MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, March 2, 2017

WEAK STATES, POOR COUNTRIES Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo




WEAK STATES, POOR COUNTRIES
Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo
Angus Deaton
Project Syndicate
Angus Deaton
Project Syndicate


PRINCETON – In Scotland, I was brought up to think of policemen as allies and to ask one for help when I needed it. Imagine my surprise when, as a 19-year-old on my first visit to the United States, I was met by a stream of obscenities from a New York City cop who was directing traffic in Times Square after I asked him for directions to the nearest post office. In my subsequent confusion, I inserted my employer’s urgent documents into a trash bin that, to me, looked a lot like a mailbox.

PRINCETON – Ở Scotland, tôi lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Cứ tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên đến thế nào khi trong chuyến đi đầu tiên tới Mỹ năm 19 tuổi, tôi được đón tiếp bằng cả một tràng quát tháo tục tĩu từ một viên cảnh sát New York đang điều khiển giao thông ở Quảng trường Thời đại khi tôi hỏi anh ta đường đến bưu điện gần nhất. Trong cơn bối rối sau đó, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của sếp vào một thùng rác mà tôi cứ ngỡ là hòm thư.


Europeans tend to feel more positively about their governments than do Americans, for whom the failures and unpopularity of their federal, state, and local politicians are a commonplace. Yet Americans’ various governments collect taxes and, in return, provide services without which they could not easily live their lives.

Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tích cực hơn so với người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị gia liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Nhưng cũng chính những cấp chính quyền khác nhau đó của người Mỹ đã thu thuế và, đổi lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì người dân không thể có được một cuộc sống dễ dàng.

Americans, like many citizens of rich countries, take for granted the legal and regulatory system, the public schools, health care and social security for the elderly, roads, defense and diplomacy, and heavy investments by the state in research, particularly in medicine. Certainly, not all of these services are as good as they might be, nor held in equal regard by everyone; but people mostly pay their taxes, and if the way that money is spent offends some, a lively public debate ensues, and regular elections allow people to change priorities.

Cũng như nhiều công dân của các nước giàu, người Mỹ coi hệ thống pháp lý và hành chính, các trường công lập, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội cho người già; hệ thống đường sá, quốc phòng và ngoại giao, và các khoản đầu tư lớn của nhà nước cho nghiên cứu, nhất là trong y học, là lẽ đương nhiên. Chắc chắn, không phải tất cả những dịch vụ đó đều tốt như mong đợi, hoặc được tất cả mọi người đánh giá cao như nhau; nhưng người dân đa phần vẫn nộp thuế, và nếu tiền của họ bị chi tiêu một cách không làm hài lòng một số người thì một cuộc tranh luận công khai sống động sẽ diễn ra, và rồi các cuộc bầu cử định kỳ cho phép người dân thay đổi các ưu tiên của họ.

All of this is so obvious that it hardly needs saying – at least for those who live in rich countries with effective governments. But most of the world’s population does not.

Tất cả những điều kể trên là rất rõ ràng đến nỗi gần như không cần phải nói ra – ít nhất là với những ai đang sống ở các nước giàu với một chính phủ hiệu quả. Nhưng với phần lớn dân số thế giới thì không phải vậy.

In much of Africa and Asia, states lack the capacity to raise taxes or deliver services. The contract between government and governed – imperfect in rich countries – is often altogether absent in poor countries. The New York cop was little more than impolite (and busy providing a service); in much of the world, police prey on the people they are supposed to protect, shaking them down for money or persecuting them on behalf of powerful patrons.

Ở phần lớn châu Phi và châu Á, các nhà nước thiếu năng lực để thu thuế và cung cấp dịch vụ (hiệu quả). Khế ước giữa chính phủ và người dân – vốn không hoàn hảo ở các nước giàu – thường hoàn toàn vắng bóng ở các nước nghèo. Cảnh sát New York quả là bất lịch sự (và bận rộn hoàn thành nhiệm vụ); nhưng ở nhiều nước trên thế giới, cảnh sát đang cưỡi lên đầu những người mà đáng ra họ phải bảo vệ, bòn rút tiền của của họ hoặc hành hạ họ thay mặt những ông chủ quyền lực của mình.


Even in a middle-income country like India, public schools and public clinics face mass (unpunished) absenteeism. Private doctors give people what (they think) they want – injections, intravenous drips, and antibiotics – but the state does not regulate them, and many practitioners are entirely unqualified.

Ngay cả ở một nước thu nhập trung bình như Ấn Độ, các trường công lập và các bệnh viện công cũng đang phải đối mặt với hàng loạt sự thiếu trách nhiệm (mà không bị trừng phạt). Các bác sĩ tư cung cấp cho mọi người những gì (họ nghĩ là) người dân muốn – tiêm thuốc, truyền tĩnh mạch, và kháng sinh – nhưng nhà nước không quản lý các bác sĩ tư, rất nhiều người trong số đó đang hành nghề mà hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn.

Throughout the developing world, children die because they are born in the wrong place – not of exotic, incurable diseases, but of the commonplace childhood illnesses that we have known how to treat for almost a century. Without a state that is capable of delivering routine maternal and child health care, these children will continue to die.

Trên khắp các nước đang phát triển, trẻ em tử vong vì chúng được sinh ra sai chỗ – không phải do những căn bệnh quái ác vô phương cứu chữa, mà là do những bệnh nhi phổ biến mà chúng ta đã biết cách điều trị từ gần một thế kỷ nay. Nếu không có một nhà nước có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em thường xuyên, trẻ em sẽ tiếp tục chết.

Likewise, without government capacity, regulation and enforcement do not work properly, so businesses find it difficult to operate. Without properly functioning civil courts, there is no guarantee that innovative entrepreneurs can claim the rewards of their ideas.

Tương tự, nếu chính phủ không có năng lực, việc đưa ra và thực thi các quy định sẽ không có hiệu quả, từ đó các doanh nghiệp sẽ khó hoạt động. Nếu không có các tòa án dân sự hoạt động đúng chức năng, sẽ không có gì đảm bảo các doanh nhân sáng tạo có thể gặt hái được thành quả từ những ý tưởng của mình.

The absence of state capacity – that is, of the services and protections that people in rich countries take for granted – is one of the major causes of poverty and deprivation around the world. Without effective states working with active and involved citizens, there is little chance for the growth that is needed to abolish global poverty.

Sự thiếu vắng năng lực nhà nước – nghĩa là thiếu những dịch vụ và sự bảo hộ mà người dân ở các nước giàu coi là lẽ đương nhiên – là một trong những nguyên nhân chính gây ra nghèo đói và thiếu thốn trên thế giới. Nếu không có các nhà nước hiệu quả cùng làm việc với các công dân tham gia tích cực, sẽ có rất ít cơ hội cho sự phát triển vốn cần thiết để xóa bỏ nghèo đói trên toàn cầu.

Unfortunately, the world’s rich countries currently are making things worse. Foreign aid – transfers from rich countries to poor countries – has much to its credit, particularly in terms of health care, with many people alive today who would otherwise be dead. But foreign aid also undermines the development of local state capacity.

Thật không may, các nước giàu của thế giới đang làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Viện trợ nước ngoài – các khoản chuyển giao ngân sách từ các nước giàu sang nước nghèo – đáng được ghi nhận, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, với nhiều người đang sống ngày nay sẽ chết nếu không có nó. Nhưng viện trợ nước ngoài cũng làm suy yếu sự phát triển của năng lực nhà nước địa phương.

This is most obvious in countries – mostly in Africa – where the government receives aid directly and aid flows are large relative to fiscal expenditure (often more than half the total). Such governments need no contract with their citizens, no parliament, and no tax-collection system. If they are accountable to anyone, it is to the donors; but even this fails in practice, because the donors, under pressure from their own citizens (who rightly want to help the poor), need to disburse money just as much as poor-country governments need to receive it, if not more so.

Điều này thể hiện rõ nhất ở các nước – chủ yếu ở châu Phi – nơi chính phủ nhận được viện trợ trực tiếp và các dòng viện trợ là tương đối lớn so với chi tiêu ngân sách (thường là nhiều hơn một nửa tổng chi). Những chính phủ như vậy không cần một bản khế ước với công dân của họ, không quốc hội, không có cả hệ thống thu thuế. Nếu họ có trách nhiệm với bất cứ ai, thì đó là những nhà tài trợ; nhưng ngay cả điều này cũng thất bại trong thực tế, bởi những nhà tài trợ, dưới áp lực từ công dân của chính họ (những người muốn giúp đỡ người nghèo một cách chính đáng), cũng cần giải ngân tiền hệt như chính phủ các nước nghèo cần nhận nó, nếu không nói là nhiều hơn.

What about bypassing governments and giving aid directly to the poor? Certainly, the immediate effects are likely to be better, especially in countries where little government-to-government aid actually reaches the poor. And it would take an astonishingly small sum of money – about 15 US cents a day from each adult in the rich world – to bring everyone up to at least the destitution line of a dollar a day.

Nếu bỏ qua các chính phủ và trao viện trợ trực tiếp đến tay người nghèo thì sao? Chắc chắn, những tác động tức thì nhiều khả năng sẽ tốt hơn, nhất là ở những nước nơi viện trợ liên chính phủ rất ít tới tay người nghèo. Và chỉ cần một khoản tiền nhỏ đến kinh ngạc – khoảng 0,15 USD/ngày từ mỗi người lớn ở các nước giàu – là đủ để đưa tất cả mọi người lên ít nhất là ngưỡng nghèo cùng cực, tức 1 USD/ngày.

Yet this is no solution. Poor people need government to lead better lives; taking government out of the loop might improve things in the short run, but it would leave unsolved the underlying problem. Poor countries cannot forever have their health services run from abroad. Aid undermines what poor people need most: an effective government that works with them for today and tomorrow.

Nhưng đây không phải là giải pháp. Người dân nghèo cần chính phủ để dẫn dắt họ tới một cuộc sống tốt hơn; đưa chính phủ ra khỏi vòng tròn tương tác có thể cải thiện tình hình trong ngắn hạn, nhưng như vậy các vấn đề nền tảng vẫn chưa được giải quyết. Dịch vụ y tế của các nước nghèo không thể mãi hoạt động từ nguồn vốn nước ngoài. Viện trợ làm suy yếu những gì người nghèo cần nhất: một chính phủ hiệu quả cùng làm việc với họ cho ngày hôm nay và cho mai sau.

One thing that we can do is to agitate for our own governments to stop doing those things that make it harder for poor countries to stop being poor. Reducing aid is one, but so is limiting the arms trade, improving rich-country trade and subsidy policies, providing technical advice that is not tied to aid, and developing better drugs for diseases that do not affect rich people. We cannot help the poor by making their already-weak governments even weaker.
Một điều mà chúng ta (người dân các nước giàu) có thể làm là vận động chính phủ thôi làm những điều khiến các nước nghèo khó khăn hơn trong việc thoát nghèo. Giảm viện trợ là một cách, nhưng cũng cần hạn chế buôn bán vũ khí, cải thiện các chính sách thương mại và trợ cấp của các nước giàu, cung cấp tư vấn kỹ thuật không ràng buộc với viện trợ, và phát triển những loại thuốc tốt hơn cho các căn bệnh không ảnh hưởng tới người giàu. Chúng ta không thể giúp người nghèo bằng cách khiến chính phủ vốn đã yếu của họ trở nên yếu hơn.

Angus Deaton, the 2015 Nobel laureate in economics, is Professor of Economics and International Affairs at Princeton University’s Woodrow Wilson School of Public and International Affairs. He is the author of The Great Escape: Health, Wealth, and the Origins of Inequality.
Angus Deaton, chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm 2015, là Giáo sư ngành Kinh tế và các vấn đề quốc tế tại Viện Đại học Princeton, Hoa Kỳ. Ông là tác giả cuốn The Great Escape: Health, Wealth, and the Origins of Inequality.




Translated by Nguyễn Huy Hoàng
Edited by: Lê Hồng Hiệp


https://www.project-syndicate.org/commentary/economic-development-requires-effective-governments-by-angus-deaton

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn