WILL SOUTH CHINA SEA DISPUTE LEAD TO WORLD WAR?
|
Tranh chấp Biển Đông sẽ làm bùng nổ Thế chiến Thứ ba?
|
Shen Hua
|
Shen Hua
|
VOA, June 03, 2015 10:17 PM
|
VOA, 03/5/2015 10:17 PM
|
|
This photo taken through a window of a military plane shows China's
apparent reclamation of Mischief Reef in the Spratly Islands in the South
China Sea, May 11, 2015.
|
Bức ảnh này được chụp qua cửa sổ của một chiếc máy bay quân sự cho
thấy rõ ràng Trung Quốc đang bồi đắp đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, 11 Tháng 5 năm 2015.
|
Will South China Sea issues
trigger a third world war? While American scholars and New York investors are
paying close attention to the political, military and economic aspects of the
South China Sea conflict, others find the speculation unconvincing.
|
Vụ tranh chấp ở Biển Đông sẽ gây
ra một trận đại chiến thế giới. Đó là một dự báo mà một số người tỏ ý nghi
ngờ, trong lúc các học giả Mỹ và những nhà đầu tư ở New York ra sức tìm hiểu
những ảnh hưởng chính trị, quân sự và kinh tế của vụ tranh chấp chủ quyền
biển đảo này giữa Trung Quốc với các nước vùng Đông Nam Á, một số khác cho
rằng dự đoán này không thuyết phục.
|
The U.S. and China have
increasingly argued in recent days over Beijing's artificial island building,
turning underwater land into airfields, in the South China Sea. U.S. Defense
Secretary Ash Carter said on Saturday that the U.S. opposes “any further
militarization” of the disputed lands, while one of China’s top ranking
military officials has defended building artificial islands in contested
waters, saying the land reclamation is “justified, legitimate and
reasonable.”
|
Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ và
Trung Quốc đã không ngớt đả kích lẫn nhau vì những hoạt động xây dựng qui mô
lớn mà Bắc Kinh thực hiện để biến những bãi cạn có tranh chấp chủ quyền ở
Biển Đông thành những sân bay. Hôm thứ bảy vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa
Kỳ Ashton Carter cho biết Washington chống đối “việc quân sự hoá thêm nữa”
những nơi có tranh chấp. Trong khi đó, một quan chức cấp cao của quân đội
Trung Quốc, Thượng tướng Tôn Kiến Quốc, đã lên tiếng bênh vực cho việc xây
đảo nhân tạo ở Biển Đông mà ông cho là “hợp tình, hợp lý và hợp pháp.”
|
Gordon Chang, author of The Coming
Collapse of China, recently claimed that the South China Sea could become the
next “Great War Zone.”
|
Ông Gordon Chang, tác giả cuốn “Sự
sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”, cho rằng Biển Đông có thể sắp sửa trở thành
“Vùng Đại Chiến.”
|
Chang said last week at a panel
discussion held by the U.S. Air Force Association that it will not be long
before the U.S. takes initiatives to respond to China’s unyielding attitude
and behavior in the South China Sea. He said the time frame is now.
|
Phát biểu hồi tuần trước tại một
cuộc hội thảo của Hiệp hội Không quân Mỹ, ông Chang nói rằng Hoa Kỳ sẽ có
những hành động mới để đáp lại thái độ và cách hành xử hung hăng của Trung
Quốc ở Biển Đông, và khung thời gian của những hành động mới đó là ngay lúc
này.
|
“The U.S. Navy is clearly going to
test China’s claims of exclusion of the South China Sea,” Chang said. “We
have to do that, because if there has been any consistent American foreign
policy over the course of two centuries, it has been the defense of freedom
of navigation.” “Now China is infringing on that notion at this time,” Chang
added. “I think we probably will act in a very short time frame.”
|
Ông nói “Hải quân Mỹ rõ ràng là
đang trắc nghiệm những tuyên bố độc quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.” “Chúng
ta phải làm như vậy, bởi vì nếu có một chính sách đối ngoại nhất quán của Mỹ
trong vòng hai thế kỷ, thì đó chính là sự bảo vệ quyền tự do hàng hải,” ông
Chang nhận định như vậy, và cho biết tiếp “Giờ đây Trung Quốc đang xâm phạm
điều đó, nên tôi nghĩ rằng chúng ta có lẽ sẽ hành động trong một khung thời
gian rất ngắn.”
|
Chang called it “a classic
zero-sum game” for China to challenge the U.S. in the South China Sea. He
said China sees the South China Sea as one of its core interests with no room
for negotiation, while the U.S. has been the influential maritime power for
the past two centuries. Both could concede on the South China Sea issues,
Chang said, but they will not abandon their long-held positions.
|
Theo ông Gordon Chang, việc Trung
Quốc thách thức Hoa Kỳ ở Biển Đông là “một trò chơi kẻ thắng người thua có
tính chất kinh điển”, vì Trung Quốc xem Biển Đông là một trong những lợi ích
cốt lõi, những lợi ích không thể mang ra thương lượng, trong khi Hoa Kỳ là
một cường quốc hải dương trong hai thế kỷ nay. Ông cho rằng đôi bên có thể sẽ
nhượng bộ đối với các vấn đề ở Biển Đông, nhưng không bên nào từ bỏ lập trường
cố hữu của mình.
|
Rick Fisher, senior research
fellow at the International Assessment and Strategy Center, told VOA that
attention should also be paid to the development of nuclear weapons in China
and North Korea. He said that although North Korea stays quiet for now, it is
likely to take advantage of the South China Sea disputes in the foreseeable
future.
|
Ông Rick Fisher, một nhà nghiên
cứu cấp cao của Trung tâm Thẩm định Chiến lược Quốc tế (IASC) cho đài VOA
biết rằng mọi người cũng nên lưu ý tới những hoạt động phát triển vũ khí hạt
nhân ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Ông nói rằng tuy Bắc Triều Tiên giữ yên
lặng vào lúc này, nhưng có phần chắc Bình Nhưỡng sẽ tìm cách lợi dụng vụ
tranh chấp ở Biển Đông trong tương lai gần.
|
“As soon as North Korea can
demonstrate that it can fire a nuclear missile, then North Korea becomes a
factor because North Korea itself can decide to take a period of high
confrontation in the South China Sea and put greater pressure on the United
States in order to obtain concessions from South Korea or the U.S. itself.”
So, Fisher said, “as soon as there is a crisis, North Korea could become a
very dangerous element.”
|
“Khi nào Bắc Triều Tiên có thể
chứng tỏ là họ có thể bắn một phi đạn hạt nhân thì khi đó Bắc Triều Tiên sẽ
trở thành một yếu tố, bởi vì Bắc Triều Tiên có thể quyết định theo đuổi sự
đối đầu ở mức cao trong một thời gian ở Biển Đông và gây thêm sức ép đối với
Hoa Kỳ để nhận được những sự nhượng bộ từ Nam Triều Tiên hoặc từ chính Hoa
Kỳ,” ông Fisher nói. Ông nói tiếp “Khi nào có một vụ khủng hoảng thì khi đó
Bắc Triều Tiên có thể trở thành một yếu tố rất nguy hiểm.”
|
Fisher said although Kim Jong Un
has rifts with the Chinese government, both share and act by the same
communist ideology.
|
Ông Fisher cho rằng tuy lãnh tụ
Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên có xích mích với chính phủ Trung Quốc, cả hai
đều theo chủ nghĩa Cộng Sản và hành động dựa trên ý thức hệ đó.
|
Well-known American investor
George Soros also expressed concerns about the Chinese aggression in the
South China Sea in recent months. He said at a recent World Bank forum that
if China suffers economically, it is likely to initiate a third world war in
order to achieve national solidarity and to get itself out of the economic difficulties.
Even if China and the U.S. do not engage in a war directly, Soros said, there
is a high possibility of military conflicts between China and one of the U.S.
security partners, Japan. World War III could follow as a result, Soros said.
|
Ông George Soros, một tỉ phú Mỹ
nổi tiếng về những hoạt động tài trợ chính trị, cũng bày tỏ sự lo ngại về sự
hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua. Phát biểu tại một
cuộc hội thảo mới đây của Ngân hàng Thế giới, ông Soros cho rằng nếu Trung
Quốc gặp phải những khó khăn lớn trong lãnh vực kinh tế, có phần chắc họ sẽ
khởi động một cuộc chiến tranh thế giới để duy trì sự đoàn kết dân tộc và để
thoát khỏi những khó khăn kinh tế. Ông Soros cho rằng ngay cả trong trường
hợp Trung Quốc và Mỹ không trực tiếp giao chiến với nhau, cũng có nhiều khả
năng là xung đột quân sự sẽ xảy ra giữa Trung Quốc với một trong những đối
tác an ninh của Mỹ là Nhật Bản; và như thế, Thế chiến Thứ ba có thể bùng nổ.
|
|
|
Tad Daley, director of the project
on abolishing war at the Center for War/Peace Studies, disagrees with the
notion that the South China Sea issues are having a strong impact on Chinese
nuclear weapon strategies. He said China seems to only want to maintain
nuclear deterrence, keeping its second-strike capability without taking the
pre-emptive strike, or the first strike.
|
Ông Tad Daley là giám đốc của dự
án tiêu diệt chiến tranh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh và Hoà bình.
Ông không tán đồng ý kiến cho rằng các vấn đề ở Biển Đông là kết quả của
những chiến lược vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Ông nói rằng Trung Quốc
dường như chỉ muốn duy trì khả năng răn đe hạt nhân, với mục tiêu là bảo vệ
khả năng tấn công thứ nhì mà không phải tấn công phủ đầu hoặc tấn công trước.
|
Daley said China achieved its
second-strike capability many decades ago. “Maybe in 1975, when China said
you’d better not launch nuclear strikes on us, because probably a few nuclear
warheads would remain, and we could take out Los Angeles and San Francisco,”
Daley said. “That situation existed for many decades.”
All these Chinese nuclear
developments, he said, have not changed that “in any kind of meaningful way.”
|
Ông Daley cho biết Trung Quốc đã
có được khả năng tấn công đợt nhì cách nay nhiều thập niên. “Có lẽ là vào năm
1975, khi Trung Quốc cảnh báo Mỹ chớ nên phát động những vụ tấn công hạt nhân
nhắm vào Trung Quốc, bởi vì có phần chắc là một vài đầu đạn hạt nhân vẫn tồn
tại và chúng tôi có thể tiêu diệt Los Angles và San Francisco,” ông Daley
nói. Ông nói tiếp “Tình hình đó đã tồn tại trong nhiều thập niên…”, và những
hoạt động phát triển hạt nhân của Trung Quốc trong thời gian qua không làm
thay đổi điều đó “với một cách thức có ý nghĩa.”
|
President Barack Obama on Monday
also sternly warned China that its land reclamation projects in the South
China Sea are counterproductive and a threat to Southeast Asian prosperity.
|
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm
thứ hai vừa qua cũng đưa ra một lời cảnh báo nghiêm khắc đối với Trung Quốc
là những hoạt động của Trung Quốc để tôn tạo đất đai ở Biển Đông là phản tác
dụng và là một mối đe dọa cho sự thịnh vượng của Đông Nam Á.
|
|
|
http://m.voanews.com/a/will-south-china-sea-dispute-lead-to-world-war/2806950.html
|
No comments:
Post a Comment
your comment - ý kiến của bạn