MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, December 21, 2017

XI’S PAX-SINO VISION Tầm nhìn “Hòa bình kiểu Trung Quốc” của ông Tập



XI’S PAX-SINO VISION

Tầm nhìn “Hòa bình kiểu Trung Quốc” của ông Tập

By Sandy Pho
Japan Times
10 December 2017
Sandy Pho
Japan Times
10/12/2017


In a three-hour speech at October’s Communist Party Congress, General Secretary Xi Jinping proclaimed China’s rightful return to the center of the world and promised to “make greater contributions for mankind.” He also put forth China’s governance model (socialism with Chinese characteristics) as “a brand-new choice for … countries … that wish to accelerate development and maintain their own independence.”

Trong bài diễn văn dài 3 tiếng đồng hồ đọc trước đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 10/2017, tổng bí thư Tập Cận Bình công bố cuộc trở lại hợp lý của Trung Quốc ở vị trí trung tâm của thế giới và hứa hẹn sẽ “đóng góp lớn hơn nữa cho nhân loại”. Ông ta cũng truyền bá mô hình quản trị đất nước của Trung Quốc (chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc) như một “sự lựa chọn mới mẻ cho… các quốc gia… mong muốn tăng tốc phát triển và duy trì nền độc lập của chính mình”.

It remains to be seen whether Beijing will actively promote the China model abroad, but there is no doubt about Xi’s ambitious agenda. Xi projects that, by 2035, China will “become a country whose comprehensive national power and international influence will be at the forefront.” By mid-century, the People’s Liberation Army is expected to be one of the world’s top-ranked militaries. According to Xi, when these goals are met, “the Chinese nation will stand tall among the nations of the world with an even more high-spirited attitude.”

Phải chờ xem liệu Bắc Kinh có tích cực thúc đẩy mô hình Trung Quốc ở nước ngoài hay không, nhưng không có gì phải nghi ngờ về chương trình đầy tham vọng của ông Tập. Ông ta nói rõ rằng, vào năm 2035, Trung Quốc sẽ “trở thành một quốc gia có sức mạnh dân tộc toàn diện và ảnh hưởng quốc tế hàng đầu”. Vào giữa thế kỷ này, quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) được kỳ vọng sẽ là một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Theo ông Tập, khi đạt được những mục tiêu này, “Đất nước Trung Quốc sẽ vượt lên trong số các quốc gia của thế giới với tư thế cao cả”.


As with all things Chinese, Xi is playing the long game. China will continue to strengthen its “comprehensive national power” and cement its place on “the world’s center stage” through initiatives such as One Belt, One Road (OBOR), multilateral trade deals and the Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB). Under Xi, China’s foreign policy will remain calculated and highly choreographed. The name of Xi’s game is control.

Cũng giống như mọi chuyện ở đất nước này, ông Tập đang chơi trò chơi dài hạn. Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường “sức mạnh quốc gia toàn diện” của mình và củng cố vị trí trên “sân khấu trung tâm của thế giới” thông qua những sáng kiến như “Nhất lộ nhất đới” (một vành đai, một con đường - One Belt, One Road – OBOR), các hiệp định thương mại đa phương và Ngân hàng phát triển hạ tầng châu Á (AIIB). Dưới quyền ông Tập, chính sách ngoại giao của Trung Quốc sẽ tiếp tục được tính toán kỹ và được điều phối cao độ. Trò chơi của ông Tập có tên là “kiểm soát”.

Xi intends to use his new-found muscle to create favorable global conditions for China and to prevent the emergence of threats. Key to this approach is being able to recognize strategic opportunities when they arise and use them to China’s advantage — as evidenced in the Asia-Pacific, where China aims to create a zone of deference and restore China’s primacy. According to Singaporean diplomat Bilahari Kausikan, China “does not merely want consideration of its interests. China expects deference to its interests to be internalized by ASEAN members as a mode of thought.”
Tập có ý định sử dụng quyền năng mới có được để tạo ra những điều kiện toàn cầu có lợi cho Trung Quốc và ngăn ngừa các mối đe dọa sẽ nổi lên. Yếu tố then chốt trong lối tiếp cận này là khả năng nhận ra những cơ hội chiến lược khi chúng xuất hiện và tận dụng chúng cho lợi thế của Trung Quốc – như đã thấy rõ ở châu Á-Thái Bình Dương, khi Bắc Kinh nhắm tới việc lập ra một khu vực tôn kính và khôi phục vị thế độc tôn của Trung Quốc. Theo nhà ngoại giao Singapore Bilahari Kausikan, Trung Quốc “không chỉ muốn các lợi ích của họ phải được xem xét mà còn mong muốn việc tôn kính các lợi ích của Trung Quốc phải được các nước thành viên ASEAN ghi nhớ như là một lề lối tư duy”.

But, the main obstacle to China’s inculcating this Asian mindset is the United States.

Many in Asia see Washington actively shedding its international obligations month by month even as its long-term, passive decline continues. U.S. President Donald Trump’s withdrawal from the Trans Pacific Partnership (TPP) and Paris climate agreement, his complaints about America’s trade deficits with Asian allies and his calls for Tokyo and Seoul to pay more of the costs of having U.S. military forces stationed in their respective countries reinforce these perceptions. Trump’s recent trip to the region was meant to reassure allies and partners, but his repudiation of multilateralism and “America First” finger-wagging reinforced the perception that America is an unreliable partner. China does all it can to underscore the point.

Nhưng, trở ngại chủ yếu cho việc Trung Quốc muốn ghi dấu ấn vào nếp suy nghĩ của ASEAN chính là Hoa Kỳ.
Nhiều người châu Á nhìn thấy Washington chủ động bỏ rơi các nghĩa vụ quốc tế của mình, từ tháng này sang tháng khác, như là một cuộc suy thoái dài hạn và thụ động của Hoa Kỳ. Sự kiện tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hiệp định khí hậu Paris, những lời than phiền của ông ta về thâm hụt thương mại với các đồng minh châu Á và lời ông ta kêu gọi Tokyo và Seoul phải trả chi phí nhiều hơn cho các lực lượng Mỹ đồn trú trên lãnh thổ của họ đã củng cố cho các quan điểm này. Chuyến viếng thăm gần đây của Trump đến khu vực châu Á có ý nghĩa trấn an các đồng minh và đối tác nhưng sự phản đối của ông với chủ nghĩa đa phương và huênh hoang về chính sách “nước Mỹ trên hết” càng củng cố cái quan niệm rằng Hoa Kỳ là một đối tác không tin cậy được. Trung Quốc đang làm tất cả những gì có thể để nêu bật quan điểm đó.


This wouldn’t matter so much if Trump had a coherent Asia policy. The president unveiled his administration’s vision — or is it just a slogan? — for the region while in Asia, calling for “a free and open Indo-Pacific,” which appears to be an effort to increase cooperation between the United States, Japan, Australia and India. It remains to be seen, however, how the “Indo-Pacific” formulation will be implemented and what exactly distinguishes it from Obama’s Rebalance strategy.

Sẽ không là vấn đề nếu như ông Trump có một chính sách châu Á rõ ràng mạch lạc. Trong thời gian ở châu Á, ông tổng thống đã giới thiệu tầm nhìn của chính phủ ông – hay chỉ là hô một khẩu hiệu? – kêu gọi “một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, có vẻ như là một nỗ lực gia tăng sự cộng tác giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Tuy vậy, vẫn phải chờ xem cái công thức “Ấn Độ-Thái Bình Dương” sẽ được thực thi như thế nào, và có gì phân biệt nó một cách chính xác với chiến lược Tái cân bằng của chính phủ thời Obama.

The absence of a blueprint for America’s role in Asia undermines U.S. leadership in the region and leaves a void China is happy to fill. As President Trump becomes more enraptured with North Korea and his own domestic challenges, Beijing continues to press its claims in the South China Sea.

Sự thiếu vắng một kế hoạch chi tiết cho vai trò của Hoa Kỳ ở châu Á đang xói mòn vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trong khu vực và để lại một khoảng trống mà Trung Quốc đang hào hứng lấp đầy. Trong lúc ông Trump ngày càng mê mẩn với vấn đề Bắc Hàn và những thách thức trong quốc nội của ông ấy thì Bắc Kinh tiếp tục gây áp lực cho đòi hỏi chủ quyền của họ ở Biển Đông.
The BBC reported in July that Vietnam terminated a gas-drilling expedition 250 miles off its southeast coast “following strong threats from China.” In August, a Philippine lawmaker released photos of Chinese vessels surrounding a disputed atoll in the Spratly island chain — presumably to block access. The Asia Maritime Transparency Initiative confirmed the presence of nine Chinese fishing ships and two naval/law enforcement vessels near the Spratlys on the day in question. In September, the Washington Free Beacon reported a shift in China’s legal justification of its claims in the South China Sea from the “nine-dash line” narrative to “Four Shas.” According to the Beacon, a Chinese Foreign Ministry official told a group of State Department officials in a closed-door meeting that China is “asserting sovereignty” over four island groups, collectively known as the “Four Sha.” In English, these groupings are the Pratas Islands, Paracel Islands, Spratly Islands and the Macclesfield Bank area. Although writers at Lawfare argue that “China’s legal justification for the Four Shas is just as weak, if not weaker, than its Nine-Dash Line claim,” these moves illustrate Beijing’s laser-like focus in the region.

Hồi tháng 7/2017, đài BBC tường thuật Việt Nam đã chấm dứt một dự án khoan thăm dò khí đốt ở vị trí cách bờ biển phía đông nam của nước này 250 dặm do có “những đe dọa mạnh mẽ từ Trung Quốc”. Sang tháng 8, một nghị sĩ Philippines công bố những bức ảnh tàu thuyền Trung Quốc vây quanh một bãi san hô tranh chấp trong vùng quần đảo Trường Sa – rõ ràng là để chặn lối tiếp cận của tàu thuyền các nước. Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á khẳng định sự hiện diện của 9 tàu đánh cá và hai tàu chiến/tàu cảnh sát biển Trung Quốc gần Trường Sa vào cái ngày mà vị nghị sĩ nói trên thông báo. Vào tháng 9, trang mạng Washington Free Beacon (Hải đăng tự do Washington) tường thuật có sự thay đổi trong việc biện minh về pháp lý cho đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, từ “đường 9 đoạn” sang câu chuyện “Tứ Sa”. Theo trang Beacon, một quan chức bộ ngoại giao Trung Quốc nói với một nhóm quan chức bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong một cuộc họp kín rằng Trung Quốc đang “khẳng định chủ quyền” trên bốn nhóm quần đảo, gọi chung là “Tứ Sa”. Trong tiếng Anh các nhóm quần đảo này là Pratas Islands (Đông Sa), Paracel Islands (Hoàng Sa), Spratly Islands (Trường Sa) và Macclesfield Bank (Trung Sa). Mặc dù các tác giả của trang mạng chuyên về công pháp quốc tế Lawfare đều cho rằng “Sự biện minh về mặt pháp lý của Trung Quốc cho cái gọi là Tứ Sa là rất yếu ớt, nếu không nói là yếu hơn cả tuyên bố đường 9 đoạn của họ”, nhưng những động thái như vậy cho thấy rõ Trung Quốc đang tập trung cao độ vào khu vực này.

This does not mean, however, that China is merely opportunistic. China was systematically making deals and building roads, pipelines and ports in Asia long before President Trump arrived with his “America First” agenda. In a 2014 speech, Xi advocated for the creation of a “new regional security architecture” in the Asia-Pacific — one that specifically excludes the United States. Xi’s alternative vision for Asia rejects the historical American-centric alliance system in favor of an all-inclusive framework, sans bilateral alliances. In another attempt to marginalize the United States, Xi called for Asia’s problems to “be solved by Asian countries themselves.”

Xi envisions “Asia for Asians” with China smack dab in the middle.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc chỉ là kẻ cơ hội. Từ lâu trước khi ông Trump đến châu Á với chương trình “nước Mỹ trên hết”, Trung Quốc đã ký nhiều hợp đồng và xây dựng đường sá, ống dẫn dầu và hải cảng ở châu Á, một cách rất hệ thống. Trong một bài diễn văn năm 2014, ông Tập vận động cho sự ra đời của một “cơ cấu an ninh khu vực mới” vùng châu Á-Thái Bình Dương – một cơ cấu đặc biệt loại bỏ vai trò của Hoa Kỳ. Tầm nhìn có tính chất thay thế của ông Tập cho châu Á bác bỏ một hệ thống có tính chất lịch sử, trong đó các nước đồng minh lấy Hoa Kỳ làm trung tâm, để thay bằng một khung khổ bao hàm mọi nước và không có đồng minh song phương. Trong một nỗ lực khác nhằm cách ly Hoa Kỳ, ông Tập kêu gọi các bài toán của châu Á “phải được giải quyết bởi người châu Á”.

Ông Tập hình dung “châu Á của người châu Á”, trong đó Trung Quốc ngự trị ngay ở trung tâm.

Sandy Pho is a Senior Program Associate for the Kissinger Institute on China and the United States (KICUS) at the Wilson Center. She researches and manages projects that focus on U.S.-China strategic relations, China's relations with its neighbours, and U.S. policies in the Asia Pacific. Her policy writings and analysis have appeared in The National Interest, Real Clear World, National Public Radio, CSPAN, CNN, The Daily Mail, The World Weekly and El Mercurio. She is also the editor of The Month in U.S.-China Relations newsletter.
(*) Sandy Pho là trợ lý cao cấp ở Viện Kissinger về Trung Quốc và Hoa Kỳ (KICUS) tại Trung tâm Wailson. Bà nghiên cứu và quản lý các dự án tập trung vào quan hệ chiến lược Trung-Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng và chính sách của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương. Các bài báo và phân tích chính sách của bà thường đăng trên các báo đài National Interest, Real Clear World, National Piblic Radio, CSPAN, CNN, The Daily Mail, The World Weekly và El Mercurio. Bà cũng là biên tập viên trang tin The Month in U.S.-China Relations.



Translated by Huỳnh Hoa


https://japantoday.com/category/features/opinions/xi’s-pax-sino-vision


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn