|
Nixed China-Vietnam
Meeting Highlights Illusion of South China Sea Calm
|
Cuộc họp Việt-Trung
bị hủy bỏ làm nổi bật ảo tưởng về sự bình yên ở Biển Đông
|
By Prashanth Parameswaran
The
Diplomat
June 22, 2017
|
Prashanth Parameswaran
The
Diplomat
22/6/2017
|
Incident is a
warning that despite attempts to downplay the flashpoint, tensions could
quickly escalate.
|
Sự cố là lời cảnh
báo rằng, mặc dù có những nỗ lực nhằm giảm nhiệt, căng thẳng có thể leo thang
một cách nhanh chóng.
|
On Thursday, news surfaced that a China-Vietnam defense
meeting had been unexpectedly canceled, reportedly due to private
disagreements over the South China Sea rather than the logistical issues
publicly mentioned by Chinese defense industry. If true, this would be far
from surprising given the past record of saber-rattling between Beijing and
Hanoi. But more broadly, it should also serve as a warning to the
international community that despite Chinese attempts to downplay the South
China Sea issue, Beijing’s actions could quickly help escalate tensions once
again for one reason or another.
|
Hôm thứ Năm, xuất hiện thông tin nói rằng cuộc họp giữa Bộ
quốc phòng Trung Quốc và Việt Nam đã bất ngờ bị hủy bỏ - người ta nói là do
những bất đồng về Biển Đông chứ không phải những vấn đề hậu cần như Bộ quốc
phòng Trung Quốc tuyên bố. Nếu đúng, thì đây cũng chẳng có gì đáng ngạc
nhiên, vì trước đó đã từng có những vụ xung đột quân sự giữa Bắc Kinh và Hà
Nội. Nhưng rộng hơn, nó là lời cảnh báo đối với cộng đồng quốc tế rằng, mặc
dù Trung Quốc tìm cách hạ thấp ý nghĩa của những vấn đề ở Biển Đông, hành
động của Bắc Kinh có thể làm cho căng thẳng leo thang một cách nhanh chóng,
vì bất kỳ lý do nào đó.
|
The incident itself broke out as China and Vietnam were
due to hold the fourth iteration of their border defense friendship exchange
program, which was scheduled to be held in both countries June 20-22. Though
the lead up to the engagement had been proceeding as scheduled, with Vice
Chairman of the Central Military Commission Fan Changlong meeting with
high-level Vietnamese officials and both sides talking up recent advances
such as an agreement inked on personnel training, on June 21 Chinese defense
ministry told state media that Fan had cut short his visit and Beijing had
decided to cancel the meeting due to “working arrangements.” Other news
outlets quickly speculated that it could be due to disagreements over the
South China Sea.
|
Sự cố xảy ra khi Trung Quốc và Việt Nam tổ chức chương
trình gặp gỡ hữu nghị quốc phòng biên giới lần thứ tư, dự kiến được tổ chức ở cả hai nước trong các ngày 20-22 tháng 6. Mặc dù công
việc chuẩn bị đã được tiến hành theo đúng kế hoạch, Phó Chủ tịch Quân ủy
Trung ương Trung Quốc, Phạm Trường Long, đã gặp các quan chức cao cấp của
Việt Nam và hai bên đã nói về những tiến bộ trong thời gian gần đây, như thỏa
thuận về đào tạo đã được kí kết; ngày 21 tháng 6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc
tuyên bố với các phương tiện truyền thông nhà nước rằng Phạm cắt ngắn chuyến
thăm và Bắc Kinh quyết định hủy bỏ cuộc họp do “lịch làm việc”. Các hãng tin
khác nhanh chóng suy đoán rằng, đây có thể là do những bất đồng về Biển Đông.
|
If this is true, this is far from surprising. Sino-Vietnamese
saber-rattling in the South China Sea is not new. Of the four Southeast Asian
claimants – which also include Brunei, Malaysia, the Philippines – Vietnam
has been in the South China Sea disputes the longest and has felt Chinese
assertiveness the hardest, with Chinese troops seizing control of the Western
Paracels from Hanoi as far back as 1974. For Vietnam, the disputes are just a
slice of a centuries-old problem of managing its giant northern neighbor
China, which occupied it for nearly 1,000 years from first century BC till
tenth century AD.
|
Nếu đúng như thế thì đây cũng không phải là điều đáng ngạc
nhiên. Xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông không phải là mới.
Trong số bốn nước ở Đông Nam Á đòi chủ quyền ở Biển Đông - Brunei, Malaysia,
Philippines - Việt Nam là nước tranh cãi lâu nhất và cũng là nước bị Trung
Quốc áp lực mạnh nhất, quân đội Trung Quốc mới giành được quyền kiểm soát
Hoàng Sa từ Việt Nam vào năm 1974. Đối với Việt Nam, những tranh chấp này chỉ
là một phần của vấn đề quan hệ với lân bang khổng lồ phương Bắc đã kéo dài
suốt nhiều thế kỷ. Trung Quốc đã chiếm đóng Việt Nam trong suốt gần 1.000
năm, từ thế kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ X sau Công nguyên.
|
Over the years, Vietnam has become by far the most militarily
capable among the four claimants within the Association of Southeast Asian
Nations (ASEAN) and, along with the Philippines (until recently), has tended
to be the most forward-leaning on the issue within the region. This is
despite feeling the heat of occasional bouts of Chinese assertiveness, with a
recent case in point being Beijing’s decision to place an oil rig within
Vietnam’s exclusive economic zone (EEZ) in the summer of 2014 which sparked a
crisis in the bilateral relationship. Despite this, both sides have continued
proceeding with some confidence-building measures, including in the defense
realm with the annual border defense meeting.
|
Trong suốt nhiều năm, Việt Nam đã trở thành nước có tiềm
lực quân sự mạnh nhất trong bốn nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, có chân trong
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và cùng với Philippines (cho đến
gần đây), có xu hướng là những nước trong khu vực lên tiếng mạnh mẽ nhất về
vấn đề này. Mặc dù người ta cảm nhận được quyết tâm của Trung Quốc, ví dụ gần
đây: Bắc Kinh quyết định đặt giàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam (EEZ) vào mùa hè năm 2014 đã gây ra cuộc khủng hoảng trong quan hệ
giữa hai nước. Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục tiến hành một số biện pháp
nhằm xây dựng lòng tin, trong đó có lĩnh vực quốc phòng thủ, cuộc gặp gỡ quốc
phòng hàng năm trên khu vực biên giới.
|
This round of Sino-Vietnamese saber-rattling could well be
the product of simmering tensions that eventually came to a head. With the
weakening of the Philippines’ South China Sea position under President
Rodrigo Duterte, Vietnam has essentially become the sole forward-leaning
Southeast Asian claimant in the disputes. This has naturally impressed upon Hanoi the
importance of strengthening ties with countries like the United States and
Japan, and that exactly what it has been doing, even though Vietnamese
officials have continued to carefully calibrate that with engagements with
China as well.
|
Cuộc xung đột này có thể là kết quả của những căng thẳng
đã được kiềm chế, nhưng cuối cùng cũng đã bùng nổ. Quan điểm về Biển Đông của
Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte không còn vững mạnh như
trước, thực chất, Việt Nam đã trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á tham gia
vào những vụ tranh chấp này. Điều này, đương nhiên làm cho Hà Nội cảm nhận
đựôc tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ với những nước như Mỹ và Nhật
Bản, và đấy là những việc mà nước này đang làm, mặc dù các quan chức của Việt
Nam đã tiếp tục điều chỉnh một cách cẩn thận với những cam kết với Trung
Quốc.
|
But for China, which has sought to capitalize on the loss
of ASEAN momentum on the South China Sea as well as what it perceives as a
distracted United States, this is an opportune moment to put pressure on
individual states – whether it be Vietnam as a claimant or Singapore as the
ASEAN-China country coordinator – on their specific behavior and existing
alignments under the guise of lowering tensions. And ASEAN officials say that is
exactly what some Chinese officials have been doing, even issuing warnings
against so-called “unconstructive actions”. Carl Thayer, a Vietnam expert,
told Radio Free Asia that China had also been pressuring Vietnam to stop
energy exploration activities in Vanguard Bank in the South China Sea.
|
Nhưng đối với Trung Quốc - đang tìm cách tận dụng sự suy
giảm động lực của ASEAN đối với vấn đề Biển Đông, cũng như cảm nhận của họ về
nước Mỹ đang bị phân tâm - đây là thời điểm thuận lợi cho việc gây sức ép lên
từng nước riêng lẻ - dù đấy có là Việt Nam, một trong những nước đòi chủ
quyền hay Singapore, quốc gia đang đóng vai trò điều phối viên trong quan hệ
ASEAN - Trung Quốc - về những họat động cụ thể và những liên kết đang có dưới
chiêu bài giảm căng thẳng. Các quan chức ASEAN nói rằng đó chính là những
việc mà một số quan chức Trung Quốc đang làm, thậm chí các quan chức Trung
Quốc còn cảnh báo họ về cái gọi là “những hành động không có tính xây dựng”.
Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam, nói với đài Á Châu Tự do rằng, Trung
Quốc cũng áp lực Việt Nam, đòi Việt Nam ngưng hoạt động thăm dò dầu khi trong
Bãi Tư Chính (Vanguard Bank).
|
These contending viewpoints between Beijing and Hanoi were
bound to collide at some point. Thayer noted that tensions could flare up if
not properly managed, with China reportedly deploying ships and aircraft to
the area which increased the possibility of a military clash. But more
broadly, for the rest of the international community, this episode should
also serve as another warning that despite Chinese attempts to downplay the
South China Sea issue, the very actions that Beijing is taking to allegedly deescalate
the situation could once again help escalate it sooner than one might expect.
|
Những quan điểm trái ngược nhau giữa Bắc Kinh và Hà Nội
chắc chắn sẽ dẫn tới xung đột. Thayer nhận xét rằng, nếu không được xử lý một
cách đúng đắn, căng thẳng có thể bùng phát, việc Trung Quốc đang triển khai
tàu chiến và máy bay tới khu vực làm gia tăng khả năng xảy ra đụng độ quân
sự. Nhưng rộng hơn nữa, đối với phần còn lại của cộng đồng quốc tế, sự kiện
này là lời cảnh báo khác rằng, mặc cho những nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm
giảm nhẹ vấn đề Biển Đông, chính những hành động mà Bắc Kinh đang làm nhằm đưa
tình trạng xuống thang lại làm cho nó leo thang sớm hơn là người ta nghĩ.
|
This is also consistent with a broader pattern in China’s
South China Sea behavior which I have termed “incremental assertiveness,”
where temporary bouts of charm or signs of calm from Beijing have been
followed by yet another round of coercion. In the context of Sino-Vietnam relations, it is worth
recalling that just seven months after unveiling a new strategy for ASEAN-China
relations as part of a charm offensive in Southeast Asia that was received
with great fanfare, Beijing moved the oil rig into Vietnam’s exclusive
economic zone in the summer of 2014. Though this incident is not nearly as
serious as yet, it should give serious pause to those who are once again
looking for the calm in the South China Sea that never quite sustains.
|
Điều này cũng phù hợp với cách hành xử thô bạo hơn ở Biển
Đông của Trung Quốc, mà tôi từng gọi là “sự quyết đoán ngày càng gia tăng”,
với những hành động quyến rũ hay tín hiệu về gió yên biển lặng được Bắc Kinh
phát ra, rồi sau đó là một đợt áp lực mới. Trong bối cảnh quan hệ Trung-Việt
như thế, cần nhớ rằng chỉ bảy tháng sau khi tung ra chiến lược mới đối với
quan hệ ASEAN-Trung Quốc, như là một phần của cuộc tấn công vào lòng người ở
Đông Nam Á, được nhiều người hoan nghênh, thì mùa hè năm 2014, Bắc Kinh đã
đưa giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù sự cố này
chưa đến mức nghiêm trọng lắm, những người đang tìm kiếm hòa bình ở Biển Đông
– nền hòa bình chưa bao giờ kéo dài được lâu – nên dừng lại và suy nghĩ một
cách thật nghiêm túc.
|
Prashanth
Parameswaran is Associate Editor at The Diplomat based in Washington, D.C.,
where he writes mostly on Southeast Asia, Asian security affairs and U.S.
foreign policy in the Asia-Pacific. He is also a PhD candidate at the
Fletcher School of Law and Diplomacy at Tufts University.
|
Prashanth
Parameswaran là phó tổng biên tập của trang Diplomat, làm việc ở Washington,
D.C.. Ông thường viết về Đông Nam Á, vấn đề an ninh châu Á và chính sách đối
ngoại của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ông là phó tiến sĩ ở Fletcher Khoa Luật và Ngoại giao - Đại học Tufts University.
|
|
|
|
Translated by Phạm Nguyên Trường
|
http://thediplomat.com/2017/06/nixed-china-vietnam-meeting-highlights-illusion-of-south-china-sea-calm/
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn