MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Thursday, November 17, 2016

US AGAINST THE WORLD? TRUMP'S AMERICAN & NEW GLOBAL ORDER Mỹ chống lại thế giới? Mỹ của Trump và trật tự toàn cầu mới



US AGAINST THE WORLD? TRUMP'S AMERICAN & NEW GLOBAL ORDER
Mỹ chống lại thế giới? Mỹ của Trump và trật tự toàn cầu mới

Francis Fukuyama
Financial Times
Nov. 12, 2016
Francis Fukuyama
Financial Times
12/11/2016

Donald Trump’s stunning electoral defeat of Hillary Clinton marks a watershed not just for American politics, but for the entire world order. We appear to be entering a new age of populist nationalism, in which the dominant liberal order that has been constructed since the 1950s has come under attack from angry and energised democratic majorities. The risk of sliding into a world of competitive and equally angry nationalisms is huge, and if this happens it would mark as momentous a juncture as the fall of the Berlin Wall in 1989.

Việc Donald Trump đánh bại Hillary Cliton đầy ngạc nhiên trong cuộc bầu cử đánh dấu một bước ngoặt không chỉ cho nền chính trị của Mỹ mà còn cho toàn bộ trật tự của thế giới. Dường như chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới của một trào lưu chủ nghĩa dân tộc mang màu sắc mị dân. Đó là một trật tự tự do đã được xây dựng từ những năm 1950 còn đang chế ngự, nay bị đa số tấn công, họ theo dân chủ, đầy sinh lực và tức giận. Nguy cơ rất lớn là chúng ta sa vào trong một thế giới của trào lưu theo chủ nghĩa dân tộc nổi giận và cạnh tranh, và nếu điều này xảy ra, nó sẽ đánh dấu một thời điểm quan trọng như sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989.


The manner of Trump’s victory lays bare the social basis of the movement he has mobilised. A look at the voting map shows Clinton’s support concentrated geographically in cities along the coasts, with swaths of rural and small-town America voting solidly for Trump. The most surprising shifts were his flipping of Pennsylvania, Michigan and Wisconsin, three northern industrial states that were so solidly Democratic in recent elections that Clinton didn’t even bother to campaign in the latter one. He won by being able to win over unionised workers who had been hit by deindustrialisation, promising to “make America great again” by restoring their lost manufacturing jobs.

Cách chiến thắng của Trump dựa thuần trên nền tảng xã hội của phong trào mà ông đã huy động. Nhìn vào bản đồ bầu cử, mặt địa lý cho thấy là có sự ủng hộ cho Clinton tập trung ở các thành phố dọc ven biển, còn những vạt rộng của các vùng nông thôn và thị trấn nhỏ thì nhất quyết là bỏ phiếu cho Trump. Những thay đổi đáng ngạc nhiên nhất là đột biến ở các tiểu bang Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, ba tiểu bang công nghiệp Bắc Mỹ được xem là nơi kiên cố bầu cho đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử gần đây, thậm chí làm cho Clinton không bận tâm đến Wisconsin để vận động. Trump đã thắng khi có thể giành phiếu của công nhân gia nhập công đoàn, họ là những người đã bị ảnh hưởng bởi phong trào giải công nghiệp hóa, nhờ Trump hứa hẹn là sẽ “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” bằng cách tìm lại việc làm trong lĩnh vực sản xuất mà họ mất.

We have seen this story before. This is the story of Brexit, where the pro-Leave vote was similarly concentrated in rural areas and small towns and cities outside London. It is also true in France, where working-class voters whose parents and grandparents used to vote for the Communist or Socialist parties are voting for Marine Le Pen’s National Front.

Chúng ta đã thấy chuyện này trước đó. Đó là vấn đề Brexit, nơi mà việc đầu phiếu ủng hộ cho quyết định ra khỏi Liên Âu cũng  tương tự, vì nó tập trung ở khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ và ngoại thành Luân Đôn. Nó cũng đúng ở Pháp, nơi mà các cử tri thuộc tầng lớp lao đang bỏ phiếu cho Mặt trận Quốc gia của Marine Le Pen mà ông bà và cha mẹ của họ thường bỏ phiếu cho Đảng Cộng sản hay Đảng Xã hội Chủ nghĩa.


But populist nationalism is a far broader phenomenon than that. Vladimir Putin remains unpopular among more educated voters in big cities such as St Petersburg and Moscow, but has a huge support base in the rest of the country. The same is true of Turkey’s president Recep Tayyip Erdogan, who has an enthusiastic support base among the country’s conservative lower middle class, or Hungary’s prime minister Viktor Orban, who is popular everywhere but in Budapest.

Nhưng chiêu bài mị dân mang danh chủ nghĩa dân tộc là một hiện tượng lan rộng nhiều hơn. Vladimir Putin vẫn không được ưa chuộng trong số các cử tri có học vấn cao ở các thành phố lớn như St Petersburg và Moscow, nhưng ông có cơ sở hỗ trợ rất lớn trong các nơi khác của nước Nga. Điều này cũng đúng cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, người có cơ sở hỗ trợ nhiệt tình trong tầng lớp trung lưu thấp bảo thủ của đất nước, hay thủ tướng Hungary Viktor Orban, người nổi danh ở khắp nơi, trừ Budapest.

Social class, defined today by one’s level of education, appears to have become the single most important social fracture in countless industrialised and emerging-market countries. This, in turn, is driven directly by globalisation and the march of technology, which has been facilitated in turn by the liberal world order created largely by the US since 1945.

Ngày nay, gia cấp xã hội được định nghĩa là do trình độ giáo dục của con người, dường như nó đã trở thành vết nứt quan trọng nhất trong xã hội tại vô số các nước công nghiệp hoá và thị trường mới nổi. Điều này được thúc đẩy trực tiếp bởi trào lưu toàn cầu hóa và nhịp tiến của công nghệ, cả hai đã được tạo điều kiện do trật tự của thế giới tự do mà chủ yếu nó được Mỹ tạo ra từ năm 1945.

When we talk about a liberal world order, we are speaking about the rules-based system of international trade and investment that has fuelled global growth in recent years. This is the system that allows iPhones to be assembled in China and shipped to customers in the US or Europe in the week before Christmas. It has also facilitated the movement of millions of people from poorer countries to richer ones, where they can find greater opportunities for themselves and their children. This system has worked as advertised: between 1970 and the US financial crisis of 2008, global output of goods and services quadrupled, bringing hundreds of millions of people out of poverty, not just in China and India but in Latin America and sub-Saharan Africa.

Khi thảo luận về một trật tự của thế giới tự do, chúng ta nói về các hệ thống luật lệ thương mại quốc tế và đầu tư mà nó đã thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu trong những năm gần đây. Đó là một hệ thống cho phép iPhone được lắp ráp tại Trung Quốc và chuyển tới các khách hàng tại Mỹ hay châu Âu trong tuần trước lể Giáng sinh. Nó cũng đã tạo điều kiện cho sự di chuyển của hàng triệu người từ các nước nghèo hơn đến những nước giàu hơn, nơi họ có thể tìm thấy nhiều cơ hội hơn cho bản thân và con cái. Hệ thống này đã hoạt động như đã được quảng bá: giữa năm 1970 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ, xuất lượng về hàng hóa và dịch vụ toàn cầu tăng gấp bốn lần, nó mang lại cho hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo, không chỉ ở Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng còn ở Mỹ Latinh và vùng Sub Sahara của châu Phi.

But as everyone is painfully aware now, the benefits of this system did not filter down to the whole population. The working classes in the developed world saw their jobs disappear as companies outsourced and squeezed efficiencies in response to a ruthlessly competitive global market.

Nhưng hiện nay khi tất cả mọi người nhận thức một cách đau đớn là những lợi ích của hệ thống này không đổ xuống cho toàn bộ dân chúng. Các giai cấp công nhân tại các nước phát triển thấy họ mất việc làm khi các doanh nghiệp đầu tư ra thuê bên ngoài và dồn ép hiệu năng để đáp ứng cho thị trường cạnh tranh toàn cầu một cách tàn nhẫn.

This long-term story was hugely exacerbated by the US subprime crisis of 2008, and the euro crisis that hit Europe a couple of years later. In both cases, systems designed by elites — liberalised financial markets in the US case, and European policies such as the euro and the Schengen system of internal migration — collapsed dramatically in the face of external shocks. The costs of these failures were again much more heavily borne by ordinary workers than by the elites themselves. Ever since, the real question should not have been why populism has emerged in 2016, but why it took so long to become manifest.

Câu chuyện dài này đã thành vô cùng trầm trọng bởi cuộc khủng hoảng cung ứng tín dụng không theo luật định ở Mỹ vào năm 2008, và cuộc khủng hoảng của đồng Euro mà châu Âu gặp phải trong hai năm sau. Trong cả hai trường hợp, hệ thống này được thiết kế bởi giới tinh hoa – thị trường tài chính được tự do hóa, như trong trường hợp của Mỹ, và các chính sách của châu Âu về đồng Euro và các hệ thống di trú trong khu vực theo hiệp ước Schengen – cả hai sụp đổ đột ngột khi phải đối mặt với những cú sốc từ bên ngoài. Các giá phải trả của những thất bại này là những công nhân bình thường hứng chịu nặng nề hơn là giới tinh hoa. Kể từ đó, câu hỏi thực sự không phải là lý do tại sao phong trào mị dân đã nổi lên trong năm 2016, nhưng là tại sao phải mất thời gian quá lâu để trào lưu này thể hiện.

In the US, there was a political failure insofar as the system did not adequately represent the traditional working class. The Republican party was dominated by corporate America and its allies who had profited handsomely from globalisation, while the Democratic party had become the party of identity politics: a coalition of women, African-Americans, Hispanics, environmentalists, and the LGBT community, that lost its focus on economic issues.

Ở Mỹ, có một sự thất bại về chính trị khi hệ thống đã không cho giai cấp lao động truyền thống có đại diện một cách tương xứng. Đảng Cộng Hòa đã bị các công ty Mỹ và các liên minh khống chế, cả hai đã tận hưởng các lợi lộc hậu hỉ của trào luu toàn cầu hóa, trong khi đảng Dân Chủ đã trở thành đảng chính trị có một bản sắc khác: liên minh với phụ nữ, Đảng của người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, giới lo bảo vệ môi trường và cộng đồng LGBT, họ không quan tâm các vấn đề kinh tế.

The result of the election undermines US global leadership The failure of the American left to represent the working class is mirrored in similar failures across Europe. European social democracy had made its peace with globalisation a couple of decades ago, in the form of Blairite centrism or the kind of neoliberal reformism engineered by Gerhard Schröder’s Social Democrats in the 2000s.

Thất bại của giới cánh tả Mỹ khi làm đại diện cho tầng lớp lao động được phản ánh trong những thất bại tương tự khắp châu Âu. Nền dân chủ xã hội châu Âu đã hòa hoãn với trào lưu toàn cầu hóa trong hai thập niên trước đây trong các hình thức chủ trương trung dung của Tony Blair hoặc các loại cải cách tự do kiểu mới theo đảng Dân chủ Xã hội của Gerhard Schröder đề ra trong những năm 2000.

But the broader failure of the left was the same one made in the lead-up to 1914 and the Great war, when, in the apt phrase of the British-Czech philosopher, Ernest Gellner, a letter sent to a mailbox marked “class” was mistakenly delivered to one marked “nation.” Nation almost always trumps class because it is able to tap into a powerful source of identity, the desire to connect with an organic cultural community. This longing for identity is now emerging in the form of the American alt-right, a formerly ostracised collection of groups espousing white nationalism in one form or another. But even short of these extremists, many ordinary American citizens began to wonder why their communities were filling up with immigrants, and who had authorised a system of politically correct language by which one could not even complain about the problem. This is why Donald Trump received a huge number of votes from better-educated and more well-off voters as well, who were not victims of globalisation but still felt their country was being taken from them. Needless to say, this dynamic underlay the Brexit vote as well.

Nhưng sự thất bại lan rộng hơn của phe cánh tả cũng giống như khi chính giới phạm phải sai lầm đưa tới cảnh năm 1914 và cuộc Đại chiến, nếu bắt chước theo cách nói của triết gia người Anh gốc Séc, Ernest Gellner, thì một lá thư gửi đến một hộp thư được dành cho “giai cấp”, người ta đã nhầm lẫn giao cho thư có đánh dấu “dân tộc”. Dân tộc hầu như luôn là ưu thế hơn giai cấp vì nó có thể khai thác một nguồn lực mạnh bạo của bản sắc, mong muốn kết nối với một cộng đồng văn hóa hữu cơ. Mong ước cho bản sắc hiện nay đang nổi lên trong các hình thức của cánh hữu ở Mỹ đã lổi thời, mà trước đây họ bị tẩy chay là một tập hợp của nhóm da trắng tán thành chủ nghĩa dân tộc ở dạng này hay dạng khác. Nhưng thậm chí khi không có những phần tử cực đoan này, nhiều thường dân Mỹ bắt đầu tự hỏi tại sao trong các cộng đồng của họ lại tràn ngập những người nhập cư, và ai đã cho phép một hệ thống tạo ra luận điệu về việc phải đạo chính trị mà thậm chí nó làm cho người ta không thể phàn nàn về vấn đề này. Đây là lý do tại sao Donald Trump đã nhận được một số lượng lớn phiếu bầu từ các cử tri có trình độ giáo dục cao hơn và cũng như khá giả hơn. Họ là người không phải là nạn nhân của toàn cầu hóa, nhưng vẫn cảm thấy đất nước đã tước đoạt họ. Không cần phải nói, tính năng động này cũng nằm trong cuộc đầu phiếu về Brexit.

So what will be the concrete consequences of the Trump victory for the international system? Contrary to his critics, Trump does have a consistent and thought-through position: he is a nationalist on economic policy, and in relation to the global political system. He has clearly stated that he will seek to renegotiate existing trade agreements such as Nafta and presumably the WTO, and if he doesn’t get what he wants, he is willing to contemplate exiting from them. And he has expressed admiration for “strong” leaders such as Russia’s Putin who nonetheless get results through decisive action. He is correspondingly much less enamoured of traditional US allies such as those in Nato, or Japan and South Korea, whom he has accused of freeriding on American power. This suggests that support for them will also be conditional on a renegotiation of the cost-sharing arrangements now in place.

Vậy chiến thắng của Trump có các hậu quả cụ thể gì cho hệ thống quốc tế? Trái ngược với những người chỉ trích ông, Trump có một quan điểm nhất quán và suy nghĩ cẩn trọng: ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc về chính sách kinh tế và có liên quan đến hệ thống chính trị toàn cầu. Ông đã tuyên bố rõ ràng rằng ông sẽ tìm cách đàm phán lại về các hiệp định thương mại hiện có như NAFTA và có lẽ WTO, và nếu ông không có được những gì ông muốn, ông sẵn sàng để xem cách thoát ra khỏi các hiệp định này. Và ông đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các nhà lãnh đạo “mạnh” như Putin của Nga. Dù sao, Putin là người có được kết quả qua các hành động kiên quyết. Trump có thiện cảm tương đối ít hơn với các đồng minh truyền thống của Mỹ như NATO hay Nhật Bản và Hàn Quốc, đó là những đối tác mà ông đã cáo buộc là dựa trên sức mạnh của Mỹ. Điều này cho thấy rằng sự hỗ trợ cho họ cũng sẽ có điều kiện là dựa trên việc đàm phán lại các thỏa thuận đề cùng nhau chia sẻ chi phí đang có hiện nay.




Social class, defined now by one’s level of education, is becoming the single most important social fracture The dangers of these positions for both the global economy and for the global security system are impossible to overstate. The world today is brimming with economic nationalism. Traditionally, an open trade and investment regime has depended on the hegemonic power of the US to remain afloat. If the US begins acting unilaterally to change the terms of the contract, there are many powerful players around the world who would be happy to retaliate, and set off a downward economic spiral reminiscent of the 1930s.

Không thể xem thường các nguy hiểm của các quan điểm này đối với cả hai nền kinh tế và an ninh toàn cầu. Thế giới ngày nay tràn ngập với chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Theo truyền thống, một chế độ đầu tư và thương mại mở rộng đã phụ thuộc vào sức mạnh bá chủ của Mỹ vẫn còn đó. Nếu Mỹ bắt đầu hành động đơn phương thay đổi các điều khoản của các hiệp ước, có rất nhiều cường quốc trên toàn thế giới sẽ sẳn sàng trả đũa và bắt đầu tình trạng suy thoái kinh tế liên tục giống như của những năm 1930.

The danger to the international security system is as great. Russia and China have emerged in the past decades as leading authoritarian great powers, both of whom have territorial ambitions. Trump’s position on Russia is particularly troubling: he has never uttered a critical word about Putin, and has suggested that his takeover of Crimea was perhaps justified. Given his general ignorance about most aspects of foreign policy, his consistent specificity with regard to Russia suggests that Putin has some hidden leverage over him, perhaps in the form of debts to Russian sources that keep his business empire afloat. The first victim of any Trumpist attempt to “get along better” with Russia will be Ukraine and Georgia, two countries that have relied on US support to retain their independence as struggling democracies.

Các mối nguy hiểm cho hệ thống an ninh quốc tế cũng là nghiêm trọng. Trong những thập niên qua, Nga và Trung Quốc đã nổi lên như là các cường quốc độc tài lãnh đạo, cả hai đều có tham vọng lãnh thổ. Quan điểm của Trump đối với Nga là đáng lo ngại đặc biệt: Trump chưa bao phê bình về Putin, và đã cho thấy là việc chiếm đóng Bán đảo Crimea có lẽ là được biện minh. Do thiếu hiểu biết tổng quát của Trump về hầu hết các khía cạnh trong chính sách đối ngoại, quan điểm đặc biệt nhất quán của Trump đối với Nga cho thấy rằng Putin có một số đòn bẩy ẩn kín dành cho Trump, có lẽ trong các hình thức của các khoản nợ đối với các nguồn vay của Nga mà giữ cho đế chế kinh doanh của Trump còn hoạt động. Nạn nhân đầu tiên của bất kỳ nỗ lực theo kiểu của Trump để “xoay xở tốt hơn” với Nga sẽ là hai vấn đề tại Ukraine và Georgia, hai quốc gia dựa vào hỗ trợ của Mỹ để giữ nền độc lập cũng như là đấu tranh cho dân chủ.

More broadly, a Trump presidency will signal the end of an era in which America symbolised democracy itself to people living under corrupt authoritarian governments around the world. American influence has always depended more on its “soft power” rather than misguided projections of force such as the invasion of Iraq. America’s choice last Tuesday signifies a switching of sides from the liberal internationalist camp, to the populist nationalist one. It is no accident that Trump was strongly supported by Ukip’s Nigel Farage, and that one of the first people to congratulate him was the National Front’s Marine Le Pen.

Nói rộng hơn, đối với người dân sống trong các chính quyền độc tài tham nhũng trên toàn thế giới thì nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ báo hiệu sự kết thúc của một kỷ nguyên mà nước Mỹ đã là biểu tượng cho dân chủ tự do. Ảnh hưởng của Mỹ luôn  phụ thuộc hơn vào “quyền lực mềm” của Mỹ chứ không phải là dựa trên các dự phóng sai lầm về sức mạnh như cuộc xâm lược Iraq. Sự lựa chọn của Mỹ hôm thứ Ba vừa qua có nghĩa là một chuyển đổi từ một phong trào theo chủ nghĩa quốc tế tự do thành một trào lưu mị dân mang danh chủ nghĩa dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà Trump đã được hỗ trợ mạnh bởi Đảng UKIP của Nigel Farage và một trong những người đầu tiên chúc mừng Trump là Marine Le Pen của Mặt trận Quốc gia.

Over the past year, a new populist-nationalist internationale has appeared, by which likeminded groups share information and support across borders. Putin’s Russia is one of the most enthusiastic contributors to this cause, not because it cares about other people’s national identity, but simply to be disruptive. The information war that Russia has waged through its hacking of Democratic National Committee emails has already had a hugely
corrosive effect on American institutions, and we can expect this to continue.

Trong năm qua, một phong trào liên minh quốc tế mị dân mang danh chủ nghĩa dân tộc mới đã xuất hiện, họ là các nhóm có cùng khuynh hướng chia sẻ thông tin và hỗ trợ xuyên biên giới. Nước Nga của Putin là một trong những nước đóng góp nhiệt tình nhất cho quan điểm này, không phải vì Nga quan tâm đến bản sắc quốc gia của các dân tộc khác, nhưng chỉ đơn giản là để phá hoại. Cuộc chiến tranh thông tin mà Nga đã tiến hành qua việc cướp các tin tức nơi các thư điện tử của Ủy ban Quốc gia Dân chủ đã gây ảnh hưởng xoay mòn lan rộng cho định chế của Mỹ, và chúng ta có thể cho rằng việc này còn tiếp tục.



There remain a number of large uncertainties with regard to this new America. While Trump is a consistent nationalist at heart, he is also very transactional. What will he do when he discovers that other countries will not renegotiate existing trade pacts or alliance arrangements on his terms? Will he settle for the best deal he can get, or simply walk away? There has been a lot of talk about the dangers of his finger on the nuclear trigger, but my sense is that he is much more isolationist at heart than someone eager to use military force around the world. When he confronts the reality of dealing with the Syrian civil war, he may well end up taking a page from the Obama playbook and simply continue to sit this one out.

Vẫn còn một số bất trắc lớn lao đối với một nước Mỹ mới. Trong khi trong lòng của Trump, ông là một người theo chủ nghĩa dân tộc nhất quán, ông cũng là người rất am tường giao dịch trong doanh trường. Trump sẽ làm gì khi phát hiện rằng các nước khác sẽ không đàm phán lại các hiệp ước thương mại hoặc sắp xếp liên minh hiện có theo các điều kiện của ông? Trump sẽ giải quyết gì để đạt được các thỏa thuận có lợi nhất mà ông có thể đạt được, hoặc chỉ là huỷ bỏ thương thuyết? Hiện nay đã có rất nhiều cuộc thảo luận về sự nguy hiểm khi ngón tay của ông đặt trên cò súng hạt nhân, nhưng cảm giác của tôi là trong lòng ông, ông là một người có chủ trương cô lập hơn những người khác hăng sai muốn sử dụng sức mạnh quân sự trên toàn thế giới. Khi Trump đối mặt với thực tế để giải quyết nội chiến Syria, ông cũng có thể sẽ kết thúc vấn đề với một trang trong sách lược Obama và chỉ đơn giản là tiếp tục không quan tâm.

This is the point at which the matter of character will come into play. Like many other Americans, I find it hard to conceive of a personality less suited to be the leader of the free world. This stems only in part from his substantive policy positions, as much from his extreme vanity and sensitivity to perceived slights. Last week, when on a stage with Medal of Honor winners, he blurted out that he too was brave, “financially brave”. He has asserted that he wants payback against all his enemies and critics. When faced with other world leaders who will slight him, will he react like a challenged Mafia boss, or like a transactional businessman?

Đây là điểm mà các vấn đề thuộc về cá tính sẽ đóng vai trò. Giống như nhiều người Mỹ khác, tôi thấy khó cảm nhận ra về một nhân cách ít phù hợp để làm một nhà lãnh đạo của thế giới tự do. Điều này chỉ một phần xuất phát từ trong quan điểm về nội dung chính sách của ông, cũng có từ tính tình cực kỳ kiêu căng tự phụ và nhạy cảm của ông, khi ông bị xem thường. Tuần trước, khi đứng trên sân khấu cùng với những người đeo Huân Chương Danh Dự, ông buột miệng nói rằng ông quá là dũng cảm, “dũng cảm trong lĩnh vực tài chính”. Ông đã khẳng định rằng ông muốn trả đũa đối với tất cả các kẻ thù và những người chỉ trích ông. Khi đối mặt với các nhà lãnh đạo khác trên thế giới, những người sẽ coi thường ông, liệu ông sẽ phản ứng như một ông trùm của Mafia bị thách thức, hoặc như một doanh nhân biết ngã giá trong giao dịch?

A Trump presidency will signal the end of an era in which America symbolised democracy Today, the greatest challenge to liberal democracy comes not so much from overtly authoritarian powers such as China, as from within. In the US, Britain, Europe, and a host of other countries, the democratic part of the political system is rising up against the liberal part, and threatening to use its apparent legitimacy to rip apart the rules that have heretofore constrained behaviour, anchoring an open and tolerant world. The liberal elites that have created the system need to listen to the angry voices outside the gates and think about social equality and identity as top-drawer issues they must address. One way or the other, we are going to be in for a rough ride over the next few years.
Hiện nay, thách thức lớn nhất đối với nền dân chủ tự do không bắt nguồn quá nhiều từ các nước độc tài công khai như Trung Quốc, nhưng đến từ các vấn đề nội tại. Tại Mỹ, Anh, châu Âu, và hàng loạt các nước khác, phe theo dân chủ của hệ thống chính trị trỗi dậy để chống lại phe theo tự do, và họ đang đe dọa việc sử dụng tính chính thống biểu kiến để xé tan từng mãnh của các luật lệ mà nó đã cưỡng chế các hành vi, và đem lại ổn định cho một thế giới khoan dung và cởi mở. Các giới ưu tú của tự do đã tạo ra hệ thống cần phải lắng nghe tiếng nói giận dữ từ bên ngoài cổng và suy nghĩ về công bằng xã hội và bản sắc như là các vấn đề hàng đầu mà họ phải giải quyết. Bằng cách này hay cách khác, chúng ta sẽ buớc vào một cuộc hành trình đầy gian nan trong vài năm tới.




Translated by Đỗ Kim Thêm



No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn