MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, October 27, 2018



INDIVIDUAL LIBERTY AND CIVIL SOCIETY

Tự do Cá nhân và Xã hội Dân sự

by Richard M. Ebeling

Richard M. Ebeling

February 1, 1993

1/1/1993

In 1819, the French classical liberal, Benjamin Constant, delivered a lecture in Paris entitled, “The Liberty of the Ancients Compared with that of the Modems.” He drew his audience’s attention to the fact that in the world of ancient Greece, “the aim of the ancients was the sharing of [political] power among the citizens of the fatherland: this is what they called liberty. [But] the citizen, almost always sovereign in public affairs, was a slave in all his private relations. As a citizen, he decided peace and war, as a private individual, he was constrained, watched and repressed in all his movements; as a member of the collective body, he interrogated, dismissed, condemned, beggared, exiled, or sentenced to death his magistrates and superiors; as a subject of the collective body he could be deprived of his status, stripped of his privileges, banished, put to death, by the discretionary will of the whole to which he belonged…. The ancients, as Condorcet says, had no notion of individual rights. Men were, so to speak, merely machines, whose gears and cog-wheels were regulated by the law. . . . The individual was in some way lost in the nation, the citizen in the city.”

Năm 1819, Benjamin Constant[1], nhà hoạt động chính trị chủ trương tự do, đọc một diễn văn tại Paris tựa đề “The Liberty of the Ancients Compared with that of the Moderns.” Ông lưu ý cử tọa tới sự kiện là trong thế giới cổ Hy Lạp “mục đích của người thời xưa là chia sẻ quyền lực [chính trị] giữa các công dân của tổ quốc: điều này được họ gọi là tự do. [Nhưng] người công dân, tuy hầu như luôn luôn có thẩm quyền tối cao trong các việc công, lại là người nô lệ trong các quan hệ riêng tư. Với tư cách là công dân, họ quyết định chiến tranh và hòa bình, nhưng với tư cách cá nhân họ bị gò bó, theo dõi và áp bức trong tất cả mọi hành động của mình; với tư cách là một thành phần của tập thể, họ chất vấn, bãi nhiệm, kết tội, bần cùng hóa, đầy ải, hay xử tử các thủ hiến hay thượng cấp của họ; với tư cách là thần dân của một tập thể họ có thể bị tước đoạt địa vị, lấy hết quyền lực, lưu đầy, xử tử theo quyết định tùy tiện của tập thể mà họ lệ thuộc…Như Condorcet[2] nói người xưa không có ý niệm gì về quyền cá nhân. Nghĩa là con người chỉ là cái máy, các bộ phận vận chuyển đều theo pháp luật… Trong tình trạng đó con người thời xưa chỉ là một cá nhân bị lạc lõng trong quốc gia, một công dân cô độc trong một thành phố.”


Constant asked his listeners to compare “what an Englishman, a Frenchman, and a citizen of the United States of America understand today by the word ‘liberty.’ For each of them it is the right to be subjected to the laws, and to be neither wrested, detained, put to death or maltreated in any way by the arbitrary will of one or more individuals. It is the right of everyone to express their opinion, choose a profession and practice it, to dispose of property, and even to abuse it; to come and go without permission, and without having to account for their motives or undertakings. It is everyone’s right to associate with other individuals, either to discuss their interests, or to profess the religion which they and their associates prefer, or even simply to occupy their days or hours in a way which is most compatible with their inclinations and whims.” For the modems, Constant said, liberty consisted of “peaceful pleasures and private independence.”

Constant hỏi cử tọa so sánh “một người Anh, một người Pháp và một công dân Hoa Kỳ ngày nay hiểu từ “tự do” như thế nào. Người nào cũng nói đó là quyền được chi phối bởi luật pháp, không bị tước đoạt, bắt giữ, sát hại hay đối xử tàn nhẫn bởi ý muốn võ đoán của bất cứ cá nhân hay tập thể nào. Đó là quyền của mọi người phát biểu ý kiến, lựa chọn và hành nghề theo ý muốn, quyền thanh lý, và ngay cả lạm dụng, tài sản riêng; quyền tự do đi, đến không cần xin phép và không cần phải giải thích lý do cho động cơ  hay hành động của mình. Ai cũng có quyền liên hệ với những người khác để hoặc thảo luận điều quan tâm của họ, hoặc để bầy tỏ tín ngưỡng mà họ và những người thân cận họ thích, và ngay cả việc dùng hết cả ngày giờ của họ tùy theo ý thích và ý muốn của họ. Constant nói, tự do bao gồm “các thú vui hòa bình và sự độc lập riêng tư.”

Modern men wished, Constant explained, “each to enjoy our own rights, each to develop our own faculties as we like best, without harming anyone…. Individual liberty, I repeat, is the true modem liberty.” As a consequence, while a concern for the preservation of political liberty was essential to the preservation of individual liberty, Constant believed that politics was a distraction from the proper affairs of free men, and these proper affairs were the peaceful pursuit and cultivation of their personal, family, commercial and voluntary societal relationships.

Constant giải thích, mỗi con người hiện đại “đều hưởng các quyền của mình, phát triển khả năng của mình theo hướng mình thích nhất mà không làm hại đến ai…. Tôi xin nhắc lại, tự do cá nhân là sự tự do hiện đại thực sự.” Hậu quả là, tuy có sự quan tâm phải bảo vệ tự do chính trị là điều cốt yếu đối với việc bảo vệ tự do cá nhân, nhưng Constant tin rằng chính trị đi lạc hướng đối với các công việc riêng của con người tự do, và các công việc riêng đó là sự theo đuổi trong hòa bình và gây dựng những mối quan hệ tự nguyện có tính cách gia đình, thương mại và xã hội của cá nhân.
In the ancient world, the personal and the private were subordinate and subjugated to the political. Each individual’s life revolved around and was defined by his relationship to — and standing within — the political order. But in Benjamin Constant’s “modem world” of the early 19th century, the political order was relegated to an increasingly unimportant corner of social life. Me individual was liberated from political subordination, and he attached himself to an expanding web of voluntary relationships of diverse and personal interest.

Ngày xưa, cuộc sống riêng tư phải chịu phụ thuộc và phục tòng vào chính trị. Cuộc sống của mỗi cá nhân đều được ấn định, xoay quanh—và đứng trong—quan hệ của cá nhân đó với trật tư chính trị. Nhưng trong “thế giới hiện đại” của Benjamin Constant vào đầu thế kỷ 19 trật tự chính trị bị đặt vào một góc càng ngày càng trở nên không quan trọng của sinh hoạt xã hội. Cá nhân được giải phóng khỏi tình trạng thần phục chính trị và tự gắn mình vào một mạng càng ngày càng mở rộng gồm các mối liên lạc tự nguyện của quyền lợi đa dạng và có tính cách cá nhân.

What had replaced the politicized order of the ancient world was civil society. And as University of Chicago sociologist Edward Shils has reminded us in his article, “The Virtue of Civil Society,” in the Winter 1991 issue of Government and Opposition, “The idea of civil society is the idea of a part of society which has a life of its own, which is distinctly different from the state, which is largely in autonomy from it…. The hallmark of a civil society is the autonomy of private associations and institutions as well as that of private business firms…. A market economy is the appropriate pattern of life of a civil society.” And the importance of the market economy in the civil society, as Benjamin Constant pointed out in 1819, is that “commerce inspires in men a vivid love of individual independence. Commerce supplies their needs, satisfies their desires, without the intervention of the [political] authorities.”

Cái điều đã thay thế trật tự chính trị hóa của xã hội ngày xưa là xã hội dân sự. Như nhà xã hội học của Đại học University of Chicago, Edward Shils, đã nhắc nhở chúng ta trong bài: “Điều hay của Xã hội Dân sự” trong số Mùa Đông năm 1991 của tập san Government and Opposition, “Tư tưởng xã hội dân sự là một phần tư tưởng của xã hội, nó có sức sống riêng của nó, nó hoàn toàn khác biệt với nhà nước, và phần lớn tự trị đối với nhà nước … Đặc điểm của xã hội dân sự là sự tự trị của các hội tư và các định chế tư cũng như sự tự trị của các xí nghiệp tư … Nền kinh tế thị trường là một mẫu mực sinh hoạt thích hợp với một xã hội dân sự.” Và vai trò quan trọng của nền kinh tế thị trường trong xã hội dân sự, như Benjamin Constant nêu ra năm 1819, là “thương mại tạo cảm hứng cho con người say mê sự độc lập của cá nhân. Thương mại đáp ứng nhu cầu của con người, làm thỏa mãn điều mong muốn của họ, mà không có sự can thiệp của chính quyền.”

In civil society there is no longer a single focal point in the social order, as in the politicized society in which the state, designs, directs and imposes an agenda to which all must conform and within which all are confined. Rather, in civil society there are as many focal points as individuals, who all design, shape and direct their own lives, guided by their own interests, ideals and passions.


Trong xã hội dân sự không còn một tiêu điểm duy nhất của trật tự xã hội, như trong một xã hội chính trị hóa trong đó nhà nước thiết kế, hướng dẫn và áp đặt một nghị trình trong đó và theo đó mọi người phải tuân hành. Thay vào đó, trong xã hội dân sự mọi cá nhân đều có những tiêu điểm do họ tự đặt ra để hình thành và hướng dẫn cuộc sống của họ theo với ý thích, lý tưởng và niềm say mê của họ.

But the society of free individuals is not a society of unconnected, isolated individuals — “atomistic man,” as the critics of liberty sometime refer to him. As another 19th-century French classical liberal, Count Destutt Tracy, concisely expressed it, “The social state … is our natural state …. Society is … a continual series of exchanges … in which the two contracting parties always both gain; consequently society is an uninterrupted succession of advantages, unceasingly renewed for all its members.”

Nhưng xã hội gồm những cá nhân tự do không phải là một xã hội gồm những cá nhân đơn độc thiếu liên kết – “con người nguyên tử” như các nhà phê bình về tự do đôi khi nói về họ. Như một nhà chủ trương tự do cổ điển khác là Công tước Destutt Tracy[3] đã giải thích một cách súc tích: “Tình trạng xã hội … là tình trạng tự nhiên của chúng ta… Xã hội là … một chuỗi liên tục các sự trao đổi … trong đó cả hai bên trao đổi đều có lợi; do đó xã hội là một chuỗi liên tiếp những điều có lợi, và lúc nào cũng đổi mới cho tất cả thành viên.”

The exchange relationships that emerge among free men in civil society, however, should not be viewed as meaning only those involving the trading of what is narrowly thought of as “goods and services” within the institutions of the marketplace. The network of exchange relationships include community endeavors, religious and church activities, cultural associations and clubs, professional organizations and charitable callings. Indeed, any relationship in which men find that they have common interests, goals or shared beliefs becomes the foundation for the emergence of exchange. And these exchanges involve agreed-upon terms for association and collaboration for mutual benefit and the enhancement of the quality, character and meaning of life for each participant.

Tuy nhiên, sự trao đổi các mối quan hệ xuất hiện giữa các người tự do trong xã hội dân sự không nên được coi chỉ là những mối quan hệ liên quan tới sự trao đổi theo nghĩa hẹp là sự trao đổi về “hàng hóa và dịch vụ” bên trong cái định chế gọi là thị trường. Mạng lưới trao đổi quan hệ bao gồm các nỗ lực cộng đồng, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và hội họp, các tổ chức chuyên nghiệp và hoạt động từ thiện. Thực vậy, bất cứ một sự quan hệ nào trong đó người ta có chung sự quan tâm, mục đích,và tin tưởng đều là nền tảng làm nẩy sinh sự trao đổi. Và các sự trao đổi này bao gồm các điều đã thỏa hiệp để liên kết và cộng tác có lợi ích chung và nâng cao phẩm chất, đặc tính và ý nghĩa của mọi người tham gia.

Every free man belongs to numerous voluntary associations and institutions in the civil society. He forms or joins new ones as new interests and ideals develop during his life, and withdraws from others as his inclinations and circumstances change; and the associations and institutions to which individuals belong modify their goals and structures over time, as the members revise their purposes and discover new rules more effective in achieving the ends of the organization.

Mỗi người tự do đều thuộc vào nhiều hiệp hội và định chế tự nguyện trong xã hội dân sự. Họ thành lập hay gia nhập hội mới khi nẩy sinh sự quan tâm hay lý tưởng mới trong cuộc sống của họ, và rút lui khỏi các hội khác khi có thay đổi về xu hướng và hoàn cảnh, những tổ chức và định chế mà họ đã gia nhập thay đổi mục đích và cơ cấu qua thời gian; và khi các thành viên xét lại mục đích của họ hay tìm ra các luật lệ hữu hiệu hơn để thực hiện mục đích của tổ chức.

Each individual, therefore, simultaneously participates in a variety of “social worlds” with different people, with each of these social relationships representing different purposes and needs in his life. And cumulatively these various social worlds of civil society, with all the relationships within each of them and between them, create what the Austrian economist Friedrich Hayek called the spontaneous social order. He called it a spontaneous order because the institutions, associations and activities among men that are the elements of this order are not the result of any prior plan or regulated design; instead, they arise, evolve and maintain themselves as a result of the independent actions and interactions of the members of society.

Do đó, mỗi cá nhân đồng thời tham gia vào một số “thế giới xã hội” khác nhau với nhiều người khác nhau, và mỗi mối quan hệ xã hội này lại có các mục đích và nhu cầu khác nhau trong cuộc sống của họ. Tất cả các mối quan hệ khác nhau này trong xã hội dân sự tích lũy lại, kết nối, ràng buộc với nhau và tạo thành cái mà nhà kinh tế người Áo Friedrich Hayek gọi là trật tự xã hội tự phát. Ông gọi trật tự xã hội đó là tự phát bởi vì các định chế, các hiệp hội và hoạt động giữa con người – những thành phần của trật tự xã hội –  không phải là kết quả của một kế hoạch có sẵn hay một sự sắp xếp cố ý. Thay vào đó các mối quan hệ này phát sinh, tiến hóa và tự duy trì do các hành động độc lập và tương tác của các thành viên trong xã hội.

But, equally important, these spontaneous institutions of society supported the individual throughout his life and helped to protect him from the power of the state. The Italian historian Guglielmo Ferrero in his 1926 book, Words to the Deaf, explained that these institutions and associations of civil society “also served as refuges against the power of the state.” But in the 20th century, the state, as it has grown in power, has superseded or suppressed many of the private and voluntary associations of civil society. The individual, Ferrero said, has “found himself alone confronting the state …. [Governments] force people to study, to work, to fight. They no longer let them sleep, they grind them down and fleece them mercilessly in the name … of progress, of country … of socialism of the people…. Multiple names of one and the same duty: to obey, to work, to pay.”

Nhưng điều không kém quan trọng là các định chế xã hội tự phát này nâng đỡ con người suốt đời và bảo vệ con người chống lại quyền lực của nhà nước. Nhà sử học người Ý, Guglielmo Ferrero, trong tác phẩm của ông năm 1926 Words to the Deaf, giải thích là các định chế và các sự liên kết này trong xã hội dân sự “cũng là nơi trú ẩn an toàn chống lại quyền lực của nhà nước.” Nhưng trong thế kỷ 20, nhà nước, trong khi gia tăng quyền lực đã lấn áp nhiều tổ chức tư nhân và tự nguyện của xã hội dân sự. Ferrero nói, cá nhân do đó “thấy mình đã đơn độc trực diện với nhà nước …. [Các chính quyền] bắt buộc người dân phải học, phải làm việc, phải chiến đấu. Chính quyền không còn cho người dân ngủ yên, mà đã đè nén và bóc lột không thương tiếc người dân, nhân danh tổ quốc, tiến bộ … và xã hội chủ nghĩa cho tất cả mọi người. Biết bao mỹ từ để làm đẹp một  bổn phận duy nhất: tuân lệnh, lao động, đóng góp.”

And as the relationships and activities of civil society have been diminished, political and politicized society has expanded. In other words, we have been reaming to the world of the ancients that Benjamin Constant contrasted with his modem world of the early 19th century. Our “liberty” in the political order is to choose between political leaders with the same philosophical perspective. Once that has been done, we revert to being subjects dependent upon the increasing discretion of those we have placed in office and those who have the greatest special-interest influence in effecting the directions of state policy.

Và trong khi các mối quan hệ và các quan hệ của xã hội dân sự giảm thì xã hội chính tri và chính trị hóa đã bành trướng. Nói một cách khác, chúng ta đã  mở rộng thế giới của người xưa, xã hội mà Benjamin Constant đã đối chiếu với xã hội hiện đại của ông vào thế kỷ 19. “Tự do” của chúng ta trong trật tự chính trị là lựa chọn trong số các lãnh tụ chính trị có cùng một viễn kiến chính trị. Sau khi đã làm công việc đó, chúng ta lại trở lại là thần dân càng ngày càng lệ thuộc vào những người chúng ta đưa lên nắm quyền chính và những người có ảnh hưởng lớn nhất về những quyền lợi đặc biệt trong việc ấn định các chiều hướng của chính sách quốc gia.

As the new century rapidly approaches, we are continuing our journey back to the political world of three thousand years ago. We continue to trade away the modem ideal of individual liberty for the ancient ideal of collective tyranny.

Trong khi thế kỷ mới đang nhanh chóng tiến tới thì chúng ta lại tiếp tục hành trình trở lại thế giới chính trị của ba nghìn năm trước. Chúng ta tiếp tục từ bỏ lý tưởng hiện đại về tự do để đổi lấy lý tưởng ngàn xưa về chuyên chế tập thể.


Translated by Trần Lương Ngọc




https://www.fff.org/explore-freedom/article/individual-liberty-civil-society/


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn