THE IDEAS THAT ORDER
CHINA AND AMERICA
|
Những ý tưởng phân
chia Mỹ với Trung Quốc
|
|
Washington believes
in universal values and inevitable progress whereas Beijing does not
|
Washington tin tưởng
vào những giá trị phổ quát và sự tiến bộ không thể tránh khỏi, còn Bắc
Kinh thì không
|
Gideon Rachman
Financial Times
Sep 28, 2015
|
Gideon Rachman
Financial Times
28-9-2015
|
|
|
“American and Chinese presidents do
not really know how to talk to each other. They are like computers running on
different operating systems.” That was the verdict once offered to me by a US
official, who has watched many US-China summits from close quarters. So while
both sides stress that last week’s meeting between Presidents Xi Jinping and
Barack Obama was constructive, I have my doubts. For China and America have
profoundly different ways of looking at the world. I see five big contrasts.
|
“Tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc thực sự không biết
nói chuyện với nhau như thế nào. Họ giống như máy tính chạy trên các hệ điều
hành khác nhau”. Đó là lời phán mà một quan chức Mỹ từng quan sát rất
nhiều hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung ở vị trí gần, đã có lần nói với
tôi. Vì vậy, dù cả hai bên nhấn mạnh rằng cuộc họp tuần trước giữa Tập Cận
Bình và Barack Obama có tính xây dựng, tôi vẫn có nhiều nghi ngờ. Do
Trung Quốc và Mỹ đều có những cách nhìn về thế giới khác nhau quá xa, tôi
thấy có năm điều tương phản lớn.
|
1. Cyclical v linear: China has a very long history. The
US has a very short history. Mr Xi likes to point out that “China is an
ancient civilisation. We have 5,000 years of history.” The US, on the other
hand, has been in existence for less than 250 years. This difference in
perspective has a profound effect on the way that the two countries’
leaderships think about the world. Broadly speaking, the Chinese think in
cyclical terms, since Chinese history is defined by the rise and fall of
dynasties. Good periods that can last centuries are followed by bad periods
that can also last for centuries. By contrast, ever since 1776, the US has
basically only travelled in one direction — towards greater national power
and personal prosperity. As a result, US politicians tend to think of history
in a linear fashion and to believe in progress as the natural order.
|
1. Chu kỳ – tuyến tính: Trung Quốc có một lịch sử rất lâu
dài. Hoa Kỳ có một lịch sử rất ngắn ngủi. Tập Cận Bình thích chỉ ra rằng
“Trung Quốc là một nền văn minh lâu đời. Chúng tôi có 5000 năm lịch sử”.
Trái lại, Mỹ chỉ tồn tại không quá 250 năm. Sự khác biệt trong cách
nhìn có một ảnh hưởng sâu xa về cách mà lãnh đạo hai nước nghĩ về thế giới.
Nói chung, người Trung Quốc suy nghĩ theo kiểu chu kỳ, vì lịch sử Trung
Quốc được xác định bởi việc thịnh suy của các triều đại. Thời tươi sáng có
thể kéo dài hàng thế kỷ, theo sau là các thời mạt vận cũng có thể kéo dài
nhiều thế kỷ. Ngược lại, kể từ năm 1776, Mỹ về cơ bản chỉ đi theo một hướng
– hướng tới đất nước hùng mạnh hơn và người dân giàu có hơn. Kết quả
là các chính trị gia Mỹ có xu hướng nghĩ về lịch sử theo kiểu thẳng tắp
(tuyến tính) và tin vào tiến bộ như là trật tự tự nhiên.
|
2. Universalism v particularism: America’s founding creed
is that “all men are created equal” and have the same unalienable rights.
From this flows the instinctive American belief in universal values such as
freedom and democracy — that should, ideally, be applied everywhere. The
Chinese, by contrast, are particularists. They believe that what is right for
China is not necessarily right for the world, and vice versa. This difference
in mentality underpins America and China’s contrasting approaches to
intervention in foreign conflicts and the protection of human rights.
|
2. Phổ quát – đặc thù: niềm tin nền tảng của Mỹ là “mọi
người sinh ra đều bình đẳng” và có các quyền bất khả xâm phạm như nhau. Từ đó
kéo theo việc người Mỹ tin một cách bản năng vào các giá trị phổ quát
như tự do và dân chủ – lý tuởng là nên được áp dụng ở khắp mọi nơi. Người
Trung Quốc, ngược lại, là những người đề cao tính đặc thù. Họ tin rằng
cái là đúng đối với Trung Quốc không phải nhất thiết phải đúng với thế
giới, và ngược lại. Sự khác biệt về tâm lý này là gốc gác của cách tiếp
cận trái ngược của Mỹ và Trung Quốc trong sự can thiệp vào các xung đột
với nước ngoài và bảo vệ nhân quyền.
|
3. Ideology v ethnicity: The American state is built
around the ideas embodied in the Declaration of Independence and the
Constitution. Millions of people have become Americans by living in the US
and embracing those ideas. By contrast, China has a much more ethnically
based view of what it means to be Chinese. If I moved to the US, I could
become “American” fairly swiftly and my children would certainly be
Americans. But moving to China would not make me or my children Chinese. As a
result, the Chinese and Americans tend to have rather different assumptions
about crucial ideas such as nationhood, citizenship and immigration.
|
3. Hệ tư tưởng – tính dân tộc: Hoa Kỳ được xây dựng trên
các ý tưởng thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp. Hàng triệu người
đã trở thành người Mỹ bằng việc sinh sống ở Mỹ và nhận lấy những ý tưởng
này. Ngược lại, Trung Quốc có một cái nhìn dựa nhiều về mặt dân tộc hơn
về điều họ cho nguời Trung Quốc là gì. Nếu tôi chuyển đến Mỹ, tôi có
thể trở thành “nguời Mỹ” khá nhanh chóng và các con tôi chắc chắn sẽ là
người Mỹ. Nhưng việc chuyển sang Trung Quốc sẽ không làm cho tôi hay con tôi
thành người Trung Quốc. Kết quả là người Trung Quốc và người Mỹ có xu
hướng có những giả định khá khác nhau về các ý tưởng cốt lõi như tính
quốc gia, quan hệ công dân và nhập cư.
|
4. Individual v community: American leaders stress the
rights of the individual. Chinese leaders stress the interests of the
community. The difference between American individualism and Chinese
communitarianism filters into their attitudes to the state. In the US, the
ideas that the individual needs to be protected against an over-mighty state
is built into the constitution and into political rhetoric. In China, it is
more normal to argue that a strong state is the best guarantee against
“chaos” that has led, in the past, to civil war and bloodshed. Many Americans
assume that this Chinese rhetoric simply reflects the self-interest of the Communist
party. But it also has deep historical roots. Americans might trace their
emphasis on individual rights to the War of Independence in the 18th century.
By contrast, in stressing the need for a strong state, Chinese leaders
unselfconsciously refer to the “Warring States” period, which began in 476BC.
|
4. Cá nhân – cộng đồng: các lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh đến
quyền của các cá nhân. Các lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh đến lợi ích của cộng
đồng. Sự khác biệt giữa việc đề cao cá nhân của Mỹ và việc nhấn mạnh
cộng đồng của Trung Quốc len vào thái độ của họ đối với nhà nước. Tại Mỹ, ý
tưởng rằng các cá nhân cần phải được bảo vệ trước một nhà nước quá mạnh
bạo được đưa vào trong hiến pháp và trong các biện thuyết chính trị. Ở
Trung Quốc, việc lập luận rằng một nhà nước mạnh là sự bảo đảm tốt nhất
chống lại “hỗn loạn” vốn trong quá khứ đã dẫn đến nội chiến và đổ máu, là
rất bình thuờng. Nhiều người Mỹ cho rằng biện bạch này của Trung Quốc
chỉ đơn giản là phản ánh lợi ích riêng của đảng Cộng sản. Nhưng nó cũng có
nguồn gốc lịch sử sâu xa. Người Mỹ có thể truy lại việc nhấn mạnh của họ về
quyền cá nhân từ thời chiến tranh giành độc lập vào thế kỷ thứ 18. Ngược
lại, khi nhấn mạnh sự cần thiết cho một nhà nước mạnh, các lãnh đạo Trung
Quốc, một cách không tự ý thức quy về thời “Chiến quốc” bắt đầu từ năm 476 trước Công
Nguyên.
|
5. Rights v hierarchy: Different attitudes to the state
lead to contrasting views of what holds a society together. Americans stress
individual rights and the law. But while there is now much more talk in China
of the need for strengthened “rule of law”, the Communist party is also
promoting the Confucian tradition, which stresses a sense of hierarchy and
obligation, as crucial to the smooth functioning of society. Once again, this
has implications for international relations — since it affects China’s view
of the proper relationship between big countries, such as China, and their
smaller neighbours.
|
5. Quyền – thứ bậc: thái độ khác nhau đối với nhà nước
dẫn đến cái nhìn trái ngược nhau về cái gì giữ xã hội gắn bó
với nhau. Mỹ nhấn mạnh các quyền cá nhân và pháp luật. Nhưng, dù hiện nay
ở Trung Quốc có rất nhiều bàn luận về sự cần thiết phải tăng cường
“pháp quyền” (rule of law), Đảng Cộng sản cũng đang đề cao truyền thống Nho
giáo, vốn nhấn mạnh một ý thức về hệ thống thứ bậc và nghĩa vụ như là
cốt lõi cho việc xã hội vận hành trơn tru. Một lần nữa, điều này có
tác động đến quan hệ quốc tế – vì nó ảnh hưởng đến quan điểm về mối quan
hệ thích hợp giữa các nước lớn, như Trung Quốc với các nước láng giềng nhỏ
hơn của họ.
|
China’s sheer size has always shaped the way it views the
outside world. But here, at last, is a strong similarity with the US. Both
countries have something of a Middle Kingdom mentality. The idea of the
Middle Kingdom is rooted in China’s past. One historian describes it as “the
extraordinary conviction of the Chinese people that their land is the centre
of everything”. This conviction was shaken, a little, by the “century of
humiliation” that began in the 1840s, when European and Japanese imperialists
defeated China in battle. But a resurgent China is now sometimes accused of
returning to a Middle Kingdom mentality, particularly in its treatment of the
rest of Asia.
The US,
meanwhile, has become accustomed to its role as the world’s sole superpower.
American foreign policy is still based on the belief that the US is the
“indispensable power” in ensuring global order. American presidents, like
Chinese emperors of old, are used to receiving extravagant tributes from
foreigners.
It is
comforting to discover that there is at least one respect in which China and America are very similar. The
trouble is that while both countries may regard themselves as the “Middle
Kingdom”, they cannot both be right.
|
Kích cỡ tuyệt đối của Trung Quốc luôn luôn định hình cách
họ nhìn thế giới bên ngoài. Nhưng ở đây, cuối cùng, lại có một sự tương
đồng mạnh mẽ với Mỹ. Cả hai nước đều có một cái gì đó của tâm lý về Vương
quốc Trung tâm. Ý tưởng về Vương quốc Trung tâm có nguồn gốc từ quá khứ
của Trung Quốc. Một sử gia mô tả nó như là “niềm tin khác thường của người
dân Trung Quốc rằng đất nuớc của họ là trung tâm của tất cả mọi thứ”. Niềm
tin này đã bị lung lay một ít bởi “thế kỷ quốc sỉ” bắt đầu vào những năm
1840, khi Trung Quốc bị các đế quốc châu Âu và Nhật Bản đánh bại. Nhưng
một Trung Quốc trỗi dậy bây giờ đôi khi bị tố cáo là quay trở về tâm lý
Vương quốc Trung tâm, đặc biệt là trong việc đối xử với các nước khác ở
châu Á.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã trở nên quen thuộc với vai trò
siêu cường duy nhất của thế giới. Chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn dựa trên
niềm tin rằng Mỹ là “thế lực không thể thiếu” trong việc bảo đảm trật tự
toàn cầu. Các tổng thống Mỹ, giống như các hoàng đế Trung Hoa ngày xưa,
thuờng nhận nhiều cống vật cầu kỳ của nước ngoài.
Thật dễ chịu khi khám phá ra rằng có
ít nhất một khía cạnh mà Trung Quốc và Mỹ rất giống nhau. Vấn đề là khi cả
hai nước có thể tự coi mình là “Vương quốc Trung tâm”, thì không thể cả
hai đều đúng.
|
|
|
|
Translated by Huỳnh Phan
|
http://www.afr.com/news/world/the-ideas-that-divide-china-and-america-20150929-gjwzrz
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn