MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Monday, August 8, 2011

The Social Contract 2 - Du Contrat Social by Jean-Jacques Rousseau Khế ước xã hội Jean-Jacques Rousseau


BOOK II

1. That Sovereignty is Inalienable

THE first and most important deduction from the principles we have so far laid down is that the general will alone can direct the State according to the object for which it was instituted, i.e., the common good: for if the clashing of particular interests made the establishment of societies necessary, the agreement of these very interests made it possible. The common element in these different interests is what forms the social tie; and, were there no point of agreement between them all, no society could exist. It is solely on the basis of this common interest that every society should be governed.

QUYỂN II

1 Quyền Tối thượng không thể chuyển nhượng được[e]

Hậu quả đầu tiên và quan trọng nhất của các nguyên tắc đã được nêu ra trước đây là chỉ có ý chí của tập thể mới có thể điều khiển Nhà Nước đạt đến cứu cánh của mình là công ích: bởi lẽ nếu các tranh chấp về quyền lợi cá biệt khiến việc thành lập xã hội trở nên cần thiết thì sự thoả thuận về chính các quyền lợi đó giúp cho sự thành lập này khả thi. Yếu tố chung nằm trong các quyền lợi khác biệt là sợi dây liên kết tạo nên xã hội và nếu không có điểm đồng thuận giữa các quyền lợi ắt sẽ không có một xã hội nào được hình thành. Chính phải dựa vào quyền lợi chung đó mà xã hội được cai trị.

I hold then that Sovereignty, being nothing less than the exercise of the general will, can never be alienated, and that the Sovereign, who is no less than a collective being, cannot be represented except by himself: the power indeed may be transmitted, but not the will.

Do đó, theo tôi, vì bản chất của Quyền Tối thượng không là gì khác hơn sự thi hành ý chí của cả tập thể nên Chủ quyền Tối thượng không thể được chuyển nhượng; và rằng, Hội đồng Tối cao, vì là một cơ cấu tập thể nên chỉ có thể được đại diện bởi chính nó mà thôi; cho nên, quyền hành có thể được uỷ nhiệm, nhưng ý chí thì không được.

In reality, if it is not impossible for a particular will to agree on some point with the general will, it is at least impossible for the agreement to be lasting and constant; for the particular will tends, by its very nature, to partiality, while the general will tends to equality. It is even more impossible to have any guarantee of this agreement; for even if it should always exist, it would be the effect not of art, but of chance. The Sovereign may indeed say: "I now will actually what this man wills, or at least what he says he wills"; but it cannot say: "What he wills tomorrow, I too shall will" because it is absurd for the will to bind itself for the future, nor is it incumbent on any will to consent to anything that is not for the good of the being who wills. If then the people promises simply to obey, by that very act it dissolves itself and loses what makes it a people; the moment a master exists, there is no longer a Sovereign, and from that moment the body politic has ceased to exist.

Thực ra, ý chí một người có thể đồng thuận trên một điểm nào đó với ý chí tập thể nhưng sự đồng ý này không trường tồn và bất biến; bởi ý chí cá nhân, theo bản chất tự nhiên, hay thiên vị trong lúc ý chí tập thể hướng tới sự công bằng. Không thể có một bảo đảm nào cho cam kết này dù rằng sự bảo đảm phải luôn hiện diện; chẳng qua đó là hiệu quả của rủi may chứ không phải của toan tính. Hội đồng Tối cao có thể nói rằng: „Bây giờ, cái gì người ấy muốn, tôi cũng muốn, hoặc ít nhất, tôi muốn cái gì anh ta nói rằng anh ta muốn; nhưng Hội đồng Tối cao không thể nói: „Cái gì mà ngày mai người ấy muốn, tôi cũng sẽ muốn bởi vì, thực hết sức vô lý nếu ý chí bị trói buộc vào tương lai; cũng như không một ý chí nào có bổn phận phải đồng ý về một điều gì không tốt cho người đó. Vậy nếu dân chúng chỉ đơn thuần hứa tuân lệnh thì chính hành động đó sẽ làm họ tan rã và đánh mất luôn đặc tính của mình; khi một người làm chủ, Hội đồng Tối cao sẽ không còn và kể từ lúc đó, cơ cấu chính trị không tồn tại nữa.


[e] Trong “Manuscrit de Geneve” (1.I, Chap. IV) Rousseau định nghĩa quyền tối thượng như sau “Trong quốc gia (État) có một sức mạnh chung chống đỡ nó, một ý chí tập thể điều khiển sức mạnh đó, và chính sự áp dụng của cái này lên cái nọ làm nên quyền tối thượng.”

This does not mean that the commands of the rulers cannot pass for general wills, so long as the Sovereign, being free to oppose them, offers no opposition. In such a case, universal silence is taken to imply the consent of the people. This will be explained later on.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mệnh lệnh của nhà cầm quyền không được xem như đại diện cho ý chí tập thể, nếu Hội đồng Tối cao, tuy có tự do chống lại các mệnh lệnh đó, lại không làm gì cả. Trường hợp này, sự im lặng của toàn thể được xem như là sự đồng ý của cả dân tộc. Việc này sẽ được giải thích thêm sau.

2. That Sovereignty is Indivisible

SOVEREIGNTY, for the same reason as makes it inalienable, is indivisible; for will either is, or is not, general;[6] it is the will either of the body of the people, or only of a part of it. In the first case, the will, when declared, is an act of Sovereignty and constitutes law: in the second, it is merely a particular will, or act of magistracy — at the most a decree.

2 Quyền Tối thượng không thể phân chia được

Với cùng một lý luận rằng Quyền Tối thượng không thể chuyển nhượng được, nó cũng không thể phân chia; bởi vì ý chí hoặc là của tập thể, hoặc không thuộc tập thể.1 Trường hợp đầu, ý chí, khi được ban ra, là một hành động của Quyền Tối thượng và trở thành luật. Trường hợp sau, đó chỉ là ý chí cá nhân hay một hành động của Toà, cùng lắm là một sắc lệnh.

But our political theorists, unable to divide Sovereignty in principle, divide it according to its object: into force and will; into legislative power and executive power; into rights of taxation, justice and war; into internal administration and power of foreign treaty. Sometimes they confuse all these sections, and sometimes they distinguish them; they turn the Sovereign into a fantastic being composed of several connected pieces: it is as if they were making man of several bodies, one with eyes, one with arms, another with feet, and each with nothing besides.

Thế nhưng, các lý thuyết gia chính trị của chúng ta, vì không thể phân chia Quyền Tối thượng được trên nguyên tắc nên chia nó theo đối tượng: thành sức mạnh và ý chí, thành quyền lập pháp và hành pháp, thành quyền đánh thuế, tư pháp và chiến tranh, thành hành chính nội bộ và quyền đối ngoại. Có khi, họ lẫn lộn giữa những phần đó và có lúc họ cũng phân biệt chúng rõ ràng. Họ biến Hội đồng Tối cao thành một vật quái dị gồm nhiều mảnh liên kết với nhau: như thể họ cấu tạo một con người với nhiều thân thể, một với mắt, một với tay, một với chân và một không có chi cả.

We are told that the jugglers of Japan dismember a child before the eyes of the spectators; then they throw all the members into the air one after another, and the child falls down alive and whole. The conjuring tricks of our political theorists are very like that; they first dismember the Body politic by an illusion worthy of a fair, and then join it together again we know not how.

Chúng ta được nghe kể rằng, những tay lang băm bên Nhật Bản có thể cắt một đứa bé thành nhiều mảnh trước mắt khán giả, tung các mảnh ấy lên không và đứa bé rơi xuống, vẫn sống và lành lặn. Trò ảo thuật của các lý thuyết gia chính trị của chúng ta cũng giống như thế. Họ cắt xén cơ cấu chính trị, bằng một màn ảo thuật ngoạn mục có thể đem ra diễn giữa hội chợ, rồi kết hợp chúng lại bằng cách nào chúng ta không biết.

This error is due to a lack of exact notions concerning the Sovereign authority, and to taking for parts of it what are only emanations from it. Thus, for example, the acts of declaring war and making peace have been regarded as acts of Sovereignty; but this is not the case, as these acts do not constitute law, but merely the application of a law, a particular act which decides how the law applies, as we shall see clearly when the idea attached to the word law has been defined.

Sai lầm này bắt nguồn từ sự hiểu biết thiếu sót các khái niệm chính xác về quyền lực của Hội đồng Tối cao và đã tham dự vào các thành phần thoát ra từ quyền lực đó. Ví dụ, các hành động tuyên chiến và tạo hòa bình vẫn được xem như là những hành động của Quyền Tối thượng, nhưng thực ra không phải thế, vì các hành động đó không cấu thành luật mà chỉ là sự áp dụng luật, một hành động đặc thù xác định xem luật được áp dụng như thế nào như chúng ta sẽ thấy tường tận khi ý nghĩa gắn liền với chữ “luật” được định rõ.

6 To be general, a will need not always be unanimous; but every vote must be counted: any exclusion is a breach of generality.

1 Ý chí tập thể không nhất thiết phải là sự “nhất trí” của mọi người, nhưng mọi ý kiến đều phải được thu nhận (cả thuận lẫn nghịch). Nếu nhà nước loại trừ một số ý kiến nào đó ra, thì đó không còn là ý chí tập thể nữa.

If we examined the other divisions in the same manner, we should find that, whenever Sovereignty seems to be divided, there is an illusion: the rights which are taken as being part of Sovereignty are really all subordinate, and always imply supreme wills of which they only sanction the execution.

Nếu xem xét các sự phân chia quyền hành khác một cách chi ly, ta sẽ nhận thấy rằng ta đã lầm lẫn khi nghĩ rằng Quyền Tối thượng bị phân chia; vì các quyền bị phân ra từ Quyền Tối thượng, đều là những quyền phụ thuộc của Quyền Tối thượng, và chính sự hiện hữu của những quyền này chỉ là sự thể hiện một ý chí tối cao đã hiện hữu từ trước mà thôi.

It would be impossible to estimate the obscurity this lack of exactness has thrown over the decisions of writers who have dealt with political right, when they have used the principles laid down by them to pass judgment on the respective rights of kings and peoples. Every one can see, in Chapters III and IV of the First Book of Grotius, how the learned man and his translator, Barbeyrac, entangle and tie themselves up in their own sophistries, for fear of saying too little or too much of what they think, and so offending the interests they have to conciliate.

Không thể ước lượng được sự thiếu chính xác trên đây đã làm tối tăm các quyết định của những tác giả viết về quyền chính trị đến mức nào khi họ muốn xét đến các quyền của vua và của dân dựa trên những nguyên tắc mà họ đặt ra. Mỗi người trong chúng ta có thể thấy ở các Chương 3 và 4 trong Quyển Thứ Nhất của Grotius, tác giả, và Barbeyrac, dịch giả, bị vướng mắc và lúng túng như thế nào trong các ngụy biện của họ bởi sợ nói quá ít hay quá nhiều về điều họ nghĩ, và khi nói như thế, họ đụng chạm đến các lợi ích mà họ phải thu phục. Không hài lòng với quê hương của mình.

Grotius, a refugee in France, ill-content with his own country, and desirous of paying his court to Louis XIII, to whom his book is dedicated, spares no pains to rob the peoples of all their rights and invest kings with them by every conceivable artifice. This would also have been much to the taste of Barbeyrac, who dedicated his translation to George I of England. But unfortunately the expulsion of James II, which he called his "abdication," compelled him to use all reserve, to shuffle and to tergiversate, in order to avoid making William out a usurper. If these two writers had adopted the true principles, all difficulties would have been removed, and they would have been always consistent; but it would have been a sad truth for them to tell, and would have paid court for them to no one save the people. Moreover, truth is no road to fortune, and the people dispenses neither ambassadorships, nor professorships, nor pensions.

Grotius đã lánh nạn tại Pháp và vì muốn làm đẹp lòng Pháp Hoàng Louis XIII, người mà ông đề tặng quyển sách, đã không ngần ngại tước đoạt mọi quyền lợi của người dân để dâng cho vua tất cả các quyền ấy bằng mọi kỹ xảo có được. Barbeyrac cũng làm thế đối với Anh Hoàng Georges I bằng cách đề tặng nhà vua quyển sách nói trên. Nhưng rủi thay, Vua James II bị truất ngôi, việc mà Barbeyrac cho là „thoái vị, buộc Barbeyrac phải do dự, thay đổi ý kiến, nói quanh co hầu tránh gọi Williams là kẻ soán ngôi. Nếu hai tác giả kể trên chấp nhận những nguyên tắc chính đáng, họ đã tránh được mọi khó khăn và hẳn đã giữ được tính nhất quán trong lý luận; nhưng làm như vậy, họ sẽ phải nói ra sự thực và nói sao cho được lòng dân chúng. Nhưng họ biết sự thực không dẫn đến giàu sang và dân chúng lại chẳng phải là người ban phát các chức vụ đại sứ, các ghế giáo sư hoặc các món trợ cấp nào.

3. Whether the General Will is Fallible

IT follows from what has gone before that the general will is always right and tends to the public advantage; but it does not follow that the deliberations of the people are always equally correct. Our will is always for our own good, but we do not always see what that is; the people is never corrupted, but it is often deceived, and on such occasions only does it seem to will what is bad.

3 Ý chí Tập thể có sai lầm không?

Những gì chúng ta đã nói trên đây cho thấy rằng ý chí tập thể luôn luôn đúng và thiên về quyền lợi của dân chúng; nhưng không phải vì vậy mà những bàn cãi của dân chúng bao giờ cũng đúng. Chúng ta bao giờ cũng muốn làm tốt cho chúng ta, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng thấy được cái tốt đó là gì. Dân chúng không bao giờ bị mua chuộc nhưng thường bị lừa dối, và chính lúc đó mới dường như muốn làm điều xấu.

There is often a great deal of difference between the will of all and the general will; the latter considers only the common interest, while the former takes private interest into account, and is no more than a sum of particular wills: but take away from these same wills the pluses and minuses that cancel one another,[7] and the general will remains as the sum of the differences.

Thường có một khác biệt lớn giữa ý chí của mọi người và ý chí tập thể. Ý chí tập thể chú ý đến quyền lợi chung, trong khi ý chí của mọi người chú ý đến quyền lợi riêng tư. Ý chí của mọi người chỉ là tổng số nhiều ý chí cá nhân; nhưng nếu ta lấy ra từ đó những điều tích cực và những điều tiêu cực mà sẽ triệt tiêu nhau2 thì ý chí tập thể là tổng số của những khác biệt.

If, when the people, being furnished with adequate information, held its deliberations, the citizens had no communication one with another, the grand total of the small differences would always give the general will, and the decision would always be good. But when factions arise, and partial associations are formed at the expense of the great association, the will of each of these associations becomes general in relation to its members, while it remains particular in relation to the State: it may then be said that there are no longer as many votes as there are men, but only as many as there are associations. The differences become less numerous and give a less general result. Lastly, when one of these associations is so great as to prevail over all the rest, the result is no longer a sum of small differences, but a single difference; in this case there is no longer a general will, and the opinion which prevails is purely particular.

Khi dân chúng được thông báo dữ kiện đầy đủ và thảo luận, và nếu các công dân không trao đổi tin tức với nhau, thì tổng số của các khác biệt nhỏ ấy sẽ luôn luôn là ý chí tập thể, và quyết định lúc nào cũng đúng. Nhưng lúc các bè phái nổi lên, những hội đoàn riêng rẽ được thành lập và làm tổn thương tập thể lớn thì ý chí của mỗi tập thể đó trở nên ý chí tập thể đối với các thành viên của mình, trong khi chúng chỉ là ý chí cá biệt đối với quốc gia; rồi ta có thể nói rằng số phiếu không còn phải là của thành viên nữa mà là của các tập hợp. Các sự khác biệt trở nên ít hơn và cho một kết quả ít tổng quát hơn. Sau rốt, khi một trong những tập hợp đó trở nên lớn đến nỗi có thể lấn áp các tập hợp còn lại, kết quả không còn là một tổng số của các khác biệt nhỏ, nhưng chỉ là một khác biệt đơn độc. Trong trường hợp này thì không còn một ý chí tập thể nữa, và quan điểm thắng chỉ là một quan điểm cá biệt.

7 "Every interest," says the Marquis d'Argenson, "has different principles. The agreement of two particular interests is formed by opposition to a third." He might have added that the agreement of all interests is formed by opposition to that of each. If there were no different interests, the common interest would be barely felt, as it would encounter no obstacle; all would go on of its own accord, and politics would cease to be an art.

2 Hầu tước d'Argenson nói: „'Mỗi quyền lợi có nguyên tắc khác nhau. Sự kết hợp của 2 quyền lợi khác nhau được hình thành để chống với quyền lợi của kẻ thứ ba''. Ông ta có thể nói sự kết hợp của tất cả các quyền lợi được hình thành để chống đối với quyền lợi của mỗi người. Nếu không có những quyền lợi khác nhau ta sẽ ít nhận thấy được quyèn lợi chung vì không bao giờ thấy được chướng ngại: mọi việc sẽ trôi chảy và chính trị sẽ không còn là một nghệ thuật.

It is therefore essential, if the general will is to be able to express itself, that there should be no partial society within the State, and that each citizen should think only his own thoughts:[8] which was indeed the sublime and unique system established by the great Lycurgus. But if there are partial societies, it is best to have as many as possible and to prevent them from being unequal, as was done by Solon, Numa and Servius. These precautions are the only ones that can guarantee that the general will shall be always enlightened, and that the people shall in no way deceive itself.

Vậy nên nếu muốn rằng ý chí tập thể tự phát xuất ra thì việc quan trọng là phải không có các hội đoàn riêng rẽ trong quốc gia, và mỗi công dân phải có ý kiến riêng của mình3; đó thật là một hệ thống tuyệt vời và độc nhất đặt ra bởi Lycurgus. Nhưng nếu có những hội đoàn riêng rẽ, thì nên có càng nhiều càng tốt và làm sao không có sự chênh lệch giữa các hội đoàn đó, như là Solon, Numa và Servius đã làm.[a] Chỉ những biện pháp đề phòng này mới có thể bảo đảm rằng ý chí tập thể luôn luôn được sáng tỏ và dân chúng không sai lầm.

8 "In fact," says Machiavelli, "there are some divisions that are harmful to a Republic and some that are advantageous. Those which stir up sects and parties are harmful; those attended by neither are advantageous. Since, then, the founder of a Republic cannot help enmities arising, he ought at least to prevent them from growing into sects" (History of Florence, Book vii).

3 Machiavelli nói rằng: "Thật ra, có vài sự phân chia làm hại đến nền Cộng Hòa và vài sự phân chia lại làm lợi. Những sự phân chia khuấy động lên các bè phái, đảng phái làm hại; sự phân chia không có bè phái đảng phái nào tham dự làm lợi; vậy thì người sáng lập ra nền Cộng Hòa không thể làm cho sự thù hằn dậy lên, ông ta ít nhất phải ngăn chận chúng trở nên những bè phái." (Lịch sử Florence, quyển VII)

[a] Solon là một trong Bảy Nhà Thông thái của Hy Lạp, gồm có Solon, Chilon, Thales (cũng là nhà toán học với định lý Thales nổi tiếng), Bias, Cleobulus, Pittacus, và Periander. Numa là một vị vua nổi tiếng của La Mã trị vì sau khi Romulus (sáng lập nên La Mã) chết, đã phân chia dân số theo ngành nghề chứ không theo sắc dân. Tullius là vị vua thứ sáu của Cổ La Mã, người đã cải cách Hiến pháp thời bấy giờ và cho phép thị dân giàu có được gia nhập hàng ngũ quý tộc, và tất cả mọi công dân được tham gia vào chính trị

4. The Limits of the Sovereign Power

IF the State is a moral person whose life is in the union of its members, and if the most important of its cares is the care for its own preservation, it must have a universal and compelling force, in order to move and dispose each part as may be most advantageous to the whole. As nature gives each man absolute power over all his members, the social compact gives the body politic absolute power over all its members also; and it is this power which, under the direction of the general will, bears, as I have said, the name of Sovereignty.

4 Các giới hạn của quyền tối thượng

Nếu Nhà nước là một pháp nhân tinh thần mà đời sống là sự kết hợp của các thành viên, và nếu bổn phận quan trọng nhất là bổn phận gìn giữ sự sống còn của mình, thì nó phải có một sức mạnh toàn bộ có tính cưỡng chế để di chuyển và sắp xếp mỗi phần tử sao cho có lợi nhất cho tập thể. Cũng như thiên nhiên cho mỗi con người quyền tối hậu trên việc sử dụng tay chân của mình, khế ước xã hội cho cơ cấu chính trị một quyền tối hậu trên các thành viên của mình; và chính quyền này là quyền tối thượng khi được hướng dẫn bởi ý chí tập thể.

But, besides the public person, we have to consider the private persons composing it, whose life and liberty are naturally independent of it. We are bound then to distinguish clearly between the respective rights of the citizens and the Sovereign,[9] and between the duties the former have to fulfil as subjects, and the natural rights they should enjoy as men.

Nhưng ngoài con người công cộng ta phải xét đến các cá nhân tạo ra con người công cộng. Đời sống và sự tự do của những cá nhân này đương nhiên là độc lập với con người công cộng. Vậy thì ta phải phân biệt rõ các quyền của người công dân và quyền của Hội đồng Tối cao4 và các bổn phận mà các công dân phải có khi là thần dân, cũng như quyền tự nhiên mà họ được hưởng trong tư cách là con người.

Each man alienates, I admit, by the social compact, only such part of his powers, goods and liberty as it is important for the community to control; but it must also be granted that the Sovereign is sole judge of what is important.

Tôi công nhận rằng, qua khế ước xã hội,mỗi người chuyển nhượng một phần sức mạnh, của cải và tự do của họ mà cộng đồng cho là quan trọng và cần kiểm soát, nhưng ta cũng phải thừa nhận rằng chỉ có Hội đồng Tối cao mới là chủ thể duy nhất để xét xem điều gì là quan trọng.

Every service a citizen can render the State he ought to render as soon as the Sovereign demands it; but the Sovereign, for its part, cannot impose upon its subjects any fetters that are useless to the community, nor can it even wish to do so; for no more by the law of reason than by the law of nature can anything occur without a cause.

Tất cả các việc mà mỗi công dân làm để giúp ích cho quốc gia thì phải làm tức khắc ngay khi Hội đồng Tối cao đòi hỏi ; nhưng về phía mình Hội đồng Tối cao không thể bắt người dân gánh chịu những gì vô ích cho cộng đồng. Ngay Cộng đồng cũng không thể có cái ý muốn đó: bởi vì dưới luật của lý trí cũng như dưới luật của thiên nhiên không có gì có thể xảy ra mà không có nguyên nhân.

9 Attentive readers, do not, I pray, be in a hurry to charge me with contradicting myself. The terminology made it unavoidable, considering the poverty of the language; but wait and see.

4 Tôi xin những người đọc kỹ đừng hối hả kết tội là tôi mâu thuẫn. Tôi không thể tránh việc đó được vì sự nghèo nàn của ngôn ngữ; nhưng xin hãy chờ đợi.

The undertakings which bind us to the social body are obligatory only because they are mutual; and their nature is such that in fulfilling them we cannot work for others without working for ourselves. Why is it that the general will is always in the right, and that all continually will the happiness of each one, unless it is because there is not a man who does not think of "each" as meaning him, and consider himself in voting for all? This proves that equality of rights and the idea of justice which such equality creates originate in the preference each man gives to himself, and accordingly in the very nature of man. It proves that the general will, to be really such, must be general in its object as well as its essence; that it must both come from all and apply to all; and that it loses its natural rectitude when it is directed to some particular and determinate object, because in such a case we are judging of something foreign to us, and have no true principle of equity to guide us.

Những cam kết của chúng ta với cơ cấu xã hội có tính bắt buộc bởi vì chúng liên hệ hai chiều; và bản chất của chúng là khi mà ta thực hiện lời cam đoan ta không thể làm việc cho kẻ khác mà không làm việc cho chúng ta. Tại sao ý chí tập thể luôn luôn đúng, vì ai mà chẳng nghĩ đến "mỗi người," nghĩa là có cả anh ta trong đó, khi bỏ lá phiếu của mình để quyết định cho cả tập thể. Sự việc này chứng minh rằng sự bình đẳng về quyền và ý niệm về sự công bằng do sự bình đẳng ấy tạo ra, bắt nguồn từ sự ưu đãi mà mỗi người tự dành cho mình, và theo đúng bản chất của con người. Việc ấy chứng minh rằng để có thể thực sự là ý chí tập thể, thì ý chí tập thể phải có tính phổ thông đối với mọi đối tượng, cũng như tự trong bản chất; rằng ý chí tập thể phải đi từ tất cả mọi người để áp dụng cho tất cả mọi người, và rằng nó sẽ mất tính ngay thẳng tự nhiên của nó khi nó thiên về một đối tượng cá biệt nào đó; nếu không thì chúng ta phán xét về một cái gì xa lạ với chúng ta mà không có một nguyên tắc công bằng xác thực nào để tự hướng dẫn.

Indeed, as soon as a question of particular fact or right arises on a point not previously regulated by a general convention, the matter becomes contentious. It is a case in which the individuals concerned are one party, and the public the other, but in which I can see neither the law that ought to be followed nor the judge who ought to give the decision. In such a case, it would be absurd to propose to refer the question to an express decision of the general will, which can be only the conclusion reached by one of the parties and in consequence will be, for the other party, merely an external and particular will, inclined on this occasion to injustice and subject to error.

Thực vậy, khi có vấn đề về một sự kiện hay một quyền cá biệt về một điểm đã không được quy định bởi một quy ước tổng quát có từ trước, thì vấn đề này có thể bị tranh cãi. Đó là một vụ trong đó các cá nhân liên hệ là một bên, và dân chúng là một bên, nhưng tôi không thấy được một luật nào phải theo và quan tòa nào ngồi xử. Trong trường hợp đó thật là lố bịch nếu ta đề nghị đưa một vấn đề ra để có một quyết định tức thì của ý chí tập thể. Quyết định đó chỉ có thể là kết luận đoạt được của một trong những phe phái, và như vậy, đối với phe phái kia, đó chỉ giản dị là một ý chí xa lạ, cá thể và có thể không công bằng và bị sai lầm.

Thus, just as a particular will cannot stand for the general will, the general will, in turn, changes its nature, when its object is particular, and, as general, cannot pronounce on a man or a fact. When, for instance, the people of Athens nominated or displaced its rulers, decreed honours to one, and imposed penalties on another, and, by a multitude of particular decrees, exercised all the functions of government indiscriminately, it had in such cases no longer a general will in the strict sense; it was acting no longer as Sovereign, but as magistrate. This will seem contrary to current views; but I must be given time to expound my own.

Vậy thì cũng như một ý chí cá nhân không thể đại diện cho ý chí tập thể, thì cũng vậy ý chí tập thể thay đổi bản chất khi đối tượng của mình là một cá thể và như vậy không thể có quyết định về một người hay một sự kiện. Khi dân chúng thành Athens bổ nhiệm hay cách chức các người cầm quyền, tôn vinh người này, trừng phạt kẻ khác, và thi hành các chức năng cai trị của mình một cách bừa bãi bằng một số sắc lệnh, thì dân chúng không còn ý chí tập thể nữa, nói cho sát nghĩa, dân chúng không còn hành xử như là một Hội đồng Tối cao nữa, mà như là một quan tòa. Sự việc này có thể xem như là trái ngược với các quan điểm thịnh hành, nhưng tôi cần phải có thời gian để trình bày ý kiến của tôi.

It should be seen from the foregoing that what makes the will general is less the number of voters than the common interest uniting them; for, under this system, each necessarily submits to the conditions he imposes on others: and this admirable agreement between interest and justice gives to the common deliberations an equitable character which at once vanishes when any particular question is discussed, in the absence of a common interest to unite and identify the ruling of the judge with that of the party.

Qua những gì nói trên đây, ta thấy rằng ý chí tập thể không phải là số lượng người bỏ phiếu mà là cái quyền lợi chung kết hợp họ lại; bởi vì trong hệ thống này mỗi người cần phải phục tùng các điều kiện mà anh ta áp chế cho những kẻ khác: một sự hòa hợp đáng phục giữa quyền lợi và luật pháp, với sự hòa hợp này, các cuộc thảo luận công cộng có một tính cách công bằng sẽ biến đi tức khắc khi bất cứ một việc riêng rẽ nào được nêu lên, chỉ vì không có một quyền lợi chung để kết hợp và giúp nhận dạng ra luật của quan tòa và luật của phe phái.

From whatever side we approach our principle, we reach the same conclusion, that the social compact sets up among the citizens an equality of such a kind, that they all bind themselves to observe the same conditions and should therefore all enjoy the same rights. Thus, from the very nature of the compact, every act of Sovereignty, i.e., every authentic act of the general will, binds or favours all the citizens equally; so that the Sovereign recognises only the body of the nation, and draws no distinctions between those of whom it is made up.

Dù tiếp cận đến nguyên-lý [kể trên] từ khía cạnh nào đi nữa, chúng ta cũng đi đến cùng một kết luận rằng khế ước xã hội đặt ra giữa các công dân một sự bình đẳng đặc thù, kết hợp tất cả với nhau trong cùng những điều kiện, và do đó, cùng hưởng những quyền như nhau. Như vậy, bởi bản chất của khế ước, mọi hành động của Hội đồng Tối cao, tức là những hành động chính đáng của ý chí tập thể ràng buộc hay làm lợi đồng đều cho tất cả mọi công dân, thế nên Hội đồng Tối cao chỉ nhìn nhận cơ cấu của quốc gia, và không phân biệt giữa những người làm nên nó.

What, then, strictly speaking, is an act of Sovereignty? It is not a convention between a superior and an inferior, but a convention between the body and each of its members. It is legitimate, because based on the social contract, and equitable, because common to all; useful, because it can have no other object than the general good, and stable, because guaranteed by the public force and the supreme power. So long as the subjects have to submit only to conventions of this sort, they obey no-one but their own will; and to ask how far the respective rights of the Sovereign and the citizens extend, is to ask up to what point the latter can enter into undertakings with themselves, each with all, and all with each.

Nói một cách chính xác thì hành động của Hội đồng Tối cao là gì? Đó không phải là một quy ước giữa một người trên và một người dưới, nhưng đó là một quy ước giữa một cơ cấu và mỗi thành viên của nó. Nó hợp pháp vì được căn cứ trên khế ước xã hội, và công bằng vì chung cho tất cả mọi người; ích lợi vì không có đối tượng nào khác ngoài ích lợi chung, và vững vàng vì được bảo đảm bởi sức mạnh quần chúng và quyền lực tối thượng. Chừng nào mà các thần dân chỉ phải theo các quy ước như vậy, họ không tuân lệnh ai khác ngoài ý chí của chính mình; và nếu hỏi rằng quyền của Hội đồng Tối cao và của các công dân rộng đến đâu, là hỏi các công dân có thể cam kết đến mức nào với chính họ; mỗi người đối với tất cả, và tất cả đối với mỗi người.

We can see from this that the sovereign power, absolute, sacred and inviolable as it is, does not and cannot exceed the limits of general conventions, and that every man may dispose at will of such goods and liberty as these conventions leave him; so that the Sovereign never has a right to lay more charges on one subject than on another, because, in that case, the question becomes particular, and ceases to be within its competency.

Từ chỗ này, ta có thể thấy rằng quyền tối thượng, tuy rằng tuyệt đối, thiêng liêng và không thể bị xâm phạm nhưng không vượt qua và không thể vượt quá giới hạn của các quy ước tổng quát[b], và rằng mỗi người có thể hoàn toàn sử dụng phần của cải và phần tự do mà các quy ước ấy để lại cho anh ta; cho nên Hội đồng Tối cao không bao giờ được quyền đặt gánh nặng trên một người này nhiều hơn người kia, vì làm như vậy việc đó trở thành việc riêng rẽ, và Hội đồng Tối cao không còn thẩm quyền nữa.

When these distinctions have once been admitted, it is seen to be so untrue that there is, in the social contract, any real renunciation on the part of the individuals, that the position in which they find themselves as a result of the contract is really preferable to that in which they were before. Instead of a renunciation, they have made an advantageous exchange: instead of an uncertain and precarious way of living they have got one that is better and more secure; instead of natural independence they have got liberty, instead of the power to harm others security for themselves, and instead of their strength, which others might overcome, a right which social union makes invincible.

Khi mà các sự khác biệt ấy đã được công nhận, thật khó mà nghĩ được rằng, trong khế ước xã hội, lại có một cá nhân nào thật sự từ bỏ [quyền lợi của mình], vì lẽ vị trí mà họ có hiện nay nhờ khế ước xã hội thật là tốt hơn vị trí mà họ có trước kia. Thay vì từ bỏ, họ đã làm một sự trao đổi có lời: thay vì một lối sống tạm thời và không ổn định, họ có một đời sống tốt hơn và ổn định hơn; thay vì sự độc lập thiên nhiên, họ có được sự tự do; thay vì có thể làm hại người khác họ được sự an toàn cho chính họ; và thay vì một sức mạnh mà kẻ khác có thể đánh đổ, họ được một quyền mà sự kết hợp xã hội làm cho trở nên vô địch.

Their very life, which they have devoted to the State, is by it constantly protected; and when they risk it in the State's defence, what more are they doing than giving back what they have received from it? What are they doing that they would not do more often and with greater danger in the state of nature, in which they would inevitably have to fight battles at the peril of their lives in defence of that which is the means of their preservation? All have indeed to fight when their country needs them; but then no one has ever to fight for himself. Do we not gain something by running, on behalf of what gives us our security, only some of the risks we should have to run for ourselves, as soon as we lost it?

Đời sống của họ, mà họ đã hiến dâng cho quốc gia, được quốc gia luôn luôn che chở; và khi họ liều mạng sống để bảo vệ quốc gia, họ chẳng làm gì hơn là trả lại những gì mà họ đã nhận được. Chẳng phải những gì mà họ phục vụ quốc gia là những gì mà khi còn sống trong tình trạng thiên nhiên họ phải làm nhiều hơn và nguy hiểm hơn, vì ở đó họ không tránh khỏi phải liều mạng đánh nhau để bảo vệ sự sống còn của họ, hay sao? Thật ra ai cũng phải tòng quân khi đất nước cần đến; nhưng cũng không ai phải tự chiến đấu cho chính mình. Chẳng lẽ vì những gì đã đem lại an ninh cho chúng ta, chúng ta lạikhông thể chịu một phần nguy hiểm mà chúng ta phải chịu khi sự an ninh đó bị tước đi hay sao?


[b] Trong chương IV, phần 8, nói về tôn giáo, Rousseau viết rằng: "Cái quyền đối với thần dân mà khế ước xã hội cho Cộng Đồng không đi quá các mức của lợi ích công."

5. The Right of Life and Death

THE question is often asked how individuals, having no right to dispose of their own lives, can transfer to the Sovereign a right which they do not possess. The difficulty of answering this question seems to me to lie in its being wrongly stated. Every man has a right to risk his own life in order to preserve it. Has it ever been said that a man who throws himself out of the window to escape from a fire is guilty of suicide? Has such a crime ever been laid to the charge of him who perishes in a storm because, when he went on board, he knew of the danger?

5 Quyền sống và chết

Một câu hỏi thường được đặt ra là, do đâu mà các cá nhân, trong khi không có quyền tự định đoạt về mạng sống của mình, lại có thể chuyển nhượng cho Hội đồng Tối cao một quyền mà họ không có? Cái khó khăn để trả lời câu hỏi này đối với tôi dường như là ở chỗ câu hỏi ấy được đặt sai. Ai cũng có quyền liều mạng sống của mình để bảo vệ nó. Có ai bao giờ lại nói rằng một người nhảy ra khỏi cửa sổ để thoát một vụ cháy nhà là phạm lỗi tự tử? Có ai chết trong một cơn bão lại bị kết án vì khi bước chân lên tàu đã biết sẽ có nguy hiểm?

The social treaty has for its end the preservation of the contracting parties. He who wills the end wills the means also, and the means must involve some risks, and even some losses. He who wishes to preserve his life at others' expense should also, when it is necessary, be ready to give it up for their sake. Furthermore, the citizen is no longer the judge of the dangers to which the law-desires him to expose himself; and when the prince says to him: "It is expedient for the State that you should die," he ought to die, because it is only on that condition that he has been living in security up to the present, and because his life is no longer a mere bounty of nature, but a gift made conditionally by the State.

Mục đích tối hậu của khế ước xã hội là bảo tồn các thành viên. Kẻ nào muốn đạt được mục đích cũng cần có phương tiện, nhưng các phương tiện nào bao giờ cũng bao gồm một số rủi ro, và cả mất mát nữa. Kẻ nào muốn bảo tồn mạng sống của mình bằng mạng sống của những người khác thì cũng phải sẵn sàng hiến mạng sống của mình cho người khác khi cần thiết. Hơn nữa, người dân không phải là kẻ có quyền phán xét về các sự nguy hiểm khi luật pháp muốn anh hy sinh tánh mạng mình; khi người cầm quyền nói: "Anh nên chết cho quyền lợi của Quốc gia," thì anh phải chết; vì anh được sống trong an ninh cho đến ngày nay là nhờ được quốc gia bảo vệ, và cũng bởi vì mạng sống của anh không còn là một tặng vật của thiên nhiên, mà là một món quà có điều kiện của quốc gia ban cho anh.

The death-penalty inflicted upon criminals may be looked on in much the same light: it is in order that we may not fall victims to an assassin that we consent to die if we ourselves turn assassins. In this treaty, so far from disposing of our own lives, we think only of securing them, and it is not to be assumed that any of the parties then expects to get hanged.

Án tử hình mà các kẻ phạm tội bị kết án có thể được nhìn dưới cùng một lý lẽ: chính vì ta không muốn chết dưới tay một kẻ sát nhân nên ta đồng ý rằng sát nhân thì phải đền mạng. Trong khế ước này, [khi đồng ý có án tử hình] không phải chúng ta chấp nhận để mất mạng sống của ta, mà chính là để bảo vệ nó, và cũng chẳng ai nghĩ rằng [khi đồng ý có án tử hình] thì họ sẽ bị treo cổ.

Again, every malefactor, by attacking social rights, becomes on forfeit a rebel and a traitor to his country; by violating its laws be ceases to be a member of it; he even makes war upon it. In such a case the preservation of the State is inconsistent with his own, and one or the other must perish; in putting the guilty to death, we slay not so much the citizen as an enemy. The trial and the judgment are the proofs that he has broken the social treaty, and is in consequence no longer a member of the State. Since, then, he has recognised himself to be such by living there, he must be removed by exile as a violator of the compact, or by death as a public enemy; for such an enemy is not a moral person, but merely a man; and in such a case the right of war is to kill the vanquished.

Ngoài ra, mọi kẻ bất lương, khi vi phạm luật xã hội, đã trở thành kẻ nổi loạn và kẻ phản bội quốc gia; khi vi phạm luật xã hội, y không còn là thành viên của xã hội nữa và đã tuyên chiến ngay cả với xã hội. Trong trường hợp này, sự bảo tồn Quốc Gia mâu thuẫn với sự bảo tồn mạng sống của kẻ đó, và như thế một trong hai phải chết; khi giết một tội phạm, ta không giết một công dân mà là giết một kẻ thù. Sự xét xử, và phán quyết [của tòa] là những bằng chứng rằng kẻ đó đã vi phạm khế ước xã hội, và như vậy, kẻ đó không còn là thành viên của quốc gia nữa. Và vì anh ta là một thành viên trong cộng đồng đã vi phạm khế ước nên anh ta phải bị lưu đày ra khỏi cộng đồng, hay là bị xử án tử hình như là một kẻ thù của cộng đồng; vì một kẻ thù không phải là một con người đạo đức mà chỉ là một con người, và như vậy quyền chiến tranh cho phép giết kẻ chiến bại.

But, it will be said, the condemnation of a criminal is a particular act. I admit it: but such condemnation is not a function of the Sovereign; it is a right the Sovereign can confer without being able itself to exert it. All my ideas are consistent, but I cannot expound them all at once.

Nhưng người ta sẽ nói rằng sự kết án một kẻ có tội là một hành động đặc thù. Tôi công nhận việc đó; vì vậy sự kết án này không thuộc về chức năng của Hội đồng Tối cao; đó là một quyền mà Hội đồng Tối cao có thể trao mà không thể tự mình thi hành. Tôi không thay đổi trong sự suy nghĩ của tôi, nhưng tôi không thể trình bày tất cả cùng một lúc.

We may add that frequent punishments are always a sign of weakness or remissness on the part of the government. There is not a single ill-doer who could not be turned to some good. The State has no right to put to death, even for the sake of making an example, any one whom it can leave alive without danger.

Chúng ta có thể nhận định thêm rằng sự trừng phạt thường xuyên luôn luôn là dấu hiệu của nhược điểm hay sơ suất của chính quyền. Không có một kẻ làm bậy nào mà ta không thể giúp họ trở thành một phần tử tốt. Quốc gia không thể kết án tử hình một kẻ nào, ngay cả trong trường hợp để làm gương, nếu chúng ta có thể để cho họ sống mà không gây nguy hiểm cho ta.

The right of pardoning or exempting the guilty from a penalty imposed by the law and pronounced by the judge belongs only to the authority which is superior to both judge and law, i.e., the Sovereign; each its right in this matter is far from clear, and the cases for exercising it are extremely rare. In a well-governed State, there are few punishments, not because there are many pardons, but because criminals are rare; it is when a State is in decay that the multitude of crimes is a guarantee of impunity.

Chỉ có Hội đồng Tối cao mới có quyền ân xá hay giảm án sau khi quan tòa đã tuyên bố kết án tội phạm. Phải nhấn mạnh rằng quyền hạn này không được rõ rệt và cũng được sử dụng trong những trường hợp rất hiếm. Trong một quốc gia mà guồng máy cai trị được hoàn hảo thì sẽ có rất ít sự trừng phạt - không phải vì sự khoan hồng tăng mà vì ít tội phạm, chính những lúc quốc gia suy tàn là những lúc mà tội ác gia tăng vì quốc gia không bảo đảm sẽ trừng trị được tất cả những tội phạm.

Under the Roman Republic, neither the Senate nor the Consuls ever attempted to pardon; even the people never did so, though it sometimes revoked its own decision. Frequent pardons mean that crime will soon need them no longer, and no one can help seeing whither that leads. But I feel my heart protesting and restraining my pen; let us leave these questions to the just man who has never offended, and would himself stand in no need of pardon.

Dưới thời Cộng Hòa La Mã, cả Thượng viện lẫn các quan chấp chính tối cao đều không muốn áp dụng sự ân xá, ngay cả dân chúng cũng vậy, tuy rằng đôi khi họ cũng có thu hồi bản án của họ. Ân xá thường xuyên sẽ khiến cho những kẻ tội phạm lờn mặt và ai cũng biết là việc này sẽ đưa đến kết quả như thế nào. Nhưng tôi cảm thấy lòng tôi bảo nhỏ rằng mình nên ngừng bút nơi đây: hãy để những vấn đề này cho những bậc lương thiện không bao giờ phạm lỗi và không bao giờ cần đến sự khoan hồng.

6. Law

BY the social compact we have given the body politic existence and life; we have now by legislation to give it movement and will. For the original act by which the body is formed and united still in no respect determines what it ought to do for its preservation.

6 Luật pháp

Với khế ước xã hội, chúng ta đã tạo nên và đem lại sự sống cho cơ cấu chính trị: bây giờ ta phải đem lại sinh hoạt và ý chí cho nó qua luật pháp. Bởi vì hành động nguyên thủy cấu tạo và kết hợp cơ cấu này chưa xác định nó phải làm gì để tự bảo tồn.

What is well and in conformity with order is so by the nature of things and independently of human conventions. All justice comes from God, who is its sole source; but if we knew how to receive so high an inspiration, we should need neither government nor laws. Doubtless, there is a universal justice emanating from reason alone; but this justice, to be admitted among us, must be mutual. Humanly speaking, in default of natural sanctions, the laws of justice are ineffective among men: they merely make for the good of the wicked and the undoing of the just, when the just man observes them towards everybody and nobody observes them towards him.

Cái gì tốt và đúng với trật tự của thiên nhiên là do bản chất của sự vật chứ không do quy ước của con người. Mọi công lý đến từ Đức Chúa Trời, và Ngài là nguồn gốc duy nhất của Công Lý; nhưng nếu chúng ta mà biết cách tiếp nhận nguồn công lý cao siêu như vậy, thì chúng ta sẽ chẳng cần đến chính phủ và cả đến luật pháp. Hiển nhiên là phải có một loại công lý có tính phổ cập đến tất cả mọi người, và từ lý trí mà ra; nhưng muốn được chúng ta chấp nhận, thì công lý này phải có tính tương hoán giữa người với người. Cứ theo bản tính của con người mà nói thì luật pháp của công lý thiên nhiên không có hiệu quả với con người, vì thiếu tính chế tài; chúng chỉ làm lợi cho kẻ xấu, và làm hại người công bằng, vì người công bằng tôn trọng luật pháp với tất cả mọi người, trong khi đó kẻ xấu thì lại bất tuân luật lệ.

Conventions and laws are therefore needed to join rights to duties and refer justice to its object. In the state of nature, where everything is common, I owe nothing to him whom I have promised nothing; I recognise as belonging to others only what is of no use to me. In the state of society all rights are fixed by law, and the case becomes different.

Vậy thì phải có những quy ước và những luật pháp để kết hợp quyền lợi với bổn phận và đem công lý về với đối tượng của nó. Trong trạng thái thiên nhiên khi mà mọi sự là của chung, tôi không nợ ai điều gì khi tôi không hứa gì với họ cả; tôi công nhận rằng chỉ những cái gì không ích lợi cho tôi mới thuộc về người khác. Sự việc không phải như vậy trong xã hội văn minh, mà ở đó quyền của mọi người được ấn định bởi luật pháp.

But what, after all, is a law? As long as we remain satisfied with attaching purely metaphysical ideas to the word, we shall go on arguing without arriving at an understanding; and when we have defined a law of nature, we shall be no nearer the definition of a law of the State.

Vậy thì rốt cuộc luật pháp là gì? Nếu chúng ta chỉ cố gắng định nghĩa từ này bằng những ý niệm siêu hình, thì ta sẽ tiếp tục tranh luận mà không đi đến sự đồng thuận với nhau, và ngay cả khi ta đã định nghĩa được luật của thiên nhiên là gì, thì không chắc lúc ấy ta đã thấu hiểu luật của quốc gia là gì.

I have already said that there can be no general will directed to a particular object. Such an object must be either within or outside the State. If outside, a will which is alien to it cannot be, in relation to it, general; if within, it is part of the State, and in that case there arises a relation between whole and part which makes them two separate beings, of which the part is one, and the whole minus the part the other. But the whole minus a part cannot be the whole; and while this relation persists, there can be no whole, but only two unequal parts; and it follows that the will of one is no longer in any respect general in relation to the other.

Tôi đã nói rằng không có một ý chí tập thể dành cho một đối tượng riêng rẽ. Một đối tượng như vậy phải nằm trong hay nằm ngoài quốc gia. Nếu nó ở ngoài quốc gia, thì đối với nó, ý chí tập thể là một ý chí khác biệt; nếu đối tượng này nằm ở trong quốc gia thì nó là một phần tử của cộng đồng, và như vậy tạo ra một quan hệ giữa hai phần tử tách biệt, gồm có phần tử này là một cơ cấu, và tổng thể trừ phần tử này ra là một cơ cấu khác. Nhưng một tổng thể mà lấy một phần tử ra thì không còn là một tổng thể nữa, và khi mà sự tương quan này còn tồn tại thì không có tổng thể nữa mà chỉ có hai phần không bằng nhau; từ đó ta có thể nói rằng ý chí của một phần không còn là tổng thể đối với phần kia.

But when the whole people decrees for the whole people, it is considering only itself; and if a relation is then formed, it is between two aspects of the entire object, without there being any division of the whole. In that case the matter about which the decree is made is, like the decreeing will, general. This act is what I call a law.

Nhưng khi toàn thể dân chúng ra sắc luật cho toàn thể dân chúng, đó chỉ là nghĩ đến chính mình; và nếu có một quan hệ nào xảy ra thì đó là việc giữa hai khía cạnh của một tổng thể toàn diện chứ không phải một sự việc phân chia tổng thể. Trong trường hợp này, khi một đạo luật được tạo thành và phản ảnh được cả tập thể dân chúng cũng như ý chí tập thể, thì đạo luật này được tôi gọi là luật pháp.

When I say that the object of laws is always general, I mean that law considers subjects en masse and actions in the abstract, and never a particular person or action. Thus the law may indeed decree that there shall be privileges, but cannot confer them on anybody by name. It may set up several classes of citizens, and even lay down the qualifications for membership of these classes, but it cannot nominate such and such persons as belonging to them; it may establish a monarchical government and hereditary succession, but it cannot choose a king, or nominate a royal family. In a word, no function which has a particular object belongs to the legislative power.

Khi tôi nói rằng đối tượng của các điều luật luôn luôn là tổng quát, tôi muốn nói rằng luật pháp được áp dụng cho toàn thể các thành viên của tập thể và các hành động được hiểu một cách trừu tượng, chứ luật không áp dụng cho riêng một cá nhân nào hay vì một hành động đặc thù nào. Vì vậy, luật pháp có thể ấn định rằng sẽ có những đặc quyền, nhưng không thể ban đặc quyền ấy cho một cá nhân nào với tên tuổi rõ ràng; luật pháp có thể tạo nhiều giai cấp công dân, ngay cả ấn định những tiêu chuẩn để xếp loại những giai cấp đó, nhưng luật pháp không thể chỉ định người này hay người kia thuộc vào một giai cấp này hay giai cấp khác; luật pháp có thể thiết lập một nền quân chủ với việc cha truyền con nối nhưng không thể chọn một vị vua hay chỉ định một hoàng tộc. Tóm lại, tất cả mọi chức vụ liên hệ đến một đối tượng riêng rẽ đều không thuộc thẩm quyền của lập pháp.

On this view, we at once see that it can no longer be asked whose business it is to make laws, since they are acts of the general will; nor whether the prince is above the law, since he is a member of the State; nor whether the law can be unjust, since no one is unjust to himself; nor how we can be both free and subject to the laws, since they are but registers of our wills.

Về vấn đề này, ta thấy ngay rằng không cần phải hỏi ai là người làm luật bởi vì đó là hành động của ý chí tập thể; cũng không cần phải hỏi người cầm quyền có ở đứng trên luật pháp hay không vì người ấy là thành viên của quốc gia; cũng không cần phải hỏi liệu luật pháp có công bằng hay không, vì chẳng có ai mà lại đi bất công với chính mình; cũng không hỏi vì sao mà ta vừa được tự do vừa phải tuân theo luật pháp, bởi vì luật pháp chỉ là những gì thể hiện ý chí của chúng ta.

We see further that, as the law unites universality of will with universality of object, what a man, whoever he be, commands of his own motion cannot be a law; and even what the Sovereign commands with regard to a particular matter is no nearer being a law, but is a decree, an act, not of sovereignty, but of magistracy.

Nhìn xa hơn ta còn thấy rằng, vì luật pháp kết hợp tính chất chung của ý chí với tính chất chung của đối tượng, cho nên, điều gì mà một người - bất kể là ai - dùng quyền của mình để ra lệnh thì đó không phải là luật; điều gì mà Hội đồng Tối cao đưa ra về một đối tượng riêng rẽ cũng không phải là điều luật, nhưng đó chỉ là một sắc lệnh, không phải là một đạo luật của quyền tối thượng mà là một hành vi của chính quyền.

I therefore give the name "Republic" to every State that is governed by laws, no matter what the form of its administration may be: for only in such a case does the public interest govern, and the res publica rank as a reality. Every legitimate government is republican;[10] what government is I will explain later on.

Vậy theo tôi, từ "Cộng Hòa" là dành cho bất cứ quốc gia nào được cai trị bằng luật pháp, dù dưới bất cứ hình thức hành chánh nào: vì chỉ chính trong môi trường đó mới có sự cai trị của quyền lợi công, và cái gọi là "công vụ" [c] mới trở thành một hiện thực. Tất cả mọi chính quyền hợp pháp là cộng hòa 5: tôi sẽ giải thích chính quyền là gì trong các phần sau.

10 I understand by this word, not merely an aristocracy or a democracy, but generally any government directed by the general will, which is the law. To be legitimate, the government must be, not one with the Sovereign, but its minister. In such a case even a monarchy is a Republic. This will be made clearer in the following book.

[c] "Res publica" là một thuật ngữ tiếng La-tinh, đã được sử dụng từ thời Cổ Hy Lạp và La Mã, nghĩa căn bản là tất cả những gì thuộc về "của công;" nghĩa bóng chỉ một hệ thống các cơ quan của nhà nước, hay vắn tắt hơn, chỉ nhà nước. Cicero trong tác phẩm De re publica (thế kỷ thứ nhất trước công nguyên) đã dùng res publica để chỉ các "việc công" và chính trị.

5 Tôi không dùng chữ này để chỉ một chế độ quý tộc hay dân chủ, mà tổng quát mọi chính phủ được hướng dẫn bởi ý chí tập thể, tức là luật pháp. Để được hợp pháp, chính phủ không phải là Hội đồng Tối cao, nhưng là người thừa hành; như vậy, ngay cả một nền quân chủ cũng là một Cộng Hòa. Sự kiện này sẽ được nói rõ hơn trong cuốn sau.

Laws are, properly speaking, only the conditions of civil association. The people, being subject to the laws, ought to be their author: the conditions of the society ought to be regulated solely by those who come together to form it.

Nói rõ hơn, luật pháp chỉ là những quy ước của sự kết hợp dân sự. Dân chúng chịu quyền của luật pháp nên cũng phải là những người làm ra luật; quyền này chỉ thuộc những người kết hợp lại để thành lập xã hội:

But how are they to regulate them? Is it to be by common agreement, by a sudden inspiration? Has the body politic an organ to declare its will? Who can give it the foresight to formulate and announce its acts in advance? Or how is it to announce them in the hour of need? How can a blind multitude, which often does not know what it wills, because it rarely knows what is good for it, carry out for itself so great and difficult an enterprise as a system of legislation? Of itself the people wills always the good, but of itself it by no means always sees it. The general will is always in the right, but the judgment which guides it is not always enlightened. It must be got to see objects as they are, and sometimes as they ought to appear to it; it must be shown the good road it is in search of, secured from the seductive influences of individual wills, taught to see times and spaces as a series, and made to weigh the attractions of present and sensible advantages against the danger of distant and hidden evils.

Nhưng họ điều hòa bằng cách nào? Có phải bằng một sự thỏa thuận chung, hay bằng một cảm hứng đột khởi? Cơ cấu chính trị có một cơ quan để đưa ra các ý chí chung không? Ai cho cơ cấu này sự viễn kiến cần thiết để làm ra những đạo luật và tuyên cáo trước [cho dân biết]. Hay làm sao để thông báo luật lệ đến dân chúng khi cần? Làm sao mà một đám đông mù lòa thường không biết mình muốn gì và ít khi biết cái gì tốt cho mình lại có thể đảm nhận một công việc lớn lao và khó khăn như là hệ thống lập pháp? Dân chúng luôn luôn muốn cái tốt cho chính mình, nhưng ít khi họ thấy được những cái tốt đó là gì. Ý chí tập thể luôn luôn đúng, nhưng sự phán đoán để đưa đến các hành động thường không phải lúc nào cũng sáng suốt . Nó phải thấy các sự vật dưới thực chất hiện tại của chúng, và đôi khi cũng phải nhận diện được là tình trạng hiện tại của chúng chưa đạt đến điều cần có; nó phải được hướng dẫn đến con đường tuyệt hảo mà nó đang đi tìm và bảo đảm rằng nó sẽ không bị những ảnh hưởng của các ước muốn cá nhân quyến rũ; nó phải được hướng dẫn để nhận thấy không gian và thời gian như là một chuỗi dài nối tiếp nhau; và nó phải biết cân nhắc những quyến rũ trước mắt và lợi ích hiện tại với những nguy hiểm và những tai họa đang rình rập trong tương lai.

The individuals see the good they reject; the public wills the good it does not see. All stand equally in need of guidance. The former must be compelled to bring their wills into conformity with their reason; the latter must be taught to know what it wills. If that is done, public enlightenment leads to the union of understanding and will in the social body: the parts are made to work exactly together, and the whole is raised to its highest power. This makes a legislator necessary.

Các cá nhân nhìn thấy cái tốt mà rồi lại từ bỏ đi; quần chúng muốn cái tốt nhưng mà lại không thấy. Cả hai bên đều cần sự hướng dẫn. Cá nhân phải buộc ước muốn tuân theo lẽ phải; và quần chúng phải được dạy bảo để biết mình muốn gì. Nếu việc đó được thực hiện, sự sáng suốt của quần chúng sẽ dẫn đến sự kết hợp giữa sự thông cảm và ý chí của cơ cấu xã hội: từ đó các phe phái sẽ làm việc chặt chẽ với nhau và tổng thể sẽ được nâng lên mức mạnh nhất. Sự kiện này cho thấy cần phải có nhà làm luật.

7. The Legislator

IN order to discover the rules of society best suited to nations, a superior intelligence beholding all the passions of men without experiencing any of them would be needed. This intelligence would have to be wholly unrelated to our nature, while knowing it through and through; its happiness would have to be independent of us, and yet ready to occupy itself with ours; and lastly, it would have, in the march of time, to look forward to a distant glory, and, working in one century, to be able to enjoy in the next.[11] It would take gods to give men laws.

7 Nhà làm luật

Hầu tìm được những luật lệ của xã hội thích ứng nhất cho các quốc gia, cần phải có một người có sự thông minh siêu tuyệt để có thể thấu hiểu những nhiệt tình của con người mà vẫn không bị ảnh hưởng của thất tình, lục dục, một con người mà hạnh phúc độc lập với con người nhưng lại quan tâm đến hạnh phúc của con người, một con người mà sẵn sàng làm việc ở đời này cho kết quả ở đời sau.6 Chỉ có thần thánh mới là một "người" như vậy.

What Caligula argued from the facts, Plato, in the dialogue called the Politicus, argued in defining the civil or kingly man, on the basis of right. But if great princes are rare, how much more so are great legislators? The former have only to follow the pattern which the latter have to lay down. The legislator is the engineer who invents the machine, the prince merely the mechanic who sets it up and makes it go. "At the birth of societies," says Montesquieu, "the rulers of Republics establish institutions, and afterwards the institutions mould the rulers."[12]

Trong khi Caligula lý luận dựa trên sự kiện thì Plato trong tác phẩm "Politicus" dựa trên luật để định nghĩa quyền căn bản của một con người bình thường hay các vị vua chúa. Nhưng nếu những vị cai trị danh tiếng đã hiếm, thì các nhà làm luật danh tiếng còn hiếm hơn bao nhiêu lần? Nhà cai trị chỉ vận hành theo các đường hướng mà nhà làm luật đặt ra. Nhà làm luật là người kỹ sư phát minh ra cái máy, người cai trị chỉ là người ráp máy và làm cho nó chạy. Montesquieu đã nói: "Lúc ban đầu khi các xã hội được hình thành, các nhà cầm quyền của nền Cộng Hòa đặt ra các định chế, và sau đó các định chế lại định hình các nhà cầm quyền."7

11 A people becomes famous only when its legislation begins to decline. We do not know for how many centuries the system of Lycurgus made the Spartans happy before the rest of Greece took any notice of it.

12 Montesquieu, The Greatness and Decadence of the Romans, ch. i

6 Một dân tộc chỉ nổi tiếng khi nền luật pháp của họ bắt đầu thoái hoá. Chúng ta không biết hệ thống của Lycurgus giúp dân thành Sparta được hạnh phúc trong bao nhiêu thế kỷ trước khi phần còn lại của Hy Lạp biết được chuyện này.

7 Montesquieu „'The Greatness and Decadence of the Romans'' ch.i

He who dares to undertake the making of a people's institutions ought to feel himself capable, so to speak, of changing human nature, of transforming each individual, who is by himself a complete and solitary whole, into part of a greater whole from which he in a manner receives his life and being; of altering man's constitution for the purpose of strengthening it; and of substituting a partial and moral existence for the physical and independent existence nature has conferred on us all.

Kẻ nào dám đứng ra tạo thể chế của một dân tộc phải cảm thấy rằng mình có thể làm thay đổi bản tính của con người; có thể biến đổi mỗi cá nhân từ một tổng thể hoàn bị và cô đơn ra thành phần tử của một tổng thể lớn hơn mà từ đó anh ta nhận được đời sống và sự tồn tại của mình; có thể sửa đổi thể trạng của con người để cho nó tốt hơn; có thể thay thế đời sống vật chất và sự độc lập mà tất cả chúng ta nhận được từ thiên nhiên bằng một đời sống chung [với cộng đồng] và đạo đức.

He must, in a word, take away from man his own resources and give him instead new ones alien to him, and incapable of being made use of without the help of other men. The more completely these natural resources are annihilated, the greater and the more lasting are those which he acquires, and the more stable and perfect the new institutions; so that if each citizen is nothing and can do nothing without the rest, and the resources acquired by the whole are equal or superior to the aggregate of the resources of all the individuals, it may be said that legislation is at the highest possible point of perfection.

Tóm lại, người đó phải lấy ra khỏi con người các sức mạnh mà thiên nhiên cho nó, và thay vào đó là những sức mạnh ngoại tại mà nó chỉ có thể sử dụng các sức mạnh mới này khi có sự giúp đỡ của người khác. Các sức mạnh từ thiên nhiên càng bị hủy diệt hoàn toàn thì các sức mạnh mới nhận được càng lớn và lâu dài và thể chế càng chắc chắn và hoàn hảo hơn; thế nên, vì mỗi cá nhân công dân không là gì cả và không thể làm gì cả nếu không có những người khác trợ giúp, và khi sức mạnh mới nhận được bởi tổng thể bằng hay lớn hơn tổng số sức mạnh thiên nhiên của tất cả mọi người, thì ta có thể nói rằng nền lập pháp đã đạt đến mức hoàn mỹ nhất mà nó có thể đạt được.

The legislator occupies in every respect an extraordinary position in the State. If he should do so by reason of his genius, he does so no less by reason of his office, which is neither magistracy, nor Sovereignty. This office, which sets up the Republic, nowhere enters into its constitution; it is an individual and superior function, which has nothing in common with human empire; for if he who holds command over men ought not to have command over the laws, he who has command over the laws ought not any more to have it over men; or else his laws would be the ministers of his passions and would often merely serve to perpetuate his injustices: his private aims would inevitably mar the sanctity of his work.

Xét trên mọi phương diện, nhà làm luật chiếm một vị trí phi thường trong quốc gia. Phi thường không những vì ông ta là một thiên tài, mà còn vì chức vụ; nhưng chức vụ này lại không thuộc nhà nước cũng không thuộc Hội đồng Tối cao. Chức vụ này tạo nên nền cộng hòa nhưng không ở trong hiến pháp. Đó là một chức vụ đặc biệt không có điểm gì chung với thế giới con người; bởi vì kẻ nào làm chủ con người thì không thể làm chủ luật pháp, và kẻ nào làm chủ luật pháp thì cũng không thể làm chủ con người; nếu không các điều luật của anh ta sẽ chỉ là kẻ thừa hành của xúc cảm và sẽ duy trì các nỗi bất công: các mục đích riêng tư của anh ta chắc chắn sẽ làm hư hỏng tính cách thiêng liêng của công trình của mình.

When Lycurgus gave laws to his country, he began by resigning the throne. It was the custom of most Greek towns to entrust the establishment of their laws to foreigners. The Republics of modern Italy in many cases followed this example; Geneva did the same and profited by it.[13] Rome, when it was most prosperous, suffered a revival of all the crimes of tyranny, and was brought to the verge of destruction, because it put the legislative authority and the sovereign power into the same hands.

Khi Lycurgus làm luật cho xứ sở của ông ta, việc ông làm trước nhất là từ bỏ ngai vàng. Phần lớn các thành phố Hy Lạp có tục lệ giao cho người ngoại quốc làm luật cho mình. Các Cộng Hòa ở Ý thời nay thường bắt chước làm như vậy; Cộng Hòa Genève cũng theo gương như thế và thấy có kết quả tốt.8 La Mã, trong thời kỳ thịnh vượng nhất, đã phải khổ sở, và lắm lúc gần như bị sụp đổ vì tội ác của các bạo chúa lại xảy ra, khi quyền lập pháp và quyền tối thượng nằm trong tay một người.

13 Those who know Calvin only as a theologian much under-estimate the extent of his genius. The codification of our wise edicts, in which he played a large part, does him no less honour than his Institute. Whatever revolution time may bring in our religion, so long as the spirit of patriotism and liberty still lives among us, the memory of this great man will be for ever blessed.

8 Những người chỉ biết Calvin như là một nhà thần học đánh giá quá thấp thiên tài của ông ta. Ông đã dự một phần lớn trong việc soạn thảo các sắc lệnh, và công việc này đem lại cho Calvin nhiều danh dự như cuốn „'Institute'' không biết thời gian có đem lại thay đổi gì cho tôn giáo của chúng ta không, nhưng chừng nào mà tinh thần ái quốc và tự do còn sống trong chúng ta thì ông ta vẫn còn được tưởng niệm và tôn trọng.

Nevertheless, the decemvirs themselves never claimed the right to pass any law merely on their own authority. "Nothing we propose to you," they said to the people, "can pass into law without your consent. Romans, be yourselves the authors of the laws which are to make you happy."

Tuy nhiên ngay cả các thành viên trong Hội Đồng 10 người (decemvirs) không bao giờ đòi quyền tự đưa ra luật pháp. Họ tuyên bố với dân chúng: "Những gì mà chúng tôi đề nghị không bao giờ trở thành luật nếu đồng bào không đồng ý. Hỡi dân La Mã, hãy tự mình là những nhà làm luật để đem lại hạnh phúc cho chính mình."

He, therefore, who draws up the laws has, or should have, no right of legislation, and the people cannot, even if it wishes, deprive itself of this incommunicable right, because, according to the fundamental compact, only the general will can bind the individuals, and there can be no assurance that a particular will is in conformity with the general will, until it has been put to the free vote of the people. This I have said already; but it is worth while to repeat it.

Vậy nên kẻ làm luật không có hay không được có thẩm quyền lập pháp nào, và ngay cả dân chúng, khi muốn cũng không được từ bỏ cái quyền không thể chuyển nhượng này, bởi vì theo khế ước căn bản chỉ có ý chí tập thể mới ràng buộc được các cá nhân; và không có gì bảo đảm rằng ý chí của một cá nhân sẽ đồng thuận với ý chí tập thể cho đến khi nó được đưa ra để dân chúng đầu phiếu tự do. Tôi đã nói đến việc này rồi nhưng nó vẫn đáng được lập lại.

Thus in the task of legislation we find together two things which appear to be incompatible: an enterprise too difficult for human powers, and, for its execution, an authority that is no authority.

Vì vậy trong việc làm luật chúng ta thấy có hai việc mà dường như không tương hợp với nhau: thứ nhất đó là một công tác quá khó khăn cho sức người, và thứ hai là một chính quyền không có thẩm quyền để làm luật.

There is a further difficulty that deserves attention. Wise men, if they try to speak their language to the common herd instead of its own, cannot possibly make themselves understood. There are a thousand kinds of ideas which it is impossible to translate into popular language. Conceptions that are too general and objects that are too remote are equally out of its range: each individual, having no taste for any other plan of government than that which suits his particular interest, finds it difficult to realise the advantages he might hope to draw from the continual privations good laws impose.

Còn có một khó khăn khác đáng cho chúng ta lưu ý. Các nhà thông thái, nếu dùng ngôn ngữ của mình để nói với người dân thường, thay vì dùng ngôn ngữ bình dân, sẽ khó làm cho người dân hiểu hết những tư tưởng của mình, vì có cả hàng ngàn tư tưởng không thể chuyển tải được bằng ngôn ngữ bình dân. Những khái niệm quá tổng quát và những sự vật quá xa vời cũng ở ngoài tầm hiểu biết của họ: mỗi cá nhân- thường không quan tâm đến bất cứ kế hoạch nào của chính phủ ngoài những gì thích hợp cho quyền lợi riêng tư của mình-khó nhận thức được các lợi ích mà anh ta có thể rút tỉa được từ những luật lệ tốt được ban hành.

For a young people to be able to relish sound principles of political theory and follow the fundamental rules of statecraft, the effect would have to become the cause; the social spirit, which should be created by these institutions, would have to preside over their very foundation; and men would have to be before law what they should become by means of law.

Để cho một dân tộc mới được thành lập có thể hưởng ứng một cách nhiệt tình những nguyên tắc khôn ngoan của chính trị và tuân theo các luật lệ căn bản của quốc gia thì hiệu quả phải trở thành nguyên nhân; tinh thần xã hội phải là điều kiện tiên quyết để tạo ra các thể chế, và con người, phải là những con người có tinh thần xã hội trước khi luật pháp được tạo thành, và lại phải chịu sự chi phối của pháp luật.

The legislator therefore, being unable to appeal to either force or reason, must have recourse to an authority of a different order, capable of constraining without violence and persuading without convincing.

This is what has, in all ages, compelled the fathers of nations to have recourse to divine intervention and credit the gods with their own wisdom, in order that the peoples, submitting to the laws of the State as to those of nature, and recognising the same power in the formation of the city as in that of man, might obey freely, and bear with docility the yoke of the public happiness.

Vậy thì nhà làm luật, vì không thể sử dụng được sức mạnh hay lý luận, phải cần có một quyền lực từ một cơ chế khác để ép buộc mà không dùng võ lực và làm cho người ta tin mà không cần phải chứng minh.

Đó cũng là lý do tại sao mà, từ trước đến nay các nhà lập quốc phải nhờ đến các Đấng Thiêng Liêng và tôn vinh các thần thánh đã cho họ có sự khôn ngoan [khi làm luật], để cho dân chúng quy phục luật lệ của quốc gia cũng như luật của thiên nhiên; và chấp nhận quyền lực này trong sự hình thành của con người và của thị quốc (City), [có như vậy] thì người dân mới tự tuân phục luật lệ và ngoan ngoãn khoác lên mình cái ách của hạnh phúc công cộng.

This sublime reason, far above the range of the common herd, is that whose decisions the legislator puts into the mouth of the immortals, in order to constrain by divine authority those whom human prudence could not move.[14] But it is not anybody who can make the gods speak, or get himself believed when he proclaims himself their interpreter. The great soul of the legislator is the only miracle that can prove his mission.

Cách lập luận cao siêu này vượt qua khỏi sự hiểu biết của con người thường, và cũng là cách mà nhà làm luật nói rằng các quyết định của họ là do thần thánh truyền dạy; họ dùng thần quyền để kềm chế những kẻ mà sự khôn ngoan của con người vẫn không thuyết phục được.9 Nhưng không phải ai cũng có thể nói rằng các thần thánh phát biểu như vậy, hay có thể tự cho mình là người thông dịch của thần linh. Chính tâm hồn cao cả của nhà làm luật mới thật sự là phép lạ chứng minh cho sứ mệnh của mình.

14 "In truth," says Machiavelli, "there has never been, in any country, an extraordinary legislator who has not had recourse to God; for otherwise his laws would not have been accepted: there are, in fact, many useful truths of which a wise man may have knowledge without their having in themselves such clear reasons for their being so as to be able to convince others" (Discourses on Livy, Bk. v, ch. xi).

9 Machiavelli nói: „'Thật ra, ở bất cứ xứ nào, không bao giờ có một nhà làm luật phi thường nào mà lại không cần đến Chúa; nếu không làm như vậy, luật của ông ta không bao giờ được chấp nhận: thật ra, có những sự thật ích lợi mà nhà làm luật hiểu được tầm quan trọng; và các sự thật đó mang trong chúng những bằng chứng hiển nhiên để có thể thuyết phục kẻ khác." (Discourses on Livy, Bk.v, ch.xi)

Any man may grave tablets of stone, or buy an oracle, or feign secret intercourse with some divinity, or train a bird to whisper in his ear, or find other vulgar ways of imposing on the people.

[Vì thực ra], ai cũng có thể khắc những tấm bia đá, hay mua một lời tiên tri, hay rêu rao là đã được giao dịch bí mật với một vị thần nào đó, hay huấn luyện một con chim để nói thì thầm vào tai anh ta, hoặc bày ra những trò hoa hòe hoa sói để gây ấn tượng với người khác.

He whose knowledge goes no further may perhaps gather round him a band of fools; but he will never found an empire, and his extravagances will quickly perish with him. Idle tricks form a passing tie; only wisdom can make it lasting.

Nhưng kẻ nào chỉ biết làm những việc như vậy có thể tụ tập quanh hắn ta một đám đông khờ dại, và sẽ không bao giờ lập được một quốc gia, và các trò ngông cuồng của hắn sẽ mau chóng tàn lụi. Những trò gian trá màu mè và vô bổ chỉ tạo nên một mối quan hệ phù phiếm, chỉ có sự khôn ngoan mới làm cho mối quan hệ trở nên lâu dài.

The Judaic law, which still subsists, and that of the child of Ishmael, which, for ten centuries, has ruled half the world, still proclaim the great men who laid them down; and, while the pride of philosophy or the blind spirit of faction sees in them no more than lucky impostures, the true political theorist admires, in the institutions they set up, the great and powerful genius which presides over things made to endure.

Luật Do Thái, mà hiện nay vẫn còn tồn tại qua hậu duệ của Ishmael, đã thống trị trên một nửa thế giới từ 10 thế kỷ nay và vẫn còn tuyên xưng các vĩ nhân đã làm ra các luật đó; và mặc dù sự kiêu ngạo của triết học hay sự mù quáng của bè phái chỉ xem những vĩ nhân này là những kẻ giả danh may mắn, thì các nhà chính trị chân chính, qua các định chế đã được kiến tạo, ngưỡng mộ thiên tài vĩ đại của những bậc đã kiến tạo nên các công trình bền vững với thời gian.

We should not, with Warburton, conclude from this that politics and religion have among us a common object, but that, in the first periods of nations, the one is used as an instrument for the other.

Dù sao, ta cũng không nên kết luận như Warburton, rằng chính trị và tôn giáo có chung một mục đích, nhưng trong những thời điểm khởi đầu khi lập quốc, yếu tố này được sử dụng như là một phương tiện cho yếu tố kia.

8. The People

AS, before putting up a large building, the architect surveys and sounds the site to see if it will bear the weight, the wise legislator does not begin by laying down laws good in themselves, but by investigating the fitness of the people, for which they are destined, to receive them. Plato refused to legislate for the Arcadians and the Cyrenæans, because he knew that both peoples were rich and could not put up with equality; and good laws and bad men were found together in Crete, because Minos had inflicted discipline on a people already burdened with vice.

8 Dân chúng

Như trước khi xây cất một tòa nhà lớn, kiến trúc sư quan sát và thăm dò đất để xem miếng đất có thể chịu đựng được sức nặng của tòa nhà hay không, nhà làm luật khôn ngoan không bắt đầu bằng việc soạn ngay các luật lệ tốt, mà trước đó ông quan sát xem dân tộc mà ông ta soạn luật pháp xem họ có khả năng chịu đựng các luật ấy không? Chính vì lẽ đó mà Plato từ chối không làm luật cho dân Arcadian và dân Cyranaeans bởi vì ông biết rằng hai dân tộc đó giàu có và không thể chấp nhận được sự bình đẳng; vì vậy mà ta thấy ở đảo Crete có những luật tốt và con người xấu vì Minos đã áp đặt kỷ luật trên một dân tộc có đầy thói hư tật xấu.

A thousand nations have achieved earthly greatness, that could never have endured good laws; even such as could have endured them could have done so only for a very brief period of their long history. Most peoples, like most men, are docile only in youth; as they grow old they become incorrigible. When once customs have become established and prejudices inveterate, it is dangerous and useless to attempt their reformation; the people, like the foolish and cowardly patients who rave at sight of the doctor, can no longer bear that any one should lay hands on its faults to remedy them.

Cả ngàn quốc gia trên trái đất đã tiến đến mức tuyệt hảo nhưng chưa bao giờ có được luật pháp anh minh và ngay cả có được luật pháp anh minh đi chăng nữa thì cũng chỉ có được trong một thời gian ngắn trong quá trình lịch sử của họ. Quốc gia cũng như con người, chỉ dễ bảo khi còn trẻ, nhưng khi đến tuổi già thì khó mà thay đổi được họ nữa. Một khi các thói quen và định kiến đã ăn sâu vào tâm trí họ, thì việc cải tạo là một việc nguy hiểm và vô ích; dân chúng, giống như những con bệnh ngu xuẩn và hèn nhát, run sợ khi thấy bác sĩ, không thể nào chịu để người khác giúp mình diệt đi các tật xấu.

There are indeed times in the history of States when, just as some kinds of illness turn men's heads and make them forget the past, periods of violence and revolutions do to peoples what these crises do to individuals: horror of the past takes the place of forgetfulness, and the State, set on fire by civil wars, is born again, so to speak, from its ashes, and takes on anew, fresh from the jaws of death, the vigour of youth. Such were Sparta at the time of Lycurgus, Rome after the Tarquins, and, in modern times, Holland and Switzerland after the expulsion of the tyrants.

Giống như những chứng bệnh làm xáo trộn tinh thần của bệnh nhân và làm cho họ quên cả quá khứ thì trong lịch sử, các quốc gia sau khi phải trải qua những cuộc xáo trộn bạo lực và cách mạng, cũng sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ cho dân tộc họ: những cơn ác mộng rùng rợn sẽ được thay thế bằng những quên lãng. Nhưng rồi các quốc gia này sau những trận khói lửa của nội chiến, sẽ trỗi sống dậy từ đám tro tàn và lấy lại sức mạnh của tuổi trẻ sau khi thoát khỏi bàn tay của tử thần. Đó là các trường hợp của Sparta vào thời Lycurge, của La Mã sau thời Tarquins và của các xứ Hòa Lan và Thụy Sĩ sau khi đã trục xuất được các nhà độc tài ra khỏi nước.

But such events are rare; they are exceptions, the cause of which is always to be found in the particular constitution of the State concerned. They cannot even happen twice to the same people, for it can make itself free as long as it remains barbarous, but not when the civic impulse has lost its vigour. Then disturbances may destroy it, but revolutions cannot mend it: it needs a master, and not a liberator. Free peoples, be mindful of this maxim: "Liberty may be gained, but can never be recovered."

Nhưng những biến cố như thế rất hiếm; đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ nhờ vào thể chế đặc biệt của quốc gia đó. Những biến cố này không thể xảy ra hai lần cho cùng một dân tộc, bởi vì một dân tộc có thể giành được tự do khi còn man rợ, nhưng [khi đã trở thành một dân tộc văn minh] và nếu ý chí và năng lực công dân đã mất đi, thì một khi đã mất tự do sẽ không lấy lại được nữa. Các cuộc biến động sẽ tiêu diệt xã hội dân sự mà không một cuộc cách mạng nào có thể khôi phục lại. Người dân lúc đó cần một chủ nhân ông chứ không cần một người giải phóng họ. Hỡi các dân tộc tự do, hãy nhớ lấy chân lý này: "Ta có thể giành được tự do, nhưng nếu để mất đi, sẽ không bao giờ khôi phục lại được nữa."

Youth is not infancy. There is for nations, as for men, a period of youth, or, shall we say, maturity, before which they should not be made subject to laws; but the maturity of a people is not always easily recognisable, and, if it is anticipated, the work is spoilt. One people is amenable to discipline from the beginning; another, not after ten centuries. Russia will never be really civilised, because it was civilised too soon. Peter had a genius for imitation; but he lacked true genius, which is creative and makes all from nothing. He did some good things, but most of what he did was out of place.

Tuổi thanh niên không phải là tuổi thơ ấu. Đối với các quốc gia cũng như với con người, phải có một khoảng thời gian thanh niên, hay nói đúng hơn, khoảng thời gian trưởng thành trước khi bị được cai trị bởi luật pháp, nhưng cũng không dễ biết được khi nào một dân tộc trưởng thành, và nếu chúng ta cho nó hưởng quá sớm thì công việc sẽ bị hư hỏng. Dân tộc này có thể ép vào kỷ luật từ khi mới ra đời, dân tộc kia phải sau mười thế kỷ mới được. Dân Nga không bao giờ thật sự trở thành văn minh, bởi vì họ đã được văn minh quá sớm. Nga Hoàng Peter là một thiên tài về việc bắt chước; nhưng ông ta không có thiên tài thực sự, nghĩa là có óc sáng tạo và tạo ra mọi việc từ số không. Ông đã làm được vài việc tốt, nhưng phần đông những việc ấy lại không hợp lúc.

He saw that his people was barbarous, but did not see that it was not ripe for civilisation: he wanted to civilise it when it needed only hardening. His first wish was to make Germans or Englishmen, when he ought to have been making Russians; and he prevented his subjects from ever becoming what they might have been by persuading them that they were what they are not. In this fashion too a French teacher turns out his pupil to be an infant prodigy, and for the rest of his life to be nothing whatsoever. The empire of Russia will aspire to conquer Europe, and will itself be conquered. The Tartars, its subjects or neighbours, will become its masters and ours, by a revolution which I regard as inevitable. Indeed, all the kings of Europe are working in concert to hasten its coming.

Ông biết rằng dân của ông chưa được khai hóa nhưng không thấy rằng họ chưa đủ trưởng thành để tiến tới văn minh: ông ta muốn văn minh hóa dân chúng mà không biết rằng họ cần được huấn luyện trước. Ước muốn đầu tiên của ông là biến dân Nga thành những người Đức hay Anh, trong khi việc phải làm là giúp họ trở thành người dân Nga thật sự; ông ngăn chận dân của ông trở thành những người Nga thực sự thay vào đó lại thuyết phục họ bắt chước đểtrở thành những người khác. Làm theo cách này thì một giáo sư Pháp cũng có thể làm cho học trò của mình trở thành thần đồng, nhưng rồi sau đó trong suốt cuộc đời nó sẽ không là gì cả. Đế quốc Nga sẽ mưu đồ xâm chiếm Âu Châu, và nó cũng sẽ bị xâm chiếm. Bọn Tartars, thần dân hay láng giềng của nó sẽ trở thành chủ nhân của Nga và cả của chúng ta nữa, qua một cuộc nổi dậy mà tôi thấy sẽ không thể tránh được. Thế mà các vì vua ở châu Âu lại đang cùng nhau hợp sức để cho việc này đến sớm hơn.

9. The People (continued)

As nature has set bounds to the stature of a well-made man, and, outside those limits, makes nothing but giants or dwarfs, similarly, for the constitution of a State to be at its best, it is possible to fix limits that will make it neither too large for good government, nor too small for self-maintenance. In every body politic there is a maximum strength which it cannot exceed and which it only loses by increasing in size. Every extension of the social tie means its relaxation; and, generally speaking, a small State is stronger in proportion than a great one.

9 Dân chúng (tiếp theo)

Thiên nhiên đã đặt ra những kích thước cho tầm vóc một con người viên mãn, ngoài các kích thước đó thì con người hoặc là to lớn như những kẻ khổng lồ hoặc nhỏ thó như những chú lùn, cũng như vậy, để cho thể chế một quốc gia được tốt nhất thì phải đặt những giới hạn sao cho cho thể chế đó không quá lớn để cho việc cai trị gặp khó khăn, và không quá nhỏ để không thể tự bảo tồn. Trong mọi cơ cấu chính trị có một sức mạnh tối đa không thể vượt qua được, vì nếu nó cứ tăng trưởng thì nó sẽ mất sức mạnh đó đi. Mối liên hệ xã hội càng lan rộng thì nó càng lỏng lẻo đi, và một cách tổng quát, một quốc gia nhỏ thì, [tính theo tỷ lệ giữa kích thước và sức mạnh,] mạnh hơn một quốc gia lớn.

A thousand arguments could be advanced in favour of this principle. First, long distances make administration more difficult, just as a weight becomes heavier at the end of a longer lever. Administration therefore becomes more and more burdensome as the distance grows greater; for, in the first place, each city has its own, which is paid for by the people: each district its own, still paid for by the people: then comes each province, and then the great governments, satrapies, and vice-royalties, always costing more the higher you go, and always at the expense of the unfortunate people. Last of all comes the supreme administration, which eclipses all the rest. All these over charges are a continual drain upon the subjects; so far from being better governed by all these different orders, they are worse governed than if there were only a single authority over them. In the meantime, there scarce remain resources enough to meet emergencies; and, when recourse must be had to these, the State is always on the eve of destruction.

Có cả ngàn lý do để hậu thuẫn cho điều nói trên. Trước hết, khoảng cách càng xa thì sự cai trị càng khó, giống như một vật sẽ cân nặng hơn ở đầu một đòn bẫy dài. Việc cai quản ở những nơi càng xa thì càng nhiều tốn kém; vì mỗi thành phố có một nền hành chánh riêng của mình, và người dân ở đó đóng góp mọi chi phí; mỗi địa hạt lại có một nền hành chánh riêng và dân chúng lại phải đóng góp vào; rồi thì đến tỉnh bang, đến cấp chính quyền lớn hơn, các thống đốc, các phó vương; càng lên cao thì người dân lại càng phải đóng góp nhiều; sau hết nền hành chánh tối cao đè bẹp tất cả. Mọi sự đóng góp liên tục này làm người dân kiệt quệ, họ sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn nếu họ chỉ bị cai trị bởi một cấp trên thay vì nhiều cấp. Ngoài ra, đâu còn tài nguyên để sử dụng khi khẩn cấp; và khi cần đến nó thì quốc gia luôn luôn ở bên bờ bị tiêu diệt.

This is not all; not only has the government less vigour and promptitude for securing the observance of the laws, preventing nuisances, correcting abuses, and guarding against seditious undertakings begun in distant places; the people has less affection for its rulers, whom it never sees, for its country, which, to its eyes, seems like the world, and for its fellow-citizens, most of whom are unknown to it.

Đó chưa phải là hết: không những chính phủ sẽ kém mạnh đi và kém nhanh nhạy khi áp dụng luật pháp, hay ngăn ngừa các phiền hà về hành chánh, chỉnh đốn các vụ lạm quyền, và ngăn chận các mưu toan dấy loạn nẩy mầm ở các chỗ xa xôi; mà còn làm cho dân chúng ít có thiện cảm với nhà cầm quyền hơn vì họ có bao giờ gặp người lãnh đạo đâu; và cũng ít yêu mến quốc gia hơn, vì đất nước trong mắt họ cũng mênh mông như thế giới [xa lạ]; họ cũng ít thương mến đồng bào hơn vì phần lớn đối với họ là người xa lạ.

The same laws cannot suit so many diverse provinces with different customs, situated in the most various climates, and incapable of enduring a uniform government. Different laws lead only to trouble and confusion among peoples which, living under the same rulers and in constant communication one with another, intermingle and intermarry, and, coming under the sway of new customs, never know if they can call their very patrimony their own. Talent is buried, virtue unknown and vice unpunished, among such a multitude of men who do not know one another, gathered together in one place at the seat of the central administration.

Cũng cùng một luật lệ nhưng lại không thể áp dụng đồng bộ cho những tỉnh có phong tục khác nhau, có khí hậu và địa lý khác nhau, và như thế không thể có được một chính quyền đồng nhất; [còn nếu làm ra] luật lệ khác nhau thì lại chỉ làm cho người dân nói chung thêm bối rối, vì cùng sống dưới sự cai trị của một chính quyền sao luật chỗ này lại khác chỗ kia. Cũng cùng là bà con qua liên hệ gia đình (cưới hỏi), nhưng vì luật lệ khác nhau, người dân không hiểu đâu mới thật sự là di sản của mình. Còn như tập trung đám người đông đúc không hề quen biết nhau lại, tại trung tâm hành chánh thì tài năng bị chôn vùi, đức hạnh không được biết đến và tệ nạn không bị trừng phạt.

The leaders, overwhelmed with business, see nothing for themselves; the State is governed by clerks. Finally, the measures which have to be taken to maintain the general authority, which all these distant officials wish to escape or to impose upon, absorb all the energy of the public, so that there is none left for the happiness of the people. There is hardly enough to defend it when need arises, and thus a body which is too big for its constitution gives way and falls crushed under its own weight.

Các nhà lãnh đạo, bị tràn ngập bởi công việc, không tự mình xét đoán được chuyện gì, họ để quốc gia cho các viên chức cai quản. Sau hết, các biện pháp cần áp đặt để duy trì quyền lực cho chính phủ-một quyền mà các viên chức ở những nơi xa xăm muốn tránh không thi hành hay chỉ làm để thủ lợi riêng-đã làm tiêu hao tất cả nghị lực của dân chúng, cho nên không còn lại gì để tạo hạnh phúc cho dân chúng; và may ra chỉ còn chút đỉnh để bảo vệ họ khi cần. Vì vậy một cơ cấu quá lớn cho thể chế của nó sẽ tự sụp đổ và bị đè bẹp bởi chính sức nặng của mình.

Again, the State must assure itself a safe foundation, if it is to have stability, and to be able to resist the shocks it cannot help experiencing, as well as the efforts it will be forced to make for its maintenance; for all peoples have a kind of centrifugal force that makes them continually act one against another, and tend to aggrandise themselves at their neighbours' expense, like the vortices of Descartes. Thus the weak run the risk of being soon swallowed up; and it is almost impossible for any one to preserve itself except by putting itself in a state of equilibrium with all, so that the pressure is on all sides practically equal.

Còn nữa, quốc gia phải có một nền móng vững chắc để có sự ổn định, để chống với các xáo trộn mà nó không thể tránh được, và để từ đó có thể phát huy các nỗ lực cần thiết để duy trì sự sống còn; bởi vì tất cả các dân tộc đều chịu một loại lực ly tâm làm cho chúng luôn luôn chống đối nhau và có khuynh hướng bành trướng qua đất của nước láng giềng, y như các cơn lốc xoáy của Descartes.[d] Vậy nên nước yếu có thể bị nước lớn nuốt trọn; và gần như là không nước nào có thể sống còn trừ trường hợp tự đặt mình vào một vị thế cân bằng với tất cả, để cho áp lực từ mọi phía được cân bằng.

It may therefore be seen that there are reasons for expansion and reasons for contraction; and it is no small part of the statesman's skill to hit between them the mean that is most favourable to the preservation of the State. It may be said that the reason for expansion, being merely external and relative, ought to be subordinate to the reasons for contraction, which are internal and absolute. A strong and healthy constitution is the first thing to look for; and it is better to count on the vigour which comes of good government than on the resources a great territory furnishes.

Vậy thì các nhà làm chính trị phải vô cùng khéo léo để lựa chọn, giữa các lý do để bành trướng và lý do để thu nhỏ lại, cái trung dung thích hợp nhất để quốc gia được sống còn. Nói một cách tổng quát, các lý do để bành trướng, hướng ra ngoài và tương đối, phải tùy thuộc vào các lý do để thu nhỏ, hướng vào trong và tuyệt đối; việc đầu tiên là phải thành lập ra một thể chế lành mạnh dựa trên sức mạnh của một chính phủ tốt hơn là dựa trên tài nguyên của một vùng đất rộng lớn.

It may be added that there have been known States so constituted that the necessity of making conquests entered into their very constitution, and that, in order to maintain themselves, they were forced to expand ceaselessly. It may be that they congratulated themselves greatly on this fortunate necessity, which none the less indicated to them, along with the limits of their greatness, the inevitable moment of their fall.

Ta có thể thêm rằng đã có nhiều quốc gia mà sự cần thiết đi xâm chiếm nằm trong thể chế của họ, và để sống còn, họ bị bắt buộc phải bành trướng không ngừng. Có thể rằng họ tự mãn nguyện về sự cần thiết may mắn này; nhưng nếu ngẫm nghĩ lại thì đi kèm với sự bành trướng có giới hạn này là một sự sụp đổ không tránh khỏi.


[d] Descartes (1596-1650) là một bác học thời Phục hưng, ông vừa là một triết gia, nhà toán học, vật lý và thiên văn học, cũng là người nói câu bất hủ: "tôi tư duy nên tôi hiện hữu." Ông cũng là cha đẻ ra hệ tọa độ trực chuẩn cho môn hình học giải tích. Về thiên văn học, Descartes đưa ra thuyết "Lốc xoáy," theo thuyết này thì vũ trụ chứa đầy những vật thể dưới nhiều dạng khác nhau và quay cuông theo những cơn lốc xung quanh mặt trời. (HVCD).

10. The People (continued)

A BODY politic may be measured in two ways — either by the extent of its territory, or by the number of its people; and there is, between these two measurements, a right relation which makes the State really great. The men make the State, and the territory sustains the men; the right relation therefore is that the land should suffice for the maintenance of the inhabitants, and that there should be as many inhabitants as the land can maintain. In this proportion lies the maximum strength of a given number of people; for, if there is too much land, it is troublesome to guard and inadequately cultivated, produces more than is needed, and soon gives rise to wars of defence; if there is not enough, the State depends on its neighbours for what it needs over and above, and this soon gives rise to wars of offence. Every people, to which its situation gives no choice save that between commerce and war, is weak in itself: it depends on its neighbours, and on circumstances; its existence can never be more than short and uncertain. It either conquers others, and changes its situation, or it is conquered and becomes nothing. Only insignificance or greatness can keep it free.

10 Dân chúng (tiếp theo)

Người ta có thể đo lường [sức mạnh] của một cơ cấu chính trị bằng hai cách: hoặc bằng sự rộng lớn của đất đai, hoặc bằng dân số, và giữa hai yếu tố đó, một sự tương quan đúng đắn sẽ tạo nên một quốc gia hùng mạnh thật sự. Con người tạo ra quốc gia, và đất đai nuôi con người; vậy sự tương quan này là có đủ đất đai để nuôi sống người dân và có vừa đủ số dân để cư ngụ trên lãnh thổ. Chính trong cái tỷ lệ này ta có thể tìm thấy sức mạnh tối đa nằm trong dân số; bởi vì lãnh thổ quá rộng lớn, sẽ mang lại khó khăn trong việc bảo vệ nó cũng như trong sự trồng trọt, và có thể sản xuất nhiều hơn nhu cầu; và đó là nguyên nhân của chiến tranh tự vệ. Nếu không đủ đất đai, quốc gia sẽ tùy thuộc vào các nước láng giềng vì [phải nhập cảng lương thực] thiếu thốn [từ nước ngoài], và trong tương lai sẽ xảy ra chiến tranh xâm lược. Bất cứ dân tộc nào, mà địa thế của mình bắt buộc phải lựa chọn giữa thương mại và chiến tranh, là một dân tộc yếu kém: nó tùy thuộc vào các nước láng giềng, và vào các hoàn cảnh [không kiểm soát được]; sự sống còn của một dân tộc như vậy luôn luôn bất trắc và ngắn ngủi. Hoặc là nó phải xâm chiếm các nước khác để thay đổi hoàn cảnh khó khăn của mình, hoặc là bị xâm chiếm và bị tiêu diệt. Một dân tộc như vừa nói, chỉ có thể giữ được tự do bằng cách bành trướng thành một nước mạnh hoặc co rút lại thành một không nước đáng kể.

No fixed relation can be stated between the extent of territory and the population that are adequate one to the other, both because of the differences in the quality of land, in its fertility, in the nature of its products, and in the influence of climate, and because of the different tempers of those who inhabit it; for some in a fertile country consume little, and others on an ungrateful soil much. The greater or less fecundity of women, the conditions that are more or less favourable in each country to the growth of population, and the influence the legislator can hope to exercise by his institutions, must also be taken into account.

Ta không thể tính được chính xác mức tương quan giữa sự rộng lớn của đất đai và dân số để xem đâu là sự cân bằng, vì [nhiều lý do khác nhau như] sự khác biệt giữa phẩm chất, độ màu mỡ của đất, các loại sản phẩm, ảnh hưởng của thời tiết, và tánh tình khác nhau của dân ở đó; dân trên đất màu mỡ có thể ăn ít trong khi dân trên đất cằn cỗi lại ăn nhiều. Ta còn phải kể đến mức sinh sản nhiều hay ít, đến các điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho mức tăng trưởng dân số, đến tầm mức ảnh hưởng của các luật lệ mà nhà làm luật mong áp dụng.

The legislator therefore should not go by what he sees, but by what he foresees; he should stop not so much at the state in which he actually finds the population, as at that to which it ought naturally to attain. Lastly, there are countless cases in which the particular local circumstances demand or allow the acquisition of a greater territory than seems necessary. Thus, expansion will be great in a mountainous country, where the natural products, i.e., woods and pastures, need less labour, where we know from experience that women are more fertile than in the plains, and where a great expanse of slope affords only a small level tract that can be counted on for vegetation. On the other hand, contraction is possible on the coast, even in lands of rocks and nearly barren sands, because there fishing makes up to a great extent for the lack of land-produce, because the inhabitants have to congregate together more in order to repel pirates, and further because it is easier to unburden the country of its superfluous inhabitants by means of colonies.

Vậy nhà làm luật không nên dựa trên những gì mình thấy mà trên những gì mình dự đoán; cũng không nên dựa vào tình trạng của dân số hiện tại mà phải tiên đoán mức tăng trưởng của dân số một cách tự nhiên. Cuối cùng có vô số tình huống trong đó các hoàn cảnh địa phương đặc biệt bắt buộc hoặc cho phép một sự bành trướng lãnh thổ lớn hơn là cần thiết, như là sự bành trướng các vùng núi mà ở đó các tài nguyên thiên nhiên - rừng, đồng cỏ - đòi hỏi ít sức lao động, ở đó kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ sinh sản cao hơn là ở miền đồng bằng, và ở đó một vùng đồi núi chỉ cho phép một khoảng đất nhỏ hẹp dành cho sự trồng trọt. Ngược lại, đất đai có thể thu hẹp lại dọc theo ven biển, ngay cả ở các vùng đất đá và cát, bởi vì nghề đánh cá có thể thay thế phần lớn cho sản phẩm của đất đai và con người phải tụ họp đông đảo để chống lại bọn cướp biển; và hơn nữa họ có thể dễ dàng đi chinh phục các thuộc địa để giảm bớt gánh nặng dân số.

To these conditions of law-giving must be added one other which, though it cannot take the place of the rest, renders them all useless when it is absent. This is the enjoyment of peace and plenty; for the moment at which a State sets its house in order is, like the moment when a battalion is forming up, that when its body is least capable of offering resistance and easiest to destroy. A better resistance could be made at a time of absolute disorganisation than at a moment of fermentation, when each is occupied with his own position and not with the danger. If war, famine, or sedition arises at this time of crisis, the State will inevitably be overthrown.

Ngoài những điều kiện kể trên, ta phải cần thêm một yếu tố khác nữa; tuy rằng yếu tố này không thay thế được các điều nói trên, nhưng nếu không có nó thì tất cả các điều ấy đều vô dụng: đó là sự sung túc và hòa bình trên lãnh thổ; vì trong thời gian mà một quốc gia đang ở trong tình trạng xây dựng - giống như thời gian một tiểu đoàn đang được thành lập - là lúc đơn vị này ít có sức đề kháng nhất và là lúc dễ bị tiêu diệt nhất. Một quốc gia có thể tự vệ một cách hữu hiệu trong lúc loạn lạc nhất, hơn là trong thời kỳ xây dựng nhà nước, là lúc mà mọi người chỉ bận tâm với tư thế của mình hơn là đối đầu với nguy cơ. Nếu chiến tranh, đói kém hay nổi loạn xảy ra vào thời kỳ nguy hiểm này thì nhà nước đó không tránh khỏi bị lật đổ.

Not that many governments have not been set up during such storms; but in such cases these governments are themselves the State's destroyers. Usurpers always bring about or select troublous times to get passed, under cover of the public terror, destructive laws, which the people would never adopt in cold blood. The moment chosen is one of the surest means of distinguishing the work of the legislator from that of the tyrant.

Không phải là không có nhiều chính quyền được dựng lên trong những lúc bão tố như vậy, nhưng trong trường hợp ấy thì chính các chính quyền đó lại là những kẻ phá hủy quốc gia. Các kẻ tiếm quyền gây nên hoặc lợi dụng các thời kỳ xáo trộn đó để nhân sự khiếp sợ của quần chúng mà cho thông qua các luật lệ nguy hại, những luật lệ mà dân chúng không bao giờ chấp nhận khi tỉnh trí. Cách chắc chắn nhất để phân biệt việc làm của nhà lập pháp và của bạo chúa là nhìn xem thời điểm luật pháp được ban hành.

What people, then, is a fit subject for legislation? One which, already bound by some unity of origin, interest, or convention, has never yet felt the real yoke of law; one that has neither customs nor superstitions deeply ingrained, one which stands in no fear of being overwhelmed by sudden invasion; one which, without entering into its neighbours' quarrels, can resist each of them single-handed, or get the help of one to repel another; one in which every member may be known by every other, and there is no need to lay on any man burdens too heavy for a man to bear; one which can do without other peoples, and without which all others can do;[15] one which is neither rich nor poor, but self-sufficient; and, lastly, one which unites the consistency of an ancient people with the docility of a new one. Legislation is made difficult less by what it is necessary to build up than by what has to be destroyed; and what makes success so rare is the impossibility of finding natural simplicity together with social requirements. All these conditions are indeed rarely found united, and therefore few States have good constitutions.

Vậy thì dân tộc nào là dân tộc thích ứng cho pháp luật? Đó là một dân tộc đã được kết hợp bằng sợi dây liên hệ hoặc về nguồn gốc, về lợi ích, hay trên một quy ước [đồng thuận với nhau], và chưa bao giờ thật sự mang cái ách luật pháp; một dân tộc không bị ảnh hưởng sâu đậm của tục lệ, dị đoan; một dân tộc không sợ bị áp đảo bởi một cuộc xâm chiếm bất thần; một dân tộc không dính líu với các sự bất hòa của các nước láng giềng và có thể một mình chống cự với mỗi nước hay liên kết với nước này để đẩy lui nước kia; một dân tộc trong đó mỗi người dân có thể được tất cả mọi người biết đến và ở đó không một ai bị bắt buộc phải mang một gánh nặng lớn hơn sức chịu đựng của mình; một dân tộc có thể không cần đến các dân tộc khác, và các dân tộc khác cũng không cần đến họ;10 một dân tộc không quá giàu và cũng không quá nghèo và có thể tự túc được; sau rốt một dân tộc có khả năng kết hợp tính nhất quán [trong đặc tính] của một dân tộc xưa với tính uyển chuyển của một dân tộc mới [sống trong pháp luật]. Điều khó khăn cho việc làm luật pháp không phải là việc thiết lập mà là việc hủy bỏ; và điều này hiếm khi thành công là vì không thể tìm ra được tính chất đơn giản của thiên nhiên cộng với các nhu cầu [phức tạp] của xã hội. Kết hợp được các điều kiện này với nhau là điều khó, vì lý do đó ít quốc gia nào có được một thể chế tốt.

15 If there were two neighbouring peoples, one of which could not do without the other, it would be very hard on the former, and very dangerous for the latter. Every wise nation, in such a case, would make haste to free the other from dependence. The Republic of Thiascala, enclosed by the Mexican Empire, preferred doing without salt to buying from the Mexicans, or even getting it from them as a gift. The Thiascalans were wise enough to see the snare hidden under such liberality. They kept their freedom, and that little State, shut up in that great Empire, was finally the instrument of its ruin.

10 Trong hai dân tộc láng giềng mà một dân tộc này phải nhờ cậy đến dân tộc kia thì đó sẽ là một tình huống rất khó khăn cho dân tộc thứ nhất, và rất nguy hiểm cho dân tộc thứ hai. Trong trường hợp này một quốc gia khôn khéo nên cố gắng giúp nước kia thoát khỏi sự tùy thuộc này. Nước Cộng Hòa Thlascala, nằm trong đế quốc Mễ Tây Cơ chẳng thà không cần đến muối còn hơn là phải mua muối từ dân Mễ, và từ chối không nhận ngay cả khi được Mễ tặng không. Dân Thlascala đã khôn ngoan thấy cái bẫy che dấu dưới sự hào phóng này. Họ gìn giữ sự tự do của họ, và quốc gia nhỏ bé này, nằm chìm giữa Đế quốc Mễ to lớn, lại là nguồn gốc cho sự sụp đổ của đế quốc này.

There is still in Europe one country capable of being given laws — Corsica. The valour and persistency with which that brave people has regained and defended its liberty well deserves that some wise man should teach it how to preserve what it has won. I have a feeling that some day that little island will astonish Europe.

Ở Âu châu còn có một quốc gia có thể thích hợp với pháp luật được: đó là đảo Corse. Dân đảo này đã đoạt lại và bảo vệ sự tự do của mình một cách dũng cảm và kiên trì, và họ đáng được một nhà hiền triết chỉ cho họ cách giữ gìn nó. Tôi có cảm tưởng rằng một ngày nào đó hòn đảo bé nhỏ này sẽ làm cho cả Âu Châu kinh ngạc.

11. The Various Systems of Legislation

IF we ask in what precisely consists the greatest good of all, which should be the end of every system of legislation, we shall find it reduce itself to two main objects, liberty and equality — liberty, because all particular dependence means so much force taken from the body of the State and equality, because liberty cannot exist without it.

11 Các hệ thống pháp luật

Nếu ta hỏi điều gì là điều tốt nhất cho tất cả mọi người, và cái điều tốt nhất đó phải là mục tiêu của mọi hệ thống luật pháp, thì ta sẽ thấy rằng nó được gồm trong hai đối tượng chính: tự do và bình đẳng. Tự do, bởi vì tất cả mọi lệ thuộc của cá nhân [vào quốc gia] đều làm giảm sức mạnh của quốc gia, và bình đẳng, bởi vì không có nó thì sự tự do không thể tồn tại.

I have already defined civil liberty; by equality, we should understand, not that the degrees of power and riches are to be absolutely identical for everybody; but that power shall never be great enough for violence, and shall always be exercised by virtue of rank and law; and that, in respect of riches, no citizen shall ever be wealthy enough to buy another, and none poor enough to be forced to sell himself:[16] which implies, on the part of the great, moderation in goods and position, and, on the side of the common sort, moderation in avarice and covetousness.

Tôi đã định nghĩa thế nào là tự do dân sự; còn nói về bình đẳng, ta không nên hiểu bình đẳng nghĩa là ai cũng có quyền thế và giàu có bằng nhau một cách tuyệt đối; nhưng phải hiểu là [kẻ có] quyền lực không được dùng để gây ra bạo lực và chỉ được sử dụng trong khuôn khổ luật pháp và thẩm quyền; còn về sự giàu có thì không công dân nào có thể giàu có đến mức có thể mua kẻ khác và không ai nghèo đến nỗi phải tự bán mình:11 điều này có nghĩa là người giàu phải sử dụng tiền bạc và địa vị một cách có chừng mực, và người nghèo phải biết giới hạn sự tham lam và ham muốn của mình.

Such equality, we are told, is an unpractical ideal that cannot actually exist. But if its abuse is inevitable, does it follow that we should not at least make regulations concerning it? It is precisely because the force of circumstances tends continually to destroy equality that the force of legislation should always tend to its maintenance.

Người ta nói rằng một sự bình đẳng như vậy là một điều hoang tưởng không thể có được trong thực tế. Nhưng nếu không tránh được sự lạm dụng nó không lẽ chúng ta không thử làm ra luật lệ để điều hành nó sao? Chính bởi vì sức mạnh của hoàn cảnh luôn luôn có khuynh hướng phá hủy sự bình đẳng, [cho nên] sức mạnh của luật pháp nên luôn luôn thiên về sự bảo tồn nó.

16 If the object is to give the State consistency, bring the two extremes as near to each other as possible; allow neither rich men nor beggars. These two estates, which are naturally inseparable, are equally fatal to the common good; from the one come the friends of tyranny, and from the other tyrants. It is always between them that public liberty is put up to auction; the one buys, and the other sells.

11 Nếu mục đích là làm cho quốc gia được vững chắc thì hãy đem hai thái cực này đến càng gần nhau càng tốt, không để cho có người quá giàu và người quá nghèo; hai thái cực này theo bản chất thì không thể tách rời nhau được, nhưng cùng gây tai hại cho ích lợi chung; một phía sẽ là đồng bọn của sự chuyên chế, còn phía kia là những kẻ bạo ngược. Cả hai luôn luôn đem tự do của dân chúng ra đấu giá: kẻ này mua, kẻ kia bán.

But these general objects of every good legislative system need modifying in every country in accordance with the local situation and the temper of the inhabitants; and these circumstances should determine, in each case, the particular system of institutions which is best, not perhaps in itself, but for the State for which it is destined. If, for instance, the soil is barren and unproductive, or the land too crowded for its inhabitants, the people should turn to industry and the crafts, and exchange what they produce for the commodities they lack. If, on the other hand, a people dwells in rich plains and fertile slopes, or, in a good land, lacks inhabitants, it should give all its attention to agriculture, which causes men to multiply, and should drive out the crafts, which would only result in depopulation, by grouping in a few localities the few inhabitants there are.[17]

Nhưng các mục tiêu chung ấy của mọi hệ thống pháp luật cần được thay đổi tùy theo hoàn cảnh địa phương và tánh tình của người dân, và tùy từng trường hợp mà định đoạt một hệ thống luật pháp đặc thù cho nó, một hệ thống không những chỉ là một hệ thống tự nó tốt, nhưng mà còn tốt cho quốc gia. Thí dụ như, nếu đất đai cằn cỗi, hay là có mức độ dân số quá cao thì dân chúng nên quay sang kỹ nghệ và thủ công nghệ, và đổi sản phẩm của họ sản xuất lấy các hàng hóa mà họ thiếu. Nếu đất đai màu mỡ và dân số thấp thì nên chú ý đến canh nông, một nền kinh tế làm tăng dân số, và nên bỏ thủ công nghệ, vì [các ngành nghề này] làm giảm dân số ở vùng quê, lý do là dân thợ thuyền thường dọn về ở các phố phường.12

If a nation dwells on an extensive and convenient coast-line, let it cover the sea with ships and foster commerce and navigation. It will have a life that will be short and glorious. If, on its coasts, the sea washes nothing but almost inaccessible rocks, let it remain barbarous and ichthyophagous: it will have a quieter, perhaps a better, and certainly a happier life. In a word, besides the principles that are common to all, every nation has in itself something that gives them a particular application, and makes its legislation peculiarly its own.

Nếu quốc gia chiếm một dải ven biển dài và thuận lợi thì hãy đóng nhiều thuyền bè, tập trung vào thương mại và hàng hải. Quốc gia đó sẽ có một quãng đời ngắn ngủi và huy hoàng. Nếu ven biển chỉ là vùng đá cheo leo thì hãy để nó trong tình trạng sơ khai và dân chúng sống bằng cách bắt cá; họ sẽ sống yên lành hơn, có thể tốt hơn và chắc chắn hạnh phúc hơn. Tóm lại, ngoài những nguyên tắc chung cho tất cả, mỗi dân tộc đều có một nét đặc thù, và theo đó mà đặt ra một nền luật pháp riêng cho chính mình.

Thus, among the Jews long ago and more recently among the Arabs, the chief object was religion, among the Athenians letters, at Carthage and Tyre commerce, at Rhodes shipping, at Sparta war, at Rome virtue. The author of The Spirit of the Laws has shown with many examples by what art the legislator directs the constitution towards each of these objects.

Vì thế, thời xưa dân Do Thái và nay dân Ả Rập lấy tôn giáo làm chính; dân Athens thì là văn chương; với dân Carthage và Tyre là thương mại; dân Rhodes chuyên về hàng hải; dân Sparta về chiến tranh, và dân La Mã về đức hạnh. Tác giả cuốn sách "Tinh thần của luật pháp" (The Spirit of the Laws) qua nhiều ví dụ đã cho ta thấy sự tài tình mà nhà làm luật dùng để hướng thể chế về mỗi đối tượng nêu trên.

17 "Any branch of foreign commerce," says M. d'Argenson, "creates on the whole only apparent advantage for the kingdom in general; it may enrich some individuals, or even some towns; but the nation as a whole gains nothing by it, and the people is no better off."

12 Hầu tước d'Argenson nói: "Một cách tổng quát, bất cứ ngành ngoại thương nào cũng tạo ra một thuận lợi giả tạo cho quốc gia; nó có thể làm giàu cho vài cá nhân, hay ngay cả vài thành phố nhưng quốc gia không có lợi lộc gì và dân chúng cũng không vì đó mà giàu có thêm."

What makes the constitution of a State really solid and lasting is the due observance of what is proper, so that the natural relations are always in agreement with the laws on every point, and law only serves, so to speak, to assure, accompany and rectify them. But if the legislator mistakes his object and adopts a principle other than circumstances naturally direct; if his principle makes for servitude while they make for liberty, or if it makes for riches, while they make for populousness, or if it makes for peace, while they make for conquest — the laws will insensibly lose their influence, the constitution will alter, and the State will have no rest from trouble till it is either destroyed or changed, and nature has resumed her invincible sway.

Hiến pháp của một nước chỉ được vững bền và trường cửu khi tuân thủ các nguyên tắc đúng đắn để cho các quan hệ tự nhiên với luật pháp luôn luôn được hài hòa trên mọi điểm, và luật pháp chỉ được dùng để bảo đảm, hỗ trợ và điều chỉnh các liên hệ cho hợp với tự nhiên. Nhưng nếu nhà làm luật nhận thức sai lầm đối tượng của mình, và [lập pháp] trên một nguyên tắc khác hẳn với nguyên tắc tự nhiên của sự vật; nếu nhà lập pháp dựa trên nguyên tắc thiên về sự quy phục thay vì nguyên tắc tự nhiên là tự do, hoặc thiên về của cải thay vì dân số, hoặc thiên về chiến tranh thay vì hòa bình, thì luật pháp sẽ lần lần bị yếu kém đi, hiến pháp sẽ bị thay đổi, và quốc gia sẽ không ngừng bị xáo trộn cho đến khi nó bị hủy hoại hay bị thay đổi, và rồi quy luật tự nhiên không ai chống đỡ nổi sẽ thống trị trở lại.

12. The Division of the Laws

IF the whole is to be set in order, and the commonwealth put into the best possible shape, there are various relations to be considered. First, there is the action of the complete body upon itself, the relation of the whole to the whole, of the Sovereign to the State; and this relation, as we shall see, is made up of the relations of the intermediate terms.

12 Sự phân chia luật lệ

Để cho có trật tự trong mọi việc, hay để cho tình trạng của toàn thể cộng đồng được tốt đẹp nhất, ta phải xét đến vài sự tương quan. Trước hết là tác động của toàn cơ cấu đối với chính nó, nghĩa là của toàn thể đối với toàn thể, hay là của Hội đồng Tối cao đối với quốc gia, và sự tương quan này là tương quan giữa nhiều cơ quan trung gian như ta sẽ thấy sau này.

The laws which regulate this relation bear the name of political laws, and are also called fundamental laws, not without reason if they are wise. For, if there is, in each State, only one good system, the people that is in possession of it should hold fast to this; but if the established order is bad, why should laws that prevent men from being good be regarded as fundamental? Besides, in any case, a people is always in a position to change its laws, however good; for, if it choose to do itself harm, who can have a right to stop it?

Những luật lệ dùng để điều hành mối quan hệ này có tên là Luật Chính trị, và cũng còn gọi là Luật Căn bản-gọi như vậy cũng không phải là vô lý, nếu đó là những luật tốt. Vì nếu trong mỗi một nước, chỉ có một hệ thống luật pháp tốt thì dân chúng phải giữ lấy nó; nhưng nếu hệ thống ấy xấu, thì những luật lệ khiến cho hệ thống ấy xấu không thể được coi là căn bản? Ngoài ra, trong mọi trường hợp, dân chúng luôn luôn có thể thay đổi luật lệ, ngay cả những luật lệ tốt đẹp của mình; và giả như dân chúng tự chọn làm hại chính mình, thì ai có quyền ngăn cản họ?

The second relation is that of the members one to another, or to the body as a whole; and this relation should be in the first respect as unimportant, and in the second as important, as possible. Each citizen would then be perfectly independent of all the rest, and at the same time very dependent on the city; which is brought about always by the same means, as the strength of the State can alone secure the liberty of its members. From this second relation arise civil laws.

Tương quan thứ hai là giữa các thành viên với nhau, hay giữa thành viên với toàn thể cơ cấu; các quan hệ giữa các thành viên nên càng nhỏ càng tốt, và sự tương quan giữa thành viên và cơ cấu càng lớn càng tốt. Mỗi công dân nên được hoàn toàn độc lập với các công dân khác, và cùng một lúc rất lệ thuộc vào cộng đồng; việc này luôn luôn được thực hiện bằng cùng một phương tiện, [đó là quyền lực của quốc gia], vì chỉ có sức mạnh của quốc gia mới bảo đảm được tự do của các thành viên. Các luật lệ dân sự phát sinh từ tương quan thứ hai này.

We may consider also a third kind of relation between the individual and the law, a relation of disobedience to its penalty. This gives rise to the setting up of criminal laws, which, at bottom, are less a particular class of law than the sanction behind all the rest.

Ta có thể xét một tương quan thứ ba giữa con người và luật lệ, đó là mối quan hệ giữa sự bất tuân luật pháp và các biện pháp chế tài; tương quan này dẫn đến việc làm ra Luật hình sự mà, trong căn bản, không phải là một loại luật lệ đặc thù mà chỉ là [ấn định] các biện pháp chế tài nhằm ngăn chặn sự vi phạm các luật lệ khác.

Along with these three kinds of law goes a fourth, most important of all, which is not graven on tablets of marble or brass, but on the hearts of the citizens. This forms the real constitution of the State, takes on every day new powers, when other laws decay or die out, restores them or takes their place, keeps a people in the ways in which it was meant to go, and insensibly replaces authority by the force of habit. I am speaking of morality, of custom, above all of public opinion; a power unknown to political thinkers, on which none the less success in everything else depends. With this the great legislator concerns himself in secret, though he seems to confine himself to particular regulations; for these are only the arc of the arch, while manners and morals, slower to arise, form in the end its immovable keystone.

Cùng với ba loại luật lệ ấy có một loại thứ tư, quan trọng nhất, dù không được khắc trên bia đá hay bảng đồng nhưng ở trong tim của tất cả mọi công dân. Luật này mới thực sự là hiến pháp thật sự của quốc gia mà mỗi ngày lại càng thêm sức mạnh; khi tất cả các luật lệ khác suy sụp và tàn lụi thì luật này phục hồi hay thay thế chúng; luật này duy trì dân chúng đi đúng con đường mà họ phải đi, và lần lần thay thế sức mạnh của quyền lực bằng sức mạnh của tập quán. Tôi muốn nói đến các nguyên tắc đạo đức, tục lệ và nhất là công luận. Đây là một sức mạnh mà các lý thuyết gia về chính trị không biết đến, nhưng lại là yếu tố quyết định lớn lao đến sự thành công của tất cả mọi chuyện. Đó là phần mà nhà làm luật khôn ngoan [phải] quan tâm đến trong kín nhiệm, [dù rằng] dường như ông chỉ chú tâm đến những điều luật riêng rẽ; [bởi ông biết rằng] các điều luật này chỉ là cái vòng cung của mái vòm, và dù các nguyên tắc đạo đức nảy sinh ra có chậm chạp hơn, nhưng rốt cuộc mới chính là viên đá đỉnh vòm bất di bất dịch.[e]

Among the different classes of laws, the political, which determine the forms of the government, are alone relevant to my subject.

Trong các loại luật lệ này, chỉ có Luật Chính trị, tức là luật để thành lập các mô hình chính quyền, mới liên quan đến đề tài của chúng ta.

[e] Trong tất cả mọi kiến trúc hình vòng cung hay vòm đều có một viên đá đỉnh vòm ở chính giữa. Thợ xây cất thời Trung cổ tin rằng viên đá này là mấu chốt giữ cho kiến trúc hình vòng cung hay hình vòm đứng vững. (HVCD).









16-18






No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn