MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, June 21, 2018

THE BOOK OF TEA TRÀ THƯ (TRÀ ĐẠO)



THE BOOK OF TEA
TRÀ THƯ (TRÀ ĐẠO)
Okakura Kakuzo
Okakura Kakuzo


I. THE CUP OF HUMANITY
Tea began as a medicine and grew into a beverage. In China, in the eighth century, it entered the realm of poetry as one of the polite amusements. The fifteenth century saw Japan ennoble it into a religion of aestheticism – Teaism. Teaism is a cult founded on the adoration of the beautiful among the sordid facts of everyday existence. It inculcates purity and harmony, the mystery of mutual charity, the romanticism of the social order. It is essentially a worship of the Imperfect, as it is a tender attempt to accomplish something possible in this impossible thing we know as life.

I. Chén trà nhân loại
Trà khởi đầu là một thứ thuốc, sau nâng lên thành món nước uống giải khát. Vào thế kỷ thứ tám, tại Trung Quốc, trà thâm nhp vào giới thi nhân như là là một trong những thú tiêu khiển của giới này. Qua thế kỷ mười lăm, nước Nhật nâng cao giá trị trà lên thành một thứ tôn giáo duy mỹ – gọi là Trà Đạo. Trà đạo là một thứ đạo đặt nền tảng trên sự tôn thờ cái đẹp xen lẫn giữa muôn vàn điều nhớp nhúa của cuộc sống đời thường. Ăn sâu vào trong trà ý niệm về sự thanh khiết và hòa điệu, sự huyền nhiệm của lòng nhân ái tương hỗ, tính lãng mạn của trật tự xã hội. Then chốt của trà đạo là tôn thờ sự Bất toàn, như là một nỗ lực dịu dàng hoàn thành điều có thể nào đó trong điều không thể mà ta biết rõ đang hiện hữu trong cuộc sống.


The Philosophy of Tea is not mere aestheticism in the ordinary acceptance of the term, for it expresses conjointly with ethics and religion our whole point of view about man and nature. It is hygiene, for it enforces cleanliness; it is economics, for it shows comfort in simplicity rather than in the complex and costly; it is moral geometry, inasmuch as it defines our sense of proportion to the universe. It represents the true spirit of Eastern democracy by making all its votaries aristocrats in taste.

Triết lý về trà không đơn thuần là chủ nghĩa duy mỹ theo cái nghĩa thường được chấp nhận của nó; vì nó còn biểu cảm một cách đan kết quan niệm luân lý và tôn giáo của chúng tôi về con người và tự nhiên. Trà đạo mang khái niệm vệ sinh vì nó đòi hỏi phải hết sức tinh khiết; trà đạo mang tính kinh tế vì nó biểu lộ sự tiện ích nằm trong sự giản dị chứ không rườm rà và tốn kém; trà đạo là đường nét kỹ hà của tâm linh vì nó hàm nghĩa quan niệm về sự cân xứng của chúng tôi đối với vũ trụ. Trà đạo đại biểu cho tinh thần đích thực của nền dân chủ Phương Đông bằng cách biến bất cứ ai hâm mộ nó đều thành những nhà quý tộc trong khẩu vị.

The long isolation of Japan from the rest of the world, so conducive to introspection, has been highly favourable to the development of Teaism. Our home and habits, costume and cuisine, porcelain, lacquer, painting – our very literature – all have been subject to its influence. No student of Japanese culture could ever ignore its presence. It has permeated the elegance of noble boudoirs, and entered the abode of the humble. Our peasants have learned to arrange flowers, our meanest labourer to offer his salutation to the rocks and waters. In our common parlance we speak of the man "with no tea" in him, when he is insusceptible to the seriocomic interests of the personal drama. Again we stigmatise the untamed aesthete who, regardless of the mundane tragedy, runs riot in the springtide of emancipated emotions, as one "with too much tea" in him.


Một thời gian dài Nhật Bản biệt lập khỏi phần còn lại của thế giới, cái thế đó dẫn đến tình trạng hướng nội quán chiếu, lại hết sức thuận lợi để phát triển Trà đạo. Ở chúng tôi nhà cửa và trang phục, tập quán và ẩm thực, gốm sứ, sơn mài, hội họa – và cả đến văn chương – mọi thứ đều chịu ảnh hưởng của Trà đạo. Không một học sĩ nào của nền văn hóa Nhật không biết đến Trà đạo. Trà đạo đã nhuần thấm vào sự thanh nhã của những khuê phòng đài các, đi vào tận những ngôi nhà tranh vách đất của người bình dân. Người nông dân xứ chúng tôi được học cách cắm hoa, anh thợ cày hèn kém nhất cũng biết quý kính những hòn đá và các dòng nước. Trong ngôn ngữ thường tục chúng tôi hay dùng từ “bất cập trà đạo’ để chỉ người thiếu sự quan tâm vừa trang nghiêm vừa hài hước đối với vỡ kịch của đời mình. Lại nữa, chúng tôi quen nói “thái quá trà đạo” để làm bật lên tính cách của một người duy mỹ buông lung, chẳng đếm xỉa gì đến bi kịch trần tục, mặc cho xuân tình của cảm xúc trào dâng và nổi loạn.

The outsider may indeed wonder at this seeming much ado about nothing. What a tempest in a tea-cup! he will say. But when we consider how small after all the cup of human enjoyment is, how soon overflowed with tears, how easily drained to the dregs in our quenchless thirst for infinity, we shall not blame ourselves for making so much of the tea-cup. Mankind has done worse. In the worship of Bacchus, we have sacrificed too freely; and we have even transfigured the gory image of Mars. Why not consecrate ourselves to the queen of the Camelias, and revel in the warm stream of sympathy that flows from her altar? In the liquid amber within the ivory-porcelain, the initiated may touch the sweet reticence of Confucius, the piquancy of Laotse, and the ethereal aroma of Sakyamuni himself.


Có lẽ kẻ ngoại đạo thực sự ngỡ ngàng khi thấy Trà đạo “rườm rà mà trống rỗng”. Kẻ đó phải thốt lên: Quả là trong chén trà chứa đầy giông tố! Nhưng khi chúng tôi xét nhìn rốt ráo chén trà nhỏ bé trong thú vui của nhân loại như thế nào, sớm tuôn tràn nước mắt như thế nào, trong cơn khát vô cùng tận chúng tôi đã uống cạn nó như thế nào, lúc ấy chúng tôi sẽ không còn trách mình vì sao bỏ lắm công phu cho một chén trà đến như thế. Loài người đã làm lắm điều tồi tệ. Chúng ta đã hiến sinh quá đáng cho tửu thần Bacchus, và thậm chí còn tô điểm cho đẹp hình tượng vấy máu của thần chiến tranh Mars. Vậy tại sao chúng ta không tự hiến dâng mình cho Nữ hoàng Trà, và say sưa trong dòng suối ấm áp tuôn xuống từ bàn thờ của Nàng? Với chất lỏng màu hỗ phách đựng trong chiếc chén sứ trắng ngà, người mới được khai đạo cũng có thể với tới sự trầm mặc ngọt ngào của Đức Khổng Tử, vị cay cay của Ngài Lão Tử và hương thơm lâng lâng tỏa ra từ Đấng Thích-ca mâu-ni.

Those who cannot feel the littleness of great things in themselves are apt to overlook the greatness of little things in others. The average Westerner, in his sleek complacency, will see in the tea ceremony but another instance of the thousand and one oddities which constitute the quaintness and childishness of the East to him. He was wont to regard Japan as barbarous while she indulged in the gentle arts of peace: he calls her civilised since she began to commit wholesale slaughter on Manchurian battlefields. Much comment has been given lately to the Code of the Samurai, – the Art of Death which makes our soldiers exult in self-sacrifice; but scarcely any attention has been drawn to Teaism, which represents so much of our Art of Life. Fain would we remain barbarians, if our claim to civilisation were to be based on the gruesome glory of war. Fain would we await the time when due respect shall be paid to our art and ideals.

Ai không thể cảm nhận được những điều bé nhỏ trong sự việc lớn của chính mình, thì có khả năng bỏ sót những điều to lớn trong sự việc nhỏ của kẻ khác. Với tính tự mãn mượt mà của mình, một người Phương Tây bậc trung sẽ thấy trong nghi thức dùng trà chỉ là một trường hợp khác so với ngàn lẻ một sự kỳ quặc cấu thành nét kỳ quái và ngây ngô như trẻ con của Phương Đông. Người ấy có thói quen đánh giá nước Nhật còn dã man, trong khi nước Nhật mê mãi trong các nghệ thuật cao thượng vì hòa bình: chính người ấy gọi nước Nhật là văn minh kể từ khi nước Nhật lao vào cuộc đồ sát trên khắp các mặt trận ở Mãn Châu. Sau đó không biết bao nhiêu lời bình phẩm mà kể về tinh thần võ sĩ đạo, thứ Nghệ Thuật Chết khiến người chiến binh của chúng tôi hoan hĩ đi vào việc tự hy sinh; nhưng lại hiếm khi chú tâm đến Trà đạo, thứ đại diện rất nhiều cho Nghệ Thuật Sống của chúng tôi. Nếu như kêu đòi được văn minh dựa vào vinh quang khủng khiếp của chiến tranh, thôi thì chúng tôi xin cứ dã man thì hơn. Chúng tôi đành phải chờ đến lúc các nghệ thuật và lý tưởng của chúng tôi được đền bù bằng sự tôn trọng vậy.

When will the West understand, or try to understand, the East? We Asiatics are often appalled by the curious web of facts and fancies which has been woven concerning us. We are pictured as living on the perfume of the lotus, if not on mice and cockroaches. It is either impotent fanaticism or else abject voluptuousness. Indian spirituality has been derided as ignorance, Chinese sobriety as stupidity, Japanese patriotism as the result of fatalism. It has been said that we are less sensible to pain and wounds on account of the callousness of our nervous organisation!

Bao giờ phương Tây sẽ hiểu, hay cố thử hiểu, Phương Đông đây? Người Châu Á chúng tôi vốn sợ loại mạng nhện kỳ bí của các sự kiện và điều huyễn tưởng, tức những thứ mà chúng tôi bị thêu dệt nên. Chúng tôi bị khắc họa như đang sống với hương sen; nếu không thì bị khắc họa đang sống chung với loài chuột nhắt và gián. Hoặc là thứ chủ nghĩa cuồng tín nhưng vô tài, hoặc thứ dâm đảng hạ tiện; chúng tôi bị nhìn như thế. Bản chất duy linh của người Ấn Độ cũng từng bị chế nhạo là ngu ngốc; đức khiêm nhượng của người Trung Hoa là đần độn, lòng ái quốc của người Nhật là kết quả của thuyết định mệnh. Chúng tôi còn bị nói tổ chức thần kinh của chúng tôi bị chai sạn mất rồi nên kém nhạy cảm với sự đau đớn!

Why not amuse yourselves at our expense? Asia returns the compliment. There would be further food for merriment if you were to know all that we have imagined and written about you. All the glamour of the perspective is there, all the unconscious homage of wonder, all the silent resentment of the new and undefined. You have been loaded with virtues too refined to be envied, and accused of crimes too picturesque to be condemned. Our writers in the past – the wise men who knew – informed us that you had bushy tails somewhere hidden in your garments, and often dined off a fricassée of newborn babes! Nay, we had something worse against you: we used to think you the most impracticable people on the earth, for you were said to preach what you never practised.

Tại sao các ngài lại không vui thú với cái giá chúng tôi phải trả? Cả châu á sẽ quay qua chúc tụng. Còn hơn thế nữa nếu các ngài hiểu ra mọi điều chúng tôi hình dung và viết về các ngài. Toàn bộ sự huyền ảo nằm ở nơi đó, tất cả lòng cảm phục một cách vô thức, mọc oán giận thầm kín với cái mới và cái mơ hồ. Các ngài được trao cho phẩm hạnh quá cao quý khiến phải ganh tị, và các ngài cũng pham tội ác khác thường đến nỗi không sao lên án được. Văn nhân của chúng tôi thời trước – những người tự cho mình là hiền triết – truyền lại cho chúng tôi nghe rằng trong lớp y phục đang mặc các ngài che gấu bên trong chiếc đuôi lông lá, và các ngài thường bắt trẻ sơ sinh đem nấu ăn! Không, tệ hơn nữa là chúng tôi thường nghĩ các ngài là hạng người phi thực tế nhất trên đời vì các ngài chuyên thuyêt những điều không thể làm được.

Such misconceptions are fast vanishing amongst us. Commerce has forced the European tongues on many an Eastern port. Asiatic youths are flocking to Western colleges for the equipment of modern education. Our insight does not penetrate your culture deeply, but at least we are willing to learn. Some of my compatriots have adopted too much of your customs and too much of your etiquette, in the delusion that the acquisition of stiff collars and tall silk hats comprised the attainment of your civilisation. Pathetic and deplorable as such affectations are, they evince our willingness to approach the West on our knees. Unfortunately the Western attitude is unfavourable to the understanding of the East. The Christian missionary goes to impart, but not to receive. Your information is based on the meagre translations of our immense literature, if not on the unreliable anecdotes of passing travellers. It is rarely that the chivalrous pen of a Lafcadio Hearn or that of the author of "The Web of Indian Life" enlivens the Oriental darkness with the torch of our own sentiments.

Những hiểu lầm như vậy may thay mau chóng tan biến đi nơi chúng tôi. Thương mại buộc tiếng Châu Ân đi đến nhiều hải cảng Phương Đông. Lớp trẻ Châu Á đua nhau sang học các trường Phương Tây hầu trang bị cho mình một nền giáo dục hiện đại. Sự thấu hiểu của chúng tôi chưa đi sâu vào nền văn hóa của các ngài, nhưng ít ra chúng tôi đang tỏ thiện chí cầu học. Đồng bào tôi có một số người theo đòi quá nhiều tập quán và nghi thức của các ngài, họ cứ ngở mặc áo cổ cứng và đội mũ quả dưa có nghĩa là đã đạt đến nền văn minh của các ngài. Sự giả dối màu mè đó quả đáng thương mà cũng đáng trách, họ làm như chúng tôi tỏ thiện chí tiếp cận với Phương Tây bằng đầu gối. Tiếc thay Phương Tây chưa có thái độ thích đáng để hiểu Phương Đông. Hội thừa sai Công giáo đến để truyền đạt hơn là tiếp thu. Những gì các ngài được biết về chúng tôi là mấy bản dịch sơ sài từ nền văn học đồ sộ của chúng tôi, nếu không muốn nói dựa trên vài giai thoại thiếu xác thực của mấy kẻ lãng du đi ngang qua xứ chúng tôi. Quả hiếm có ngòi bút hào hiệp như Lafcadio Hearn hay của tác giả quyển “Truyền kỳ đời sống Ấn Độ” (tạm dịch từ: “The Web of Indian Life”) chiếu rọi vào khoảng tối tăm Đông Phương bằng ngọn đuốc của chính tâm tư của chúng tôi.

Perhaps I betray my own ignorance of the Tea Cult by being so outspoken. Its very spirit of politeness exacts that you say what you are expected to say, and no more. But I am not to be a polite Teaist. So much harm has been done already by the mutual misunderstanding of the New World and the Old, that one need not apologise for contributing his tithe to the furtherance of a better understanding. The beginning of the twentieth century would have been spared the spectacle of sanguinary warfare if Russia had condescended to know Japan better. What dire consequences to humanity lie in the contemptuous ignoring of Eastern problems! European imperialism, which does not disdain to raise the absurd cry of the Yellow Peril, fails to realise that Asia may also awaken to the cruel sense of the White Disaster. You may laugh at us for having "too much tea," but may we not suspect that you of the West have "no tea" in your constitution?

Bộc bạch về trà đạo ra biết đâu làm lộ ra sự ngu dốt của tôi. Điều các ngài nói rằng các ngài đang mong muốn nghe nói thì đó chính là tinh thần tao nhã của của trà đạo, chứ chẳng phải thứ gì hơn thế. Tiếc là tôi không phải một tín đồ trà đạo tao nhã. Tai hại làm sao giữa Tân và Cựu thế giới có sự hiểu sai lệch về nhau, ai đó cũng chẳng cần tạ lỗi về sự góp phần nhỏ bé trong việc xúc tiến để thông hiểu nhau nhiều hơn. Nếu người Nga chịu hạ cố xuống để hiểu người Nhật nhiều hơn thì buổi đầu của thế kỷ 20đã không xảy ra cuộc chiến đẫm máu. Biết nói gì về hậu quả đối với đời sống nhân loại của thái độ không hiểu biết một cách trịch thượng về các vấn đề Phương Đông! Chủ nghĩa đế quốc Bạch Dương chẳng lẽ không đáng bị khinh thị khi hồ đồ hô hào về Hiểm Họa Da vàng, mà quên mất rằng Châu Á cũng đã thức tỉnh về sự tàn bạo của Thảm Họa Da Trắng. Các ngài có thể cười chúng tôi “quá lạm với trà”, nhưng chúng tôi không phải chẳng có chút ngờ rằng các ngài ở Phương Tây “chẳng có tí trà nào” trong thể chất?

Let us stop the continents from hurling epigrams at each other, and be sadder if not wiser by the mutual gain of half a hemisphere. We have developed along different lines, but there is no reason why one should not supplement the other. You have gained expansion at the cost of restlessness; we have created a harmony which is weak against aggression. Will you believe it? – the East is better off in some respects than the West!

Thôi chúng ta hãy dừng đừng trào phúng kích bác nhau giữa các lục địa nữa, và khôn ngoan hơn hãy vì lợi ích chung của mỗi bán cầu, nếu không vậy thì thật đáng buồn. Chúng ta đã đi theo những hướng phát triển khác nhau, đấy không phải là duyên cớ vì sao chúng ta không bổ sung cho nhau. Các bạn đã phát triển mở rộng với cái giá bất ổn trong nội tâm, còn chúng tôi tạo ra sự hài hòa nhưng đó là sự yếu ớt trước họa ngoại xâm. Các bạn có tin không? – Phương Đông có một số điểm đáng trọng hơn Phương Tây!

Strangely enough humanity has so far met in the tea-cup. It is the only Asiatic ceremonial which commands universal esteem. The white man has scoffed at our religion and our morals, but has accepted the brown beverage without hesitation. The afternoon tea is now an important function in Western society. In the delicate clatter of trays and saucers, in the soft rustle of feminine hospitality, in the common catechism about cream and sugar, we know that the Worship of Tea is established beyond question. The philosophic resignation of the guest to the fate awaiting him in the dubious decoction proclaims that in this single instance the Oriental spirit reigns supreme.

Khá lạ kỳ nhân loại còn lâu nữa mới hội ngộ nhau chung một chén trà. Đó lại là lễ nghi Á Châu duy nhất khiến mọi người mến mộ. Người da trắng nhạo báng tôn giáo và luân lý của chúng tôi, nhưng lại chấp nhận món thức uống màu nâu mà chẳng chút do dự. Hiện nay bữa trà chiều là một phần quan trọng trong xã hội Phương Tây. Tiếng va chạm khe khẻ giữa khay chén với nhau pha lẫn vào tiếng y phục sột soạt nhè nhẹ của quý bà quý cô hầu trà khách, lẫn vào những lời đối đáp về kem và đường, chúng tôi thấy rõ nơi ấy có sự sùng bái trà vượt qua tất cả. Tính kham nhẫn đầy triết lý của vị khách mời đối với số phận thứ nước hãm mơ hồ đang chờ đón ông ta chính là lúc và chỉ lúc ấy tinh thần Á Đông đang ngự trị tối thượng.

The earliest record of tea in European writing is said to be found in the statement of an Arabian traveller, that after the year 879 the main sources of revenue in Canton were the duties on salt and tea. Marco Polo records the deposition of a Chinese minister of finance in 1285 for his arbitrary augmentation of the tea-taxes. It was at the period of the great discoveries that the European people began to know more about the extreme Orient. At the end of the sixteenth century the Hollanders brought the news that a pleasant drink was made in the East from the leaves of a bush. The travellers Giovanni Batista Ramusio (1559), L. Almeida (1576), Maffeno (1588), Tareira (1610), also mentioned tea.1.2. In the last-named year ships of the Dutch East India Company brought the first tea into Europe. It was known in France in 1636, and reached Russia in 1638
England welcomed it in 1650 and spoke of it as "That excellent and by all physicians approved China drink, called by the Chineans Tcha, and by other nations Tay, alias Tee."
1 Paul Kransel, Dissertations, Berlin, 1902.
2 Mercurius Politicus, 1656.
Ở Châu Âu, lời ghi chép sớm nhất về trà được tìm thấy trong bản văn du ký của một người Á rập, không thể trước năm 879, có thuật rằng nguồn thu nhập chính của Quảng Đông là đánh thuế vào muối và trà.[1] Marco Polo có chép lại vào năm 1285 có một vị Thượng Thư Bộ Hộ (Chinese minister of finance) bị cách chức vì tự ý tăng thuế trà[2]. Lúc ấy là thời kỳ đua nhau đi khám phá vùng đất mới và người Châu Âu bắt đầu biết đến vùng Viễn Đông nhiều hơn. Cá cnhà du hành như Giovanni Batista Ramusio (1559), L. Almeida (1576), Maffeno (1588), Tareira (1610), đều có nói về trà. Trong những năm vừa nói đến ở trên, con tàu của Công Ty Đông Ấn Hà Lan mang về Châu Âu lô trà đầu tiên. Trà được nước Pháp biết đền năm 1636 và đi đến Nga năm 1638. Nước Anh chào đón trà vào năm 1650 và ca ngợi trà là “Thức uống tuyệt vời và mọi thầy thuốc đều nói vậy, gôi tên là tcha, các nước khác gọi là tay, sau đổi thành tee”
[1] Nguồn tư liệu không rõ ràng và thiếu dẫn chứng chính xác.
[2] Thời điểm này nhà Nguyên đã chiếm Vân Nam và giao quyền cho họ Đoàn làm Tổng Quản.



Like all the good things of the world, the propaganda of Tea met with opposition. Heretics like Henry Saville (1678) denounced drinking it as a filthy custom. Jonas Hanway (Essay on Tea, 1756) said that men seemed to lose their stature and comeliness, women their beauty through the use of tea. Its cost at the start (about fifteen or sixteen shillings a pound) forbade popular consumption, and made it "regalia for high treatments and entertainments, presents being made thereof to princes and grandees." Yet in spite of such drawbacks tea-drinking spread with marvellous rapidity. The coffee-houses of London in the early half of the eighteenth century became, in fact, teahouses, the resort of wits like Addison and Steele, who beguiled themselves over their "dish of tea." The beverage soon became a necessary of life – a taxable matter. We are reminded in this connection what an important part it plays in modern history. Colonial America resigned herself to oppression until human endurance gave way before the heavy duties laid on Tea. American independence dates from the throwing of tea-chests into Boston harbour.

Cũng như bất kỳ thức uống ngon nào trên thế giới, việc truyền bá trà không tránh khỏi sự chống đối. Các ngoại giáo của trà đạo như Henry Saville (1678) từ chối uống thứ nước này và coi đó la thứ tập tục thô lậu. Năm 1756, trong cuốn Trà Luận (Essay on Tea), Jonas Hanway nói rằng dường như uống trà khiến đàn ông mất đi phong độ và sự lịch lãm, đàn bà mất đi nét yêu kiều. Khởi đầu giá trà nằm ngoài tầm tiêu dùng của dân dã, khoảng 15-16 xi-ling mỗi pao, gíá cả đó khiến trà thành “biểu chương cho sự trọng thị và trọng đãi, tặng phẩm dành cho các ông vua bà chúa và các vị đại thần” Thế nhưng bất chấp những mặt hạn chế thói quen uống trà lan rộng với tốc độ diệu kỳ. Nửa đầu thế kỷ 18 các quán cà phê ở Luân Đôn thực sự trở thành quán trà, nơi tụ hội của các tài tử như Addison và Steele, tiêu thú với những “món trà”. Thức uống này chẳng bao lâu sau trở thành món nhu yếu của cuộc sống – món hàng phải chịu thuế. Nhân chuyên này chúng ta hãy nhớ lại xem thứ gì đã dự phần quan trọng trong lịch sử đương đại. Nước Mỹ thuộc địa đã cam chịu sự áp bức cho đến khi sức chịu đựng của con người không còn nữa trước sưu cao thuế nặng đánh vào trà. Nền độc lập của Mỹ đánh dấu từ ngày ném các thùng trà xuống cảnh Boston.

There is a subtle charm in the taste of tea which makes it irresistible and capable of idealisation. Western humourists were not slow to mingle the fragrance of their thought with its aroma. It has not the arrogance of wine, the self-consciousness of coffee, nor the simpering innocence of cocoa. Already in 1711, says the Spectator: "I would therefore in a particular manner recommend these my speculations to all well-regulated families that set apart an hour every morning for tea, bread and butter; and would earnestly advise them for their good to order this paper to be punctually served up and to be looked upon as a part of the tea-equipage." Samuel Johnson draws his own portrait as "a hardened and shameless tea-drinker, who for twenty years diluted his meals with only the infusion of the fascinating plant; who with tea amused the evening, with tea solaced the midnight, and with tea welcomed the morning."

Hương vị trà có sức quyến rũ tinh tế khó ai cưỡng lại được và trà được người ta lý tưởng hóa. Các nhà hoạt kê Phương Tây chẳng chịu chậm chân hòa trộn hương hoa tư tưởng của họ vào hương vị của trà. Trà không ngạo nghể như rượu, không e dè ngượng ngập như cà phê, cũng không hồn nhiên giả tạo như ca-cao. Năm 1711, tờ báo The Spectator từng viết: “Vậy nên tôi muốn bình theo lối riêng của mình rằng tất cả mọi gia đình biết khéo thu vén việc tề gia nên dành mội sáng một giờ để dùng trà, bánh mì và bơ; và tha thiết có lời khuyên các gia đình đòi hỏi tờ báo này phải được giao đúng giờ và coi nó một cấu phần trong bộ trà cụ”. Samuel Johnson tự tả chân mình như “kẻ uống trà dày dạn và vô sĩ, là người suốt hai mươi năm trời chan vào món ăn  thứ hãm từ loài cây hấp dẫn này, người thích tiêu thú với trà mỗi buổi chiều và giải buồn bằng trà lúc canh khuya, chào đón bình minh cũng bằng trà ”

Charles Lamb, a professed devotee, sounded the true note of Teaism when he wrote that the greatest pleasure he knew was to do a good action by stealth, and to have found it out by accident. For Teaism is the art of concealing beauty that you may discover it, of suggesting what you dare not reveal. It is the noble secret of laughing at yourself, calmly yet thoroughly, and is thus humour itself, – the smile of philosophy. All genuine humourists may in this sense be called tea-philosophers, – Thackeray, for instance, and, of course, Shakespeare. The poets of the Decadence (when was not the world in decadence?), in their protests against materialism, have, to a certain extent, also opened the way to Teaism. Perhaps nowadays it is our demure contemplation of the Imperfect that the West and the East can meet in mutual consolation.

Charles Lamb, kẻ ngoan đạo thuần thành với trà, rung lên nốt nhạc chân tình về trà đạo khi ông viết rằng lạc thú vĩ đại nhất ông từng biết là âm thầm làm mộ việc thiện và tình cờ việc ấy bị người khác biết. Trà đạo cũng vậy, là nghệ thuật che dấu đi cái đẹp để bạn tự tìm ra cái đẹp đó, sự che dấu đó lại gợi lên điều thách đố bạn dám không bóc trần ra. D0ó là sự bí ẩn cao quý tự cười chính mình, một cách bình lặng nhưng thấu suốt, và đó là sự trào lộng tự thân – nụ cười triết lý. Theo ý nghĩa đó, bất cứ nhà trào lộng đích thực nào cũng có thể gọi là triết gia trà. Chẳng hạn Thackeray, và dĩ nhiên cả Shakespeare. Trong sự phản kháng lại chủ nghĩa duy vật, các thi nhân của thời buổi Suy đồi (khi thế giới không đồi phế?) hẳn đều khai rộng con đường cho trà đạo. Nay có lẽ đã đến lúc chúng ta nên trầm tư về sự Bất toàn (Imperfect) mà cả Đông lẫn Tây đều gặp phải trong niềm an ủi chung.

The Taoists relate that at the great beginning of the No-Beginning, Spirit and Matter met in mortal combat. At last the Yellow Emperor, the Sun of Heaven, triumphed over Shuhyung, the demon of darkness and earth. The Titan, in his death agony, struck his head against the solar vault and shivered the blue dome of jade into fragments. The stars lost their nests, the moon wandered aimlessly among the wild chasms of the night. In despair the Yellow Emperor sought far and wide for the repairer of the Heavens. He had not to search in vain. Out of the Eastern sea rose a queen, the divine Niuka, horn-crowned and dragon-tailed, resplendent in her armour of fire. She welded the five-coloured rainbow in her magic cauldron and rebuilt the Chinese sky. But it is also told that Niuka forgot to fill two tiny crevices in the blue firmament. Thus began the dualism of love – two souls rolling through space and never at rest until they join together to complete the universe. Everyone has to build anew his sky of hope and peace.

Giới đạo gia thường tụng rằng “Thái cực vô cực, lưỡng tinh tương bác” (the great beginning of the No-Beginning, Spirit and Matter met in mortal combat: Lúc Thái cực còn ở giai đoạn vô cực thì hai tinh đánh lẫn nhau). Mãi về sau, vua Hoàng Đế, tức Thái Dương trên trời, mới chiến thắng Chúc Dung (Shuhyung),[3] Quỷ Vương hắc ám dưới đất. Lúc hấp hối sắp chết, Tà thần khổng lồ này đập đầu vòm trời làm trời vỡ ra. Tinh tú không còn chỗ bám vào, mặt trăng lang thang dật dờ giữa những vực sâu hoang lương của đêm trường. Trong tuyệt vọng đó, Hoàng Đế du hành tứ phương tìm người vá lại bầu trời. Sự tìm kiếm của ngài không phí công. Ngoài biển Đông xa khơi hiện lên một Nữ Hoàng là bà Nữ Oa (Niuka), đầu có sừng và mang đuôi rồng, mặc bộ giáp lửa sáng chói. Bà đem cầu vồng ngũ sắc vào lò luyện vá lại và dựng lại bầu trời. Truyền thuyết lại còn kể rằng bà Nữ Oa quên không bịt hai khe nhỏ trên bầu trời, nên từ đó nhị nguyên tình ái[4] nảy sinh – hai linh hồn lăn lóc trong khoảng không gian mãi cho đến khi chúng hợp với nhau lại để hoàn thành vũ trụ. Mỗi chúng ta phải dựng mới cho mình một bầu trời hy vọng và hòa bình.
[3] Hàm ý câu kinh trên được thần thoại hóa thành việc Hoàng Đế đánh Chúc Dung. Lc nay Lưỡng tinh tưoơng bác, hợp nhi thành hình (tạm dịch thoát: hai tinh đánh nhau dẫn đế  hợp lại thành vạn vật)
[4] Ám chỉ hai nguyên lý Âm-Dương.

The heaven of modern humanity is indeed shattered in the Cyclopean struggle for wealth and power. The world is groping in the shadow of egotism and vulgarity. Knowledge is bought through a bad conscience, benevolence practised for the sake of utility. The East and West, like two dragons tossed in a sea of ferment, in vain strive to regain the jewel of life. We need a Niuka again to repair the grand devastation; we await the great Avatar. Meanwhile, let us have a sip of tea. The afternoon glow is brightening the bamboos, the fountains are bubbling with delight, the soughing of the pines is heard in our kettle. Let us dream of evanescence, and linger in the beautiful foolishness of things.

Bầu trời của nhân loại thời nay thực sự đã tan nàt trong Trận Đại Tranh giành sự giàu có và quyền lực. Cả thế giới đang mò mẫm đi trong bóng tối của sự ích kỷ và thô tục. Tri thức bị ác tâm mua chuộc, lòng từ thiện chỉ nhằm vì tư lợi. Đông và Tây, như hai con rồng lăn lộn giữa biển cuồng loạn, uổng công đấu tranh giành lại viên ngọc quý của nhân sinh. Chúng ta lại phải nhờ đến bà Nữ Oa sữa lại sự tàn phá kinh khủng đó; chúng ta chờ đợi sự hóa thân vĩ đại của bà. Trong khi đó, chúng ta hãy uống một ngụm trà. Ánh sáng chiều tà rọi xuống bụi tre, suối nguồn reo với tiếng vui tai, tiếng thông xào xạc nghe như tiếng nước sôi trong ấm. Hãt để hồn chúng ta trôi vào chốn hư vô, và thơ thẩn trong nét cuồng dại mỹ miều của sự vật.




II. THE SCHOOLS OF TEA

Tea is a work of art and needs a master hand to bring out its noblest qualities. We have good and bad tea, as we have good and bad paintings – generally the latter. There is no single recipe for making the perfect tea, as there are no rules for producing a Titian or a Sesson. Each preparation of the leaves has its individuality, its special affinity with water and heat, its hereditary memories to recall, its own method of telling a story. The truly beautiful must be always in it. How much do we not suffer through the constant failure of society to recognise this simple and fundamental law of art and life; Lichihlai, a Sung poet, has sadly, remarked that there were three most deplorable things in the world: the spoiling of fine youths through false education, the degradation of fine paintings through vulgar admiration, and the utter waste of fine tea through incompetent manipulation.

II. Các trường phái trà

Trà là một tác phẩm nghệ thuật và cần đến bàn tay bậc thầy mới bộc lộ ra hết phẩm chất cao quý của trà. Có chén trà ngon, có chén trà dở; cũng như có bức tranh đẹp, có bức tranh xấu vậy, thường là xấu dở mà thôi. Không hề có lấy một cách thức phá chế nào để làm ra loại trà hoàn hảo; cũng như chẳng có quy tắc nào dùng để sản sinh ra nhân vật Titian hay Tuyết Thôn (Sesson). Mỗi cách pha chế trà mang một đặc thù riêng của nó, chung nhất của các cách pha chế chỉ là nước và lửa, nhưng riêng từng phương pháp có câu chuyện riêng của nó. Nét đẹp thật sự luôn ở bên trong nó. Chúng ta phải gánh chịu bao nhiêu qua sự thất bại thường hằng của xã hội để nhận biết quy luật đơn giản và cơ bản của nghệ thuật và nhân sinh; Lý Chi lai, một thi nhân đời Đường, buồn rầu mà nhận xét có ba điều đáng trách nhất trên thế gian: sự hư hỏng của tuổi trẻ hoa gấm do nền giáo dục tồi, sự mất giá của mỹ thuật do sự chiêm ngưỡng dung tục, và sự hoang phí tột cùng của món trà ngon do bàn tay chế biến kém tài.

Like Art, Tea has its periods and its schools. Its evolution may be roughly divided into three main stages: the Boiled Tea, the Whipped Tea, and the Steeped Tea. We moderns belong to the last school. These several methods of appreciating the beverage are indicative of the spirit of the age in which they prevailed. For life is an expression, our unconscious actions the constant betrayal of our innermost thought. Confucius said that "man hideth not." Perhaps we reveal ourselves too much in small things because we have so little of the great to conceal. The tiny incidents of daily routine are as much a commentary of racial ideals as the highest flight of philosophy or poetry. Even as the difference in favourite vintage marks the separate idiosyncrasies of different periods and nationalities of Europe, so the Tea-ideals characterise the various moods of Oriental culture. The Cake-tea which was boiled, the Powdered-tea which was whipped, the Leaf-tea which was steeped, mark the distinct emotional impulses of the Tang, the Sung, and the Ming dynasties of China. If we were inclined to borrow the much-abused terminology of art-classification, we might designate them respectively, the Classic, the Romantic, and the Naturalistic schools of Tea.

Chẳng khác chi nghệ thuật, trà cũng có thời và có trường phái. Thô thiển có thể chia sự tiến hóa của trà làm ba giai đoạn: trà nấu (đoàn trà), trà khuấy (mạt trà), và trà ngâm (yêm trà, tiển trà). Hiện nay chúng ta dùng lối uống trà cuối. Bao nhiêu lối thưởng giám thức uống chỉ ra bấy nhiêu tinh thần của thời đại của cách thức được ưa chuộng. Vì cuộc sống là một sự biểu hiện, các hành động vô thức của chúng ta thường bội phản lại tư duy thầm kín nhất của chúng ta. Đức Khổng Tử từng nói: “Con người chẳng ai giấu diếm được gì cả”. Có lẽ chúng ta để lộ ra quá nhiều việc cỏn con vì chúng ta có quá ít điều trọng đại cần che đậy. những sự cố bé tí của lề thói hàng ngày bị bình phẩm về lý tưởng nòi giống nhiều chẳng kém những ý tứ cao tột của triết học hay thi ca. Ngay việc lối hái nho nào được ưa chuộng cũng ghi dấu đặc trưng tách biệt của thời đại và dân tộc tính ấy ở Châu Âu; vậy nên lý tưởng trà cũng đặc trưng cho nhiều tâm tính đa dạng của nền văn hóa Á đông. Trà bánh dùng để nấu, mạt trà dùng để khuấy, trà lá dùng để ngâm đánh dấu những xung cảm dị biệt của các triều đại Đường, Tống, Minh của Trung Hoa. Nếu chúng ta hạ mình đi vay mượn bộ thuật ngữ quá lạm của môn phân loại học nghệ thuật, chúng ta có thể lần lượt gọi chúng với tên là trường phái trà cổ điển, lãng mạn và tự nhiên.

The tea-plant, a native of southern China, was known from very early times to Chinese botany and medicine. It is alluded to in the classics under the various names of Tou, Tseh, Chung, Kha, and Ming, and was highly prized for possessing the virtues of relieving fatigue, delighting the soul, strengthening the will, and repairing the eyesight. It was not only administered as an internal dose, but often applied externally in form of paste to alleviate rheumatic pains. The Taoists claimed it as an important ingredient of the elixir of immortality. The Buddhists used it extensively to prevent drowsiness during their long hours of meditation.

Cây trà là loài bản địa vùng Hoa Nam, được ngành thực vật và y học Trung Hoa biết đến rất sớm. Thời cổ điển nó được người ta gọi bằng nhiều tên như đồ (), thiết, (), thuấn (), giả () và minh (); trà có giá trị cao bởi có tính năng hồi phục sức khỏe, làm tâm hồn thư thái, tăng mạnh ý chí, và giúp tăng thị lực. Chẳng những được dùng làm thuốc uống bên trong, trà còn được dùng ngoài dưới dạng cao dán làm giảm cơn đau phong thấp Đối với các đạo gia, trà là một vị thuốc dùng chế linh dược trường sinh. Giới tăng lữ dùng trà chủ yếu phòng trường hợp rơi vào hôn trầm khi ngồi thiền định suốt nhiều giờ.

By the fourth and fifth centuries Tea became a favourite beverage among the inhabitants of the Yangtse-Kiang valley. It was about this time that the modern ideograph Cha was coined, evidently a corruption of the classic Tou. The poets of the southern dynasties have left some fragments of their fervent adoration of the "froth of the liquid jade." Then emperors used to bestow some rare preparation of the leaves on their high ministers as a reward for eminent services. Yet the method of drinking tea at this stage was primitive in the extreme. The leaves were steamed, crushed in a mortar, made into a cake, and boiled together with rice, ginger, salt, orange peel, spices, milk, and sometimes with onions! The custom obtains at the present day among the Thibetans and various Mongolian tribes, who make a curious syrup of these ingredients. The use of lemon slices by the Russians, who learned to take tea from the Chinese caravansaries, points to the survival of the ancient method.

Trong khoảng thế kỷ thứ 4 và thứ 5, trà trở thành loại thức uống được ưa chuộng của cư dân vùng thung lũng sông Dương Tử Giang. Vào thời kỳ này chữ tượng ý ‘trà’ () xuất hiện; hẳn nhiên do chữ ‘đồ’ trước đó dùng chệch ra mà thành. Thi nhân các triều đại miền Hoa Nam lưu lại vài vết tích chứng tỏ lòng tôn sùng nhiệt thành của họ đối với “bọt của thứ chất lỏng màu ngọc bích”. Thời ấy các hoàng đế thường dùng trà ban thưởng cho các đại thần. Dù vậy, phương pháp uống trà thời đó vẫn còn hết sức thô lậu. Lá trà được hấp lên, nghiền nát trong cối, nắn lại thành bánh và đem nấu chung với gạo, gừng, muối, trần bì, gia vị, và đôi lúc với cả hành nữa! Tập quán nấu trà với các chất liệu đó thành món si-rô kỳ cục như thế hiện còn thấy ở Tây Tạng và một vài bộ tộc Mông Cổ. Thói quen uống trà với vài lát chanh của người Nga là do họ học ở những đoàn thương lữ Trung Hoa, đó là vết tích phương pháp cổ xưa hiện còn sót lại.

It needed the genius of the Tang dynasty to emancipate Tea from its crude state and lead to its final idealisation. With Luwuh in the middle of the eighth century we have our first apostle of tea. He was born in an age when Buddhism, Taoism, and Confucianism were seeking mutual synthesis. The pantheistic symbolism of the time was urging one to mirror the Universal in the Particular. Luwuh, a poet, saw in the Tea-service the same harmony and order which reigned through all things. In his celebrated work, the "Chaking" (The Holy Scripture of Tea) he formulated the Code of Tea. He has since been worshipped as the tutelary god of the Chinese tea merchants.

Sau nhờ thiên tài của đời nhà Đường trà mới được giải phóng khỏi trạng thái thô thiển và đi đến tình trạng lý tưởng hóa cùng cực. Đến giữa thế kỷ thứ 8, chúng ta mới có vị tông đồ đầu tiên của Trà đạo: Lục Vũ. Ông sinh ra vào thời Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo đang đi tìm một sự đồng nguyên. Chủ nghĩa tượng trưng phiếm thần thời đó cũng đang thôi thúc đi tìm sự phản chiếu cái ‘Phổ biến’ trong cái ‘Đặc thù’. Lục Vũ lúc ấy là một thi nhân và ông nhìn thấy trong bộ đồ trà vừa có sự hài hòa vừa có tính trật tự, hai thứ đó ngự trị khắp muôn vật. Trong tác phẩm trứ danh của ông, cuốn Trà Kinh, ông đã xây dựng nên pháp điển về trà. Từ đó ông được thờ cúng như một vị hộ thần của những thương nhân buôn trà Trung Hoa.

The "Chaking" consists of three volumes and ten chapters. In the first chapter Luwuh treats of the nature of the tea-plant, in the second of the implements for gathering the leaves, in the third of the selection of the leaves. According to him the best quality of the leaves must have "creases like the leathern boot of Tartar horsemen, curl like the dewlap of a mighty bullock, unfold like a mist rising out of a ravine, gleam like a lake touched by a zephyr, and be wet and soft like fine earth newly swept by rain."

Trà Kinh chia làm ba quyển với 10 thiên. Thiên đầu Lục Vũ bàn về tính chất cây trà, thiên thứ hai nói về dụng cụ hái lá, thiên thứ ba nói về việc tuyển chọn lá. Theo ông, lá trà có chất lượng tốt nhất phải “nhăn nheo như chiếc ủng da người kỵ binh Thát đát, quăn queo như cái yếm bò mộng, nở ra thì trương như hơi sương bốc lên từ khe núi; lóng lánh như gió hiu hiu vờn mặt nước hồ, ẩm và mềm như đất tốt vừa tắm gội cơn mưa”

The fourth chapter is devoted to the enumeration and description of the twenty-four members of the tea-equipage, beginning with the tripod brazier and ending with the bamboo cabinet for containing all these utensils. Here we notice Luwuh's predilection for Taoist symbolism. Also it is interesting to observe in this connection the influence of tea on Chinese ceramics. The Celestial porcelain, as is well known, had its origin in an attempt to reproduce the exquisite shade of jade, resulting, in the Tang dynasty, in the blue glaze of the south, and the white glaze of the north. Luwuh considered the blue as the ideal colour for the tea-cup, as it lent additional greenness to the beverage, whereas the white made it look pinkish and distasteful. It was because he used cake-tea. Later on, when the tea masters of Sung took to the powdered tea, they preferred heavy bowls of blue-black and dark brown. The Mings, with their steeped tea, rejoiced in light ware of white porcelain.

Thiên bốn liệt kê và mô tả 24 thứ dụng cụ làm trà (trà khí), đầu tiên là cái lò ba chân và kết thúc là cái buồng tre chứa những khí cụ này. Chúng ta ghi nhận ở thiên này lòng ưa thích của Lục Vũ đối với chủ nghĩa tượng trưng của Lão giáo. Và cũng thú vị nhìn thấy trong mối liên kết đó phản ảnh uy thế của trà đối với nghề gốm sứ Trung Hoa. Như đã biết, gốm sứ của Thiên Quốc có cội nguồn từ việc thử tạo ra loại men sứ có nước bóng tinh khéo của ngọc bích; kết quả là vào đời nhà Đường người Hoa Nam tạo ra nước men lam, còn người Hoa Bắc làm được nước men trắng. Lục Vũ cho rằng màu lam là màu lý tưởng làm chén uống trà vì nó làm tăng thêm màu lục của thức uống này; trong khi màu trắng làm trà hồng đi và mất ngon. Đó là vì thời ông dùng trà bánh. Về sau, khi các bậc thầy đời Tống dùng mạt trà, họ ưa dùng loại chén to nặng có màu xanh đen hay nâu sậm hơn. Qua đời Minh trà ngâm được chuộng, loại chén sứ nhẹ màu trắng quay trở lại.

In the fifth chapter Luwuh describes the method of making tea. He eliminates all ingredients except salt. He dwells also on the much-discussed question of the choice of water and the degree of boiling it. According to him, the mountain spring is the best, the river water and the spring water come next in the order of excellence. There are three stages of boiling: the first boil is when the little bubbles like the eye of fishes swim on the surface; the second boil is when the bubbles are like crystal beads rolling in a fountain; the third boil is when the billows surge wildly in the kettle. The Cake-tea is roasted before the fire until it becomes soft like a baby's arm and is shredded into powder between pieces of fine paper. Salt is put in the first boil, the tea in the second. At the third boil, a dipperful of cold water is poured into the kettle to settle the tea and revive the "youth of the water." Then the beverage was poured into cups and drunk. O nectar! The filmy leaflet hung like sealy clouds in a serene sky or floated like water-lilies on emerald streams. It was of such a beverage that Lotung, a Tang poet, wrote: "The first cup moistens my lips and throat, the second cup breaks my loneliness, the third cup searches my barren entrail but to find therein some five thousand volumes of odd ideographs. – The fourth cup raises a slight perspiration, – all the wrong of life passes away through my pores. At the fifth cup I am purified; the sixth cup calls me to the realms of immortals. The seventh cup – ah, but I could take no more! I only feel the breath of cool wind that rises in my sleeves. Where is Horaisan?1 Let me ride on this sweet breeze and waft away thither."
1 The Chinese Elysium.

Thiên năm Lục Vũ mô tả phương pháp chế trà. Ngoại trừ muối, ông loại bỏ đi tất cả các phụ liệu. Ông bàn nhiều đến việc lựa chọn nước nấu trà và độ sôi của nước. Theo ông, nước sơn tuyền (suối trên núi) là tốt nhất, sau đó là nước sông rồi mới đến nước ngòi. Độ sôi của nước chia làm ba cấp độ: độ sôi thứ nhất có bọt khí trông như mắt cá đang bơi trên mặt nước, độ sôi thứ hai bọt khí trông giống như hạt châu lăn trong dòng nước, và độ sôi thứ ba khi bọt khí tạo thành sóng sùng sục trong ấm. Trà bánh được hong trước lửa cho đến khi mềm như cánh tay hài nhi và được đặt giữa hai tờ giấy mịn nghiền vụn ra. Lần sôi thứ nhất cho muối vào, lần sôi thứ hai bỏ trà vào. Qua lần sôi thứ ba rót vào ấm trà một muôi nước lạnh để ‘trấn’ trà và hồi phục lại ‘nguyên khí’ cho nước. Thế là trà đã sẳn sàng để rót ra ly và uống. Ôi cam lộ! Chiếc lá con mỏng manh như những gợn mây lăn tăn treo trên bầu trời quang thanh hay như loài súng phập phù trên dòng nước màu lục bảo. Đó là món nước uống được Lô Đồng, một thi sĩ đời Đường, viết: “Chén thứ nhất thấm ướt môi họng; Chén thứ hai phá tan niềm cô quạnh; Chén thứ ba tưới thắm lòng dạ khô cằn và nảy lên muôn ngàn ý văn; Chén thứ tư thấm nhấp mồ hôi, mọi xấu xa cuộc đời theo lỗ chân lông trôi ra; Chén thứ năm thấu lòng thanh tịnh; Chén thứ sáu đưa ta vào cõi thần tiên; Chén thứ bảy, A, ta không nhấp được nữa! Ta thấy một làn gió mát thổi vào tay áo. Bồng Lai nơi nào? Cho ta cỡi làn gió mát bay đến đó đi ”.

The remaining chapters of the" Chaking" treat of the vulgarity of the ordinary methods of tea-drinking, a historical summary of illustrious tea-drinkers, the famous tea plantations of China, the possible variations of the tea-service and illustrations of the tea-utensils. The last is unfortunately lost.

Những thiên còn lại của Trà Kinh bàn về sự thông tục trong các phép uống trà, sơ lược các ẩm khách danh tiếng uống trà, những vườn trà nổi tiếng xứ trung Hoa, các biến thể có thể của các bộ đồ trà và hình minh họa các món trà cụ. Thiên cuối cùng đã bị thất lạc.

The appearance of the "Chaking" must have created considerable sensation at the time. Luwuh was befriended by the Emperor Taisung (768-779), and his fame attracted many followers. Some exquisites were said to have been able to detect the tea made by Luwuh from that of his disciples. One mandarin has his name immortalised by his failure to appreciate the tea of this great master.

Sự ra đời cuốn Trà Kinh hẳn gây một sự chấn động đương thời. Thái Tông Hoàng Đế (763-779) thời đó biệt đãi Lục Vũ, và tên tuổi ông đã thu hút nhiều người xin làm môn sinh. Một số tài tử nói rằng họ có thể nếm biết trà nào do Lục Vũ pha, trà nào do môn đồ của ông thực hiện. Lại có chuyện nói về một viên quan mà danh tính trở nên bất tử chỉ vì không sao buông lời tán thưởng được hương vị trà của bậc đại danh sư trà Lục Vũ.

In the Sung dynasty the whipped tea came into fashion and created the second school of Tea. The leaves were ground to fine powder in a small stone mill, and the preparation was whipped in hot water by a delicate whisk made of split bamboo. The new process led to some change in the tea-equipage of Luwuh, as well as the choice of leaves. Salt was discarded forever. The enthusiasm of the Sung people for tea knew no bounds. Epicures vied with each other in discovering new varieties, and regular tournaments were held to decide their superiority. The Emperor Kiasung (1101-1124), who was too great an artist to be a well-behaved monarch, lavished his treasures on the attainment of rare species. He himself wrote a dissertation on the twenty kinds of tea, among which he prizes the "white tea" as of the rarest and finest quality.


Mạt trà trở nên thời thượng vào triều đại nhà Tống và nhờ vậy dựng nên trường phái trà thứ hai. Lá trà được xay mịn ra bằng cối đá, cách pha chế là ngâm trong nước nóng và dùng thanh tre (gọi là trà tiển) để khuấy. Qui trình pha chế mới này làm thay đổi một số món trà khí của Lục Vũ, cũng như cách tuyển lá trà của ông. Muối mãi mãi không còn dùng pha trà nữa. Lòng nhiệt thành của người đời Tống đối với trà quả vô bờ bến. Các tài tử đua nhau tìm giống trà mới, và đều đặn mở hội thi tài cao thấp. Huy Tông Hoàng Đế (1101-1124), một vị vua tốt đồng thời cũng là một nghệ sĩ đại tài, chi tiêu hoang phí biết bao tiền của của quốc khố để tìm những giống trà quý hiếm. Hoàng Đế này viết một cuốn sách luận về hai mươi giống trà ngon, trong số đó vua tán thưởng “bạch trà” là giống quý hiếm nhất và hương vị thơm ngon nhất.

The tea-ideal of the Sungs differed from the Tangs even as their notion of life differed. They sought to actualise what their predecessors tried to symbolise. To the Neo-Confucian mind the cosmic law was not reflected in the phenomenal world, but the phenomenal world was the cosmic law itself. Æons were but moments – Nirvana always within grasp. The Taoist conception that immortality lay in the eternal change permeated all their modes of thought. It was the process, not the deed, which was interesting. It was the completing, not the completion, which was really vital. Man came thus at once face to face with nature. A new meaning grew into the art of life. The tea began to be not a poetical past-time, but one of the methods of self-realisation. Wangyucheng eulogised tea as "flooding his soul like a direct appeal, that its delicate bitterness reminded him of the after-taste of a good counsel." Sotumpa wrote of the strength of the immaculate purity in tea which defied corruption as a truly, virtuous man. Among the Buddhists, the southern Zen sect, which incorporated so much of Taoist doctrines, formulated an elaborate ritual of tea. The monks gathered before the image of Bodhi Dharma and drank tea out of a single bowl with the profound formality of a holy sacrament. It was this Zen ritual which finally developed into the Tea-ceremony of Japan in the fifteenth century.

Nhân sinh quan của người đời Tống có khác người đời Đường nên lý tưởng trà của họ cũng chẳng giống nhau. Họ hiện thực hóa điều mà bậc tiền bối của họ cố tượng trưng hóa. Với tinh thần Tống Nho , quy luật của vũ trụ được không phản ảnh trong các hiện tượng của thế gian, mà hiện tượng thế gian chính là quy luật của vũ trụ. Một đại kiếp chỉ thoáng qua như một sát-na, niết-bàn không ở đâu xa ngoài tầm tay con người. Các đạo gia nhận thức rằng sự bất tử nằm trong sự biến dịch vô cùng; điều này thấm nhập sâu vào tư tưởng đạo học của họ. Đó là phương cách chứ chẳng phải hành vi, phương cách mới đáng quan tâm. Đó là bổ khuyết chứ không phải hoàn tất, bổ khuyết mới thực sự là sức sống. Con người khi đạt đến như thế mới đối diện với tự nhiên được. Một ý nghĩa mới sinh sôi trong nghệ thuật sống. Trà bắt đầu không còn là món tiêu khiển của giới thi nhân, mà trở thành một trong những phương pháp tự kỷ lãnh hội. Vương Vũ Xứng tán dương trà như sau: “tràn ngập tâm hồn như lời réo gọi trực khởi, mà hương vị đăng đắng tuyệt vời gợi lại một hậu vị khuyến thiện”. Còn Tô Đông Pha ca ngợi sức mạnh tinh khiết đến vô khuyết trong trà như đức hạnh của một chính nhân quân tử, không sợ bị hoen ố. Trong giới Phật gia, dòng Thiền Nam Tông là tông phái chịu sự hội nhập rất nhiều của các giáo lý Lão giáo, dòng này hình thành ra nghi thức chặt chẽ về trà. Các thiền gia tụ họp trước tượng Bồ-đề Đạt-ma và uống cạn một chén trà duy nhất với quy thức trang trọng của một thánh lễ. Nghi thức thiền này sau phát triển thành nghi thức Trà đạo ở Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 15.

Unfortunately the sudden outburst of the Mongol tribes in the thirteenth century which resulted in the devastation and conquest of China under the barbaric rule of the Yuen Emperors, destroyed all the fruits of Sung culture. The native dynasty of the Mings which attempted re-nationalisation in the middle of the fifteenth century was harassed by internal troubles, and China again fell under the alien rule of the Manchus in the seventeenth century. Manners and customs changed to leave no vestige of the former times. The powdered tea is entirely forgotten. We find a Ming commentator at loss to recall the shape of the tea whisk mentioned in one of the Sung classics. Tea is now taken by steeping the leaves in hot water in a bowl or cup. The reason why the Western world is innocent of the older method of drinking tea is explained by the fact that Europe knew it only at the close of the Ming dynasty.

Tiếc thay sự bùng khởi của các bộ tộc Mông Cổ hồi thế kỷ 13 dẫn đến sự tàn phá và chinh phục Trung Hoa, đặt đất nước này dưới sự cai trị dã man của các hoàng đế nhà Nguyên, khiến mọi thành quả của văn hóa nhà Tống bị tiêu hủy. Triều đại bản địa nhà Minh hồi giữa thế kỷ 15 cố khôi phục dân tộc tính nhưng gặp phải sự quấy phá của nội loạn, và Trung Hoa lại rơi vào tay ngoại bang Mãn Châu vào thế kỷ 17. Tập quán và phong tục đổi thay, vết tích thời xưa cũ bị xóa mất. Mạt trà thực sự bị quên lãng. Chúng tôi tìm thấy tư liệu nói một nhà bình chú đời Minh chẳng nhớ ra hình dáng món dụng cụ gọi là trà tiển (cây khuấy trà) từng được chép vào kinh điển nhà Tống. Trà ngày nay dùng dưới dạng hãm lá trong chén nước nóng. Do vậy, thế giới Phương Tây không biết đến thuật uống trà thời cổ bởi lẽ mãi đến cuối đời nhà Minh Châu Âu mới biết đến trà.

To the latter-day Chinese tea is a delicious beverage, but not an ideal. The long woes of his country have robbed him of the zest for the meaning of life. He has become modern, that is to say, old and disenchanted, he has lost that sublime faith in illusions which constitutes the eternal youth and vigour of the poets and ancients. He is an eclectic and politely accepts the traditions of the universe. He toys with Nature, but does not condescend to conquer or worship her. His Leaf-tea is often wonderful with its flower-like aroma, but the romance of the Tang and Sung ceremonials are not to be found in his cup.

Ngày nay trà Trung Hoa vẫn là thức uống ngon, nhưng lý tưởng chẳng còn nữa. Thống khổ kéo dài trên đất nước này quá lâu đã tước đi nơi họ niềm hứng thú về ý nghĩa nhân sinh. Đất nước này đã hiện đại, điều đó có nghĩa nét cổ xưa và mộng mơ đã tan biến. Họ đánh mất đức tin cao thượng vào ảo mộng trường sinh bất lão của thi nhân và cổ nhân. Họ theo chủ nghĩa chiết trung và ngoan ngoãn chấp nhận quán lệ của vũ trụ. Họ đùa bỡn với Tự nhiên, nhưng không chịu hạ mình khuất phục hay tôn thờ Tự nhiên. Lá trà của họ thường tuyệt diệu với mùi hương của hoa, nhưng tính lãng mãn của nghi thức Đường-Tống chẳng còn trong chén trà nữa.

Japan, which followed closely on the footsteps of Chinese civilisation, has known the tea in all its three stages. As early as the year 729 we read of the Emperor Shonm giving tea to one hundred monks at his palace in Nara. The leaves were probably imported by our ambassadors to the Tang Court and prepared in the way then in fashion. In 801 the monk Saicho brought back some seeds and planted them in Yeisan. Many tea-gardens are heard of in the succeeding centuries, as well as the delight of the aristocracy and priesthood in the beverage. The Sung tea reached us in 1191 with the return of Yeisaizenji, who went there to study the southern Zen school. The new seeds which he carried home were successfully planted in three places, one of which, the Uji district near Kioto, bears still the name of producing the best tea in the world. The southern Zen spread with marvellous rapidity, and with it the tea-ritual and the tea-ideal of the Sung. By the fifteenth century, under the patronage of the Shogun, Ashikaga-Voshinasa, the tea ceremony is fully constituted and made into an independent and secular performance. Since then Teaism is fully established in Japan. The use of the steeped tea of the later China is comparatively recent among us, being only known since the middle of the seventeenth century. It has replaced the powdered tea in ordinary consumption, though the latter still continues to hold its place as the tea of teas.

Nước Nhật theo sát bước nền văn minh Trung Hoa, hiểu trà qua cả ba giai đoạn lịch sử của nó. Trà xuất hiện ở Nhật trễ nhất từ năm 729; chúng tôi đọc được trong kinh sách vào năm đó Thánh Vũ Thiên Hoàng (Emperor Shomu) đã ban trà cho một trăm vị sư tại cung Nại Lương (Nara). Loại lá này có lẽ do sứ thần của chúng tôi du nhập về từ Đường Triều và chế biến theo lối đang thịnh hành thời đó. Đến năm 801, nhà sư Tối Chừng (Saicho) mang về một ít hạt giống và trồng ở Duệ Sơn (Yeisan). Nghe đâu các thế kỷ sau nhiều vườn trà mọc lên làm vui lòng cho giới quý tộc và tăng lữ. Trà Tống đến với chúng tôi vào năm 1191 sau khi Vinh Tây Thiền Sư (Yeisai-zenji) đi học đạo Thiền Nam Tông quay về nước. Hạt giống trà mới do thiền sư này mang về trồng ở ba nơi; một trong những nơi là Vũ Thủy (Uji) gần Cố Đô Kioto, đến nay tên vùng đất này vẫn còn dùng chỉ một loại danh trà nổi tiếng thế giới. Thiền Nam Tông lan truyền nhanh chóng đến diệu kỳ, cùng với nó là nghi thức trà và lý tưởng trà đời Tống. Qua thế kỷ 15, dưới sự bảo trợ của Mạc Phủ (Shogun) Túc Lợi – Nghĩa Chính (Ashikaga-Voshinasa), nghi thức trà được hình thành đầy đủ, tách ra khỏi thiền tông và đi vào thế tục. Kể từ đó Trà đạo được hình thành hẳn hoi ở Nhật Bản. Lối dùng tiển trà (trà ngâm) theo kiểu Trung Hoa thời sau này so ra còn mới với chúng tôi, chỉ được biết đến từ giữa thế kỷ 17. Loại trà này thay thế cho mạt trà trong tiêu dùng hàng ngày, dù vậy mạt trà vẫn giữ một địa vị là ‘trà của các loại trà’.

It is in the Japanese tea ceremony that we see the culmination of tea-ideals. Our successful resistance of the Mongol invasion in 1281 had enabled us to carry on the Sung movement so disastrously cut off in China itself through the nomadic inroad. Tea with us became more than an idealisation of the form of drinking; it is a religion of the art of life. The beverage grew to be an excuse for the worship of purity and refinement, a sacred function at which the host and guest joined to produce for that occasion the utmost beatitude of the mundane. The tea-room was an oasis in the dreary waste of existence where weary travellers could meet to drink from the common spring of art-appreciation. The ceremony was an improvised drama whose plot was woven about the tea, the flowers, and the paintings. Not a colour to disturb the tone of the room, not a sound to mar the rhythm of things, not a gesture to obtrude on the harmony, not a word to break the unity of the surroundings, all movements to be performed simply and naturally – such were the aims of the tea-ceremony. And strangely enough it was often successful. A subtle philosophy lay behind it all. Teaism was Taoism in disguise.

Chính trong nghi thức trà của Nhật Bản chúng ta mới thấy sự tột cùng của lý tưởng trà. Cuộc kháng chiến thành công của chúng tôi chống cuộc xâm lược Nguyên Mông năm 1281 cho phép chúng tôi tiếp tục trào lưu trà của Tống triều mà lúc ấy ở Trung Hoa đang bị thảm hại bởi sự xâm nhập của dân du mục. Trà đối với chúng tôi trở nên quan trọng hơn việc lý tưởng hóa một hình thái thức uống, đó là thứ tôn giáo của nghệ thuật nhân sinh. Thứ thức uống đó tiến lên thành duyên cớ để tôn thờ sự tinh khiết và thanh tao, có chức năng thiêng liêng giúp chủ và khách kết hợp với nhau tạo ra cơ hội hưởng sự cực lạc tột cùng ngay trần thế này. Trà thất là một ốc đảo giữa cõi đời hoang vắng đến ảm đạm, chỉ nơi đó khách lữ hành đang mệt lữ mới có thể gặp gở nhau và cùng uống từ nguồn suối chung ‘thưởng giám nghệ thuật’. Nghi thức là một vở kịch ngẫu tác với cốt truyện được dệt theo chén trà, hoa, và họa phẩm. Không một sắc màu nào làm loạn vỡ tông màu của gian phòng, không tiếng động nào làm hư hại tiết tấu của sự vật, không một cử chỉ nào bắt sự hòa điệu phải theo nó, không một câu nói nào phá vỡ sự đồng nhất của cảnh vật xung quanh, mọi chuyển động phải thực hiện giản đơn và tự nhiên – mục đích của Trà đạo là như thế. Lạ lùng thay các buổi trà nghi thường lại thành công. Một triết lý tinh diệu đặt muôn vật đằng sau nó. Trà đạo là Lão giáo ở trạng thái hóa trang.


III. TAOISM AND ZENNISM

III. Lão giáo và Thiền tông

The connection of Zennism with tea is proverbial. We have already remarked that the tea-ceremony was a development of the Zen ritual. The name of Laotse, the founder of Taoism, is also intimately associated with the history of tea. It is written in the Chinese school manual concerning the origin of habits and customs that the ceremony of offering tea to a guest began with Kwanyin, a well-known disciple of Laotse, who first at the gate of the Han Pass presented to the "Old Philosopher" a cup of the golden elixir. We shall not stop to discuss the authenticity of such tales, which are valuable, however, as eon firming the early use of the beverage by the Taoists. Our interest in Taoism and Zennism here lies mainly in those ideas regarding life and art which are so embodied in what we call Teaism.

Mối liên kết giữa Thiền với trà trở thành ngạn ngữ. Chúng tôi từ lâu ghi nhận rằng trà nghi là sự phát triển của Thiền nghi . Tên tuổi của người khai lập ra Lão giáo, Lão Tử, gắn bó mật thiết với lịch sử trà. Trong sách giáo khoa của Trung Hoa có viết về nguồn gốc phong tục và tập quán dâng trà mời khách bắt đầu từ Quan Duẫn, danh đồ của Đức Lão Tử, người đầu tiên dâng lên cho “Lão Triết Nhân” chén linh dược màu hoàng kim. Cố nhiên câu chuyện có giá trị và chúng ta sẽ còn bàn luận nhiều về tính xác của những câu chuyện như thế, nhưng dù sao nó khẳng định các đạo gia đã sớm biết dùng thứ thức uống này. Mối quan tâm của chúng tôi về Đạo học và Thiền học chủ yếu nằm ở chỗ liên quan đến cuộc sống và nghệ thuật, hai thứ hóa thân vào thứ mà chúng tôi gọi là Trà đạo.

It is to be regretted that as yet there appears to be no adequate presentation of the Taoists and Zen doctrines in any foreign language, though we have had several laudable attempts.1
1 We should like to call attention to Dr. Paul Carus's admirable translation of the 'Taotei King.' The Open Court Publishing Company, Chicago, 1808.

Tiếc rằng vẫn chưa có cuốn sách ngoại ngữ nào trình bày thích đáng triết thuyết của Lão học và Thiền học, dù rằng chúng ta đã có nhiều cố công đáng ca ngợi.

Translation is always a treason, and as a Ming author observes, can at its best be only the reverse side of a brocade, – all the threads are there, but not the subtlety of colour or design. But, after all, what great doctrine is there which is easy to expound? The ancient sages never put their teachings in systematic form. They spoke in paradoxes, for they were afraid of uttering half-truths. They began by talking like fools and ended by making their hearers wise. Laotse himself, with his quaint humour, says, "If people of inferior intelligence hear of the Tao, they laugh immensely. It would not be the Tao unless they laughed at it."

Như một tác giả đời Minh nhận xét: Dịch thuật luôn là sự phản bội, dù dịch hay đến đâu nó cũng chỉ là mặt trái của một tấm gấm; vẫn thấy còn đầy đủ tơ sợi nhưng mất đi kiểu cách và màu sắc. Nhưng nói cho cùng, có triết thuyết vĩ đại nào dễ thuyết trình đâu? Thánh nhân thời xưa chẳng bao giờ đem lời dạy của mình viết thành sách có hệ thống. Các Ngài chỉ nói theo lối nghịch biện vì e rằng rằng sẽ thốt ra chân lý nửa vời. Thoạt nghe các Ngài nói tưởng đấy là mấy người điên, nhưng cuối cùng các Ngài làm những người nghe thành thánh hiền. Với tính khí cổ quài, Lão Tử nói: “Kẻ hạ trí nghe Đạo thì cười to. Không cười to sao gọi là Đạo được”.

The Tao literally means a Path. It has been severally translated as the Way, the Absolute, the Law, Nature, Supreme Reason, the Mode. These renderings are not incorrect, for the use of the term by the Taoists differs according to the subject-matter of the inquiry. Laotse himself spoke of it thus: "There is a thing which is all-containing, which was born before the existence of Heaven and Earth. How silent! How solitary! It stands alone and changes not. It revolves without danger to itself and is the mother of the universe. I do not know its name and so call it the Path. With reluctance I call it the Infinite. Infinity is the Fleeting, the Fleeting is the Vanishing, the Vanishing is the Reverting." The Tao is in the Passage rather than the Path. It is the spirit of Cosmic Change, – the eternal growth which returns upon itself to produce new forms. It recoils upon itself like the dragon, the beloved symbol of the Taoists. It folds and unfolds as do the clouds. The Tao might be spoken of as the Great Transition. Subjectively it is the Mood of the Universe. Its Absolute is the Relative.


Dịch sát nghĩa chữ Đạo có nghĩa là ”Lối Đi” (Path). Đạo lại được dịch thành nhiều từ khác như “Con Đường” (Way), “Tuyệt Đối Tính” (Absolute), “Qui Luật” (Law), “Tự Nhiên” (Nature), “Lý Tính Tối Thượng” (Supreme Reason), “Phương Thức” (Mode). Không phải những từ này đều sai cả vì cách dùng từ của các đạo gia có khác biệt nhau tùy theo chủ đề-đối tượng đòi hỏi. Chính Lão Tử cũng từng dùng chữ Đạo như thế này: “Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình), đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vạn hành khắp vũ trụ mà không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết nó tên là gì, tạm đặt tên nó là Đạo, miễn cưỡng gọi nó là lớn (vô cùng). Lớn (vô cùng) thì lưu hành (không ngừng), lưu hành (không ngừng) thì đi xa, đi xa thì trở về (qui căn).” . Đạo ở đây hàm nghĩa “con đường” hơn là “lối đi”. Đạo chính là Tinh Thần Thường Biến của vũ trụ, vĩnh hằng sinh trưởng để rồi quay về chính nó để sản sinh ra cái mới. Đạo cuộn mình lại như con rồng, một biểu tượng được ưa thích của các đạo gia. Đạo thu lại rồi trương ra như những đám mây. Có thể nói Đạo là sự Biến Chuyển Vĩ Đại. Chủ quan mà nói Đạo là Tính Khí của Vũ Trụ. Sự Tuyệt Đối của Đạo là Tương Đối.

It should be remembered in the first place that Taoism, like its legitimate successor Zennism, represents the individualistic trend of the Southern Chinese mind in contra-distinction to the communism of Northern China which expressed itself in Confucianism. The Middle Kingdom is as vast as Europe and has a differentiation of idiosyncrasies marked by the two great river systems which traverse it. The Yangste-Kiang and Hoang-Ho are respectively the Mediterranean and the Baltic. Even to-day, in spite of centuries of unification, the Southern Celestial differs in his thoughts and beliefs from his Northern brother as a member of the Latin race differs from the Teuton. In ancient days, when communication was even more difficult than at present, and especially during the feudal period, this difference in thought was most pronounced. The art and poetry of the one breathes an atmosphere entirely distinct from that of the other. In Laotse and his followers and in Kutsugen, the forerunner of the Yangtse-Kiang nature-poets, we find an idealism quite inconsistent with the prosate ethical notions of their contemporary northern writers. Laotse lived five centuries before the Christian Era.

Trước hết nên ghi nhớ rằng Lão giáo, cũng như dòng kế thừa chính thức của nó là Thiện tông, đại diện chu xu thế cá nhân chủ nghĩa của tinh thần miền Hoa Nam, đối chọi lại vớii chủ nghĩa cộng đồng của miền Hoa Bắc, lấy Nho giáo làm tiêu biểu. Trung Hoa rộng lớn như Châu Âu và có sự phân hóa về phong cách sống của từng miền, lấy hai con sông lớn làm mốc ranh. Dương Tử Giang và Hoàng Hà lần lượt được ví như Địa trung Hải và Biển Ban-tích. Thậm chí cho đến ngày nay, dù đã thống nhất hàng thế kỷ, tư tưởng và tín ngưỡng miền Hoa Nam vẫn khác biệt với miền Hoa Bắc, chẳng khác nào sự khác biệt giữa chủng tộc La-tinh với chủng tộc Teuton. Ngày xưa, khi việc giao thương còn khó khăn hơn so với ngày nay, và đặc biệt vào thời kỳ phong kiến, sự khác biệt về tư tưởng còn nổi bật hơn nhiều. Nghệ thuật và thi ca của mỗi miền thực sự có một hơi thở khác hẳn nhau. Với Lão Tử và các môn đồ và với Khuất Nguyên – người tiên phong cho trường phái Thi Nhân Tự Nhiên của vùng Dương Tử Giang, chúng ta thấy có một ý thức hệ khá trái ngược nhau với những khái niệm luân lý dung tục của những ngòi bút Hoa Bắc đương thời. Lão Tử sống vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên.

The germ of Taoist speculation may be found long before the advent of Laotse, surnamed the Long-Eared. The archaic records of China, especially the Book of Changes, foreshadow his thought. But the great respect paid to the laws and customs of that classic period of Chinese civilisation which culminated with the establishment of the Chow dynasty in the sixteenth century B.C., kept the development of individualism in check for a long while, so that it was not until after the disintegration of the Chow dynasty and the establishment of innumerable independent kingdoms that it was able to blossom forth in the luxuriance of free-thought. Laotse and Soshi (Chuangtse) were both Southerners and the greatest exponents of the New School. On the other hand Confucius with his numerous disciples aimed at retaining ancestral conventions. Taoism cannot be understood without some knowledge of Confucianism and vice versa.

Mầm mống nảy sinh sự tư biện Lão giáo đã có trước khi Lão Tử (biệt danh Trường Nhĩ: Tai Dài) giáng thế từ lâu lắm rồi. Các thư tịch cổ của Trung Hoa, đặc biệt là Kinh Dịch, là điềm báo trước sự xuất hiện tư tưởng của Lão Tử. Nhưng lòng thượng tôn to lớn vào luật pháp và tập quán của nền văn minh Trung Hoa vào thời của kinh điển, cao điểm là sự hình thành nhà Chu vào thế kỷ thứ 16 trước Công Nguyên, đã kiềm chế sự phát triển chủ nghĩa cá nhân một thời gian dài; dài đến mức mãi đến khi nhà Chu bị phân rã và hình thành nhiều vương quốc độc lập khác nhau chủ nghĩa cá nhân mới có thể nở rộ trong lòng sum sê của tự do tư tưởng . Lão Tử và Trang tử đều là người Hoa Nam, hai đại biểu lớn nhất của Trường phái (Tư duy) Mới. Mặt khác, Khổng Tử với đông đảo môn đồ của Ngài nhắm vào bảo lưu các quy ước của tổ tiên. Không thể hiểu được Lão giáo nếu thiếu kiến thức về Nho giáo, và ngược lại.

We have said that the Taoist Absolute was the Relative. In ethics the Taoist railed at the laws and the moral codes of society, for to them right and wrong were but relative terms. Definition is always limitation – the "fixed" and "unchangeless" are but terms expressive of a stoppage of growth. Said Kuzugen, – "The Sages move the world." Our standards of morality are begotten of the past needs of society, but is society to remain always the same? The observance of communal traditions involves a constant sacrifice of the individual to the state. Education, in order to keep up the mighty delusion, encourages a species of ignorance. People are not taught to be really virtuous, but to behave properly. We are wicked because we are frightfully self-conscious. We never forgive others because we know that we ourselves are in the wrong. We nurse a conscience because we are afraid to tell the truth to others; we take refuge in pride because we are afraid to tell the truth to ourselves. How can one be serious with the world when the world itself is so ridiculous! The spirit of barter is everywhere. Honour and Chastity! Behold the complacent salesman retailing the Good and True. One can even buy a so-called Religion, which is really but common morality sanctified with flowers and music. Rob the Church of her accessories and what remains behind? Yet the trusts thrive marvellously, for the prices are absurdly cheap, – a prayer for a ticket to heaven, a diploma for an honourable citizenship. Hide yourself under a bushel quickly, for if your real usefulness were known to the world you would soon be knocked down to the highest bidder by the public auctioneer. Why do men and women like to advertise themselves so much? Is it not but an instinct derived from the days of slavery?


Chúng ta đã nói Tuyệt Đối Tính của Lão giáo là Tương Đối Tính. Xét về mặt luân lý, các đạo gia khinh bỏ luật pháp và điển chế luân lý của xã hội, vì đối với họ ‘đúng’ hay ‘sai’ chỉ có tính tương đối. Định nghĩa luôn có giới hạn của nó – “Cố định” hay “Bất biến” chỉ là thuật ngữ biểu thị sự dừng lại của phát triển. Khuất Nguyên nói: “Thánh nhân qua lại trong cõi nhân gian”. Các chuẩn mực đạo đức của chúng ta được sinh ra do nhu cầu xưa kia của xã hội, nhưng xã hội có y nguyên như trước đâu? Tuân thủ truyền thống cộng đồng buộc thường hằng hy sinh cá nhân cho đất nước. Để gìn giữ ảo tưởng phi thường đó, nền giáo dục cổ vũ những hạng người ngu muội. Dân chúng không được dạy dỗ để thành người có đạo đức đúng nghĩa, mà trở thành người thích hợp (với định chế xã hội). Chúng ta hung ác vì chúng ta tự tri tự giác kinh khủng quá. Chúng ta nuôi mớm lương tâm vì chúng ta sợ phải nói sự thật cho kẻ khác; chúng ta trú mình vào tự tôn vì chúng ta sợ phải thú thật với chính mình. Làm sao có được người sống nghiêm túc với thế gian trong khi thế gian là lố bịch! Óc đổi chác có mặt khắp nơi. Danh dự và trinh tiết! Này người bán hàng tự mãn mình bán đồ Tốt và đồ Thật. Nhưng ai mua được cái gọi là Tôn giáo, mà thực ra đó chỉ là thứ đạo lý thường tục được thần thánh hóa bằng hoa và âm nhạc. Tước đi những thứ phụ thuộc của Giáo hội thì thử xem nó còn lại gì? Thế nhưng lòng tin vẫn nảy nở diệu kỳ, vì giá cả rẻ một cách phi lý, mỗi lời cầu nguyện là một vé lên thiên đàng, một chứng chỉ cho người công dân danh dự. Mau ẩn mình dưới cái đấu đi, vì nếu sự hữu dụng của bạn lộ ra trước bàn dân thiên hạ, bạn sẽ sớm bị hạ gục bởi sự ngã giá cao nhất của người tổ chức bán đấu giá. Tại sao con người, đàn ông lẫn đàn bà, thích quảng cáo mình nhiều đến thế? Phải chăng đó chỉ là bản năng nảy sinh từ thời còn nô lệ?

The virility of the idea lies not less in its power of breaking through contemporary thought than in its capacity for dominating subsequent movements. Taoism was an active power during the Shin dynasty, that epoch of Chinese unification from which we derive the name China. It would be interesting had we time to note its influence on contemporary thinkers, the mathematicians, writers on law and war, the mystics and alchemists and the later nature-poets of the Yangste-Kiang. We should not even ignore those speculators on Reality who doubted whether a white horse was real because he was white, or because he was solid, nor the Conversationalists of the Six dynasties who, like the Zen philosophers, revelled in discussions concerning the Pure and the Abstract. Above all we should pay homage to Taoism for what it has done toward the formation of the Celestial character, giving to it a certain capacity for reserve and refinement as "warm as jade." Chinese history is full of instances in which the votaries of Taoism, princes and hermits alike, followed with varied and interesting results the teachings of their creed. The tale will not be without its quota of instruction and amusement. It will be rich in anecdotes, allegories, and aphorisms. We would fain be on speaking terms with the delightful emperor who never died because he never lived. We may ride the wind with Liehtse and find it absolutely quiet because we ourselves are the wind, or dwell in mid-air with the Aged One of the Hoang-Ho, who lived betwixt Heaven and Earth because he was subject to neither the one nor the other. Even in that grotesque apology for Taoism which we find in China at the present day, we can revel in a wealth of imagery impossible to find in any other cult.


Khí lực của một ý tưởng ít nằm ở sức mạnh bẻ gãy tư tưởng đương thời hơn là chế ngự được các trào lưu hậu lai của nó. Lão giáo là một hoạt lực suốt triều đại nhà Tần, thời mà Trung Hoa được thống nhất mang lại tên gọi China. Chúng ta từng ghi chú Lão giáo có luồng ảnh hưởng được các tư tưởng gia đương thời quan tâm; đó là các nhà toán học, các cây bút viết về pháp gia và binh gia, các nhà thần bí học và các thuật sĩ luyện đan, và sau nữa là các thi nhân theo phái Tự nhiên của vùng Dương Tử Giang. Không phải chúng ta không biết đến những tay tư biện luận về Thực tại, những tay này ngờ vực hoặc giả con ngựa trắng là sự thực vì sắc lông nó trắng hoặc giả vì nó cứng đặc; hay những tay theo thuyết Thanh đàm của thời Lục triều, những tay này sôi nổi bàn về Thanh Khiết và Trừu Tượng như các triết nhân thiền học. Vượt lên trên hết, chúng ta nên tỏ lòng tôn kính Lão giáo vì điều nó đã làm khiến cho Thiên Quốc Trung Hoa hình thành nét riêng của mình, mang lại cho đất nước này một khả năng nhất định để dè dặt và tinh tế như “hơi ấm của ngọc bích” vậy. Lịch sử Trung hoa ngập đầy những trường hợp sùng tín Lão giáo, các vương tôn hay ẩn sĩ cũng như nhau, đều noi theo lời dạy của các tín điều và thu hái được nhiều kết quả bổ ích và đa dạng. Câu chuyện không là gì nếu không có phần răn dạy và dí dõm. Nó phong phú những giai thoại, lời phúng dụ, và châm ngôn. Chúng ta vui thú được đàm đạo với vị Hoàng Đế được bất tử vì chưa hề được sinh ra. Chúng ta có thể cỡi gió bay theo Liệt Tử và thấy rằng gió tuyệt đối bình lặng vì chính chúng ta là gió, hay trú mình giữa không trung cùng Hoàng Hà Lão Tổ, người nằm giữa Trời và Đất vì chẳng lệ thuộc vào Đất hay Trời. Ngay trong lời biện giải kệch cỡm cho Lão giáo ấy chúng ta cũng tìm thấy một đất nước Trung Hoa đương đại, chúng ta có thể say sưa trong sự trù phú của trí tượng tưởng mà chẳng tìm thấy trong đạo nào khác.

But the chief contribution of Taoism to Asiatic life has been in the realm of aesthetics. Chinese historians have always spoken of Taoism as the "art of being in the world," for it deals with the present – ourselves. It is in us that God meets with Nature, and yesterday parts from to-morrow. The Present is the moving Infinity, the legitimate sphere of the Relative. Relativity seeks Adjustment; Adjustment is Art. The art of life lies in a constant readjustment to our surroundings. Taoism accepts the mundane as it is and, unlike the Confucians and the Buddhists, tries to find beauty in our world of woe and worry. The Sung allegory of the Three Vinegar Tasters explains admirably the trend of the three doctrines. Sakyamuni, Confucius, and Laotse once stood before a jar of vinegar – the emblem of life – and each dipped in his finger to taste the brew. The matter-of-fact Confucius found it sour, the Buddha called it bitter, and Laotse pronounced it sweet.

Nhưng đóng góp chính của Lão giáo cho đời sống Á Châu lại nằm ở lãnh vực mỹ học. Sử gia Trung Hoa luôn nói Lão giáo như là “nghệ thuật sống ở cõi trần gian”, vì tôn giáo này giải quyết vần đề hiện tại-tự thân chúng ta. Thượng đế hội ngộ với Thiên nhiên ngay trong chúng ta, và ngày hôm qua tách lìa khỏi ngày mai. Hiện tại là Vô Tận đang chuyển động, phạm vi chính thức của Tương Đối. Tương Đối Tính truy tìm sự Điều Chỉnh, sự Điều Chỉnh là Nghệ Thuật. Nghệ thuật sống nằm ở chỗ thường xuyên tái điều chỉnh với ngoại cảnh chung quanh chúng ta. Lão giáo chấp nhận trần tục như thứ vốn có và chẳng như Nho giáo và Phật giáo, Lão giáo cố tìm được cái đẹp ngay trong thế giới nguyện ước và âu lo của chúng ta. Câu chuyện ngụ ngôn đời Tống về ba người nếm giấm giải thích tuyệt diệu xu hướng của ba học thuyết. Thích-ca Mâu-ni, Khổng Tử và Lão Tử cùng đứng trước một hũ giấm – biểu tượng của cuộc đời – và từng người nhúng ngón tay vào đó để nếm. Thực tế thấy Khổng Tử thấy chua, Phật bảo là đắng, và Lão Tử thốt lên khen ngọt

The Taoists claimed that the comedy of life could be made more interesting if everyone would preserve the unities. To keep the proportion of things and give place to others without losing one's own position was the secret of success in the mundane drama. We must know the whole play in order to properly act our parts; the conception of totality must never be lost in that of the individual. This Laotse illustrates by his favourite metaphor of the Vacuum. He claimed that only in vacuum lay the truly essential. The reality of a room, for instance, was to be found in the vacant space enclosed by the roof and walls, not in the roof and walls themselves. The usefulness of a water pitcher dwelt in the emptiness where water might be put, not in the form of the pitcher or the material of which it was made. Vacuum is all potent because all containing. In vacuum alone motion becomes possible. One who could make of himself a vacuum into which others might freely enter would become master of all situations. The whole can always dominate the part.

Các đạo gia quả quyết rằng tấn hài kịch nhân sinh có thể trở nên thú vị hơn nếu mọi người biết kết thành một mối. Muốn giữ cho muôn vật hài hòa và nhường chỗ cho kẻ khác mà chẳng lo mất địa vị của mình chính là bí quyết thành công trong tấn tuồng thế tục. Chúng ta cần thuộc hết vở kịch mới mong thủ diễn thích đáng vai tuồng của mình; khái niệm toàn cục phải chẳng bao giờ bị mất đi trong từng cá thể. Đó là ẩn dụ đắc ý của Lão Tử dùng minh họa cho hư vô. Ngài cho rằng chân bản chất chỉ tồn tại trong hư vô. Lấy ví dụ thực thể một căn phòng là một khoảng không gian trống rỗng có tường bao quanh và trên lợp mái, chứ không phải tường và mái là căn phòng. Công dụng của bầu nước nằm ở chỗ nó trống rỗng để rót nước vào, chứ không phải hình dáng chiếc bầu hay vật liệu làm ra nó. Hư không là toàn năng vì mọi thứ chứa trong nó. Ai có thể tự biến mình thành hư không để người khác tự do thâm nhập vào là người làm chủ được mọi tình thế. Cái toàn thể luôn có thể chi phối bộ phận.

These Taoists' ideas have greatly influenced all our theories of action, even to those of fencing and wrestling. Jiujitsu, the Japanese art of self-defence, owes its name to a passage in the Taoteiking. In jiu-jitsu one seeks to draw out and exhaust the enemy's strength by non-resistance, vacuum, while conserving one's own strength for victory in the final struggle. In art the importance of the same principle is illustrated by the value of suggestion. In leaving something unsaid the beholder is given a chance to complete the idea and thus a great masterpiece irresistibly rivets your attention until you seem to become actually a part of it. A vacuum is there for you to enter and fill up to the full measure of your aesthetic emotion.


Các ý tưởng này của đạo gia có ảnh hưởng to lớn đến các lý thuyết mang tính hành động, đến cả kiếm thuật và đấu vật của chúng tôi. Nhu thuật (Jiu-jitsu), môn võ tự vệ của Nhật Bản, được đặt tên như thế là dựa vào một đoạn trong Đạo Đức Kinh. Trong nhu thuật, người ta tìm cách kéo dài thời gian và vắt kiệt sức đối thủ bằng cách bất đối kháng (gọi là hư vô), trong khi đó cố giữ sức của mình chờ giành chiến thắng trong lượt đấu cuối cùng. Trong nghệ thuật, điều quan trọng của cùng nguyên lý trên được minh họa bằng giá trị gợi ý. Khi đưa ra điều gì thì không bộc lộ ra, cứ để người thưởng thức có cơ hội hoàn thiện ý tưởng và như vậy một kiệt tác lớn thu hút sự chú ý của bạn đến mức không thể kháng lại được mãi đến lúc bạn cảm thấy như mình là một phần của kiệt tác. Ở đó có một khoảng hư không để bạn đi vào và lấp cho đầy bằng mọi cảm xúc thẩm mỹ của bạn.

He who had made himself master of the art of living was the Real Man of the Taoist. At birth he enters the realm of dreams only to awaken to reality at death. He tempers his own brightness in order to merge himself into the obscurity of others. He is "reluctant, as one who crosses a stream in winter; hesitating as one who fears the neighbourhood; respectful, like a guest; trembling, like ice that is about to melt; unassuming, like a piece of wood not yet carved; vacant, like a valley; formless, like troubled waters." To him the three jewels of life were Pity, Economy, and Modesty.

Ai biết làm cho mình trở thành bậc thầy trong nghệ thuật sống, người đó được các đạo gia coi là “chân nhân”. Khi mới chào đời, người đó bước chân vào mộng giới và đến khi chết mới tỉnh mộng. Người đó kiềm hãm sự xán lạn của riêng mình để hòa nhập vào nơi tối tăm của kẻ khác. Người đó tỏ ra “miễn cưỡng như kẻ phải vượt qua dòng nước vào mùa đông, do dự như người sợ kẻ láng giềng, trân trọng như một người khách, run rẫy như tuyết bắt đầu tan, khiêm tốn như miếng gỗ chưa tạc; trống vắng như thung lũng; vô dạng như làn nước bị khuấy động”. Với người ấy ba thứ báu vật trên đời là lòng thương xót, tính cần kiệm và hạnh khiêm tốn.

If now we turn our attention to Zennism we shall find that it emphasises the teachings of Taoism. Zen is a name derived from the Sanserif word Dhyana, which signifies meditation. It claims that through consecrated meditation may be attained supreme self-realisation. Meditation is one of the six ways through which Buddhahood may be reached, and the Zen sectarians affirm that Sakyamuni laid special stress on this method in his later teachings, handing down the rules to his chief disciple Kashiapa. According to their tradition Kashiapa, the first Zen patriarch, imparted the secret to Ananda, who in turn passed it on to successive patriarchs until it reached Bodhi-Dharma, the twenty-eighth. Bodhi-Dharma came to Northern China in the early half of the sixth century and was the first patriarch of Chinese Zen. There is much uncertainty about the history of these patriarchs and their doctrines. In its philosophical aspect early Zennism seems to have affinity on one hand to the Indian Negativism of Nagarjuna and on the other to the Gnan philosophy formulated by Sancharacharya. The first teaching of Zen as we know it at the present day must be attributed to the sixth Chinese patriarch Yeno (637-713), founder of Southern Zen, so-called from the fact of its predominance in Southern China. He is closely followed by the great Baso (died 788) who made of Zen a living influence in Celestial life. Hiakujo (719-814) the pupil of Baso, first instituted the Zen monastery and established a ritual and regulations for its government. In the discussions of the Zen school after the time of Baso we find the play of the Yangtse-Kiang mind causing an accession of native modes of thought in contrast to the former Indian idealism. Whatever sectarian pride may assert to the contrary one cannot help being impressed by the similarity of Southern Zen to the teachings of Laotse and the Taoist Conversationalists. In the Taoteiking we already find allusions to the importance of self-concentration and the need of properly regulating the breath – essential points in the practice of Zen meditation. Some of the best commentaries on the Book of Laotse have been written by Zen scholars.

Bây giờ chúng ta chuyển sang Thiền học, chúng ta sẽ thấy lời dạy của Lão giáo được cường điệu trong nó. Thiền là từ có gốc từ tiếng Phạn Dyana (thiền na) có nghĩa là trầm tư. Thiền đòi hỏi phải dồn hết vào trầm tư mới hầu đạt được cái Tâm Vô thượng của mình. Trầm tư (tức Định) là một trong sáu hướng đi đến cảnh giới Phật, và các thiền phái khẳng định Đức thích-ca Mâu-ni dành ý nghĩa đặc biệt của thiền cho những lần thuyết pháp sau cuối, truyền thừa giáo pháp này cho đại đệ tử Ma-ha Ca-diếp. Theo truyền thuyết thiền tông, Ca-diếp là tổ thứ nhất truyền lại mật pháp cho A-nan-đà, và các tổ nối nhau truyền thừa đến đời của Bồ-đề Đạt-ma, tổ thứ 28. Bồ-đề Đạt-ma đi sang Hoa Bắc vào nửa đầu thế kỷ thứ 6 và trở thành tổ thứ nhất của Thiền Trung Hoa. Lai lịch và giáo pháp của các vị tổ này đều mơ hồ. Về mặt triết học, dường như thiền học một mặt gần gủi với thuyết phủ định Ấn Độ của Nagarjuna và mặt kia là là triết học Gnan của Sancharacharya. Giáo pháp đầu tiên của thiền mà nay được biết được gán cho Lục tổ Huệ Năng (637-713), người sáng lập ra Thiền Nam Tông; gọi như vậy vì dòng thiền này chiếm ưu thế vùng Hoa Nam. Truyền thừa của Huệ Năng là Mã Tổ (mất năm 788) người làm thiền có ảnh hưởng sinh động ở Trung Hoa. Bách Trượng (719-814) là đệ tử của Mã Tổ, người đầu tiên lập ra thiền viện và xây dựng Thanh Qui để quản lý thiền viện. Sau thời của Mã Tổ, trong tranh luận về thiền tông chúng ta thấy có vai trò của tinh thần Dương Tử Giang khiến cho nó có sự bổ sung cách tư duy bản địa và tương phản lại chủ nghĩa lý tưởng Ấn Độ lúc ban đầu. Dẫu cho có lòng tự tôn giáo phái thế nào đi nữa cũng không thể phủ nhận Thiền Nam Tông có nét tương đồng với giáo lý của Lão Tử và phái Thanh Đàm của Lão giáo. Trong Đạo Đức kinh chúng ta từng thấy ẩn ý nói đến tầm quan trọng của việc tập trung tinh thần và điều tiết hơi thở; đấy cũng là những điểm cốt lõi trong thực hành thiền định. Một số cuốn bình chú về Đạo Đức kinh hay nhất lại do các học giả thiền viết nên.

Zennism, like Taoism, is the worship of Relativity. One master defines Zen as the art of feeling the polar star in the southern sky. Truth can be reached only through the comprehension of opposites. Again, Zennism, like Taoism, is a strong advocate of individualism. Nothing is real except that which concerns the working of our own minds. Yeno, the sixth patriarch, once saw two monks watching the flag of a pagoda fluttering in the wind. One said "It is the wind that moves," the other said "It is the flag that moves"; but Yeno explained to them that the real movement was neither of the wind nor the flag, but of something within their own minds. Hiakujo was walking in the forest with a disciple when a hare scurried off at their approach. "Why does the hare fly from you?" asked Hiakujo. "Because he is afraid of me," was the answer. "No," said the master, "it is because you have a murderous instinct." This dialogue recalls that of Soshi (Chauntse), the Taoist. One day Soshi was walking on the bank of a river with a friend. "How delightfully the fishes are enjoying themselves in the water!" exclaimed Soshi. His friend spake to him thus: "You are not a fish; how do you know that the fishes are enjoying themselves?" "You are not myself," returned Soshi; "how do you know that I do not know that the fishes are enjoying themselves?"

Cũng như Lão giáo, thiền học tôn thờ Tính Tương Đối. Một bậc tôn sư định nghĩa thiền như là thứ nghệ thuật cảm nhận thấy sao Bắc đẩu ở phía trời nam. Chân lý chỉ có thể đạt tới khi đã xuyên suốt qua lối hiểu trái ngược. Lại cũng như Lão giáo, thiền học là người biện hộ mạnh mẽ cho chủ nghĩa cá nhân. Chẳng có gì là thực cả ngoại trừ thứ đang hoạt động trong tâm của chúng ta. Một hôm, Lục Tổ Huệ Năng thấy hai tăng sĩ nhìn lá phướn của chùa tung bay trong gió. Một người nói: “Gió động”, và người kia bảo: “phướn động”, nhưng Huệ Năng giải thích cho họ chẳng phải gió động cũng chẳng phải phướn động, mà là cái gì đó trong tâm hai người động. Bách Trượng hành cước vào rừng cùng với một đệ tử, bất chợt một con thỏ rừng thấy hai người tiến lại vụt bỏ chạy. Bách Trượng hỏi: “Vì sao con thỏ vụt bỏ chạy trốn?”. Câu trả lời của người đệ tử là: “Vì nó sợ con”. Bách Trượng nói: “Không phải, vì chúng ta có bản năng sát sanh.”. Mẫu đối thoại này làm chúng ta nhớ đến Trang Tử, một đạo gia. Một hôm Trang tử đi bách bộ trên bờ sông với một người bạn. Trang Tử thốt lên: “Mấy con cá bơi lội trong nước có vẽ thích thú làm sao!”. Người bạn nói lại Trang tử như vầy: “Ông không phải là cá sao biết cá thích thú?”. Trang Tử bẽ lại: ‘Ông không phải là tôi sao biết tôi không biết cá thích thú?”


Zen was often opposed to the precepts of orthodox Buddhism even as Taoism was opposed to Confucianism. To the transcendental insight of the Zen, words were but an incumbrance to thought; the whole sway of Buddhist scriptures only commentaries on personal speculation. The followers of Zen aimed at direct communion with the inner nature of things, regarding their outward accessories only as impediments to a clear perception of Truth. It was this love of the Abstract that led the Zen to prefer black and white sketches to the elaborately coloured paintings of the classic Buddhist School. Some of the Zen even became iconoclastic as a result of their endeavour to recognise the Buddha in themselves rather than through images and symbolism. We find Tankawosho breaking up a wooden statue of Buddha on a wintry day to make a fire. "What sacrilege!" said the horror-stricken bystander. "I wish to get the Shali2 out of the ashes," calmly rejoined the Zen. "But you certainly will not get Shali from this image!" was the angry retort, to which Tanka replied, "If I do not, this is certainly not a Buddha and I am committing no sacrilege." Then he turned to warm himself over the kindling fire.
2 The precious jewels formed in the bodies of Buddhas after cremation.

Thiền thường đối chọi lại các giáo luật của Phật giáo chính thống, chẳng khác nào Lão giáo đối chọi lại Nho giáo. Với trí huệ siêu việt của thiền, ngôn ngữ chỉ là sự phiền toái cho tư duy, toàn bộ Kinh Phật chỉ là lời bình chú cho suy cứu cá nhân thôi. Thiền gia trực tiếp nhắm hướng vào sự đồng cảm trực tánh bên trong sự vật, xem những thứ bám bên ngoài là trở ngại trong việc nhận thức sáng suốt chân lý. Chính tình yêu đối với trừu Tượng đó đã lèo lái thiền ưa chuộng tranh thủy mặc hơn là những bức họa nhiều màu sắc của các môn phái Phật giáo kinh điển. Đến mức một số thiền gia bài trừ thánh tương như là thứ quả hạnh kiến tánh ngay chính trong con người của mình, cho rằng thà vậy còn hơn là tôn thờ hình tượng hay biểu tượng. Chúng ta thấy có một Đan Hà Hòa Thượng (Tankawosho) đập vỡ bức tượng Phật bằng gỗ vào một ngày mùa đông để nhóm lửa. Một người trông thấy hoảng vía nói: “Mang tội chết!”. Thiền sư này vẫn bình thản, nói: “Tôi muốn lấy xá lợi từ tro của pho tượng này!”. Người kia đâm ra giận dữ nói: “Làm gì mà có xá lợi trong pho tượng đó!”. Thiền sư này đáp lại: “Nếu không có xá lợi thì đâu phải là Phật, vậy tôi có tội gì đâu.”. Rồi thiền sư quay trở lại việc sưởi ấm với ngọn lửa.

A special contribution of Zen to Eastern thought was its recognition of the mundane as of equal importance with the spiritual. It held that in the great relation of things there was no distinction of small and great, an atom possessing equal possibilities with the universe. The seeker for perfection must discover in his own life the reflection of the inner light. The organisation of the Zen monastery was very significant of this point of view. To every member, except the abbot, was assigned some special work in the care-taking of the monastery, and curiously enough, to the novices were committed the lighter duties, while to the most respected and advanced monks were given the more irksome and menial tasks. Such services formed a part of the Zen discipline and every least action must be done absolutely perfectly. Thus many a weighty discussion ensued while weeding the garden, paring a turnip, or serving tea. The whole ideal of Teaism is a result of this Zen conception of greatness in the smallest incidents of life. Taoism furnished the basis for aesthetic ideals, Zennism made them practical.

Đóng góp đặc biệt của thiền cho tư tưởng Phương Đông là thừa nhận thế tục và tâm đạo đều quan trọng như nhau. Thiền cho rằng mối quan hệ to lớn của các sự vật chính là sự không phân biệt to nhỏ, một nguyên tử cũng có khả năng ngang bằng với vũ trụ. Người đi tìm sự hoàn thiện phải khám phá ngay trong cuộc sống của riêng mình tia phản chiếu của nội tâm. Về quan điểm này, tổ chức của thiền viện mang rất nhiều ý nghĩa. Ngoại trừ vị chủ trì, mỗi người trong thiền viện được giao một công việc đặc biệt trông nom thiền viện, và khá kỳ thú là các sa di mới tu tập được giao việc nhẹ nhàng trong khi tăng sĩ càng cao thâm càng nhận những phận sự nặng nề và hèn hạ hơn. Làm việc là một phần môn quy của thiền và dù là một việc cỏn con cũng phải làm cho tuyệt đối hoàn hảo. Như thế nhiều nghi tình trọng yếu nảy ra trong khi làm cỏ vườn, gọt củ cải, hay phục vụ trà. Tất cả lý tưởng của Trà đạo là kết quả của nhận thức thiền về điều to lớn trong những sự cố nhỏ bé của cuộc sống. Lão giáo cung cấp nền tảng cho các lý tưởng mỹ học, còn thiền thì đưa chúng vào thực hành.
IV. THE TEA-ROOM
To European architects brought up on the traditions of stone and brick construction, our Japanese method of building with wood and bamboo seems scarcely worthy to be ranked as architecture. It is but quite recently that a competent student of Western architecture has recognised and paid tribute to the remarkable perfection of our great temples.1 Such being the case as regards our classic architecture, we could hardly expect the outsider to appreciate the subtle beauty of the tea-room, its principles of construction and decoration being entirely different from those of the West.
1 We refer to Ralph N. Cram's Impressions of Japanese Architecture and the Allied Arts. The Baker & Taylor Co., New York, 1905.

IV. Trà thất

Dưới mắt các kiến trúc sư Châu Âu quen với truyền thống xây nhà bằng gạch và đá, phương pháp xây dựng của người Nhật chúng tôi bằng gỗ và tre nứa chẳng đáng gọi là kiến trúc. Gần đây mới có một sinh viên tài hoa của khoa kiến trúc phương Tây thừa nhận và tỏ lòng ngưỡng mộ sự hoàn thiện đáng nể nơi đền miếu của chúng tôi. Nếu với nền kiến trúc cổ điển như thế, chúng tôi mạnh dạn trông chờ người ngoài cuộc thưởng thú nét đẹp tinh tế của trà thất với những nguyên lý tạo dựng và trang trí hoàn toàn xa lạ đối với người Phương Tây.

The tea-room (the Sukiya) does not pretend to be other than a mere cottage – a straw hut, as we call it. The original ideographs for Sukiya mean the Abode of Fancy. Latterly the various tea-masters substituted various Chinese characters according to their conception of the tea-room, and the term Sukiya may signify the Abode of Vacancy or the Abode of the Unsymmetrical. It is an Abode of Fancy inasmuch as it is an ephemeral structure built to house a poetic impulse. It is an Abode of Vacancy inasmuch as it is devoid of ornamentation except for what may be placed in it to satisfy some aesthetic need of the moment. It is an Abode of the Unsymmetrical inasmuch as it is consecrated to the worship of the Imperfect, purposely leaving some thing unfinished for the play of the imagination to complete. The ideals of Teaism have since the sixteenth century influenced our architecture to such degree that the ordinary Japanese interior of the present day, on account of the extreme simplicity and chasteness of its scheme of decoration, appears to foreigners almost barren.

Trà thất (Sukiya: dịch sát là không dã) không cao sang gì, chỉ là một túp lều tranh, đúng theo nghĩa chúng ta thường gọi, và đúng với cội nguồn biểu ý của từ Sukiya (Không dã: khoảng trống thôn dã). Về sau nhiều trường phái trà sư khác nhau còn dùng nhiều Hán tự khác để nói lên ý niệm nào đó về trà thất, riêng từ Sukiya cũng có thể hiểu là “Hư Không Trú Cư” hay “Phi Đối xứng Trú Cư”. Gọi là Thị Hiếu Trú Cư bởi vì đó là một cấu trúc phù du được dựng thành nhà theo một cơn bùng phát thi hứng. Gọi là Hư Không Trú Cư bởi vì nó trống rỗng không có trang trí gì ngoại trừ những thứ tạm đặt theo nhu cầu mỹ thuật nhất thời. Gọi là Phi Đối xứng Trú Cư bởi vì nó hiến dâng cho việc tôn thờ sự “Phi Hoàn hảo”, chủ ý chừa lại một vài thứ chưa hoàn tất để cho trí tưởng tượng hoàn tất nốt. Từ thế kỷ 16 các lý tưởng trà đạo có ảnh hưởng đến nền kiến trúc của chúng tôi đến mức độ nội thất các ngôi nhà Nhật bình thường ngày nay cực kỳ giản tiện và sự trang trí cũng trinh khiết (chasteness) khiến người nước ngoài thấy có vẻ trơ trọi.

The first independent tea-room was the creation of Senno-Soyeki, commonly known by his later name of Rikiu, the greatest of all tea-masters, who, in the sixteenth century, under the patronage of Taiko-Hideyoshi, instituted and brought to a high state of perfection the formalities of the Tea-ceremony. The proportions of the tearoom had been previously determined by Jowo – a famous tea-master of the fifteenth century. The early tea-room consisted merely of a portion of the ordinary drawing-room partitioned off by screens for the purpose of the tea-gathering. The portion partitioned off was called the Kakoi (enclosure), a name still applied to those tea-rooms which are built into a house and are net independent constructions. The Sukiya consists of the tea-room proper, designed to accommodate not more than five persons, a number suggestive of the saying "more than the Graces and less than the Muses," an anteroom (midsuya) where the tea utensils are washed and arranged before being brought in, a portico (roachiai) in which the guests wait until they receive the summons to enter the tea-room, and a garden path (the roji) which connects the machiai with the tea-room. The tea-room is unimpressive in appearance. It is smaller than the smallest of Japanese houses, while the materials used in its construction are intended to give the suggestion of refined poverty. Yet we must remember that all this is the result of profound artistic forethought, and that the details have been worked out with care perhaps even greater than that expended on the building of the richest palaces and temples. A good tea-room is more costly than an ordinary mansion, for the selection of its materials, as well as its workmanship, requires immense care and precision. Indeed, the carpenters employed by the tea-masters form a distinct and highly honoured class among artisans, their work being no less delicate than that of the makers of lacquer cabinets.

Trà thất độc lập đầu tiên do Thiên Tôn Dịch (Senno-Soyeki), thường được biết nhiều với tên Lợi Hưu, sáng tạo ra. Lợi Hưu là bậc trà sư vĩ đại nhất trong các bậc trà sư, ông sống vào thế kỷ 16 dưới sự bảo trợ của Thái Cáp Tú Cát (Taiko-Hideyoshi), là người thiết chế và nâng các thể thức trà nghi lên mức hoàn hảo cao vời. Nói đúng ra kích thước trà thất do Thiệu Âu (Jowo), trà sư lừng danh thế kỷ 15, ấn định. Loại trà thất tiên khởi chỉ là một phần của phòng khách bình thường , được ngăn ra bằng những tấm bình phong nhằm mục đích pha trà. Phần được ngăn ra gọi là Vi (Kakoi: có nghĩa bao quanh), tên gọi này hiện vẫn còn dùng chỉ những gian phòng trong nhà được dùng làm trà thất chứ không phải một kiến trúc độc lập khỏi ngôi nhà. Còn trà thất độc lập (Sukiya) gồm một phòng uống trà riêng được thiết kế phục vụ không quá năm người, con số này gợi nhớ một câu ngạn ngữ “nhiều hơn thần Kiều Nhã, ít hơn thần Thi Văn” (more than the Graces and less than the Muses )( 10), một thủy ốc (midsuya) làm nơi sắp xếp và rửa trà cụ trước khi đem vào trà thất đãi khách, một trì hợp (machiai: hành lang trước trà thất) để khách chờ được chủ nhân mời vào, và một lộ địa (roji: lối đi trong vườn quanh trà thất) nối liền trì hợp với trà thất. Bề ngoài trà thất chẳng gây chút ấn tượng gì cả. Nó nhỏ hơn cả ngôi nhà nhỏ nhất ở Nhật, vật dụng xây cất mang sắc thái thanh bần. Chúng ta nên nhớ tất cả những thứ này là sự dụng tâm nghệ thuật sâu sắc và các chit tiết được chế tác chăm chút nên phí tổn có thể đắt hơn cả dinh thự hay đền đài tráng lệ nhất. Một trà thất làm tử tế mắc hơn một lâu đài thông thường vì vật liệu và thợ thầy đều phải tuyển chọn loại hảo hạng, đòi hỏi cực kỳ chăm chút va chính xác. Thật vậy, thợ mộc làm trà thất phải thuộc hạng nghệ nhân thật danh tiếng và nổi trội, công trình của họ không kém tinh tế so với thợ làm sơn mài.

The tea-room is not only different from any production of Western architecture, but also contrasts strongly with the classical architecture of Japan itself. Our ancient noble edifices, whether secular or ecclesiastical, were not to be despised even as regards their mere size. The few that have been spared in the disastrous conflagrations of centuries are still capable of aweing us by the grandeur and richness of their decoration. Huge pillars of wood from two to three feet in diameter and from thirty to forty feet high, supported, by a complicated network of brackets, the enormous beams which groaned under the weight of the tile-covered slanting roofs. The material and mode of construction, though weak against fire, proved itself strong against earthquakes, and was well suited to the climatic conditions of the country. In the Golden Hall of Horiuji and the Pagoda of Yakushiji, we have noteworthy examples of the durability of our wooden architecture. These buildings have practically stood intact for nearly twelve centuries. The interior of the old temples and palaces was profusely decorated. In the Hoodo temple at Uji, dating from the tenth century, we can still see the elaborate canopy and gilded baldachinos, many-coloured and inlaid with mirrors and mother-of-pearl, as well as remains of the paintings and sculpture which formerly covered the walls. Later, at Nikko and in the Nijo castle in Kyoto, we see structural beauty sacrificed to a wealth of ornamentation which in colour and exquisite detail equals the utmost gorgeousness of Arabian or Moorish effort.

Trà thất không những khác biệt so với bất kỳ công trình kiến trúc nào của Phương Tây, mà còn cực kỳ tương phản so với kiến trúc kinh điển của chính nước Nhật. Các dinh thự cổ kính và danh giá của chúng tôi, dù của thế tục hay giáo hội, chẳng có gì chê được ngay cả về tầm vóc. Qua bao nhiêu thăng trầm của nhiều thế kỷ, một vài dinh thự còn sót lại vẫn đủ sức làm chúng ta kính sợ bởi sự hùng vĩ và nét trang trí phong phú của chúng. Thông qua mạng dầm chì chằng chịt, những cột gỗ to lớn, với đường kính 2-3 bộ và cao 30-40 bộ, gánh chịu cho những chiếc đà khổng lồ đang oằn trĩu dưới sức nặng của các mái ngói. Tuy kém chịu lửa nhưng vật liệu và phương thức xây dựng tự nó chứng tỏ được sức mạnh chống lại những trận động đất, và thích nghi tốt với điều kiện khí hâu của xứ sở. Ở Kim Sảnhg (đại sảnh vàng) của chùa Pháp Long (Horiuji) và chùa Dược Sư (Yakushiji) chúng ta thu lượm được nhiều ví dụ đáng nhớ về độ bền bĩ của các loại gỗ kiến trúc của chúng tôi. Các công trình kiến trúc này vẫn nguyên vẹn suốt gần 12 thế kỷ. Nội thất của các ngôi đền và dinh thự cổ xưa ngập tràn những họa tiết trang trí. Trong đền Phượng Hoàng (Hoodo) ở Vũ Trì (Uji), có niên đại từ thế kỷ thứ 10, chúng ta vẫn còn thấy mái che trau chuốt và khám thờ dát vàng, nhiều màu sắc và khảm pha lê với xà cừ, những bức tranh và những bức chạm trên tường vẫn còn tốt. Sau nữa, Nhât Quang (Nikko) và Nhị Điều Thành (Nijo castle) ở Kinh Đô (Kyoto) cho chúng ta thấy nét đẹp kiến trúc hiến mình cho sự trang hoàng phong phú, có màu sắc và chi tiết tuyệt đẹp sánh ngang với sự lộng lẫy tột cùng của người Ả Rập và người Moor.

The simplicity and purism of the tea-room resulted from emulation of the Zen monastery. A Zen monastery differs from those of other Buddhist sects inasmuch as it is meant only to be a dwelling place for the monks. Its chapel is not a place of worship or pilgrimage, but a college room where the students congregate for discussion and the practice of meditation. The room is bare except for a central alcove in which, behind the altar, is a statue of Bodhi Dharma, the founder of the sect, or of Sakyamuni attended by Kaphiapa and Ananda, the two earliest Zen patriarchs. On the altar, flowers and incense are offered up in memory of the great contributions which these sages made to Zen. We have already said that it was the ritual instituted by the Zen monks of successively drinking tea out of a bowl before the image of Bodhi Dharma, which laid the foundations of the tea-ceremony. We might add here that the altar of the Zen chapel was the prototype of the Tokonoma, – the place of honour in a Japanese room where paintings and flowers are placed for the edification of the guests.

Tính giản dị và chân chất của trà thất là kết quả của sự đua ganh với các thiền viện. Thiền viện khác biệt với chùa chiềng những tông phái Phật giáo khác.bởi vì thiền viện có nghĩa là trú xứ của thiền sư. Thiền đường không phải là nơi thờ cúng hay hành hương, mà là căn phòng tụ hội các thiền sinh đến nghe pháp và thực hành thiền định. Thiền đường trống trơn chẳng có gì ngoại trừ một hốc tường ở giữa kê bàn thờ có tượng Bồ-đề-đạt-ma, tổ của tông này, hay tượng Phật Thích-ca Mâu-ni có Ca-diếp và A-nan hầu hai bên, hai vị tổ thiền đầu tiên. Hương hoa luôn sẳn trên bàn thờ để cúng dâng tưởng nhớ công đức các bậc thánh đã khai sơn thiền tông. Chúng tôi đã nói ở trên đấy là nghi lễ uống cạn chén trà trước hình tượng Bồ-đề-đạt-ma do các thiền sư chế định, sau này thành nền tảng cho trà nghi Nhật. Ở đây chúng tôi nói thêm bàn thờ trong thiền đường chính là nguyên mẫu của sàng gian (Tokonoma), vị trí danh dự trong căn phòng của người Nhật, nơi đặt tranh và hoa để khách bàn luận.

All our great tea-masters were students of Zen and attempted to introduce the spirit of Zennism into the actualities of life. Thus the room, like the other equipments of the tea-ceremony, reflects many of the Zen doctrines. The size of the orthodox tea-room, which is four mats and a half, or ten feet square, is determined by a passage in the Sutra of Vikramadytia. In that interesting work, Vikramadytia welcomes the Saint Manjushiri and eighty-four thousand disciples of Buddha in a room of this size, – an allegory based on the theory of the non-existence of space to the truly enlightened. Again the roji, the garden path which leads from the roachiai to the tea-room, signified the first stage of meditation, – the passage into self-illumination. The roji was intended to break connection with the outside world, and to produce a fresh sensation conducive to the full enjoyment of aestheticism in the tea-room itself. One who has trodden this garden path cannot fail to remember how his spirit, as he walked in the twilight of evergreens over the regular irregularities of the stepping stones, beneath which lay dried pine needles, and passed beside the moss-covered granite lanterns, became uplifted above ordinary thoughts. One may be in the midst of a city, and yet feel as if he were in the forest far away from the dust and din of civilisation. Great was the ingenuity displayed by the tea-masters in producing these effects of serenity and purity. The nature of the sensations to be aroused in passing through the roji differed with different tea-masters. Some, like Rikiu, aimed at utter loneliness, and claimed the seeret of making a roji was contained in the ancient ditty:

Toàn bộ các đại trà sư đều là thiền gia, các vị luôn ra sức đưa tinh thần thiền vào cuộc đời. Trà thất cũng như những dụng cụ trà nghi (tea-ceremony), đều phản chiếu tư tưởng thiền. Kích thước trà thất chính tông là bốn chiếc chiếu rưỡi, hoặc 10 bộ vuông, là kích thước đã nêu trong kinh Duy –ma-cật (Sutra of Vikramadytia)..Trong bộ kinh này, Duy-ma-cật nghênh đón tôn giả Mạn-thù-sư-lợi và 84.000 môn đệ của Đức Phật trong gian phòng có kích thước như vừa nói – một ẩn dụ dựa trên thuyết tính không về không gian đối với Đấng giác ngộ. Lại nói về sương lộ (roji), là lối đi trong vườn dẫn khách từ trì hợp đến trà thất, hàm ý là bậc đầu tiên trong thiền định, – con đường tự ngộ. Sương lộ có chủ ý được dùng để đoạn diệt mọi liên hệ với ngoại giới, và tạo ra một cảm giác thư thái dẫn đến niềm lạc thú tròn đầy của chủ nghĩa duy mỹ (aestheticism) ngay bên trong trà thất. Ai đó từng đặt chân bước đi trên lối nhỏ trong vườn này không thể nào nhớ nổi tâm hồn mình lúc đó như thế nào, vì người ấy bước đi trên những mảng thềm đá không đều nhau lại được bố trí một cách đều đặn dưới ánh sáng xanh rì chập choạng của cây xanh, dưới chân là những chiếc lá thông khô rơi rụng, và hai bên là mấy ngọn thạch đăng lung (trụ đèn bằng đá) rêu phong, tâm hồn lúc đó vụt bay bổng lên khỏi ý tưởng phàm tục. Một người có thể đang sống giữa chốn đô thị mà vẫn cảm thấy nhu đang ở nơi rừng sâu xa lánh khỏi bụi trần và phồn hoa của chốn văn minh. Các trà sư tài tình làm sao khi tạo ra cảnh giới vô vi và thanh tịnh này. Mỗi trà sư đi qua sương lộ nảy sinh một cảm giác riêng chẳng ai giống ai.. Một vài vị, như Lợi Hưu, cảm nhận thấy nét hoang liêu và thốt lên rằng bí quyết làm sương lộ nằm trọn trong câu hát dưới đây:

“I look beyond;
 Flowers are not,
 Nor tinted leaves.
 On the sea beach
 A solitary cottage stands
 In the waning light
 Of an autumn eve."

Others, like Kobori-Enshiu, sought for a different effect. Enshiu said the idea of the garden path was to be found in the following verses:

"A cluster of summer trees
 A bit of the sea,
 A pale evening moon.

It is not difficult to gather his meaning. He wished to create the attitude of a newly awakened soul still lingering amid shadowy dreams of the past, yet bathing in the sweet unconsciousness of a mellow spiritual light, and yearning for the freedom that lay in the expanse beyond.

Phóng mắt nhìn bên ấy,
Chẳng thấy một cánh hoa
Chiếc lá vàng cũng không,
Trên bãi biển mênh mông,
Một chiếc lều cô quạnh.
Trong nắng vàng tàn tạ,
Trởi chiều thu man man.

Một vài kẻ, chẳng hạn như Tiểu Khuất Viễn Châu (Kobori-Enshiu), thấy nơi ấy một tâm cảnh khác. Viễn Châu tìm được nơi sương lộ (con đường trong vườn) ý thơ sau:

Một khóm cây mùa hạ,
Một góc biển xa xa
Chiều tà trăng nhạt nhòa

Chẳng khó gì mà không hiểu được tâm cảnh đó. Viễn Châu muốn tỏ thái độ của một tâm hồn vừa tỉnh thức nhưng vẫn còn mơ màng trong giấc mộng mông lung của quá khứ, chưa gột rửa trong sự vô thức ngọt ngào của luồng sáng tâm linh dịu ngọt, và khát khao mong tìm thứ tự do mà nó ở nơi nào cũng chẳng biết.

Thus prepared the guest will silently approach the sanctuary, and, if a samurai, will leave his sword on the rack beneath the eaves, the tea-room being preëminently the house of peace. Then he will bend low and creep into the room through a small door not more than three feet in height. This proceeding was incumbent on all guests, – high and low alike, – and was intended to inculcate humility. The order of precedence having been mutually agreed upon while resting in the machiai, the guests one by one will enter noiselessly and take their seats, first making obeisance to the picture or flower arrangement on the tokonoma. The host will not enter the room until all the guests have seated themselves and quiet reigns with nothing to break the silence save the note of the boiling water in the iron kettle. The kettle sings well, for pieces of iron are so arranged in the bottom as to produce a peculiar melody in which one may hear the echoes of a cataract muffled by clouds, of a distant sea breaking among the rocks, a rainstorm sweeping through a bamboo forest, or of the soughing of pines on some faraway hill.

Sẵn tâm thức như thế người khách lặng lẽ tiến vào chốn thiêng liêng, và, nếu là một võ sĩ đạo người khách gác kiếm trên giá đỡ bên dưới hiên, trà thất là nơi dành cho sự bình yên thống trị. Rồi người khách khom người chui qua cánh cửa nhỏ cao không quá ba bộ để vào gian phòng. Bất cứ khách nào, quyền quý hay thấp hèn, cũng đều như vậy cả nhằm ý nói với khách về đức tính khiêm hạ. Khách theo thứ tự trước sau chờ nơi trì hợp (machiai), từng người một khe khẽ bước vào nơi ấy, nghiêng đầu chào bức họa hay bình hoa cắm đặt nơi sàng gian (tokonoma), rồi vào chỗ ngồi của mình không gây một tiếng động, Khi tất cả khách mời đều an tọa và một sự tĩnh lặng thật sư ngự trị, ngoại trừ tiếng nước reo trong ấm sắt, chủ nhân mới bước vào phòng. Những miếng sắt xếp khéo léo dưới đáy ấm reo lên nghe rõ theo một giai điệu lạ kỳ tuồng như tiếng vọng của thác nước bị mây che khuất, nghe như tiếng biển nơi xa xăm dập dồn vỗ vào vách đá, tiếng phong ba quét rít qua các bụi tre rừng, hay tiếng thông reo trên ngọn đồi xa lắc.

Even in the daytime the light in the room is subdued, for the low eaves of the slanting roof admit but few of the sun's rays. Everything is sober in tint from the ceiling to the floor; the guests themselves have carefully chosen garments of unobtrusive colours. The mellowness of age is over all, everything suggestive of recent acquirement being tabooed save only the one note of contrast furnished by the bamboo dipper and the linen napkin, both immaculately white and new. However faded the tea-room and the tea-equipage may seem, everything is absolutely clean. Not a particle of dust will be found in the darkest corner, for if any exists the host is not a tea-master. One of the first requisites of a tea-master is the knowledge of how to sweep, clean, and wash, for there is an art in cleaning and dusting. A piece of antique metal work must not be attacked with the unscrupulous zeal of the Dutch housewife. Dripping water from a flower vase need not be wiped away, for it may be suggestive of dew and coolness.

Mái hiên thấp lè tè làm ánh sáng trong phòng dịu mát dù đang giữa ngày, chỉ cho một ít tia nắng chiếu vào. Từ sàn đến trần mọi vật đều có màu sắc thanh nhã, khách mời cũng phải biết thận trọng chọn bộ y phục có màu sắc nhu nhã. Nét cổ kính phủ tràn lên tất cả, mọi thứ như nhắn nhủ món vật mới sắm nào cũng đều là món đồ cấm kỵ, trừ chiếc gáo cán dài bằng tre và tấm khăn vải phải mới và trắng tinh như hai nốt nhạc chỏi. Tuy trà thất và trà cụ trông có vẻ mờ xỉn nhưng chúng tuyệt sạch. Không một góc kẽ nào có vết đen hay một hạt bụi, nếu không được như vậy chủ nhân không còn xứng danh trà sư nữa. Một trong những yêu cầu hàng đầu đối với vị trà sư là phái biết quét tước, lau chùi, giặt giũ như là một nghệ thuật về làm sạch và tẩy bụi. Một món đồ cổ bằng kim loại đâu thể để bà nội trợ quá ư nhiệt tình đến tỉ mẩn mó tay vào. Nước nhiễu từ bình cắm hoa đâu cần phải lau đi, nó gợi lên hình ảnh giọt sương và hơi mát.

In this connection there is a story of Rikiu which well illustrates the ideas of cleanliness entertained by the tea-masters. Rikiu was watching his son Shoan as he swept and watered the garden path. "Not clean enough," said Rikiu, when Shoan had finished his task, and bade him try again. After a weary hour the son turned to Rikiu: "Father, there is nothing more to be done. The steps have been washed for the third time, the stone lanterns and the trees are well sprinkled with water, moss and lichens are shining with a fresh verdure; not a twig, not a leaf have I left on the ground." "Young fool," chided the tea-master, "that is not the way a garden path should be swept." Saying this, Rikiu stepped into the garden, shook a tree and scattered over the garden gold and crimson leaves, scraps of the brocade of autumn! What Rikiu demanded was not cleanliness alone, but the beautiful and the natural also.

Nói đến đây lại nhớ đến câu chuyện Lợi Hưu (Rikiu), người được các trà sư coi là nét minh họa cho ý tưởng về sự thanh khiết. Lợi Hưu bảo con trai mình là Thiếu Am (Shoan) quét dọn và vẩy nước các sương lộ (lối đi trong vườn). Làm xong Thiếu Am trình với cha, Lợi Hưu bảo: “chưa sạch” và bảo làm lại. Sau khi quét lại suốt một giờ, người con vào thưa với Lợi Hưu: “Thưa cha, chẳng còn gì để quét dọn nữa cả. Con đã rửa đi rửa lại phi thạch (đá lót lối đi) ba lần, thạch đăng lộng (trụ đèn bằng đá) và cây cối cũng đã tưới nước kỹ, rêu mốc chẳng còn, không còn một nhánh cây chiếc lá nào trên mặt đất” Trà sư mắng ngay: “Thằng điên” và ông bước ra vườn lay cây cối cho lá vàng rụng vương vãi xuống sân, coi đó là những mảnh gấm vụn của mùa thu! Điều mà Lợi Hưu đòi hỏi không phải là sự thanh khiết trần trụi, mà phải có cả cái đẹp và nét tự nhiên nữa.

The name, Abode of Fancy, implies a structure created to meet some individual artistic requirement. The tea-room is made for the tea-master, not the tea-master for the tea-room. It is not intended for posterity and is therefore ephemeral. The idea that everyone should have a house of his own is based on an ancient custom of the Japanese race, Shinto superstition ordaining that every dwelling should be evacuated on the death of its chief occupant. Perhaps there may have been some unrealised sanitary reason for this practice. Another early custom was that a newly, built house should be provided for each couple that married. It is on account of such customs that we find the Imperial capitals so frequently removed from one site to another in ancient days. The rebuilding, every twenty years, of Ise Temple, the supreme shrine of the Sun-Goddess, is an example of one of these ancient rites which still obtain at the present day. The observance of these customs was only possible with some such form of construction as that furnished by our system of wooden architecture, easily pulled down, easily built up. A more lasting style, employing brick and stone, would have rendered migrations impracticable, as indeed they became when the more stable and massive wooden construction of China was adopted by us after the Nara period.

Tên gọi “Thị Hiếu trú Cư” hàm ý một cấu trúc được sáng tạo theo ý thích nghệ sĩ cá nhân. Trà thất được dựng lên dành cho trà sư, chứ không phải trà sư sinh ra vì trà thất. Trà thất làm ra không vì ý định dành cho hậu thế và do vậy nó chỉ phù du thôi. Ý tưởng mọi người nên có riêng cho mình một ngôi nhà được đặt trên nền tảng một tục lệ cổ xưa của giòng giống dân Nhật, lòng mê tín Thần đạo (shinto) khiến dạy khi chủ nhân ngôi nhà tạ thế thì mọi người nên rời ngôi nhà đó. Có lẽ vì lý do không thực hiện việc vệ sinh được nên có tập tục này. Một tục lệ xa xưa khác, khi đôi vợ chồng mới lấy nhau đều phải làm nhà mới. Vì những tập tục như thế nên chúng ta thấy khi xưa Đế đô hay dời từ nơi này qua nơi khác. Cứ mỗi hai mươi năm Y Thế Miếu (Ise temple) thờ Thái Dương Thần Nữ phải xây dựng lại là một điển hình về một trong các nghi lễ cổ xưa mà nay vẫn còn. Việc giữ gìn các tục lệ này chỉ có thể được nếu xây dựng với hình thái kiến truc bằng gỗ, dễ tháo dỡ xuống và dựng lên.. Dùng gạch đá xây dựng khiến việc di dời trở nên không thể thực hiện được nhưng bù lại chúng bền chắc và đồ sộ hơn theo kiểu xây dựng của người Trung Hoa được áp dụng vào thời đại Nại Lương (Nara).

With the predominance of Zen individualism in the fifteenth century, however, the old idea became imbued with a deeper significance as conceived in connection with the tea-room. Zennism, with the Buddhist theory of evanescence and its demands for the mastery of spirit over matter, recognised the house only as a temporary refuge for the body. The body itself was but as a hut in the wilderness, a flimsy shelter made by tying together the grasses that grew around, – when these ceased to be bound together they again became resolved into the original waste. In the tea-room fugitiveness is suggested in the thatched roof, frailty in the slender pillars, lightness in the bamboo support, apparent carelessness in the use of commonplace materials. The eternal is to be found only in the spirit which, embodied in these simple surroundings, beautifies them with the subtle light of its refinement.

Tuy nhiên với tính cách kỳ đặc của Thiền hồi thế kỷ 15, các ý tưởng cổ lỗ cũng bị tiêm nhiễm ảnh hưởng Thiền một cách sâu sắc và tác động qua việc xây cất trà thất. Thiền học cùng với thuyết vô thường của Phật giáo và giáo pháp kêu đòi coi trọng tinh thần hơn là vật chất dẫn đến nhận thức ngôi nhà chỉ là nơi trú cư tạm bợ cho thể xác. Ngay thể xác cũng chỉ là túp lều nơi hoang dã, như một trú xứ mong manh đan bằng cỏ mọc quanh đâu đây, đến khi cỏ ấy không còn đan kết với nhau nữa thì tan rã và trở về với bản lai của chúng. Vậy nên trong trà thất mái tranh gợi lên sự phù du, chiếc cột mỏng manh nói lên ý nghĩa của sự yếu đuối, giá chõng bằng tre chỉ sự nhẹ lòng non dạ, việc dùng các vật liệu tầm thường hàm ý sự bất cẩn. Thường trụ chỉ có trong tâm và được hóa thân vào những vật đơn sơ xung quanh, tô điểm bằng vẻ tinh tế thanh tao của chúng.

That the tea-room should be built to suit some individual taste is an enforcement of the principle of vitality in art. Art, to be fully appreciated, must be true to contemporaneous life. It is not that we should ignore the claims of posterity, but that we should seek to enjoy the present more. It is not that we should disregard the creations of the past, but that we should try to assimilate them into our consciousness. Slavish conformity to traditions and formulas fetters the expression of individuality in architecture. We can but weep over those senseless imitations of European buildings which one beholds in modern Japan. We marvel why, among the most progressive Western nations, architecture should be so devoid of originality, so replete with repetitions of obsolete styles. Perhaps we are now passing through an age of democratisation in art, while awaiting the rise of some princely master who shall establish a new dynasty. Would that we loved the ancients more and copied them less! It has been said that the Greeks were great because they never drew from the antique.

Vì rằng trà thất tuy được dựng lên theo ý vị cá nhân của một số người nhưng là một ước định của nguyên lý sinh khí trong nghệ thuật. Nghệ thuật muốn được đánh giá đầy đủ phải thực sự hợp với cuộc sống đương đại. Chẳng phải là chúng ta không biết yêu cầu của hậu thế, nhưng chúng ta nên tìm sự vui hưởng hiện tại thì hơn. Chẳng phải là chúng ta thiếu quan tâm đến những sáng tạo của quá khứ, mà chúng ta nên đồng hóa các sáng tạo đó vào ý thức của chúng ta. Tuân theo truyền thống và mô thức một cách nô lệ sẽ gông cùm biểu cảm cá nhân trong kiến trúc. Nhưng chúng ta có quyền quét sạch những thói sao chép vô hồn theo lối kiến trúc Châu Ân như hiện đang thấy ở Nhật. Tại các nước Phương Tây tiến bộ nhất, chúng ta thấy lạ một điều rằng nền kiến trúc sao quá thiếu tính cội nguồn, sao chép đi sao chép lại cách phong cách cổ hũ. Trong khi chờ đợi sự xuất thế của một bậc thầy đại lược xây dựng nên triều đại mới, có lẽ chúng ta phải trải qua một thời đại dân chủ hóa trong nghệ thuật. Chúng ta hãy kính mộ cổ nhân nhiều hơn, nhưng nên sao chép cổ nhân ít đi! Phải nói rằng người Hy Lạp vĩ đại vì họ chẳng bao giờ sao chép lại cổ vật.

The term, Abode of Vacancy, besides conveying the Taoist theory of the all-containing, involves the conception of a continued need of change in decorative motives. The tea-room is absolutely empty, except for what may be placed there temporarily to satisfy some aesthetic mood. Some special art object is brought in for the occasion, and everything else is selected and arranged to enhance the beauty of the principal theme. One cannot listen to different pieces of music at the same time, a real comprehension of the beautiful being possible only through concentration upon some central motive. Thus it will be seen that the system of decoration in our tea-rooms is opposed to that which obtains in the West, where the interior of a house is often converted into a museum. To a Japanese, accustomed to simplicity of ornamentation and frequent change of decorative method, a Western interior permanently filled with a vast array of pictures, statuary, and bric-a-brac gives the impression of mere vulgar display of riches. It calls for a mighty wealth of appreciation to enjoy the constant sight of even a masterpiece, and limitless indeed must be the capacity for artistic feeling in those who can exist day after day in the midst of such confusion of colour and form as is to be often seen in the homes of Europe and America.

Thuật ngữ “Hư Không Trú Cư” nằm ngoài triết lý “muôn vật thâu tàng” của Lão giáo, mà gợi lên khái niệm “thường biến” trong kiểu thức trang trí.. Trà thất tuyệt đối trống rỗng ngoại trừ những thứ tạm thời được kê đặt để thỏa mãn một vài điệu thức mỹ thuật. Đôi dịp cần đưa vào mấy món đồ nghệ thuật đặc biệt nào đó thì những vật khác phải tuyển lựa và bày trí sao cho nâng được nét đẹp của chủ đề chính. Chằng ai có thể nghe cùng một lúc nhiều nhạc phẩm khác nhau, vậy nên sự thấu hiểu thực sự cái đẹp chỉ có thể có qua sự tập trung vào điệu thức trung tâm mà thôi. Hệ trang trí trong trà thất của chúng tôi đối chọi với lối trang trí của Phương tây là vì lẽ đó, lối của Phương Tây biến nội thất căn nhà thành một viện bảo tàng. Đối với một người Nhật, giản đơn trong trang hoàng và thường thay đổi cách trang trí đã thành thói quen, còn nội thất Phương Tây luôn đầy ắp hàng họa phẩm to đùng, các bức tượng, những món đồ trang trí nho nhỏ tạo nên một ấn tượng khoe mẽ sự giàu có một cách dung tục. Phải có một khiếu thưởng lãm thật mạnh mới có thể thưởng thức cảnh trí mãi bất biến của một kiệt tác, và quả thực phải có một năng khiếu nghệ thuật vô hạn mới có thể tồn tại hết ngày này qua ngày khác giữa một đống hỗn độn màu sắc và kiểu dáng như thường thấy ở các mái ấm Châu Âu và Châu Mỹ.

The "Abode of the Unsymmetrical" suggests another phase of our decorative scheme. The absence of symmetry in Japanese art objects has been often commented on by Western critics. This, also, is a result of a working out through Zennism of Taoist ideals. Confucianism, with its deep-seated idea of dualism, and Northern Buddhism with its worship of a trinity, were in no way opposed to the expression of symmetry. As a matter of fact, if we study the ancient bronzes of China or the religious arts of the Tang dynasty and the Nara period, we shall recognise a constant striving after symmetry. The decoration of our classical interiors was decidedly regular in its arrangement. The Taoist and Zen conception of perfection, however, was different. The dynamic nature of their philosophy laid more stress upon the process through which perfection was sought than upon perfection itself. True beauty could be discovered only by one who mentally completed the incomplete. The virility of life and art lay in its possibilities for growth. In the tea-room it is left for each guest in imagination to complete the total effect in relation to himself. Since Zennism has become the prevailing mode of thought, the art of the extreme Orient has purposely avoided the symmetrical as expressing not only completion, but repetition. Uniformity of design was considered as fatal to the freshness of imagination. Thus, landscapes, birds, and flowers became the favourite subjects for depiction rather than the human figure, the latter being present in the person of the beholder himself. We are often too much in evidence as it is, and in spite of our vanity even self-regard is apt to become monotonous.

“Phi Đối Xứng Trú Cư” gợi lên một cảnh giới trang trí khác của chúng tôi. Thiếu tính đối xứng trong các nghệ phẩm Nhật thường bị các nhà phê bình Phương Tây phẩm bàn. Đó cũng là kết quả khai thác triệt để các tư tưởng Lão gia của thiền học. Khổng học với tư tưởng nhị nguyên sâu sắc và Phật giáo Bắc truyền (Đại Thừa) với việc thờ cúng tam bảo, không hề đối chọi với sự biểu hiện đối xứng chút nào. Thực tế cho thấy nếu chúng ta nghiên cứu các món đồ đồng cổ của Trung Hoa hay các nghệ thuật tôn giáo đời Đường hay thời đại Nại Lương (Nara) chúng ta sẽ nhận thấy sự cố gắng vươn tới tính đối xứng. Trang trí nội thất cổ điển của chúng tôi có tính đều đặn dứt khoát trong bài trí. Tuy nhiên, khái niệm hoàn thiện của Thiền học và Lão học có khác. Vật Lực Luận của hai nền triết lý này lưu lại nhiều ý nghĩa đặc dị hơn trong quá trình tư duy, theo đó phải hoàn thiên hơn cả sự hoàn thiện.. Cái gọi là chân mỹ chỉ có thể được khám phá bởi người có tâm linh hoàn thành được sự bất túc. Hùng khí của cuộc sống và nghệ thuật nằm ở khả năng trưởng thượng của chúng. Trong trà thất nó để lại cho từng vị khách sự tưởng tượng để đi đến hoàn tất sự ảnh hưởng toàn diện trong mối quan hệ của họ. Từ khi thiền học trở thành lối tư duy phổ biến, nền nghệ thuật Viễn Đông có xu hướng tránh sự đối xứng vì coi đó biểu thị sự không hoàn thiện, mà chỉ là lặp lại. Tính đồng dạng trong thiết kế được coi là tai hại cho sự tươi msáng của trí tưởng tượng. Như vậy, cảnh vật, chim và hoa trở nên chủ đề ưa thích để miêu tả hơn là gương mặt con người, vì gương mặt con người đã có sẳn nơi người thưởng thức rồi còn gì. Chúng ta đã hiển hiện ra quá rồi, chẳng phải uổng công thậm chí là vị kỷ để ngắm mình đến buồn chán hay sao.

In the tea-room the fear of repetition is a constant presence. The various objects for the decoration of a room should be so selected that no colour or design shall he repeated. If you have a living flower, a painting of flowers is not allowable. If you are using a round kettle, the water pitcher should be angular. A cup with a black glaze should not be associated with a tea-caddy of black lacquer. In placing a vase or an incense burner on the tokonoma, care should he taken not to put it in the exact centre, lest it divide the space into equal halves. The pillar of the tokonoma should be of a different kind of wood from the other pillars, in order to break any suggestion of monotony in the room.

Trong trà thất nỗi e sợ sự trùng lặp luôn hiện diện. Các món đồ đa dạng dành bày trí trong phòng phải lựa chọn sao cho không trùng lắp màu sắc hay kiểu dáng. Nếu bạn đã trưng hoa tươi thì đừng treo bức tranh vẽ hoa. Nếu bạn dùng ấm đun tròn thì bình đựng nước phải có góc cạnh. Chiếc tách men đen không nên đi cùng với hộp trà sơn mài màu đen. Khi đặt lư hương nơi sàng gian (tokonoma) phải chú ý không kê nó ngay trung tâm, hãy làm sao để nó chia cắt sàn gian thành hai khoảng trống không đều nhau. Cột ở sàng gian cũng phải là loại gỗ khác với các cây cột khác, nhằm phá vỡ bất kỳ cái gì gợi lên tính đơn điệu của căn phòng.

Here again the Japanese method of interior decoration differs from that of the Occident, where we see objects arrayed symmetrically on mantelpieces and elsewhere. In Western houses we are often confronted with what appears to us useless reiteration. We find it trying to talk to a man while his full-length portrait stares at us from behind his back. We wonder which is real, he of the picture or he who talks, and feel a curious conviction that one of them must be fraud. Many a time have we sat at a festive board contemplating, with a secret shock to our digestion, the representation of abundance on the dining-room walls. Why these pictured victims of chase and sport, the elaborate carvings of fishes and fruit? Why the display of family plates, reminding us of those who have dined and are dead?


Lại nữa, lối trang trí nội thất của người Nhật khác với người Tây Phương, chúng tôi thấy người Tây Phương bày trí đồ vật trên lò sưởi hay bất cứ nơi nào cũng đều đối xứng nhau.Trong ngôi nhà ở Phương Tây, chúng tôi thường bối rối vì thấy dường như có sự trùng lặp vô ích. Khi chúng tôi ngồi nói chuyện với một người thì sau lưng có bức chân dung toàn thân của ông ta đang chăm chăm nhìn chúng tôi..Lạ thật, chúng tôi không biết đang đàm luận với ông ta hay với bức tranh kia, và có cảm giác xác tín trong hai phải có một người giả. Nhiều lần ngồi vào bàn tiệc thưởng ngoạn sự bày biện trên các bức tường trong phòng ăn mà lo cho sự tiêu hóa của mình bị cú sốc bí ẩn nào đó. Tại sao lại trưng bày những con thú nạn nhân trong các chuyến đi săn chơi, những bức chạm công phu hình con cá và trái cây? Tại sao lại bày những bộ đồ ăn gia bảo, làm chúng tôi sực nhớ những người từng ngồi ăn trong căn phòng này nay đã khuất.

The simplicity of the tea-room and its freedom from vulgarity make it truly a sanctuary from the vexations of the outer world. There and there alone can one consecrate himself to undisturbed adoration of the beautiful. In the sixteenth century the tea-room afforded a welcome respite from labour to the fierce warriors and statesmen engaged in the unification and reconstruction of Japan. In the seventeenth century, after the strict formalism of the Tokugawa rule had been developed, it offered the only opportunity possible for the free communion of artistic spirits. Before a great work of art there was no distinction between daimyo, samurai, and commoner. Nowadays industrialism is making true refinement more and more difficult all the world over. Do we not need the tea-room more than ever?

Tính giản đơn của trà thất và sự tự tại của tính ấy đối với sự dung tục đã biến trà thất thật sự trở thành một thánh đường xa rời mọi phiền não ngoài đời. Nơi ấy và chỉ có nơi ấy ai đó mới có thể dâng hiến mình cho việc tôn thờ cái đẹp mà không bị quấy rầy. Đến thế kỷ 16 trà thất đã đủ sức đón mời từ người lao động chân tay đến chiến binh kiêu hùng, đến nhà chính khách dấn thân trong công cuộc thống nhất và tái thiết nước Nhật, có một nơi thư giãn. Qua thế kỷ 17, sau sự phát triển thiên nặng về chủ nghĩa hình thức của chế độ Đức Xuyên Mạc Phủ (Tokugawa), trà thất là nơi tạo ra cơ hội duy nhất để các tâm hồn nghệ sĩ tự do đồng cảm với nhau. Trước một kiệt tác nghệ thuật không còn sự phân biệt giữa vị chư hầu (daimyo), kẻ võ sĩ đạo (samurai) hay anh dân đen. Ngày nay, chủ nghĩa công nghiệp làm cho toàn thế giới càng ngày càng khó tìm ra thú tao nhã đúng nghĩa. Phải chăng đây là lúc chúng ta cần đến trà thất hơn bao giờ hết?


[10] Theo thần thoại Nhật: Thần Kiều Nhã là bộ ba nữ thần chủ về nhan sắc và duyên dáng; thần thi Văn gồm chín nữ thần chủ về thơ ca và nghệ thuật. Tác giả dùng từ Anh rất sát theo nghĩa Nhật.


V. ART APPRECIATION
Have you heard the Taoist tale of the Taming of the Harp?
Once in the hoary ages in the Ravine of Lungmen1 stood a Kiri tree, a veritable king of the forest. It reared its head to talk to the stars; its roots struck deep into the earth, mingling their bronzed coils with those of the silver dragon that slept beneath. And it came to pass that a mighty wizard made of this tree a wondrous harp, whose stubborn spirit should be tamed but by the greatest of musicians. For long the instrument was treasured by the Emperor of China, but all in vain were the efforts of those who in turn tried to draw melody from its strings. In response to their utmost strivings there came from the harp but harsh notes of disdain, ill-according with the songs they fain would sing. The harp refused to recognise a master.
1 The Dragon Gorge of Honan.

V. Thưởng giám nghệ thuật
Bạn có nghe qua chuyện “Thuần phục cây đàn” của Đạo gia chưa?
Thuở xưa, nơi khe núi Long Môn sừng sững một cây ngô đồng (Kiri), vị chúa tể của rùng núi. Cây ngô đồng đó ngẩng đầu lên nói chuyện với tinh tú, rễ nó ăn sâu vào lòng đất, cuộn quấn chùm rễ màu đồng thau của nó với các vòng cuộn của loài ngân long đang ngủ dưới đó. Rồi một hôm có thuật sĩ cao tay đem nó làm thành một cây đàn huyền diệu; tình khí cây đàn ngang ngạnh nên chỉ những nhạc công vĩ đại nhất mới thuần phục được nó. Lâu nay cây đàn là báu vật của vị Hoàng Đế Trung Hoa, nhưng thật uổng công vì chẳng ai làm nó ngân nga lên một giai điệu từ tơ đàn của nó. Nó trả lời lại những cố gắng của con người bằng những nốt chát chúa miệt thị, lỗi nhịp với ca từ. Cây đàn chối bỏ chủ nhân của nó.


At last came Peiwoh, the prince of harpists. With tender hand he caressed the harp as one might seek to soothe an unruly horse, and softly touched the chords. He sang of nature and the seasons, of high mountains and flowing waters, and all the memories of the tree awoke! Once more the sweet breath of spring played amidst its branches. The young cataracts, as they danced down the ravine, laughed to the budding flowers. Anon were heard the dreamy, voices of summer with its myriad insects, the gentle pattering of rain, the wail of the cuckoo. Hark! a tiger roars, – the valley answers again. It is autumn; in the desert night, sharp like a sword gleams the moon upon the frosted grass. Now winter reigns, and through the snow-filled air swirl flocks of swans and rattling hailstones beat upon the boughs with fierce delight.

Về sau bậc cầm vương Bá Nha đi đến. Ông âu yếm vuốt ve cây đàn như người ta đang mơn trớn xoa dịu con ngựa bất kham, rồi nhẹ nhàng chạm vào dây tơ. Cây đàn trỗi lên ca khúc của trời đất và bốn mùa, của non cao và sông dài, và bao ký ức của cây ngô đồng trỗi dậy! Một ngọn gió xuân ngọt lịm đùa bỡn giữa các cành lá. Mấy ngọn thác tươi trẻ như đang nhảy múa xuống khe núi, cười cợt với những nụ hoa hàm tiếu. Phút chốc chuyển qua giọng điệu mơ màng của mùa hạ với tiếng muôn vàn côn trùng rỉ rả, tiếng mưa rơi lất phất, tiếng chim cuốc kêu than. Này! Tiếng hổ gầm, rồi tiếng vang đáp trả của thung lũng. Đây là đêm vắng lặng mùa thu; ánh trăng trên ngọn cỏ đẫm sương nghe sắc bén như ánh gươm lấp lánh. Giờ là lúc mùa đông ngự trị, đàn thiên nga lượn trên bầu trời đầy sương tuyết và mưa đá rơi lộp độp trên cành cây với niềm thích thú hung tợn.

Then Peiwoh changed the key and sang of love. The forest swayed like an ardent swain deep lost in thought. On high, like a haughty maiden, swept a cloud bright and fair; but passing, trailed long shadows on the ground, black like despair. Again the mode was changed; Peiwoh sang of war, of dashing steel and trampling steeds. And in the harp arose the tempest of Lungmen, the dragon rode the lightning, the thundering avalanche crashed through the hills. In ecstasy the Celestial monarch asked Peiwoh wherein lay the secret of his victory. "Sire," he replied, "others have failed because they sang but of themselves. I left the harp to choose its theme, and knew not truly whether the harp had been Peiwoh or Peiwoh were the harp."

Rồi Bá Nha chuyển phím sang bài tình ca. Rừng cây đong đưa như gã tình nhân nồng nhiệt đang đắm chìm sâu trong suy tưởng. Trên cao, một đám mây sáng đẹp trôi qua như nàng tiểu thư kiêu kỳ, kéo lê dài bóng đen trên mặt đất, đen như  nỗi thất vọng chán chường. Rồi giai điệu lại chuyển đổi, Bá Nha hát bài chiến ca, tiếng thép khua và chiến mã hí vang. Và trong vây đàn trỗi lên giông tố Long Môn, con rồng cỡi trên làn chớp sáng, tuyết lở ầm ầm như sấm vang trôi tan theo những con đồi. Ngây ngất, Đấng Con Trời hỏi Bá Nha bí quyết nhiếp phục cây đàn. Bá Nha trả lời: “Tâu bệ hạ, kẻ khác thất bại vì họ hát chỉ vì mình. Thần thì mặc cho cây đàn tự chọn chủ đề cho nó, lúc ấy thần chẳng còn biết cây đàn là Bá Nha hay Bá Nha là cây đàn nữa.”

This story well illustrates the mystery of art appreciation. The masterpiece is a symphony played upon our finest feelings. True art is Peiwoh, and we the harp of Lungmen. At the magic touch of the beautiful the secret chords of our being are awakened, we vibrate and thrill in response to its call. Mind speaks to mind. We listen to the unspoken, we gaze upon the unseen. The master calls forth notes we know not of. Memories long forgotten all come back to us with a new significance. Hopes stifled by fear, yearnings that we dare not recognise, stand forth in new glory. Our mind is the canvas on which the artists lay their colour; their pigments are our emotions; their chiaroscuro the light of joy, the shadow of sadness. The masterpiece is of ourselves, as we are of, the masterpiece.

Câu chuyện này khéo minh họa cho tính thần bí trong việc thưởng giám nghệ thuật. Kiệt tác là khúc giao hưởng chơi với cảm xúc tinh tế nhất của chúng ta. Chân nghệ thuật là Bá Nha, và chúng ta là cây đàn Long Môn. Ngay từ cú chạm thần kỳ của cái đẹp, sợi tơ đàn thần bí trong mọi sinh linh chúng ta thức giấc; chúng ta xao động và xúc cảm để đáp lời kêu gọi của nó. Tâm trí nói chuyện cùng tâm trì. Chúng ta lắng nghe cái không thể nghe thấy, chăm chú nhìn cái không nhìn thấy được. Bậc tôn sư biết gọi ra các nốt nhạc, còn chúng ta thì không. Ký ức từ lâu chìm trong quên lãng đều quay trở lại với chúng ta với một ý nghĩa mới. Những niềm hy vọng bị dập tắt bởi nỗi sợ hãi, những nỗi khát khao mà chúng ta chẳng dám thừa nhận lại trỗi dậy với niềm vinh quang mới. Tâm trí của chúng ta như một khung vải để người nghệ sĩ phết vào đó các màu sắc; những sắc màu của họ là cảm xúc của chúng ta; sự phối màu sáng tối của họ là tia hoan hỉ của chúng ta, bóng nền là nỗi buồn phiền. Kiệt tác là của chúng ta và chúng ta là của kiệt tác.

The sympathetic communion of minds necessary for art appreciation must be based on mutual concession. The spectator must cultivate the proper attitude for receiving the message, as the artist must know how to impart it. The tea-master, Kobori-Ignshiu, himself a daimyo, has left to us these memorable words: "Approach a great painting as thou wouldst approach a great prince." In order to understand a masterpiece, you must lay yourself low before it and await with bated breath its least utterance. An eminent Sung critic once made a charming confession. Said he: "In my young days I praised the master whose pictures I liked, but as my judgment matured I praised myself for liking what the masters had chosen to have me like." It is to be deplored that so few of us really take pains to study the moods of the masters. In our stubborn ignorance we refuse to render them this simple courtesy, and thus often miss the rich repast of beauty spread before our very eyes. A master has always something to offer, while we go hungry solely because of our own lack of appreciation.

Sự xẻ chia đồng cảm của tâm hồn cần thiết cho sự thưởng giám nghệ thuật, nó phải dựa trên tinh thần nhân nhượng lẫn nhau. Khán giả cần được đào luyện thái độ đúng đắn để tiếp nhận thông tin, cũng như người nghệ sĩ phải biết làm sao tác động thông tin đó. Trà sư Tiểu Khuất Viễn Châu (Kobori-Enshiu), tên tuổi đã lừng danh, để lại cho chúng ta câu nói đáng ghi nhớ này: “Hãy tiếp cận một đại họa phẩm như tiếp cận một đại vương công”. Muốn hiểu được một kiệt tác, bạn hãy nhún mình thấp xuống trước nó và hồi hộp chờ đợi từng lời bày tỏ nhỏ nhất của nó. Đời Tống có một phê bình gia kiệt xuất thốt lên lời tự thú ý vị vào một dịp. Ông nói: “Thời niên thiếu, tôi ca ngợi những bậc danh họa vẽ nên những bức tranh tôi thích, bây giờ sự phán đoán của tôi đã chín chắn, tôi tự khen mình đã thích cái mà các danh họa biết lựa chọn làm tôi thích”. Thật lấy làm tiếc, rất ít người trong chúng ta thật sự bỏ công nghiên cứu tâm khảm các bậc thầy. Trong sự ngu dốt cố chấp, chúng ta từ chối xã giao đáp lại họ một cách đơn sơ, và do vậy thường bị lỡ mất những bữa tiệc thịnh soạn về cái đẹp đang bày nhan nhản trước mắt chúng ta. Một người bậc thầy luôn luôn có thứ gì đó để dâng tặng, trong khi chúng ta chịu đói khát chỉ vì thiếu khả năng thưởng giám riêng.

To the sympathetic a masterpiece becomes a living reality towards which we feel drawn in bonds of comradeship. The masters are immortal, for their loves and fears live in us over and over again. It is rather the soul than the hand, the man than the technique, which appeals to us, – the more human the call the deeper is our response. It is because of this secret understanding between the master and ourselves that in poetry or romance we suffer and rejoice with the hero and heroine. Chikamatsu, our Japanese Shakespeare, has laid down as one of the first principles of dramatic composition the importance of taking the audience into the confidence of the author. Several of his pupils submitted plays for his approval, but only one of the pieces appealed to him. It was a play somewhat resembling the Comedy of Errors, in which twin brethren suffer through mistaken identity. "This," said Chikamatsu, "has the proper spirit of the drama, for it takes the audience into consideration. The public is permitted to know more than the actors. It knows where the mistake lies, and pities the poor figures on the board who innocently rush to their fate."

Đối với người có sự đồng cảm, một kiệt tác trở thành một thực thể sống hướng tới điều mà chúng ta cảm thấy bị lôi cuốn trong vòng dây bè bạn. Những người bậc thầy đều bất tử, vì tình yêu và nỗi sợ hãi của họ hết cái này đến cái khác sống bên trong chúng ta. Chính tâm hồn réo gọi chúng ta hơn là bàn tay, loài người réo gọi chúng ta hơn là kỹ thuật, càng nhân bản bao nhiêu sự đáp lại càng sâu sắc bấy nhiêu. Chính vì có sự thông hiểu huyền bí đó giữa các bậc thầy với chính chúng ta mà chúng ta buồn vui cùng các nhân vật anh thư hào kiệt trong thi ca và tiểu thuyết. Cận Tùng (Chikamatsu), Shakespeare của nước Nhật chúng tôi, đã đề ra nguyên tắc đầu tiên trong công việc soạn kịch bản là làm sao cho khán giả trở thành người bạn tâm giao của tác giả. Nhiền môn đệ của ông gửi kịch bản để ông phê chuẩn, nhưng chỉ có một vở hợp ý ông. Vở này na ná vở The Comedy of Errors, kể về hai người anh em sinh đôi bị người khác nhận lầm nhau. Cận Tùng nói: “Vở này có tinh thần thích đáng của kịch nghệ vì nó biết quan tâm đến khán giả. Công chúng được phép biết nhiều hơn diễn viên. Họ hiểu từ chỗ nào gây ra lẫn lộn, và thương cảm cho những nhân vật trên sàn diễn đã ngây thơ lao vào số phận”

The great masters both of the East and the West never forgot the value of suggestion as a means for taking the spectator into their confidence. Who can contemplate a masterpiece without being awed by the immense vista of thought presented to our consideration? How familiar and sympathetic are they all; how cold in contrast the modern commonplaces! In the former we feel the warm outpouring of a man's heart; in the latter only a formal salute. Engrossed in his technique, the modern rarely rises above himself. Like the musicians who vainly invoked the Lungmen harp, he sings only of himself. His works may be nearer science but are further from humanity. We have an old saying in Japan that a woman cannot love a man who is truly vain, for there is no crevice in his heart for love to enter and fill up. In art vanity is equally fatal to sympathetic feeling, whether on the part of the artist or the public.

Các đại danh sư cả Phương Đông lẫn Phương Tây chẳng bao giờ quên giá trị gợi ý làm phương tiện để biến khán giả thành người bạn tâm giao của họ. Ai có thể thưởng ngoạn một kiệt tác mà không bàng hoàng trước một bầu tư tưởng mênh mông hiện ra cho chúng ta xét đoán? Các kiệt tác thân thương và truyền cảm biết dường nào; tương phản lại là những tác phẩm phàm tục thời hiện đại sao lạnh lùng đến thế! Ở các kiệt tác chúng ta cảm thấy có hơi ấm tuôn ra từ trái tim con người, còn ở những tác phẩm phàm tục chỉ là lời chào hỏi chiếu lệ. Mê mảii trong kỹ thuật, nghệ thuật hiện đại hiếm khi vượt qua chính mình. Giống hệt các nhạc công uổng công khêu gợi cây đàn Long Môn lên tiếng, nghệ thuật hiện đại chỉ biết ca hát vì mình thôi. Tác phẩm của nó gần với khoa học hơn, nhưng cũng xa với tính nhân văn hơn. Ở nước Nhật chúng tôi có một câu ngạn ngữ; “Người phụ nữ không thể yêu người đàn ông quá tự phụ, vì trong trái tim người đàn ông đó không có khoảng hở để tình yêu đi vào và lấp đầy”. Trong nghệ thuật, sự kiêu ngạo là tai họa cho cảm xúc đồng cảm, điều này đúng cả với người nghệ sĩ lẫn công chúng.

Nothing is more hallowing than the union of kindred spirits in art. At the moment of meeting, the art lover transcends himself. At once he is and is not. He catches a glimpse of Infinity, but words cannot voice his delight, for the eye has no tongue. Freed from the fetters of matter, his spirit moves in the rhythm of things. It is thus that art becomes akin to religion and ennobles mankind. It is this which makes a masterpiece something sacred. In the old days the veneration in which the Japanese held the work of the great artist was intense. The tea-masters guarded their treasures with religious secrecy, and it was often necessary to open a whole series of boxes, one within another, before reaching the shrine itself – the silken wrapping within whose soft folds lay the holy of holies. Rarely was the object exposed to view, and then only to the initiated.

Chẳng có gì thần thánh hơn việc kết hợp sự đồng cảm thông trong nghệ thuật. Vào giây phút hội ngộ, người yêu nghệ thuật tự mình thăng hoa lên. Vừa thấy mình hiện hữu vừa thấy mình không hiện hữu. Người ấy nắm được sự thoáng hiện của Vô tận, nhưng chẳng ngôn từ nào nói lên được lạc thú đó, bởi lẽ đôi mắt nào có lưỡi để thốt ra. Thoát khỏi cái cùm của bậc tôn sư, tâm người ấy vận động theo nhịp điệu của sự vật. Được như thế, nghệ thuật gần trở thành tôn giáo và làm nhân loại cao thượng lên. Chính điều đó làm cho một kiệt tác trở thành cái gì đó thiêng liêng. Khi xưa người Nhật lưu giữ tác phẩm của một đại nghệ sĩ với lòng tôn thờ mãnh liệt. Trà sư cất giữ các bảo vật của họ theo kiểu mật tồn của tôn giáo, muốn lấy bộ trà cụ bảo vật đó ra phải mở hết hộp này đến hộp khác trước khi tới được hộp đựng chúng, trong hộp cuối cùng đó có một lớp lụa mềm mại bọc lấy vật chí thánh đó. Hiếm khi báu vật này được bày ra cho xem, ngoại trừ người xem cùng hội cùng thuyền.

At the time when Teaism was in the ascendency the Taiko's generals would be better satisfied with the present of a rare work of art than a large grant of territory as a reward of victory. Many of our favourite dramas are based on the loss and recovery of a noted masterpiece. For instance, in one play the palace of Lord Itosokawa, in which was preserved the celebrated painting of Dharuma by Sesson, suddenly takes fire through the negligence of the samurai in charge. Resolved at all hazards to rescue the precious painting, he rushes into the burning building and seizes the kakemono, only to find all means of exit cut off by the flames. Thinking only of the picture, he slashes open his body with his sword, wraps his torn sleeve about the Sesson and plunges it into the gaping wound. The fire is at last extinguished. Among the smoking embers is found a half-consumed corpse, within which reposes the treasure uninjured by the fire. Horrible as such tales are, they illustrate the great value that we set upon a masterpiece, as well as the devotion of a trusted samurai.

Vào thời Trà đạo hưng thịnh, các tướng lãnh của Thái Cáp (Taiko) tỏ ra hài lòng khi được ban thưởng công lao bằng các tác phẩm nghệ thuật quý hiếm hơn là được phong thái ấp. Nhiều kịch bản được chúng tôi ưa chuộng được dựng trên nền câu chuyện một kiệt tác trứ danh bị mất đi rồi tìm lại được. Chẳng hạn trong một vở có bối cảnh là cung điện của lãnh chúa Tế Xuyên hầu (Lord Hosokawa), nơi cất giữ họa phẩm tuyệt tác “Đạt Ma” của Tuyết Thôn (Sesson); nơi này bất ngờ bị cháy do sự sơ xuất của người võ sĩ đạo giám quản. Người võ sĩ đạo này quyết mạo hiểm để cứu họa phẩm quý giá này, ông lao vào tòa cung điện đang bốc cháy, chộp lấyy bức họa, rồi tìm mọi cách ra khỏi đám cháy. Lúc đó người này chỉ nghĩ đến bức họa, ông xé tay áo bọc tuyệt tác của Tuyết Thôn, dùng gươm rạch bụng ra và nhét gói báu vật đó vào. Ngọn lửa rồi cũng phải tàn. Trong đám than hồng còn ngun ngút khói có một thi thể đã cháy khét một nửa, bên trong nó cất chứa nguyên vẹn món báu vật, không hề bị lửa làm hư hại. Các câu chuyện ghê rợn làm sao, nhưng chúng nói lên cái giá trị vô ngần mà chúng tôi dành cho một kiệt tác; quý như lòng trung thành của một người võ sĩ đạo.

We must remember, however, that art is of value only to the extent that it speaks to us. It might be a universal language if we ourselves were universal in our sympathies. Our finite nature, the power of tradition and conventionality, as well as our hereditary instincts, restrict the scope of our capacity for artistic enjoyment. Our very individuality establishes in one sense a limit to our understanding; and our aesthetic personality seeks its own affinities in the creations of the past. It is true that with cultivation our sense of art appreciation broadens, and we become able to enjoy many hitherto unrecognised expressions of beauty. But, after all, we see only our own image in the universe, – our particular idiosyncracies dictate the mode of our perceptions. The tea-masters collected only objects which fell strictly within the measure of their individual appreciation.

Tuy nhiên chúng ta chớ quên rằng giá trị của nghệ thuật chỉ lớn ngang với giá trị của điều nó thố lộ được với chúng ta. Nghệ thuật có thể là một ngôn ngữ phổ cập mọi người nếu chính chúng ta đều biết phổ cập trong sự đồng cảm của chúng ta. Bản chất hạn hẹp của chúng ta, uy lực của truyền thống và tính quy ước, cũng như bản năng di truyền của chúng ta, làm hạn chế năng lực thụ hưởng nghệ thuật. Sự xác lập sở thích cá nhân của chúng ta theo một chiều cũng làm hạn chế sự hiểu biết của chúng ta; và tính cách duy mỹ của chúng ta hướng tìm về sự tương cận với mình trong các sáng tác của quá khứ. Rõ là khi ý thức thưởng giám nghệ thuật của chúng ta được đào luyện rộng ra thêm, chúng ta trở nên có khả năng thụ hưởng nhiều biểu cảm cái đẹp mà đến nay vẫn chưa nhận thức nổi. Nhưng nói cho cùng chúng ta chỉ thấy hình ảnh của riêng mình trong vũ trụ; khí chất đặc thù của chúng ta ra mệnh lệnh cho cách nhận thức của chúng ta. Còn các trà sư chỉ thu góp những thứ họ thấy vừa đủ so với trình độ thưởng giám cá nhân của họ thôi.

One is reminded in this connection of a story concerning Kobori-Enshiu. Enshiu was complimented by his disciples on the admirable taste he had displayed in the choice of his collection. Said they, "Each piece is such that no one could help admiring. It shows that you had better taste than had Rikiu, for his collection could only be appreciated by one beholder in a thousand." Sorrowfully Enshiu replied: "This only proves how commonplace I am. The great Rikiu dared to love only those objects which personally appealed to him, whereas I unconsciously cater to the taste of the majority. Verily, Rikiu was one in a thousand among tea-masters."

Về mặt này có ai còn nhớ đến câu chuyện về Tiểu Khuất Viễn Châu (Kobori-Enshiu) không. Viễn Châu được các môn đồ bình phẩm là người có ý vị đáng kính nể  trongviệc tuyển chọn sưu tập của mình. Họ nói: “Mỗi món thế này nào ai có thể dằn được sự kính nể. Chúng cho thấy rằng tôn sư có một ý vị cao hơn cả Lợi Hưu vì bộ sưu tập của ông ta cả ngàn người mới có một người đánh giá cao thôi”. Tỏ ra không vui, Viễn Châu trả lời: “Điều này cho thấy ta phàm tục biết chừng nào. Cao nhân như Lợi Hưu mới dám yêu chuộng những thứ do chính bản thân ông ta mách bảo, trong khi ta vô thức lại phục vụ theo khẩu vị của số đông. Quả cả ngàn trà sư mới có được một người như Lợi Hưu”.
It is much to be regretted that so much of the apparent enthusiasm for art at the present day has no foundation in real feeling. In this democratic age of ours men clamour for what is popularly considered the best, regardless of their feelings. They want the costly, not the refined; the fashionable, not the beautiful. To the masses, contemplation of illustrated periodicals, the worthy product of their own industrialism, would give more digestible food for artistic enjoyment than the early Italians or the Ashikaga masters, whom they pretend to admire. The name of the artist is more important to them than the quality of the work. As a Chinese critic complained many centuries ago, "People criticise a picture by their ear." It is this lack of genuine appreciation that is responsible for the pseudo-classic horrors that to-day greet us wherever we turn.

Đáng tiếc biết bao, ngày nay quá nhiều sự phấn khởi bề ngoài dành cho nghệ thuật lại không lấy cảm xúc thật sự làm nền tảng. Trong thời đại dân chủ này con người kêu đòi thứ được đại chúng đánh giá là tốt nhất, chứ chẳng cần dựa vào cảm xúc của họ. Họ muốn có thứ đắt tiền, chứ không phải thứ tinh tế; thứ hợp thời trang, chứ không phải thứ đẹp. Đối với đại chúng họa báo mới xứng đáng là sản phẩm của chủ nghĩa công nghệ, thưởng ngoạn họa báo trong thụ hưởng nghệ thuật ví như món ăn dễ tiêu so với các tác phẩm của người Ý thời ban sơ hay của các danh sư thời Túc Lợi (Ashikaga); những danh sư mà chính họ bội phục. Tên tuổi của một nghệ sĩ quan trọng hơn phẩm chất của tác phẩm. Mấy thế kỷ trước có một nhà phê bình Trung Hoa kêu ca: “Người ta phê bình một họa phẩm bằng lỗ tai”. Lối đánh giá thiếu trung thật như vậy, chúng ta ngày nay quay mặt theo hướng nào cũng đụng phải nó và trách nhiệm ấy thuộc về sự kinh khiếp của chủ nghĩa ngụy cổ điển (giả cổ điển).

Another common mistake is that of confusing art with archaeology. The veneration born of antiquity is one of the best traits in the human character, and fain would we have it cultivated to a greater extent. The old masters are rightly to be honoured for opening the path to future enlightenment. The mere fact that they have passed unscathed through centuries of criticism and come down to us still covered with glory commands our respect. But we should be foolish indeed if we valued their achievement simply on the score of age. Yet we allow our historical sympathy to override our aesthetic discrimination. We offer flowers of approbation when the artist is safely laid in his grave. The nineteenth century, pregnant with the theory of evolution, has moreover created in us the habit of losing sight of the individual in the species. A collector is anxious to acquire specimens to illustrate a period or a school, and forgets that a single masterpiece can teach us more than any number of the mediocre products of a given period or school. We classify too much and enjoy too little. The sacrifice of the aesthetic to the so-called scientific method of exhibition has been the bane of many museums.

Lầm lỗi thường gặp khác là lẫn lộn giữa nghệ thuật và khảo cổ. Lòng sùng kính có từ thời cổ đại là một trong những nét tốt đẹp nhất trong cá tính con người, và mong sao vun trồng nó được tươi tốt hơn. Các bậc tôn sư thời xưa xứng đáng được tôn vinh vì đã mở một lối khai sáng cho tương lai. Chỉ riêng việc các ngài không suy suyển thanh danh qua bao thế kỷ bị bình phẩm, và chúng ta ngày nay vẫn còn biết đến, thiết nghĩ cũng đủ để chúng ta tôn kính. Nhưng chúng ta quả rồ dại nếu đánh giá các ngài chỉ vì có niên đại dài lâu. Chúng ta lại còn cho phép đem cảm tình có tính lịch sử của chúng ta lấn áp lên nhận thức đúng đắn về mỹ thuật của mình. Chúng ta tặng hoa tán thưởng người nghệ sĩ khi họ đã nằm yên dưới nấm mồ. Thêm nửa thế kỷ 19 với sự thai nghén ra thuyết tiến hóa đã tạo ra trong chúng ta thói quen đánh mất cái riêng tư trong cái chung. Một nhà sưu tập chỉ lo tậu cho mình những tiêu bản để minh họa cho một thời kỳ hay một trường phái và quên đi chỉ cần một kiệt tác đơn độc cũng đủ dạy cho chúng ta nhiều hơn bấc kỳ số lượng tác phẩm thường tục nào của thời kỳ hay trường phái đó. Chúng ta đi phân loại quá nhiều và biết thưởng thức quá ít. Hy sinh tính mỹ thuật cho cái gọi là phương pháp triển lãm khoa học là nguyên nhân suy sụp của nhiều viện bảo tàng.

The claims of contemporary art cannot be ignored in any vital scheme of life. The art of to-day is that which really belongs to us: it is our own reflection. In condemning it we but condemn ourselves. We say that the present age possesses no art: – who is responsible for this? It is indeed a shame that despite all our rhapsodies about the ancients we pay so little attention to our own possibilities. Struggling artists, weary souls lingering in the shadow of cold disdain! In our self-centred century, what inspiration do we offer them? The past may well look with pity at the poverty of our civilisation; the future will laugh at the barrenness of our art. We are destroying art in destroying the beautiful in life. Would that some great wizard might from the stem of society shape a mighty harp whose strings would resound to the touch of genius.
Nhu cầu đòi hỏi của nghệ thuật đương đại không thể không được biết đến trong bất kỳ việc mưu sinh trọng đại nào. Nghệ thuật ngày nay thực tế là điều thuộc về chúng ta: nó là sự phản ảnh của chính chúng ta. Khi kết tội nghệ thuật là chúng ta ta đang kết tội chính mình. Chúng ta nói thời đại ngày nay không có nghệ thuật – ai chịu trách nhiệm về điều này? Thật là xấu hổ khi chúng ta bất chấp tất cả để hào hứng ca ngợi cổ nhân, lại chú tâm quá ít đến khả năng của chính chúng ta. Các nghệ sĩ đang đấu tranh, những tâm hồn yếu đuối nấn ná trong bóng râm lạnh lùng khinh bạc! Ngay trong thế kỷ chúng ta tự cho mình là trung tâm này, chúng ta đã cống hiến cho họ cảm hứng gì? Thời đã qua có thể đang xót xa thấy rõ sự nghèo nàn trong nền văn minh của chúng ta; thời sắp tới sẽ cười vào sự khô cằn của nền nghệ thuật chúng ta. Chúng ta đang hủy diệt cái đẹp trong cuộc sống. Chẳng biết có nhà phù thủy đại tài nào đem khúc cây xã hội hiện tại đóng thành cây đàn có thể gảy thành âm điệu?



VI. FLOWERS
In the trembling grey of a spring dawn, when the birds were whispering in mysterious cadence among the trees, have you not felt that they were talking to their mates about the flowers? Surely with mankind the appreciation of flowers must have been coeval with the poetry of love. Where better than in a flower, sweet in its unconsciousness, fragrant because of its silence, can we image the unfolding of a virgin soul? The primeval man in offering the first garland to his maiden thereby transcended the brute. He became human in thus rising above the crude necessities of nature. He entered the realm of art when he perceived the subtle use of the useless.

VI. Hoa
Trong ánh sáng mờ mờ của rạng đông môt mùa xuân, khi bầy chim líu lo theo nhịp điệu huyền ảo giữa mấy hàng cây, bạn có nghe chúng đang nói với nhau về loài hoa chăng? Hẳn loài người biết coi trọng hoa đồng thời với thi ca diễm tình. Còn đâu hơn ở hoa, dịu ngọt trong sự vô thức, ngạt ngào hương thơn vì biết câm lặng, phải chăng chúng ta có thể hình dung ra sự bộc lộ của tâm hồn một trinh nữ? Chàng trai thời nguyên thủy khi biết tặng cho cô nàng của mình vòng hoa đầu tiên là chàng đã vượt qua trạng thái dã thú rồi. Chàng đã hóa thân làm người, vươn lên khỏi nhu cầu thô lậu của tự nhiên. Chàng đi vào lãnh vực nghệ thuật khi chàng nhận ra sự hữu dụng tinh tế của thứ vô dụng (là hoa).

In joy or sadness, flowers are our constant friends. We eat, drink, sing, dance, and flirt with them. We wed and christen with flowers. We dare not die without them. We have worshipped with the lily, we have meditated with the lotus, we have charged in battle array with the rose and the chrysanthemum. We have even attempted to speak in the language of flowers. How could we live without them? It frightens one to conceive of a world bereft of their presence. What solace do they not bring to the bedside of the sick, what a light of bliss to the darkness of weary spirits? Their serene tenderness restores to us our waning confidence in the universe even as the intent gaze of a beautiful child recalls our lost hopes. When we are laid low in the dust it is they who linger in sorrow over our graves.

Dù buồn hay vui, các đóa hoa luôn là bạn của chúng ta. Chúng ta ăn, uống, ca, múa và đùa bỡn với hoa. Chúng ta kêt hôn và làm lễ rửa tội với hoa. Chúng ta chẳng dám chết nếu thiếu hoa. Chúng ta thờ phượng với hoa huệ, trầm tư mặc tưởng với hoa sen, bày binh bố trận với hoa hồng và hoa cúc. Thậm chí chúng ta cố nói chuyện bằng ngôn ngữ loài hoa. Làm sao chúng ta có thể sống mà thiếu hoa? Quả kinh sợ khi mường tượng một thế giới không có hoa. Chẳng phải hoa mang lời an ủi đến bên giường bệnh ấy chăng, mang ánh sáng phước lành đến nơi tối tăm của tinh thần mệt mỏi hay sao? Sự dịu dàng tĩnh lặng của hoa giống như ánh nhìn chăm chú của đứa bé xinh đẹp giúp khôi phục lại lòng tin đang tàn lụi của chúng ta nơi vũ trụ và gợi lại cho chúng ta niềm hy vọng đã đánh mất. Khi chúng ta tan ra thành cát bụi, chính hoa là người nán lại tiếc thương trên nấm mồ.


Sad as it is, we cannot conceal the fact that in spite of our companionship with flowers we have not risen very far above the brute. Scratch the sheepskin and the wolf within us will soon show, his teeth. It has been said that man at ten is an animal, at twenty a lunatic, at thirty a failure, at forty a fraud, and at fifty a criminal. Perhaps he becomes a criminal because he has never ceased to be an animal. Nothing is real to us but hunger, nothing sacred except our own desires. Shrine after shrine has crumbled before our eyes; but one altar forever is preserved, that whereon we burn incense to the supreme idol, – ourselves. Our god is great, and money, is his Prophet! We devastate nature in order to make sacrifice to him. We boast that we have conquered Matter and forget that it is Matter that has enslaved us. What atrocities do we not perpetrate in the name of culture and refinement!

Buồn thay, dẫu có hoa làm bạn bên cạnh chúng ta cũng không che giấu được sự việc chúng ta chưa vươn khỏi hẳn trạng thái hoang dã. Chỉ một vết xước trên da con cừu là con sói trong chúng ta nhe nanh ngay. Người ta nói con người khi lên mười là một con thú, ở tuổi đôi mươi là một thằng điên, ở tuổi ba mươi là gã thất bại, ở tuổi bốn mươi là kẻ gian manh, và ở tuổi năm mươi là tên tội phạm. Con người trở thành tên tội phạm có lẽ vì hắn chưa bao giờ ngừng là một con thú. Đối với chúng ta, chẳng có gì thực tế hơn cơn đói, chẳng có gì thiêng liêng ngoại trừ dục vọng. Lăng mộ rồi lăng mộ từng cái vỡ nát ra trước mắt chúng ta, mà chẳng có bàn thờ nào được bảo tồn mãi mãi, bàn thờ mà chúng ta thắp nhang cho ngẫu tượng tối cao chính là chúng ta vậy. Thần linh của chúng ta vĩ đại, nhưng tiền bạc là nhà Tiên tri của thần linh! Chúng ta tàn phá thiên nhiên để hiến cúng cho thần. Chúng ta tự phụ đã chinh phục Vật chất mà quên rằng Vật chất đã bắt chúng ta làm nô lệ. Còn điều bạo tàn nào mà nhân danh văn hóa và thanh tao chúng ta chưa nhúng vào!

Tell me, gentle flowers, teardrops of the stars, standing in the garden, nodding your heads to the bees as they sing of the dews and the sunbeams, are you aware of the fearful doom that awaits you? Dream on, sway and frolic while you may in the gentle breezes of summer. To-morrow a ruthless hand will close around your throats. You will be wrenched, torn asunder limb by limb, and borne away from your quiet homes. The wretch, she may be passing fair. She may say how lovely you are while her fingers are still moist with your blood. Tell me, will this be kindness? It may be your fate to be imprisoned in the hair of one whom you know to be heartless or to be thrust into the button-hole of one who would not dare to look you in the face were you a man. It may even be your lot to be confined in some narrow vessel with only stagnant water to quench the maddening thirst that warns of ebbing life.

Hãy nói cùng ta hỡi những cánh hoa quý phái, những giọt lệ của các vì sao, đang đứng trong vườn, đầu gật gù với bầy ong như đang trổi giọng hát với sương mai và ánh dương, hoa có biết số phận bạc bẽo đang chờ đón hoa chăng? Cứ mơ mộng đi, hoa cứ đong đưa và đùa bỡn trong làn gió thoảng mùa hè như hoa đang có thể. Ngày mai đây, một bàn tay tàn nhẫn chận ngang cổ hoa. Hoa bị vặn bẻ, bị xé tan từng cánh, bắt hoa rời bỏ mái ấm yên lành. Kẻ tàn nhẫn đó có thể là cô nàng thật xinh đẹp. Cô nàng đó có thể nói yêu hoa biết dường nào trong khi mấy ngón tay ả còn thấm ướt máu của hoa. Hãy nói cùng ta, đó có phải là sự ân cần tốt bụng chăng? Có thể số phận của hoa sẽ bị giam cầm trên mái tóc của một người mà hoa biết rõ chẳng có con tim hay bị nhét vào khuy nút của một kẻ chẳng dám nhìn thẳng vào mặt hoa nếu hoa là một trang nam tử. Hơn thế nữa có thể hoa bị giam hãm trong một cái bình chật hẹp với một tí nước tù đọng chỉ đủ làm dịu bớt cơn khát điên người báo hiệu sự tàn lụi của đời hoa.

Flowers, if you were in the land of the Mikado, you might some time meet a dread personage armed with scissors and a tiny saw. He would call himself a Master of Flowers. He would claim the rights of a doctor and you would instinctively hate him, for you know a doctor always seeks to prolong the troubles of his victims. He would cut, bend, and twist you into those impossible positions which he thinks it proper that you should assume. He would contort your muscles and dislocate your bones like any osteopath. He would burn you with red-hot coals to stop your bleeding, and thrust wires into you to assist your circulation. He would diet you with salt, vinegar, alum, and sometimes, vitriol. Boiling water would be poured on your feet when you seemed ready to faint. It would be his boast that he could keep life within you for two or more weeks longer than would have been possible without his treatment. Would you not have preferred to have been killed at once when you were first captured? What were the crimes you must have committed during your past incarnation to warrant such punishment in this?

Hoa ơi, nếu hoa sống trong vườn Thượng Uyển, vào một lúc nào đó hoa sẽ đối mặt với một nhân vật đáng sợ cầm cưa, kéo trong tay. Gã tự xưng mình là nghệ nhân hoa. Gã kêu đòi quyền một thầy thuốc của hoa và từ trong bản năng hoa cảm thấy chẳng ưa gì gã, vì hoa thừa hiểu thầy thuốc luôn tìm cách kéo dài nỗi dày vò của nạn nhân. Gã cắt xén, uốn cong, và vặn vẹo hoa thành một tư thế nào đó gã có thể làm và gã cho rằng như thế mới xứng hợp với hoa. Gã vặn tréo gân cơ của hoa và làm trật khớp xương hoa như lão thầy thuốc trật đả. Hắn hơ hoa dưới hòn than hồng để hoa cầm máu, và đâm dây kẽm vào người hoa để giúp máu hoa lưu thông. Gã dành cho hoa một chế độ ăn kiêng với muối, giấm, phèn chua và đôi lúc cả với thanh phàn . Khi hoa có vẻ ủ dột đau yếu, nước sôi dội xuống chân hoa. Gã sẽ tự phụ nhờ làm vậy mà giữ được mạng sống cho hoa thêm hai tuần hay lâu hơn thế nữa. Hoa có nghĩ thà bị giết chết ngaykhi bị cầm giữ còn hay hơn không? Hóa thân kiếp trước của hoa đã phạm tội gì mà nay phải chịu trừng phạt như thế?

The wanton waste of flowers among Western communities is even more appalling than the way they are treated by Eastern Flower Masters. The number of flowers cut daily to adorn the ballrooms and banquet-tables of Europe and America, to be thrown away on the morrow, must be something enormous; if strung together they might garland a continent. Beside this utter carelessness of life, the guilt of the Flower-Master becomes insignificant. He, at least, respects the economy of nature, selects his victims with careful foresight, and after death does honour to their remains. In the West the display of flowers seems to be a part of the pageantry of wealth, – the fancy of a moment. Whither do they all go, these flowers, when the revelry is over? Nothing is more pitiful than to see a faded flower remorselessly flung upon a dung heap.

Sự tàn hại bạo ngược loài hoa trong các cộng đồng Tây Phương còn làm khiếp vía hơn lối cư xử của các thoa nhân Phương Đông. Số hoa hàng ngày bị cắt để tô điểm cho các vũ trường và bàn tiệc ở Châu Âu và Châu Mỹ và qua ngày hôm sau bị vất đi nhiều không tưởng tượng nổi; nếu gom số hoa đó kết thành vòng thì vòng hoa ấy có thể tròng cả một đại lục. So với tính vô tâm cùng cực với sinh mạng đó,tội ác của hoa nhân nào có ý nghĩa gì. Ít ra hoa nhân còn biết tiết kiệm cho thiên nhiên, có tầm nhìn xa cẩn trọng trong việc tuyển chọn hoa nào làm nạn nhân, và khi hoa chết còn được tỏ lòng tôn kíng và nhớ thương. Ớ Phương Tây việc trưng bày hoa dường như chỉ là một phần của sự phô trương giàu có – thói ngông trong thoáng chốc. Những đóa hoa sẽ đi về đâu khi cuộc vui đã tàn? Có cảnh thương tâm nào hơn khi thấy cánh hoa héo úa bị ném vào đống phân không một chút thương cảm.

Why were the flowers born so beautiful and yet so hapless? Insects can sting, and even the meekest of beasts will fight when brought to bay. The birds whose plumage is sought to deck some bonnet can fly from its pursuer, the furred animal whose coat you covet for your own may hide at your approach. Alas! The only flower known to have wings is the butterfly; all others stand helpless before the destroyer. If they shriek in their death agony their cry never reaches our hardened ears. We are ever brutal to those who love and serve us in silence, but the time may come when, for our cruelty, we shall be deserted by these best friends of ours. Have you not noticed that the wild flowers are becoming scarcer every year? It may be that their wise men have told them to depart till man becomes more human. Perhaps they have migrated to heaven.

Vì sao một cánh hoa xinh đẹp vô chừng ấy, ngay khi chào đời lại bất hạnh như thế? Côn trùng chích hút hoa, đến cả những con vật hiền lành nhất cũng chống lại hoa khi hoa đang đua sắc thắm. Loài chim có bộ lông đẹp cài lên mũ bạn có thể bay trốn khi bị đuổi bắt, loài thú có bộ lông dày cho bạn chiếc áo khoát có thể lẩn tránh khi bạn đến gần. Thương ôi! Chỉ có loài hoa cũng có cánh như loài bướm nhưng đành đứng chịu trận trước kẻ phá hoại. Khi hoa rên xiết thọ tử, tiếng kêu la của hoa chẳng đến được đôi tai ù điếc của chúng ta. Chúng ta cứ mãi tàn nhẫn với những thứ yêu thương và thầm lặng phục dịch chúng ta; rồi sẽ có lúc chúng ta sẽ bị người bạn tốt nhất đó xa lánh vì lòng độc ác của chúng ta. Bạn chẳng thấy các loài hoa dại mỗi năm mỗi biến đi sao? Có lẽ bậc hiền nhân của loài hoa đã bảo với hoa hãy rời bỏ con người cho đến khi nào con người có tính người hơn. Có lẽ hoa đã bỏ lên trời rồi.

Much may be said in favour of him who cultivates plants. The man of the pot is far more humane than he of the scissors. We watch with delight his concern about water and sunshine, his feuds with parasites, his horror of frosts, his anxiety when the buds come slowly, his rapture when the leaves attain their lustre. In the East the art of floriculture is a very ancient one, and the loves of a poet and his favourite plant have often been recorded in story and song. With the development of ceramics during the Tang and Sung dynasties we hear of wonderful receptacles made to hold plants, not pots, but jewelled palaces. A special attendant was detailed to wait upon each flower and to wash its leaves with soft brushes made of rabbit hair. It has been written1 that the peony should be bathed by a handsome maiden in full costume, that a winter-plum should be watered by a pale, slender monk. In Japan, one of the most popular of the No-dances, the Hachinoki, composed during the Ashikaga period, is based upon the story of an impoverished knight, who, on a freezing night, in lack of fuel for a fire, cuts his cherished plants in order to entertain a wandering friar. The friar is in reality no other than Itojo-Tokiyori, the Haroun-Al-Raschid of our tales, and the sacrifice is not without its reward. This opera never fails to draw tears from a Tokio audience even to-day.

Hãy dành nhiều lời ân đức đối với người trồng hoa. Người trồng hoa trong chậu dù sao cũng còn nhân tính hơn người cầm kéo rất nhiều. Chúng ta vui sướng khi thấy họ quan tâm đến nước nôi và mưa nắng, căm ghét các loài ký sinh, ghê tởm sương giá, âu lo khi nụ hoa nở muộn mừng vui khi lá xanh tươi. Ở Phương Đông, nghệ thuật trồng hoa là một nghệ thuật đã có từ lâu đời, tình yêu của một thi sĩ và loài cây người thi sĩ ưu ái thường được chép thành truyện và thi ca. Với sự phát triển ngành gốm sứ thời Đường-Tống, chúng ta nghe nói đến món đế hoa kỳ diệu dũng đỡ cây; đế hoa đó không phải là bình hoa mà là diện ngọc. Mỗi loài hoa có người chuyên lo chăm sóc và lau chùi từng chiếc lá bằng cây cọ làm bằng lông thỏ. Sách cũ [như cuốn “Bình Tử” của Uyển Xuân Lan] có chép rằng loài hoa mẫu đơn phải do một thiếu nữ đẹp ăn mặc tươm tất tưới rửa, loài hồng mai phải do một nhà sư gầy gò xanh xao tắm gội. Ở Nhật, một trong những vũ khúc rất phổ biến gọi là “vũ điệu Nô” và vũ khúc Hachinoki được sáng tác vào thời đại Túc Lợi (Ashikaga) đều dựa vào một câu chuyện truyền kỳ. Câu chuyện kể có một võ sĩ đạo lâm vào cảnh nghèo khó vì thiếu củi đốt đã chặt cả cây kiểng yêu quý hầu sưởi ấm tiếp một du tăng trong một đêm giá lạnh. Du tăng đó chẳng ai khác hơn là Điều Thời Lại (Hojo-Tokiyori), một nhân vật trong cổ tích của chúng tôi tương tự như Haroun-Al-Raschid. Sự hy sinh đó không hề đòi hỏi báo đáp. Vở nhạc kịch này cho đến tận ngày nay chưa lần nào không làm rơi lệ khán giả ở Tokio.

Great precautions were taken for the preservation of delicate blossoms. Emperor Huensung, of the Tang dynasty, hung tiny golden bells on the branches in his garden to keep off the birds. He it was who went off in the springtime with his court musicians to gladden the flowers with soft music. A quaint tablet, which tradition ascribes to Yoshitsune, the hero of our Arthurian legends, is still extant in one of the Japanese monasteries.2 It is a notice put up for the protection of a certain wonderful plum-tree, and appeals to us with the grim humour of a warlike age. After referring to the beauty of the blossoms, the inscription says: "Whoever cuts a single branch of this tree shall forfeit a finger therefor." Would that such laws could be enforced nowadays against those who wantonly destroy flowers and mutilate objects of art!

Phải hết sức thận trọng để giữ gìn những nụ hoa yếu ớt. Đường Huyền Tông treo trên cành cây trong vườn những chiếc chuông vàng để xua đuổi các loài chim. Hoàng Đế này cũng là người khi vào xuân đưa nhạc công vào vườn Thượng Uyển dạo nhạc cho hoa đẹp lòng. Một tấm biển ngồ ngộ tương truyền của Yoshitsune, một anh hùng của chúng tôi có truyền kỳ như vua Arthur, vẫn còn cất giữ trong một thiền viện Nhật [Tu Ma tự, gần Kobe]. Đó là một cáo thị treo để bảo vệ một cây mơ huyền diệu nào đó, giọng điệu trong cáo thị nói cho chúng ta thấy đó là một nghiêm lệnh thời chiến. Sau khi nhắc nhở nét đẹp của các nụ hoa, bảng cáo thị viết: “Ai chỉ bẻ một nhánh của cây này sẽ phạt mất một ngón tay đền lại” Ngày nay chẳng biết có nên có những điều luật như vậy đối với những kẻ vô tâm hủy hoại hoa và làm sứt mẻ các nghệ phẩm!

Yet even in the case of pot flowers ,we are inclined to suspect the selfishness of man. Why take the plants from their homes and ask them to bloom mid strange surroundings? Is it not like asking the birds to sing and mate cooped up in cages? Who knows but that the orchids feel stifled by the artificial heat in your conservatories and hopelessly long for a glimpse of their own Southern skies?

Kể cả hoa trồng trong chậu chúng tôi cũng có lòng ngờ vực về tính ích kỷ của con người. Tại sao lại phải bứng cây khỏi quê hương chúng và buộc chúng phải đâm hoa ở nơi xa lạ? Thế có khác nào bắt loài chim hót và làm chuyện yêu đương với nhau trong lồng? Có ai biết chăng loài phong lan cảm thấy ngột ngạt bởi sức nóng nhân tạo trong nhà kính và mong chờ trong tuyệt vọng được thấy tia nắng từ bầu trời phương nam – quê hương chúng?

The ideal lover of flowers is he who visits them in their native haunts, like Taoyuenming,3 who sat before a broken bamboo fence in converse with the wild chrysanthemum, or Linwosing, losing himself amid mysterious fragrance as he wandered in the twilight among the plum-blossoms of the Western Lake. 'Tis said that Chowmushih slept in a boat so that his dreams might mingle with those of the lotus. It was this same spirit which moved the Empress Komio, one of our most renowned Nara sovereigns, as she sang: "If I pluck thee, my hand will defile thee, O Flower! Standing in the meadows as thou art, I offer thee to the Buddhas of the past, of the present, of the future."


Người yêu hoa lý tưởng là người biết viếng thăm hoa tại nơi sinh trưởng của hoa, như Đào uyên Minh (Taoyuenming) [Tất cả các thi sĩ và triêt nhân nổi tiếng của Trung Hoa], ngồi trước giậu tre đổ để trò chuyện cùng loài cúc dại, hay Lâm Hòa Tỉnh (Linwosing) quên mất cả mình giữa hương thơm kỳ bí khi lang thang lúc chạng vạng giữa rừng hoa mơ bên Tây Hồ. Truyền thuyết còn nói Chu Mậu Thúc (Chowmushih) ngủ trên xuồng để giấc mộng của mình có thể hòa chung vào giấc mộng của hoa sen. Tâm hồn đó giống như tâm hồn xao động của Nữ hoàng Quang Minh (Komi), một trong những anh quân triều đại Nại Lương của chúng tôi, hát lên rằng: “Nếu ta hái hoa, bàn tay ta sẽ làm bẩn hoa. Hoa ơi! Cứ ngự trị trên đồng cỏ như từng ngự trị, ta sẽ dâng hoa cho Đức Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và Đức Phật vị lai ”

However, let us not be too sentimental. Let us be less luxurious but more magnificent. Said Laotse: "Heaven and earth are pitiless." Said Kobodaishi: "Flow, flow, flow, flow, the current of life is ever onward. Die, die, die, die, death comes to all." Destruction faces us wherever we turn. Destruction below and above, destruction behind and before. Change is the only Eternal, – why, not as welcome Death as Life? They are but counterparts one of the other, – the Night and Day of Brahma. Through the disintegration of the old, re-creation becomes possible. We have worshipped Death, the relentless goddess of mercy, under many different names. It was the shadow of the All-devouring that the Gheburs greeted in the fire. It is the icy purism of the sword-soul before which Shinto-Japan prostrates herself even to-day. The mystic fire consumes our weakness, the sacred sword cleaves the bondage of desire. From our ashes springs the phoenix of celestial hope, out of the freedom comes a higher realisation of manhood.

Tuy nhiên chúng ta chớ quá đa tình. Chúng ta hãy bớt xa hoa, mà nên cao thượng hơn. Lão Tử viết: “Trời đất bất nhân” . Hoằng Pháp Đại Sư (Kobodaishi) nói: “Trôi chảy đi, chảy đi, chảy đi, chảy đi, dòng đời cứ trôi đi mãi. Chết đi, chết, chết, chết, cái chết đến với mọi người”. Chúng ta quay về phía nào sự hủy hoại cũng đối mặt với chúng ta. Sự hủy hoại đó có ở trên và bên dưới, trước mặt và đằng sau chúng ta. Chỉ có sự biến dịch là vĩnh cửu – vậy sao không đón chào cái chết như đón chào sự sống?. Chúng chỉ là hai mặt đối lập với nhau – như ngày và đêm của Đại ngã (Brahma). Qua sự tan rã đi của cái cũ thì cái mới mới có thể tái sinh, Chúng ta một thời thờ Thần chết (Death), nữ thần lạnh lùng với lòng thương xót, dưới nhiều danh hiệu khác nhau. Chính trong bóng tối của sự Toàn Diệt mà người Gheburs đón mừng lửa. Vì chủ nghĩa thuần khiết băng giá của kiếm-hồn mà Thần đạo Nhật Bản mãi đến hôm nay vẫn còn quỳ lạy nó. Ngọn lửa thần bí thiêu rụi sự yếu đuối của chúng ta, thanh gươm thiêng chẻ tan sự trói buộc của dục vọng. Từ bản nguyên tro bụi của chúng ta bật ra con phượng hoàng của hy vọng thiên đường, vượt ra ngoài sự tự do đi đến hiện thực nhân cách cao hơn.

Why not destroy flowers if thereby we can evolve new forms ennobling the world idea? We only ask them to join in our sacrifice to the beautiful. We shall atone for the deed by consecrating ourselves to Purity and Simplicity. Thus reasoned the tea-masters when they established the Cult of Flowers.

Tại sao không hủy diệt hoa nếu nhờ đó chúng ta tiến hóa thành một hình thái mới cao thượng hóa lý tưởng thế gian? Chúng ta chỉ đòi hỏi ở hoa dự vào cuộc hiến tế cái đẹp. Chúng ta sẽ chuộc lại nghiệp chướng đó bằng cách tự mình hiến thân cho sự thanh khiết và giản dị. Những điều này lý giải vì sao các trà sư lập ra Hoa Đạo (tôn thờ hoa).

Anyone acquainted with the ways of our tea- and flower-masters must have noticed the religious veneration with which they regard flowers. They do not cull at random, but carefully select each branch or spray with an eye to the artistic composition they have in mind. They would be ashamed should they chance to cut more than were absolutely necessary. It may be remarked in this connection that they always associate the leaves, if there be any, with the flower, for their object is to present the whole beauty of plant life. In this respect, as in many others, their method differs from that pursued in Western countries. Here we are apt to see only the flower stems, heads, as it were, without body, stuck promiscuously into a vase.

Ai hiểu được đạo lý của các trà sư và hoa sư của chúng tôi đều phải ghi nhận lòng sùng bái có tính tôn giáo của họ đối với hoa. Họ không hái hoa bừa bãi mà lựa chọn tỉ mỉ từng cành từng ngọn với nhãn quan phối hợp mỹ thuật hình dung sẳn trong đầu. Họ tự hổ thẹn nếu lỡ cắt hoa nhiều hơn mức tối cần thiết. Tiên đây lưu ý rằng họ thường kết hợp hoa với lá, nếu có sẵn, vì họ có chủ trương thể hiện toàn bộ vẽ đẹp còn sinh khí của cây cỏ. Về mặt này cũng như nhiều mặt khác, phương pháp cắm hoa của họ khác với lối các nước Phương Tây thường dùng. Ở lối Phương Tây chúng tôi thấy trơ trọi cành hoa, hay cụm hoa đơn độc không có cành được cắm lộn xộn vào bình.

When a tea-master has arranged a flower to his satisfaction he will place it on the tokonoma, the place of honour in a Japanese room. Nothing else will be placed near it which might interfere with its effect, not even a painting, unless there be some special aesthetic reason for the combination. It rests there like an enthroned prince, and the guests or disciples on entering the room will salute it with a profound bow before making their addresses to the host. Drawings from masterpieces are made and published for the edification of amateurs. The amount of literature on the subject is quite voluminous. When the flower fades, the master tenderly consigns it to the river or carefully buries it in the ground. Monuments even are sometimes erected to their memory.

Khi một trà sư cắm hoa đã vừa ý, ông ta đặt lọ hoa vào sàng gian (tokonoma), là nơi trang trọng trong căn phòng của người Nhật. Chẳng thứ gì được đặt gần hoa để khỏi xen vào giá trị của hoa, kể cả họa phẩm trừ phi vì lý do mỹ thuật đặc biệt cần phối hợp. Hoa ngự ở đó y như một ông hoàng đã đăng quang, khách hay môn sinh khi vào gian phòng đều phải cúi đầu chào hoa trước cả khi chào chủ nhà. Các kiệt tác cắm hoa được vẽ sao lại và phổ biến cho cac tay nghiệp dư học hỏi. Số tac phẩm văn học viết về chủ đề này nhiều vô lượng. Khi hoa tàn phai, trà sư dịu dàng gửi gắm hoa cho dòng sông hay cẩn thận mai táng xuống lòng đất. Đôi khi có cả tượng đài để tưởng niệm hoa.

The birth of the Art of Flower Arrangement seems to be simultaneous with that of Teaism in the fifteenth century. Our legends ascribe the first flower arrangement to those early Buddhist saints who gathered the flowers strewn by the storm and, in their infinite solicitude for all living things, placed them in vessels of water. It is said that Soami, the great painter and connoisseur of the court of Ashikaga Yoshimasa, was one of the earliest adepts at it. Juko, the tea-master, was one of his pupils, as was also Senno, the founder of the house of Ikenobo, a family as illustrious in the annals of flowers as was that of the Kanos in painting. With the perfecting of the tea-ritual under Rikiu, in the latter part of the sixteenth century, flower arrangement also attains its full growth. Rikiu and his successors, the celebrated Ota-wuraka, Furuka-Oribe, Koyetsu, Kobori-Enshiu, Katagiri-Sekishiu, vied with each other in forming new combinations. We must remember, however, that the flower worship of the tea-masters formed only a part of their aesthetic ritual, and was not a distinct religion by itself. A flower arrangement, like the other works of art in the tea-room, was subordinated to the total scheme of decoration. Thus Sekishiu ordained that white plum blossoms should not be made use of when snow lay in the garden. "Noisy" flowers were relentlessly banished from the tea-room. A flower arrangement by a tea-master loses its significance if removed from the place for which it was originally intended, for its lines and proportions have been specially worked out with a view to its surroundings.

Sự khai sinh ra nghệ thuật cắm hoa dường như cùng thời với sự ra đời của trà đạo vào thế kỷ 15. Truyền thuyết của chúng tôi thuật lại rằng người đầu tiên cắm hoa là các vị Phật cổ, các Ngài lượm những cánh hoa bị bão thổi rụng và thả chúng vào chậu nước, với lòng từ bi vô hạn đối với chúng sinh. Cũng có câu chuyện kể rằng Tương A Di (Soami), đại danh họa kiêm nhà sành điệu của triều đình Túc Lợi Nghĩa Chính (Ashikaga-Yoshimasa), là một trong những môn đồ sớm nhất của Hoa đạo. Trà sư Châu Quang (Juko) là môn đồ của ông; Thiên Năng (Senno), người khai sáng môn phái Tri Phường (Ikenobo) nổi tiếng trong Hoa đạo chẳng kém gì trường phái Dã thú Kanos trong hội họa, cũng là học trò của Tương A Di. Cùng với sự hoàn thiện nghi thức uống trà của Lợi Hưu vào hậu bán thế kỷ 16, thuật cắm hoa đạt đến mức tột cùng. Lợi Hưu và các truyền nhân của ông như các nhân vật nổi tiếng là Chức Điền Hữu Nhạc (Oda-wuraka), Cổ Điền Chức Bộ (Furuka-Oribe), Quang Duyệt (Koyetsu), Tiểu Khuất Viễn Châu (Kobori-Enshiu), Phiến Đồng Thạch Châu (Katagiri-Sekishiu) đều có lối cắm hoa mới của riêng mình. Tuy vậy chúng ta cũng nên nhớ rằng tôn thờ hoa của các trà sư chỉ là một bộ phận trong nghi lễ mỹ học, và bản thân hoa đạo không là một tôn giáo đúng nghĩa. Cũng giống một công việc nghệ thuật nào khác trong trà thất, cắm hoa phụ thuộc vào ý đồ trang trí tổng thể của gian phòng. Vì thế Thạch Châu () ngăn cấm dùng hoa mơ trắng khi ngoài vườn có tuyết rơi.Hoa “lắm lời” bị cấm tuyệt trong trà thất. Lối cắm hoa của một trà sư mất đi ý nghĩa nếu đem ra khỏi nơi vốn định sẵn cho nó, bởi lẽ đường nét cắm và kích thước lọ hoa được công phu chuyên biệt cho cảnh vật riêng xung quanh nó.

The adoration of the flower for its own sake begins with the rise of "Flower-Masters,'' toward the middle of the seventeenth century. It now becomes independent of the tea-room and knows no law save that that the vase imposes on it. New conceptions and methods of execution now become possible, and many were the principles and schools resulting therefrom. A writer in the middle of the last century said he could count over one hundred different schools of flower arrangement. Broadly speaking, these divide themselves into two main branches, the Formalistic and the Naturalesque. The Formalistic schools, led by the Ikenobos, aimed at a classic idealism corresponding to that of the Kano-academicians. We possess records of arrangements by the early masters of this school which almost reproduce the flower paintings of Sansetsu and Tsunenobu. The Naturalesque school, on the other hand, as its name implies, accepted nature as its model, only imposing such modifications of form as conduced to the expression of artistic unity. Thus we recognise in its works the same impulses which formed the Ukiyoe and Shijo schools of painting.

Việc tôn thờ hoa vì hoa bắt đầu khi các hoa nhân hay hoa sư (Flower-Masters) nổi lên, tức vào giữa thế kỷ 17. Nay nghệ thuật nay đã độc lập khỏi trà thất, thoát rời mọi quy luật nào khác ngoài quy luật của bình cắm hoa mà nó phải tuân theo. Nhiều khái niệm và phương pháp cắm hoa mới nay đã khả dĩ áp dụng và từ đó sinh ra nhiều nguyên tắc và trường phái cắm hoa. Một nhà văn hồi giữa thế kỷ trước nói rằng ông ta có thể đếm được hơn 100 trường phái cắm hoa khác nhau. Nhưng đại để mà nói thì các trường phái này chia làm hai nhánh chính: nhóm trường phái hình thức (Formalistic) và nhóm trường phái tả thực (Naturalesque). Nhóm trường phái hình thức do dòng Trì Phường (Ikenobos) chủ đạo hướng về chủ nghĩa duy tâm cổ điển tương ứng với trường phái dã thú kinh viện (Kano-academicians) bên hội họa. Chúng ta có những ký thuật về lối cắm hoa của các hoa sư thời ban sơ của trường phái này mà chủ yếu la các bức tranh vẽ hoa của Sơn Tuyết (Sansetsu) và Thường Tín (Tsunenobu). Trái lại, trường phái tả thực nhận thiên nhiên làm mô thức sáng tác, và chỉ ép lòng sửa kiểu dáng hoa theo biểu hiện tính đồng nhất mỹ thuật. Vậy nên chúng ta thấy các tác phẩm của trường phái này có những rung động giống như ở hai trường phái hội họa Từ Thế Hội (Ukiyoe) và Điểu Phái (Shijo).

It would be interesting, had we time, to enter more fully than is now possible into the laws of composition and detail formulated by the various flower-masters of this period, showing, as they would, the fundamental theories which governed Tokugawa decoration. We find them referring to the Leading Principle (Heaven), the Subordinate Principle (Earth), the Reconciling Principle (Man), and any flower arrangement which did not embody these principles was considered barren and dead. They also dwelt much on the importance of treating a flower in its three different aspects, the Formal, the Semi-Formal, and the Informal. The first might be said to represent flowers in the stately costume of the ballroom, the second in the easy elegance of afternoon dress, the third in the charming deshabille of the boudoir.


Nếu có thì giờ và có thể, chúng tôi sẽ đi sâu vào tận cùng các quy luật phối trí và chi tiết đã được các hoa sư vào thời kỳ này công thức hóa, thể hiện ra như họ muốn các lý thuyết cơ bản chi phối lối trang trí của Đức Xuyên Kỳ (Tokugawa). Chúng tôi thấy họ dựa theo nguyên lý chủ đạo là “trời” (Thiên), nguyên lý phụ thuộc là “đất” (Địa) và nguyên lý hòa điệu là “người” (Nhân) và bất kỳ lối cắm hoa nào không hóa thân được các nguyên lý này đều khô cằn và chết đi. Họ còn nói đi nói lại nhiều về tầm quan trọng của việc xử lý hoa theo ba khía cạnh khác nhau: Trịnh trọng (Formal), Bán trịnh trọng (Semi-Formal) và Không trịnh trọng (Informal). Khía cạnh thứ nhất có thể nói là thể hiện hoa trên bộ đồ dự vũ hội trang trọng, khía cạnh thứ nhì như trên bộ váy thước tha mặc vào buổi chiếu, và khía cạnh thứ ba như trên bộ đồ gợi cảm trong khuê phòng.


Our personal sympathies are with the flower-arrangements of the tea-master rather than with those of the flower-master. The former is art in its proper setting and appeals to us on account of its true intimacy with life. We should like to call this school the Natural in contradistinction to the Naturalesque and Formalistic schools. The tea-master deems his duty ended with the selection of the flowers, and leaves them to tell their own story. Entering a tearoom in late winter, you may see a slender spray of wild cherries in combination with a budding camellia; it is an echo of departing winter coupled with the prophecy of spring. Again, if you go into a noon-tea on some irritatingly hot summer day, you may discover in the darkened coolness of the tokonoma a single lily in a hanging vase; dripping with dew, it seems to smile at the foolishness of life.

Chúng tôi có cảm tình riêng với các lối cắm hoa của trà sư hơn của các hoa sư. Lối của trà sư là nghệ thuật.réo gọi chúng ta vào chốn thâm tình của cuộc sống bằng chính cách bài trí của lối này. Chúng tôi tạm gọi đây là trường phái tự nhiên (school the Natural) để đối lại với trường phái tả thực và hình thức. Trà sư thấy rằng bổn phận của họ chỉ là lựa hoa là xong, và để cho hoa tự nói lên câu chuyện của mình. Bước vào trà thất vào một ngày cuối đông bạn có thể thấy một nhánh hoa anh đào dại lơ thơ cắm phối trí với một cây trà mi đang đơm nụ; đó là âm hưởng của mùa đông sắp đi phối cùng lời tiên tri mùa xuân sắp đến. Lại nữa, nếu bạn gặp một buổi trà trưa vào một ngày gay gắt nóng của mùa hạ, bạn có thể khám phá nơi sàng gian râm mát một nhánh huệ tây đơn độc cắm trong chiếc bình treo trên vách; ướt đẫm sương, như là mỉm cười vào sự rồ dại của cuộc đời.

A solo of flowers is interesting, but in a concerto with painting and sculpture the combination becomes entrancing. Sekishiu once placed some water-plants in a flat receptacle to suggest the vegetation of lakes and marshes, and on the wall above he hung a painting by Soami of wild ducks flying in the air. Shoha, another tea-master, combined a poem on the Beauty of Solitude by the Sea with a bronze incense burner in the form of a fisherman's hut and some wild flowers of the beach. One of the guests has recorded that he felt in the whole composition the breath of waning autumn.

Bản độc tấu của hoa quả thú vị, nhưng hòa tấu với họa phẩm hay bức điều khắc thì sự phối hợp đó làm người ta ngây ngất. Một lần Thanh Châu (Sekishiu) đặt vài cây thủy thảo trong một bồn bẹt tượng trưng cho thực vật trong ao đầm, và phía trên vách ông treo bức họa của Tương A Di (Soami) vẽ vài con uyên ương bay trên không trung.Một trà sư khác tên là Thiệu Ba (Shoha) phối hợp thêm một bài thơ ca ngợi Cảnh đẹp Tịch Mịch của Biển cả với một chiếc lư đồng có hình túp lều của ngư phủ và vài cánh hoa dại trên bờ biển. Một vị khách đề bút ghi lại ông ta cảm nhận nguyên bộ phối hợp này hơi thở của mùa thu ấm áp.

Flower stories are endless. We shall recount but one more. In the sixteenth century the morning-glory was as yet a rare plant with us. Rikiu had an entire garden planted with it, which he cultivated with assiduous care. The fame of his convolvuli reached the ear of the Taiko, and he expressed a desire to see them, in consequence of which Rikiu invited him to a morning tea at his house. On the appointed day Taiko walked through the garden, but nowhere could he see any vestige of the convolvulus. The ground had been leveled and strewn with fine pebbles and sand. With sullen anger the despot entered the tea-room, but a sight waited him there which completely restored his humour. On the tokonoma, in a rare bronze of Sung workmanship, lay a single morning-glory – the queen of the whole garden!

Chuyện về hoa thì vô tận. Chúng tôi chỉ kể thêm một chuyện nữa thôi.. Vào thế kỷ 16 loài hoa bìm bìm tía (morning-glory) vẫn còn hiếm hoi. Thế mà Lợi Hưu có nguyên một khu vườn trồng loại hoa này, và ông chăm sóc hết sức chu đáo. Danh tiếng loài hoa này đến tai Thái Cáp (Taiko) và ông ta ngỏ ý muốm ngắm, do vậy Lợi Hưu buộc lòng mời Thái Cáp đến nhà dùng trà sáng. Đúng ngày hẹn, Thái Cáp dạo khắp vườn mà khắp nơi chẳng thấy có dấu vết nào của loài hoa bìm bìm tía. Mặt đất bị san bằng và trải đá dăm cùng cát. Cơn giận sôi lên, vị bạo chúa này bước vào trà thất, ở đấy một cảnh tượng đang đợi chờ ông ta và nó khôi phục hoàn toàn tính khí trào lộng của Thái Cáp. Ở sàng gian, trong món đồ đồng quý hiếm đời Tống, có một cánh hoa .bìm bìm tía đơn độc – nữ hoàng của cả vườn hoa!

In such instances we see the full significance of the Flower Sacrifice. Perhaps the flowers appreciate the full significance of it. They are not cowards, like men. Some flowers glory in death – certainly the Japanese cherry blossoms do, as they freely surrender themselves to the winds. Anyone who has stood before the fragrant avalanche at Yoshino or Arashiyama must have realised this. For a moment they hover like bejewelled clouds and dance above the crystal streams; then, as they sail away on the laughing waters, they seem to say: "Farewell, O Spring! We are on to Eternity."

Trong chốc lát như thế chúng ta mới lĩnh hội trọn vẹn ý nghĩa Hiến Sinh của Hoa. Có lẽ loài hoa cũng đánh giá đầy đủ ý nghĩa của chúng, Như con người, hoa không ươn hèn. Một số hoa lấy cái hết làm vinh – hẳn hoa anh đào Nhật Bản cũng vậy khi tự tại buông mình theo làn gió. Ai từng đối mặt với tuyết lỡ ngát hương thơm ở Cát Dã (Yoshino) hay Lam Sơn (Arashiyama) phải thực hiện việc đó. Vào lúc hoa liệng trong đám mây đẹp như ngọc và múa may trên dòng nước trong như pha lê; rồi sau đó hoa trôi theo dòng nước reo cười, hoa dường như tự bảo: “Vĩnh biệt, Ôi mùa xuân! Chúng tôi về nơi vĩnh hằng đây”.

1 "Pingtse," by Yuenchunlang.
2 Sumadera, near Kobe.
3 All celebrated Chinese poets and philosophers.

11/Thanh phàn: loại thuốc khoáng sản dùng trong đông y, tức sulfat đồng.
12/ Đế hoa: gọi chung những thứ dùng để nâng đỡ loài cây có hoa. Tiếng Anh: receptacle
13/ Hồng mai tức cây mơ chứ không phải cây mai chưng tết trong Nam.
14 Câu này lấy trong Đạo Đức Kinh 5:1; nguyên văn: “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu; thánh nhân bất nhân, dĩ bách tính vi sô cẩu. Thiên địa chi gian, kì do thác nhược hồ? Hư nhi bất khuất; động nhi dũ xuất. Đa ngôn sổ cùng, bất như thủ trung” (Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm, thánh nhân bất nhân, coi trăm họ như chó rơm. Khoảng giữa trời đất như ống bể, hư không mà không kiệt, càng chuyển động, hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự hư tĩnh) – Ngườii dịch chú.
15Biến dịch có nghịa là thay đổi. Nguyên tác dùng từ “change”
16 Hoa “lắm lời”; nguyên văn là “noisy”, ý ám chỉ hoa có màu sắc lòe loẹt. Người dịch chú.
17 Tức thế kỷ 19 – Người dịch.
18Lấy theo thuyết Tam tài (Thiên, Địa, Nhân) của triết học Viễn Đông – Người dịch.


VII. TEA-MASTERS

In religion the Future is behind us. In art the Present is the eternal. The tea-masters held that real appreciation of art is only possible to those who make of it a living influence. Thus they sought to regulate their daily life by the high standard of refinement which obtained in the tea-room. In all circumstances serenity of mind should be maintained, and conversation should be so conducted as never to mar the harmony of the surroundings. The cut and colour of the dress, the poise of the body, and the manner of walking could all be made expressions of artistic personality. These were matters not to be lightly ignored, for until one has made himself beautiful he has no right to approach beauty. Thus the tea-master strove to be something more than the artist, – art itself. It was the Zen of aestheticism. Perfection is everywhere if we only choose to recognise it. Rikiu loved to quote an old poem which says: "To those who long only for flowers, fain would I show the full-blown spring which abides in the toiling buds of snow-covered hills."


VII. Trà sư

Tôn giáo vị lai còn ở phía sau lưng chúng ta. Nghệ thuật hiện tại thì vĩnh hằng. Các bậc trà sư bảo lưu rằng sự đánh giá nghệ thuật đúng nghĩa chỉ có thể dành cho những người làm cho nghệ thuật có ảnh hưởng trong cuộc sống. Vậy nên, các trà sư tìm cách chế định cuộc sống thường nhật của họ theo các chuẩn mực có mức độ tinh tế cao mà họ thu lượm được bên trong trà thất. Trong mọi tình cảnh, sự thanh tĩnh của tâm hồn cần được giữ vững, và sự hòa điệu với cảnh vật chung quanh cần được bảo tồn. Kiếu cách và màu sắc y phục, thế dáng thân hình, dáng điệu đi đứng, tất cả đều phải bộc lộ ra một nhân cách nghệ sĩ. Người được tôn là trà sư không được một chút sơ xuất, vì lẽ bất cứ ai cũng không có quyền tiếp cận cái đẹp cho đến khi người đó biết làm đẹp cho mình. Cho nên, một trà sư tốn nhiều công sức hơn một người nghệ sĩ, vì đó thứ nghệ thuật tự nơi bản thân mình. Sự hoàn hảo có mặt khắp muôn nơi, điều đáng nói là chúng tôi có biết lựa chọn để nhận biết nó hay không. Lợi Hưu (Rikiu) ưa trích ngâm một câu cổ thi: “Với những ai nóng lòng chờ hoa nở, Tôi đành trưng ra mùa xuân đầy hoa, Hoa chen trong những chồi lộc nặng nề, trên những ngọn đồi còn tuyết phủ”.

Manifold indeed have been the contributions of the tea-masters to art. They completely revolutionised the classical architecture and interior decorations, and established the new style which we have described in the chapter of the tea-room, a style to whose influence even the palaces and monasteries built after the sixteenth century have all been subject. The many-sided Kobori-Ignshiu has left notable examples of his genius in the Imperial villa of Katsura, the castles of Najoya and Nijo, and the monastery of Kohoan. All the celebrated gardens of Japan were laid out by the tea-masters. Our pottery would probably never have attained its high quality of excellence if the tea-masters had not lent to it their inspiration, the manufacture of the utensils used in the tea ceremony calling forth the utmost expenditure of ingenuity on the part of our ceramists. The Seven Kilns of Enshiu are well known to all students of Japanese pottery. Many of our textile fabrics bear the names of tea-masters who conceived their colour or design. It is impossible, indeed, to find any department of art in which the tea-masters have not left marks of their genius. In painting and lacquer it seems almost superfluous to mention the immense service they have rendered. One of the greatest schools of painting owes its origin to the tea-master Itonnami-Koyetsu, famed also as a lacquer artist and potter. Beside his works, the splendid creation of his grandson, Koho, and of his grandnephews, Korin and Kenzan, almost fall into the shade. The whole Korin school, as it is generally designated, is an expression of Teaism. In the broad lines of this school we seem to find the vitality of nature herself.


Quả tính nhiều mặt là sự đóng góp của các trà sư đưa Trà đạo đi đến nghệ thuật. Các trà sư đã làm cách mạng triệt để phong cách kiến trúc và nghệ thuật trang trí nội thất cổ điển, và họ lập ra một phong cách mới mà chúng tôi đã mô tả ở chương Trà Thất; một phong cách thậm chí có ảnh hưởng đến cung đình và các thiền viện được xây dựng từ sau thế kỷ 16. Con người đa năng Tiểu Khuất Viễn Châu (Kobori-Enshiu) để lại dấu ấn thiên tài ở Quế Ly Cung (Katsura), ở các thành ốc như Danh Cát Ốc Thành (Nagoya), Nhị Điều Thành (Nijo) và ở thiền viện Cô Bồng An (Kohoan). Toàn bộ các hoa viên danh tiếng ở Nhật Bản đều có dấu ấn của các trà sư. Gốm sứ của chúng tôi có lẽ chẳng bao giờ đạt đến chất lượng cao tuyệt vời nếu các trà sư không gửi vào chúng cảm hứng của họ, việc chế tác đồ dùng trong nghi thức Trà đạo đòi hỏi sự gửi gắm độ tinh xảo tột cùng vào một vài bộ phận của ngành gốm sứ. Sinh viên ngành gốm sứ Nhật ai chẳng biết đến bộ đồ gốm trứ danh mang tên Viễn Châu Thất Diêu (Seven Kilns of Enshiu). Nhiều loại hàng dệt của chúng tôi mang tên các vị trà sư vì chính họ thiết kế màu sắc và họa kiểu. Thật khó có thể tìm thấy bất cứ bộ môn nghệ thuật nào không có dấu ấn thiên tài của các trà sư. Trong hội họa và nghề sơn mài nếu đề cập đến những công lao lớn của các trà sư gửi gắm vào thì dường như cũng bằng thừa. Một trong những trường phái hội họa lớn nhất thoát thai từ trà sư Bản A di quang Nguyệt (Honnami-Koyetsu), người cũng lừng danh với tư cách một nghệ sĩ đồ sơn mài và gốm sứ. Đạt bên cạnh những tác phẩm của ông, những sáng tác lộng lẫy của người cháu nội Quang Phủ (Koho), và của hai người cháu cố là Quang lâm (Korin) và Kiều Sơn (Kenzan) hầu như trở nên lu mờ. Như người ta thường nói, toàn bộ trường phái Quang lâm (Korin) là sự biểu cảm của Trà đạo. Đứng trên góc độ khái quát, dường như chúng ta tìm thấy nơi trường phái này sinh khí vốn có của tự nhiên.

Great as has been the influence of the tea-masters in the field of art, it is as nothing compared to that which they have exerted on the conduct of life. Not only in the usages of polite society, but also in the arrangement of all our domestic details, do we feel the presence of the tea-masters. Many of our delicate dishes, as well as our way of serving food, are their inventions. They have taught us to dress only in garments of sober colours. They have instructed us in the proper spirit in which to approach flowers. They have given emphasis to our natural love of simplieity, and shown us the beauty of humility. In fact, through their teachings tea has entered the life of the people.

Trong lãnh vực nghệ thuật ảnh hưởng của các trà sư tuy to lớn như thế, nhưng đó chưa là cái gì khi đem so với ảnh hưởng của họ trong phép xử thế. Không chỉ là trong tập quán của một xã hội lịch lãm, mà còn trong việc thu xếp mọi việc nhỏ nhặt trong gia đình; điều đó khiến chúng tôi lúc nào cũng thấy sự hiện diện của các trà sư. Nhiều món ăn ngon, cũng như cách chúng tôi dọn bữa, đều do các trà sư sáng tạo ra. Các trà sư dạy chúng tôi chỉ nên mặc y phục có màu nhã nhặn. Các trà sư luyện cho chúng tôi có một tinh thần thích hợp khi gần gũi với hoa. Các trà sư làm chúng tôi bật lên tình yêu vốn có nơi sự giản dị, và chỉ cho chúng tôi thấy nét đẹp ở đức khiêm nhường. Các lời chỉ giáo của các trà sư đã thật sự đi vào đời sống của dân tộc chúng tôi.

Those of us who know not the secret of properly regulating our own existence on this tumultuous sea of foolish troubles which we call life are constantly in a state of misery while vainly trying to appear happy and contented. We stagger in the attempt to keep our moral equilibrium, and see forerunners of the tempest in every cloud that floats on the horizon. Yet there is joy and beauty in the roll of the billows as they sweep outward toward eternity. Why not enter into their spirit, or, like Liehtse, ride upon the hurricane itself?

Ai trong chúng ta chẳng biết bí quyết điều chỉnh thích đáng cuộc sống của riêng mình giữa biển phiền não sôi động và rồ dại mà chúng ta gọi là cuộc đời, thì người đó thường xuyên sống trong khổ ải và dù có cố tỏ ra đang hạnh phúc và hài lòng cũng uổng công thôi. Chúng ta loạng choạng trong việc cố giữ cho đầu óc được quân bình, và thấy nhiều điềm báo giông tố trong từng đám mây trôi bồng bềnh cuối chân trời. Song vẫn còn niềm vui và vẻ đẹp trong cuộn sóng lừng quét ra xa hướng vào vô tận. Tại sao chúng ta không đi vào trong tinh thần những ngọn sóng đó, hoặc nói như Liệt Tử, cỡi lên trên những trận cuồng phong bão tố?

He only who has lived with the beautiful can die beautifully. The last moments of the great tea-masters were as full of exquisite refinement as had been their lives. Seeking always to be in harmony with the great rhythm of the universe, they were ever prepared to enter the unknown. The "Last Tea of Rikiu" will stand forth forever as the acme of tragic grandeur.

Chỉ ai sống vì cái đẹp mới được chết thật đẹp. Giây phút cuối đời của các đại trà sư vẫn đầy vẻ tao nhã tuyệt đẹp như khi họ từng sống. Luôn đi tìm sự hòa điệu với nhịp sống vĩ đại của vũ trụ, các trà sư mãi mãi chuẩn bị cho sự hòa nhập vào cõi hư vô. Câu chuyện ‘Chén Trà Cuối Cùng của Lợi Hưu” sẽ mãi vươn lên đỉnh cao của sự bi hùng đó.

Long had been the friendship between Rikiu and the Taiko-Hideyoshi, and high the estimation in which the great warrior held the tea-master. But the friendship of a despot is ever a dangerous honour. It was an age rife with treachery, and men trusted not even their nearest kin. Rikiu was no servile courtier, and had often dared to differ in argument with his fierce patron. Taking advantage of the coldness which had for some time existed between the Taiko and Rikiu, the enemies of the latter accused him of being implicated in a conspiracy to poison the despot. It was whispered to Hideyoshi that the fatal potion was to be administered to him with a cup of the green beverage prepared by the tea-master. With Hideyoshi suspicion was sufficient ground for instant execution, and there was no appeal from the will of the angry ruler. One privilege alone was granted to the condemned – the honour of dying by his own hand.

Tình bằng hữu giữa Lợi Hưu (Rikiu) và Thái Cáp Tú Cát (Taiko-Hideyoshi) dài bao lâu, sự quý kính đối với bậc trà sư của người chiến binh vĩ đại càng cao bấy nhiêu. Nhưng tình bạn của một bạo chúa luôn là thứ vinh dự nguy hiểm. Thời ấy đầy rẫy sự phản trắc, và thậm chí người ta cũng chẳng dám tin vào người thân gần gũi nhất. Lợi Hưu (Rikiu) chẳng là một đình thần đê hạ, và ông thường cả gan biện luận trái với vị chúa công bạo tàn của mình. Lợi dụng những lúc có sự lạnh nhạt giữa Thái Cáp và Lợi Hưu, kẻ thù của Lợi Hưu cáo buộc ông liên can vào một âm mưu hạ độc bạo chúa này. Chuyện này xì xào đến tai Tú Cát (Hideyoshi) thứ nước uống màu xanh lục chết người này được pha chế bởi một trà sư và dành dâng lên cho Tú Cát. Với Tú Cát, chỉ cần nghi ngờ thôi cũng đủ là bằng cớ cho hành hình ngay tức khắc, và chẳng lời kêu xin nào lay chuyển được vì quân chủ đang thịnh nộ. Chỉ có một ân điển dành cho kẻ bị kết án – vinh dự được tự xử mình.

On the day destined for his self-immolation, Rikiu invited his chief disciples to a last tea-ceremony. Mournfully at the appointed time the guests met at the portico. As they look into the garden path the trees seem to shudder, and in the rustling of their leaves are heard the whispers of homeless ghosts. Like solemn sentinels before the gates of Hades stand the grey stone lanterns. A wave of rare incense is wafted from the tea-room; it is the summons which bids the guests to enter. One by one they advance and take their places. In the tokonoma hangs a kakemono, – a wonderful writing by an ancient monk dealing with the evanescence of all earthly things. The singing kettle, as it boils over the brazier, sounds like some cicada pouring forth his woes to departing summer. Soon the host enters the room. Each in turn is served with tea, and each in turn silently drains his cup, the host last of all. According to established etiquette, the chief guest now asks permission to examine the tea-equipage. Rikiu places the various articles before them, with the kakemono. After all have expressed admiration of their beauty, Rikiu presents one of them to each of the assembled company as a souvenir. The bowl alone he keeps. "Never again shall this cup, polluted by the lips of misfortune, be used by man." He speaks, and breaks the vessel into fragments.

Vào ngày định mạng tự xử mình, Lợi Hưu (Rikiu) cho vời các đại môn đồ của mình lại dự nghi lễ trà lần cuối. Đến giờ đã định, các khách mời buồn thảm đứng ngay trước cổng. Dưới mắt họ những hàng cây hai bên lối đi trong vườn dường như đang rùng mình, và trong tiếng xào xạc của tàn lá nghe như có tiếng rên rỉ của những vong linh vô chủ. Mấy chiếc đèn đá xám xịt (Thạch đăng lung) sừng sững như những âm binh đứng gác trước cổng Quỷ Môn Quan. Một làn hương thơm từ trà thất tỏa ra, đó là lời triệu mời khách vào trong. Từng người một bước tới và an tọa vào vị trí của mình. Trên sàn gian treo một bức hoành, dòng chữ tuyệt đẹp của một vị tăng thời xa xưa nói về tính không của muôn vật trên cõi trần này. Ấm nước reo, nó đang sôi trên lò than hồng, nghe như tiếng ve sầu trút ra lời phiền muộn của chúng trước sự chia ly với mùa hè. Chủ nhân bước vào trà thất. Mỗi người lần lượt được mời trà, và mỗi người lần lượt tĩnh lặng uống cạn chén của mình, chủ nhà dùng cuối cùng. Theo nghi thức, vị khách trưởng tôn xin phép xem xét trà cụ. Lợi Hưu bày ra mọi thứ trà cụ, với cả bức hoành. Sau khi mọi người buông lời tán thán, Lợi Hưu biếu mỗi người một món đồ làm kỷ vật. Chỉ còn lại chiếc chén ông đang dùng. “Chiếc chén này sẽ không còn. Nó đã bị kẻ bất hạnh này làm cho ô uế nên chẳng thể để ai dùng nữa.”, nói xong ông đập vỡ ra từng mảnh.

The ceremony is over; the guests with difficulty restraining their tears, take their last farewell and leave the room. One only, the nearest and dearest, is requested to remain and witness the end. Rikiu then removes his tea-gown and carefully folds it upon the mat, thereby disclosing the immaculate white death robe which it had hitherto concealed. Tenderly he gazes on the shining blade of the fatal dagger, and in exquisite verse thus addresses it:

"Welcome to thee,
 O sword of eternity!
 Through Buddha
 And through Dharuma alike
 Thou hast cleft thy way."

With a smile upon his face Rikiu passed forth into the unknown.
Buổi lễ đã kết thúc, khách dự không ai cầm được nước mắt, nói lời vĩnh quyết và lui ra khỏi phòng. Chỉ một người, người gần gủi và thân cận nhất với Lợi Hưu, được yêu cầu ở lại làm chứng nhân cho đoạn cuối. Lợi hưu cỡi chiếc áo trà hội ra và cẩn thận gấp lại trên chiếu, lộ ra chiếc tử phục trắng toát không một vết bẩn mà ông đã mặc giấu từ trước ở bên trong. Ông trìu mến nhìn ánh loé phát ra từ lưỡi thanh đoản đao định mệnh, rồi ngâm tặng nó mấy vần thơ diễm tuyệt:
” Chào ngươi,
Ôi thanh gươm vĩnh hằng!
Quán tưởng Phật đà
Và quán tưởng Đạt Ma
Ngươi có chìa khóa đi vào đại đạo.”

Lợi Hưu đi vào cõi hư vô với nụ cười nở trên khuôn mặt.



Translated by Đức Chính

OKAKURA KAKUZŌ BIOGRAPHY
From Wikipedia
TIỂU SỬ OKAKURA KAKUZŌ

Okakura Kakuzō in 1898

Okakura Kakuzō năm 1898

Okakura Kakuzō (岡倉 覚三, February 14, 1862 – September 2, 1913) (also known as 岡倉 天心 Okakura Tenshin) was a Japanese scholar who contributed to the development of arts in Japan. Outside Japan, he is chiefly remembered today as the author of The Book of Tea.

Okakura Kakuzo (phiên theo Hán Việt là Cương Thương Giác Tam (岡倉覚三, sinh ngày 14 tháng 2 năm 1862 và mất ngày 02 tháng 9 năm 1913), (còn có biệt hiệu Okakura Tenshin  - Cương Thương Thiên Tâm – 岡倉天心), là một học giả Nhật Bản đã đóng góp vào sự phát triển của nghệ thuật Nhật Bản. Bên ngoài Nhật bản, ngày nay người ta nhớ đến ông bởi ông là tác giả của tác phẩm Trà thư (Trà Đạo).

Born in Yokohama to parents originally from Fukui, Okakura learned English while attending a school operated by Christian missionary, Dr. Curtis Hepburn. At 15, he entered Tokyo Imperial University, where he first met and studied under Harvard-educated professor Ernest Fenollosa. In 1889, Okakura co-founded the periodical Kokka. In 1887[3] he was one of the principal founders of the Tokyo School of Fine Arts (東京美術学校 Tōkyō Bijutsu Gakkō), and a year later became its head, although he was later ousted from the school in an administrative struggle. Later, he also founded the Japan Art Institute with Hashimoto Gahō and Yokoyama Taikan. He was invited by William Sturgis Bigelow to the Museum of Fine Arts, Boston in 1904 and became the first head of the Asian art division in 1910.

Sinh ra ở Yokohama trong một gia đình gốc gác từ Fukui, Okakura học tiếng Anh trong khi theo học một trường được điều hành bởi nhà truyền giáo Ki tô, Tiến sĩ Curtis Hepburn. Năm 15 tuổi, ông vào Đại học Hoàng gia Tokyo, nơi ông lần đầu tiên gặp và theo học với giáo sư Ernest Fenollosa do Harvard đào tạo. Năm 1889, Okakura đồng sáng lập tạp chí Kokka. Năm 1887, ông là một trong những sáng lập viên chính của Trường Mỹ thuật Tokyo (東京 美術 学校 Tōkyō Bijutsu Gakkō), và một năm sau thì trở thành người đứng đầu, mặc dù sau đó ông bị loại khỏi trường trong một cuộc đấu tranhquyền lực. Sau đó, ông thành lập Viện Nghệ thuật Nhật Bản với Hashimoto Gahō và Yokoyama Taikan. Ông được William Sturgis Bigelow mời đến Bảo tàng Mỹ thuật, Boston năm 1904 và trở thành người đứng đầu bộ phận nghệ thuật Châu Á năm 1910.
Okakura was a high-profile urbanite who had an international sense of self. In the Meiji period he was the first dean of the Tokyo Fine Arts School (later merged with the Tokyo Music School to form the current Tokyo University of the Arts). He wrote all of his main works in English. Okakura researched Japan's traditional art and traveled to Europe, the United States, China and India. He emphasised the importance to the modern world of Asian culture, attempting to bring its influence to realms of art and literature that, in his day, were largely dominated by Western culture.
Okakura là một thị dân cao cấp có ý thức quốc tế về bản thân. Trong thời Minh Trị, ông là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Tokyo (sau đó sáp nhập với Trường Âm nhạc Tokyo để thành lập trường Đại học Nghệ thuật Tokyo hiện nay). Ông viết tất cả các tác phẩm chính của mình bằng tiếng Anh. Okakura đã nghiên cứu nghệ thuật truyền thống Nhật Bản và đã đến châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thế giới hiện đại của văn hóa Châu Á, cố gắng đưa  ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực nghệ thuật và văn học mà, trong thời đại của ông, phần lớn bị chi phối bởi văn hóa phương Tây.

His 1903 book on Asian artistic and cultural history, The Ideals of the East with Special Reference to the Art of Japan, published on the eve of the Russo-Japanese War, is famous for its opening paragraph in which he sees a spiritual unity throughout Asia, which distinguishes it from the West:

Asia is one. The Himalayas divide, only to accentuate, two mighty civilisations, the Chinese with its communism of Confucius, and the Indian with its individualism of the Vedas. But not even the snowy barriers can interrupt for one moment that broad expanse of love for the Ultimate and Universal, which is the common thought-inheritance of every Asiatic race, enabling them to produce all the great religions of the world, and distinguishing them from those maritime peoples of the Mediterranean and the Baltic, who love to dwell on the Particular, and to search out the means, not the end, of life.

Cuốn sách về lịch sử văn hóa và nghệ thuật châu Á ra đời năm 1903, Những ý tưởng về phương Đông với sự tham khảo đặc biệt về nghệ thuật Nhật Bản, được xuất bản ngay trước cuộc chiến tranh Nga-Nhật, nổi tiếng với đoạn mở đầu, trong đó ông nhìn thấy một sự thống nhất về mặt tinh thần khắp toàn cõi châu Á, khiến nó khác biệt với phương Tây:

Châu Á là một. Việc dãy Himalaya phân chia, chỉ để nhấn mạnh, hai nền văn minh hùng hậu, văn minh Trung Hoa với chủ nghĩa cộng sản của Khổng Tử, và văn minh Ấn Độ với chủ nghĩa cá nhân của Vedas. Nhưng ngay cả những rào cản phủ tuyết này cũng không thể làm gián đoạn chỉ trong một khoảnh khắc tầm mức rộng lớn của tình yêu dành cho Cái Tối thượng cái Phổ quát, đó là tư tưởng thừa kế chung của mọi chủng tộc châu Á, cho phép họ sản sinh ra tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới và phân biệt họ với những người đi biển của Địa Trung Hải và Baltic, những người thích sống trên cái Đặc biệt, và để tìm kiếm phương tiện, chứ không phải là cứu cánh, của cuộc sống.

In his subsequent book, The Awakening of Japan, published in 1904, he argued that "the glory of the West is the humiliation of Asia." This was an early expression of Pan-Asianism. In this book Okakura also noted that Japan's rapid modernization was not universally applauded in Asia: ″We have become so eager to identify ourselves with European civilization instead of Asiatic that our continental neighbors regard us as renegades—nay, even as an embodiment of the White Disaster itself."

Trong cuốn sách tiếp theo của ông, Nhật Bản thức tỉnh, xuất bản năm 1904, ông cho rằng "vinh quang của phương Tây là sự sỉ nhục của châu Á". Đây là một biểu hiện sớm của chủ nghĩa Liên Á. Trong cuốn sách này, Okakura cũng lưu ý rằng hiện đại hóa nhanh chóng của Nhật Bản không được hoan nghênh rộng rãi ở châu Á: Chúng ta đã trở nên háo hức muốn nhận diện chính mình nền văn minh châu Âu thay vì châu Á nhiều tới mức mà những láng giềng trong lục địa coi chúng ta là kẻ bội phản -  không chỉ thế mà còn là hiện thân của chính Thảm họa da Trắng."

In his The Book of Tea, which was written in English in 1906, he states:
It (Teaism) insulates purity and harmony, the mystery of mutual charity, the romanticism of the social order. It is essentially a worship of the Imperfect, as it is a tender attempt to accomplish something possible in this impossible thing we know as life.

Trong T thư, được viết bằng tiếng Anh năm 1906, ông tuyên bố:
Nó (Trà đạo) ăn sâu vào ý niệm về sự thanh khiết và hòa điệu, sự huyền nhiệm của lòng nhân ái tương hỗ, tính lãng mạn của trật tự xã hội. Then chốt của trà đạo là tôn thờ sự Bất toàn, như là một nỗ lực dịu dàng hoàn thành điều có thể nào đó trong điều không thể mà ta biết rõ đang hiện hữu trong cuộc sống.

In Japan, Okakura, along with Fenollosa, is credited with "saving" Nihonga, or painting done with traditional Japanese technique, as it was threatened with replacement by Western-style painting, or "Yōga", whose chief advocate was artist Kuroda Seiki. In fact this role, most assiduously pressed after Okakura's death by his followers, is not taken seriously by art scholars today, nor is the idea that oil painting posed any serious "threat" to traditional Japanese painting. Yet Okakura was certainly instrumental in modernizing Japanese aesthetics, having recognized the need to preserve Japan's cultural heritage, and thus was one of the major reformers during Japan's period of modernization beginning with the Meiji Restoration.

Tại Nhật Bản, Okakura, cùng với Fenollosa, được cho là đã "cứu sống" Nihonga, tức tranh vẽ bằng kỹ thuật truyền thống của Nhật Bản, khi nó bị đe dọa thay thế bằng tranh kiểu phương Tây, hoặc "Yōga", người bênh vực họa sĩ Kuroda Seiki. Trong thực tế vai trò này, được nhấn mạnh sau khi Okakura qua đời bởi những người theo ông, không được các học giả nghệ thuật ngày nay coi là nghiêm túc, ý tưởng cho rằng tranh sơn dầu "mối đe dọa" nghiêm trọng đối với tranh truyền thống của Nhật Bản cũng không hề có. Nhưng Okakura chắc chắn giữ vai trò then chốt trong hiện đại hoá mỹ học Nhật Bản; ông đã nhận ra sự cần thiết phải bảo tồn di sản văn hóa của Nhật Bản, vì thế ông là một trong những nhà cải cách lớn trong thời kỳ hiện đại hóa của Nhật Bản bắt đầu với sự phục hồi của chế độ Minh Trị.

Outside Japan, Okakura influenced a number of important figures, directly or indirectly, who include Swami Vivekananda, philosopher Martin Heidegger, poet Ezra Pound, and especially poet Rabindranath Tagore and heiress Isabella Stewart Gardner, who were close personal friends of his.

Bên ngoài Nhật Bản, Okakura ảnh hưởng đến một số nhân vật quan trọng, trực tiếp hay gián tiếp, như Swami Vivekananda, triết gia Martin Heidegger, nhà thơ Ezra Pound, và đặc biệt là nhà thơ Rabindranath Tagore và người thừa kế Isabella Stewart Gardner, những người bạn thân thiết của ông.
Works
The Ideals of the East (London: J. Murray, 1903)
The Awakening of Japan (New York: Century, 1904)
The Book of Tea (New York: Putnam's, 1906)
Các tác phẩm
Những lý tưởng của phương Đông (London: J. Murray, 1903)
Nhật Bản thức tỉnh (New York: Century, 1904)
Trà Đạo (New York: Putnam, 1906)



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn