MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Sunday, March 5, 2017

S China Sea: The beginning of Chinese rule? Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?



Dozens of Chinese dredgers, bulldozers and construction-related vessels have turned reefs into reclaimed land as China secures a stronger footing in the strategic waterways. Photo: Reuters
Hàng chục tàu hút bùn, xe ủi đất và các tàu bè liên quan đến xây dựng của Trung Quốc đã biến rạn san hô thành đất khai hoang khi Trung Quốc mạnh mẽ đặt chân vào những tuyến đường biển chiến lược. Ảnh: Reuters

S China Sea: The beginning of Chinese rule?

Biển Đông: Thời Trung Quốc cai trị bắt đầu?

DO THANH HAI
Today (Singapore)
JUNE 12, 2015

ĐỖ THANH HI
Today (Singapore)
12/6/2015
With the advantage of hindsight, it is now clear that China’s controversial deployment of the oil rig Haiyang Shiyou 981 in disputed waters of the South China Sea in mid-2014 was a sideshow. During the ensuing diplomatic crisis between China and Vietnam, Beijing made its key move, pouring sand on at least six reefs under its control in the Spratlys to create new islands.
Cái hay của việc nhìn lại là nay đã rõ việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào vùng tranh chấp trên biển Đông vào giữa năm 2014 chỉ là trò đánh lạc hướng. Trong cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó giữa Trung Quốc và Việt Nam, Bắc Kinh đã đi nước cờ chính, bồi đắp cát lên ít nhất sáu rạn san hô do nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa để tạo ra các hòn đảo mới.


The oil rig was removed after two months, but dozens of Chinese dredgers, bulldozers and construction-related vessels have remained, turning reefs into reclaimed land as China secures a stronger footing in the strategic waterways also contested by countries such as Brunei, the Philippines, Vietnam and Malaysia.

Giàn khoan dầu đã rời đi sau hai tháng, nhưng hàng chục tàu hút bùn, máy ủi, và các tàu phục vụ xây dựng của Trung Quốc đã ở lại để biến các rạn san hô thành đảo nhân tạo và cho Trung Quốc chắc chân án ngữ tuyến đường biển chiến lược mà các nước như Brunei, Philippines, Việt Nam, và Malaysia cũng có tuyên bố chủ quyền.
As recent satellite images show, China’s reclamation is extraordinary in terms of speed, reach and intensity. The new islands, averaging 2 sq km each, are being filled with airfields, ports and military installations, sparking fears of militarisation in the region.
Như hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, quá trình lấn biển của Trung Quốc là bất thường về tốc độ, quy mô, và cường độ. Những hòn đảo mới, mỗi đảo rộng trung bình 2 kilômét vuông, đang được phủ kín bởi các sân bay, bến cảng, và căn cứ quân sự, làm dấy lên những lo ngại về sự quân sự hóa trong khu vực.

Is it inevitable, then, that the South China Sea will turn into a “Chinese lake”?

By all accounts, the balance seems to be in China’s favour. The world’s second-largest economy has all the time in the world and is adopting a patient — yet hard-nosed — approach to dominate the waters and isles.

Vậy thì phải chăng việc Biển Đông biến thành “ao nhà của Trung Quốc” là điều không thể tránh khỏi?
Cán cân dường như đang nghiêng về phía Trung Quốc về mọi mặt. Nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới có thừa thời gian và đang áp dụng chiêu thức kiên nhẫn nhưng cứng rắn để thống trị các vùng biển và đảo.
While all the claimant states, including China, do not fancy a military clash, Beijing’s actions have been less than cordial.
Its tactics include using “cold violence” — non-military use of force — to subdue smaller adversaries. Chinese Coast Guard ships have been ordered to ram into foreign vessels and fire high-pressure water cannons to push them around.

Trong khi tất cả các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên các đảo, kể cả Trung Quốc, đều không thích một cuộc đụng độ quân sự, các hành động của Bắc Kinh lại không hề thân thiện.
Chiến thuật của Trung Quốc là dùng “bạo lực lạnh” – sử dụng vũ lực phi quân sự – để khuất phục đối thủ nhỏ hơn. Các tàu hải giám của Trung Quốc đã được lệnh đâm và bắn vòi rồng áp suất cao để đuổi tàu thuyền nước ngoài.

These acts of non-lethal violence gave a clue to the rationale behind China’s consistent efforts in building up a formidable fleet of white-painted law enforcement vessels and fishing ships along with its naval modernisation.
Những hành vi bạo lực phi quân sự này cho thấy các lý do đằng sau những nỗ lực nhất quán của Trung Quốc trong việc xây dựng một hạm đội đáng gờm gồm các tàu thực thi pháp luật thân trắng và tàu cá, song song với việc hiện đại hóa hải quân của mình.

Though the Chinese navy has hardly used force around the reefs, it is always in the background as a deterrence and stands ready to intervene if shots are fired against Chinese boats. This combination of “cold violence” and “military deterrence” helps China assert ascendancy over its competitors in the South China Sea.

Dù lực lượng hải quân Trung Quốc hầu như chưa sử dụng vũ lực quanh các rạn san hô, họ luôn ở đằng sau đóng vai trò răn đe và sẵn sàng can thiệp nếu các tàu Trung Quốc bị bắn. Sự kết hợp của “bạo lực lạnh” và “răn đe quân sự” giúp Trung Quốc khẳng định uy thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình ở biển Đông.

UNEASY TANGO

China is competing with the United States for big power status and is pushing hard to carve out its sphere of influence. Beijing’s determined expansions in the South China Sea, disregarding political and diplomatic costs, indicate that this area is a key theatre in Beijing’s strategy. After all, the South China Sea is not the strongest point of the US security system in the Asia-Pacific, but is strategically important as a major link between the Indian and Pacific Oceans.

Bản Tango khó chịu

Trung Quốc đang cạnh tranh vị thế cường quốc với Hoa Kỳ và đang nỗ lực tạo ra vùng ảnh hưởng của riêng mình. Quyết tâm bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông, bất chấp cái giá phải trả về chính trị và ngoại giao, cho thấy khu vực này là một vũ đài then chốt trong chiến lược của Bắc Kinh. Về tổng thể thì biển Đông không phải là điểm mạnh nhất trong hệ thống an ninh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, nhưng nó quan trọng về chiến lược vì đây là đường nối chính giữa Ấn Độ và Thái Bình Dương.

The Chinese manoeuvres have stirred strong US reactions and both sides have been trading barbs recently.
However, the Pentagon’s recent deployment of US warships and a surveillance aircraft carrying CNN reporters to the region could be construed as a hollow show of gunboat diplomacy that is not going to help halt China’s island-building.

Các động thái của Trung Quốc đã khuấy động phản ứng mạnh mẽ của Mỹ và gần đây cả hai bên đã có lời qua tiếng lại.
Tuy nhiên, việc Lầu Năm Góc điều các tàu chiến Mỹ và một máy bay do thám mang theo các phóng viên CNN đến khu vực có thể được hiểu là một sự thể hiện yếu đuối của chính sách ngoại giao pháo hạm mà không giúp ngăn chặn việc Trung Quốc xây dựng đảo.

During his visit to Beijing in May, US Secretary of State John Kerry met China’s top leaders to convey concerns about the reclamation and urge restraint. The Chinese, while polite, were unmoved.
President Xi Jinping replied that the US and China can share power in the Pacific, while Foreign Minister Wang Yi — at a press conference with Mr Kerry beside him — repeated that the Chinese resolve to safeguard its sovereignty is “firm as a rock”.

Trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh hồi tháng 5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc để truyền đạt những quan ngại về việc xây đảo và thúc giục họ kiềm chế. Mặc dù tỏ ra lịch sự nhưng phía Trung Quốc vẫn không suy chuyển.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trả lời rằng Mỹ và Trung Quốc có thể chia sẻ quyền lực ở Thái Bình Dương, trong khi Ngoại trưởng Vương Nghị đã lặp đi lặp lại khi ngồi cạnh ông Kerry trong một cuộc họp báo rằng sự quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền của mình là “vững như bàn thạch.”

What is the end goal of this uneasy tango between these two superpowers? In the longer term, the US is moving 60 per cent of its naval force to the Pacific as part of President Barack Obama’s “pivot” to the region. However, it is still unclear how the US would help smaller claimants to deal with Chinese “cold violence” without escalating the situation. The fact that the US has not ratified the United Nations Convention on the Law of the Sea weakens its moral ground to denounce China and enforce the power of international law.

Mục tiêu cuối cùng của điệu Tango khó chịu giữa hai siêu cường này là gì? Về lâu dài, Hoa Kỳ đang điều động 60% lực lượng hải quân đến Thái Bình Dương như một phần trong chính sách “xoay trục” của Tổng thống Barack Obama sang khu vực này. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào Mỹ có thể giúp các nước nhỏ hơn đối phó với “bạo lực lạnh” của Trung Quốc mà không làm tình hình leo thang. Việc Hoa Kỳ chưa phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã làm suy yếu nền tảng đạo đức của họ khi lên án Trung Quốc và thực thi sức mạnh của luật pháp quốc tế.

These reactive and military-centric responses leave one to wonder if Washington does have a firm long-term commitment or an effective counterstrategy to cope with a sustained Chinese “tidal wave” in the South China Sea.
As for the Association of South-east Asian Nations (ASEAN), serious doubts remain as to whether it can act as a check on the Chinese march.

Những phản ứng theo kiểu ứng phó và tập trung vào quân sự này khiến người ta nghĩ rằng Washington không có một cam kết lâu dài và chắc chắn hay một chiến lược đáp trả hiệu quả để đối phó với những cơn “sóng cồn” liên tục của Trung Quốc trong khu vực biển Đông.
Khả năng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể ngăn chặn bước tiến của Trung Quốc vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

If anything, the bloc has been reluctant to respond to China with anything more than a tap on the wrist. The recent statement of ASEAN leaders in Kuala Lumpur expressed concerns about the reclamations — but fell short of even mentioning China as the party responsible. To be fair, non-claimant members are reluctant to criticise Beijing or choose sides as they have close economic ties with China. Unfortunately, however, disunity in ASEAN is clearly the main obstacle to forging a common stance against China’s activities in the South China Sea.

Những gì ASEAN đã làm, nếu có, để miễn cưỡng đáp lại Trung Quốc chỉ là giơ cao đánh khẽ. Những tuyên bố gần đây của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Kuala Lumpur bày tỏ lo ngại về việc xây đảo thậm chí còn không nói rõ Trung Quốc là bên chịu trách nhiệm. Công bằng mà nói, các nước thành viên ASEAN không có tuyên bố chủ quyền đã miễn cưỡng chỉ trích Bắc Kinh hoặc chia rẽ là vì họ có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Tuy nhiên, rất không may là sự mất đoàn kết trong ASEAN rõ ràng là trở ngại chính trong việc xây dựng một lập trường chung chống lại các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.

China will no doubt continue to tighten its grip in the South China Sea. The new forward bases in the Spratlys, coupled with airfields, radar installations, refuelling stations and logistic centres, will provide China with capabilities to conduct long-distance, sustained and frequent patrols to enforce its own rules, such as its annual fishing ban, inspection of foreign ships for security concerns and possibly an air defence identification zone (ADIZ).

Rõ ràng là Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới ở Biển Đông. Các căn cứ mới xây ở quần đảo Trường Sa, cùng với sân bay, các trạm ra đa, các trạm tiếp nhiên liệu, và các trung tâm hậu cần, sẽ cho Trung Quốc khả năng tiến hành tuần tra đường dài, liên tục và thường xuyên để áp đặt các luật lệ riêng của mình, chẳng hạn như lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm, thanh tra các tàu nước ngoài vì lý do an ninh và có thể là cả một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).

If this trend continues, the US risks losing its credibility as the security provider in the region. The individual South-east Asian claimants cannot match China’s naval might and daily encounters with Chinese forces at sea will result in fatigue. If nothing changes, the South China Sea could be the first crack in American primacy and the beginning of Pax Sinica in the Indo-Pacific.

Nếu xu hướng này tiếp tục, Mỹ sẽ có nguy cơ đánh mất uy tín của mình như một người bảo hộ an ninh trong khu vực. Các nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền tự mình không thể đọ lại sức mạnh hải quân của Trung Quốc và va chạm hàng ngày với các lực lượng của Trung Quốc trên biển sẽ khiến họ mệt mỏi. Nếu không có gì thay đổi, biển Đông có thể là vết rạn đầu tiên trong ưu thế của Mỹ và là sự khởi đầu của nền hòa bình kiểu Trung Quốc (Pax Sinica) ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

ABOUT THE AUTHOR:
Do Thanh Hai is a PhD candidate at the Strategic and Defence Studies Centre at the Australian National University. The views expressed in the article are the author’s own.
VỀ TÁC GIẢ
Đỗ Thanh Hải là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược thuộc Đại học Quốc gia Australia. Các quan điểm thể hiện trong bài viết là của riêng của tác giả.


Translated by Nghiêm Hồng Sơn
Edited by Nguyễn Huy Hoàng






http://www.todayonline.com/chinaindia/china/s-china-sea-beginning-chinese-rule?singlepage=true


No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn