MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, July 24, 2010

một nét đẹp - tản mạn

Tết Nguyên đán là ngày lễ tết quan trọng nhất trong năm của người Việt nam. Đây là khoảng thời gian người Việt dành hoàn toàn cho gia đình, cho những người đang sống và những người đã sống. Hội xuân, ngày Tết ẩn chứa hay phô bày nhiều nét văn hóa khác nhau: từ tục mời tổ tiên về ăn Tết, tục mừng tuổi người cao niên, tục dâng mâm ngũ quả, cúng ông Táo… Mỗi tục lệ là một nét đẹp văn hóa với ý nghĩa khác nhau mà đã lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với tôi cái nét văn hóa Tết mà tôi thích nhất là bày mâm ngũ quả mà mặc dù trông đơn giản nhưng mang tính văn hóa và nhân văn cao của người Việt Nam chúng ta.

Mỗi năm tết đến tôi đều giúp mẹ bày mâm ngũ quả đặt lên bàn thờ. Tôi thấy, ngày Tết khác với ngày thường ở cái không khí của bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng khói hương nghi ngút. Người Việt có quan niệm “uống nước nhớ nguồn” nên thờ cúng tổ tiên đã ăn sâu vào máu thịt. Một người không cúng giỗ tổ tiên rất có thể được coi không còn cái gốc Việt Nam nữa. Mặc dù năm nào cũng bày mâm ngũ quả nhưng tôi vân không biết cái ý nghĩa sâu xa của nó. May mà vừa rôi tình cờ tôi lên mạng thấy có mấy bài viết hay hay về Tết Nguyên Đán tôi đã đọc và tìm hiểu về nét văn hóa dâng mâm ngũ quả này. Cám ơn Internet, mặc dù bạn rất hiện đại, nhưng bạn vẫn mang trong mình cái cổ truyền, cũ kỹ của dân tộc chúng tôi!

Theo quan niệm duy vật cổ đại, thế giới được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa) và thổ (đất) - gọi là ngũ hành. Và tục lệ chưng mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của quan niệm này.

Mâm ngũ quả là mâm trái cây có năm loại quả khác nhau. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán mà người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng có khác nhau.

Theo quan niệm về màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau: Đầu tiên là chuối xanh - ứng với mùa xuân (mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bao bọc. Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự. Tiếp theo, 3 loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa hạ - hành hỏa) cam, quýt chín, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; và màu đen (ứng với mùa đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm…

Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”…Thông hường 4 loại quả được chon ở đây là: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài với ước vọng: cầu sung túc vừa đủ xài.

Bàn thờ là nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình, là nơi để tâm linh mỗi người ước nguyện hướng tới những gì tốt đẹp hơn.Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học - thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người muốn vươn lên trong cuộc sống. Bây giờ, mỗi khi Tết dến bày mâm ngũ quả tôi thấy hay hơn, thú vị hơn vì đã hiểu hơn một nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn