THE WORLD HAS CHINA WRONG, SAYS TOP PENTAGON ADVISER
|
Cố vấn cấp cao Lầu Năm Góc: Thế giới đang sai lầm khi đánh giá Trung
Quốc
|
|
Navy personnel on board the USS Makin Island look towards the ICC
building (C) in Hong Kong on Aug. 20, 2014. Michael Pillsbury, a top adviser
to the Pentagon, says the US needs to rethink its analysis on China. (Anthony
Wallace/AFP/Getty Images)
|
Nhân viên hải quân trên tàu USS Makin Island nhìn về phía tòa nhà ICC
tại Hồng Kông vào ngày 20/8/2014. Cố vấn cao cấp của Lầu Năm Góc – ông
Michael Pillsbury cho biết, Mỹ cần phải xem lại các phân tích về Trung Quốc.
(Ảnh: Internet)
|
By Joshua Philipp,
Epoch Times | November 25, 2014
|
Joshua Philipp,
Epoch Times | November 25, 2014
|
Military leaders in China are
known for their outlandish plots. Due to the nature of their strange
proposals, which are often coupled with highly aggressive undertones, many
China experts write their claims off as little more than internal propaganda
to rally the Chinese people.
|
Các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc
được biết đến với những âm mưu khó lường. Những đề xuất kỳ lạ trên giọng điệu
hung hăng ít nhiều gây khó dễ đối với nhiều chuyên gia về Trung Quốc trong việc
nhận diện chiến lược thực sự của Trung Quốc. Đâu là điều Trung Quốc sắp làm
và sẽ làm?
|
According to Michael Pillsbury, a
long-time adviser to the Pentagon, the failure to recognize China’s
aggressive threats have brought about a major problem whereby the public and
the defense community too often only recognize China’s strategies after they
happen.
|
Ông Michael Pillsbury, một cố vấn
lâu năm của Lầu Năm Góc cho rằng, thất bại trong việc nhận ra mối đe dọa hung
hăng từ Trung Quốc đã dẫn đến hậu quả to lớn về phòng thủ khi giới quan sát
chỉ kịp nhận ra chiến lược của Trung Quốc sau khi sự việc đã xảy ra.
|
The community of China and
security experts, he said, needs a new approach in its analysis on China.
Thus, Pillsbury and analysts at the Hudson Institute are building a new
approach in analyzing the nature of China’s strategy towards the United
States.
|
Ông cho biết thêm, cộng đồng người
Hoa và các chuyên gia bảo mật cần có cách tiếp cận mới trong các phân tích về
Trung Quốc. Theo đó, ông Pillsbury và các nhà phân tích tại Viện Hudson đang
xây dựng một cách tiếp cận mới trong việc phân tích bản chất các chiến lược của
Trung Quốc đối với Mỹ.
|
Their approach is to first look
back 30 years or more, then look ahead 30 years. By doing this, Pillsbury
hopes the United States can gain a clearer picture of China’s strategies and
motives, and better predict what it will do next.
|
Phương pháp này được tiến hành
theo trình tự, trước hết phải nhìn lại ít nhất từ 30 năm trước, rồi đánh giá
tiếp 30 năm tới. Bằng cách này, ông Pillsbury hy vọng Mỹ sẽ có được bức tranh
rõ ràng hơn về các chiến lược và động cơ của Trung Quốc, từ đó có thể dự đoán
tốt hơn những gì Bắc Kinh sẽ làm.
|
One of the first problems,
Pillsbury said in a phone interview, is “We’re not taking seriously a lot of
writings and speeches by the Chinese hawks.”
|
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện
thoại, ông Pillsbury cho biết, một trong những vấn đề đầu tiên là: “Chúng tôi
không quan tâm tới rất nhiều bài viết và phát biểu hung hăng của Trung Quốc”.
|
He noted the Chinese regime does
in fact follow through on the strategies proposed by its military leaders,
however outlandish they may sound. Examples of this can be seen in recent
developments in the South China Sea.
|
Ông lưu ý, trên thực tế, Bắc Kinh
đã thực hiện hầu hết các chiến lược do các lãnh đạo quân sự nước này đề xuất,
tuy những đề xuất ấy có vẻ lạ lùng. Lấy ví dụ, vấn đề này có thể thấy được
qua diễn biến gần đây ở Biển Đông.
|
In March when China participated
in the search for Malaysian Airlines flight 370, China’s People’s Liberation
Army Navy Adm. Yin Zhou said that China should build airstrips, harbors, and
ports in the South China Sea-in case China’s military needs to help with
relief efforts in the future.
|
Vào tháng 3, khi Trung Quốc tham
gia vào việc tìm kiếm máy bay MH370 bị mất tích của hãng hàng không Malaysia
Airlines, Đô đốc Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là ông
Ngân Châu nói rằng, Bắc Kinh cần phải xây dựng đường băng, bến cảng và các cảng
ở Biển Đông trong trường hợp quân đội Trung Quốc cần nỗ lực tham gia giúp đỡ
cứu trợ trong tương lai.
|
Yin’s statements were largely
overlooked by China experts at the time, yet soon after China began
constructing airstrips, harbors, ports, and even man-made islands in the
South China Sea—and news of its activities can now be found in most major news
outlets.
|
Hầu hết các chuyên gia phân tích
đã bỏ qua phát biểu của ông Châu vào thời điểm đó, nhưng ngay sau khi Trung
Quốc bắt đầu xây dựng đường băng, bến cảng, bến cảng và các đảo thậm chí đảo
nhân tạo ở Biển Đông, thì tin tức về các hoạt động của họ đều có thể được tìm
thấy tại hầu hết các hãng tin lớn.
|
Then there was Chinese Gen. Zhang
Zhaozhong, who proposed in May 2013 what he called the “cabbage strategy” to
capture disputed territory in the South China Sea. Zhang said it worked by
sending fishing ships into disputed waters, then marine surveillance ships,
then warships.
|
Tiếp đó, Tướng Trương Triệu Trung
của Trung Quốc đã đề xuất “chiến lược bắp cải” vào tháng 5/2013 để có được
vùng lãnh thổ đang tranh chấp ở Biển Đông. Ông Trương tuyên bố, đầu tiên là
đưa các tàu cá vào vùng biển tranh chấp, sau đó là tàu hải giám và tàu chiến.
|
Just months later, the world saw
Zhang’s strategy take shape. The Chinese regime began equipping fishing
fleets with military-grade satellite navigation systems, and now most major
news outlets have covered China’s use of fishing boats in what appear to be
highly coordinated incursions into disputed waters in the East China Sea and
South China Sea.
|
Chỉ vài tháng sau, thế giới mới định
hình và nhìn ra chiến lược của ông Trương. Chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu
trang bị cho các tàu đánh cá với hệ thống định vị vệ tinh cấp độ quân sự. Và
bây giờ, các hãng tin lớn nhất đã tràn đầy tin tức về số lượng lớn tàu đánh
cá Trung Quốc xâm nhập vào các vùng tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông
dưới chiêu bài phối hợp đánh bắt hải sản.
|
China’s “cabbage strategy” is now
well known among China defense experts.
|
Hiện nay, “chiến lược bắp cải” của
Trung Quốc đã trở nên nổi tiếng đối với các chuyên gia quân sự về Trung Quốc.
|
The problem, according to
Pillsbury, is that many China experts are only recognizing China’s strategies
after they unfold—and this trend has been going on for decades.
|
Vấn đề ở đây là, nhiều chuyên gia
chỉ nhận ra chiến lược của Bắc Kinh sau khi nó đã được tiến hành, thậm chí xu
hướng ấy đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, ông Pillsbury nhận định.
|
Concepts of military strategy are
different in China. Pillsbury said the very word for “strategy” in Chinese
has the word “war” in it. And areas of society not recognized as grounds for
war-fighting in the United States are being used by the Chinese regime in its
military strategies towards the United States.
|
Ở Trung Quốc, khái niệm về chiến
lược quân sự cần phải được hiểu theo nghĩa khác. Ông Pillsbury cho hay, mỗi từ
“chiến lược” của Bắc Kinh đều có hàm nghĩa “chiến tranh” trong đó. Và trong
các lĩnh vực xã hội chưa được nhận ra, sẽ là nơi các chiến lược của quân đội
Trung Quốc sử dụng để tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Mỹ.
|
China is challenging the U.S.
concepts of cyberattacks, political warfare, and economic theft.
Yet, even its use of
unconventional warfighting and its intentions behind these strategies have
been clearly stated by Chinese military leaders.
|
Trung Quốc đang thách thức Mỹ
trong các cuộc tấn công mạng, chiến tranh chính trị và trộm cắp kinh tế.
Tuy nhiên, các lãnh đạo quân sự của
chính quyền Trung Quốc thậm chí không hề giấu diếm việc sử dụng chiến tranh bất
quy tắc và những mục đích đằng sau các chiến lược này.
|
Pillsbury said one of the clearest
texts on China’s use of unconventional warfare was a 1999 book by two Chinese
colonels—one of whom is now a Major General—called “Unrestricted Warfare.”
|
Ông Pillsbury cho biết, một trong
những tài liệu nổi tiếng nhất về việc Trung Quốc sử dụng chiến tranh bất quy
tắc là cuốn sách “Chiến tranh Không giới hạn” (Unrestricted Warfare) được xuất
bản năm 1999 bởi hai đại tá, một trong số đó hiện giờ là Thiếu Tướng.
|
“That was widely dismissed at the
time as two crazy Chinese colonels,” Pillsbury said, referring to the book.
He added, the book was not translated into English for many years, and in the
community of China experts, “almost nobody read the book.”
|
“Tại thời điểm hai đại tá điên rồ
này công bố, phần lớn các chuyên gia đã bỏ qua nó”, ông Pillsbury đề cập đến
cuốn sách. Nhiều năm sau đó, cuốn sách đã không được dịch sang tiếng Anh và cộng
đồng các chuyên gia về Trung Quốc “hầu như không ai đọc nó”.
|
In a recent op-ed in the Wall
Street Journal, Pillsbury wrote, “How did Western policy makers and academics
repeatedly get China so wrong?”
|
Gần đây, trong một bài xã luận
đăng trên Wall Street Journal, ông Pillsbury viết: “Làm thế nào mà các nhà hoạch
định chính sách phương Tây và các học giả liên tục mắc phải các sai lầm về
Trung Quốc như vậy?”
|
“The experts in the Truman and
Eisenhower administrations believed it would not enter the Korean War.
Kennedy and Johnson believed that China would stay out of Vietnam,” he wrote,
and noted several other miscalculations on China from the unexpected 1969
Sino-Soviet border war, to the lack of foresight on the 1989 Tiananmen Square
massacre.
|
“Các chuyên gia trong chính phủ
như ông Truman và Eisenhower tin là Trung Quốc sẽ không can dự vào chiến
tranh ở Triều Tiên. Hay như Tổng thống Kennedy và Johnson cũng tin Trung Quốc
sẽ ở không can thiệp vào Việt Nam”, ông Pillsbury cho hay đồng thời chỉ ra những
tính toán sai lầm khác của Mỹ về Trung Quốc, từ sau khi Chiến tranh biên giới
Trung-Xô 1969 bất ngờ xảy ra hay tầm nhìn thiển cận đối với cuộc thảm sát
Thiên An Môn vào năm 1989.
|
As things now stand, he wrote,
“the Middle Kingdom—potentially the most formidable opponent we have ever
faced—remains as much of a mystery as ever.” Pillsbury said he hopes to
change that.
|
Và như bây giờ, ông viết, “Trung
Quốc có khả năng trở thành đối thủ đáng gờm nhất mà chúng ta từng phải đối mặt
– vẫn còn quá nhiều bí mật chưa được biết”. Ông Pillsbury hy vọng Mỹ sẽ thay
đổi được điều này.
|
http://www.theepochtimes.com/n3/1104469-the-world-has-china-wrong-says-top-pentagon-adviser/
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn