|
WHAT TO DO ABOUT CHINA’S “SHARP POWER”
|
Đối phó với “quyền lực nhọn” của Trung Quốc
|
China is manipulating decision-makers in Western democracies. The best defence is transparency
|
Trung Quốc thao túng giới lập pháp phương Tây. Đối sách tốt nhất là đề cao sự minh bạch.
|
The Economist
Dec 14th 2017
|
The Economist
14/12/2017
|
WHEN a rising power challenges an incumbent one, war often follows. That prospect, known as the Thucydides trap after the Greek historian who first described it, looms over relations between China and the West, particularly America. So, increasingly, does a more insidious confrontation. Even if China does not seek to conquer foreign lands, many people fear that it seeks to conquer foreign minds.
|
Khi một cường quốc đang lên thách thức một cường quốc đang cầm đầu thì chiến tranh thường xảy ra – đó là Bẫy Thucydides, gọi theo tên sử gia Hy lạp dùng cụm từ này đầu tiên – và đó là tình thế đang bao trùm quan hệ giữa Trung Quốc (TQ) với phương Tây, đặc biệt là với Mỹ. Cũng trong tình thế này, đang xảy ra một cuộc xung đột ngấm ngầm nhưng gay gắt: TQ đang tìm cách khống chế dư luận các nước, dù có lúc không tìm cách chiếm đoạt đất đai xứ người.
|
Australia was the first to raise a red flag about China’s tactics. On December 5th allegations that China has been interfering in Australian politics, universities and publishing led the government to propose new laws to tackle “unprecedented and increasingly sophisticated” foreign efforts to influence lawmakers. This week an Australian senator resigned over accusations that, as an opposition spokesman, he took money from China and argued its corner.
|
Úc là nước đầu tiên phất cờ đỏ báo động. Ngày 5/12/2017, sau khi TQ bị tố cáo chi phối sinh hoạt chính trị, sinh hoạt đại học và ngành xuất bản Úc, Chính phủ Úc đã đệ trình các đạo luật mới nhằm ngăn chặn tình trạng nước ngoài thao túng giới lập pháp Úc ở mức độ “chưa từng có và ngày càng tinh quái”. Tuần qua, một nghị sĩ Úc phải từ chức vì bị cáo buộc nhận tiền của TQ để lên tiếng bênh vực TQ khi ông còn là phát ngôn viên phe đối lập.
|
Britain, Canada and New Zealand are also beginning to raise the alarm. On December 10th Germany accused China of trying to groom politicians and bureaucrats. And on December 13th Congress held hearings on China’s growing influence.
|
Không chỉ Úc, các nước khác như Anh, Canada và New Zeland cũng bắt đầu nhấn còi báo động. Ngày 10/12, chính quyền Đức cũng tố cáo TQ tìm cách đỡ đầu cho các chính trị gia và quan chức Đức. Đến ngày 13/12, Quốc hội Mỹ đã triệu tập họp để nghe báo cáo về ảnh hưởng TQ ngày càng tăng.
|
This behaviour has a name—“sharp power”, coined by the National Endowment for Democracy, a Washington-based foundation and think-tank. “Soft power” harnesses the allure of culture and values to add to a country’s strength; sharp power helps authoritarian regimes coerce and manipulate opinion abroad.
|
Chiêu thức hành xử này của TQ được gọi là “quyền lực nhọn”, cụm từ xuất phát từ Viện nghiên cứu, đặt trụ sở tại Washington, có tên là Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy – NED). Nếu “quyền lực mềm” lấy sức hút văn hoá và các giá trị làm nền cho sức mạnh quốc gia, thì “quyền lực nhọn” giúp các chế độ độc tài gây áp lực và thao túng dư luận các nước.
|
The West needs to respond to China’s behaviour, but it cannot simply throw up the barricades. Unlike the old Soviet Union, China is part of the world economy. Instead, in an era when statesmanship is in short supply, the West needs to find a statesmanlike middle ground. That starts with an understanding of sharp power and how it works.
|
Phương Tây cần đáp trả hành vi của TQ, nhưng dĩ nhiên không phải bằng cách dựng lên một loạt các rào chắn, vì khác với Liên Xô cũ, TQ ngày nay là một phần của kinh tế thế giới. Vì vậy, nhất là trong thời buổi khan hiếm những đường lối kinh bang tế thế đáng mong đợi thì phương Tây nên tìm một lập trường trung dung hợp tình hợp lý. Lập trường này bắt đầu với việc phải hiểu cho thấu ý nghĩa của “quyền lực nhọn” và cách nó vận hành.
|
Influencing the influencers
Like many countries, China has long tried to use visas, grants, investments and culture to pursue its interests. But its actions have recently grown more intimidating and encompassing. Its sharp power has a series of interlocking components: subversion, bullying and pressure, which combine to promote self-censorship. For China, the ultimate prize is pre-emptive kowtowing by those whom it has not approached, but who nonetheless fear losing funding, access or influence.
|
Ảnh hưởng kẻ có ảnh hưởng
Cũng như nhiều nước khác, TQ từ lâu đã dùng nhiều cách thức, từ cấp visa, tài trợ, đến đầu tư và hoạt động văn hoá để phục vụ quyền lợi của mình. Nhưng cách họ hành xử gần đây ngày càng mang tính đe đoạ với đủ loại chiêu thức. Quyền lực nhọn bao gồm một loạt các yếu tố đan xen vào nhau: từ phá hoại ngầm, đến bắt nạt, gây áp lực… và nếu tổng hợp lại thì thấy rõ mục tiêu là khiến đối phương phải “tự kiểm duyệt”. Với TQ, phần thưởng tối cao là sự khấu đầu quỳ gối của những người mà họ chưa từng trực tiếp thu phục, nhưng đang rất sợ mất tiền, mất quan hệ hoặc mất ảnh hưởng.
|
China has a history of spying on its diaspora, but the subversion has spread. In Australia and New Zealand Chinese money is alleged to have bought influence in politics, with party donations or payments to individual politicians. This week’s complaint from German intelligence said that China was using the LinkedIn business network to ensnare politicians and government officials, by having people posing as recruiters and think-tankers and offering free trips.
|
TQ từ xưa đã từng theo dõi và kiểm soát Hoa kiều ở hải ngoại, điều khác biệt là hiện nay mức độ thao túng gia tăng hơn nhiều. Tại Úc và New Zealand, tiền của TQ bị tố là đã được dùng để mua ảnh hưởng chính trị, với nhiều khoản tài trợ cho các đảng phái hoặc cho cá nhân chính trị gia. Tuần qua, tình báo Đức than phiền rằng TQ đã dùng mạng liên kết doanh nghiệp Linkedin để ve vãn các chính trị gia và quan chức chính quyền, bằng cách cho người giả dạng làm nhà tuyển dụng và thành viên viện nghiên cứu mời chào những chuyến đi TQ miễn phí.
|
Bullying has also taken on a new menace. Sometimes the message is blatant, as when China punished Norway economically for awarding a Nobel peace prize to a Chinese pro-democracy activist. More often, as when critics of China are not included in speaker line-ups at conferences, or academics avoid study of topics that China deems sensitive, individual cases seem small and the role of officials is hard to prove. But the effect can be grave. Western professors have been pressed to recant. Foreign researchers may lose access to Chinese archives. Policymakers may find that China experts in their own countries are too ill-informed to help them.
|
Bắt nạt cũng là một chiêu thức ngày càng tinh quái. Có khi TQ bắt nạt một cách thô bạo, như lúc họ trừng phạt kinh tế Na Uy vì đã trao giải Nobel Hoà bình cho một người TQ đấu tranh cho dân chủ [Lưu Hiểu Ba]. Nhưng thường thì cách bắt nạt thâm hơn nhiều. Không phải bỗng nhiên mà những người chỉ trích TQ lại không được đăng đàn tại các hội nghị, hoặc các học giả lại tự động lánh xa các đề tài nghiên cứu được TQ cho là nhạy cảm. Cái thâm nằm ở chỗ chuyện liên quan đến cá nhân, của một nhà phê bình hay học giả nào đó, thì luôn được xem là chuyện nhỏ, trong khi hành vi ném đá giấu tay của quan chức đứng sau các vụ này lại rất khó chứng minh. Tuy vậy, hậu quả của chúng lại có thể rất nghiêm trọng. Chẳng hạn đã có những Giáo sư đại học phương Tây bị buộc phải rút bỏ ý kiến mới vừa công bố; các nhà nghiên cứu nước ngoài mất khả năng tiếp cận nguồn tư liệu TQ; giới lập pháp có thể thấy các chuyên gia về TQ của mình quá thiếu thông tin để họ có thể tham khảo.
|
Because China is so integrated into economic, political and cultural life, the West is vulnerable to such pressure. Western governments may value trade over scoring diplomatic points, as when Greece vetoed a European Union statement criticising China’s record on human rights, shortly after a Chinese firm had invested in the port of Piraeus. The economy is so big that businesses often dance to China’s tune without being told to. An Australian publisher suddenly pulled a book, citing fears of “Beijing’s agents of influence”.
|
Vì TQ đã hoà nhập rất chặt vào sinh hoạt kinh tế, chính trị và văn hoá toàn cầu, nên phương Tây sẽ phải chịu hở sườn trước những áp lực như vậy. Chính quyền một số nước phương Tây có lúc lại xem trọng thương mại hơn lập trường ngoại giao, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ quyết một tuyên bố của Liên minh Châu Âu phê phán TQ vi phạm nhân quyền, chỉ vì không lâu trước đó, một công ty TQ đã chi tiền đầu tư vào cảng Piraeus của Thổ Nhĩ Kỳ. Nền kinh tế TQ quá lớn đến nỗi giới kinh doanh thường thuận theo ý muốn của TQ dù không ai tạo áp lực. Không chỉ thương mại, một nhà xuất bản của Úc cũng vừa đột ngột ngưng phát hành một cuốn sách, vì sợ “đặc tình dư luận của Bắc Kinh”(*).
|
(*) Trong cụm từ “Beijing’s agents of influence”, xin được tạm dịch “agent of influence” là “đặc tình dư luận” vì yếu tố bí mật và nhiệm vụ tạo dư luận của họ. Họ không “thu thập thông tin mật” như đặc vụ hay gián điệp mà là can thiệp, xuyên tạc, bóp méo, tạo dựng dư luận có lợi cho nước ngoài mà họ có cảm tình hoặc thông đồng, phục vụ. Những người này thường có vị trí và uy tín cao trong xã hội, trong giới chính khách, khoa bảng, kinh doanh hay thế giới ngầm. Xem thêm từ mục “agent of influence” trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Agent_of_influence. (ND)
|
What to do?
Facing complaints from Australia and Germany, China has called its critics irresponsible and paranoid—and there is indeed a danger of anti-Chinese hysteria. However, if China were being more truthful, it would point out that its desire for influence is what happens when countries become powerful.
|
Phương Tây cần làm gì?
Đứng trước các phàn nàn của Úc và Đức, TQ đã lên giọng gọi những ai chỉ trích họ là vô trách nhiệm và sợ hãi thái quá – thực ra nguy cơ xảy ra một trào lưu bài Trung là có thật. Tuy nhiên, nếu TQ thành thực hơn, họ nên nói rằng khao khát có ảnh hưởng của họ là điều vẫn thường diễn ra khi một nước đang trở nên hùng mạnh.
|
China has a lot more at stake outside its borders today than it did. Some 10m Chinese have moved abroad since 1978. It worries that they will pick up democratic habits from foreigners and infect China itself. Separately, Chinese companies are investing in rich countries, including in resources, strategic infrastructure and farmland. China’s navy can project power far from home. Its government frets that its poor image abroad will do it harm. And as the rising superpower, China has an appetite to shape the rules of global engagement—rules created largely by America and western Europe and routinely invoked by them to justify their own actions.
|
Khác xưa, giờ đây TQ có nhiều quan ngại hơn khi bang giao với thế giới. Khoảng 10 triệu người TQ đã ra nước ngoài từ năm 1978, và TQ lo số người này bị tiêm nhiễm thói quen dân chủ và sẽ “tiêm nhiễm” dân chủ vào TQ. Trong khi các công ty TQ đang đầu tư vào các nước giàu có, khai thác tài nguyên, xây dựng hạ tầng cơ sở, khai thác đất nông nghiệp, và hải quân TQ có thể phô trương sức mạnh ở tận biển xa, thì nhà cầm quyền TQ cũng sợ hình ảnh tệ hại của mình ở nước ngoài sẽ gây tổn thất lớn. Và với vị trí là một siêu cường đang lên, TQ thích làm lại luật chơi toàn cầu – những luật chơi phần lớn được Mỹ và Tây Âu thiết lập và thường xuyên được nêu ra để biện minh cho hành động của Mỹ và phương Tây.
|
To ensure China’s rise is peaceful, the West needs to make room for China’s ambition. But that does not mean anything goes. Open societies ignore China’s sharp power at their peril.
|
Để phần nào giúp TQ trỗi dậy trong hoà bình, phương Tây có lẽ cần tạo khoảng trống cho tham vọng của TQ, nhưng điều đó không có nghĩa cứ để họ muốn làm gì thì làm. Làm ngơ để TQ mặc sức đâm chọc bằng quyền lực nhọn là các nước dân chủ đang tự làm hại mình.
|
Part of their defence should be practical. Counter-intelligence, the law and an independent media are the best protection against subversion. All three need Chinese speakers who grasp the connection between politics and commerce in China. The Chinese Communist Party suppresses free expression, open debate and independent thought to cement its control. Merely shedding light on its sharp tactics—and shaming kowtowers—would go a long way towards blunting them.
|
Dĩ nhiên, để phòng vệ thì một mặt cần phải thực tế: Hoạt động phản gián, luật pháp và truyền thông độc lập là ba vũ khí phòng vệ tốt nhất chống lại sự lũng đoạn của quyền lực nhọn. Cả ba ngành này đều cần người vừa thông thạo tiếng Trung vừa hiểu thấu đáo chính trị và thương mại dính liền với nhau ra sao ở TQ. Khi chính quyền cộng sản TQ đè bẹp tự do biểu đạt, tranh luận phóng khoáng và suy nghĩ độc lập, thì việc rọi ánh sáng làm lộ chân tướng những thủ đoạn “mũi nhọn” của họ – và chiếu đèn vào những kẻ khấu đầu quỳ gối đáng khinh – là cách rất hiệu quả để làm mòn mũi nhọn.
|
Part should be principled. Unleashing a witch-hunt against Chinese people would be wrong; it would also make Western claims to stand for the rule of law sound hollow. Calls from American politicians for tit-for-tat “reciprocity”, over visas for academics and NGO workers, say, would be equally self-defeating. Yet ignoring manipulation in the hope that China will be more friendly in the future would only invite the next jab. Instead the West needs to stand by its own principles, with countries acting together if possible, and separately if they must. The first step in avoiding the Thucydides trap is for the West to use its own values to blunt China’s sharp power.
|
Phòng vệ, mặt khác, có tính nguyên tắc. Thả lỏng cho một cuộc “săn-phù-thuỷ” nhắm vào người TQ sẽ là một sai lầm, phương Tây đại diện cho tinh thần pháp trị thì không thể làm điều vô pháp. Những kêu gọi cực đoạn đòi “ăn miếng trả miếng”, chẳng hạn về vụ cấp visa cho các học giả hoặc nhân viên cơ quan phi chính phủ, cũng là tự mâu thuẫn. Tuy nhiên, bỏ mặc cho TQ lũng đoạn, với hy vọng rằng TQ sẽ trở nên thân thiện hơn trong tương lai chỉ càng mở đường cho những đâm chọc bất ngờ khác. Thay vào đó, phương Tây cần giữ vững những nguyên tắc của mình, hợp tác với các nước để cùng hành động nếu có thể, và hành động đơn lẻ khi bắt buộc. Bước đầu tiên để tránh sập bẫy Thucydides là phương Tây dùng chính những giá trị của mình để làm mòn quyền lực nhọn của TQ.
|
|
How China’s “sharp power” is muting criticism abroad and stealthily trying to shape public opinion in its favour
|
Trung Quốc dùng “quyền lực nhọn” để bịt miệng những chỉ trích ở phương Tây và âm thầm lèo lái dư luận theo hướng có lợi.
|
OVER the past year Australia has been gripped by a tale of suspicion, subversion and spooks. In the latest chapter Sam Dastyari, a Labor Party politician of Iranian extraction, resigned from parliament on December 12th. A recording had emerged of him urging Australia to “respect” China’s territorial claims in the South China Sea, contradicting the policy of both the government and his own party, and confirming earlier allegations against him. He also tried to stop his party’s foreign-affairs spokesperson meeting a pro-democracy activist in Hong Kong. A year earlier he had been forced to leave his opposition post, after revelations that he had taken money from Huang Xiangmo, a Chinese businessman with apparent links to the Chinese Communist Party, at the same time as he supported China’s territorial claims.
|
Một năm qua, dư luận Úc bị cuốn vào câu chuyện gay cấn đầy những hoài nghi, mưu mô quấy phá và những nhân vật đáng ngờ. Ở chương mới nhất của câu chuyện này xuất hiện nhân vật Sam Dastyari, chính trị gia người Úc gốc Iran, thuộc Đảng Lao động, người vừa từ chức nghị sĩ Quốc hội vào ngày 12/12/2017. Một bản ghi âm được công bố cho thấy ông kêu gọi Úc phải “tôn trọng” yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc (TQ) tại Biển Đông, đi ngược lại chính sách của cả Chính phủ Úc lẫn của Đảng Lao động mà ông là đảng viên, đồng thời xác minh những cáo buộc trước đó chống lại ông là đúng. Ông còn tìm cách ngăn chặn phát ngôn viên ngoại giao của Đảng Lao động gặp gỡ một nhà hoạt động dân chủ tại Hong Kong. Một năm trước nữa, ông bị ép buộc phải rời chức vụ trong hàng ngũ đối lập, sau khi có cáo buộc ông nhận tiền của Hoàng Tương Mô (Huang Xiangmo), một doanh nhân gốc Hoa có quan hệ thân thiết với Đảng Cộng sản TQ, điều này xảy ra cùng lúc ông lên tiếng ủng hộ yêu sách chủ quyền của TQ.
|
Widespread evidence of Chinese meddling in politics and universities prompted an Australian spy chief to warn that his country was facing “an unprecedented scale” of foreign interference. The country’s prime minister, Malcolm Turnbull, is clearly worried. Further revelations showed that two Chinese companies, one run by Mr Huang, had (legally) donated A$6.7m ($5m) over a decade to Australia’s two main political parties. On December 5th the government announced legislation banning political donations from non-citizens and requiring political lobbyists to reveal if they are working for foreigners.
|
Rất nhiều chứng cớ cho thấy TQ đã nhúng tay vào chính trị và vào sinh hoạt đại học, và điều này khiến lãnh đạo cơ quan tình báo Úc phải cảnh báo rằng đất nước đang đối đầu với sự can thiệp từ nước ngoài với “quy mô chưa từng có”. Thủ tướng Úc, ông Malcolm Turnbull, cũng thực sự lo lắng. Các tiết lộ khác cho thấy hai công ty TQ, một do Hoàng Tương Mô điều hành, đã ủng hộ một cách hợp pháp 6,7 triệu đô-la Úc (5 triệu đô-la Mỹ) trong 10 năm qua cho hai chính đảng chủ chốt tại Úc. Ngày 5/12/2017, chính quyền đã công bố luật cấm nhận những khoản đóng góp chính trị từ các đối tượng không phải là công dân Úc và đòi hỏi giới vận động chính trị hành lang phải khai báo nếu họ làm việc cho nước ngoài.
|
Australia is not alone. In September the Financial Times reported that a New Zealand MP had taught at a Chinese spy college for years but had left that information off his CV when he later applied for citizenship. That prompted growing calls for more scrutiny of China’s influence over the Chinese diaspora in New Zealand. Canada’s intelligence services have long been worried about infiltration: in 2010 they warned that several provincial cabinet ministers and government employees were “agents of influence”.
|
Úc không đơn lẻ trong vụ này. Tháng 9/2017, tờ Financial Times cho biết một dân biểu New Zealand, từng dạy học tại trường đào tạo gián điệp TQ trong nhiều năm, đã không khai báo thông tin này trong lý lịch khi làm đơn xin quốc tịch. Chuyện này khiến ngày càng có nhiều khuyến cáo phải điều tra kỹ hơn về ảnh hưởng của TQ đối với cộng đồng Hoa kiều tại New Zealand. Trong khi đó, cơ quan tình báo Canada từ lâu đã lo ngại về việc TQ cài người: năm 2010 họ đã cảnh báo rằng một số giám đốc cơ quan và công chức chính quyền tỉnh là những “đặc tình dư luận” (*).
|
China seems to have been busy in Europe, too. Germany’s spy agency this week accused it of using social media to contact 10,000 German citizens, including lawmakers and civil servants, in the hope of “gleaning information and recruiting sources”. There have been reports of Chinese agents trying to groom up-and-coming politicians from Britain, especially those with business links to the country. And on December 13th America started to learn of possible intervention, when the Congressional Executive Commission on China began hearings to look into Chinese attempts to win political sway.
|
TQ có vẻ cũng đang bận rộn tại Châu Âu không kém. Cơ quan tình báo Đức tuần này tố cáo TQ dùng mạng xã hội để liên hệ với 10.000 công dân Đức, trong số đó có các dân biểu, nghị sĩ và công chức, với hy vọng “lượm lặt thông tin và tìm người làm đầu mối”. Cũng có báo cáo cho thấy tình báo TQ đã tìm cách đỡ đầu cho các chính khách đang lên tại Anh Quốc, đặc biệt những ai có quan hệ làm ăn với TQ. Ngày 13/12/2017, Mỹ bắt đầu điều tra khả năng TQ can thiệp khi Uỷ ban Hành pháp Thượng viện về TQ bắt đầu phiên điều trần về những chiêu thức TQ theo đuổi để thao túng chính trị.
|
Piercing, not soft
China’s approach could be called “sharp power”. It stops well short of the hard power, wielded through military force or economic muscle; but it is distinct from the soft attraction of culture and values, and more malign. Sharp power is a term coined by the National Endowment for Democracy (NED), a foundation and think-tank in Washington, DC, funded mainly by Congress. It works by manipulation and pressure. Anne-Marie Brady of the University of Canterbury in New Zealand refers to China’s intrusions as a “new global battle” to “guide, buy or coerce political influence”.
|
Không mềm, mà là chọc mũi nhọn
Chiêu thức của TQ có thể gọi là “quyền lực nhọn” (sharp power). “Nhọn” vì nó không phải là “quyền lực cứng” vốn dùng sức mạnh quân sự hoặc kinh tế để gây ảnh hưởng; và “nhọn” cũng rất khác với “quyền lực mềm” vốn thu hút bằng văn hoá và các giá trị tinh thần khác. Nhưng chiêu thức này tinh quái hơn nhiều. “Quyền lực nhọn” là cụm từ được Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (National Endownment for Democracy – NED) đặt tên (Quỹ NED cũng là viện nghiên cứu, có trụ sở tại Washington DC và phần lớn được Quốc hội Mỹ đài thọ).
|
The result is different from the cold war—less dangerous, but harder to deal with. Whereas the Soviet Union and the West were sworn enemies, China is a keenly courted trading partner that is investing huge sums beyond its borders (see chart 1). This naturally gives it influence, which it is using to shape debate abroad in areas where it wants to muzzle criticism, such as its political system, human-rights abuses and expansive territorial claims. It especially wants to stifle discussion of the Dalai Lama, Falun Gong, an outlawed spiritual movement, and the Tiananmen Square protests of 1989.
|
Kết quả của chiêu thức này khác thời chiến tranh lạnh, ít nguy hiểm hơn nhưng khó đương đầu hơn. Trước đây, Liên Xô và phương Tây là hai kẻ thù công khai, còn hiện giờ, TQ lại là một bạn hàng được tận tình ve vãn, vì họ đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ khắp nơi trên thế giới (xem Biểu đồ 1). Điều này tự nhiên tạo cho họ nhiều ảnh hưởng, và họ dùng ảnh hưởng đó để nhào nặn các cuộc tranh luận ở hải ngoại nhằm khoá miệng những tiếng nói chỉ trích nhắm vào hệ thống chính trị, các vụ vi phạm nhân quyền và các yêu sách chủ quyền quá đáng. Đặc biệt, họ muốn bịt miệng những cuộc thảo luận liên quan đến Đức Đại Lai Lạt Ma, đến Pháp Luân Công (một phong trào tu tập bị đặt ngoài vòng pháp luật), và về cuộc đấu tranh tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
|
Quyền lực nhọn hoạt động bằng cách thao túng và gây sức ép. Giáo sư Anne-Marie Brady của Đại học Canterbury tại New Zealand gọi hành vi lũng đoạn của TQ là “một trận chiến toàn cầu” nhằm “định hướng, mua chuộc và tạo áp lực để gây ảnh hưởng chính trị”.
|
|
Biểu đồ 1: Hướng ngoại. Đầu tư trực tiếp của TQ ra nước ngoài. Tính bằng tỉ USD.
|
China is hardly alone in trying to shape how the world sees it. And its sharp power, though growing rapidly, is not its first attempt at the game. Over the years China has often tried to silence criticism of its politics by denying visas to critical journalists and academics and by giving a cold-shoulder to unsympathetic governments and firms. It has also attempted to monitor and control ethnic Chinese living outside the country, using Chinese-language media and China-backed community groups.
|
TQ không phải là nước duy nhất tìm cách nhào nặn cách thế giới nhìn mình. Và chiêu thức “nhọn” của họ, dù đang tăng nhanh, không phải là cách đầu tiên được dùng. Nhiều năm trước, họ đã thường xuyên tìm cách bịt miệng những tiếng nói chỉ trích nền chính trị TQ: họ từ chối cấp visa cho các nhà báo và học giả hay phê phán, họ lạnh nhạt với các chính phủ và công ty không ủng hộ lập trường của TQ. Họ cũng tìm cách giám sát và kiểm soát các cộng đồng Hoa kiều sống ở hải ngoại, thông qua các cơ quan truyền thông nói tiếng Trung và các đoàn thể do TQ hậu thuẫn.
|
China has long used soft power, too. Roughly 500 government-funded and government-staffed Confucius Institutes operate in universities and 1,000 “Confucius classrooms” in schools around the world, mostly in rich countries. The institutes do a good job of teaching Chinese to foreigners but they would be unlikely to convince students in the West that China’s authoritarianism is admirable, even if they tried.
|
TQ từ lâu cũng đã dùng quyền lực mềm để tạo ảnh hưởng. Khoảng 500 Viện Khổng Tử, do chính quyền TQ tài trợ và cung cấp nhân sự, đang hoạt động tại các trường đại học, cùng 1000 “Lớp Khổng học” tại các trường khắp thế giới, hầu hết là tại các nước giàu. Các học viện này hoạt động tốt khi dạy tiếng Trung cho người nước ngoài, nhưng khó có thể thuyết phục học viên phương Tây rằng chế độ độc tài TQ là đáng ca ngợi, dù hết sức cố gắng.
|
Sharp power wraps all that up in something altogether more sinister. It seeks to penetrate and subvert politics, media and academia, surreptitiously promoting a positive image of the country, and misrepresenting and distorting information to suppress dissent and debate. China’s sharp power has three striking characteristics—it is pervasive, it breeds self-censorship and it is hard to nail down proof that it is the work of the Chinese state.
|
“Quyền lực nhọn” là bước nối tiếp cho những chiêu thức trên và là trò đâm chọc thâm hiểm hơn nhiều. Đó là chiêu thức nhằm xâm nhập và phá hỏng sinh hoạt chính trị, sinh hoạt truyền thông và sinh hoạt học thuật, kín đáo tạo dựng một hình ảnh tích cực về TQ, đồng thời xuyên tạc và bóp méo thông tin để đè bẹp giới bất đồng và các cuộc tranh luận tự do. Quyền lực nhọn của TQ có ba đặc tính sắc nét: Nó diễn ra khắp nơi, nó thúc đẩy tự kiểm duyệt, và rất khó để chứng minh có bàn tay của nhà nước TQ nhúng vào.
|
Sharp elbows
|
Cú huých nhọn hoắc
|
Start with its pervasiveness. Most governments and intelligence agencies ignored China’s manipulations because they believed that state surveillance and intervention were mainly directed at the country’s diaspora. They were mistaken. The target now seems to include the wider society.
|
Hãy bàn về đặc tính đầu tiên: nó diễn ra khắp nơi. Hầu hết các chính phủ và cơ quan tình báo các nước đã mặc kệ việc TQ thao túng vì họ tin rằng việc nhà nước TQ giám sát và can thiệp là chủ yếu nhắm vào cộng đồng Hoa kiều ở nước họ. Nhưng họ đã sai lầm. Mục tiêu của TQ giờ đây rõ ràng là nhắm vào cả xã hội rộng lớn.
|
Confucius Institutes have turned sharper. Many cash-strapped universities have replaced their own language courses with curriculums led by the institutes. In some places the institutes have set up entirely new China-studies programmes. Though most do not actively push the party line, they often restrain debate about China by steering discussion away from sensitive subjects.
|
Các Viện Khổng Tử cũng trở thành một mũi nhọn đáng gờm hơn. Nhiều đại học phương Tây thiếu tiền đã phải bỏ khoá học ngôn ngữ của mình mà dùng giáo trình do Viện Khổng Tử soạn thảo. Tại một số trường, các Viện này còn chủ động đưa ra các giáo trình Trung Quốc học hoàn toàn mới. Hầu hết các Viện này không tích cực rêu rao đường lối của đảng, nhưng họ thường né tránh các cuộc tranh luận về TQ bằng cách lèo lái nội dung thảo luận tránh xa các đề tài nhạy cảm.
|
|
|
Occasionally China’s motives are more obvious. State-backed organisations such as the Chinese Students and Scholars Association (CSSA), often funded by Chinese embassies, have become more assertive. The CSSA offers assistance to the growing number of Chinese students on foreign campuses (see chart 2). It helps them settle in by, for example, organising social events. It also keeps an eye on students and sometimes reports to the authorities back home on people who take part in activities seen as hostile to the party (an Australian academic says that for this reason, many Chinese students ask to be put in tutorial groups without other Chinese).
|
Thỉnh thoảng, mục đích của TQ cũng trở nên lộ liễu. Các tổ chức do nhà nước hậu thuẫn, như Hội Sinh viên và Học giả TQ (Chinese Students and Scholars Association - CSSA), thường do Đại sứ quán TQ tài trợ, đã trở nên quả quyết hơn nhiều. Hội CSSA thường giúp đỡ ngày càng nhiều sinh viên TQ trong các đại học nước ngoài (xem Biểu đồ 2). Họ giúp sinh viên ổn định cuộc sống, bằng cách, chẳng hạn, tổ chức các sự kiện xã hội. Hội còn theo dõi sinh viên và có khi báo cáo với chính quyền trong nước về những người tham gia các hoạt động được cho là thù địch với đảng (một học giả Úc cho biết vì lý do này, nhiều sinh viên TQ xin được xếp vào các nhóm học tập không có người TQ nào khác).
|
|
Biểu đồ 2: Đi ngày đàng học sàng khôn. Số sinh viên Trung Quốc theo học đại học ở nước ngoài. Tính theo số ngàn.
|
Disquiet at China’s presumed interference is spreading around Western democracies. It is now growing in America, where Chinese influence to date has been mostly under the radar. Nevertheless, James Clapper, director of national intelligence until January 2017, warned after stepping down of a danger of complacency, saying that China’s growing influence threatened to undermine the “very fundamental underpinnings” of the political systems of America and Australia.
|
Việc lên tiếng vì bị TQ lũng đoạn ngày càng lan rộng tại các nước dân chủ phương Tây. Làn sóng này cũng đang lên cao tại Mỹ, nơi ảnh hưởng của TQ đến nay hầu hết vẫn nằm ngoài tầm quan sát của giới hữu trách. Tuy nhiên, ông James Clapper, Giám đốc Sở tình báo quốc gia cho đến tháng 1/2017, sau khi rời vị trí, đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của thái độ lạc quan tếu, ông nói ảnh hưởng ngày càng lớn của TQ đang đe doạ sẽ phá vỡ “những giá trị hết sức nền tảng” của hệ thống chính trị tại Mỹ và Úc.
|
Some political leaders, academics and think-tanks are starting to push back. At the hearing on Capitol Hill this week, Senator Marco Rubio, co-chair of the Congressional Executive Commission on China, expressed frustration that policymakers and business leaders seem “asleep” while China mounts “insidious” attacks on academic independence and free expression, and co-opts American firms or universities dazzled by the size of the Chinese market.
|
Một số lãnh tụ chính trị, học giả và chuyên gia đã bắt đầu chống trả. Tại phiên điều trần ở Quốc hội Mỹ tuần này, Thượng Nghị sĩ Marco Rubio, đồng Chủ tịch Uỷ hội Hành pháp Thượng viện về TQ, bày tỏ nỗi bức xúc vì các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp gần như cứ “ngủ quên” trong khi TQ ngấm ngầm tấn công vào tính độc lập của giới đại học và tự do ngôn luận, đồng thời chiêu dụ các công ty và đại học Mỹ bị choáng ngợp trước kích cỡ vĩ đại của thị trường TQ.
|
The hearing discussed elaborate efforts to control Chinese students in America. Sophie Richardson of Human Rights Watch, an NGO, described Chinese police visiting the parents of a student who two days earlier had raised “touchy subjects” in a closed-door college seminar in America. Mr Rubio noted government attempts to curb enrolment by Chinese students at the University of California in San Diego, after a speech by the Dalai Lama there. Meanwhile, Chinese attempts to co-opt public officials and academics, even at state and local level, continue apace. Chinese operations are “an extraordinarily important geopolitical issue,” said Mr Rubio.
|
Phiên điều trần tại Quốc hội cũng bàn về những chiêu thức phức tạp nhằm kiểm soát sinh viên TQ theo học tại Mỹ. Sophie Richardson thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), kể chuyện công an TQ đã đến thăm cha mẹ của một sinh viên vì hai ngày trước đó sinh viên này đã nêu lên những “đề tài nhạy cảm” trong một buổi họp nhóm tại một đại học Mỹ. Thượng Nghị sĩ Rubio cũng chú ý đến toan tính của chính quyền TQ nhằm ngăn cản sinh viên ghi danh tại Đại học California ở San Diego, sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đọc diễn văn tại trường này. Trong khi đó, việc TQ tìm cách chiêu dụ các công chức và học giả Mỹ, cấp tiểu bang lẫn địa phương, vẫn tiếp tục diễn ra rầm rộ và nhanh chóng. Ông Rubio còn nói các hoạt động vừa kể của TQ là “một vấn nạn địa chính trị hết sức quan trọng”.
|
|
|
The immediate aim of Chinese sharp power is often self-censorship. Sometimes that takes pressure. In August the Chinese government asked a number of academic publishers to censor their databases of academic articles to exclude sensitive subjects such as the Tiananmen Square protests and unrest among ethnic Uighurs in Xinjiang. Springer and Cambridge University Press complied but, following furious criticism in the West, CUP reinstated the items.
|
Mục tiêu tức thì khi TQ dùng “quyền lực nhọn” là khiến đối tượng “tự kiểm duyệt”. Điều này đôi khi phải dùng áp lực mới đạt được. Tháng 8/2107, chính quyền TQ yêu cầu một số các nhà xuất bản đại học kiểm duyệt cơ sở dữ liệu lưu trữ các nghiên cứu chuyên môn để loại bỏ các bài vở có đề tài nhạy cảm như vụ đấu tranh tại Quảng trường Thiên An Môn, vụ bất ổn của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Nhà Xuất bản Springer và Nhà Xuất bản Đại học Cambridge (Cambridge University Press) đã bị chiêu dụ tuân theo, nhưng sau khi bị chỉ trích kịch liệt ở phương Tây, Nhà Xuất bản Đại học Cambridge đã phải phục hồi bài vở như cũ.
|
In November, at short notice, an Australian publisher withdrew a book, “Silent Invasion”, citing possible defamation suits from “Beijing’s agents of influence”. For those already anxious about rising Chinese intervention, the news appeared to confirm their worst fears—and substantiate the academic’s argument, summed up in the volume’s subtitle, “How China is turning Australia into a Puppet State”.
|
Tháng 11 vừa qua, không kèn không trống, một nhà xuất bản Úc đã cho thu hồi cuốn sách có tên “Cuộc xâm lăng thầm lặng” (The Silent Invasion), với lý do họ sợ bị các “đặc tình dư luận của Bắc Kinh” kiện tội phỉ báng. Với những ai đã sẵn bức xúc về sự can thiệp ngày càng nhiều của TQ, tin tức về vụ thu hồi sách càng xác nhận nỗi sợ lớn nhất của họ, và cùng lúc chứng minh lập luận của tác giả – được đúc kết trong tiêu đề dưới tên sách – “Trung Quốc đang biến Úc thành nước bù nhìn như thế nào”.
|
It is not only publishers that are feeling China’s coercive powers. A French film festival this summer decided not to screen a Chinese feature that painted a dreary and bleak image of contemporary China. It cited “official pressures” from the Chinese authorities as the reason.
|
Không chỉ các nhà xuất bản cảm nhận được sức chèn ép của TQ. Một liên hoan phim của Pháp mùa hè vừa qua cũng quyết định không công chiếu một phim truyện TQ vì phim vẽ nên một hình ảnh tiêu điều và ảm đạm về TQ đương đại. Họ nêu lý do là bị “áp lực chính thức” từ nhà cầm quyền TQ.
|
Chinese ownership of firms abroad may also be a threat. Last year 16 members of America’s Congress requested a government review of foreign activity in certain strategic industries: they cited particular unease about Dalian Wanda, a Chinese property firm that owns a Hollywood studio as well as two cinema chains in America, because of “growing concerns about China’s efforts to censor topics and exert propaganda controls on American media”.
|
Quyền sở hữu của TQ trong các công ty ngoại quốc cũng có thể là mối đe doạ lớn. Năm ngoái, 16 dân biểu Mỹ đã yêu cầu chính quyền xem xét hoạt động của các công ty nước ngoài trong một số công nghiệp chiến lược của Mỹ: đặc biệt, họ rất bất an với hoạt động của công ty Đại Liên Vạn Đạt (Dalian Wanda), một công ty TQ sở hữu một hãng phim Hollywood và hai chuỗi rạp chiếu phim tại Mỹ, vì “quan ngại ngày càng lớn về việc TQ kiểm duyệt đề tài và tìm cách áp đặt kiểm soát và tuyên truyền lên truyền thông Mỹ”.
|
The long arm of the state
|
Cánh tay nối dài của nhà nước
|
Other Chinese state-backed organisations have been trying to strengthen their partnerships with Western think-tanks and universities, partly in order to limit criticism of China and its policies. Many such institutions in the West thirst for cash; taking it from Chinese institutions (all of them in China have party links) has become an “almost normalised” practice, says Peter Mattis of Jamestown, a think-tank in Washington, DC. In Australia Mr Huang, the Chinese businessman who had donated money to political parties, also gave almost A$2m to help launch the Australia-China Relations Institute, a think-tank in Sydney. He has since resigned from its board.
|
Một số tổ chức được nhà nước TQ hậu thuẫn còn tìm cách thắt chặt quan hệ với các viện nghiên cứu và đại học phương Tây, một phần để giảm bớt các phê phán nhắm vào chế độ và chính sách TQ. Theo lời ông Peter Mattis, thuộc Viện Nghiên cứu Jamestown tại Washington DC, nhiều cơ quan như thế ở phương Tây đang khát tiền, nên việc nhận tiền từ các tổ chức TQ (tất cả các tổ chức này ở TQ đều có quan hệ với đảng), đã trở thành một việc làm “gần như hết sức bình thường”. Tại Úc thì ông Hoàng Tương Mô, doanh nhân TQ từng đóng góp tiền của cho các đảng chính trị, cũng cho gần 2 triệu đô-la Úc để giúp Viện Quan hệ Úc-Trung, một viện nghiên cứu ở Sydney. Ông Hoàng sau đó đã rút lui khỏi ban quản trị viện này.
|
Even without direct pressure from Chinese officials, bosses on Western campuses sometimes worry about future funding if scholars offend the Communist Party. Favours for donated money may be called in at a later stage. Academics report being asked not to invite particular speakers to conferences, for example.
|
Ngay khi không chịu áp lực trực tiếp từ các quan chức TQ, nhiều vị đứng đầu các đại học phương Tây đôi khi sợ mất các khoản tài trợ tương lai nếu các Giáo sư của họ làm phật lòng Đảng Cộng sản TQ. Việc yêu cầu “lại quả” sau khi cấp tiền có thể diễn ra ở những giai đoạn sau, còn trước mắt, giới học giả cho biết họ được yêu cầu làm các việc nhẹ hơn, chẳng hạn như không mời một số diễn giả [bị cho là ‘có vấn đề’] nào đó đến dự hội nghị.
|
Influence is obvious elsewhere, too. Chinese state media have expanded abroad, presenting a rosy, party-sanctioned view of China. In 2015 an investigation by Reuters, a news agency, revealed that a subsidiary of the Chinese government, China Radio International, was also covertly backing at least 33 radio stations in 14 countries, including Australia and America. These formed a global network broadcasting positive news about China—mostly in English and Chinese, but also in Italian, Thai and Turkish. Their government ties were hidden by front companies.
|
Ảnh hưởng của TQ diễn ra khắp nơi. Truyền thông TQ đã mở rộng hoạt động tại hải ngoại để trình làng một hình ảnh tươi đẹp, được đảng kiểm duyệt về TQ. Một cuộc điều tra năm 2015 của hãng tin Reuters tiết lộ rằng một cơ quan trực thuộc chính quyền TQ là Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (China Radio International – CRI) đã bí mật tài trợ cho ít nhất 33 đài phát thanh tại 14 quốc gia, trong đó có Úc và Mỹ. Tất cả tạo thành một mạng lưới toàn cầu truyền phát thông tin có lợi cho TQ, hầu hết bằng tiếng Anh và tiếng Trung, nhưng cũng có cả tiếng Ý, tiếng Thái và Thổ Nhĩ Kỳ. Dĩ nhiên, quan hệ của chính quyền TQ với các đài phát thanh này đều được giấu kín đàng sau những công ty bình phong.
|
Usually, such investigations fail to pin down who is responsible—another feature of sharp power. On four occasions since May, students (mostly Chinese) rounded on Australian professors for hurting the feelings of the Chinese people (a popular Communist Party complaint). A lecturer was said to be picking on the Chinese when he wrote a notice in Chinese as well as English telling students not to cheat. A professor used a map that showed India’s interpretation of a disputed Himalayan border with China. Another referred to Taiwan as an independent country. And a fourth used a Chinese saying in an exam that Chinese officials tell the truth only when “drunk or careless”.
|
Thường thì những cuộc điều tra như thế không xác định được ai là người chịu trách nhiệm – đây lại là một đặc điểm khác của “quyền lực nhọn”. Từ tháng 5/2017 đến nay, có bốn lần, sinh viên (hầu hết là người TQ) bài xích các Giáo sư Úc vì họ “xúc phạm đến tình cảm của người TQ” (một khiếu nại đầu môi của Đảng CS TQ). Bốn vị đó gồm: Một giảng viên được cho là đã cố ý châm chọc người TQ khi ông viết thông báo yêu cầu sinh viên không gian lận bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Trung. Một Giáo sư khác dùng bản đồ cho thấy phiên bản của Ấn Độ về đoạn biên giới Hy Mã Lạp Sơn đang có tranh chấp Ấn-Trung. Một Giáo sư khác nhắc đến Đài Loan như một quốc gia độc lập. Và Giáo sư thứ tư dùng một tục ngữ TQ trong bài thi nói rằng quan lại TQ chỉ dám nói sự thật khi “rượu vào lời ra” hoặc khi “bất cẩn”.
|
|
Surprisingly, each incident was followed by a storm of social-media commentary and newspaper articles criticising the academics. In one case the Chinese consulate complained. Two of the universities kowtowed: one professor apologised on national television and another was suspended; a third lecturer wrote a lengthy apology. Perhaps, not untypically for Chinese students abroad, they were acting out of a genuine feeling of affronted patriotism. Whether prompted or not, such responses act to dissuade others from voicing criticism in the future.
|
Điều bất ngờ là sau mỗi sự việc vừa kể lại là một cơn bão những bình luận sôi động trên mạng xã hội và những bài báo chỉ trích các Giáo sư. Có một trường hợp cả Lãnh sự quán TQ cũng nhảy vào khiếu nại ăn theo. Hai trong số bốn đại học liên quan đã phải khấu đầu chịu nhục: một Giáo sư phải xin lỗi trên truyền hình quốc gia; một Giáo sư khác bị đình chỉ hoạt động; giảng viên thứ ba phải viết một bài xin lỗi dài ngoằng. Có lẽ, sinh viên TQ ở hải ngoại cho rằng họ chỉ bày tỏ cảm xúc bực dọc khi lòng yêu nước của họ bị đụng chạm, và với họ, điều đó không có gì là quá bất thường. Tuy vậy, dù có bị giựt dây hay không, phản ứng dữ dội như thế có tác dụng khiến người khác phải dè chừng khi muốn lên tiếng chỉ trích trong tương lai.
|
Even the case of Mr Dastyari is hard to prove. It certainly looks bad. He was labelled an “agent of influence” by a former Australian intelligence officer. His support for China in the South China Sea reportedly followed a warning from Mr Huang that he would withdraw funding to Mr Dastyari’s Labor Party because it backed Australian naval activity in the disputed waters. And, in a meeting after he stepped down from the opposition front-bench, Mr Dastyari seemed to want to protect Mr Huang from Australia’s counter-intelligence service, by warning him that his phone might be tapped.
|
Ngay cả trường hợp của ông Dastyari cũng khó chứng minh. Nhìn thì rõ là tệ hại. Thậm chí ông còn bị một cựu nhân viên tình báo Úc gọi là “đặc tình dư luận”. Có tin cho rằng ông ủng hộ lập trường TQ tại Biển Đông sau khi ông Hoàng Tương Mô cảnh báo là sẽ ngưng tài trợ cho Đảng Lao động của Dastyari vì đảng này ủng hộ hoạt động của hải quân Úc trong vùng biển tranh chấp. Chưa hết, trong một phiên họp sau khi rời khỏi vị trí đối lập, ông Dastyari lại còn muốn bảo vệ ông Hoàng trước Sở Phản gián Úc, bằng cách báo cho ông Hoàng rằng điện thoại của ông có thể bị nghe lén.
|
Yet no crime has been alleged. Mr Dastyari denies any wrongdoing and insists that nothing influenced his remarks on China’s activities in the South China Sea other than “the national interest”. The most commonly cited evidence that he was working for the Chinese is Mr Huang’s links with the Communist Party. In fact, until November Mr Huang led the Australian branch of a party-affiliated organisation, the China Council for the Promotion of Peaceful National Reunification. That is fishy, but not proof of party ties or that he has received direction from the party.
|
Mặc dù vậy, đã không có tội phạm nào bị truy tố trong vụ Dastyari. Ông Dastyari phủ nhận mọi sai phạm và kiên quyết nói rằng đã không có gì ảnh hưởng đến những phát biểu của ông về hoạt động của TQ tại Biển Đông, ngoài “quyền lợi quốc gia”. Chứng cớ thường được viện dẫn nhất để chứng minh ông làm việc cho TQ là các quan hệ của ông Hoàng với Đảng CS. Trên thực tế, cho đến tháng 11/2017, ông Hoàng đã là Chủ tịch chi nhánh Úc của một tổ chức thân đảng, có tên là Hội đồng Trung Quốc Thúc đẩy Thống nhất Quốc gia trong Hoà bình. Nghe thì rất đáng ngờ nhưng đó lại không phải là chứng cớ về quan hệ của ông với đảng hoặc ông nhận chỉ thị từ Đảng CS TQ.
|
A winning formula?
Will China’s sharp power prove a success? One of its aims is to prevent foreign-based Chinese from undermining the party at home. Under Xi Jinping’s autocratic leadership, the political environment has changed dramatically. For the first time since Mao Zedong’s era, it has a highly visible strongman in charge. He has crushed rivals and sown fear among officials high and low with a ruthless campaign against corruption. Human rights are trampled upon. China wants to be sure that the programme of control at home is not vulnerable to the lack of control abroad.
|
Công thức thành công?
Quyền lực nhọn của TQ liệu có thành công? Một trong những mục tiêu chính của chiêu thức này là ngăn cản cộng đồng người Hoa ở hải ngoại làm tổn hại đến Đảng CS trong nước. Hiện nay, dưới sự lãnh đạo độc đoán của Tập Cận Bình, môi trường chính trị đã thay đổi lớn lao. Lần đầu tiên từ thời Mao Trạch Đông, TQ có một lãnh tụ mạnh mẽ nắm quyền. Lãnh tụ đó đã đè bẹp các đối thủ và gieo rắc sợ hãi trong lòng giới quan chức từ thấp đến cao với chiến dịch chống tham nhũng khốc liệt. Nhân quyền bị chà đạp. TQ muốn chắc chắn rằng chính sách kiểm soát người dân trong nước sẽ không bị hở sườn vì họ mất khả năng kiểm soát ở nước ngoài.
|
Its other aim is harder to accomplish. As a rising power, China naturally wants to make the world more congenial to its interests. Here, too, Mr Xi stands out from his predecessors. Gone is Deng Xiaoping’s edict that China should keep a low profile in global affairs by “hiding brightness [and] nourishing obscurity”. Mr Xi has called on China to “turn up” its voice on the world stage. He has built military infrastructure on disputed artificial islands in the South China Sea, sent naval vessels on exercises with Russia as far afield as the Mediterranean and the Baltic Sea, and, in August, opened the country’s first military base overseas, in Djibouti.
|
Mục tiêu khác của “quyền lực nhọn” - tạo dư luận tích cực về TQ - khó đạt hơn nhiều. Với tư cách là một cường quốc đang lên, TQ đương nhiên muốn làm cho thế giới trở nên thân thiện hơn với các quyền lợi của mình. Ở lĩnh vực này, ông Tập cũng vượt xa các vị tiền nhiệm. Đã qua rồi thời giấu mình ở ẩn trước mắt thế giới với chủ trương “thao quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình. Ông Tập đã kêu gọi TQ hãy “lên tiếng mạnh dạn hơn” trên sân khấu thế giới. Ông đã xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo còn đang tranh chấp trên Biển Đông, đã gửi tàu hải quân đi tập trận với Nga ở những vùng biển xa tận Địa Trung Hải hay Biển Baltic, và vào tháng 8/2017, đã khánh thành căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên tại Djibouti(**).
|
As a counterpart to this hard power, China seems to want to market itself as a responsible global citizen. But sharp power is a difficult weapon to yield. It mutes criticism and may make opinions more favourable (see chart 3). But, in Australia at least, the growing approval of China may now have turned the other way as a backlash starts to take hold. Posters were recently put up at several universities threatening Chinese citizens with deportation; “Kill Chinese” was daubed in a toilet at the University of Sydney, with a swastika underneath the graffiti; Chinese teenagers were beaten up at a bus stop in Canberra.
|
Ngoài sức mạnh cứng vừa nêu, TQ ra vẻ cũng muốn định vị bản thân như một công dân toàn cầu có trách nhiệm. Nhưng “sức mạnh nhọn” là một vũ khí khó dùng, dù nó có tác dụng làm im những lời chỉ trích và có thể tạo dư luận có lợi (xem Biểu đồ 3). Nhưng, ít nhất là tại Úc, sự ủng hộ đang lên dành cho TQ có thể bị đảo ngược vì hậu quả của vụ lùm xùm vừa qua. Gần đây, tranh tường được dán tại một số trường đại học dọa đuổi người Trung Quốc về nước; dòng chữ “Kill Chinese” (Giết Tàu”) được viết trên vách một nhà vệ sinh tại Đại học Sydney, dưới dòng chữ còn vẽ chữ vạn ngược, biểu tượng của Đức Quốc Xã; một số bạn tuổi teen gốc Hoa cũng bị đánh đập tại một trạm xe buýt ở thủ đô Canberra, Úc.
|
China’s sharp power poses a conundrum to Western policymakers. One danger is that policies designed to smooth over relations whip up anti-Chinese hysteria instead. Suspicions of China could run wild. Barriers to academic, economic and cultural co-operation with China could go up. Rather than learning to live with each other, China and the West might drift into sullen miscomprehension. The other concern is that policymakers play down the risks. If so, the public and politicians in the West may underestimate the threat from China’s rise. How do you strike the balance between self-protection and engagement? Just now, nobody is quite sure.
|
“Sức mạnh nhọn” của TQ đặt ra một bài toán hóc búa cho giới làm chính sách phương Tây. Một mối nguy hiểm là các chính sách hòa hoãn thay vì có thể làm dịu mối quan hệ lại có thể thổi bùng cơn kích động bài Trung. Mối hoài nghi đối với TQ có thể vượt tầm kiểm soát. Rào cản đối với giới học thuật, với các dự án hợp tác kinh tế và văn hóa với TQ có thể sẽ được dựng lên nhiều hơn. Thay vì học cách sống chung với nhau thì TQ và phương Tây có thể rơi vào tình trạng đáng buồn là ngộ nhận lẫn nhau. Ngược lại, một mối nguy khác là các nhà làm chính sách lại xem nhẹ nguy cơ TQ thao túng chính trị. Nếu vậy thì công chúng và giới chính khách phương Tây đánh giá quá thấp mối đe doạ đến từ một TQ đang trỗi dậy.Làm thế nào để vừa có thể quan hệ tốt với TQ vừa có thể tự bảo vệ trước đòn phép TQ? Ngay bây giờ, có lẽ không ai biết phải làm thế nào cho đúng.
|
|
Biểu đồ 3: Chua và Ngọt: “Bạn có thiện cảm hay không có thiện cảm với TQ?”. Tỉ số là % số người phản ứng “có thiện cảm”
|
(*) “Agent of influence”: Tạm dịch là “đặc tình dư luận” vì yếu tố bí mật và nhiệm vụ của họ. Họ không “thu thập thông tin mật” như đặc vụ hay gián điệp mà là can thiệp, xuyên tạc, bóp méo, tạo dựng dư luận có lợi cho nước ngoài mà họ có cảm tình hoặc thông đồng, phục vụ. Những người này thường có vị trí và uy tín cao trong xã hội, trong giới chính khách, khoa bảng, kinh doanh hay thế giới ngầm. Xem thêm từ mục “agent of influence” trên Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Agent_of_influence (ND).
(**)Thuộc cộng hoà Djibouti, một nước nhỏ ở Sừng Phi Châu, giáp Eritrea, Ethiopia, Somalia, và nằm bên bờ Hồng Hải, ngay cạnh một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất thế giới nối liền Châu Âu, Viễn Đông với Sừng Phi Châu và Vịnh Ba Tư (ND).
|
|
Translated by Phan Trinh
|
https://www.economist.com/news/leaders/21732524-china-manipulating-decision-makers-western-democracies-best-defence
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn