|
DONALD
TRUMP’S FOREIGN-POLICY CHALLENGES
|
Thách thức đối với chính sách đối ngoại
của Donald Trump
|
Joseph S. Nye
Project Syndicate
09-11-2016
|
Joseph S. Nye
Project Syndicate
09-11-2016
|
CAMBRIDGE – During his campaign, US President-elect Donald
Trump questioned the alliances and institutions that undergird the liberal
world order, but he spelled out few specific policies. Perhaps the most
important question raised by his victory is whether the long phase of
globalization that began at the end of World War II is essentially over.
|
CAMBRIDGE – Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump trong chiến
dịch tranh cử đã có đặt vấn đề về các liên minh và định chế đã củng cố cho
trật tự của thế giới tự do, nhưng ông chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ
một câu hỏi quan trọng nhất đã đề ra trong chiến thắng của ông là liệu giai
đoạn lâu dài của toàn cầu hóa mà trào lưu này bắt đầu vào cuối Thế chiến II
về cơ bản là đã kết thúc chưa.
|
Not necessarily. Even if trade agreements like the
Trans-Pacific Partnership and the Transatlantic Trade and Investment Partnership
fail and economic globalization slows, technology is promoting ecological,
political, and social globalization in the form of climate change,
transnational terrorism, and migration – whether Trump likes it or not. World
order is more than just economics, and the United States remains central to
it.
|
Không tất yếu phải như vậy. Ngay cả khi các hiệp định
thương mại như Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Đối tác Thương mại và Đầu tư
Xuyên Đại Tây Dương thất bại và toàn cầu hóa về kinh tế chậm lại, thì công
nghệ đang thúc đẩy toàn cầu hóa về sinh thái, chính trị và xã hội trong các
hình thức của biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia và di dân – cho dù
Trump thích các vấn đề này hay không. Trật tự của thế giới không chỉ là kinh
tế, mà còn hơn thế và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của trật tự này.
|
Americans frequently misunderstand our place in the world.
We oscillate between triumphalism and declinism. After the Soviets launched
Sputnik in 1957, we believed we were in decline. In the 1980s, we thought the
Japanese were ten feet tall. In the aftermath of the Great Recession of 2008,
many Americans mistakenly believed that China had become more powerful than
the United States.
|
Người Mỹ thường hiểu lầm về vị thế của chúng ta trong thế
giới. Chúng ta dao động giữa hai trào lưu hân hoan chiến thắng và tàn lụn.
Sau khi Liên Xô phóng phi thuyền Sputnik vào năm 1957, chúng ta tin rằng
chúng ta suy vi. Trong những năm 1980, chúng ta nghĩ rằng người Nhật đã vực
dậy cao lớn đến ba mét. Trong hậu quả của cuộc Đại Suy thoái vào năm 2008,
nhiều người Mỹ lầm tưởng rằng Trung Quốc đã trở nên mạnh hơn so với Hoa Kỳ.
|
Despite Trump’s campaign rhetoric, the US is not in
decline. Because of immigration, it is the only major developed country that
will not suffer a demographic decline by mid-century; its dependence on
energy imports is diminishing rather than rising; it is at the forefront of
the major technologies (bio, nano, information) that will shape this century;
and its universities dominate the world league tables.
|
Dù qua các luận điệu tranh cử của Trump, nhưng Mỹ không có
suy bại. Nhờ có người nhập cư mà Mỹ là một quốc gia phát triển chính không
chịu tình trạng suy giảm dân số vào giữa thế kỷ; sự phụ thuộc của Mỹ vào việc
nhập khẩu năng lượng giảm đi chứ không tăng; Mỹ đứng đầu trong những công
nghệ lớn (sinh học, nano, thông tin) sẽ định hình thế kỷ này; và các trường
đại học của Mỹ đứng đầu các bảng xếp hạng trên thế giới.
|
Many important issues will crowd Trump’s foreign policy
agenda, but a few key issues will likely dominate – namely great power
relations with China and Russia and the turmoil in the Middle East. A strong
American military remains necessary but not sufficient to address all three.
Maintaining the military balance in Europe and East Asia is an important
source of American influence, but Trump is correct that trying to control the
internal politics of nationalistic populations in the Middle East is a recipe
for failure.
|
Trong chính sách đối ngoại của Trump có nhiều vấn đề quan
trọng sẽ đưa vào chương trình nghị sự, nhưng một vài vấn đề chính có thể sẽ
chiếm ưu thế – quan hệ với siêu cường Trung Quốc và Nga và những bất ổn ở
Trung Đông. Một quân đội Mỹ hùng mạnh vẫn còn cần thiết, nhưng chưa đủ để
giải quyết cả ba vấn đề. Duy trì sự cân bằng quân sự ở châu Âu và Đông Nam Á
là một nguồn quan trọng về tầm ảnh hưởng của Mỹ, nhưng Trump có lý khi cho
rằng các cố gắng để kiểm soát các vấn đề nội chính của các dân chúng ở Trung
Đông đang theo phong trào dân tộc chỉ là công thức cho sự thất bại.
|
The Middle East is undergoing a complex set of revolutions
stemming from artificial post-colonial boundaries; religious sectarian
strife, and the delayed modernization described in the United Nations’ Arab
Human Development Reports. The resulting turmoil may last for decades, and it
will continue to feed radical jihadist terrorism. Europe remained unstable
for 25 years after the French Revolution, and military interventions by
outside powers made things worse.
|
Trung Đông đang trải qua một loạt các cuộc cách mạng phức
tạp, nó bắt nguồn từ các vấn đề ranh giới nhân tạo trong thời kỳ hậu thuộc
địa; xung đột giữa các tông phái trong tôn giáo, và tình trạng hiện đại hoá
bị trì trệ mà nó được mô tả trong Báo cáo về Phát triển con người Á Rập của
Cơ quan Liên Hợp Quốc. Sự xáo trộn gây hậu quả có thể kéo dài trong nhiều
thập niên, và sẽ còn tiếp tục để nuôi dưỡng các trào lưu khủng bố thánh chiến
cực đoan. Châu Âu vẫn chưa ổn định trong 25 năm sau ngày Cách mạng Pháp, và
can thiệp quân sự của các cường quốc bên ngoài làm cho mọi việc tồi tệ hơn.
|
But, even with reduced energy imports from the Middle
East, the US cannot turn its back on the region, given its interests in
Israel, non-proliferation, and human rights, among others. The civil war in
Syria is not only a humanitarian disaster; it is also destabilizing the
region and Europe as well. The US cannot ignore such events, but its policy
should be one of containment, influencing outcomes by nudging and reinforcing
our allies, rather than trying to assert direct military control, which would
be both costly and counterproductive.
|
Nhưng ngay cả việc giảm nhập khẩu năng lượng từ Trung
Đông, Mỹ không thể quay lưng lại với khu vực vì đứng trước các lợi ích của Mỹ
tại Israel, thí dụ như bên cạnh các vấn đề khác còn có việc không mở rộng các
loại vũ khí hạt nhân gây sát thương đại chúng và tôn trọng quyền con người.
Nội chiến tại Syria không chỉ là một thảm họa nhân đạo; nó còn làm mất ổn
định cho khu vực và châu Âu. Mỹ không thể bỏ qua sự kiện này, nhưng một trong
những chính sách của Mỹ là nên ngăn chặn, gây ảnh hưởng đến kết quả qua thúc
đẩy hành động và củng cố đồng minh, thay vì cố gắng để dành quyền kiểm soát
quân sự trực tiếp. Biện pháp này vốn tốn kém và vừa phản tác dụng.
|
In contrast, the regional balance of power in Asia makes
the US welcome there. The rise of China has fueled concern in India, Japan,
Vietnam, and other countries. Managing China’s global rise is one of this
century’s great foreign-policy challenges, and America’s bipartisan
dual-track strategy of “integrate but insure” – under which the US invited
China to join the liberal world order, while reaffirming its security treaty
with Japan – remains the right approach.
|
Ngược lại, sự cân bằng quyền lực trong khu vực châu Á làm
cho Mỹ đuợc hoan nghênh ở đó. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm tăng mối lo
ngại ở Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác. Ứng phó với sự trỗi dây
của Trung Quốc trong khắp thế giới là một trong những thách thức trong chính
sách đối ngoại lớn của thế kỷ này, và chiến lược song hành của cả hai đảng
của Mỹ để theo đuổi “vừa tích hợp nhưng đảm bảo” – theo đó Mỹ mời Trung Quốc
tham gia vào trong một trật tự của thế giới tự do, trong khi Mỹ tái khẳng
định hiệp ước an ninh với Nhật Bản – đó vẫn là một phương sách đúng đắn.
|
Unlike a century ago, when a rising Germany (which had
surpassed Britain by 1900) stoked fears that helped precipitate the disaster
of 1914, China is not about to pass us in overall power. Even if China’s
economy surpasses America’s in total size by 2030 or 2040, its per capita
income (a better measure of an economy’s sophistication) will lag. Moreover,
China will not equal US military “hard power” or its “soft power” of
attraction. As Lee Kuan Yew once said, so long as the US remains open and
attracts the talents of the world, China will “give you a run for your
money,” but will not replace the US.
|
Không giống như thế kỷ trước, khi nước Đức trỗi dậy (đã
vượt qua Anh vào năm 1900) làm dấy lên những lo sợ, mà nó đã giúp đưa nhanh
tới các thảm họa vào năm 1914. Trong sức mạnh tổng thể, Trung Quốc sẽ không
vượt qua Mỹ. Ngay cả khi nền kinh tế của Trung Quốc vượt qua Mỹ trong tổng
quy mô vào năm 2030 hoặc 2040, thu nhập bình quân tính theo đầu người của
Trung Quốc (một cách đo tốt hơn về sự trưởng thành phức tạp của nền kinh tế)
sẽ tụt hậu. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ không bằng được Mỹ về “sức mạnh cứng” hay
quân sự hoặc “sức mạnh mềm” hay “quyền lực mềm” đầy thu hút của Mỹ. Như Lý
Quang Diệu đã từng
nói, chừng nào Mỹ vẫn còn rộng mở và thu hút những nhân tài của thế giới,
thì Trung Quốc sẽ không dễ bị đánh bại, nhưng sẽ không thay thế được Mỹ.
|
For these reasons, the US does not need a policy of
containment of China. The only country that can contain China is China. As it
presses its territorial conflicts with neighbors, China contains itself. The US
needs to launch economic initiatives in Southeast Asia, reaffirm its
alliances with Japan and Korea, and continue to improve relations with India.
|
Vì những lý do này mà Mỹ không cần một chính sách ngăn
chặn Trung Quốc. Quốc gia duy nhất có thể kiềm chế Trung Quốc là Trung Quốc.
Khi Trung Quốc áp lực với các nước láng giềng về các xung đột lãnh thổ, Trung
Quốc kềm chế chính mình. Mỹ cần khởi động các sáng kiến kinh tế trong khu vực
Đông Nam Á, tái khẳng định liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc, và tiếp tục
cải thiện quan hệ với Ấn Độ.
|
Finally, there is Russia, a country in decline, but with a
nuclear arsenal sufficient to destroy the US – and thus still a potential
threat to America and others. Russia, almost entirely dependent on revenues
from its energy resources, is a “one crop economy” with corrupt institutions
and insurmountable demographic and health problems. President Vladimir Putin’s
interventions in neighboring countries and the Middle East, and his cyber
attacks on the US and others, though intended to make Russia look great
again, merely worsen the country’s long-term prospects. In the short run,
however, declining countries often take more risks and are thus more
dangerous – witness the Austro-Hungarian Empire in 1914.
|
Cuối cùng, còn có Nga là nước đang suy bại, nhưng với kho
vũ khí hạt nhân đủ để làm Nga tiêu diệt Mỹ – và do đó vẫn còn là một mối đe
dọa tiềm tàng cho Mỹ và những nước khác. Nga gần như hoàn toàn phụ thuộc vào
nguồn thu từ các nguồn tài nguyên năng lượng, Nga có một “một nền kinh tế chỉ
có một vụ thu hoạch” với các định chế nhũng lạm và các vấn đề nhân khẩu và y
tế bất kham. Các biện pháp can thiệp của Tổng thống Vladimir Putin ở các nước
láng giềng và khu vực Trung Đông, và tấn công trên không gian mạng vào nước
Mỹ và các nước khác, mặc dù có ý định làm cho Nga vĩ đại trở lại, tất cả các việc này chỉ làm cho các triển vọng lâu
dài của đất nước xấu đi. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các nước đang suy sụp thường
có nhiều rủi ro và do đó nguy hiểm hơn – bằng chứng là Đế quốc Áo-Hung vào
năm 1914.
|
This has created a policy dilemma. On the one hand, it is
important to resist Putin’s game-changing challenge to the post-1945 liberal
order’s prohibition on the use of force by states to seize territory from
their neighbors. At the same time, Trump is correct to avoid the complete
isolation of a country with which we have overlapping interests when it comes
to nuclear security, non-proliferation, anti-terrorism, the Arctic, and
regional issues like Iran and Afghanistan. Financial and energy sanctions are
necessary for deterrence; but we also have genuine interests that are best
advanced by dealing with Russia. No one would gain from a new Cold War.
|
Điều này đã tạo ra một tình thế khó xử trong chính sách.
Một mặt, điều quan trọng là để chống lại thách thức của Putin đang thay đổi
trò chơi để cấm các nước do tự sau năm 1945 về việc sử dụng vũ lực quốc gia
để chiếm giữ lãnh thổ của các nước láng giềng. Đồng thời, Trump có lý để
tránh sự cô lập toàn diện của một đất nước mà chúng ta đang có các lợi ích
chồng chéo nhau như an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống
khủng bố và các vấn đề Bắc Cực và khu vực như Iran và Afghanistan. Các biện
pháp trừng phạt tài chính và năng lượng cần thiết cho sự răn đe; nhưng chúng
ta cũng có lợi ích đích thực: nó được thăng tiến tốt nhất bằng cách giao dịch
với Nga. Không ai có thể đạt được thắng lợi từ một cuộc chiến tranh lạnh mới.
|
The US is not in decline. The immediate foreign-policy
task for Trump will be to adjust his rhetoric and reassure allies and others
of America’s continuing role in the liberal world order.
|
Mỹ không suy bại. Nhiệm vụ trước mắt về chính sách đối
ngoại của Trump là nên điều chỉnh lại các ngôn từ trong luận điệu và trấn an
các đồng minh và những nước khác về vai trò của Mỹ còn đang tiếp tục trong
một trật tự của thế giới tự do.
|
Joseph S. Nye, Jr., a former US assistant secretary
of defense and chairman of the US National Intelligence Council, is
University Professor at Harvard
University. He is the
author of Is the American Century Over?
|
Joseph S. Nye là cựu
Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy ban Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ,
Giáo sư Đại học Harvard. Ông là tác giả của Liệu
thế kỷ của Mỹ đã qua?
|
|
|
|
Translated
by Đỗ Kim Thêm
|
https://www.project-syndicate.org/commentary/donald-trump-foreign-policy-challenges-by-joseph-s--nye-2016-11
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn