CHINA’S GREAT GAME:
ROAD TO A NEW EMPIRE
|
Trò chơi lớn của
Trung Quốc: Con đường dẫn tới đế quốc mới
|
|
|
|
By Charles Clover and Lucy Hornby
Financial Times
12 Oct, 2015
|
Charles Clover and Lucy Hornby
Financial Times
12-10-2015
|
|
|
“The granaries in all the towns are brimming with
reserves, and the coffers are full with treasures and gold, worth trillions,”
wrote Sima Qian, a Chinese historian living in the 1st century BC. “There is
so much money that the ropes used to string coins together rot and break, an
innumerable amount. The granaries in the capital overflow and the grain goes
bad and cannot be eaten.”
|
Tư Mã Thiên, một nhà sử học Trung Quốc sống ở thế kỷ thứ 1
trước Công nguyên đã viết, “Các kho thóc ở tất cả các thị trấn đều đầy ắp, và
các hòm gỗ đầy châu báu và vàng bạc, trị giá muôn vạn. Tiền quá nhiều đến nỗi
những sợi dây xâu chuỗi những đồng tiền với nhau đã mục nát và đứt đoạn, một
số lượng không thể đếm nổi. Các kho thóc ở thủ đô thì đầy tràn đến nỗi trở
nên hư thối và không thể ăn được”.
|
He was describing the legendary surpluses of the Han
dynasty, an age characterised by the first Chinese expansion to the west and
south, and the establishment of trade routes later known as the Silk Road,
which stretched from the old capital Xi’an as far as ancient Rome.
|
Ông mô tả sự thặng dư huyền thoại của nhà Hán, một thời
đại tiêu biểu cho sự mở rộng bờ cõi đầu tiên của Trung Quốc về phía tây và
phía nam, và sự thành lập tuyến đường thương mại mà sau này được biết đến với
tên Con đường Tơ lụa, trải dài từ thủ đô Tây An cũ đến tận nơi xa như La Mã
cổ đại.
|
Fast forward a millennia or two, and the same talk of
expansion comes as China’s surpluses grow again. There are no ropes to hold
its $4tn in foreign currency reserves — the world’s largest — and in addition
to overflowing granaries China has massive surpluses of real estate, cement
and steel.
|
Nếu đi tới trước một hoặc hai ngàn năm, và câu chuyện
tương tự về sự bành trướng sẽ được kể như thặng dư của Trung Quốc gia tăng
một lần nữa. Không có sợi dây nào để giữ 4 ngàn tỷ dự trữ ngoại tệ – lớn nhất
thế giới – và cộng với kho thóc đầy tràn, Trung Quốc có thặng dư rất lớn về
bất động sản, xi măng và thép.
|
After two decades of rapid growth, Beijing is again
looking beyond its borders for investment opportunities and trade, and to do
that it is reaching back to its former imperial greatness for the familiar
“Silk Road” metaphor. Creating a modern version of the ancient trade route
has emerged as China’s signature foreign policy initiative under President Xi
Jinping.
|
Sau hai thập niên tăng trưởng nhanh chóng, Bắc Kinh, một
lần nữa, đi tìm những cơ hội đầu tư và thương mại bên ngoài biên giới của họ,
và để làm điều đó, họ quay trở lại thời đại hoàng kim của đế quốc trước đây
để tìm mô hình là “Con đường Tơ lụa” quen thuộc. Việc tạo ra một phiên bản
mới của tuyến đường thương mại cổ xưa đã nổi lên như một sáng kiến về chính
sách đối ngoại đặc thù của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.
|
“It is one of the few terms that people remember from
history classes that does not involve hard power . . . and it’s precisely those positive associations that the Chinese want
to emphasise,” says Valerie Hansen, professor of Chinese history at Yale
University.
|
“Đây là một trong số ít từ ngữ mà người ta nhớ từ những
lớp lịch sử mà không dính dáng đến quyền lực cứng… và đó chính là sự liên
quan chính yếu mà người Trung Quốc muốn nhấn mạnh”, Valerie Hansen, giáo sư
về lịch sử Trung Quốc tại Đại học Yale cho biết.
|
Xi’s big idea
If the sum total of China’s commitments are taken at face
value, the new Silk Road is set to become the largest programme of economic
diplomacy since the US-led Marshall Plan for postwar reconstruction in
Europe, covering dozens of countries with a total population of over 3bn
people. The scale demonstrates huge ambition. But against the backdrop of a
faltering economy and the rising strength of its military, the project has
taken on huge significance as a way of defining China’s place in the world
and its relations — sometimes tense — with its neighbours.
|
Ý tưởng lớn của ông
Tập
Nếu xác định giá trị của tất cả các dự án của Trung Quốc,
Con đường Tơ lụa mới được hoạch định để trở thành chương trình lớn nhất trong
ngoại giao kinh tế kể từ kế hoạch Marshall do Mỹ dẫn đầu để tái thiết Âu châu
thời hậu chiến, bao gồm hàng chục quốc gia với dân số tổng cộng trên 3 tỷ
người. Quy mô đó cho thấy tham vọng rất lớn. Trong bối cảnh của một nền kinh
tế đang chậm lại và sức mạnh quân sự ngày càng tăng, kế hoạch này mang ý
nghĩa lớn hơn như một cách để xác định vị trí của Trung Quốc trên thế giới và
mối quan hệ – đôi khi căng thẳng – với các nước láng giềng.
|
Economically, diplomatically and militarily Beijing will
use the project to assert regional leadership in Asia, say experts. For some,
it spells out a desire to establish a new sphere of influence, a modern-day
version of the 19th century Great Game, where Britain and Russia battled for
control in central Asia.
|
Về phương diện kinh tế, ngoại giao và quân sự, Bắc Kinh sẽ
dùng dự án này để khẳng định vai trò lãnh đạo khu vực ở châu Á, các chuyên
gia cho biết. Đối với một số người, điều này biểu lộ ước muốn thiết lập một
vùng ảnh hưởng mới, một phiên bản thời đại của tình hình chính trị vào thế kỷ
19, là khu vực mà Anh và Nga đã giao chiến để giành ảnh hưởng tại Trung Á.
|
|
Sử gia Tư Mã Thiên
Sử gia Tư Mã Thiên: “Tiền quá nhiều đến nỗi những sợi dây xâu chuỗi
những đồng tiền với nhau đã mục nát và đứt đoạn, một số lượng không thể đếm
nổi. Các kho thóc ở thủ đô thì đầy tràn đến nỗi trở nên hư thối và không thể
ăn được“.
|
“The Silk Road has been part of Chinese history, dating
back to the Han and Tang dynasties, two of the greatest Chinese empires,”
says Friedrich Wu, a professor at the S Rajaratnam School of International
Studies in Singapore. “The initiative is a timely reminder that China under
the Communist party is building a new empire.”
|
“Con đường Tơ lụa từng là một phần của lịch sử Trung Quốc,
từ niên đại nhà Hán và nhà Đường, hai trong số những đế quốc lớn nhất Trung
Quốc”, Friedrich Wu, một giáo sư của trường đại học Rajaratnam S về Nghiên
cứu Quốc tế tại Singapore cho biết. “Sáng kiến này là một lời nhắc nhở đúng
lúc rằng Trung Quốc dưới sự cai trị của đảng Cộng sản đang xây dựng một đế
quốc mới”.
|
New frontier, old
foes
Attempts to tame the energy-rich Xinjiang region may be
stoking unrest from the Uighurs. Read more
According to former officials, the grand vision for a new
Silk Road began life modestly in the bowels of China’s commerce ministry.
Seeking a way to deal with serious overcapacity in the steel and
manufacturing sectors, commerce officials began to hatch a plan to export
more. In 2013, the programme received its first top-level endorsement when Mr
Xi announced the “New Silk Road” during a visit to Kazakhstan.
|
Biên cương mới, kẻ thù cũ
Theo các cựu quan chức, viễn ảnh về Con đường Tơ lụa mới
bắt đầu nhen nhúm một cách khiêm tốn từ Bộ Thương mại của Trung Quốc. Trong
khi tìm kiếm phương cách để đối phó với vấn đề thặng dư nghiêm trọng trong
ngành thép và sản xuất, các quan chức thương mại bắt đầu ươm mầm một kế hoạch
xuất khẩu nhiều hơn. Trong năm 2013, chương trình nhận được sự phê chuẩn đầu
tiên của lãnh đạo cao cấp khi ông Tập tuyên bố “Con đường Tơ lục mới” trong
chuyến thăm Kazakhstan.
|
Since the president devoted a second major speech to the
plan in March — as concerns over the economic slowdown mounted — it has
snowballed into a significant policy and acquired a clunkier name: “One Belt,
One Road”. The belt refers to the land trade route linking central Asia,
Russia and Europe. The road, oddly, is a reference to a maritime route via
the western Pacific and Indian Ocean.
|
Kể từ khi ông Tập nói tới kế hoạch này trong bài diễn văn
quan trọng thứ hai vào tháng Ba – khi những lo ngại về suy thoái kinh tế gia
tăng – nó đã nhanh chóng trở thành một chính sách quan trọng và có một cái
tên thô kệch hơn: “Nhất Đới Nhất Lộ”. “Đới” ám chỉ tuyến đường thương mại
trên đất liền nối kết Trung Á, Nga và châu Âu. “Lộ”, một cách kỳ lạ, ám chỉ
tuyến đường hàng hải thông qua phía tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
|
In some countries Beijing is pushing at an open door.
Trade between China and the five central Asian states — Kazakhstan,
Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan and Uzbekistan — has grown dramatically
since 2000, hitting $50bn in 2013, according to the International Monetary
Fund. China now wants to build the roads and pipelines needed to smooth
access to the resources it needs to continue its development.
|
Đối với một số nước, Bắc Kinh đang thúc đẩy chính sách mở
cửa. Thương mại giữa Trung Quốc và năm quốc gia Trung Á – Kazakhstan,
Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan – đã gia tăng đáng kể từ
năm 2000, đạt tới 50 tỷ USD trong năm 2013, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hiện
nay, Trung Quốc muốn xây dựng đường sá và ống dẫn dầu để dễ dàng tiếp cận các
nguồn nguyên liệu cần thiết cho công cuộc phát triển của họ.
|
Mr Xi started to offer more details about the scheme earlier
this year with an announcement of $46bn in investments and credit lines in a
planned China-Pakistan economic corridor, ending at the Arabian Sea port of
Gwadar. In April, Beijing announced plans to inject $62bn of its foreign
exchange reserves into the three state-owned policy banks that will finance
the expansion of the new Silk Road. Some projects, already on the drawing
board, seem to have been co-opted into the new scheme by bureaucrats and
businesspeople scrambling to peg their plans to Mr Xi’s policy.
|
Ông Tập khởi sự cung cấp thêm chi tiết về kế hoạch này vào
đầu năm nay với một thông báo đầu tư và vốn tín dụng 46 tỷ USD cho hành lang
kinh tế Trung Quốc – Pakistan đã được dự tính từ trước, kết thúc tại cảng
biển Ả Rập ở Gwadar. Vào tháng Tư, Bắc Kinh công bố kế hoạch bơm 62 tỷ USD dự
trữ ngoại hối cho ba ngân hàng nhà nước để tài trợ cho việc khuếch trương Con
đường Tơ lụa mới. Một số dự án, đã được hoạch định, có vẻ như được bổ sung
vào chương trình mới này bởi các quan chức và doanh nhân đang tìm cách gắn
kết kế hoạch của họ vào chính sách của ông Tập.
|
“They are just putting a new slogan on stuff they’ve
wanted to do for a long time,” says one western diplomat.
“It’s like a Christmas tree,” says Scott Kennedy, deputy
director at the Center for Strategic and International Studies in Washington.
“You can hang a lot of policy goals on it, but no one has done a proper
economic analysis. The government money they are putting in is not enough;
they hope to bring in private capital, but would private capital want to
invest? Will it make money?”
|
“Họ chỉ đặt một khẩu hiệu mới lên những thứ mà họ từng
muốn làm từ lâu”, một nhà ngoại giao phương Tây cho biết.
Scott Kennedy, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế ở Washington nói: “Giống như một cây Giáng sinh, bạn có thể
treo rất nhiều mục tiêu chính sách trên đó, nhưng chưa có ai thực hiện một
cuộc phân tích kinh tế thích ứng. Số tiền nhà nước mà họ chi ra là chưa đủ;
họ hy vọng sẽ có nguồn vốn tư nhân, nhưng nguồn vốn tư nhân có muốn đầu tư
hay không? Họ sẽ có lời hay không?”
|
As well as offering a glimpse of China’s ambition, the new
Silk Road presents a window into how macroeconomic policy is made in Beijing
— often on the hoof, with bureaucrats scurrying to flesh out vague and
sometimes contradictory statements from on high. “Part of this is top down,
part of this is bottom up, but there is nothing in the middle so far,” says a
former Chinese official.
“The rest of the bureaucracy is trying to catch up to
where Xi has planted the flag,” says Paul Haenle, director of the
Carnegie-Tsinghua Center in Beijing. “This is something that Xi announces and
then the bureaucracy has to make something of it. They have to put meat on
the bones.”
|
Như để cung cấp một cái nhìn thoáng qua về tham vọng của
Trung Quốc, Con đường Tơ lụa mới cho thấy chính sách kinh tế vĩ mô được Bắc
Kinh thực hiện như thế nào – thường là thiếu chuẩn bị, với các quan chức vội
vã mổ xẻ các lời tuyên bố mơ hồ và đôi khi mâu thuẫn của cấp cao. “Một phần
thì từ trên xuống, một phần thì từ dưới lên, cho đến nay vẫn không có gì ở
giữa”, một cựu quan chức Trung Quốc cho biết.
“Phần còn lại của bộ máy hành chánh là cố gắng bắt kịp
những nơi ông Tập cắm cờ”, Paul Haenle, giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua
ở Bắc Kinh nói. “Đây là điều mà ông Tập tuyên bố và sau đó bộ máy hành chánh
phải làm điều gì đó về nó. Họ phải đắp thịt lên khúc xương”.
|
|
Some clues emerged in March when the powerful National
Development and Reform Commission, China’s central planning body, published a
clunky document, “Visions and Actions on Jointly Building Silk Road Economic
Belt and 21st-century Maritime Silk Road”. It provides a great deal of detail
in some places — such as which book fairs will be held — but is patchy in
others, like which countries are included. Peru, Sri Lanka and even the UK
are included in some versions of semi-official maps but left out of others.
|
Vài đầu mối xuất hiện vào tháng 3, khi Ủy ban Cải cách và
Phát triển đầy quyền lực, cơ quan kế hoạch trung ương Trung Quốc, công bố một
tài liệu thô sơ, “Viễn ảnh và kế hoạch hành động cùng lúc xây dựng kinh tế
cho Con đường Tơ lụa trên bộ và Con đường Tơ lụa hàng hải của thế kỷ 21”. Tài
liệu ghi chép rất chi tiết ở một số điểm – chẳng hạn như những hội chợ sách
nào sẽ được tổ chức – nhưng lại chắp vá ở những chỗ khác, như những nước nào
được bao gồm trên Con đường Tơ lụa. Peru, Sri Lanka và thậm chí cả Vương quốc
Anh được bao gồm trong một số phiên bản của bản đồ bán chính thức nhưng không
có trong những phiên bản khác.
|
A complete list appears to exist, however. On April 28 the
commerce ministry announced that Silk Road countries account for 26 per cent
of China’s foreign trade, a remarkably precise statistic. However, a request
from the Financial Times for more specific details on the list of nations
went unanswered.
|
Tuy nhiên, một danh sách đầy đủ có vẻ đã có. Vào ngày 28
tháng 4, Bộ Thương mại thông báo rằng các nước bao gồm trong Con đường Tơ lụa
chiếm 26% thương mại nước ngoài của Trung Quốc, một thống kê thật chính xác.
Tuy nhiên, khi Financial Times yêu cầu cho biết chi tiết cụ thể hơn về danh
sách các quốc gia thì đã không được trả lời.
|
There is also no indication yet of how it will be run —
through its own bureaucracy, or as separate departments in different
ministries and policy banks. With foreign governments and multinational banks
eagerly following the Delphic utterances from Beijing to understand what it
means, the vagueness and confusion has not gone unnoticed.
“If we want to talk to the Silk Road,” says a diplomat
from a neighbouring state, “we don’t know who to call.”
|
Cũng không có dấu hiệu nào về cách thức Con đường Tơ lụa
sẽ được điều hành như thế nào – thông qua bộ máy hành chánh của chính họ,
hoặc như những bộ phận riêng biệt trong các bộ khác nhau và các ngân hàng
chính sách. Đối với các chính phủ ngoại quốc và các ngân hàng đa quốc gia vội
vã chạy theo những lời lẽ mơ hồ từ Bắc Kinh để tìm hiểu ý nghĩa của nó, sự mơ
hồ và lẫn lộn đã không phải là không được chú ý.
Một nhà ngoại giao của một nước láng giềng cho biết: “Nếu
chúng tôi muốn nói chuyện về Con đường Tơ lụa, chúng tôi không biết ai để
gọi”.
|
As the country’s economic interests expand abroad, its
massive security apparatus and military will probably be pulled into a
greater regional role. China has no foreign military bases and steadfastly
insists that it does not interfere in the domestic politics of any country.
But a draft antiterrorism law for the first time legalises the posting of
Chinese soldiers on foreign soil, with the consent of the host nation.
|
Khi lợi ích kinh tế của quốc gia mở rộng ra nước ngoài, bộ
máy an ninh và quân sự khổng lồ của họ có thể sẽ được kéo vào một vai trò lớn
hơn trong khu vực. Trung Quốc không có căn cứ quân sự ở ngoại quốc và kiên
quyết khẳng định rằng họ không can thiệp vào chính trị nội bộ của bất cứ nước
nào. Nhưng một dự thảo luật chống khủng bố, lần đầu tiên, hợp thức hóa việc
đưa lính Trung Quốc ra ngoại quốc, với sự đồng ý của nước chủ nhà.
|
China’s military is also eager to get its share of the
political and fiscal largesse that accompanies the new Silk Road push. One
former US official says he was told by senior generals in the People’s
Liberation Army that the One Belt, One Road strategy would have a “security
component”.
|
Quân đội Trung Quốc cũng mong muốn chia phần trong phần
thưởng chính trị và tài chính đi kèm với việc xây dựng Con đường Tơ lụa mới.
Một cựu viên chức Mỹ nói ông được các tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội Trung
Quốc cho biết chính sách Nhất Đới Nhất Lộ sẽ có một “bộ phận an ninh”.
|
Projects in unstable areas will inevitably test China’s
policy of avoiding security entanglements abroad. Pakistan has assigned
10,000 troops to protect Chinese investment projects, while in Afghanistan,
US troops have so far protected a Chinese-invested copper mine.
|
Các dự án trong các khu vực bất ổn chắc chắn sẽ thử thách
chính sách né tránh những vướng mắc an ninh ở nước ngoài của Trung Quốc.
Pakistan đã phái 10.000 quân để bảo vệ các dự án đầu tư của Trung Quốc, trong
khi đó ở Afghanistan, quân đội Mỹ cho đến nay vẫn bảo vệ một mỏ đồng do Trung
Quốc đầu tư.
|
Port construction in countries like Sri Lanka, Bangladesh
and Pakistan has led some analysts to question whether China’s ultimate aim
is dual-use naval logistics facilities that could be put into service
controlling sea lanes, a strategy dubbed the “String of Pearls”.
|
Việc xây dựng cảng ở các nước như Sri Lanka, Bangladesh và
Pakistan đã khiến một số nhà phân tích đặt câu hỏi phải chăng mục đích tối
hậu của Trung Quốc là các cơ sở hậu cần hải quân với tác dụng kép có thể được
đưa vào phục vụ kiểm soát các tuyến đường biển, một chiến lược được đặt tên
là “Chuỗi Ngọc trai”.
|
Achieving the trust of wary neighbours including Vietnam,
Russia and India is not a given, and is consistently being undermined by
sustained muscle flexing by China elsewhere. In the South China Sea, for
example, naval confrontations have increased in the face of aggressive
maritime claims by Beijing.
|
Đạt được sự tin tưởng của các nước láng giềng có nghi ngại
bao gồm Việt Nam, Nga và Ấn Độ không phải là điều tự nhiên và luôn bị phá
hoại bởi sự phô trương sức mạnh liên tục của Trung Quốc ở những nơi khác. Ở
Biển Đông, ví dụ, các cuộc đối đầu hải quân đã tăng lên cùng với các tuyên bố
chủ quyền hung hăng của Bắc Kinh.
|
Exporting overcapacity
|
Xuất khẩu thặng dư
|
Lenin’s theory that imperialism is driven by capitalist
surpluses seems to hold true, oddly, in one of the last (ostensibly) Leninist
countries in the world. It is no coincidence that the Silk Road strategy
coincides with the aftermath of an investment boom that has left vast
overcapacity and a need to find new markets abroad.
|
Lý thuyết của Lenin nói rằng chủ nghĩa đế được thúc đẩy
bởi thặng dư tư bản dường như đã đúng, mỉa mai thay, tại một trong những quốc
gia Leninist (bề ngoài) cuối cùng trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà
chiến lược Con đường Tơ lụa trùng hợp với kết quả của sự bùng nổ đầu tư, đã
tạo ra tình trạng thặng dư khổng lồ và cần phải tìm kiếm thị trường mới ở
nước ngoài.
|
|
“Construction growth is slowing and China doesn’t need to
build many new expressways, railways and ports, so they have to find other
countries that do,” says Tom Miller of Beijing consultancy Gavekal
Dragonomics. “One of the clear objectives is to get more contracts for
Chinese construction companies overseas.”
|
Tom Miller của công ty tư vấn Bắc Kinh Gavekal Dragonomics
nói: “Tăng trưởng xây dựng đang chậm lại và Trung Quốc không cần phải xây
dựng nhiều tuyến đường cao tốc mới, đường sắt và cảng biển, do đó họ phải tìm
các nước khác đang cần. Một trong những mục tiêu rõ ràng là đạt được nhiều
hợp đồng cho các công ty xây dựng Trung Quốc ở nước ngoài”.
|
Like the Marshall Plan, the new Silk Road initiative looks
designed to use economic treats as a way to address other vulnerabilities.
China’s western frontiers and its central Asian neighbours are home to vast
reserves of oil and gas. The Xinjiang region, sitting on some of China’s
largest energy reserves and crucial to the Silk Road project, is also home to
a restive Muslim Uighur population that is culturally Turkish, far poorer
than the citizens of coastal China and seeking a break with Beijing. The
region has been the scene of serious outbreaks of violence in recent years.
|
Giống như kế hoạch Marshall, bề ngoài của sáng kiến Đường
Tơ lụa mới được thiết kế với việc sử dụng những phần thưởng kinh tế như một
cách để lấp những lỗ hổng khác. Biên giới phía tây của Trung Quốc và các nước
láng giềng Trung Á là nơi có trữ lượng dầu và khí đốt to lớn. Vùng Tân Cương,
tọa lạc trên nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất của Trung Quốc và quan trọng
đối với dự án Con đường Tơ lụa, cũng là quê hương của người Hồi giáo Duy Ngô
Nhĩ mang văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ, nghèo hơn nhiều so với các công dân ven biển của
Trung Quốc và đang muốn ly khai khỏi Bắc Kinh. Khu vực này đã từng xảy ra
những vụ bùng phát bạo lực nghiêm trọng trong những năm gần đây.
|
A push into central Asia will partly fill the vacuum left
by the retreat of Moscow after the cold war, followed by Washington’s
military pullback from Afghanistan next year. With Beijing saying it is
facing a rising terrorist threat, stabilising the wider region is a priority.
|
Tiến vào Trung Á một phần sẽ lấp vào khoảng trống do sự
rút quân của Moscow để lại sau chiến tranh lạnh, tiếp theo với sự rút quân
của Washington khỏi Afghanistan trong năm tới. Với việc Bắc Kinh nói rằng họ
đang đối mặt với các đe dọa khủng bố tăng cao, việc ổn định khu vực rộng lớn
hơn là một ưu tiên.
|
But, in doing so, China will inherit the same chicken and
egg problem that has plagued the US in its “nation building” attempts —
having to ask whether security and stability is a pre-requisite for economic
development, or whether, as Beijing appears to believe, it can pacify local
conflicts with a sea of investment and infrastructure spending.
|
Nhưng, khi làm như vậy, Trung Quốc sẽ gặp phải vấn đề con
gà và quả trứng như đã từng hành hạ Mỹ trong nỗ lực “xây dựng quốc gia” –
phải chăng an ninh và ổn định là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển
kinh tế, hoặc phải chăng, như Bắc Kinh có vẻ tin rằng, họ có thể bình định
các cuộc xung đột địa phương với cả một biển đầu tư và chi tiêu cơ sở hạ
tầng.
|
|
Combating radical
Islam
|
Đối phó với Hồi giáo
cực đoan
|
If this approach does not work, China will be faced with
some grim alternatives — either turn tail and leave, or risk getting bogged
down in security commitments and local politics. It has made clear that it
does not want to replace the US in Afghanistan nor does it see itself as a
regional policeman. “China will not fall into the same mistakes,” says Jia
Jinjing, a specialist on south Asia at Beijing’s Renmin University.
|
Nếu phương pháp này không hiệu quả, Trung Quốc sẽ phải đối
mặt với một số lựa chọn u ám khác – hoặc là quay gót và bỏ cuộc, hoặc có nguy
cơ bị sa lầy trong các cam kết an ninh và chính trị địa phương. Trung Quốc đã
từng nói rõ rằng họ không muốn thay thế Mỹ ở Afghanistan cũng như không đóng
vai trò cảnh sát khu vực. “Trung Quốc sẽ không rơi vào những sai lầm tương
tự”, Jia Jinjing, một chuyên gia về Nam Á tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói.
|
Economic development, strategists in Beijing argue, will
remove the appeal of radical Islam in China and Pakistan, Afghanistan and
central Asia. But critics note that culturally insensitive policies, an
enormous security presence and economic strategies that benefit Chinese
communities at the expense of locals have so far only escalated tensions in
Xinjiang, the desert region that has 22 per cent of China’s domestic oil
reserves and 40 per cent of its coal deposits.
|
Phát triển kinh tế, chiến lược gia tại Bắc Kinh lập luận,
sẽ loại bỏ sự hấp dẫn của Hồi giáo cực đoan ở Trung Quốc và Pakistan,
Afghanistan và Trung Á. Nhưng các nhà phê bình lưu ý rằng, chính sách không
lưu tâm đến văn hóa, sự hiện diện của bộ máy an ninh khổng lồ và chiến lược
kinh tế làm lợi cho cộng đồng người Hoa hơn người dân địa phương, cho đến nay
chỉ làm gia tăng căng thẳng ở Tân Cương, một vùng sa mạc với 22% trữ lượng
dầu nội địa của Trung Quốc và 40% dự trữ than đá.
|
Roads and pipelines across Pakistan and Myanmar will
ultimately allow China to avoid another strategic vulnerability — the
chokepoint of the Strait of Malacca, through which about 75 per cent of its
oil imports pass. Already, half of China’s natural gas arrives overland from
central Asia, thanks to an expensive strategy by Mr Xi’s predecessors to cut
dependence on seaborne imports.
|
Đường sá và ống dẫn dầu qua Pakistan và Myanmar cuối cùng
sẽ cho phép Trung Quốc tránh được điểm yếu chiến lược khác – điểm nút chặn
của eo biển Malacca, với khoảng 75% lượng dầu nhập khẩu của họ phải đi ngang
qua. Hiện tại, một nửa lượng khí đốt của Trung Quốc được dẫn vào bằng đường
bộ từ Trung Á, nhờ vào chiến lược tốn kém của người tiền nhiệm của ông Tập để
cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu qua đường biển.
|
While some neighbours will welcome the investment, it is
less clear they will want China’s overcapacity. Many have unemployment and
underperforming steel mills of their own, or ambitions to develop their own
industry rather than import someone else’s.
|
Trong khi có một số nước láng giềng sẽ chào đón đầu tư,
nhưng không rõ họ có muốn hàng thặng dư của Trung Quốc. Nhiều nước có tỷ lệ
thất nghiệp cao và những nhà máy thép hiệu suất thấp của riêng mình, hoặc có
tham vọng để phát triển ngành công nghiệp của họ hơn là nhập khẩu của người
khác.
|
Large-scale investment could also trigger concerns about
opening the floodgates to Chinese economic dominance — as it has done in
Myanmar and Sri Lanka — and, by extension, political influence. But China is
hoping the lure of massive spending will prove too great an incentive for its
neighbours to resist.
|
Đầu tư quy mô lớn cũng có thể gây ra những lo ngại về việc
mở rộng cửa cho sự thống trị kinh tế của Trung Quốc – như họ đã từng làm ở
Myanmar và Sri Lanka – và xa hơn nữa, là ảnh hưởng chính trị. Nhưng Trung
Quốc hy vọng miếng mồi của sự chi tiêu khổng lồ sẽ chứng tỏ là một động lực
lớn đến nỗi các nước láng giềng khó có thể chống lại.
|
“They [Beijing] don’t have much soft power, because few
countries trust them,” says Mr Miller. “They either can’t or don’t want to
use military power. What they have is huge amounts of money.”
Additional reporting
by Michael Peel and Ma Fangjing
|
“Họ [Bắc Kinh] không có nhiều quyền lực mềm, vì ít quốc
gia tin tưởng họ”, ông Miller nói. “Họ không thể cũng như không muốn sử dụng
sức mạnh quân sự. Những gì họ có là một khoản tiền khổng lồ”.
Với sự cộng tác của
Michael Peel và Ma Fangjing
|
|
|
Translated by Trần Văn Minh
|
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn