particular existence implies assemblies, councils, power and deliberation and decision, rights, titles, and privileges belonging exclusively to the prince and making the office of magistrate more honourable in proportion as it is more troublesome. The difficulties lie in the manner of so ordering this subordinate whole within the whole, that it in no way alters the general constitution by affirmation of its own, and always distinguishes the particular force it possesses, which is destined to aid in its preservation, from the public force, which is destined to the preservation of the State; and, in a word, is always ready to sacrifice the government to the people, and never to sacrifice the people to the government.

Tuy nhiên, để cho cơ cấu chính quyền được hiện hữu, có một đời sống thực sự, khác biệt với cơ cấu quốc gia, và để cho các thành viên chính quyền có thể hoạt động phối hợp với nhau và thực hiện được mục đích của mình, thì cơ cấu chính quyền đó phải có một cá tính riêng biệt, một ý thức chung cho các thành viên, và một sức mạnh, cùng với một ý chí riêng biệt nhằm bảo tồn sự hiện hữu của chính mình. Sự hiện hữu riêng biệt này bao gồm quốc hội, hội đồng, quyền lực, quyền suy tính và quyết định, quyền hạn, chức vị và ngoài những đặc ân chỉ thuộc riêng cho hoàng triều, còn có những điều làm cho chức vụ quan viên được tôn kính, tương ứng với trách nhiệm nặng nề của họ. Điều khó khăn nằm ở chỗ làm thế nào để sắp xếp cơ cấu phụ này trong cơ cấu chung mà không làm hỏng cấu trúc chung khi nó tự xác định tư thế của mình, và [để cho nó] luôn luôn phân biệt được đâu là quyền lực riêng để tự bảo vệ và đâu là quyền lực công dùng để bảo vệ quốc gia. Nói ngắn gọn là [chính quyền phải] luôn luôn sẵn sàng hy sinh chính mình cho nhân dân và không bao giờ hy sinh nhân dân cho chính quyền.

Furthermore, although the artificial body of the government is the work of another artificial body, and has, we may say, only a borrowed and subordinate life, this does not prevent it from being able to act with more or less vigour or promptitude, or from being, so to speak, in more or less robust health. Finally, without departing directly from the end for which it was instituted, it may deviate more or less from it, according to the manner of its constitution.

Ngoài ra, tuy cơ cấu nhân tạo của chính quyền là thành quả của một cơ cấu nhân tạo khác, và tuy nó có một cuộc sống vay mượn và phụ thuộc, nhưng việc đó không ngăn cản nó hành động với ít nhiều sức mạnh và kịp thời, và có một tình trạng sức khỏe mạnh hay yếu. Sau cùng, tuy không trực tiếp xa rời mục đích mà theo đó nó đã được tạo ra, nó có thể đi chệch xa mục đích đó ít hay nhiều, tùy theo thể chế tạo ra nó.

From all these differences arise the various relations which the government ought to bear to the body of the State, according to the accidental and particular relations by which the State itself is modified, for often the government that is best in itself will become the most pernicious, if the relations in which it stands have altered according to the defects of the body politic to which it belongs.

Chính từ tất cả các khác biệt đó nảy sinh ra các quan hệ khác nhau và cần thiết giữa chính quyền và quốc gia, [và cũng đồng thời]tương ứng với các quan hệ đặc thù hoặc ngẫu nhiên mà vì đó làm cho quốc gia bị thay đổi. Nhiều khi một chính quyền tốt nhất lại trở thành một chính quyền xấu xa nhất nếu các quan hệ giữa chính quyền và nhà nước không được điều chỉnh để đáp ứng với các khiếm khuyết của cơ cấu chính trị từ đó nó sinh ra.

2. The Constituent Principle in the various Forms of Government

TO set forth the general cause of the above differences, we must here distinguish between government and its principle, as we did before between the State and the Sovereign.

2 Nguyên tắc cấu tạo các loại chính quyền

Để nói lên nguyên nhân tổng quát của các khác biệt trên đây ta phải phân biệt giữa chính quyền và nguyên tắc của nó, như chúng ta đã làm giữa Quốc gia và Hội đồng Tối cao.

The body of the magistrate may be composed of a greater or a less number of members. We said that the relation of the Sovereign to the subjects was greater in proportion as the people was more numerous, and, by a clear analogy, we may say the same of the relation of the government to the magistrates.

Cơ cấu các quan chức có thể gồm nhiều hay ít thành viên. Ta đã thấy rằng quan hệ của Hội đồng Tối cao với thần dân tỷ lệ thuận với dân số, tương tự như vậy, cũng có mối quan hệ như thế giữa chính quyền và các quan chức chính quyền.

But the total force of the government, being always that of the State, is invariable; so that, the more of this force it expends on its own members, the less it has left to employ on the whole people.

Nhưng toàn thể sức mạnh của chính quyền, cũng là sức mạnh của quốc gia thì lại không thay đổi; cho nên khi chính quyền càng sử dụng sức mạnh này lên các thành viên của mình nhiều bao nhiêu, thì chính quyền sẽ còn càng ít sức mạnh để áp đặt lên toàn thể dân chúng.

The more numerous the magistrates, therefore, the weaker the government. This principle being fundamental, we must do our best to make it clear.

Vậy thì càng nhiều quan chức chừng nào thì chính quyền càng yếu chừng đó. Vì đây là một nguyên tắc căn bản, nên chúng ta phải cố gắng giải thích rõ ràng.

In the person of the magistrate we can distinguish three essentially different wills: first, the private will of the individual, tending only to his personal advantage; secondly, the common will of the magistrates, which is relative solely to the advantage of the prince, and may be called corporate will, being general in relation to the government, and particular in relation to the State, of which the government forms part; and, in the third place, the will of the people or the sovereign will, which is general both in relation to the State regarded as the whole, and to the government regarded as a part of the whole.

Trong con người của một quan chức ta có thể phân biệt ba ý chí khác nhau: Thứ nhất, ý chí riêng tư của mỗi cá nhân thiên về lợi ích riêng. Thứ hai, ý chí chung của tất cả các quan chức, hướng về lợi ích của hội đồng hoàng gia (prince) và có thể gọi là ý chí đoàn thể; ý chí này có tính cách tổng quát đối với chính quyền, và riêng rẽ đối với quốc gia mà chính quyền là một thành phần. Thứ ba, ý chí của dân chúng hay là ý chí tối thượng; ý chí này có tính cách tổng quát, đối với quốc gia được xem như là một tổng thể, và đối với chính quyền, được xem như là một phần của tổng thể.

In a perfect act of legislation, the individual or particular will should be at zero; the corporate will belonging to the government should occupy a very subordinate position; and, consequently, the general or sovereign will should always predominate and should be the sole guide of all the rest.

Trong một nền luật pháp hoàn mỹ, ý chí riêng rẽ hay cá thể phải là con số không; ý chí đoàn thể của chính quyền nên chiếm một vị trí thấp; và vì vậy ý chí tổng thể hay tối thượng luôn luôn chiếm ưu thế và phải là cái đích duy nhất cho các ý chí khác.

According to the natural order, on the other hand, these different wills become more active in proportion as they are concentrated. Thus, the general will is always the weakest, the corporate will second, and the individual will strongest of all: so that, in the government, each member is first of all himself, then a magistrate, and then a citizen — in an order exactly the reverse of what the social system requires.

Thế nhưng, theo luật tự nhiên, các ý chí này khi càng tập trung [vào bản ngã của nó], thì càng hoạt động tích cực hơn. Cho nên ý chí tập thể luôn luôn yếu nhất; ý chí đoàn thể đứng hạng nhì, và ý chí cá nhân đứng đầu: thành thử trong chính quyền, mỗi thành viên trước nhất là chính mình, rồi mới đến là quan chức, và sau hết mới là công dân; trật tự này đi ngược lại với trật tự xã hội đòi hỏi.

This granted, if the whole government is in the hands of one man, the particular and the corporate will are wholly united, and consequently the latter is at its highest possible degree of intensity. But, as the use to which the force is put depends on the degree reached by the will, and as the absolute force of the government is invariable, it follows that the most active government is that of one man.

Lẽ dĩ nhiên, nếu toàn thể chính quyền nằm trong tay một người, ý chí riêng rẽ và ý chí đoàn thể sẽ được hoàn toàn kết hợp, và như vậy ý chí đoàn thể đạt đến mức độ cao nhất . Nhưng khi mức độ sử dụng sức mạnh tùy thuộc vào mức độ của ý chí, và vì sức mạnh tuyệt đối của chính quyền không thay đổi, thì ta thấy rằng chính quyền năng động nhất là chính quyền do một người cầm quyền.

Suppose, on the other hand, we unite the government with the legislative authority, and make the Sovereign prince also, and all the citizens so many magistrates: then the corporate will, being confounded with the general will, can possess no greater activity than that will, and must leave the particular will as strong as it can possibly be. Thus, the government, having always the same absolute force, will be at the lowest point of its relative force or activity.

Ngoài ra, ví dụ chúng ta kết hợp chính quyền với quyền lập pháp, và cùng cho Hội đồng Tối cao đảm nhận thêm vai trò hành pháp, cùng tất cả công dân trở thành những quan chức, thì ý chí của đoàn thể, lẫn lộn với ý chí tập thể, sẽ không hoạt động tích cực hơn ý chí tập thể, và [thế là] nhường lại cho ý chí riêng rẽ [của cá nhân] một sức mạnh chưa từng có. Như vậy, chính quyền, với quyền lực tuyệt đối, sẽ thấy quyền lực này chỉ còn là tương đối và ở mức thấp nhất.

These relations are incontestable, and there are other considerations which still further confirm them. We can see, for instance, that each magistrate is more active in the body to which he belongs than each citizen in that to which he belongs, and that consequently the particular will has much more influence on the acts of the government than on those of the Sovereign; for each magistrate is almost always charged with some governmental function, while each citizen, taken singly, exercises no function of Sovereignty. Furthermore, the bigger the State grows, the more its real force increases, though not in direct proportion to its growth; but, the State remaining the same, the number of magistrates may increase to any extent, without the government gaining any greater real force; for its force is that of the State, the dimension of which remains equal. Thus the relative force or activity of the government decreases, while its absolute or real force cannot increase.

Ta không thể phủ nhận các sự tương quan ấy, và nhiều nhận xét khác cũng đã xác nhận các mối tương quan này. Ví dụ ta thấy rằng mỗi quan chức năng động trong cơ cấu chính quyền của họ hơn mỗi công dân, và như vậy ý chí cá biệt sẽ có nhiều ảnh hưởng trong các hành động của chính quyền hơn là trong các hành động của Hội đồng Tối cao; bởi vì mỗi quan chức gần như luôn luôn đảm nhận một chức vụ nào đó trong Chính quyền, trong khi công dân không đảm nhận một chức vụ nào hết trong Hội đồng Tối cao. Ngoài ra, quốc gia càng lớn rộng thì sức mạnh thực tế của nó càng gia tăng, tuy rằng không theo tỷ lệ thuận với kích thước của nó. Tuy nhiên, nếu quốc gia không thay đổi, số lượng quan chức vẫn có thể gia tăng, dù chính quyền cũng không đạt đến một sức mạnh thực sự lớn hơn bởi vì sức mạnh của chính quyền là sức mạnh không bao giờ thay đổi của quốc gia. Do đó, quyền lực hay hoạt động tương đối của chính quyền có thể giảm đi, trong khi quyền lực hay hoạt động tuyệt đối của nó không gia tăng.

Moreover, it is a certainty that promptitude in execution diminishes as more people are put in charge of it: where prudence is made too much of, not enough is made of fortune; opportunity is let slip, and deliberation results in the loss of its object.

Chắc chắn hơn nữa là mức giải quyết các công việc sẽ chậm chạp hơn nếu càng có nhiều quan chức nhúng tay vào: khi người ta quá thận trọng thì người ta thường bỏ qua vận may và để cơ hội tốt qua đi, [thêm vào đó] bàn luận quá lâu sẽ làm mất luôn những ích lợi của sự bàn luận.

I have just proved that the government grows remiss in proportion as the number of the magistrates increases; and I previously proved that, the more numerous the people, the greater should be the repressive force. From this it follows that the relation of the magistrates to the government should vary inversely to the relation of the subjects to the Sovereign; that is to say, the larger the State, the more should the government be tightened, so that the number of the rulers diminish in proportion to the increase of that of the people.

Tôi vừa chứng minh rằng chính quyền trở nên chểnh mảng khi mà số quan chức gia tăng, và trước đây tôi cũng đã chứng minh rằng dân số càng gia tăng thì sức mạnh đàn áp càng lớn. Kết quả là mối liên hệ giữa quan chức và chính quyền phải là tỷ lệ nghịch với mối liên hệ giữa công dân và Hội đồng Tối cao: nghĩa là quốc gia càng lớn thì chính quyền càng phải thu hẹp; rằng số người lãnh đạo phải giảm xuống trong khi dân số gia tăng.

It should be added that I am here speaking of the relative strength of the government, and not of its rectitude: for, on the other hand, the more numerous the magistracy, the nearer the corporate will comes to the general will; while, under a single magistrate, the corporate will is, as I said, merely a particular will. Thus, what may be gained on one side is lost on the other, and the art of the legislator is to know how to fix the point at which the force and the will of the government, which are always in inverse proportion, meet in the relation that is most to the advantage of the State.

Phải nói thêm rằng ở đây tôi đề cập đến sức mạnh tương đối của chính quyền chứ không nói đến phẩm chất của các hành vi của nó: bởi vì số quan chức càng đông thì ý chí của cơ cấu càng gần ý chí tập thể [nhưng lại không hoạt động hữu hiệu]; trong khi, với một quan chức duy nhất, ý chí cơ cấu chỉ là, như tôi đã nói, một ý chí riêng rẽ [nhưng chính quyền lại hoạt động nhanh lẹ]. Vì thế cái lợi thu thập được bên này sẽ bị mất đi bên kia; và nghệ thuật của nhà làm luật là phải biết làm cách nào để ấn định cái điểm để sức mạnh và ý chí của chính quyền-luôn luôn tỷ lệ nghịch với nhau-gặp nhau ở một tỷ lệ có lợi nhất cho quốc gia.

3. The Division of Governments

WE saw in the last chapter what causes the various kinds or forms of government to be distinguished according to the number of the members composing them: it remains in this to discover how the division is made.

3 Phân chia các loại chính quyền

Trong phần trước ta đã thấy tại sao ta phân biệt các loại hay hình thức của chính phủ theo số lượng các thành viên; trong phần này ta sẽ thấy cách phân loại này được thực hiện như thế nào.

In the first place, the Sovereign may commit the charge of the government to the whole people or to the majority of the people, so that more citizens are magistrates than are mere private individuals. This form of government is called democracy.

Or it may restrict the government to a small number, so that there are more private citizens than magistrates; and this is named aristocracy.

Trước hết, Hội đồng Tối cao có thể giao nhiệm vụ điều hành chính quyền cho toàn thể dân chúng, hay là cho đa số dân chúng để cho số dân chúng làm quan chức nhiều hơn số dân chúng làm thường dân. Loại chính quyền này gọi là dân chủ.

Hay là ta có thể giới hạn con số viên chức chính quyền trong một số ít người để số thường dân nhiều hơn số quan chức: hình thức này được gọi là chính quyền quý tộc.[a]

Lastly, it may concentrate the whole government in the hands of a single magistrate from whom all others hold their power. This third form is the most usual, and is called monarchy, or royal government.

It should be remarked that all these forms, or at least the first two, admit of degree, and even of very wide differences; for democracy may include the whole people, or may be restricted to half. Aristocracy, in its turn, may be restricted indefinitely from half the people down to the smallest possible number. Even royalty is susceptible of a measure of distribution.

Sau hết, tất cả chính phủ được tập trung trong tay chỉ một quan chức được tất cả mọi người giao quyền cho ông ta. Loại này thông thường nhất và được gọi là quân chủ hay chính quyền hoàng gia.

Ta nên nhận thấy rằng tất cả các loại chính quyền nói trên, hay ít nhất là hai loại đầu tiên, có thể được thành lập toàn phần hay bán phần, vì chính quyền dân chủ có thể bao gồm toàn thể dân chúng, hay có thể bị hạn chế chỉ cho một nửa dân số. Chính quyền quý tộc cũng có thể bị hạn chế từ một nửa dân chúng đến một số lượng nhỏ nhất.


[a] Chúng ta thường dùng "aristocracy" để chỉ thành phần quý tộc trong xã hội, nhưng từ này còn có nghĩa là thành phần ưu tú trong xã hội. Có lẽ theo thời gian, thành phần ưu tú chia nhau nắm quyền lãnh đạo xã hội và trở thành giai cấp quý tộc. Giai cấp quý tộc cũng mang tính chất cha truyền con nối, và được sự công nhận của hoàng gia (HVCD).

Sparta always had two kings, as its constitution provided; and the Roman Empire saw as many as eight emperors at once, without it being possible to say that the Empire was split up. Thus there is a point at which each form of government passes into the next, and it becomes clear that, under three comprehensive denominations, government is really susceptible of as many diverse forms as the State has citizens.

Ngay cả nền quân chủ cũng có thể bị phân chia. Sparta luôn luôn có hai vì vua đúng như hiến pháp quy định; và Đế quốc La Mã đã có tám vì vua trong một lúc mà ta không thể nói rằng đế quốc ấy bị chia rẽ. Cho nên có một điểm rõ ràng là các dạng chính quyền có những khoảng trùng lập với nhau theo ba hình thức kể trên, [và dù chính quyền chỉ có ba loại], nhưng cũng có thể có rất nhiều dạng khác nhau, nhiều bằng số công dân của họ.

There are even more: for, as the government may also, in certain aspects, be subdivided into other parts, one administered in one fashion and one in another, the combination of the three forms may result in a multitude of mixed forms, each of which admits of multiplication by all the simple forms.

Hơn vậy nữa, ngay một loại chính quyền cũng có thể được phân chia ra làm nhiều thành phần, thành phần này cai trị theo một cách này, thành phần kia theo một cách khác Sự phối hợp của ba loại chính quyền có thể đưa đến kết quả là có rất nhiều loại hỗn hợp, mà mỗi loại được nhân lên từ ba loại chính quyền căn bản.

There has been at all times much dispute concerning the best form of government, without consideration of the fact that each is in some cases the best, and in others the worst.

Từ xưa đến nay, luôn luôn có những tranh luận xem loại chính quyền nào là tốt nhất, mà quên rằng loại chính quyền có thể tốt trong trường hợp này nhưng lại tệ hại trong trường hợp khác.

If, in the different States, the number of supreme magistrates should be in inverse ratio to the number of citizens, it follows that, generally, democratic government suits small States, aristocratic government those of middle size, and monarchy great ones. This rule is immediately deducible from the principle laid down. But it is impossible to count the innumerable circumstances which may furnish exceptions.

Trong những quốc gia khác nhau, nếu một chính quyền mà số quan chức tối cao tỷ lệ nghịch với số công dân, thì chính quyền đó sẽ thích hợp với loại chính quyền dân chủ, như vậy chính quyền dân chủ thường thường thích hợp với các nước nhỏ; chính quyền quý tộc thích hợp với các nước trung bình; và chính quyền quân chủ với các nước lớn. Luật lệ này được suy ra từ nguyên lý đã nói ở trên. Nhưng ta không thể nào đếm hết được các trường hợp ngoại lệ.

4. Democracy

HE who makes the law knows better than any one else how it should be executed and interpreted. It seems then impossible to have a better constitution than that in which the executive and legislative powers are united; but this very fact renders the government in certain respects inadequate, because things which should be distinguished are confounded, and the prince and the Sovereign, being the same person, form, so to speak, no more than a government without government.

4 Chính quyền dân chủ

Người làm luật biết rõ hơn ai hết rằng luật phải được thi hành và giải thích như thế nào. Có lẽ không thể có một hiến pháp nào tốt hơn hiến pháp cho phép kết hợp hai quyền lập pháp và hành pháp vào làm một;[b] nhưng chính sự kiện đó lại làm cho chính quyền không hữu hiệu trong nhiều trường hợp khác, chỉ vì có những việc phải được tách biệt thì lại bị lẫn lộn với nhau, và vì Nhà vua và Hội đồng Tối cao nhập lại thành một nhân vật, nên sẽ lập ra một chính quyền mà không có chính quyền.

It is not good for him who makes the laws to execute them, or for the body of the people to turn its attention away from a general standpoint and devote it to particular objects. Nothing is more dangerous than the influence of private interests in public affairs, and the abuse of the laws by the government is a less evil than the corruption of the legislator, which is the inevitable sequel to a particular standpoint. In such a case, the State being altered in substance, all reformation becomes impossible, A people that would never misuse governmental powers would never misuse independence; a people that would always govern well would not need to be governed.

Nếu kẻ làm luật lại là kẻ thi hành luật, đó là một điều không tốt; cũng không tốt nếu dân chúng không chú ý đến việc chung mà chỉ quan tâm đến việc riêng. Không có gì nguy hiểm hơn ảnh hưởng của các lợi ích riêng tư trong việc công, và sự lạm dụng luật pháp bởi chính quyền ít tai hại hơn là sự thối nát của người làm luật, sự thối nát này là một hậu quả không thể tránh được khi người làm việc công lại theo đuổi tư lợi. Khi việc này xảy ra, quốc gia bị biến đổi từ trong bản chất nên không thể nào sửa đổi gì được nữa. Một dân chúng mà không bao giờ lạm dụng quyền lực của chính quyền sẽ không bao giờ lạm dụng sự độc lập; một dân tộc mà tự cai trị tốt chính mình, thì sẽ không bao giờ cần có người cai trị.

If we take the term in the strict sense, there never has been a real democracy, and there never will be. It is against the natural order for the many to govern and the few to be governed. It is unimaginable that the people should remain continually assembled to devote their time to public affairs, and it is clear that they cannot set up commissions for that purpose without the form of administration being changed.

Nếu ta hiểu từ "dân chủ" theo đúng nghĩa của nó, thì chưa bao giờ có một nền dân chủ thật sự; và cũng sẽ không bao giờ có. Bởi vì điều này trái với luật tự nhiên khi một số đông cai trị và một số ít bị cai trị. Thật là không thể tưởng tượng được rằng dân chúng luôn luôn tập họp lại để dành thì giờ của họ cho việc công, và thật rõ ràng họ không thể tạo ra những ủy ban để thực hiện mục đích ấy mà cơ cấu hành chánh không bị thay đổi.


[b] Rousseau muốn nói là một chính quyền như vậy sẽ hữu hiệu và nhậm lẹ khi cai trị.

In fact, I can confidently lay down as a principle that, when the functions of government are shared by several tribunals, the less numerous sooner or later acquire the greatest authority, if only because they are in a position to expedite affairs, and power thus naturally comes into their hands.

Thật ra, tôi tin rằng ta có thể đưa ra một nguyên tắc như sau: khi các chức vụ của chính quyền được chia sẻ giữa nhiều cơ quan thì những cơ quan gồm ít người, trước sau gì cũng sẽ chiếm những quyền lực cao nhất, chỉ vì họ ở trong một vị trí có thể giải quyết công việc nhanh chóng, và như thế, quyền lực tự nhiên rơi vào tay họ.

Besides, how many conditions that are difficult to unite does such a government presuppose! First, a very small State, where the people can readily be got together and where each citizen can with ease know all the rest; secondly, great simplicity of manners, to prevent business from multiplying and raising thorny problems; next, a large measure of equality in rank and fortune, without which equality of rights and authority cannot long subsist; lastly, little or no luxury — for luxury either comes of riches or makes them necessary; it corrupts at once rich and poor, the rich by possession and the poor by covetousness; it sells the country to softness and vanity, and takes away from the State all its citizens, to make them slaves one to another, and one and all to public opinion.

Ngoài ra, một chính quyền như vậy phải bao hàm biết bao nhiêu điều kiện khó khăn! Trước hết đó phải là một quốc gia nhỏ, trong đó dân chúng có thể tập hợp lại một cách dễ dàng và mỗi người dân có cơ hội làm quen với nhau; thứ hai, những phong tục tập quán rất giản dị để tránh quá nhiều công việc và gây nên những vấn đề nan giải; sau đó cần có sự bình đẳng rộng rãi trong giai cấp xã hội và tài sản, nếu không thì sự bình đẳng trong quyền lợi và quyền thế sẽ không tồn tại; sau hết, một xã hội có rất ít hay không có sự xa xỉ-vì xa xỉ hoặc là kết quả của sự giàu có, hoặc nó làm cho sự giàu có trở nên cần thiết; sự xa xỉ làm hư hỏng ngay lập tức cả người giàu lẫn người nghèo: người giàu hư vì lo tích lũy tài sản, người nghèo hư vì ham muốn sự giàu sang; xa xỉ làm cho quốc gia vừa trở thành yếu nhược, lại vừa trở nên kiêu căng, đồng thời làm mất hết các công dân của quốc gia, vì một số đã trở thành nô bộc của một số [người giàu có] khác, và làm cho tất cả công dân chạy theo dư luận.

This is why a famous writer has made virtue the fundamental principle of Republics;E1 for all these conditions could not exist without virtue. But, for want of the necessary distinctions, that great thinker was often inexact, and sometimes obscure, and did not see that, the sovereign authority being everywhere the same, the same principle should be found in every well-constituted State, in a greater or less degree, it is true, according to the form of the government.

Đó là lý do tại sao một tác giả nổi tiếng[c] đã lấy đức hạnh làm yếu tố căn bản của nền Cộng Hòa; vì tất cả các điều kiện nêu trên đây không thể có được nếu không có đức hạnh. Nhưng vì không đặt ra được những sự khác biệt rõ ràng, nhà tư tưởng vĩ đại này thường thiếu chính xác, và đôi khi khó hiểu, và không thấy rằng, quyền tối thượng ở đâu cũng giống nhau, và đây cũng là một yếu tố căn bản ở mọi quốc gia có cơ cấu vững chắc; thật ra, yếu tố căn bản này, cũng thay đổi ít nhiều tùy theo hình thức mà chính quyền được thiết lập.


[c] Montesquieu, Tinh Thần Pháp Luật, Quyển 3, Chương 3.

It may be added that there is no government so subject to civil wars and intestine agitations as democratic or popular government, because there is none which has so strong and continual a tendency to change to another form, or which demands more vigilance and courage for its maintenance as it is. Under such a constitution above all, the citizen should arm himself with strength and constancy, and say, every day of his life, what a virtuous Count Palatine[19] said in the Diet of Poland: Malo periculosam libertatem quam quietum servitium.[20]

Were there a people of gods, their government would be democratic. So perfect a government is not for men.

Thêm vào đó, không có chính quyền nào lại dễ bị nội chiến và xáo trộn nội bộ như chính quyền dân chủ hay chính quyền do đại chúng lập nên. Chỉ vì trong chính quyền dân chủ luôn luôn có một khuynh hướng mạnh mẽ để đổi sang thể chế khác, và nếu muốn duy trì thể chế dân chủ thì người dân phải luôn cảnh giác và can đảm để duy trì [thể chế chính trị này]. Khác hơn mọi thể chế chính trị, trong thể chế dân chú, người dân phải tự võ trang bằng sức mạnh và lòng trung thành với chế độ, và tự trong thâm tâm, xác tín mỗi ngày bằng lời nói của Bá tước xứ Posen2 khi nói với Quốc hội Ba-Lan: "Tôi chọn tự do trong nguy hiểm hơn là hòa bình trong nô lệ."

Nếu có một quốc gia của các vị thần, thì quốc gia đó sẽ được cai trị trong thể chế dân chủ. Một thể chế tuyệt hảo như vậy không thích hợp cho con người.[d]

19 The Palatine of Posen, father of the King of Poland, Duke of Lorraine.

20 I prefer liberty with danger to peace with slavery.

2 Bá tước xứ Posen, ông là thân phụ của Vua Ba-Lan và Quận công xứ Lorraine.

[d] Chế độ dân chủ Rousseau phân tích trong chương này dựa trên mô hình dân chủ trực tiếp của Cổ Hy-Lạp tại Athen. Dĩ nhiên dân chủ trực tiếp chỉ khả thi trong một nước nhỏ, và trong thời đại ngày nay chỉ Thụy Sĩ là nước duy nhất trên thế giới theo thể chế này. Các vấn đề chính trị, luật pháp của Thụy Sĩ được thực hiện qua các cuộc trưng cầu dân ý (referendum). Rousseau tỏ ra rất bi quan về sự khả thi của chế độ dân chủ, như ông viết trong đoạn cuối là chỉ có thần thánh mới thích hợp với dân chủ; tuy nhiên, nan đề của dân chủ khi áp dụng tạic các nước đông dân đã được các nhà lập quốc Hoa Kỳ giải quyết bằng hình thức dân chủ đại biểu (representative democracy) và mô hình này đã tồn tại và phát triển hầu như trên toàn thế giới.

5. Aristocracy

WE have here two quite distinct moral persons, the government and the Sovereign, and in consequence two general wills, one general in relation to all the citizens, the other only for the members of the administration. Thus, although the government may regulate its internal policy as it pleases, it can never speak to the people save in the name of the Sovereign, that is, of the people itself, a fact which must not be forgotten.

5 Chính quyền quý tộc

Ở đây ta có hai con người nhân tạo rất khác biệt, Chính quyền và Hội Đồng Tối Cao và như vậy là có hai ý chí tập thể: một bên liên hệ với tất cả công dân; bên kia chỉ liên hệ với các thành viên của chính quyền. Vậy nên, tuy rằng chính quyền có quyền điều hành chính sách nội bộ theo ý của mình, nhưng nó bao giờ cũng phải nhân danh Hội Đồng Tối Cao để nói với dân chúng, nghĩa là nhân danh chính dân chúng: một việc mà nó không bao giờ được quên.

The first societies governed themselves aristocratically. The heads of families took counsel together on public affairs. The young bowed without question to the authority of experience. Hence such names as priests, elders, senate, and gerontes. The savages of North America govern themselves in this way even now, and their government is admirable.

Các xã hội đầu tiên được cai trị theo gia tộc. Các chủ gia đình thảo luận với nhau về các việc công. Những người trẻ tuổi chấp nhận dễ dàng quyền lực của kinh nghiệm. Từ đó tạo ra những chức vụ như là tu sĩ, tiền bối, lão bối, lão thượng (senate). Thổ dân da đỏ miền Bắc Mỹ ngày nay vẫn còn tự cai trị theo cách này và chính quyền của họ thật đáng được khen.

But, in proportion as artificial inequality produced by institutions became predominant over natural inequality, riches or power[21] were put before age, and aristocracy became elective. Finally, the transmission of the father's power along with his goods to his children, by creating patrician families, made government hereditary, and there came to be senators of twenty.

Nhưng khi mà sự bất bình đẳng nhân tạo do thể chế gây nên càng lúc càng lấn át sự bất bình đẳng do thiên nhiên tạo ra, thì người ta lại chuộng sự giàu sang hay quyền lực3 trên tuổi tác, và [từ đó] giai cấp quý tộc được bầu ra. Sau hết, việc giao truyền quyền lực cùng của cải từ cha xuống con tạo ra những gia đình quý tộc, và khiến cho chính quyền trở nên cha truyền con nối, và người ta thấy có những chàng [thượng] nghị viên mới hai mươi tuổi.

There are then three sorts of aristocracy — natural, elective and hereditary. The first is only for simple peoples; the third is the worst of all governments; the second is the best, and is aristocracy properly so called.

Như vậy có ba loại chế độ quý tộc: do tự nhiên, do bầu cử và do gia truyền. Loại thứ nhất chỉ thích hợp với các dân tộc sơ khai; loại thứ ba là loại tệ nhất trong các chính quyền. Loại thứ hai là loại tốt nhất: đó là chế độ quý tộc theo đúng nghĩa của nó.

21 It is clear that the word optimales meant, among the ancients, not the best, but the most powerful.

3 Rõ ràng rằng đối với các người xưa chữ "Optimates" không có nghĩa là những người tốt nhất mà là những người có quyền thế nhất.

Besides the advantage that lies in the distinction between the two powers, it presents that of its members being chosen; for, in popular government, all the citizens are born magistrates; but here magistracy is confined to a few, who become such only by election.[22] By this means uprightness, understanding, experience and all other claims to pre-eminence and public esteem become so many further guarantees of wise government.

Ngoài cái lợi của sự phân biệt hai quyền [Hội đồng Tối cao và chính quyền], chế độ quý tộc có cái lợi nữa là có sự lựa chọn các thành viên; vì trong chính quyền dân chủ, tất cả dân chúng là quan chức từ khi mới ra đời, nhưng chế độ quý tộc hạn chế số quan chức trong một số nhỏ được bầu ra.4 Bầu cử là một phương thức lựa chọn những người có đức độ, hiểu biết, kinh nghiệm và các đức tính khác hầu bảo đảm cho việc điều hành chính quyền một cách khôn ngoan.

22 It is of great importance that the form of the election of magistrates should be regulated by law; for if it is left at the discretion of the prince, it is impossible to avoid falling into hereditary aristocracy, as the Republics of Venice and Berne actually did. The first of these has therefore long been a State dissolved; the second, however, is maintained by the extreme wisdom of the senate, and forms an honourable and highly dangerous exception.

4 Điều rất quan trọng là cách bầu cử các quan chức phải được quy định bởi luật lệ; bởi vì nếu để cho người cai trị định đoạt thì không thể tránh được việc rơi vào nền quý tộc cha truyền con nối, như là tại Cộng Hòa Venice và Berne hiện nay. Vì vậy nền Cộng Hòa Venice từ lâu đã biến mất như một quốc gia; nền Cộng Hòa Berne chỉ được duy trì nhờ sự khôn ngoan tột bực của thượng viện; tuy nhiên, đây là một ngoại lệ tuy rất đáng kính nể nhưng cũng rất nguy hiểm.

Moreover, assemblies are more easily held, affairs better discussed and carried out with more order and diligence, and the credit of the State is better sustained abroad by venerable senators than by a multitude that is unknown or despised.

Hơn nữa, các hội đồng được tổ chức dễ dàng hơn, công việc được thảo luận tốt hơn và được giải quyết theo thứ tự và mau chóng hơn, và ở ngoại quốc uy tín của quốc gia được duy trì nhờ những thượng nghị viên đáng kính hơn là được đại diện bởi một số đông người vô danh vào hạng tiểu tốt.

In a word, it is the best and most natural arrangement that the wisest should govern the many, when it is assured that they will govern for its profit, and not for their own. There is no need to multiply instruments, or get twenty thousand men to do what a hundred picked men can do even better. But it must not be forgotten that corporate interest here begins to direct the public power less under the regulation of the general will, and that a further inevitable propensity takes away from the laws part of the executive power.

Nói một cách khác, khi những người khôn ngoan nhất cai trị đám đông, điều đó là tốt nhất và thuận theo tự nhiên nhất, nhất là khi bảo đảm được rằng họ cai trị vì ích lợi của đám đông chứ không phải vì ích lợi của chính họ. Không cần phải gia tăng các công cụ, hay đặt hai chục ngàn người để làm một việc mà một trăm người chọn lọc có thể làm tốt hơn. Nhưng ta đừng quên rằng lợi ích của đoàn thể từ đây bắt đầu lèo lái sức mạnh công cộng ngày càng xa dần ý chí tập thể, và sẽ có khuynh hướng tách dần một phần quyền hành pháp ra khỏi sự kiểm soát của luật pháp.



If we are to speak of what is individually desirable, neither should the State be so small, nor a people so simple and upright, that the execution of the laws follows immediately from the public will, as it does in a good democracy. Nor should the nation be so great that the rulers have to scatter in order to govern it and are able to play the Sovereign each in his own department, and, beginning by making themselves independent, end by becoming masters.

Còn về các trường hợp để cho một nước thích hợp với chế độ quý tộc, thì một quốc gia không cần phải quá nhỏ, hay là người dân quá giản dị và ngay thẳng để cho luật pháp phải được thi hành tức khắc theo ý chí quần chúng, như trong một nền dân chủ tốt. Cũng không nên có một quốc gia lớn đến mức độ các nhà cầm quyền phải đi tứ tán để vừa cai trị lại vừa đóng vai Hội Đồng Tối Cao trong vùng của mình, và từ đó bắt đầu trở thành những chủ nhân ông độc lập hùng cứ một phương.

But if aristocracy does not demand all the virtues needed by popular government, it demands others which are peculiar to itself; for instance, moderation on the side of the rich and contentment on that of the poor; for it seems that thorough-going equality would be out of place, as it was not found even at Sparta.

Nhưng nếu chế độ quý tộc không đòi hỏi tất cả những đức tính cần có trong chính quyền dân chủ thì nó vẫn đòi hỏi những đức tính khác riêng cho nó; ví dụ như sự tiết chế bên phía người giàu có và sự mãn nguyện bên phía người nghèo; đòi hỏi một sự bình đẳng tuyệt đối ở đây là đòi hỏi không đúng chỗ, vì ngay cả ở Sparta cũng không có được điều này.

Furthermore, if this form of government carries with it a certain inequality of fortune, this is justifiable in order that as a rule the administration of public affairs may be entrusted to those who are most able to give them their whole time, but not, as Aristotle maintains, in order that the rich may always be put first. On the contrary, it is of importance that an opposite choice should occasionally teach the people that the deserts of men offer claims to pre-eminence more important than those of riches.

Ngoài ra, nếu loại chính quyền này bị xem là bất bình đẳng về của cải, điều đó cũng có thể được biện minh, như một nguyên lý, rằng việc điều hành công vụ nên được trao phó cho những người có thể dành toàn thì giờ của mình cho công vụ [vì họ có của cải và không phải lo về sinh kế]. Nói lên điều này không phải là để cho người giàu luôn luôn được ưu tiên, như Aristotle đã nói, mà ngược lại, thỉnh thoảng cũng nên chọn một thứ dân [không giàu có] để dạy cho dân chúng một bài học là trong việc lựa chọn người lãnh đạo, tài trí mới là lý do chính đáng hơn của cải.

6. Monarchy

So far, we have considered the prince as a moral and collective person, unified by the force of the laws, and the depositary in the State of the executive power. We have now to consider this power when it is gathered together into the hands of a natural person, a real man, who alone has the right to dispose of it in accordance with the laws. Such a person is called a monarch or king.

6 Chính quyền quân chủ

Cho đến nay chúng ta xem quân chủ như là một cơ cấu nhân tạo và tập thể, được hợp nhất bởi sức mạnh của luật pháp và quyền hành pháp được [toàn dân] ủy thác trong nhà nước. Bây giờ chúng ta phải xem xét quyền lực này khi nó được tập trung vào tay của một con người tự nhiên, một con người thật sự [bằng xương bằng thịt], là người một mình có quyền sử dụng quyền lực ấy dựa theo luật pháp. Con người ấy được gọi là Quốc Vương hay Vua.

In contrast with other forms of administration, in which a collective being stands for an individual, in this form an individual stands for a collective being; so that the moral unity that constitutes the prince is at the same time a physical unity, and all the qualities, which in the other case are only with difficulty brought together by the law, are found naturally united.

Ngược lại với tất cả các thể chế khác mà ở đấy một cơ cấu tập thể thay cho một cá nhân, trong thể chế này một cá nhân đại diện cho tập thể; ở đây nhà vua là sự hội tụ thống nhất giữa tinh thần và thể chất của cơ quan lãnh đạo, và [do đó] tất cả các tài năng được kết hợp một cách tự nhiên, trong khi ở các thể chế khác thì các tài năng này chỉ được kết hợp lại một cách khó khăn bằng luật pháp.

Thus the will of the people, the will of the prince, the public force of the State, and the particular force of the government, all answer to a single motive power; all the springs of the machine are in the same hands, the whole moves towards the same end; there are no conflicting movements to cancel one another, and no kind of constitution can be imagined in which a less amount of effort produces a more considerable amount of action. Archimedes, seated quietly on the bank and easily drawing a great vessel afloat, stands to my mind for a skilful monarch, governing vast states from his study, and moving everything while he seems himself unmoved.

Vậy ý chí của dân chúng, ý chí của nhà vua, sức mạnh công cộng của quốc gia, và sức mạnh riêng biệt của chính quyền, tất cả đều phụ thuộc vào một động cơ quyền hành duy nhất; tất cả các cơ cấu của cái máy đều do một tay [điều khiển], toàn thể đều hướng về một mục đích; không có những cử động trái ngược để làm mất tác dụng của nhau; và người ta không thể tưởng tượng được một hiến pháp nào [tốt hơn] mà trong đó chỉ cần một động lực nhỏ có thể tạo nên các vận động khác. Trong trí của tôi, hình ảnh Archimedes ngồi yên lặng trên bờ và dễ dàng kéo một chiếc tàu lớn tượng trưng cho một vì vua khéo léo cai trị một vương quốc rộng lớn từ văn phòng của mình, và làm chuyển động mọi thứ trong khi dường như là ngồi bất động tại một chỗ.

But if no government is more vigorous than this, there is also none in which the particular will holds more sway and rules the rest more easily. Everything moves towards the same end indeed, but this end is by no means that of the public happiness, and even the force of the administration constantly shows itself prejudicial to the State.

Nhưng nếu không có chính quyền nào mạnh hơn chính quyền này thì cũng không có chính quyền nào mà trong đó ý chí riêng biệt lại thống trị và áp đảo các ý chí một cách dễ dàng hơn. Tất cả mọi việc thật sự hướng về một mục đích, nhưng mục đích này không hẳn phải là hạnh phúc công chúng, và ngay sức mạnh của chính quyền cũng luôn luôn có hại cho nhà nước.

Kings desire to be absolute, and men are always crying out to them from afar that the best means of being so is to get themselves loved by their people. This precept is all very well, and even in some respects very true. Unfortunately, it will always be derided at court. The power which comes of a people's love is no doubt the greatest; but it is precarious and conditional, and princes will never rest content with it. The best kings desire to be in a position to be wicked, if they please, without forfeiting their mastery: political sermonisers may tell them to their hearts' content that, the people's strength being their own, their first interest is that the people should be prosperous, numerous and formidable; they are well aware that this is untrue. Their first personal interest is that the people should be weak, wretched, and unable to resist them.

Các vua chúa muốn là những người [nắm quyền] tuyệt đối, và từ những chốn xa xôi người dân luôn luôn cho họ biết rằng cách tốt nhất để đạt được điều này là làm cho dân yêu mến họ. Điều này thật là tốt đẹp, và ngay cả rất đúng trong vài khía cạnh, nhưng đáng buồn thay, trong triều đình, việc này luôn luôn bị chế nhạo. Sức mạnh đến từ lòng yêu mến của dân chúng chắc chắn là sức mạnh lớn nhất; nhưng nó có tính cách nhất thời và có điều kiện, cho nên, các vì vua không bao giờ thỏa mãn với nó. Các vì vua anh minh nhất cũng muốn có khi được làm việc xấu mà không mất quyền cai trị; các nhà thuyết pháp chính trị có thể nói bao nhiêu cũng được rằng sức mạnh của dân chúng [chính là] là sức mạnh của vua và quyền lợi của vua là làm cho dân chúng trở nên sung túc, đông đảo và mạnh mẽ; [nhưng] các vị vua biết rõ rằng việc này không đúng. Mối quan tâm đầu tiên của vua là muốn cho dân chúng yếu hèn, khổ sở và không thể chống lại vua.

I admit that, provided the subjects remained always in submission, the prince's interest would indeed be that it should be powerful, in order that its power, being his own, might make him formidable to his neighbours; but, this interest being merely secondary and subordinate, and strength being incompatible with submission, princes naturally give the preference always to the principle that is more to their immediate advantage. This is what Samuel put strongly before the Hebrews, and what Machiavelli has clearly shown. He professed to teach kings; but it was the people he really taught. His Prince is the book of Republicans.[23]

Tôi công nhận rằng, nếu thần dân luôn luôn thần phục vua, thì lợi ích của vua sẽ là làm cho dân chúng được mạnh, để cho sức mạnh này trở nên sức mạnh của chính mình, và làm cho các nước láng giềng khiếp sợ; nhưng vì lợi ích chỉ là thứ yếu và phụ thuộc, và sức mạnh không đồng nghĩa với sự thần phục, các nhà vua đương nhiên luôn luôn chọn lựa nguyên tắc nào có lợi cho họ nhất. Đó chính là điều mà Samuel mạnh dạn nói cho dân Do Thái, và Machiavelli đã chứng minh rõ ràng. Lấy tiếng là giảng dạy cho vua, nhưng chính Machiavelli đang giảng dạy cho dân chúng [về bản chất của vua chúa]. Cuốn sách mang nhan đề Quân Vương là cuốn sách dạy những người Cộng Hòa.5

23 Machiavelli was a proper man and a good citizen; but, being attached to the court of the Medici, he could not help veiling his love of liberty in the midst of his country's oppression. The choice of his detestable hero, Caesar Borgia, clearly enough shows his hidden aim; and the contradiction between the teaching of the Prince and that of the Discourses on Livy and the History of Florence shows that this profound political thinker has so far been studied only by superficial or corrupt readers. The Court of Rome sternly prohibited his book. I can well believe it; for it is that Court it most clearly portrays.

5 Machiavelli là một con người đứng đắn và một công dân tốt, nhưng vì dính dáng với triều đính Medici nên ông ta bắt buộc che dấu lòng yêu tự do trong khi xứ sở của ông bị đàn áp. Sự lựa chọn nhân vật chính đáng ghét, Cesare Borgia chỉ rõ mục đích ngầm của ông; và sự trái ngược giữa các lời khuyên dạy trong cuốn "Prince" và trong cuốn "Discourses on Livy" và "History of Florence" cho ta thấy rằng nhà chính trị sâu sắc này cho đến nay chỉ được nghiên cứu bởi những độc giả phiến diện và thối nát. Triều đình Rome nghiêm cấm sách của ông, tôi tin vào chuyện này; vì chính triều đình này đã được Machiavelli tả trong sách ấy.

We found, on general grounds, that monarchy is suitable only for great States, and this is confirmed when we examine it in itself. The more numerous the public administration, the smaller becomes the relation between the prince and the subjects, and the nearer it comes to equality, so that in democracy the ratio is unity, or absolute equality. Again, as the government is restricted in numbers the ratio increases and reaches its maximum when the government is in the hands of a single person. There is then too great a distance between prince and people, and the State lacks a bond of union. To form such a bond, there must be intermediate orders, and princes, personages and nobility to compose them. But no such things suit a small State, to which all class differences mean ruin.

Trên tổng quát chúng ta thấy rằng nền quân chủ chỉ thích đáng cho các quốc gia lớn, và việc này đúng khi chúng ta xem xét [bản chất của] chính nó. Nền hành chính công cộng càng lớn thì sự liên hệ giữa nhà vua và dân chúng càng nhỏ, và đi gần đến sự bình đẳng, đến mức tỷ lệ còn là một trên một, hay tuyệt đối bình đẳng như trong chế độ dân chủ; tỷ lệ này gia tăng khi chính quyền thu hẹp lại, và nó đạt đến mức tối đa khi chính quyền nằm trong tay của chỉ một người. Lúc ấy thì khoảng cách giữa nhà vua và dân chúng quá lớn, và quốc gia sẽ thiếu sự hợp nhất. Để tạo một sự hợp nhất như vậy phải có những cấp trung gian, phải có các ông hoàng, các đại thần và các nhà quý tộc. Nhưng tất cả các sự việc này không thích hợp với một quốc gia nhỏ, vì quá nhiều thứ bậc xã hội sẽ dẫn đến tình trạng suy sụp.

If, however, it is hard for a great State to be well governed, it is much harder for it to be so by a single man; and every one knows what happens when kings substitute others for themselves.

Tuy vậy, nếu cai trị tốt một quốc gia lớn đã là khó, thì nó lại càng khó hơn khi được cai trị chỉ bởi một người; và ai cũng biết chuyện gì sẽ xảy ra khi các vì vua dùng những quan lại cai trị thay cho mình.

An essential and inevitable defect, which will always rank monarchical below the republican government, is that in a republic the public voice hardly ever raises to the highest positions men who are not enlightened and capable, and such as to fill them with honour; while in monarchies those who rise to the top are most often merely petty blunderers, petty swindlers, and petty intriguers, whose petty talents cause them to get into the highest positions at Court, but, as soon as they have got there, serve only to make their ineptitude clear to the public. The people is far less often mistaken in its choice than the prince; and a man of real worth among the king's ministers is almost as rare as a fool at the head of a republican government.

Một nhược điểm cốt yếu và không thể tránh được và khiến cho chính quyền quân chủ không sánh được với chính quyền cộng hòa, đó là trong nền cộng hòa, sự lựa chọn của quần chúng không bao giờ đưa những người không sáng suốt và không có năng lực vào những địa vị cao nhất; trong khi đó những kẻ chiếm địa vị tột bực trong nền quân chủ thường thường là kẻ khờ dại, những tên lừa đảo tầm thường, những kẻ mưu đồ nhỏ nhặt. Những tài mọn vụn vặt ấy giúp cho chúng đạt đến những địa vị cao cả trong triều đình, nhưng một khi chúng ngồi vào các chỗ đó, các tài mọn ấy chỉ làm cho dân chúng thấy rằng chúng không xứng đáng. Về sự lựa chọn này thì dân chúng ít lầm lẫn hơn vua; và một người thật xứng đáng trong chính quyền quân chủ cũng hiếm có như là một tên ngu đần cầm đầu một chính quyền cộng hòa.

Thus, when, by some fortunate chance, one of these born governors takes the helm of State in some monarchy that has been nearly overwhelmed by swarms of "gentlemanly" administrators, there is nothing but amazement at the resources he discovers, and his coming marks an era in his country's history.

Vậy nên, khi mà nhờ một sự may mắn nào đó, có một người xứng đáng được sinh ra để lèo lái quốc gia trong một nền quân chủ đã bị làm hư hỏng bởi các kẻ vô tài nói trên, thì mọi người đều phải thật là ngạc nhiên trước những thủ đoạn và phương sách mà nhà vua áp dụng, và triều đại này đáng được xem là một kỷ nguyên lớn trong lịch sử xứ sở.

For a monarchical State to have a chance of being well governed, its population and extent must be proportionate to the abilities of its governor. It is easier to conquer than to rule. With a long enough lever, the world could be moved with a single finger; to sustain it needs the shoulders of Hercules.

Để cho một quốc gia quân chủ có thể được cai trị tốt, dân số và diện tích phải cân xứng với các khả năng của người cầm quyền. Xâm chiếm dễ hơn là cai trị. Với một đòn bẩy đủ dài, người ta có thể di chuyển quả đất với một ngón tay; nhưng để chống đỡ nó thì phải cần đến hai vai của thần Hercules.

However small a State may be, the prince is hardly ever big enough for it. When, on the other hand, it happens that the State is too small for its ruler, in these rare cases too it is ill governed, because the ruler, constantly pursuing his great designs, forgets the interests of the people, and makes it no less wretched by misusing the talents he has, than a ruler of less capacity would make it for want of those he had not. A kingdom should, so to speak, expand or contract with each reign, according to the prince's capabilities; but, the abilities of a senate being more constant in quantity, the State can then have permanent frontiers without the administration suffering.

Dù quốc gia có nhỏ bao nhiêu, vì vua hầu như không bao giờ có đủ sức cai trị. Mặt khác, khi quốc gia quá nhỏ cho kẻ cai trị - một trường hợp hiếm có - đất nước cũng không được cai trị tốt, vì người cai trị, luôn luôn muốn đạt được các mưu đồ của mình, quên đi các lợi ích của dân chúng. Một nhà vua có quá nhiều tài năng mà dùng không đúng chỗ cũng làm khổ dân như một ông vua kém cỏi, bất tài. Thật ra một vương quốc nên bành trướng hay co cụm lại theo mỗi triều đại, tùy theo khả năng của vị quân vương; nhưng, trong một chế độ cộng hòa, với khả năng tương đối ổn định của thượng viện, quốc gia lúc đó có thể có những biên giới cố định mà sự cai trị vẫn tốt như thường.

The disadvantage that is most felt in monarchical government is the want of the continuous succession which, in both the other forms, provides an unbroken bond of union. When one king dies, another is needed; elections leave dangerous intervals and are full of storms; and unless the citizens are disinterested and upright to a degree which very seldom goes with this kind of government, intrigue and corruption abound. He to whom the State has sold itself can hardly help selling it in his turn and repaying himself, at the expense of the weak, the money the powerful have wrung from him. Under such an administration, venality sooner or later spreads through every part, and peace so enjoyed under a king is worse than the disorders of an interregnum.

Sự bất lợi được nhận thấy nhiều nhất trong nền quân chủ [so với hai loại chính quyền đã nói ở trên] là sự thiếu liên tục trong cai trị. Khi một vì vua băng hà, người ta cần một vị vua khác; sự tìm kiếm người kế vị tạo ra những quãng thời gian nguy hiểm và đầy giông bão; và trừ khi các công dân có được sự vô tư và ngay thẳng, điều không thể nào có được trong chính quyền quân chủ, thì các mưu đồ và tham nhũng sẽ lan tràn. Thật khó khăn cho kẻ nào mua được quốc gia mà [khi cần lại] không bán nó đi, và lại không bóc lột kẻ yếu hèn để lấy lại số tiền các kẻ cường quyền đã đòi hỏi. Dưới một nền cai trị như vậy, chóng hay chầy, thói mua chuộc sẽ lan tràn khắp nơi, và lúc ấy nền hòa bình mà người dân được hưởng còn tệ hơn sự rối loạn xảy ra giữa các triều đại.

What has been done to prevent these evils? Crowns have been made hereditary in certain families, and an order of succession has been set up, to prevent disputes from arising on the death of kings. That is to say, the disadvantages of regency have been put in place of those of election, apparent tranquillity has been preferred to wise administration, and men have chosen rather to risk having children, monstrosities, or imbeciles as rulers to having disputes over the choice of good kings. It has not been taken into account that, in so exposing ourselves to the risks this possibility entails, we are setting almost all the chances against us. There was sound sense in what the younger Dionysius said to his father, who reproached him for doing some shameful deed by asking, "Did I set you the example?" "No," answered his son, "but your father was not king."

Người ta đã làm gì để tránh các điều tai hại đó? Chức vị vua đã trở nên cha truyền con nối trong vài hoàng gia; và một thứ tự kế vị đã được đặt nên để ngăn ngừa các việc tranh chấp khi vua băng hà. Người ta đã chọn các bất lợi của sự nhiếp chính thay thế cho các rối loạn của việc chọn lựa vua, nghĩa là chọn lựa một sự yên ổn biểu kiến thay cho sự cai trị khôn ngoan. Và người ta đã liều lĩnh chọn con trẻ, các quái thai, các kẻ đần độn làm vua hơn là lựa chọn những vị vua tốt. Người ta đã không chú ý đến việc rằng, khi ta liều lĩnh chấp nhận chế độ kế vị có thứ tự đó, ta đã đánh một canh bạc lớn với quá nhiều rủi ro. Dionysius[d] đã nói một câu rất hợp lý khi bị cha trách mắng về một việc làm đáng xấu hổ: "Ta làm gương cho con như vậy hay sao?" Dionysius trả lời: "Dạ không, nhưng đó là vì cha của cha không phải là vua."

Everything conspires to take away from a man who is set in authority over others the sense of justice and reason. Much trouble, we are told, is taken to teach young princes the art of reigning; but their education seems to do them no good. It would be better to begin by teaching them the art of obeying. The greatest kings whose praises history tells were not brought up to reign: reigning is a science we are never so far from possessing as when we have learnt too much of it, and one we acquire better by obeying than by commanding. "Nam utilissimus idem ac brevissimus bonarum malarumque rerum delectus cogitare quid aut nolueris sub alio principe, aut volueris."[24]

Khi một người được huấn luyện để chỉ huy những kẻ khác, người ta cố tình không dạy lẽ phải và công lý, và đã tốn rất nhiều công sức để dạy cho các ông hoàng trẻ nghệ thuật cai trị; nhưng sự dạy dỗ này dường như không đem lại ích lợi gì. Tốt hơn hết là nên dạy cho họ nghệ thuật biết vâng lời. Các vì vua được lịch sử tôn sùng đã không được giáo dục để cai trị, vì cai trị là một khoa học mà càng thực tập ít chừng nào thì lại càng giỏi chừng đó; một khoa học mà qua sự tuân lệnh ta lại học được nhiều hơn là ra lệnh. "Cách tốt nhất và cũng là ngắn nhất để phân biệt cái gì tốt và cái gì xấu là xem cái điều mà ta mong ước có xảy ra hay không nếu kẻ khác chứ không phải ta làm vua." 6

24 Tacitus, Histories, i. 16. "For the best, and also the shortest way of finding out what is good and what is bad is to consider what you would have wished to happen or not to happen, had another than you been Emperor."

[d] Antiochus VI Dionysus là vua của xứ Seleucid thuộc Hy-lạp. Thân phụ của Dionysus là Alexander Balas, một người bình dân được vua Antiochus IV nhận làm con và sau đó được nối ngôi. Sau khi phụ hoàng Balas qua đời, Dionysus được tướng Diodotus Tryphon đưa lên ngôi nhưng chỉ để làm vì; quyền lực nằm cả trong tay Diodotus. (HVCD)

6 (Tacitus, Histories, Quyển I).

One result of this lack of coherence is the inconstancy of royal government, which, regulated now on one scheme and now on another, according to the character of the reigning prince or those who reign for him, cannot for long have a fixed object or a consistent policy — and this variability, not found in the other forms of government, where the prince is always the same, causes the State to be always shifting from principle to principle and from project to project. Thus we may say that generally, if a court is more subtle in intrigue, there is more wisdom in a senate, and Republics advance towards their ends by more consistent and better considered policies; while every revolution in a royal ministry creates a revolution in the State; for the principle common to all ministers and nearly all kings is to do in every respect the reverse of what was done by their predecessors.

Một kết quả của sự thiếu liên tục này là sự bất ổn của chính quyền quân chủ. Chính quyền, khi thì theo kế hoạch này, khi thì theo kế hoạch khác tùy theo cá tính của vị vua trị vì, hay của các quan lại trị vì thay vua, nên về lâu về dài không thể có một đối tượng hay một chính sách cố định, và sự thay đổi này, mà người ta không tìm thấy ở các loại chính quyền khác luôn luôn do một người cai trị, gây cho Quốc Gia luôn luôn chuyển từ nguyên tắc này đến nguyên tắc khác, từ kế hoạch này đến kế hoạch kia. Cho nên, nói một cách tổng quát, nếu có nhiều mưu mô hơn trong một triều đình, thì lại có nhiều khôn ngoan hơn trong thượng viện, và chế độ cộng hòa đạt được các mục tiêu của mình bằng những chính sách ổn định hơn và theo sát các chương trình đã được hoạch định; trong khi đó mỗi sự thay đổi trong một bộ của chính quyền quân chủ gây nên một sự thay đổi trong quốc gia, vì một nguyên tắc chung cho tất cả các bộ trưởng, và gần như cho tất cả các vì vua, là làm ngược lại những gì mà người tiền nhiệm đã làm.

This incoherence further clears up a sophism that is very familiar to royalist political writers; not only is civil government likened to domestic government, and the prince to the father of a family — this error has already been refuted — but the prince is also freely credited with all the virtues he ought to possess, and is supposed to be always what he should be. This supposition once made, royal government is clearly preferable to all others, because it is incontestably the strongest, and, to be the best also, wants only a corporate will more in conformity with the general will.

Thêm nữa, sự hay thay đổi [chính sách] này đã phản bác một lối ngụy biện rất quen thuộc của các lý thuyết gia bảo hoàng, không những khi họ so sánh việc điều hành chính quyền với sự điều hành một gia đình, và so sánh vị vua với người cha-sự lầm lẫn này đã bị phản bác-mà còn rộng lượng gắn cho vua tất cả các đức hạnh mà ông ta đáng lẽ phải có, và vì luôn giả định như thế, bất kỳ nhà vua nào cũng có đầy đủ mọi đức hạnh phải có.[e] Trên giả thuyết này, chính quyền quân chủ rõ ràng hơn hẳn các chính quyền khác, vì không thể chối cãi được nó là chính quyền mạnh nhất, mà chỉ còn thiếu một ý chí đoàn thể phù hợp hơn với ý chí tập thể để trở thành một mô hình chính quyền tốt nhất.


[e] Tam đoạn luận này như sau: (1) Vua là người có đủ mọi đức hạnh, (2) A là vua, (3) Vậy A có đủ mọi đức hạnh. Tiền đề (1) không phải là một định đề mà chỉ là một ước muốn, cho nên tam đoạn luận này không có giá trị. (HVCD)

But if, according to Plato,[25] the "king by nature" is such a rarity, how often will nature and fortune conspire to give him a crown? And, if royal education necessarily corrupts those who receive it, what is to be hoped from a series of men brought up to reign? It is, then, wanton self-deception to confuse royal government with government by a good king. To see such government as it is in itself, we must consider it as it is under princes who are incompetent or wicked: for either they will come to the throne wicked or incompetent, or the throne will make them so.

Nhưng nếu, theo Plato, một người mang thiên mệnh để làm vua là một sự hiếm hoi, thì đã bao lần thiên nhiên và số mệnh cùng họp nhau lại để lập ông ta lên ngôi vua? Và nếu sự giáo dục hoàng gia làm hư hỏng những ai hấp thụ nó, thì ta hy vọng gì ở người được giáo dục để trị vì? Cho nên ta tự dối lấy mình khi đánh đồng chính quyền quân chủ với chính quyền của một vị minh quân. Để thấy được thực chất của chính quyền quân chủ, ta phải xem xét nó dưới sự trị vì của những vị vua đồi bại hay bất tài: bởi vì hoặc các vì vua ấy là những người bất tài hay đồi bại khi lên ngôi, hay chính là ngai vàng làm cho họ trở nên như vậy.

25 In the Statesman.


These difficulties have not escaped our writers, who, all the same, are not troubled by them. The remedy, they say, is to obey without a murmur: God sends bad kings in His wrath, and they must be borne as the scourges of Heaven. Such talk is doubtless edifying; but it would be more in place in a pulpit than in a political book. What are we to think of a doctor who promises miracles, and whose whole art is to exhort the sufferer to patience? We know for ourselves that we must put up with a bad government when it is there; the question is how to find a good one.

Các tác giả của chúng ta không phải không thấy các khó khăn ấy nhưng họ không băn khoăn, họ cho rằng liều thuốc chữa bệnh là vâng lời, không một lời phản đối: Trời cho chúng ta những vì vua xấu khi Người đang tức giận, vậy chúng ta phải chấp nhận họ như là những sự trừng phạt của trời. Lý luận kiểu này thật là thông sáng; nhưng nó đúng ở một bục giảng [trong nhà thờ] hơn là trong một cuốn sách về chính trị. Chúng ta nghĩ gì về một bác sĩ khi ông ta hứa hẹn những phép lạ, trong khi toàn bộ tài nghệ của ông ta lại chỉ kêu gọi người bệnh nên kiên nhẫn? Chúng ta tự biết rằng chúng ta phải chịu đựng một chính quyền xấu khi không có sự lựa chọn nào khác; câu hỏi là làm sao tìm ra được một chính quyền tốt.

7. Mixed Governments

STRICTLY speaking, there is no such thing as a simple government. An isolated ruler must have subordinate magistrates; a popular government must have a head. There is therefore, in the distribution of the executive power, always a gradation from the greater to the lesser number, with the difference that sometimes the greater number is dependent on the smaller, and sometimes the smaller on the greater.

7 Các chính quyền hỗn hợp

Nói thật ra, thì không có một [mô hình] chính quyền nào thuần túy là chính quyền đơn giản. Một người cai trị đơn độc phải có những quan chức phụ tá; một chính quyền dân chủ phải có một người cầm đầu. Vậy trong sự chia sẻ quyền hành pháp, luôn luôn có một thứ bực từ số nhiều đến số ít hơn, với sự khác biệt rằng có khi nhiều cơ quan tùy thuộc vào một số ít, và đôi khi một số ít cơ quan lại tùy thuộc vào số lớn hơn.

Sometimes the distribution is equal, when either the constituent parts are in mutual dependence, as in the government of England, or the authority of each section is independent, but imperfect, as in Poland. This last form is bad; for it secures no unity in the government, and the State is left without a bond of union.

Đôi khi có một sự phân chia đồng đều, khi thì các thành phần cấu tạo [nên chính quyền] lệ thuộc lẫn nhau như trong chính quyền Anh Quốc, hay khi thẩm quyền của mỗi thành phần độc lập với nhau nhưng tự mình lại không hoàn chỉnh như ở Ba Lan. Loại thứ hai này thì không được tốt bởi vì không có sự thống nhất trong chính quyền và quốc gia thiếu sự đoàn kết.

Is a simple or a mixed government the better? Political writers are always debating the question, which must be answered as we have already answered a question about all forms of government.

Chính quyền đơn giản và chính quyền hỗn hợp, cái nào tốt hơn? Các nhà viết về chính trị luôn luôn tranh cãi về vấn đề này; vấn đề này cần phải được giải quyết như chúng ta đã làm khi bàn đến các loại chính quyền.

Simple government is better in itself, just because it is simple. But when the executive power is not sufficiently dependent upon the legislative power, i.e., when the prince is more closely related to the Sovereign than the people to the prince, this lack of proportion must be cured by the division of the government; for all the parts have then no less authority over the subjects, while their division makes them all together less strong against the Sovereign.

Chính quyền đơn giản tự nó là tốt, bởi vì nó giản dị, nhưng khi quyền hành pháp không phụ thuộc đúng mức vào quyền lập pháp, nghĩa là khi tỷ số giữa sự liên quan của người cai trị với Hội đồng Tối cao lớn hơn tỷ số giữa mối quan hệ của dân chúng với người cai trị, thì sự thiếu sót này cần phải được sửa chữa bằng cách phân chia chính quyền; lúc đó tất cả các cơ quan của chính quyền không bị mất quyền hành đối với dân chúng và sự phân chia [ý chí đoàn thể] này làm cho họ yếu hơn đối với Hội đồng Tối cao.[f]

The same disadvantage is also prevented by the appointment of intermediate magistrates, who leave the government entire, and have the effect only of balancing the two powers and maintaining their respective rights. Government is then not mixed, but moderated.

Ta cũng còn có thể cùng ngăn ngừa các sự phiền phức đó bằng cách bổ nhiệm các quan chức trung gian; những người này, trong khi gìn giữ chính quyền thành một khối, chỉ được dùng để cân bằng và duy trì những quyền lực và thẩm quyền của hai cơ quan. Lúc đó chính quyền không còn là hỗn hợp nữa mà [là một chính quyền đơn giản] đã được điều chỉnh.

The opposite disadvantages may be similarly cured, and, when the government is too lax, tribunals may be set up to concentrate it. This is done in all democracies. In the first case, the government is divided to make it weak; in the second, to make it strong: for the maxima of both strength and weakness are found in simple governments, while the mixed forms result in a mean strength.

Với những phương cách tương tự ta có thể sửa chửa các điều bất lợi ngược lại [khi hành pháp quá phụ thuộc vào lập pháp], và khi chính quyền quá lỏng lẻo, ta có thể dựng lên những tòa án để tập trung chính quyền lại. Việc này đã được thi hành trong tất cả các nền dân chủ. Trong trường hợp thứ nhất, chính quyền bị phân chia để làm cho yếu đi; trong trường hợp thứ hai là để làm cho chính quyền mạnh hơn. Chính quyền đơn giản đều hàm chứa sức mạnh cực đại cũng như nhược điểm cực đại; chỉ có chính quyền hỗn hợp là có được sức mạnh trung bình.


[f] Hội đồng Tối cao là một cơ quan nhân tạo gồm tất cả mọi cá nhân và đại diện cho ý chí tập thể (general will); ý chí tập thể được thể hiện qua cơ quan lập pháp. Nếu quyền hành pháp không phụ thuộc đúng mức vào lập pháp thì cơ quan hành pháp (người cai trị) coi như đại diện cho hội đồng tối cao, và như vậy tạo ra một tình trạng mất cân bằng trong quan hệ giữa người dân và người cai trị, tức là giữa hành pháp và lập pháp. Rousseau phân biệt ý chí đoàn thể của mỗi cơ quan chính quyền với ý chí tập thể của quốc gia. Nếu hành pháp quá mạnh, tất nhiên ý chí đoàn thể sẽ lấn át và không còn thực thi ý chí tập thể nữa (HVCD).

8. That all forms of Government do not suit all Countries

LIBERTY, not being a fruit of all climates, is not within the reach of all peoples. The more this principle, laid down by Montesquieu, E2 is considered, the more its truth is felt; the more it is combated, the more chance is given to confirm it by new proofs.

8 Không phải mô hình chính quyền nào cũng thích hợp với mọi quốc gia

Tự do [chính trị], vì không phải là một loại cây trái sinh sôi được ở mọi khí hậu, nên không phải dân tộc nào cũng với tới được. Càng suy ngẫm về nguyên lý này của Montesquieu,7 ta càng thấy nó đúng; càng chống lại nó chừng nào thì lại càng tạo thêm cơ hội để có thêm những bằng chứng mới xác nhận nó.


7 Montesquieu, The Spirit of Laws, XIV

In all the governments that there are, the public person consumes without producing. Whence then does it get what it consumes? From the labour of its members. The necessities of the public are supplied out of the superfluities of individuals. It follows that the civil State can subsist only so long as men's labour brings them a return greater than their needs.

Trong tất cả mọi chính quyền, cơ cấu công cộng tiêu thụ mà không sản xuất gì cả. Vậy thì những sản phẩm này từ đâu đến? Từ lao động của các thành viên của nó. Các nhu cầu của cơ cấu công cộng được cung cấp từ số thặng dư của các sản phẩm do mỗi cá nhân tạo ra. Từ sự việc này ta thấy rằng một nhà nước dân sự chỉ tồn tại được khi mà sự lao động của con người sản xuất ra nhiều hơn nhu cầu của họ.

The amount of this excess is not the same in all countries. In some it is considerable, in others middling, in yet others nil, in some even negative. The relation of product to subsistence depends on the fertility of the climate, on the sort of labour the land demands, on the nature of its products, on the strength of its inhabitants, on the greater or less consumption they find necessary, and on several further considerations of which the whole relation is made up.

Nhưng không phải ở nước nào số thặng dư cũng giống nhau. Ở một số nước, số thặng dư này rất lớn; ở các nước khác, ở mức trung bình; ở chỗ khác nữa thì là số không; và ở vài nước không những thừa mà lại còn bị thiếu nữa. Mối tương quan giữa sản phẩm và sự sinh sống tùy thuộc vào sự thuận lợi của khí hậu, vào phương thức lao động phù hợp với đất đai, vào bản chất của các loại sản phẩm, vào sức mạnh của dân chúng, vào mức tiêu thụ ít hay nhiều, và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác tạo nên mối tương quan này.

On the other side, all governments are not of the same nature: some are less voracious than others, and the differences between them are based on this second principle, that the further from their source the public contributions are removed, the more burdensome they become. The charge should be measured not by the amount of the impositions, but by the path they have to travel in order to get back to those from whom they came. When the circulation is prompt and well-established, it does not matter whether much or little is paid; the people is always rich and, financially speaking, all is well.

Mặt khác, không phải là tất cả mọi chính quyền đều có cùng một bản chất: có chính quyền ăn nhiều của công hơn các chính quyền khác, và sự khác biệt giữa chúng được căn cứ trên nguyên lý thứ hai này: các đóng góp công cộng càng ở xa nguồn cung cấp thì chúng càng nặng nề. Gánh nặng này không nên được đo lường bằng số thuế má, nhưng bằng con đường mà chúng phải đi về đến nơi xuất phát. Khi sự lưu thông này nhanh chóng và được tổ chức tốt, vấn đề trả ít hay nhiều không quan trọng; dân chúng luôn luôn giàu có và, về phương diện tài chánh, mọi việc đều tốt đẹp.

On the contrary, however little the people gives, if that little does not return to it, it is soon exhausted by giving continually: the State is then never rich, and the people is always a people of beggars.

Ngược lại, dù dân chúng có đóng thuế ít đến đâu đi nữa, nếu sự đóng góp ít ỏi này không trở lại cho dân chúng, thì vì phải cho ra không ngừng nên dân chúng sẽ bị kiệt quệ: cho nên quốc gia không bao giờ thịnh vượng và dân chúng luôn luôn chỉ là những kẻ ăn mày.

It follows that, the more the distance between people and government increases, the more burdensome tribute becomes: thus, in a democracy, the people bears the least charge; in an aristocracy, a greater charge; and, in monarchy, the weight becomes heaviest. Monarchy therefore suits only wealthy nations; aristocracy, States of middling size and wealth; and democracy, States that are small and poor.

Từ đó có thể nói rằng, khi khoảng cách từ dân chúng đến chính quyền càng gia tăng, thì sự đóng góp càng nặng nề: vì thế, trong nền dân chủ, dân chúng mang một gánh nhẹ nhất; với chính quyền quý tộc gánh nặng hơn và trong nền quân chủ gánh nặng nhất. Cho nên quân chủ chỉ thích hợp với nước giàu; quý tộc cho các nước trung bình về diện tích và của cải; và nền dân chủ cho các nước nhỏ và nghèo.

In fact, the more we reflect, the more we find the difference between free and monarchical States to be this: in the former, everything is used for the public advantage; in the latter, the public forces and those of individuals are affected by each other, and either increases as the other grows weak; finally, instead of governing subjects to make them happy, despotism makes them wretched in order to govern them.

Thật ra, càng suy nghĩ, chúng ta càng thấy rằng sự khác biệt giữa các quốc gia tự do và các vương quốc như thế này: trong các quốc gia tự do mọi thứ đều được sử dụng cho lợi ích công cộng; trong các vương quốc, quyền lực công và quyền lực tư luôn tranh giành lẫn nhau, và khi quyền lực bên này tăng lên thì bên kia phải kém đi; rốt cuộc, thay vì cai trị để làm cho thần dân có hạnh phúc, các nhà độc tài lại làm cho dân chúng khốn cùng để cai trị họ.

We find then, in every climate, natural causes according to which the form of government which it requires can be assigned, and we can even say what sort of inhabitants it should have. Unfriendly and barren lands, where the product does not repay the labour, should remain desert and uncultivated, or peopled only by savages; lands where men's labour brings in no more than the exact minimum necessary to subsistence should be inhabited by barbarous peoples: in such places all polity is impossible.

Rồi, ta thấy, trong mỗi khí hậu, có những yếu tố thiên nhiên mà theo đó ta có thể chọn một loại chính quyền thích hợp với khí hậu đó, và ngay cả loại dân chúng nào sẽ thích hợp với khí hậu nào. Ở những nơi đất đai hoang vu và khô cằn, nơi mà ở đó các sản phẩm làm ra không bõ với công sức lao động bỏ ra, thì nên để hoang, không nên trồng trọt, hoặc chỉ dành cho dân mọi rợ; ở những nơi mà sức lao động chỉ sản xuất vừa đủ để sống thì nên để dân man rợ ở-nơi đó không thể xây dựng được một xã hội chính trị.

Lands where the surplus of product over labour is only middling are suitable for free peoples; those in which the soil is abundant and fertile and gives a great product for a little labour call for monarchical government, in order that the surplus of superfluities among the subjects may be consumed by the luxury of the prince: for it is better for this excess to be absorbed by the government than dissipated among the individuals. I am aware that there are exceptions; but these exceptions themselves confirm the rule, in that sooner or later they produce revolutions which restore things to the natural order.

Ở các nơi mà ở mức thặng dư sản phẩm trên sức lao động được kha khá thì thích hợp cho dân tự do. Còn ở những nơi có đất đai rộng lớn và phì nhiêu, làm ít mà đạt được nhiều sản phẩm, thì nơi đó thích hợp với chính quyền quân chủ, để cho số dư của các sản phẩm thừa của dân chúng có thể thỏa mãn cho sự xa hoa của vua chúa: bởi vì tốt hơn hết là để cho sự dư thừa này được tiêu thụ bởi chính quyền hơn là để cho cá nhân phung phí. Tôi biết rằng có những ngoại lệ; nhưng chính ngoại lệ đó chứng thực định luật này, chóng hay chầy, các ngoại lệ này sẽ tạo ra các cuộc cách mạng để khôi phục lại trật tự tự nhiên.

General laws should always be distinguished from individual causes that may modify their effects. If all the South were covered with Republics and all the North with despotic States, it would be none the less true that, in point of climate, despotism is suitable to hot countries, barbarism to cold countries, and good polity to temperate regions. I see also that, the principle being granted, there may be disputes on its application; it may be said that there are cold countries that are very fertile, and tropical countries that are very unproductive. But this difficulty exists only for those who do not consider the question in all its aspects. We must, as I have already said, take labour, strength, consumption, etc., into account.

Ta hãy luôn luôn tách biệt các quy luật chung ra khỏi các nguyên nhân cá biệt, vì các nguyên nhân này có thể ảnh hưởng đến các quy luật. Nếu tất cả các nước thuộc miền Nam theo thể chế cộng hòa, và miền Bắc với quốc gia chuyên chế, thì quy luật này cũng vẫn đúng, ít nhất là về phương diện khí hậu, đó là, sự chuyên chế thích ứng với khí hậu nóng, sự man rợ với các nước có khí hậu lạnh, và một chính quyền tốt với các khí hậu ôn hòa. Tôi cũng thấy rằng, nếu ta chấp thuận quy luật này, có thể có những sự bất đồng ý kiến khi áp dụng nó, vì cũng có thể có các xứ lạnh rất phì nhiêu, và có xứ nóng ở đó không thể trồng trọt được. Nhưng khó khăn này chỉ xảy ra cho những ai không xem xét vấn đề dưới mọi khía cạnh. Như tôi đã nói, [khi bàn đến việc hình thành một chính thể] chúng ta phải tính luôn đến các yếu tố lao động, sức mạnh, mức tiêu thụ, vân vân.

Take two tracts of equal extent, one of which brings in five and the other ten. If the inhabitants of the first consume four and those of the second nine, the surplus of the first product will be a fifth and that of the second a tenth. The ratio of these two surpluses will then be inverse to that of the products, and the tract which produces only five will give a surplus double that of the tract which produces ten.

Ta hãy lấy hai miếng đất rộng bằng nhau, một miếng đem lại lợi tức năm, miếng kia mười. Nếu dân chúng miếng đất thứ nhất tiêu thụ bốn và miếng thứ hai tiêu thụ chín, thì mức dư thừa của miếng thứ nhất là một phần năm và miếng thứ hai là một phần mười. Tỷ lệ của mức dư thừa đó vậy là tỷ lệ nghịch với mức sản xuất, và miếng đất chỉ sản xuất năm có một mức dư thừa hai lần lớn hơn miếng sản xuất mười.

But there is no question of a double product, and I think no one would put the fertility of cold countries, as a general rule, on an equality with that of hot ones. Let us, however, suppose this equality to exist: let us, if you will, regard England as on the same level as Sicily, and Poland as Egypt — further south, we shall have Africa and the Indies; further north, nothing at all. To get this equality of product, what a difference there must be in tillage: in Sicily, there is only need to scratch the ground; in England, how men must toil! But, where more hands are needed to get the same product, the superfluity must necessarily be less.

Nhưng không có vấn đề một sự sản xuất gấp đôi, và một các tổng quát, tôi không nghĩ rằng lại có ai đó đánh đồng sự phì nhiêu của các nước có khí hậu lạnh với các nước có khí hậu nóng. Tuy nhiên, giả sử rằng có sự đồng đều như vậy: thí dụ, ta hãy đặt nước Anh ngang hàng với Sicily, và Ba Lan ngang hàng với Ai Cập - xa hơn về phía nam ta có Phi Châu và Ấn Độ; xa hơn về phía bắc không có gì cả. Để đạt được sự cân bằng về sản xuất, có sự khác biệt nào trong sự trồng trọt? Ở Sicily, chỉ cần cào đất; ở Anh con người phải cực nhọc hơn biết bao! Ở đâu mà cần phải có nhiều lao động hơn để cùng có một mức sản xuất, ở đó mức dư thừa phải ít hơn.

Consider, besides, that the same number of men consume much less in hot countries. The climate requires sobriety for the sake of health; and Europeans who try to live there as they would at home all perish of dysentery and indigestion. "We are," says Chardin, "carnivorous animals, wolves, in comparison with the Asiatics. Some attribute the sobriety of the Persians to the fact that their country is less cultivated; but it is my belief that their country abounds less in commodities because the inhabitants need less. If their frugality," he goes on, "were the effect of the nakedness of the land, only the poor would eat little; but everybody does so. Again, less or more would be eaten in various provinces, according to the land's fertility; but the same sobriety is found throughout the kingdom. They are very proud of their manner of life, saying that you have only to look at their hue to recognise how far it excels that of the Christians. In fact, the Persians are of an even hue; their skins are fair, fine and smooth; while the hue of their subjects, the Armenians, who live after the European fashion, is rough and blotchy, and their bodies are gross and unwieldy."

Ngoài ra, ta nhận thấy rằng, cũng cùng một số người, nhưng ở các xứ nóng, người ta lại tiêu thụ ít hơn. Khí hậu đòi hỏi người ta ăn uống vừa phải để được mạnh khỏe: ở nơi đó, dân Âu Châu muốn sống như ở nước mình thì sẽ bị chết hết vì kiết lỵ và ăn không tiêu. Chardin có nói rằng: "Chúng ta là những con thú ăn thịt, những con chó sói khi so sánh với dân Á Châu. Có người cho rằng sự điều độ của dân Ba-Tư là do nơi đất nước đó không có trồng trọt nhiều; nhưng tôi tin tưởng rằng xứ ấy ít thực phẩm hơn vì dân chúng có nhu cầu ít hơn. Nếu sự thanh đạm của họ là kết quả của sự trơ trụi của đất đai, thì chỉ có dân nghèo là ăn ít, nhưng tất cả mọi người đều ăn ít như vậy, lại nữa, tùy theo sự phì nhiêu của đất đai, dân chúng ăn ít hay nhiều tùy theo các vùng; nhưng người ta nhận thấy sự thanh đạm ấy có trong toàn cõi xứ sở. Dân chúng rất tự hào về lối sống của mình, cho rằng ta chỉ cần nhìn nước da của họ để phải công nhận rằng lối sống ấy tốt hơn hẳn lối sống của người dân công giáo. Đúng vậy, dân Ba-Tư có một nước da tốt: da của họ đẹp, mịn màng, trong khi nước da của dân Armenians, một sắc dân lệ thuộc và sống theo kiểu người Âu Châu, thì bị sần đỏ, và thân thể của họ thì thô kệch và nặng nề!!"

The nearer you get to the equator, the less people live on. Meat they hardly touch; rice, maize, curcur, millet and cassava are their ordinary food. There are in the Indies millions of men whose subsistence does not cost a halfpenny a day. Even in Europe we find considerable differences of appetite between Northern and Southern peoples. A Spaniard will live for a week on a German's dinner. In the countries in which men are more voracious, luxury therefore turns in the direction of consumption. In England, luxury appears in a well-filled table; in Italy, you feast on sugar and flowers.

Ta càng đến gần đường xích đạo thì dân chúng càng sống đạm bạc. Dân chúng rất ít đụng đến thịt; họ thường ăn gạo, bắp, kê và sắn. Ở Ấn Độ có hàng triệu người mà thức ăn không tốn hơn một xu một ngày. Ngay tại Âu Châu, ta có thể nhận thấy các khác biệt về ăn uống giữa dân miền Bắc và miền Nam. Một người Tây Ban Nha có thể sống một tuần bằng bữa ăn tối của một người Đức. Ở các nước mà con người ăn nhiều, có sự xa hoa về các vật liệu tiêu dùng. Ở Anh, sự xa hoa là một bàn đầy thức ăn; ở Ý, ta có thể ăn thỏa thuê đồ ngọt và có cả hoa bày biện trên bàn.

Luxury in clothes shows similar differences. In climates in which the changes of season are prompt and violent, men have better and simpler clothes; where they clothe themselves only for adornment, what is striking is more thought of than what is useful; clothes themselves are then a luxury. At Naples, you may see daily walking in the Pausilippeum men in gold-embroidered upper garments and nothing else. It is the same with buildings; magnificence is the sole consideration where there is nothing to fear from the air. In Paris and London, you desire to be lodged warmly and comfortably; in Madrid, you have superb salons, but not a window that closes, and you go to bed in a mere hole.

Cũng có sự khác biệt trong xa hoa về quần áo. Ở các xứ với sự thay đổi thời tiết mau chóng và dữ dội, người dân mặc áo quần tốt hơn và giản dị hơn; ở những chỗ mà áo quần chỉ là đồ trang trí và người ta chọn sự làm đẹp hơn là sự tiện dụng, thì áo quần là những xa xỉ phẩm. Tại Naples, mỗi ngày ta có thể thấy đàn ông đi dạo tại phố Pausilippeum mặc áo thêu chỉ vàng và không mang vớ. Sự khác biệt cũng như vậy trong nhà cửa; người ta chỉ nghĩ đến vẻ lộng lẫy khi người ta không sợ gì về thời tiết. Ở Paris và London, ta thích ở trong nhà ấm và đủ tiện nghi; ở Madrid người ta có những phòng khách tráng lệ nhưng cửa sổ lúc nào cũng mở toang và phòng ngủ giống như những ổ chuột.

In hot countries foods are much more substantial and succulent; and the third difference cannot but have an influence on the second. Why are so many vegetables eaten in Italy? Because there they are good, nutritious and excellent in taste. In France, where they are nourished only on water, they are far from nutritious and are thought nothing of at table. They take up all the same no less ground, and cost at least as much pains to cultivate. It is a proved fact that the wheat of Barbary, in other respects inferior to that of France, yields much more flour, and that the wheat of France in turn yields more than that of northern countries; from which it may be inferred that a like gradation in the same direction, from equator to pole, is found generally. But is it not an obvious disadvantage for an equal product to contain less nourishment?

Ở các xứ nóng, thức ăn có chất lượng và ngon hơn; đây là sự khác biệt thứ ba và sự khác biệt này ảnh hưởng tới sự khác biệt thứ hai nói trên. Tại sao người ta ăn quá nhiều rau ở Ý? Bởi vì chúng có vị ngon và bổ dưỡng hơn. Ở Pháp, rau chỉ được tưới nước, chúng không bổ dưỡng và bị xem thường trên bàn ăn. Rau cải cũng chiếm chừng đó đất và cũng đòi hỏi chừng đó công sức lao động. Có một sự kiện đã được minh chứng rằng lúa mạch của Barbary, trên nhiều khía cạnh thì thua lúa mạch của Pháp nhưng lại cho nhiều chất bột hơn, và lúa mạch của Pháp lại có nhiều chất bột hơn lúa mạch của các nước miền bắc; từ đó ta có thể suy một cách tổng quát rằng có một sự xếp bậc thứ tự như vậy từ xích đạo lên đến Bắc Cực. Nhưng đấy chẳng phải là một sự bất lợi hiển nhiên khi cùng một sản phẩm lại chứa ít chất bổ hơn hay sao?

To all these points may be added another, which at once depends on and strengthens them. Hot countries need inhabitants less than cold countries, and can support more of them. There is thus a double surplus, which is all to the advantage of despotism. The greater the territory occupied by a fixed number of inhabitants, the more difficult revolt becomes, because rapid or secret concerted action is impossible, and the government can easily unmask projects and cut communications; but the more a numerous people is gathered together, the less can the government usurp the Sovereign's place: the people's leaders can deliberate as safely in their houses as the prince in council, and the crowd gathers as rapidly in the squares as the prince's troops in their quarters. The advantage of tyrannical government therefore lies in acting at great distances. With the help of the rallying-points it establishes, its strength, like that of the lever,[26] grows with distance. The strength of the people, on the other hand, acts only when concentrated: when spread abroad, it evaporates and is lost, like powder scattered on the ground, which catches fire only grain by grain. The least populous countries are thus the fittest for tyranny: fierce animals reign only in deserts.

Từ các nhận định vừa nêu, ta có thể có thêm một nhận định nữa, phát xuất từ các điểm nêu trên mà ra và [đồng thời] xác nhận các điểm ấy. Đó là các xứ nóng cần ít dân số hơn các nước có khí hậu lạnh và có thể nuôi sống một số đông dân hơn; vậy nên có một sự dư thừa gấp đôi làm lợi cho các chế độ chuyên quyền. Một vùng đất có dân số cố định, diện tích càng rộng chừng nào thì việc nổi loạn càng khó chừng đó, vì một hành động nhanh chóng và bí mật không xảy ra được, và bị chính quyền dễ dàng phát hiện ra các mưu toan và cắt các đường liên lạc; nhưng nếu một số đông dân chúng càng tụ họp gần nhau thì chính quyền càng ít có cơ hội tiếm quyền của Hội đồng Tối cao. Các thủ lãnh của dân chúng có thể thảo luận với nhau một cách an toàn cũng như Vua thảo luận trong nội các của mình, và đông đảo dân chúng có thể tụ họp tại các công trường cũng mau chóng như quân lính tụ họp tại các trại của họ. Cho nên lợi thế của chính quyền bạo ngược là hành động trên những khoảng cách lớn. Nhờ có các điểm tụ họp đã được ấn định từ trước, sức mạnh của chính quyền như sức mạnh của một đòn bẩy, lớn theo với khoảng cách.8 Về mặt khác, sức mạnh của quần chúng chỉ có hiệu quả khi tập trung lại; một khi đã trải rộng ra, nó biến mất đi như thuốc súng rải trên mặt đất, chỉ cháy từng hạt một. Các xứ càng ít dân cư càng thích hợp cho chế độ chuyên chế: các con thú dữ nhất chỉ ngự trị trong các miền sa mạc.



26 This does not contradict what I said before (Book II, ch. 9) about the disadvantages of great States; for we were then dealing with the authority of the government over the members, while here we are dealing with its force against the subjects. Its scattered members serve it as rallying-points for action against the people at a distance, but it has no rallying-point for direct action on its members themselves. Thus the length of the lever is its weakness in the one case, and its strength in the other.

8 Việc này không trái ngược với cái gì tôi đã nói (Quyển II, chương 9) về các bất lợi của các nước lớn; trong đoạn trên, chúng ta đề cập đến quyền hành của chính quyền đối với các thành viên của mình; trong khi tại đây chúng ta đề cập đến sức mạnh của chính quyền đối với người dân. Các thành viên của chính quyền được rải rộng ra và là những điểm tựa để chính quyền hành động từ xa đối với dân chúng; nhưng chính quyền không có điểm tựa để hành động trực tiếp đối với chính các thành viên của mình. Vậy nên, trong trường hợp này, chiều dài của đòn bẩy lại là điểm yếu của chính quyền, nhưng lại là sức mạnh trong trường hợp khác.

9. The Marks of a Good Government

THE question "What absolutely is the best government?" is unanswerable as well as indeterminate; or rather, there are as many good answers as there are possible combinations in the absolute and relative situations of all nations.

But if it is asked by what sign we may know that a given people is well or ill governed, that is another matter, and the question, being one of fact, admits of an answer.

9 Các dấu hiệu của một chính quyền tốt

Khi ta hỏi một các xác quyết rằng chính quyền nào là chính quyền hoàn hảo nhất, ta đặt ra một câu hỏi không thể trả lời được, vì hoặc là câu hỏi này quá mơ hồ, hoặc là có quá nhiều câu trả lời thỏa đáng, cũng nhiều bằng tổng số các tổ hợp của các quốc gia trong những tình trạng tuyệt đối cũng như tương đối.[g] Nhưng nếu hỏi rằng có dấu hiệu nào cho ta thấy một dân tộc được cai trị tốt hay xấu, thì đó lại là chuyện khác, và vì câu hỏi bây giờ là một sự kiện nên có thể trả lời được.


[g] Có lẽ Rousseau muốn ám chỉ đến phép đếm hoán vị (permutation) chứ không phải phép đếm tổ hợp (combination) trong câu này. Giả sử có một tập hợp gồm 4 vật thể {a, b, c, d}, thì sẽ có 6 cách để lựa ra tổ hợp gồm 2 vật thể, gồm có {a, b}, {a, c}, {a, d}, {b, c}, {b, d}, và {c, d}. Trong cách chọn lựa này thứ tự vật được chọn không quan trọng, thí dụ {a, b} và {b, a} là 2 tổ hợp giống nhau. Tuy nhiên, nếu thứ tự được chọn là điều quan trọng thì {a, b} và {b, a} sẽ là 2 tổ hợp khác nhau. Trong trường hợp này, từ tập hợp {a, b, c, d}, sẽ có đến 12 cặp hoán vị khác nhau gồm 2 vật thể.

It is not, however, answered, because everyone wants to answer it in his own way. Subjects extol public tranquillity, citizens individual liberty; the one class prefers security of possessions, the other that of person; the one regards as the best government that which is most severe, the other maintains that the mildest is the best; the one wants crimes punished, the other wants them prevented; the one wants the State to be feared by its neighbours, the other prefers that it should be ignored; the one is content if money circulates, the other demands that the people shall have bread. Even if an agreement were come to on these and similar points, should we have got any further? As moral qualities do not admit of exact measurement, agreement about the mark does not mean agreement about the valuation.

Tuy nhiên, không có ai trả lời vì ai cũng muốn trả lời theo cách của mình. Thần dân thì ca tụng an ninh công cộng, công dân thì lại ưa chuộng tự do cá nhân; thần dân muốn có bảo đảm về tài sản, trong khi công dân muốn có bảo đảm về nhân-thân; thần dân thì cho rằng chính quyền tốt nhất là chính quyền nghiêm khắc nhất, còn công dân thì lại thích một chính quyền khoan dung. Thần dân muốn tội ác phải được trừng trị, công dân lại muốn tội ác nên được ngăn ngừa; thần dân muốn quốc gia phải được các nước láng giềng e sợ, trong khi công dân chỉ muốn không có ai chú ý đến mình. Thần dân cảm thấy hài lòng khi tiền bạc luân lưu, còn công dân thì chỉ muốn có đủ cơm ăn. Dù rằng ta có đồng ý trên những điều [khác nhau] đó và ngay cả trên những điểm tương đồng, ta có thể tiến gần lại lời giải cho vấn nạn này hay không? Ngay cả khi ta cùng chấp nhận một tiêu chuẩn, liệu ta có cùng đồng ý về cách thức áp dụng tiêu chuẩn này hay không, khi mà các giá trị tinh thần không thể đo lường được một cách chính xác?

For my part, I am continually astonished that a mark so simple is not recognised, or that men are of so bad faith as not to admit it. What is the end of political association? The preservation and prosperity of its members. And what is the surest mark of their preservation and prosperity? Their numbers and population. Seek then nowhere else this mark that is in dispute. The rest being equal, the government under which, without external aids, without naturalisation or colonies, the citizens increase and multiply most, is beyond question the best. The government under which a people wanes and diminishes is the worst. Calculators, it is left for you to count, to measure, to compare.[27]

Về phần tôi, tôi lại luôn luôn ngạc nhiên khi thấy có một tiêu chuẩn đơn giản mà hoặc người ta không nhận ra, hoặc bị cố ý gạt đi. Mục đích của một sự kết hợp chính trị là gì? Đó là sự bảo tồn và thịnh vượng của các thành viên. Và dấu hiệu chắc chắn nhất của các điều ấy là gì? Đó là dân số và mức độ sinh sản. Vậy đừng tìm kiếm ở đâu khác các dấu hiệu luôn được bàn cãi. Nếu mọi yếu tố khác được coi như bằng nhau, thì một chính quyền tốt nhất, một cách chắc chắn và không còn nghi ngờ gì nữa, phải là một chính quyền có dân số gia tăng và sinh sôi nhiều nhất mà không cần đến các phương tiện trợ giúp bên ngoài như di dân hoặc thuộc địa. Một chính quyền có dân số giảm bớt và chết dần mòn là một chính quyền tệ hại nhất. Hỡi các nhà thống kê, bây giờ là công tác của quý vị: hãy đếm, đo, và so sánh.9

27 On the same principle it should be judged what centuries deserve the preference for human prosperity. Those in which letters and arts have flourished have been too much admired, because the hidden object of their culture has not been fathomed, and their fatal effects not taken into account. "ldque apud imperitos humanitas vocabatur, cum pars servitutis esset." (Fools called "humanity" what was a part of slavery, Tacitus, Agricola, 31.) Shall we never see in the maxims books lay down the vulgar interest that makes their writers speak? No, whatever they may say, when, despite its renown, a country is depopulated, it is not true that all is well, and it is not enough that a poet should have an income of 100,000 francs to make his age the best of all. Less attention should be paid to the apparent repose and tranquillity of the rulers than to the well-being of their nations as wholes, and above all of the most numerous States. A hail-storm lays several cantons waste, but it rarely makes a famine. Outbreaks and civil wars give rulers rude shocks, but they are not the real ills of peoples, who may even get a respite, while there is a dispute as to who shall tyrannise over them. Their true prosperity and calamities come from their permanent condition: it is when the whole remains crushed beneath the yoke, that decay sets in, and that the rulers destroy them at will, and "ubi solitudinem faciunt, pacem appellant." (Where they create solitude, they call it peace, Tacitus, Agricola, 31.) When the bickerings of the great disturbed the kingdom of France, and the Coadjutor of Paris took a dagger in his pocket to the Parliament, these things did not prevent the people of France from prospering and multiplying in dignity, ease and freedom. Long ago Greece flourished in the midst of the most savage wars; blood ran in torrents, and yet the whole country was covered with inhabitants. It appeared, says Machiavelli, that in the midst of murder, proscription and civil war, our republic only throve: the virtue, morality and independence of the citizens did more to strengthen it than all their dissensions had done to enfeeble it. A little disturbance gives the soul elasticity; what makes the race truly prosperous is not so much peace as liberty.

9 Ta phải đánh giá các thế kỷ trước trên cùng một nguyên tắc để xem thời nào đáng được mến mộ vì đã làm cho nhân loại được thịnh vượng. Người ta đã quá ngưỡng mộ các thế kỷ có sự phát triển của văn học và nghệ thuật, mà không thấu hiểu các mục tiêu bí mật của các nền văn hóa đó và không nhận thấy hậu qủa tai hại của chúng - "một phần của sự nô lệ được những kẻ ngu xuẩn gọi là văn hóa" (Tacitus, Agricola, 31). Có bao giờ chúng ta thấy được, đằng sau các lời hay ý đẹp của những tác phẩm, cái tư lợi sống sượng đã khiến các tác giả nói lên những điều đó không? Không, dù họ nói gì chăng nữa, khi mà một nước bị mất dân, dù nưóc đó danh tiếng đến đâu, thì không phải là mọi việc đều tốt đẹp; và dù một nhà thơ có lợi tức một trăm ngàn đồng cũng không đủ để làm cho thời kỳ của ông ta tốt đẹp nhất. Ta đừng nên quá để ý đến sự ung dung thư thái và sự yên tĩnh bề ngoài của các nhà cầm quyền mà quan tâm hơn đến hạnh phúc của toàn thể quốc gia, nhất là các quốc gia đông dân nhất. Mưa đá tàn phá vài vùng nhưng ít khi gây ra đói kém. Các vụ nổi loạn, các cuộc nội chiến làm cho các nhà cấm quyền bị hoảng loạn, nhưng chúng không phải là nguồn gốc đau khổ chính của nhân dân. Các vụ đó còn có thể cho họ thời gian để thở trong khi các lãnh tụ tranh nhau xem ai có thể áp chế dân chúng. Sự thịnh vượng và các tai hoạ thật sự của con người phát sinh từ điều kiện cố hữu của họ: chính khi mà toàn thể bị đè bẹp dưới ách đô hộ mà mọi việc trở nên suy tàn, và kẻ cầm quyền mặc sức thỏa thuê tiêu diệt, và "chúng tạo ra sự cô đơn, và gọi đó là hòa bình" (Tacitus, Agricola 31). Khi các vụ tranh cãi của các nhà quý tộc làm rối loạn nước Pháp, và khi Ngài Trợ Lý Giám Mục thành phố Paris bỏ dao găm trong túi để đi họp quốc hội, các việc đó không cản trở dân Pháp sống có phẩm cách, thoải mái và tự do; họ tiếp tục làm ăn thịnh vượng và gia tăng dân số. Xưa kia, nước Hy Lạp phồn thịnh trong khi chiến tranh diễn ra hung bạo; máu chảy thành suối mà toàn thể đất nước vẫn đông đúc dân cư. Machiavelli nói rằng dường như giữa các vụ giết người, các sự đấy ải, các cuộc nội chiến, nền cộng hòa của chúng ta lại trở nên mạnh hơn: đức hạnh, đạo đức và tự do của người dân góp sức làm cho quốc gia mạnh hơn là tất cả các sự chia rẽ để làm yếu nó. Một náo động nhỏ làm sức bật cho tâm hồn, tự do làm cho con người thịnh vượng hơn là hòa bình.

10. The Abuse of Government and its Tendency to Degenerate

AS the particular will acts constantly in opposition to the general will, the government continually exerts itself against the Sovereignty. The greater this exertion becomes, the more the constitution changes; and, as there is in this case no other corporate will to create an equilibrium by resisting the will of the prince, sooner or later the prince must inevitably suppress the Sovereign and break the social treaty. This is the unavoidable and inherent defect which, from the very birth of the body politic, tends ceaselessly to destroy it, as age and death end by destroying the human body.

10 Sự lạm dụng quyền hành và khuynh hướng thoái hóa của chính quyền

Vì ý chí riêng tư luôn luôn chống đối với ý chí tập thể nên chính quyền luôn luôn hành động chống đối Hội đồng Tối cao. Sự chống đối này càng tăng thì cơ cấu chính trị càng thay đổi; và vì trong trường hợp này không có một ý chí đoàn thể nào khác để chống lại với ý chí của nhà cầm quyền hầu tạo ra một thế cân bằng, sớm hay muộn nhà cầm quyền sẽ đi đến tình trạng phải loại bỏ Hội Đồng Tối Cao và phá vỡ khế ước xã hội. Đây là một nhược điểm cố hữu và không thể tránh được đã có từ khi hình thành cơ cấu chính trị và không ngừng có khuynh hướng phá hoại nó, cũng như tuổi già và tử thần phá hoại thân thể con người.

There are two general courses by which government degenerates: i.e., when it undergoes contraction, or when the State is dissolved.

Government undergoes contraction when it passes from the many to the few, that is, from democracy to aristocracy, and from aristocracy to royalty. To do so is its natural propensity.[28] If it took the backward course from the few to the many, it could be said that it was relaxed; but this inverse sequence is impossible.

Có hai đường lối theo đó chính quyền thoái hoá: khi chính quyền thu hẹp lại hay khi quốc gia tan rã.

Chính quyền thu hẹp lại khi nó từ một số đông qua một số ít, nghĩa là từ chế độ dân chủ qua chế độ quý tộc, và từ chế độ quý tộc qua chế độ quân chủ. Đó là xu hướng tự nhiên của nó;10 nếu nó đi từ số ít đến số nhiều, thì có thể nói rằng có sự nới lỏng; nhưng tiến trình ngược đó không thể xảy ra được.

28 The slow formation and the progress of the Republic of Venice in its lagoons are a notable instance of this sequence; and it is most astonishing that, after more than twelve hundred years' existence, the Venetians seem to be still at the second stage, which they reached with the Serrar di Consiglio in 1198. As for the ancient Dukes who are brought up against them, it is proved, whatever the Squittinio della libertà veneta may say of them, that they were in no sense sovereigns.

A case certain to be cited against my view is that of the Roman Republic, which, it will be said, followed exactly the opposite course, and passed from monarchy to aristocracy and from aristocracy to democracy. I by no means take this view of it.

What Romulus first set up was a mixed government, which soon deteriorated into despotism. From special causes, the State died an untimely death, as new-born children sometimes perish without reaching manhood. The expulsion of the Tarquins was the real period of the birth of the Republic. But at first it took on no constant form, because, by not abolishing the patriciate, it left half its work undone. For, by this means, hereditary aristocracy, the worst of all legitimate forms of administration, remained in conflict with democracy, and the form of the government, as Machiavelli has proved, was only fixed on the establishment of the tribunate: only then was there a true government and a veritable democracy. In fact, the people was then not only Sovereign, but also magistrate and judge; the senate was only a subordinate tribunal, to temper and concentrate the government, and the consuls themselves, though they were patricians, first magistrates, and absolute generals in war, were in Rome itself no more than presidents of the people.

From that point, the government followed its natural tendency, and inclined strongly to aristocracy. The patriciate, we may say, abolished itself, and the aristocracy was found no longer in the body of patricians as at Venice and Genoa, but in the body of the senate, which was composed of patricians and plebeians, and even in the body of tribunes when they began to usurp an active function: for names do not affect facts, and, when the people has rulers who govern for it, whatever name they bear, the government is an aristocracy.

The abuse of aristocracy led to the civil wars and the triumvirate. Sulla, Julius Caesar and Augustus became in fact real monarchs; and finally, under the despotism of Tiberius, the State was dissolved. Roman history then confirms, instead of invalidating, the principle I have laid down.

10 Sự hình thành chậm chạp và sự tiến triển của Cộng Hòa Venice trên các vùng nước mặn là một ví dụ đáng chú ý của tiến trình này; và thật là đáng ngạc nhiên thấy rằng, sau hơn 1200 năm, dân Venitians dường như đang còn ở giai đoạn thứ hai, mà họ đã đạt đến với sự xiết chặt các ủy ban (Serrar di Consiglio) năm 1198. Còn các vị Quận Công thì dù "Bản nghiên cứu vê tự do của Venice" (Scrutiny into the liberty of Venice) có nói gì đi nữa thì bằng cớ rành rành đã chứng minh rằng họ không phải là Hội đồng Tối cao. Một trường hợp có thể được nêu ra để chống lại ý kiến của tôi. Đó là việc Cộng Hòa La Mã đã theo một tiến trình ngược lại, đi từ quân chủ qua quý tộc, và từ quý tộc đến dân chủ. Tôi thì không nghĩ như vậy.

Chính quyền đầu tiên do Romulus đặt ra là một chính phủ hỗn hợp, và sau đó trở thành một chế độ chuyên quyền. Bởi những lý do đặc biệt, quốc gia bị diệt vong, y như một trẻ sơ sinh đôi khi chết đi trước khi thành niên. Sự trục xuất bọn Tarquins là thời gian thật sự đánh dấu sự hình thành của nền cộng hòa. Nhưng ngay từ đầu, nó không được bền vững vì không loại bỏ giới quý tộc (patriciate) nên mục đích không được hoàn tất. Vì như vậy, nền quý tộc cha truyền con nối, cái dạng cai trị hợp pháp tệ hại nhất vẫn chống đối với nền dân chủ. Và như Machiavelli đã chứng minh chính quyền chỉ được thành lập với sự thiết lập các quan bảo vệ dân (tribunate): chỉ lúc đó mới có một chính quyền và nền dân chủ thật sự. Thật vậy, dân chúng khi đó không những là Hội Đồng Tối Cao mà còn là những quan chức và những quan toà; nguyên lão thượng viện chỉ là một tòa lệ thuộc có bổn phận kềm chế hay là tập trung công việc của chính quyền; và ngay cả các quan chấp chính tối cao (consul), tuy rằng là những nhà quý tộc La Mã, những quan chức tối cao, những vị tướng trong thời chiến tranh, thì ngay tại La Mã chỉ là những thống đốc của dân chúng. Từ điểm này, chính quyền đi theo khuynh hướng tự nhiên và thiên mạnh mẽ về phía nền quý tộc.

Chúng ta có thể nói rằng nền quý tộc La Mã tự đào thải mình, và nền quý tộc không còn đuợc tìm thấy trong cơ cấu các quý tộc La Mã như là ở Venice hay Genoa, nhưng ở trong cơ cấu của nguyên lão thượng viện. Cơ cấu này gồm có các nhà quý tộc La Mã và các người thường dân, và ngay cả trong cơ cấu của các quan bảo vệ dân (tribunes), mà tại đó họ bắt đầu chiếm một vai trò tích cực. Vì tên gọi không ảnh hưởng đến việc làm, và khi mà dân chúng có những ngưòi cầm quyền làm việc cho mình thì dù rằng các nhà cấm quyền ấy có mang tên gì chăng nữa chính quyền ấy vẫn là chính quyền quý tộc.

Sự lạm dụng của nền quý tộc (aristocracy) dẫn đến nội chiến, và các vị trong tam đầu chế: Sulla, Julius Caesar và Augustus thật sự trở nên những vì vua; và sau rốt dướI thời chuyên chế của Tiberius quốc gia bị giải thể. Vậy lịch sử La Mã xác nhận thay vì phủ định những gì tôi đã nói trước.

Indeed, governments never change their form except when their energy is exhausted and leaves them too weak to keep what they have. If a government at once extended its sphere and relaxed its stringency, its force would become absolutely nil, and it would persist still less. It is therefore necessary to wind up the spring and tighten the hold as it gives way: or else the State it sustains will come to grief. The dissolution of the State may come about in either of two ways.

Thật vậy, chính quyền không bao giờ thay đổi hình thức trừ khi sinh lực của mình yếu đi và trở nên quá suy nhược để giữ lại hình thức cũ. Nếu chính quyền cùng một lúc nới rộng phạm vi và để cho luật lệ của mình trở nên lỏng lẻo, thì sức mạnh của nó sẽ trở nên số không, và sự tồn vong của nó lại còn mỏng manh hơn nữa. Vậy thì cần thiết phải nâng cao sinh lực lên và xiết chặt lại những luật lệ đã bị lỏng lẻo; nếu không quốc gia sẽ đổ nát. Quốc gia có thể tan rã theo một trong hai trường hợp:

First, when the prince ceases to administer the State in accordance with the laws, and usurps the Sovereign power. A remarkable change then occurs: not the government, but the State, undergoes contraction; I mean that the great State is dissolved, and another is formed within it, composed solely of the members of the government, which becomes for the rest of the people merely master and tyrant. So that the moment the government usurps the Sovereignty, the social compact is broken, and all private citizens recover by right their natural liberty, and are forced, but not bound, to obey.

Thứ nhất, khi người cầm quyền không cai trị quốc gia theo luật pháp và cướp quyền của Hội Đồng Tối Cao. Lúc đó một sự thay đổi đáng kể xảy ra: quốc gia chứ không phải chính quyền thu hẹp lại; tôi muốn nói là đại quốc gia bị tan rã, và một quốc gia khác được thành lập trong nó, chỉ gồm có các thành viên của chính quyền. Đối với dân chúng, họ chỉ là những người chủ bạo ngược. Thành ra khi mà chính quyền cướp lấy Quyền Tối thượng [của Hội đồng Tối cao], khế ước xã hội bị tan vỡ và mọi công dân đương nhiên lấy lại sự tự do tự nhiên của mình; và lúc đó họ bị bắt buộc chứ không có nghĩa vụ phải tuân lệnh.

The same thing happens when the members of the government severally usurp the power they should exercise only as a body; this is as great an infraction of the laws, and results in even greater disorders. There are then, so to speak, as many princes as there are magistrates, and the State, no less divided than the government, either perishes or changes its form.

Trường hợp này cũng xảy ra khi các thành viên của chính quyền riêng rẽ cướp chánh quyền mà đáng lẽ họ phải cùng với nhau phục vụ; đây là một sự vi phạm luật pháp lớn lao, và kết quả là càng xáo trộn hơn nữa. Có thể nói lúc đó có bao nhiêu quan chức là có bấy nhiêu nhà cầm quyền, và quốc gia bị phân tán như chính quyền [đã bị manh mún], hoặc bị hủy hoại, hoặc thay đổi hình thức.

When the State is dissolved, the abuse of government, whatever it is, bears the common name of anarchy. To distinguish, democracy degenerates into ochlocracy, and aristocracy into oligarchy; and I would add that royalty degenerates into tyranny; but this last word is ambiguous and needs explanation.

In vulgar usage, a tyrant is a king who governs violently and without regard for justice and law. In the exact sense, a tyrant is an individual who arrogates to himself the royal authority without having a right to it. This is how the Greeks understood the word "tyrant": they applied it indifferently to good and bad princes whose authority was not legitimate.[29] Tyrant and usurper are thus perfectly synonymous terms.

Khi quốc gia bị tan rã, sự lạm quyền của chính phủ, bất cứ dưới hình thức nào, cũng được gọi chung là tình trạng vô chính phủ. Để phân biệt, dân chủ biến chất thành chính quyền quần chúng (ochlocracy), và nền quý tộc biến thành nền chính trị tập đoàn (oligarchy); và tôi có thể thêm rằng nền quân chủ biến thể thành nền chuyên chế (tyranny); nhưng danh từ cuối này mơ hồ và cần phải được giải thích.

Theo nghĩa thông thường, một kẻ chuyên chế là một ông vua cai trị bằng bạo lực và không đếm xỉa đến công lý và luật pháp. Theo đúng nghĩa, kẻ chuyên chế là một người tự cho mình quyền hành của một vị vua, mà chính ra ông ta không có cái quyền đó. Xưa kia người Hy Lạp hiểu chữ "kẻ chuyên chế" như vậy; họ áp dụng danh từ đó lẫn lộn cho các nhà cai trị, cả tốt cũng như xấu, khi những người này sử dụng quyền hành không hợp pháp.11 Vậy thì nhà chuyên chế và kẻ cướp quyền là hai danh từ đồng nghĩa.

29 "Omnes enim et habentur et dicuntur tyranni, qui potestate utuntur perpetua in ea civitate quæ libertate usa est" (Cornelius Nepos, Life of Miltiades). (For all those are called and considered tyrants, who hold perpetual power in a State that has known liberty.) It is true that Aristotle (Ethics, Book viii, chapter x) distinguishes the tyrant from the king by the fact that the former governs in his own interest, and the latter only for the good of his subjects; but not only did all Greek authors in general use the word tyrant in a different sense, as appears most clearly in Xenophon's Hiero, but also it would follow from Aristotle's distinction that, from the very beginning of the world, there has not yet been a single king.

11 "Vì tất cả các kẻ đó được gọi là và được xem là những người chuyên chế, những kẻ cầm quyền vĩnh viễn trong một quốc gia đã được biết đến tự do" (Cornelius Nepos, Life of Miltiades). Thật vậy Aristotle (trong cuốn Ethics, Book VIII, chapter X) phân biệt kẻ chuyên chế và vì quân vương như sau: kẻ chuyên chế cầm quyền vì lợi ích riêng tư của mình, và vị quân vương trị vì chỉ vì lợi ích của thần dân; nhưng nói chung, ngoài việc tất cả các nhà văn Hy Lạp hiểu danh từ kẻ chuyên chế theo một nghĩa khác (như là trong cuốn Hiero của Xenophon), nhưng cũng theo tiêu chuẩn của Aristotle, ngay từ thưở khai sinh lập địa ta thấy không có một vị vua nào cả.

In order that I may give different things different names, I call him who usurps the royal authority a tyrant, and him who usurps the sovereign power a despot. The tyrant is he who thrusts himself in contrary to the laws to govern in accordance with the laws; the despot is he who sets himself above the laws themselves. Thus the tyrant cannot be a despot, but the despot is always a tyrant.

Để gọi những điều dị biệt này bằng những danh từ khác nhau, tôi gọi kẻ tiếm quyền của nhà vua là kẻ chuyên chế (tyrant), và kẻ cướp quyền của Hội đồng Tối cao là kẻ bạo ngược (despot). Kẻ chuyên chế là người tự phong mình lên [cầm quyền] một cách trái luật pháp nhưng vẫn cai trị theo luật pháp; kẻ bạo ngược là người tự đặt mình lên trên luật pháp. Như thế, kẻ chuyên chế không thể là kẻ bạo ngược, nhưng kẻ bạo ngược luôn luôn là người chuyên chế.

11. The Death of the Body Politic

SUCH is the natural and inevitable tendency of the best constituted governments. If Sparta and Rome perished, what State can hope to endure for ever? If we would set up a long-lived form of government, let us not even dream of making it eternal. If we are to succeed, we must not attempt the impossible, or flatter ourselves that we are endowing the work of man with a stability of which human conditions do not permit.

11 Sự tiêu diệt của một cơ cấu chính trị

Cái chết của một cơ cấu chính trị là khuynh hướng tự nhiên và không thể tránh được của mọi chính quyền kể cả những chính quyền đã được tổ chức tốt nhất. Nếu Sparta và La Mã bị tiêu diệt thì liệu có quốc gia nào có hy vọng tồn tại mãi? Và nếu ta muốn thiết lập một chính quyền tồn tại được lâu dài, thì ta cũng không nên mơ ước là nó sẽ tồn tại vĩnh viễn. Nếu muốn thành công, thì đừng nên toan tính làm những gì không thể làm được, hay là tự hào rằng đã tạo nên một cơ cấu nhân tạo có thể tồn tại vĩnh viễn, một đặc tính mà con người không có.

The body politic, as well as the human body, begins to die as soon as it is born, and carries in itself the causes of its destruction. But both may have a constitution that is more or less robust and suited to preserve them a longer or a shorter time. The constitution of man is the work of nature; that of the State the work of art. It is not in men's power to prolong their own lives; but it is for them to prolong as much as possible the life of the State, by giving it the best possible constitution. The best constituted State will have an end; but it will end later than any other, unless some unforeseen accident brings about its untimely destruction.

Cơ cấu chính trị cũng như cơ thể con người, bắt đầu chết ngay từ khi chúng sinh ra, và tự mang trong chúng các nguyên nhân của sự hủy hoại. Nhưng cả hai đều có một thể chất khỏe hơn hay yếu hơn để giúp cho chúng tồn tại được lâu dài hơn hay ngắn ngủi hơn. Thể chất của con người là do thiên nhiên tạo ra; thể chất của quốc gia là do tài khéo của con người tạo nên. Con người không có khả năng kéo dài đời sống của mình; nhưng họ có thể kéo dài đời sống của quốc gia, bằng cách [tạo] cho nó một tổ chức hoàn hảo nhất mà khả năng con người có thể làm được. Một quốc gia được tổ chức hoàn hảo nhất sẽ chấm dứt;nhưng nó sẽ chấm dứt sau các quốc gia khác, trừ khi có một tai nạn bất ngờ tiêu diệt nó trước kỳ hạn.

The life-principle of the body politic lies in the sovereign authority. The legislative power is the heart of the State; the executive power is its brain, which causes the movement of all the parts. The brain may become paralysed and the individual still live. A man may remain an imbecile and live; but as soon as the heart ceases to perform its functions, the animal is dead.

Nguyên lý của đời sống của một cơ cấu chính trị nằm trong quyền hành của Hội đồng Tối cao. Quyền lập pháp là trái tim của quốc gia; quyền hành pháp là trí óc làm cho các cơ phận hoạt động. Trí óc có thể bị tê liệt mà con người có thể vẫn còn sống. Con người ấy có thể trở nên khờ khạo nhưng vẫn sống được, chỉ đến khi con tim ngừng đập thì cơ thể đó chết ngay.

The State subsists by means not of the laws, but of the legislative power. Yesterday's law is not binding to-day; but silence is taken for tacit consent, and the Sovereign is held to confirm incessantly the laws it does not abrogate as it might. All that it has once declared itself to will it wills always, unless it revokes its declaration.

Quốc gia không tồn tại vì luật pháp nhưng vì quyền lập pháp. Luật pháp được ban hành trước kia không còn bó buộc chúng ta; nhưng sự yên lặng được hiểu ngầm là sự ưng thuận, và [do đó,] Hội Đồng Tối Cao được xem như là liên tục công nhận các luật lệ còn đang được duy trì, vì nếu không thì chúng đã bị hủy bỏ rồi. Tất cả những gì mà Hội Đồng Tối Cao đã một lần tuyên bố muốn như vậy thì Hội Đồng cũng vẫn muốn như trước, nếu không chính thức thu hồi nó lại.

Why then is so much respect paid to old laws? For this very reason. We must believe that nothing but the excellence of old acts of will can have preserved them so long: if the Sovereign had not recognised them as throughout salutary, it would have revoked them a thousand times. This is why, so far from growing weak, the laws continually gain new strength in any well constituted State; the precedent of antiquity makes them daily more venerable: while wherever the laws grow weak as they become old, this proves that there is no longer a legislative power, and that the State is dead.

Như vậy tại sao lại quá tôn trọng các luật lệ cổ xưa? Chính là vì chúng cổ xưa. Ta phải nghĩ rằng vì các luật xưa hoàn hảo nên mới tồn tại được lâu như vậy; bởi vì nếu Hội Đồng Tối Cao không còn công nhận rằng chúng có lợi ích thì đã phải hủy bỏ chúng lâu rồi. Đó là lý do tại sao luật pháp không những không suy yếu đi mà tiếp tục càng ngày càng lớn mạnh trong một quốc gia có tổ chức khéo léo; tiền lệ của thời cổ làm cho chúng càng ngày càng được tôn trọng; cho nên, ở chỗ nào mà luật pháp suy yếu theo với thời gian, thì sự kiện đó cho thấy không còn có quyền lập pháp nữa, và quốc gia bị tiêu diệt.

12. How the Sovereign Authority maintains itself

THE Sovereign, having no force other than the legislative power, acts only by means of the laws; and the laws being solely the authentic acts of the general will, the Sovereign cannot act save when the people is assembled. The people in assembly, I shall be told, is a mere chimera. It is so to-day, but two thousand years ago it was not so. Has man's nature changed?

12 Hội Đồng Tối Cao tự duy trì bằng cách nào?

Hội Đồng Tối Cao không có sức mạnh nào khác trừ quyền lập pháp nên chỉ hành động bằng các luật lệ; và vì luật lệ là những hành động xác thực của ý chí tập thể thể nên Hội đồng Tối cao không hành động được trừ khi dân chúng tập hợp lại. Dân chúng tập hợp lại à? Thật là một điều ảo tưởng! Bây giờ ta cho việc tập họp dân chúng lại là điều hoang tưởng, nhưng hai ngàn năm trước thì không phải như vậy. Chẳng lẽ bản chất của con người đã thay đổi quá nhiều hay sao?

The bounds of possibility, in moral matters, are less narrow than we imagine: it is our weaknesses, our vices and our prejudices that confine them. Base souls have no belief in great men; vile slaves smile in mockery at the name of liberty.

Những giới hạn trong các vấn đề tinh thần không chật hẹp như chúng ta tưởng đâu; chính vì các sự yếu hèn, các thói xấu, các thành kiến của chúng ta đã giới hạn chúng lại thôi. Những tâm hồn thấp kém không tin tưởng ở các vĩ nhân; những tên nô lệ thấp hèn cười chế nhạo khi nghe nói đến tự do.

Let us judge of what can be done by what has been done. I shall say nothing of the Republics of ancient Greece; but the Roman Republic was, to my mind, a great State, and the town of Rome a great town. The last census showed that there were in Rome four hundred thousand citizens capable of bearing arms, and the last computation of the population of the Empire showed over four million citizens, excluding subjects, foreigners, women, children and slaves.

Căn cứ trên những gì đã xảy ra, chúng ta hãy xem có thể làm được gì; tôi sẽ không đề cập đến các nền Cộng Hòa của thời Hy Lạp cổ; nhưng đối với tôi, Cộng Hòa La Mã là một quốc gia vĩ đại, và Rome là một thành phố lớn. Cuộc điều tra dân số lần cuối tại Rome cho thấy có bốn trăm ngàn công dân có thể sung vào quân ngũ, và cuộc kiểm tra dân số cuối cùng của Đế quốc [La Mã] đếm được trên bốn triệu công dân, không kể các thần dân, ngoại kiều, đàn bà, trẻ em và nô lệ.

What difficulties might not be supposed to stand in the way of the frequent assemblage of the vast population of this capital and its neighbourhood. Yet few weeks passed without the Roman people being in assembly, and even being so several times. It exercised not only the rights of Sovereignty, but also a part of those of government. It dealt with certain matters, and judged certain cases, and this whole people was found in the public meeting-place hardly less often as magistrates than as citizens.

Ta hãy tưởng tượng xem các nỗi khó khăn khi ta thường xuyên tập họp một số đông dân cư như vậy trong kinh đô đó và trong vùng lân cận. Nhưng không có dăm ba tuần lễ nào qua đi mà dân chúng La Mã không tụ họp, và lại còn tụ họp nhiều hơn thế nữa. Dân chúng không những xử dụng quyền của Hội đồng Tối cao của mình, mà cả đến một phần quyền của chính phủ. Họ giải quyết một số vấn đề, xét xử vài trường hợp, và tất cả dân chúng đã tụ họp tại công trường với tư cách vừa là quan chức, vừa là công dân.

If we went back to the earliest history of nations, we should find that most ancient governments, even those of monarchical form, such as the Macedonian and the Frankish, had similar councils. In any case, the one incontestable fact I have given is an answer to all difficulties; it is good logic to reason from the actual to the possible.

Nếu chúng ta nhìn trở lại thời kỳ nguyên thủy của các quốc gia, chúng ta sẽ thấy rằng phần lớn các chính phủ thời cổ, ngay cả dưới chế độ quân chủ như của người Macedonia và Frank,[h] cũng có những hội đồng như vậy. Dù sao chăng nữa, sự kiện không chối cãi được mà tôi đã đưa ra là câu trả lời cho mọi khó khăn; điều này hợp với luận lý vì ta suy luận từ những dữ kiện cụ thể ra những điều có thể.


[h] Người Frank là một dân tộc thuộc gốc Đức, lãnh thổ gồm phần đất từ giữa thung lũng sông Rhine đến vùng thấp hơn. Vương quốc Frank được thành lập và tồn tại từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 10. Đến giữa thế kỷ thứ 9, vương quốc Frank tách ra thành nước Pháp (France) và nước Đức ngày nay (HVCD).

13. The Same (continued)

IT is not enough for the assembled people to have once fixed the constitution of the State by giving its sanction to a body of law; it is not enough for it to have set up a perpetual government, or provided once for all for the election of magistrates. Besides the extraordinary assemblies unforeseen circumstances may demand, there must be fixed periodical assemblies which cannot be abrogated or prorogued, so that on the proper day the people is legitimately called together by law, without need of any formal summoning.

13 Hội đồng Tối cao tự duy trì bằng cách nào? (tiếp theo)

Dân chúng tụ họp lại để ấn định sự tổ chức quốc gia bằng cách trao sự phê chuẩn của mình cho một cơ cấu pháp lý cũng chưa đủ; dân chúng thiết lập một chính quyền vĩnh viễn, hay là tổ chức bầu cử, chỉ một lần một, để bầu ra các quan chức cũng chưa đủ. Ngoài các buổi tụ họp đặc biệt do các trường hợp không thể đoán trước được đòi hỏi, còn phải có những buổi tụ họp thường xuyên, định kỳ mà không ai có thể hủy bỏ hay gián đoạn được, để cho đến ngày ấn định dân chúng có thể tự đến tụ họp đúng theo luật pháp quy định mà không cần phải được chính thức triệu tập nữa.

But, apart from these assemblies authorised by their date alone, every assembly of the people not summoned by the magistrates appointed for that purpose, and in accordance with the prescribed forms, should be regarded as unlawful, and all its acts as null and void, because the command to assemble should itself proceed from the law.

Nhưng ngoài những buổi hội họp hợp pháp theo ngày được ấn định từ trước, bất kỳ cuộc tụ họp nào mà không được triệu tập bởi các quan chức có thẩm quyền và không theo đúng các thủ tục ấn định thì phải được xem là bất hợp pháp, và tất cả các hành động của chúng là vô giá trị và không có hiệu lực, bởi vì lệnh gọi dân chúng hội họp phải xuất pháp từ luật pháp.

The greater or less frequency with which lawful assemblies should occur depends on so many considerations that no exact rules about them can be given. It can only be said generally that the stronger the government the more often should the Sovereign show itself.

Các buổi hội họp theo luật định xảy ra thường xuyên như thế nào tùy vào quá nhiều yếu tố mà không luật lệ nào ước đoán trước được. Có thể nói một cách tổng quát rằng chính phủ càng mạnh thì Hội đồng Tối cao càng phải ra mặt thường hơn.

This, I shall be told, may do for a single town; but what is to be done when the State includes several? Is the sovereign authority to be divided? Or is it to be concentrated in a single town to which all the rest are made subject?

Giải pháp này, có người sẽ bảo với tôi rằng, có thể áp dụng cho một thành phố nhỏ; nhưng phải làm sao khi quốc gia gồm nhiều thành phố? Quyền tối thượng có bị chia sẻ ra không? Hay là quyền ấy bị tập trung nơi một thành phố lớn mà số thành phố còn lại phải thần phục?

Neither the one nor the other, I reply. First, the sovereign authority is one and simple, and cannot be divided without being destroyed. In the second place, one town cannot, any more than one nation, legitimately be made subject to another, because the essence of the body politic lies in the reconciliation of obedience and liberty, and the words subject and Sovereign are identical correlatives the idea of which meets in the single word "citizen."

Tôi cho rằng cả hai trường hợp đều không được. Trước hết, quyền tối cao là một đơn vị nhất thể, không thể chia ra mà không bị hủy hoại. Thứ hai, một thành phố, cũng như một quốc gia, không thể thần phục thành phố khác một cách hợp pháp bởi vì bản chất của một tổ chức chính trị là ở sự hòa hợp của việc tuân lệnh và sự tự do, và các danh từ "thần dân" và "Hội Đồng Tối Cao'' là những từ tương liên. Ý nghĩa của hai từ này nằm trong một từ duy nhất "công dân."

I answer further that the union of several towns in a single city is always bad, and that, if we wish to make such a union, we should not expect to avoid its natural disadvantages. It is useless to bring up abuses that belong to great States against one who desires to see only small ones; but how can small States be given the strength to resist great ones, as formerly the Greek towns resisted the Great King, and more recently Holland and Switzerland have resisted the House of Austria?

Tôi cũng nên trả lời thêm rằng sự kết hợp của nhiều thành phố nhỏ thành một thành phố lớn luôn luôn là một chuyện xấu, và rằng, nếu ta mong muốn làm như vậy, chúng ta không thể tránh được các điều bất lợi do sự kết hợp mang lại. Nếu người dân chỉ muốn sống trong một nước nhỏ, thì ta cũng chẳng cần phải nói cho họ biết các nước lớn có những sự lạm dụng [quyền hành] lớn lao như thế nào. Nhưng làm sao mà những nước nhỏ có đủ sức để chống chọi với các nước lớn; như là trước đây các thành phố Hy Lạp chống cự với vị Đại Vương, và như là gần đây các nước Hòa Lan và Thụy Sĩ chống cự với Áo quốc?

Nevertheless, if the State cannot be reduced to the right limits, there remains still one resource; this is, to allow no capital, to make the seat of government move from town to town, and to assemble by turn in each the Provincial Estates of the country.

Tuy nhiên, nếu một quốc gia không thể thu gọn được trong những giới hạn thích hợp, thì cần có một giải pháp: đó là không thiết lập một kinh đô và di chuyển trụ sở chính phủ từ thành phố này qua thành phố khác, và lần lượt triệu tập ở các nơi đó các Hội Đồng Tỉnh Bang của quốc gia.

People the territory evenly, extend everywhere the same rights, bear to every place in it abundance and life: by these means will the State become at once as strong and as well governed as possible. Remember that the walls of towns are built of the ruins of the houses of the countryside. For every palace I see raised in the capital, my mind's eye sees a whole country made desolate.

Trải đều dân số trong khắp nước, cho khắp nơi được hưởng đồng đều các quyền lợi, đem đến tất cả mọi nơi sự sung túc và sự sống: đó là cách làm cho quốc gia trở nên cường thịnh và sự cai trị càng trở nên tốt hơn. Hãy nhớ rằng thành vách của các thành phố được xây cất từ tàn tích nhà cửa từ các vùng nông thôn. Hễ thấy một lâu đài được dựng lên ở kinh đô là tôi thấy, trong trí tôi, cả một vùng đồng quê bị tàn phá và bỏ hoang.

14. The Same (continued)

THE moment the people is legitimately assembled as a sovereign body, the jurisdiction of the government wholly lapses, the executive power is suspended, and the person of the meanest citizen is as sacred and inviolable as that of the first magistrate; for in the presence of the person represented, representatives no longer exist. Most of the tumults that arose in the comitia at Rome were due to ignorance or neglect of this rule. The consuls were in them merely the presidents of the people; the tribunes were mere speakers;[30] the senate was nothing at all.

14 Hội đồng Tối cao tự duy trì bằng cách nào? (tiếp theo)

Ngay khi dân chúng được triệu tập một cách hợp pháp thành một tổ chức tối cao, mọi quyền lực pháp lý của chính quyền hoàn toàn chấm dứt, quyền hành pháp bị đình chỉ, và bản thân của người công dân thấp kém nhất cũng thiêng liêng và bất khả xâm phạm như bản thân của vị quan chức cao cấp nhất; vì ở đâu có người được đại diện thì đại biểu không còn cần nữa. Phần lớn các vụ lộn xộn xảy ra trong các nghị hội ở [cổ] La Mã là do [dân chúng] không biết hay coi thường nguyên tắc này. Các chấp chính quan trong các nghị hội chỉ là những chủ tịch của dân chúng; các bảo dân quan[i] chỉ là những chủ tịch viện;12 nguyên lão thượng viện không là gì cả.

30 In nearly the same sense as this word has in the English Parliament. The similarity of these functions would have brought the consuls and the tribunes into conflict, even had all jurisdiction been suspended.


These intervals of suspension, during which the prince recognises or ought to recognise an actual superior, have always been viewed by him with alarm; and these assemblies of the people, which are the aegis of the body politic and the curb on the government, have at all times been the horror of rulers: who therefore never spare pains, objections, difficulties, and promises, to stop the citizens from having them. When the citizens are greedy, cowardly, and pusillanimous, and love ease more than liberty, they do not long hold out against the redoubled efforts of the government; and thus, as the resisting force incessantly grows, the sovereign authority ends by disappearing, and most cities fall and perish before their time.

But between the sovereign authority and arbitrary government there sometimes intervenes a mean power of which something must be said.

Trong những thời kỳ gián đoạn quyền lực mà người cai trị nhìn nhận, hay phải nhìn nhận có một cấp cao hơn, giai đoạn này bao giờ cũng khiến cho họ lo âu; các buổi nghị hội của dân chúng--vừa là tấm khiên bảo vệ cơ cấu chính trị vừa là cái thắng để kềm chế chính quyền-- bao giờ cũng làm cho các nhà cầm quyền sợ hãi; cho nên họ không bao giờ hà tiện công sức, tạo ra chống đối, gây nên khó khăn và ngay cả hứa hẹn để ngăn cản dân chúng hội họp. Khi các công dân trở nên tham lam, hèn nhát, khiếp nhược và chỉ thích những điều dễ dàng hơn là tự do, họ sẽ không thể chống đỡ lâu dài được trước những nỗ lực được gia tăng của chính quyền. Cuối cùng lại, khi sức mạnh chống đối càng gia tăng không ngừng, thì quyền tối cao sau rốt biến mất, và phần lớn các quốc gia bị tan rã, hủy hoại trước thời điểm của chúng.

Nhưng giữa quyền tối thượng và một chính quyền độc tài thường có sự xen vào của một quyền lực trung gian mà ta phải đề cập đến ở đây.


[i] Bảo dân quan (tribune) là một quan chức được bầu ra trong thời Cổ La Mã để đại diện cho dân chúng của các bộ tộc (tribe) và làm đối trọng với giai cấp quý tộc.

12 Nghĩa ở đây cũng gần giống như nghĩa gán cho danh từ này trong nghị viện Anh Quốc. Sự giống nhau của các chức vụ này có thể làm cho các chấp chính quan và các bảo dân quan chống đối nhau ngay cả khi mọi quyền lực pháp lý bị ngưng.

15. Deputies Or Representatives

AS soon as public service ceases to be the chief business of the citizens, and they would rather serve with their money than with their persons, the State is not far from its fall. When it is necessary to march out to war, they pay troops and stay at home: when it is necessary to meet in council, they name deputies and stay at home. By reason of idleness and money, they end by having soldiers to enslave their country and representatives to sell it.

15 Nghị Viên hay Đại Diện

Ngay khi mà nghĩa vụ công không còn là công việc chính của các công dân, và khi họ thích phục vụ bằng tiền hơn là bằng bản thân của mình, thì quốc gia đã tiến gần đến chỗ điêu tàn. Khi cần phải ra trận, họ trả tiền để thuê lính và họ ở nhà. Khi cần đi họp hội đồng, họ chỉ định những vị nghị viên và họ ở nhà. Vì lười biếng và có tiền, cuối cùng họ có lính để áp chế tổ quốc và có các vị đại diện để bán đất nước.

It is through the hustle of commerce and the arts, through the greedy self-interest of profit, and through softness and love of amenities that personal services are replaced by money payments. Men surrender a part of their profits in order to have time to increase them at leisure. Make gifts of money, and you will not be long without chains. The word finance is a slavish word, unknown in the city-state. In a country that is truly free, the citizens do everything with their own arms and nothing by means of money; so far from paying to be exempted from their duties, they would even pay for the privilege of fulfilling them themselves. I am far from taking the common view: I hold enforced labour to be less opposed to liberty than taxes.

Chính sự chạy đua làm tiền của thương mãi và nghệ thuật, sự tham lam kiếm lời, tính nhu nhược và sự yêu chuộng các tiện nghi đã biến đổi sự phục vụ của cá nhân thành tiền. Người ta từ bỏ một phần lợi nhuận của mình hầu có thì giờ để làm gia tăng các lợi nhuận một cách thỏa thích. Đem tiền ra làm quà tặng thì chóng hay chầy bạn sẽ bị xiềng xích. Từ ngữ tài chánh là một từ ngữ dính liền với nô lệ; từ ngữ đó không có trong Thị Quốc. Trong một quốc gia thật sự tự do, công dân làm tất cả mọi việc bằng tay của mình chứ không phải bằng tiền. Thay vì trả tiền để được miễn làm bổn phận của mình, họ lại trả tiền để được làm các bổn phận ấy. Tôi không theo ý kiến chung: tôi tin rằng các thuế má tương phản với sự tự do hơn là cưỡng bách lao dịch.

The better the constitution of a State is, the more do public affairs encroach on private in the minds of the citizens. Private affairs are even of much less importance, because the aggregate of the common happiness furnishes a greater proportion of that of each individual, so that there is less for him to seek in particular cares. In a well-ordered city every man flies to the assemblies: under a bad government no one cares to stir a step to get to them, because no one is interested in what happens there, because it is foreseen that the general will will not prevail, and lastly because domestic cares are all-absorbing. Good laws lead to the making of better ones; bad ones bring about worse. As soon as any man says of the affairs of the State What does it matter to me? the State may be given up for lost.

Quốc gia càng được tổ chức tốt thì ý tưởng làm việc công mạnh hơn ý tưởng làm việc tư trong trí óc công dân. Có thể nói rằng số lượng công việc tư ít hơn nhiều, vì tổng số hạnh phúc chung chiếm một tỷ lệ lớn hơn số lượng hạnh phúc tư của mỗi cá nhân, cho nên chẳng còn bao nhiêu để cho cá nhân tìm kiếm hạnh phúc riêng tư. Trong một Thị Quốc, mỗi người sốt sắng đi họp; với một chính phủ tồi tệ, không ai nhúc nhích một bước để đi họp và không thèm để ý đến việc gì xảy ra ở đó, vì người ta thấy trước rằng ý chí tập thể sẽ không thắng, và cuối cùng bởi vì công việc nhà đã chiếm hết thì giờ. Luật lệ tốt giúp làm nên những luật lệ tốt hơn; luật lệ xấu đem đến những luật lệ tồi hơn. Ngay khi đề cập đến công việc quốc gia mà có người nói rằng "ăn thua gì đến tôi," thì ta phải thấy rằng quốc gia đã bị tiêu tan.



The lukewarmness of patriotism, the activity of private interest, the vastness of States, conquest and the abuse of government suggested the method of having deputies or representatives of the people in the national assemblies. These are what, in some countries, men have presumed to call the Third Estate. Thus the individual interest of two orders is put first and second; the public interest occupies only the third place.

Tình yêu nước lạnh nhạt, sự hoạt động của tư lợi, diện tích mênh mông của quốc gia, các cuộc chinh phục, sự hà lạm của chính phủ, tất cả dẫn đến sự sử dụng các nghị viên hay các vị đại diện trong quốc hội. Trong vài nước, người ta còn dám có danh từ Giai cấp Thứ ba.[j] Như vậy quyền lợi riêng tư của hai giới [tăng lữ và quý tộc] được xếp vào hạng thứ nhất và thứ nhì; lợi ích công chỉ chiếm cấp thứ ba.

Sovereignty, for the same reason as makes it inalienable, cannot be represented; it lies essentially in the general will, and will does not admit of representation: it is either the same, or other; there is no intermediate possibility. The deputies of the people, therefore, are not and cannot be its representatives: they are merely its stewards, and can carry through no definitive acts. Every law the people has not ratified in person is null and void — is, in fact, not a law. The people of England regards itself as free; but it is grossly mistaken; it is free only during the election of members of parliament. As soon as they are elected, slavery overtakes it, and it is nothing. The use it makes of the short moments of liberty it enjoys shows indeed that it deserves to lose them.

Quyền tối thượng, vì lý do không thể di nhượng được, nên không thể để ai đại diện; nó cốt yếu nằm trong ý chí tập thể, và sẽ không để cho người khác đại diện được: hoặc là y như vậy hoặc là khác hẳn; không thể có ý chí ở giữa được, cho nên các vị nghị viên không là và không thể là đại diện cho dân chúng được: họ chỉ là những người phục vụ dân chúng và không thể quyết định tối hậu vấn đề gì. Bất cứ điều luật nào mà dân chúng không trực tiếp phê chuẩn thì không có hiệu lực, và trên thực tế không phải là một điều luật. Dân Anh tự cho mình là tự do, nhưng họ nhầm lẫn lớn; họ chỉ tự do trong khi bầu cử những nghị viên quốc hội. Ngay khi các nghị viên được bầu lên, dân chúng trở thành nô lệ và không còn là gì nữa. Trong những thời gian ngắn ngủi được tự do, cách sử dụng quyền tự do ấy đáng làm cho họ mất quyền tự do đó.

The idea of representation is modern; it comes to us from feudal government, from that iniquitous and absurd system which degrades humanity and dishonours the name of man. In ancient republics and even in monarchies, the people never had representatives; the word itself was unknown. It is very singular that in Rome, where the tribunes were so sacrosanct, it was never even imagined that they could usurp the functions of the people, and that in the midst of so great a multitude they never attempted to pass on their own authority a single plebiscitum. We can, however, form an idea of the difficulties caused sometimes by the people being so numerous, from what happened in the time of the Gracchi, when some of the citizens had to cast their votes from the roofs of buildings.

Ý niệm về việc đại diện cho dân là một ý niệm cận đại; nó đến với chúng ta từ thời phong kiến, từ một hệ thống bất công và vô lý đã làm mất giá trị của con người và làm cho từ "con người'' bị ô danh. Trong các nền cộng hòa cổ xưa và ngay cả trong các nền quân chủ, dân chúng không bao giờ có đại diện; ngay từ ngữ này cũng không được biết đến. Có một sự kiện đặc biệt rằng ngay cả ở Rome, nơi mà các bảo dân quan có một vị trí gần như thần thánh, người ta không bao giờ tưởng tượng được rằng họ có thể cướp quyền hành của dân chúng, và ở giữa một đám đông lớn như thế, họ không bao giờ tự ý thử tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên chúng ta có thể có một ý niệm về các khó khăn gây nên bởi số quần chúng quá đông đảo, từ những gì xảy ra vào thời kỳ dòng họ Gracchi, khi mà một số công dân phải bỏ phiếu từ nóc nhà của họ.


[j] Tại Anh quốc và Pháp, xã hội được chia làm 3 giai cấp. Giai cấp thứ nhất là giai cấp tăng lữ; giai cấp thứ nhì là giai cấp quý tộc, và giai cấp thứ ba là giai cấp tư sản gồm những thương gia giàu có. Thành phần nông dân và lao động không có tiếng nói trong hệ thống chính trị.

Where right and liberty are everything, disadvantages count for nothing. Among this wise people everything was given its just value, its lictors were allowed to do what its tribunes would never have dared to attempt; for it had no fear that its lictors would try to represent it.

Khi mà quyền lợi và tự do là tất cả, thì người ta không quản gì đến các khó khăn. Đối với các dân tộc khôn ngoan đó, mọi việc đều được thi hành đúng chừng mực: họ cho phép các quan cảnh lại (lictors) làm những gì mà các bảo dân quan không bao giờ dám thử; bởi vì họ không sợ các quan cảnh lại sẽ đại diện họ.

To explain, however, in what way the tribunes did sometimes represent it, it is enough to conceive how the government represents the Sovereign. Law being purely the declaration of the general will, it is clear that, in the exercise of the legislative power, the people cannot be represented; but in that of the executive power, which is only the force that is applied to give the law effect, it both can and should be represented. We thus see that if we looked closely into the matter we should find that very few nations have any laws. However that may be, it is certain that the tribunes, possessing no executive power, could never represent the Roman people by right of the powers entrusted to them, but only by usurping those of the senate.

Tuy nhiên, để giải thích bằng cách nào mà các bảo dân quan đôi khi đại diện dân chúng, ta nên biết qua cách nào mà chính phủ đại diện cho Hội đồng Tối cao. Vì luật pháp là biểu thị của ý chí tập thể, ta thấy rõ rằng dân chúng không thể được đại diện khi sử dụng quyền lập pháp; nhưng khi sử dụng quyền hành pháp, khi mà sức mạnh được áp dụng để hậu thuẫn cho luật pháp thì dân chúng phải và nên được đại diện. Sự kiện này cho thấy rằng, nếu ta quan sát kỹ lưỡng, rất ít quốc gia có luật pháp. Tuy nhiên, chắc chắn rằng các bảo dân quan, vì không có một quyền hành pháp nào, nên không bao giờ có thể đại diện dân La Mã được qua cái quyền của chức vụ của mình, mà phải chiếm quyền của Nguyên Lão Thượng Nghị Viện.

In Greece, all that the people had to do, it did for itself; it was constantly assembled in the public square. The Greeks lived in a mild climate; they had no natural greed; slaves did their work for them; their great concern was with liberty. Lacking the same advantages, how can you preserve the same rights? Your severer climates add to your needs;[31] for half the year your public squares are uninhabitable; the flatness of your languages unfits them for being heard in the open air; you sacrifice more for profit than for liberty, and fear slavery less than poverty.

Ở Hy Lạp, dân chúng tự làm lấy tất cả những gì mà họ phải làm: họ luôn luôn tụ họp ở quảng trường. Dân Hy Lạp sống ở một nơi có khí hậu ôn hòa; họ không tham lam, có nô lệ làm công việc nặng nhọc cho họ; mối quan tâm lớn của họ là tự do. Không có những điều kiện thuận lợi ấy làm sao ta bảo tồn các quyền lợi ấy? Khí hậu gay gắt tạo thêm những nhu cầu;13 công trường không thể xử dụng được 6 tháng một năm; ở ngoài trời, người ta không thể nghe rõ tiếng nói vì độ bằng trong âm thanh; người ta sẵn sàng hy sinh cho lợi nhuận nhiều hơn cho tự do, và sợ nghèo khó hơn là sợ bị nô lệ.

31 To adopt in cold countries the luxury and effeminacy of the East is to desire to submit to its chains; it is indeed to bow to them far more inevitably in our case than in theirs.

13 Tại các xứ lạnh nếu ta chấp nhận sự xa hoa và sự nhu nhược của các dân Đông phương, thì ta tự đặt mình vào vòng nô lệ; đó là ta tự trói mình vào hai thứ đó càng nhiều hơn nữa.

What then? Is liberty maintained only by the help of slavery? It may be so. Extremes meet. Everything that is not in the course of nature has its disadvantages, civil society most of all. There are some unhappy circumstances in which we can only keep our liberty at others' expense, and where the citizen can be perfectly free only when the slave is most a slave. Such was the case with Sparta. As for you, modern peoples, you have no slaves, but you are slaves yourselves; you pay for their liberty with your own. It is in vain that you boast of this preference; I find in it more cowardice than humanity.

I do not mean by all this that it is necessary to have slaves, or that the right of slavery is legitimate: I am merely giving the reasons why modern peoples, believing themselves to be free, have representatives, while ancient peoples had none. In any case, the moment a people allows itself to be represented, it is no long free: it no longer exists.

Tại sao lại nói như thế? Có phải tự do được duy trì với sự giúp đỡ của nô lệ chăng? Có thể là như vậy. Hai cực đoan đó gặp nhau. Tất cả những gì không tự nhiên đều có những bất lợi của nó và [do đó,] xã hội dân sự càng có nhiều bất lợi hơn nữa. Có những trường hợp đau khổ trong đó ta chỉ có thể bảo tồn tự do của ta bằng cách hại đến tự do của kẻ khác, và người công dân chỉ có thể hoàn toàn tự do khi kẻ nô lệ hoàn toàn bị nô lệ. Đó là trường hợp của Sparta. Đối với các bạn những dân tộc thời cận đại, các bạn không có nô lệ, nhưng các bạn chính là những kẻ nô lệ; các bạn dùng tự do của mình để trả giá cho tự do của các nô lệ. Thật là vô bổ nếu các bạn khoe khoang về sự lựa chọn đó; trong sự việc này, tôi nhận thấy đó là sự hèn nhát hơn là tình nhân đạo. Không phải vì thế mà tôi cho rằng phải có nô lệ, hay rằng có quyền bắt người khác làm nô lệ là chính đáng: tôi chỉ muốn nêu lý do tại sao các dân tộc cận đại tự cho mình là tự do mà lại có đại biểu, trong khi dân chúng thời cổ xưa lại không có. Bất cứ trong trường hợp nào khi mà dân chúng chấp nhận cho người khác đại diện mình, thì họ không còn tự do nữa; [ngay cả] không còn hiện hữu nữa.

All things considered, I do not see that it is possible henceforth for the Sovereign to preserve among us the exercise of its rights, unless the city is very small. But if it is very small, it will be conquered? No. I will show later on how the external strength of a great people[32] may be combined with the convenient polity and good order of a small State.

Suy xét kỹ càng, tôi thấy rằng Hội đồng Tối cao khó có thể gìn giữ được việc sử dụng quyền hành của mình trừ khi thị quốc rất nhỏ bé. Nhưng nếu nó quá nhỏ bé thì nó có thể bị xâm chiếm không? Không. Sau này tôi sẽ chứng minh làm thế nào mà sức mạnh bên ngoài của một dân tộc lớn14 có thể được kết hợp với một xã hội có tổ chức chính trị thuận lợi và có trật tự vững vàng của một quốc gia nhỏ bé.

32 I had intended to do this in the sequel to this work, when in dealing with external relations I came to the subject of confederations. The subject is quite new, and its principles have still to be laid down.

14 Đây là việc mà tôi dự định làm ở phần tiếp theo của sách này, khi tôi đề cập đến vấn đề đối ngoại trong mục các liên bang. Đây là một đề tài mới mẻ, và các nguyên tắc của nó còn phải được đặt ra.

16. That the Institution of Government is not a Contract

THE legislative power once well established, the next thing is to establish similarly the executive power; for this latter, which operates only by particular acts, not being of the essence of the former, is naturally separate from it. Were it possible for the Sovereign, as such, to possess the executive power, right and fact would be so confounded that no one could tell what was law and what was not; and the body politic, thus disfigured, would soon fall a prey to the violence it was instituted to prevent.

16 Sự thành lập chính phủ không phải là một khế ước

Một khi quyền lập pháp đã được thiết lập, việc làm tiếp theo là phải thiết lập quyền hành pháp; vì quyền này hoạt động bằng những điều luật riêng biệt, lại không thuộc về bản chất của quyền lập pháp, nên tự nhiên là riêng biệt đối với nó. Nếu Hội đồng Tối cao với tư cách đó, [kiêm luôn] quyền hành pháp, thì hai quyền này lẫn lộn với nhau đến nỗi không thể nào phân biệt được điều nào là luật và điều nào không là luật; và cơ cấu chính trị bị biến dạng và sớm hay muộn sẽ là con mồi cho bạo lực mà cơ cấu này được thành lập để ngăn ngừa.

As the citizens, by the social contract, are all equal, all can prescribe what all should do, but no one has a right to demand that another shall do what he does not do himself. It is strictly this right, which is indispensable for giving the body politic life and movement, that the Sovereign, in instituting the government, confers upon the prince.

Qua khế ước xã hội, tất cả mọi công dân đều bình đẳng; tất cả đều có thể đòi hỏi những việc mà tất cả cùng phải làm, nhưng không ai có quyền bắt buộc người khác làm một việc mà chính mình không muốn làm. Chính cái quyền này, cái quyền cần thiết để làm sống và điều động cơ cấu chính trị, đã được Hội đồng Tối cao trao cho người cai trị khi thành lập chính phủ.

It has been held that this act of establishment was a contract between the people and the rulers it sets over itself, — a contract in which conditions were laid down between the two parties binding the one to command and the other to obey. It will be admitted, I am sure, that this is an odd kind of contract to enter into. But let us see if this view can be upheld.

Nhiều người cho rằng hành vi đó là một khế ước giữa dân chúng và các nhà cai trị mà họ đã chọn; một khế ước trong đó có ấn định các điều kiện bắt buộc một bên có bổn phận chỉ huy và bên kia có bổn phận tuân theo. Tôi đoan chắc rằng, và người khác cũng nghĩ vậy, đây là một khế ước kỳ lạ. Nhưng ta hãy xem lý lẽ ấy có vững không.

First, the supreme authority can no more be modified than it can be alienated; to limit it is to destroy it. It is absurd and contradictory for the Sovereign to set a superior over itself; to bind itself to obey a master would be to return to absolute liberty.

Trước hết, quyền lực tối cao không thể thay đổi được cũng như không thể chuyển nhượng được; giới hạn quyền đó là hủy hoại nó. Thật là vô lý và mâu thuẫn khi Hội đồng Tối cao tự áp đặt cho mình một thượng cấp; tự trói buộc mình tuân lệnh một ông chủ là tự trở lại tình trạng tự do nguyên thủy.

Moreover, it is clear that this contract between the people and such and such persons would be a particular act; and from this is follows that it can be neither a law nor an act of Sovereignty, and that consequently it would be illegitimate.

Nói một cách rõ ràng hơn, khế ước giữa dân chúng và những người này hay người nọ là một hành động đặc thù; vì lý do đó nên khế ước đó không thể được xem là một điều luật hay là một hành vi của Hội đồng Tối cao, và như thế nó không hợp pháp.

It is plain too that the contracting parties in relation to each other would be under the law of nature alone and wholly without guarantees of their mutual undertakings, a position wholly at variance with the civil state. He who has force at his command being always in a position to control execution, it would come to the same thing if the name "contract" were given to the act of one man who said to another: "I give you all my goods, on condition that you give me back as much of them as you please."

Nhận xét một cách đơn giản ta thấy hai phía chỉ ký kết khế ước theo luật tự nhiên và không có gì bảo đảm là hai bên sẽ giữ lời cam kết, một điểm hoàn toàn không thích hợp trong tình trạng xã hội dân sự. Kẻ nào có sức mạnh trong tay bao giờ cũng ở trong tư thế kiểm soát việc thi hành; có khác chi danh từ "khế ước" được gán cho hành động của một người nói với kẻ khác: "Tôi cho anh tất cả của cải của tôi với điều kiện anh cho lại tôi nhiều chừng nào tùy ý."

There is only one contract in the State, and that is the act of association, which in itself excludes the existence of a second. It is impossible to conceive of any public contract that would not be a violation of the first.

Chỉ có một khế ước trong quốc gia, đó là khế ước kết hợp, và khế ước này loại bỏ mọi khế ước khác. Không thể nào tưởng tượng được một khế ước công cộng mà nó lại không vi phạm đến khế ước đầu tiên.

17. The Institution of Government

UNDER what general idea then should the act by which government is instituted be conceived as falling? I will begin by stating that the act is complex, as being composed of two others — the establishment of the law and its execution.

17 Thành lập chính quyền

Vậy thì ta phải quan niệm việc thành lập chính quyền như thế nào? Tôi tuyên bố ngay rằng đây là một hành vi phức tạp vì nó bao gồm hai việc làm khác nhau: việc thành lập luật pháp và việc thi hành luật pháp.

By the former, the Sovereign decrees that there shall be a governing body established in this or that form; this act is clearly a law.

By the latter, the people nominates the rulers who are to be entrusted with the government that has been established. This nomination, being a particular act, is clearly not a second law, but merely a consequence of the first and a function of government.

Qua việc làm thứ nhất, Hội đồng Tối cao ra sắc lệnh rằng sẽ có một cơ cấu cầm quyền dưới hình thức này hay hình thức nọ; việc làm này rõ ràng là một đạo luật.

Qua việc làm thứ hai, dân chúng bổ nhiệm các viên chức có trách nhiệm điều hành chính quyền vừa được thành lập. Sự bổ nhiệm này, vì rõ ràng là một hành động đặc thù, cho nên không thể được xem là đạo luật thứ hai, mà chỉ là kết quả của đạo luật thứ nhất và là một nhiệm vụ của chính quyền.

The difficulty is to understand how there can be a governmental act before government exists, and how the people, which is only Sovereign or subject, can, under certain circumstances, become a prince or magistrate.

Điều khó hiểu là làm thế nào lại có một hành vi xuất phát từ chính quyền trước khi có chính quyền, và tại sao dân chúng, hoặc chỉ là Hội đồng Tối cao hoặc chỉ là thần dân mà trong một số trường hợp nhất định, có thể trở thành nhà cầm quyền hay quan chức.

It is at this point that there is revealed one of the astonishing properties of the body politic, by means of which it reconciles apparently contradictory operations; for this is accomplished by a sudden conversion of Sovereignty into democracy, so that, without sensible change, and merely by virtue of a new relation of all to all, the citizens become magistrates and pass from general to particular acts, from legislation to the execution of the law.

Chính ở điểm này ta có thể thấy một trong những đặc tính của cơ cấu chính trị: đặc tính này có thể hòa giải những hành động bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau; sự kiện này được hoàn thành bằng sự chuyển hóa đột ngột từ Quyền Tối Thượng thành ra dân chủ; cho nên, không cần có một sự thay đổi rõ rệt và chỉ bằng một sự quan hệ mới giữa tất cả mọi người với nhau, các công dân trở thành những quan chức, và chuyển từ các hành động tổng quát đến các hành động đặc thù, từ việc làm luật qua việc thi hành luật.

This changed relation is no speculative subtlety without instances in practice: it happens every day in the English Parliament, where, on certain occasions, the Lower House resolves itself into Grand Committee, for the better discussion of affairs, and thus, from being at one moment a sovereign court, becomes at the next a mere commission; so that subsequently it reports to itself, as House of Commons, the result of its proceedings in Grand Committee, and debates over again under one name what it has already settled under another.

Sự thay đổi mối quan hệ này không phải là một [kết quả của] suy luận có tính cách lý thuyết, và chưa từng được thực hiện. Điều này là việc thường xảy ra trong Quốc hội nước Anh: Hạ Viện, trong một số trường hợp nhất định, trở thành Ủy Ban để thảo luận công việc cho có hiệu quả; và như vậy, [Hạ Viện] có khi là cơ cấu có quyền tối thượng, khi khác lại trở thành một ủy ban bình thường; thành ra ủy ban này lại phúc trình cho chính mình, lúc này là Hạ Viện, kết quả của sự thảo luận trong Ủy Ban, và một lần nữa các vấn đề đã được quyết định dưới danh nghĩa này (Ủy ban) lại được đưa ra thảo luận dưới danh nghĩa khác (Hạ Viện).

It is, indeed, the peculiar advantage of democratic government that it can be established in actuality by a simple act of the general will. Subsequently, this provisional government remains in power, if this form is adopted, or else establishes in the name of the Sovereign the government that is prescribed by law; and thus the whole proceeding is regular. It is impossible to set up government in any other manner legitimately and in accordance with the principles so far laid down.

Thật vậy đây là một lợi ích đặc biệt của chính quyền dân chủ vì chính quyền này có thể được thành lập chỉ bằng một hành vi đơn giản của ý chí tập thể. Sau đó, chính phủ tạm thời này tiếp tục cầm quyền nếu hình thức đó được chấp thuận, hay là nhân danh Hội đồng Tối cao thành lập một [mô hình] chính quyền khác theo như luật định; và như vậy toàn thể sự việc tiến hành trong trật tự. Ta không thể thành lập một chính quyền hợp pháp nào mà lại không theo các thể thức vừa kể và không phù hợp với các nguyên tắc đã nêu trên.

18. How to Check the Usurpations of Government

WHAT we have just said confirms Chapter 16, and makes it clear that the institution of government is not a contract, but a law; that the depositaries of the executive power are not the people's masters, but its officers; that it can set them up and pull them down when it likes; that for them there is no question of contract, but of obedience and that in taking charge of the functions the State imposes on them they are doing no more than fulfilling their duty as citizens, without having the remotest right to argue about the conditions.

18 Làm sao ngăn chặn các sự lấn quyền của chính quyền

Những gì mà ta vừa nói trên đây xác nhận Chương 16, và rõ ràng cho thấy rằng việc thành lập chính quyền không phải là một khế ước, nhưng là một điều luật; và những người được giao phó quyền hành pháp không phải là những chủ nhân ông của dân chúng mà chỉ là những kẻ thừa hành; dân chúng có thể đưa họ lên và cách chức họ tùy theo ý muốn; đối với họ, không có chuyện khế ước mà là tuân thủ, và rằng khi lãnh trách nhiệm trong những chức vụ mà quốc gia giao cho họ, họ không làm gì khác hơn là làm tròn bổn phận công dân mà không có quyền bàn cãi gì hết về các điều kiện [mà họ phải tuân theo].

When therefore the people sets up an hereditary government, whether it be monarchical and confined to one family, or aristocratic and confined to a class, what it enters into is not an undertaking; the administration is given a provisional form, until the people chooses to order it otherwise.

Khi mà dân chúng thành lập một chính quyền cha truyền con nối, dù đó là quân chủ và hạn chế trong một dòng họ, hay là quý tộc và hạn chế trong một giai cấp, đó không phải là một lời giao ước mà chỉ là một hình thức tạm thời được giao cho chính quyền cho đến khi dân chúng có một sự lựa chọn khác.

It is true that such changes are always dangerous, and that the established government should never be touched except when it comes to be incompatible with the public good; but the circumspection this involves is a maxim of policy and not a rule of right, and the State is no more bound to leave civil authority in the hands of its rulers than military authority in the hands of its generals.

Đúng là những sự thay đổi [thể chế] ấy luôn luôn nguy hiểm, và ta không nên đụng đến chính quyền đã được thành lập trừ khi chính quyền ấy không còn thích hợp cho phúc lợi công nữa; nhưng sự thận trọng đó là một phương châm chính trị chứ không phải một quy tắc luật pháp, và quốc gia không bị bó buộc phải giao quyền hành dân sự cho những viên chức, hay giao quyền hành quân sự cho các tướng lãnh.

It is also true that it is impossible to be too careful to observe, in such cases, all the formalities necessary to distinguish a regular and legitimate act from a seditious tumult, and the will of a whole people from the clamour of a faction. Here above all no further concession should be made to the untoward possibility than cannot, in the strictest logic, be refused it. From this obligation the prince derives a great advantage in preserving his power despite the people, without it being possible to say he has usurped it; for, seeming to avail himself only of his rights, he finds it very easy to extend them, and to prevent, under the pretext of keeping the peace, assemblies that are destined to the re-establishment of order; with the result that he takes advantage of a silence he does not allow to be broken, or of irregularities he causes to be committed, to assume that he has the support of those whom fear prevents from speaking, and to punish those who dare to speak. Thus it was that the decemvirs, first elected for one year and then kept on in office for a second, tried to perpetuate their power by forbidding the comitia to assemble; and by this easy method every government in the world, once clothed with the public power, sooner or later usurps the sovereign authority.

Cũng đúng rằng, trong các trường hợp tương tự, ta không thể quá thận trọng để làm theo đúng quy cách hầu phân biệt đâu là một hành vi đúng đắn và hợp pháp với những hành vi gây rối của một vụ nổi loạn, và phân biệt đâu là ý chí của một dân tộc và đâu là tiếng ồn ào của một phe phái. Nhưng trên hết, ta phải tránh không nhượng bộ thêm những đòi hỏi mang lại bất lợi cho xã hội ngoài những gì mà việc áp dụng luật pháp một cách nghiêm cẩn cho phép. Từ sự bó buộc này kẻ cầm quyền có được một lợi thế lớn để duy trì quyền lực của mình bất chấp dân chúng mà không ai có thể nói là họ đã cưỡng chiếm quyền ấy; bởi vì trong khi có vẻ như chỉ là sử dụng quyền hạn của mình, kẻ cầm quyền nới rộng các quyền ấy ra một cách dễ dàng, và với lý do bảo đảm trật tự công cộng, họ ngăn ngừa các đám đông tụ họp để tái lập trật tự. Với sự im lặng vừa được áp đặt lên quần chúng, nhà cầm quyền dùng điều này, như một bằng chứng, để tuyên bố là được sự ủng hộ của quần chúng (những người không dám lên tiếng vì sợ sệt,) và dùng những rối ren do chính họ gây ra để làm cái cớ trừng trị những người dám lên tiếng phản đối. Đó cũng là những gì mà nhóm Thập Nghị Viên (Decemvirs) đã làm: được bầu lên trong thời hạn một năm, và tự lưu nhiệm thêm một năm nữa. Họ đã muốn cầm quyền vô hạn định bằng cách cấm các ủy ban nhóm họp. Bằng phương pháp đơn giản này mọi chính quyền trên thế giới, một khi đã nắm quyền hành, sớm hay muộn sẽ tiếm quyền tối thượng [của Hội đồng Tối cao].

The periodical assemblies of which I have already spoken are designed to prevent or postpone this calamity, above all when they need no formal summoning; for in that case, the prince cannot stop them without openly declaring himself a law-breaker and an enemy of the State.

Những buổi nghị hội [của toàn dân] theo định kỳ mà tôi đã nêu trước đây có mục đích ngăn chận tệ hại này, nhất là khi dân chúng không cần phải được triệu tập theo thủ tục. Như vậy, kẻ cầm quyền không thể ngăn chận các buổi nghị hội ấy mà không khỏi tự công khai nhận mình là kẻ vi luật và là một kẻ thù của quốc gia.

The opening of these assemblies, whose sole object is the maintenance of the social treaty, should always take the form of putting two propositions that may not be suppressed, which should be voted on separately.

Trong phần khai mạc của các buổi nghị hội đó - mà mục tiêu duy nhất là duy trì khế ước xã hội - có hai đề nghị mà không ai có thể bác bỏ được và phải được bỏ phiếu hai lần riêng biệt.

The first is: "Does it please the Sovereign to preserve the present form of government?"

The second is: "Does it please the people to leave its administration in the hands of those who are actually in charge of it?"

Đề nghị thứ nhất: "Hội Đồng Tối Cao có vui lòng giữ lại hình thức hiện có của chính quyền không?"

Đề nghị thứ hai: "Dân chúng có vui lòng giao quyền cai trị cho những kẻ hiện đang nắm giữ nó không?"

I am here assuming what I think I have shown; that there is in the State no fundamental law that cannot be revoked, not excluding the social compact itself; for if all the citizens assembled of one accord to break the compact, it is impossible to doubt that it would be very legitimately broken. Grotius even thinks that each man can renounce his membership of his own State, and recover his natural liberty and his goods on leaving the country.[33] It would be indeed absurd if all the citizens in assembly could not do what each can do by himself.

Ở đây, tôi cho rằng tôi đã chứng minh được điều là trong một quốc gia không có điều luật căn bản nào mà lại không thể thu hồi được, ngay cả khế ước xã hội. Nếu tất cả các công dân tụ họp lại và đồng lòng xé bỏ khế ước đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa, khế ước đó bị hủy bỏ một cách hợp pháp. Grotius còn cho rằng mỗi công dân còn có thể từ bỏ quốc gia của mình và lấy lại sự tự do thiên nhiên và của cải của mình khi đi ra khỏi nước.15 Thật là vô lý nếu tất cả các công dân tụ họp lại mà không thể làm được điều mà một công dân đơn độc có thể riêng rẽ làm được.

33 Provided, of course, he does not leave to escape his obligations and avoid having to serve his country in the hour of need. Flight in such a case would be criminal and punishable, and would be, not withdrawal, but desertion.

15 Đương nhiên là không kể trường hợp người công dân ra đi để tránh bổn phận của mình, hay là tránh phục vụ tổ quốc khi cần thiết. Việc ra đi trong những trường hợp đó là phạm tội và đáng bị trừng phạt. Đó không phải là rút lui mà là đào ngũ.












No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn